Các công ty xuyên quốc gia tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu, tăng doanh

Một phần của tài liệu Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia (Trang 33 - 36)

tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu, tăng doanh thu ngân sách.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức đều có tốc độ tăng trưởng cao kể cả thời kì Việt Nam chịu sự tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực. Chúng đã đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định và làm cho Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong thời gian qua.

Đối với kim ngạch xuất khẩu, các công ty xuyên quốc gia có đóng góp ngày càng tăng. Nếu năm 1991 mức độ đóng góp chỉ là 52 triệu USD thì đến năm 1999, con số này đã là 2200 triệu USD và chiếm 21,6% kim ngạch xuất khẩu.

Đối với nguồn thu ngân sách cũng vậy.Nếu như năm 1994 đóng góp của khu vực này ( không kể dầu khí ) chỉ là 28 triệu USD thì đến năm1998 là 316 triệu USD, chiếm khoảng 6-7% nguồn thu ngân sách hàng năm.

- Các công ty xuyên quốc gia góp phần giải quyết việc làm, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Tính đến cuối năm 1999 đã có gần 30 vạn người lao động Việt Nam làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đa số họ là những công nhân, cán bộ quản lý có tay nghề, có kĩ năng và kỉ luật cao. Họ sẽ được đào tạo nâng cao tay nghề, nắm được công nghệ, thậm chí còn học được bí quyết về kĩ thuật và kinh doanh khi tham gia lao động trong các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là một nguồn nhân lực đầy tiềm năng để phát triển nền kinh tế đất nước.

Ngoài ra, với sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện đáng kể. Mức thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước đã thu hút những người lao động trong các doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực trong việc thực hiện chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với người lao động. Mặt khác, sự cạnh tranh này cũng khiến cho thị trường lao động phát triển và có khả năng thích nghi cao nhất đối với mọi biến động của tình hình kinh doanh ở trong và ngoài nước.

- Các công ty xuyên quốc gia là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Việc các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc xác lập và tăng cường quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia, lãnh thổ có các công ty này. Xuất phát từ lợi ích của các công ty xuyên quốc gia nước mình, chính phủ các nước đã kí nhiều hiệp định về đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần… nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Do đó, quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam các nước được xúc tiến và mở rộng hơn.

Ngoài ra, một nước nào đó muốn thu hút được vốn và công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia thì nhất thiết nền kinh tế của họ phải là nền kinh tế hội nhập thực sự vào thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam ngoài ý nghĩa khẳng định sự chuyển đổi tích cực sang kinh tế thị trường nhằm thích ứng với toàn cầu hóa, khu vực hóa của nền kinh tế Việt Nam, còn là điều kiện tạo thế và lực cho nền kinh tế Việt Nam mở rộng các quan hệ chính trị và kinh tế đối ngoại, cho sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN, APEC, AFTA và tiến tới vào WTO.

b. Một số nhược điểm và tác động tiêu cực của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam gia ở Việt Nam

- Mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia thường xuyên mâu thuẫn với

mục tiêu, chiến lược chung về phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước ta.

Mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định. Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược chung về phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước ta là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững.

Do mục đích của mình là tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư vào các thành phố, trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Điều này mâu thuẫn với chính sách phát triển đồng đều giữa các địa phương của nhà nước ta. Nhà nước ta cũng đã có những chính sách khắc phục nhược điểm này bằng cách xây dựng mới nhiều khu công nghiệp cùng với những chính sách ưu đãi.

Các công ty xuyên quốc gia thường tập trung đầu tư vào các ngành như khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, dệt may, giày dép… Điều này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta nhưng đồng thời cũng gây ra sự phát triển mất cân đối giữa các ngành. Vì vậy nước ta cần có những biện pháp khuyến khích đầu tư vào các ngành yêu cầu vốn đầu tư dài hạn, chuyển vốn chậm, lãi suất thấp.

- Các công ty xuyên quốc gia lớn, nhất là các công ty đến từ châu Âu và châu Mỹ, còn dè dặt trong việc đầu tư vào Việt Nam

Các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là đến từ các quốc gia châu Á. Thị trường Việt Nam vẫn chưa thu thút được các công ty xuyên quốc gia lớn đến từ Mỹ và châu Âu. Điều này do một số lý do :

+ Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường còn chưa lâu nên vẫn còn bỡ ngỡ với môi trường đầu tư nước ngoài. Vì vậy vẫn chưa hấp dẫn đối với các công ty xuyên quốc gia lớn của Mỹ và châu Âu so với các thị trường truyền thống của các công ty này.

+ Việt Nam chưa kí kết được với nhiều nước châu Âu và đặc biệt với Mỹ hiệp định thương mại song phương.

+ Hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn chưa chặt chẽ làm cho các công ty này nghi ngờ về môi trường và tính khả thi của những dự án đầu tư đã kí kết.

Một phần của tài liệu Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w