ràng và khả năng dự đoán được cho các nhà đầu tư
Nước ta chưa có một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện nên việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, cũng như quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của họ chưa được xác định nhất quán.
Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao. Trong nhiều trường hợp, luật pháp và chính sách thay đổi đột ngột đã làm đảo lộn các phương án kinh doanh của các nhà đầu tư.
Việc vận dụng luật pháp, chính sách trong một số trường hợp còn tùy tiện và không thống nhất giữa các cấp.
- Công tác quản lý của nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chưa có tác động thúc đẩy hứng khởi đầu tư của các công ty xuyên quốc gia
Việc cấp giấy phép trong những năm đầu ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiên về các dự án thay thế nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của thị trường.
Công tác thẩm định và phê duyệt dự án này có phân cấp, nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa chặt chẽ. Hành vi sách nhiễu của một số cán bộ thừa hành đã làm biến dạng chính sách, chủ trương của Nhà nước, làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
- Vấn đề đội ngũ cán bộ quản lý, công chức và công nhân kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Một số cán bộ quản lý, công chức và công nhân kĩ thuật trong các liên doanh còn yếu về trình độ chuyên môn, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế.
Một số cán bộ trong các liên doanh chỉ chú ý đến thu nhập và lợi ích cá nhân mà làm thiệt hại đến lợi ích của tập thể và đất nước.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, hay ngày nay là các công ty xuyên quốc gia đã và đang có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Ngày nay, với xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa mà các công ty xuyên quốc gia là một lực lượng thúc đẩy, đã mở ra nhiều khả năng mới để mỗi quốc gia tranh thủ sử dụng nguồn lực quốc tế . Do vậy, việc hợp tác với chúng là điều tất yếu. Tuy nhiên, vai trò, tác động của các công ty xuyên quốc gia ngoài mặt tích cực cũng có một số mặt tiêu cực đối với các quốc gia mà chúng tác động. Vì vậy, đòi hỏi nước chủ nhà cần phải có chiến lược phù hợp, sử dụng được những đóng góp của chúng một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực mà chúng gây ra.
Đối với Việt Nam, là một nước mới chuyển sang cơ chế thị trường chưa lâu thì những đóng góp của các công ty xuyên quốc gia lại càng quan trọng bằng việc cung cấp vốn và công nghệ. Vì thế, Việt Nam cần phải có những chính sách thích hợp để thu hút các công ty xuyên quốc gia đồng thời vẫn giữ được an ninh, chính trị và một nền kinh tế độc lập, không bị phụ thuộc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay của nước ta.