MỤC LỤC
Song đây là nguồn vốn quan trọng và khó có thể thay thế vì nó tạo ra những kết quả phát sinh khác, như chuyển giao công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển dịch vụ và các nguồn thu phụ thêm (thuế các loại, sản phẩm được phân chia theo hợp đồng, và các khoản thu khác). Nếu như trước đây, các nước đang phát triển không phải là nơi thuận lợi cho việc đầu tư trực tiếp do nền kinh tế kém phát triển, công nghệ và phương thức quản lý lạc hậu, thì giờ đây, các nước đang phát triển lại là thị trường đầy tiềm năng do giá nguyên vật liệu, giá nhân công rẻ đồng thời lại có các chính sách ưu tiên mà chính phủ các nước này dành cho các công ty xuyên quốc gia. Nhìn chung, xu hướng đầu tư có sự biến đổi như sau : đầu tư vào các ngành dịch vụ tăng lên tương đối và tuyệt đối, đầu tư vào công nghiệp chế biến tăng lên tuyệt đối và có chiều hướng giảm nhẹ về tương đối, còn đầu tư vào nông nghiệp tăng tuyệt đối nhưng giảm đi tương đối.
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế có tác động lớn đối với quá trình tăng trưởng của các nước chủ nhà và nếu các nước này có chiến lược đúng đắn sử dụng được lợi thế của mình sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển cơ cấu theo hướng tiến bộ mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra.
Việc xây dựng các xí nghiệp mới trong các ngành dệt may, chế biến thực phẩm… đã thu hút được nhiều lao động phụ nữ ở các nước đang phát triển như Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam… Hơn nữa, tiền lương và điều kiện lao động ở các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia thường cao hơn tiền lương và điều kiện làm việc ở các công ty nội địa. Tuy số việc làm do các công ty xuyên quốc gia tạo ra không ngừng được tăng lên song cũng có những quan điểm cho rằng các công ty xuyên quốc gia làm gia tăng tình trạng thất nghiệp do áp dụng kĩ thuật hiện đại và cạnh tranh độc quyền làm nhiều doanh nghiệp nội địa bị phá sản. Đối với cán bộ quản lý, việc lựa chọn cũng được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt thường không để người có quốc tịch của nước chủ nhà đảm nhận và việc đào tạo, bồi dưỡng bao giờ cũng gắn liền với việc quản lý, tránh tình trạng chuyển sang các công ty của nước chủ nhà.
Tuy nhiên cũng cần phải có chính sách hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm của các doanh nghiệp trong nước để có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài, nếu không sẽ gánh phải những thiệt hại to lớn về lâu dài.
Tuy nhiên, phát triển và liên kết thực hiện R&D của các công ty để tạo ra và nắm giữ công nghệ không thôi chưa đủ, các công ty xuyên quốc gia luôn biết cách sử dụng công nghệ của mình một cách hữu hiệu nhất nhằm duy trì tính độc quyền cao, bành trướng ảnh hưởng của mình ra khắp toàn cầu nhằm phục vụ mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài. + Các công ty xuyên quốc gia ngày nay không dễ gì chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như vứt bỏ độc quyền về kĩ thuật, nhất là các bí quyết kĩ thuật, quản lý, marketing… để các quốc gia chủ nhà, các công ty hay chi nhánh các công ty xuyên quốc gia khác ở quốc gia đó tiếp thu và trở thành đối thủ cạnh tranh của chính mình. Thứ hai, xu hướng đa phương hóa quan hệ kinh tế sẽ cho phép các quốc gia đang phát triển có cơ hội tiếp cận với nhiều luồng công nghệ tiên tiến và theo đó, công ty nào muốn giữ độc quyền quá lâu một loại công nghệ sẽ mất dần vị thế độc quyền và không còn giữ được sự khống chế của mình trong một số ngành vì các nước có thể tìm kiếm công nghệ từ các công ty khác.
Các chính sách và các phương thức chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia một mặt đã giúp các công ty xuyên quốc gia thực hiện được chiến lược độc quyền cao về mặt công nghệ, từ đó duy trì ảnh hưởng và bám rễ sâu vào từng khu vực thị trường trên toàn cầu, mặt khác, chính các chính sách và phương thức này đã tác động mạnh mẽ tới các nước tiếp cận công nghệ, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Xét trên các chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng trên thị trường thế giới… thì ở Việt Nam hiện nay số công ty xuyên quốc gia lớn vẫn còn ít so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đó là các ngành điện tử, công nghiệp ôtô, xe máy, công nghiệp chế biến, dệt may, giày dép… Các ngành này ngoài việc đem lại đóng góp đáng kể vào GDP còn giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động. Cùng với việc mở rộng các chính sách khuyến khích các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam, nước ta còn đang từng bước xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao để khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng và tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty nước ngoài.
Các khu công nghiệp này ra đời đã giúp cho việc chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia trở nên thuận lợi hơn đồng thời cũng giúp nước ta tiếp cận với các công nghệ hiện đại của thế giới một cách dễ dàng hơn.
Có thể nói, các công ty xuyên quốc gia không chỉ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia vào sự phân công lao động quốc tế mới mà còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng cao nhất với các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam ngoài ý nghĩa khẳng định sự chuyển đổi tích cực sang kinh tế thị trường nhằm thích ứng với toàn cầu hóa, khu vực hóa của nền kinh tế Việt Nam, còn là điều kiện tạo thế và lực cho nền kinh tế Việt Nam mở rộng các quan hệ chính trị và kinh tế đối ngoại, cho sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN, APEC, AFTA và tiến tới vào WTO. Do mục đích của mình là tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư vào các thành phố, trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Điều này mâu thuẫn với chính sách phát triển đồng đều giữa các địa phương của nhà nước ta.
Các công ty xuyên quốc gia thường tập trung đầu tư vào các ngành như khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, dệt may, giày dép… Điều này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta nhưng đồng thời cũng gây ra sự phát triển mất cân đối giữa các ngành.
Trong một số lĩnh vực, công tác quản lý của chúng ta còn kém đã gây ra một số tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng độc quyền …, đồng thời vẫn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số dự án chúng ta còn quá dễ dãi, chấp nhận một cách tràn lan nên số lượng các dự án không có tính khả thi còn nhiều, vừa gây mất thời gian, vừa tiêu tốn nhiều chi phí xem xét, thẩm định và phê duyệt dự án. Bên cạnh những doanh nghiệp thua lỗ vì rủi ro trong kinh doanh, vẫn còn khá nhiều các công ty xuyên quốc gia thực hiện bán phá giá sản phẩm, nâng chi phí quảng cáo, tiếp thị và quản lý vượt quá mức cho phép nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường hoặc để loại bỏ các đối tác Việt Nam trong liên doanh.
Nước ta chưa có một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện nên việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, cũng như quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của họ chưa được xác định nhất quán.