1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

41 5,6K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 196 KB

Nội dung

Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn độc quyền chủ nghĩa, một biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư bản là sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức này bành trướng các hoạt động của mình ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia, chúng trở thành các tổ chức độc quyền quốc tế, hay tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Ngày nay, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tồn tại dưới hình thức mới, các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới ngày càng trở thành lực lượng cơ bản vận hành nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy các công ty xuyên quốc gia đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của không chỉ các học giả, mà cả các doanh nhân giới chính khách của hầu hết các quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia của chủ nghĩa tư bản hiện đại được xem như là một hình thức vận động mới của độc quyềnbản chủ nghĩa. Việc nghiên cứu các công ty xuyên quốc gia nhằm hiểu rõ thêm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ngày nay. Xét ở góc độ rộng hơn các công ty xuyên quốc gia chính là hình thức vận động của quan hệ sản xuất quốc tế. Việc nghiên cứu các công ty xuyên quỗc gia sẽ giúp ta hiểu rõ sự tác động của chúng tới nền kinh tế Việt Nam qua đó có các giải pháp đúng đắn để phát triển nền kinh tế nước ta. Chính vì vậy, trong phạm vi một bài đề án kinh tế chính trị, đề tài “ Bản chất vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia” nhằm có được cái nhìn đúng đắn hơn về các công ty xuyên quốc gia. 1 NỘI DUNG 1. Bản chất quá trình phát triển của các công ty xuyên quốc gia 1.1. Khái niệm, quá trình hình thành phát triển a.Khái niệm Có nhiều quan niệm khác nhau về các công ty xuyên quốc gia đồng thời cũng tồn tại nhiều tên gọi khác nhau để chỉ các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh quốc tế . Song có thể hiểu các công ty xuyên quốc gia có những đặc điểm cơ bản sau: - Về mặt xuất xứ là các công ty tư bản độc quyền - Hầu hết chúng có tầm cỡ quốc tế - Có chi nhánh nước ngoài - Hình thành từ các công ty quốc gia ( tức mang một quốc tịch nếu xem xét ở công ty mẹ ) - Có cơ cấu hai bộ phận chủ yếu : công ty mẹ công ty chi nhánh Như vậy có thể định nghĩa các công ty xuyên quốc gia của chủ nghĩa tư bản hiện đại như sau : “ Các công ty xuyên quốc gia, về xuất xứ, là những công ty tư bản độc quyền của một quốc gia, thực hiện việc bành trướng quốc tế bằng hình thức thiết lập một hệ thống chi nhánh ở nước ngoài nhằm phân chia thị trường thế giới tìm kiếm lợi nhuận độc quyền”. Ngày nay xuyên quốc gia hoá trong sản xuất kinh doanh trở thành xu hướng chung của thời đại. Vì vậy không chỉ những nước tư bản phát triển mới có các công ty xuyên quốc gia mà hầu hết các quốc gia đều có công ty xuyên quốc gia. Vì vậy có thể đưa ra định nghĩa chung như sau: “ Các công ty xuyên quốc gia hiện đại là những công ty của một quốc gia thực hiện việc sản xuất kinh doanh quốc tế thông qua việc thiết lập hệ thống chi nhánh ở nước ngoài nhằm thực hiện việc mở rộng thị trường nguồn thu lợi nhuận”. b. Một số nét chung về các công ty xuyên quốc gia trên thế giới 2 Cho đến nay, toàn thế giới có khoảng 60 nghìn công ty xuyên quốc gia mẹ trên 500 nghìn công ty con (chi nhánh của các công ty mẹ). Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy trong số 53.607 công ty xuyên quốc gia mẹ trên thế giới các nền kinh tế phát triển có 43.442 công ty tức là chiếm hơn 4/5 tổng số công ty xuyên quốc gia mẹ trên thế giới. Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới, các nước G7 chiếm phần lớn số công ty này. Mỹ là nước có nhiều công ty nhất trong danh sách này với 175 công ty đồng thời tổng thu nhập lợi nhuận của các công ty Mỹ cũng là lớn nhất. c. Quá trình hình thành phát triển của các công ty xuyên quốc gia Xét cả về logic lịch sử, sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới gắn liền với sự ra đời phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Về thực chất chúng là sự phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, là sự vận động mở rộng sâu sắc hơn của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi các mối quan hệ kinh tế vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia gia nhập vào guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển. Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác P. Ăngghen đã dự đoán rằng; tích tụ tập trung tư bản thông qua hiệp tác giản đơn công trường thủ công, cùng với sự phân công lao động ngày một hoàn thiện tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa có quy mô lớn sự cạnh tranh của những xí nghiệp này ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ đưa đến kết quả là các xí nghiệp nhỏ vừa bị phá sản hoặc sáp nhập với nhau để thành những xí nghiệp lớn hơn theo đó, quá trình tập trung tư bản được đẩy mạnh hơn một bước. Hình thức hiệp tác giản đơn công trường thủ công là những hình thức tổ chức sản xuất đầu tiên của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Những người thợ thủ công được tổ chức, sắp xếp vào dây chuyền sản xuất bằng hai cách: liên kết theo chiều ngang liên kết theo chiều dọc qua đó thực hiện chuyên môn hoá sản xuất thực hiện phân công lao động. Việc quản lý trong công trường thủ công do người sở hữu xí nghiệp gánh vác. Tuy tính chất quy mô của loại 3 xí nghiệp như vậy còn hết sức đơn giản nguyên thủy nhưng nó đã trở thành cơ sở để công trường thủ công thay thế cho cơ chế trao đổi của thị trường. Chế độ công trường thủ công là hình thức phôi thai tế bào của xí nghiệp hiện đại đi cùng với nó, quá trình tích tụ tập trung sản xuất dưới tác động của quy luật thị trường cũng diễn ra ngay thời kì đầu xuất hiện của các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chế độ xí nghiệp là chế độ điển hình sinh ra trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Cùng với chế độ tự do cạnh tranh của thị trường phát triển lên đã điều tiết sự phân công trao đổi của xã hội, xí nghiệp nhà máy cũng nhanh chóng trở thành hình thức tổ chức sản xuất điển hình để tổ chức sự phân công lao động xã hội. Đồng thời, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất chế độ xí nghiệp nhà máy đã mở rộng phạm vi lĩnh vực phân công xã hội từ nội bộ quốc gia sang địa bàn quốc tế. do vậy, phân công lao động trao đổi quốc tế giữa các nước ngày càng phát triển. Như vậy, cạnh tranh tự do không chỉ làm cho quá trình tích tụ tập trung sản xuất tăng lên, mà còn là nguyên nhân cho sự ra đời của nền sản xuất dựa trên máy móc theo đó, chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa xuất hiện ngày càng hoàn thiện. Đến lượt nó, chế độ xí nghiệp ra đời lại thúc đẩy phân công lao động mở rộng từ nội bộ quốc gia sang địa bàn quốc tế đồng thời làm cho tích tụ tập trung tư bản, sản xuất tăng lên cao độ theo đó các tổ chức độc quyền bắt đầu xuất hiện. Một đặc trưng nổi bật trong giai đoạn độc quyền là sự cùng tồn tại đan xen nhau giữa độc quyền quốc gia quốc tế. Cùng với sự phát triển quan hệ buôn bán quốc tế làm cho các công ty tư bảncác nước liên minh với nhau sản xuất phân phối hàng hóa trên thị trường thế giới, đã hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế. Các tổ chức độc quyền quốc tế trong thời đại đế quốc chủ nghĩa có một đặc trưng cơ bản là sự đấu tranh để phân chia thế giới về mặt kinh tế. Vì vậy khi nghiên cứu sự hình thành phát triển của các tổ chức độc quyền quốc tế nói chung các tổ chức độc quyền quốc tế xuyên quốc gia nói riêng phải xuất phát từ sự tích tụ tập trung sản xuất. Tích tụ tập trung sản xuất 4 đạt đến một độ nhất định làm cho các nhà độc quyền quốc gia vươn ra khỏi biên giới quốc gia hoạt động trên phạm vi quốc tế, thực hiện phân chia thế giới về mặt thị trường. Xí nghiệp hiện đại là hình thức phát triển tiếp theo của các xí nghiệp truyền thống. Các xí nghiệp hiện đại được hình thành bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn quá trình phân phối quy mô quốc tế vào trong một công ty đơn nhất, nghĩa là trong xí nghiệp bao gồm cả các hoạt động sản xuất công nghiệp, lẫn thương mại, dịch vụ, tài chính chúng được gọi là xí nghiệp công thương hiện đại. Xí nghiệp công thương hiện đại đã từng bước thay thế cho tổ chức xí nghiệp đơn nhất truyền thống trở thành hình thức điển hình, thích ứng với sự phát triển kĩ thuật hiện đại đặc điểm thị trường được quốc tế hóa ngày càng mở rộng. Đến những thập kỉ 50, 60 một loạt các xí nghiệp hiện đại khổng lồ đã khống chế các ngành kinh tế then chốt trở thành các tập đoàn độc quyền quốc gia. Chúng trở thành lực lượng chủ yếu chi phối nền kinh tế rhế giới. Các xí nghiệp công thương hiện đại có quy mô, mức độ phức tạp trong quản lý phạm vi phân công trong nội bộ cực kì lớn mà không có bất kì một xí nghiệp nào trước đây có thể sánh kịp. Mức tiêu thụ hàng năm của một xí nghiệp công thương hiện đại thậm chí còn vượt tổng giá trị thu nhập quốc dân của một số nước vừa nhỏ. Phạm vi phân công lao động của nó ngày càng mở rộng. đến khi phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại vượt quá biên giới quốc gia thì các công ty xuyên quốc gia hình thành. Có thể nói, các công ty xuyên quốc giatổ chức độc quyền quốc tế kiểu mới, là hình thức độc quyền quốc tế chủ yếu ngày nay. Ngày nay các công ty xuyên quốc gia xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong đời sống con người. Chúng ta có thể bắt gặp những thương hiệu của các công ty xuyên quốc gia ở mọi nơi như Microsoft, Coca-Cola, hay Honda…Chúng đã thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới 5 có những ảnh hưởng nhất định. Chúng đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới. 1.2. Bản chất đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia a. Bản chất của công ty độc quyền xuyên quốc gia Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, quá trình tích tụ tập trung sản xuất, tư bảncác nước tư bản phát triển đã dẫn đến những biến đổi quan trọng về lượng chất trong các mặt quan hệ sản xuất, mà khâu quan trọng nhất là các quan hệ sở hữu. Vì vậy khi nghiên cứu bản chất các công ty xuyên quốc gia trên thế giới cần xuất phát từ những vấn đề này. Quá trình tích tụ tập trung sản xuất, tư bản đã dẫn đến sự ra đời của các xí nghiệp khổng lồ có khả năng thâu tóm nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ đó ra đời các tổ chức độc quyền, các tổ chức này sử dụng cơ chế độc quyền, tức là cơ chế vận động dựa trên giá cả độc quyền, thay cho cơ chế tự do cạnh tranh dựa trên giá cả thị trường để thu lợi nhuận độc quyền cao. Do vậy có thể coi các tổ chức độc quyền là hình thức mà trong đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động tồn tại dưới dạng sở hữu độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi biên giới một quốc gia đồng thời dưới sự thúc đẩy của quá trình tích tụ tập trung sản xuất trên quy mô quốc tế thì các hình thức siêu độc quyền, tức là công ty xuyên quốc gia xuất hiện. Khi đó nền sản xuất sẽ đòi hỏi những nguồn lực khổng lồ đặc biệt là vốn công nghệ làm cho khả năng tài chính của một số công ty không thể đáp ứng được. Đồng thời quá trình cổ phần hóa mở rộng sự gia tăng quá trình huy động vốn thông qua thị trường tài chính làm cho số lượng các chủ đồng sở hữu trong các công ty xuyên quốc gia tăng lên. như vậy sở hữu tư bản cổ điển truyền thống nảy sinh phát triển trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất thứ hai mất dần vai trò điều tiết trong cơ cấu của công ty xuyên quốc gia. Đối tượng tham gia góp vốn ngày càng được mở rộng tuy nhiên không ai trong số họ có đủ số vốn để kiểm soát hay can thiệp nhiều vào hoạt động quản lý của công ty. Kết quả là tài sản đã trở thành vốn đầu tư. Đồng thời do sự cạnh tranh với các công 6 ty khác, công ty xuyên quốc gia không có sự lựa chọn nào khác trong việc dùng các vốn đầu tư đó vào đảm bảo tối đa hoạt động đổi mới, hoàn thiện kĩ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất với tư cách người chủ theo những phương thức, hành vi kinh tế khác nhau tùy thuộc vào thành phần ban quản lý của chúng. Trong quá trình đó, người công nhân hiện đại, từ đối tượng bị bóc lột trở thành chủ thể sở hữu kinh tế đầy tiềm năng do họ đã có trong tay phương tiện sản xuất mới- đó là tri thức các kĩ năng có chuyên môn riêng cao của họ, họ ngày càng được thu hút với tư cách đồng sở hữu. Như vậy, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, bản chất của các công ty xuyên quốc gia đựoc thể hiện qua hai thay đổi lớn trong các quan hệ sở hữu: Một là, sở hữu độc quyền siêu quốc gia là hình thức sở hữu hỗn hợp đã được quốc tế hóa. Đây là một hình thức sở hữu mang tính khách quan tạo nên bởi quá trình tích tụ, tập trung hóa xã hội hóa sản xuất trên quy mô quốc tế của chủ nghĩa tư bản dưới sự tác động mạnh mẽ sâu sắc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ của các quy luật cạnh tranh, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Tồn tại dưới hình thức các tổ hợp đa ngành khác nhau như concern conglomerate, hiện nay có tới trên 70% các xí nghiệp chi nhánh của chúng là các xí nghiệp liên doanh với số lượng các chủ đồng sở hữu từ 2 tới 4 nước hoặc nhiều hơn nữa với những tỉ lệ góp vốn khác nhau. Điều này phản ánh tính chất đa dạng phức tạp tính chất hỗn hợp của loại hình sở hữu xuyên quốc gia. Hai là, sở hữu hỗn hợp, được tạo ra do sự thay đổi về căn bản địa vị, vai trò của người công nhân, trí thức, những người làm việc trực tiếp trong các ngành nghề khác nhau, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, là những người quyết định chất lượng của lao động sản xuất. Loại hình này diễn ra theo hướng tăng đáng kể số người có cổ phần trong công ty nhưng tỉ trọng sở hữu cổ phần trong tổng số vốn kinh doanh không lớn. 7 Như vậy, sự biến đổi của hình thức sở hữu trong công ty xuyên quốc gia là thay đổi rất căn bản đặc trưng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Có thể thấy rằng, các công ty xuyên quốc gia không còn là sở hữu của một người hay một nước nữa, mà là sở hữu hỗn hợp quốc tế nhưng vẫn có một quốc tịch nhất định. Về thực chất, việc xuất hiện các loại hình sở hữu trên là kết quả của sự biến đổi dưới sự tác động của quy luật về sự phù hợp giữa sự phát triển lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất mà C.Mác đã vạch ra ở thế kỉ trước. Tuy người công nhân đã trở thành một chủ sở hữu kinh tế trong các công ty xuyên quốc gia nhưng sở hữu của các nhà tư bản vẫn giữ vị trí trọng yếu, còn sở hữu của người lao động chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, không đáng kể còn được các nhà tư bản sử dụng như là một biên pháp trong quản lý để thu hút sự quan tâm của người lao động. Dù “ hệ thống tham dự mới về sở hữu” có cả sự tham gia của các công nhân làm thuê, nhưng đây chỉ là sự biến đổi trong cách thức tổ chức quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất củabản do tác động của quá trình xã hội hóa quy định, chứ không có nghĩa là người công nhân đã thực sự trở thành chủ sở hữu về tư liệu sản xuất hay chủ sở hữu tư bản bởi vì tổng giá trị cổ phiếu mà họ sở hữu thấp hơn nhiều so với số cổ phiếu mà các nhà tư bản nắm giữ. Về mặt quản lý, việc tổ chức hoạt động quản lý sản xuất các hoạt động kinh tế đã dịch chuyển từ kiểu đại trà, được tiêu chuẩn hóa theo hàng loạt lớn sang kiểu sản xuất loạt nhỏ linh hoạt theo đơn đặt hàng, cũng như dịch chuyển từ các tổ chức có quy mô lớn được liên kết theo chiều dọc sang phi liên kết kiểu mạng lưới theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong nước ngoài nước. Sự dịch chuyển này trong điều kiện đổi mới công nghệ như vũ bão đã làm nổi bật vai trò năng động của các doanh nghiệp, xí nghiệp có quy mô nhỏ vừa so với các tập đoàn lớn mang nặng tính chất quan liêu hóa, buộc công ty xuyên quốc gia phải tự tách mình ra thành các nhân tố của cạnh tranh nhằm tạo ra sự năng động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện 8 liên kết công ty xuyên quốc gia kiểu mới, kiểu các công ty vệ tinh hoạt động xoay quanh một công ty mẹ tạo nên một mạng lưới phủ lên thị trường các nước. Đây là sự chuyển hóa về mặt tổ chức quản lý của mọi hoạt động kinh tế để tăng cường tính linh hoạt khả năng thích ứng với thị trường đang được đa dạng hóa biến đổi từng ngày, từng giờ. Nhờ các đột phá của công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, phương thức tổ chức quản lý sản xuất vật chất của xã hội hiện đại bắt đầu thay đổi ngược lại với phương thức tổ chức quản lý sản xuất trong xã hội công nghiệp theo xu thế: - Phi hàng loạt hóa đa dạng hóa các sản phẩm : có nghĩa là việc tổ chức quản lý sản xuất các sản phẩm được tiến hành theo loạt nhỏ hay đơn chiếc theo đúng yêu cầu thị hiếu đa dạng của khách hàng. - Phi chuyên môn hóa : tức là việc sản xuất sản phẩm được tổ chức quản lý theo phương thức chế tạo tổ hợp các khối cấu kiện, phụ kiện, chứ không từ hàng trăm hàng ngàn cấu kiện, phụ kiện được sản xuất chuyên môn hóa như trước. - Phi tập trung hóa : là quá trình sản xuất được phân bố tổ chức quản lý trên diện rộng trong các chi nhánh đơn vị sản xuất vừa nhỏ, với các nguồn nhân lực, vật lực tài lực phân tán trên quy mô quốc gia quốc tế. Với mục tiêu không chỉ sản xuất ra các sản phẩm với giá thành thấp trong phạm vi một nước mà với giá thành thấp trên phạm vi toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia đã tiến hành tổ chức quản lý việc phân công lao động sản xuất vượt qua các đường biên giới giữa các quốc gia. - Tổ chức quản lý từ xa: là việc tổ chức quản lý đồng thời rộng rãi cùng ở một nơi nhiều loại hình sản xuất dịch vụ khác nhau. Hoạt động từ xa sẽ được tăng cường mạnh mẽ những cản trở của hàng rào không gian khoảng cách giữa nơi làm việc nơi ở, thời gian làm việc giải trí đang sẽ được phá bỏ hoàn toàn. - Quốc tế hóa toàn cầu hóa hoạt động tổ chức quản lý: trong nền kinh tế mới mang tính chất toàn cầu, tất cả các yếu tố như vốn tư bản, các thị trường, 9 lao động, thông tin công nghệ đều được tổ chức quản lý xuyên qua các đường biên giới quốc gia. Cái mới không phải chỉ ở chỗ thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế một nước, mà là ở chỗ nền kinh tế đó bắt đầu hoạt động với tư cách thực sự là một đơn vị ở cấp toàn cầu. Việc tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ không những đã được quốc tế hóa, mà còn đang được toàn cầu hóa trong quá trình thâm nhập qua lại giữa các hoạt động kinh tế nền kinh tế của các quốc gia trên quy mô thế giới. Trong đó, các công ty xuyên quốc giavai trò lợi thế to lớn, do chúng có nhiều ưu thế về nguồn lực các tri thức, thông tin cần thiết đối với việc tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ trên quy mô quốc tế. Như vậy quan hệ sở hữu hỗn hợp, phức tạp được quốc tế hóa thể hiện bản chất sâu xa của hình thức tổ chức sản xuất xã hội quốc tế phát triển nhất hiện nay, đó là công ty xuyên quốc gia. b. Các đặc trưng cơ bản của công ty xuyên quốc gia Một đặc trưng cơ bản mà bất kì một công ty xuyên quốc gia nào cũng phải có là đặc trưng cắm nhánh nước ngoài. Để thực hiện cắm nhánh, các công ty xuyên quốc gia thường sử dụng nhiều hình thức khác nhau, song chủ yếu là các hình thức sau: - Hình thức đầu tư 100% vốn : Đây là hình thức đã có ngay từ thời kì đầu tiên khi các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào nền kinh tế các nước. Đây là hình thức cắm nhánh cổ truyền, trong đó công ty xuyên quốc gia được hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh theo luật đầu tư của nước chủ nhà mà không sợ thất thoát về bí quyết công nghệ quản lý hoặc chia sẻ bạn hàng. Tuy nhiên các công ty xuyên quốc gia phải chịu sự kiểm soát của nước chủ nhà, sự kiểm soát đó cũng theo những phương thức mức độ khác nhau, đồng thời cũng đưa lại những hậu quả không giống nhau. Mặt khác với xí nghiệp 100% vốn của mình, các công ty xuyên quốc gia không tránh khỏi những khó khăn trong việc khai thông các mối quan hệ với các cơ quan quản lý, cũng như việc tìm hiểu thị 10 [...]... phép các công ty xuyên quốc gia sử dụng chuyển giao công nghệ của mình ở mọi cấp độ một cách hiệu quả nhất mà đồng thời vẫn kiểm soát được chúng * Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia : Các chính sách các phương thức chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia một mặt đã giúp các công ty xuyên quốc gia thực hiện được chiến lược độc quyền cao về mặt... thương, 80% kĩ thuật mới của thế giới tư bản chủ nghĩa Có thể nói các công ty xuyên quốc gia là lực lượng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại Chúng tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của thế giới Vai trò của các công ty xuyên quốc gia thể hiện trên các mặt cơ bản sau : 2.1 Vai trò thúc đẩy thương mại thế giới Ngày nay, với mạng lưới chi nhánh dày đặc, các công ty xuyên quốc gia đã khai thác được... hút các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam - Sự cần thiết phải thống nhất quan điểm đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài các công ty xuyên quốc gia Cần phải có những cái nhìn mới đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các công ty xuyên quốc gia phải thẳng thắn nhìn nhận những mặt tích cực tiêu cực của chúng Các công ty xuyên quốc gia cũng là sự hiện thân của lợi ích một quốc. .. của công ty xuyên quốc gia phần lớn là hàng chế tạo hướng vào xuất khẩu do các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực to lớn về vốn, công nghệ, khoa học, nên chúng đã tập trung vào lĩnh vực này là chính Vì vậy đối với các nước đang phát triển nên chú trọng thu hút các công ty xuyên quốc gia vào các ngành công nghiệp chế tạo hướng sản phẩm của họ vào xuất khẩu Điều này vừa có lợi cho các công ty xuyên. .. hóa tay nghề tương đối cao đặc biệt, đa số các quốc gia này đều theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa “hướng ngoại” Những điều này đã trở thành các yếu tố hấp dẫn cơ bản, tạo dựng môi trường đầu tư lành mạnh thu hút các công ty xuyên quốc gia vào hoạt động Tác động rõ rệt quan trọng nhất của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế các quốc gia Đông Nam Á thông qua chính sách chuyển giao... của các ngành công nghiệp, các ngành sản xuất cung cấp dịch vụ cũng được phát triển theo Có thể nói, các công ty xuyên quốc gia không chỉ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia vào sự phân công lao động quốc tế mới mà còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng cao nhất với các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế - Các công ty xuyên quốc gia tham gia tích cực vào... tranh chiếm lĩnh thị trường Chính vì vậy, sự phát triển công nghệ đối với mỗi một công ty xuyên quốc gia là một yếu tố sống còn hoạt động nghiên cứu phát triển (R & D) luôn là hướng ưu tiên của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới 22 R&D luôn mang lại cho các công ty xuyên quốc gia sức mạnh cạnh tranh mang tính độc quyền cao Trước đây, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư lớn cho các. .. tiêu phát triển ổn định lâu dài Chính vì vậy các công ty xuyên quốc gia đã thực hiện chính sách chuyển giao công nghệ b Chính sách chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia Phương thức chuyển giao của các công ty xuyên quốc gia thường phân làm hai cấp độ : Thứ nhất, chuyển giao các quy trình công nghệ hiện đại, kĩ thuật mới… trong nội bộ công ty, từ công ty mẹ tới các công ty chi nhánh... còn sức cạnh tranh trên thị trường + Các công ty xuyên quốc gia ngày nay không dễ gì chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như vứt bỏ độc quyền về kĩ thuật, nhất là các bí quyết kĩ thuật, quản lý, marketing… để các quốc gia chủ nhà, các công ty hay chi nhánh các công ty xuyên quốc gia khác ở quốc gia đó tiếp thu trở thành đối thủ cạnh tranh của chính mình + Đối với các ngành có công nghệ lạc hậu thì... xuyên quốc gia lại vừa có lợi đối với quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển - Cần tăng cường kiểm soát để hạn chế các công ty xuyên quốc gia sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như giá chuyển giao giá độc quyền. Thực tế cho thấy, phần lớn các nguyên liệu sử dụng trong các chi nhánh của công ty xuyên quốc giacác nước đang phát triển là nhập khẩu từ các chi nhánh của họ . độc quyền quốc tế, hay tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Ngày nay, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tồn tại dưới hình thức mới, các công ty xuyên quốc. thành và phát triển của các tổ chức độc quyền quốc tế nói chung và các tổ chức độc quyền quốc tế xuyên quốc gia nói riêng phải xuất phát từ sự tích tụ và

Ngày đăng: 27/03/2013, 11:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w