1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “vai trò của đảng bộ và nhân dân huyện thạch thành trong cuộc kháng chiến chống pháp (1946 1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập củ

22 422 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và 3.1.. Trong nă

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

3 Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và

nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống

Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và

3.1 Nội dung kiến thức sử dụng 5Vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc

3.2 Thiết kế bài giảng cho tiết lịch sử địa phương lớp 12 THPT 14 3.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19

DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ

Trang 2

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Một trong những chủ trương lớn của ngành giáo dục hiện nay là thực hiệnkhẩu hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích cực” Để thực hiện chủ trươnglớn đó thì mỗi bộ môn, mỗi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, cáchthức truyền thụ sao cho vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức đồng thời làm cho họcsinh hứng thú với môn học, tiết học của mình từ đó nâng cao hiệu quả hoạt độngdạy và học Đối với bộ môn Lịch Sử điều đó càng quan trọng Do đặc thù bộmôn là môn học nhiều sự kiện với các mốc thời gian và số liệu khó nhớ đã gây

ra những khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức bộ môn dẫn tới tìnhtrạng có một số học sinh ngại học và sợ môn Lịch Sử Đặc biệt đối với các tiếtlịch sử địa phương trong chương trình SGK lịch sử 12 ( Tiết 46– 47 ) theo khảosát và trao đổi của tôi mỗi giáo viên có một cách xử lý khác nhau, có người biếntiết học lịch sử địa phương thành tiết dạy phụ cho chương trình chính hoặc chohọc sinh làm bài tập Vì vậy học sinh càng ít hứng thú với các tiết học này hơn

Là một giáo viên dạy Lịch Sử tôi đã thử nghiệm, tìm tòi các giải phápnhằm giúp cho tiết học Lịch Sử địa phương lôi cuốn và tạo hứng thú đối với họcsinh Trong năm học 2010 – 2011 tôi đã thử nghiệm các tiết học lịch sử địaphương lớp 12 – THPT tại chiến khu du kích Ngọc Trạo và đã có những kết quảkhả quan Trong năm học 2016 – 2017 tôi tiếp tục thử nghiệm giải pháp sử dụng

tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện ThạchThành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học phầnLịch Sử địa phương lớp 12 – THPT nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy vớiđồng chí, đồng nghiệp góp phần nâng cao hứng thú và hiệu qủa học tập lịch sửđối với học sinh và cũng là thực hiện chủ trương, khẩu hiệu “trường học thânthiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động Các tiết họcđược học sinh đón nhận với tâm trạng hào hứng và kết quả học tập bộ môn đượcnâng lên

Dựa vào những cơ sở trên đây tôi quyết định chọn đề tài : Sử dụng tư liệulịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trongcuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứngthú và hiệu quả học tập của học sinh

2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dânhuyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trongdạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu.

Vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc khángchiến chống Pháp (1946-1954)

Trang 3

Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dânhuyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trongdạy học có tác động như thế nào đến hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh.Đơn vị nghiên cứu: Trường THPT Thạch Thành 2 gồm: Học sinh khối 12gồm 2 lớp 12A3 và 12A6.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bảnthân Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, Phương phápthực nghiệm sư phạm

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáodục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng Nghị quyếtĐại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ

rõ, phải “lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại Tăng cường giáo dụccông dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc;

ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước.” Lịch sử địaphương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào củalịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không giannhất định Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vicủa từng địa phương, cả nước Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là mộtbiểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức LSDT Nó chứng minh sự phát triểnhợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước Do đó,việc dạy học LSVN và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xuất phát từnhững nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu LSĐP trongdạy học LSVN là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý nghĩa lớn, nhằm gópphần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Những chất liệu lịch sử địa phương

sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạonên những xúc cảm thật của HS hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử” Bởi

vì, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giúp HS có sự hình dung đa dạng

về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượnglịch sử Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các kháiniệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát Mặt khác,

nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS Mỗi

sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống,qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêuquê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc Trong dạyhọc LSVN, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử dịa phương còn giúp HS thấyđược mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù Qua đógóp phần phát triển tư duy cho HS Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy họcLSVN ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn

Trang 4

nhiều hạn chế, ví như: tài liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổthông nghèo nàn; GV chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ởmức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng ở một số nơi, các tiết LSĐP được quy địnhtrong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mangtính chất hình thức; có GV còn sử dụng các giờ học LSĐP để dạy bù, ôn tập Vìvậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kếttình cảm, xác định trách nhiệm của HS đối với quê hương Nguyên nhân củatình hình đó có nhiều; song chủ yếu là do GV chưa xem việc sử dụng tài liệuLSĐP trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu,lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụthể Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dạngcủa các nguồn tài liệu LSĐP để hiểu rõ hơn LSDT Vấn đề đặt ra là làm thế nào

để HS có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về LSDT, lịch sử của mảnh đất, con ngườinơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, GV có thể kếthợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT Đây là mộtyêu cầu cần chú ý trong dạy học LSDT hiện nay

Nghiên cứu đề tài sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ

và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh

(1946-có một ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc Giúp chúng ta hiểu được tinh thầnđoàn kết, không khí hào hứng, tất cả vì độc lập, tự do của tổ quốc trong cuộckháng chiến chống Pháp Qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn nữa vai trò của nhândân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến thần kỳ này Đồng thời, làm sáng tỏtruyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta Trong thời đại ngày naykhi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá đang diễn ra nhanhchóng, những chứng tích lịch sử đang đứng trước nguy cơ bị mai một giảng dạylịch sử địa phương vừa góp phần làm sống lại một thời kỳ lịch sử hào hùng, vừanhằm giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước về truyền thống đấutranh bảo vệ tổ quốc kiên cường bất khuất của ông cha ta Từ đó giáo dục tìnhyêu, lòng tự hào đối với quê hương, tinh thần trách nhiệm học tập, lao động gópphần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Các tiết học về lịch sử địa phương ở trường THPT có ý nghĩa quan trọngđối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội củaquê hương trên mọi lĩnh vực.Tiếc rằng, trong nhiều năm qua những tiết học vềđịa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thểdạy, hoặc bỏ qua.Và do quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọnglịch sử địa phương mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này Đây không chỉ là thiếu sót của người dạy mà còn là mộtthiệt thòi cho HS khi muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, quê hương

Trang 5

Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương đang là đề tài lớn thu hút đượcrất nhiều người Và nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử huyện Thạch Thành đã thu hút được nhiều tác giả có tên tuổi, đặc biệt đối với một huyện có truyền thốnglich sử như Thạch Thành thì vấn đề nghiên cứu về lịch sử của huyện càng đượcđẩy mạnh Cho tới nay, đã có nhiều công trình, tác phẩm lớn nghiên cứu về lịch

sử của huyện Như tác phẩm “Dư địa chí Thạch Thành” – Nxb thông tin Hà Nội[2004] Hay tác phẩm “Thạch Thành một chặng đường cách mạng”[1996] đề cập

về tinh thần cách mạng của Thach Thành giai đoạn 1945-1975 Hoặc tác phẩm “lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành” [1996] Hàng loạt các tác phẩm “ lịch sửThanh Hoá tâp 1+2” –Nxb Hà Nội, tác phẩm “ danh sĩ Thạch Thành” – NxbThạch Thành [1995], lịch sử biên niên tâp1… Nhưng chưa có một công trìnhnào đề cập đến việc sử dụng tư liệu trên vào dạy các tiết học lịch sử địa phươngtrong chương trình THPT Cũng chính vì vậy mà hiểu biết của học sinh về lịch

sử địa phương mình còn hạn chế Sau đây là kết quả khảo sát 85 học sinh 2 lớp12A3 và 12A6 trường THPT Thạch |Thành 2 về lịch sử địa phương đầu năm học

3.1 Nội dung kiến thức sử dụng.

Vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Trang 6

3.1.1 Thành lập Đảng bộ, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1946).

Thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Tám đã tạo ra động lực mạnh mẽđối với cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Thạch Thành Nhiệm vụ trọngtâm trước mắt của huyện là giải tán chính quyền cũ, xây dựng chính quyền dânchủ nhân dân.Ngày 21-8-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Thạch Thành được thành lập do đồng chí Nguyễn Trí Đạo làm chủ tịch.Cùngvới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền mặt trận Việt Minh vàcác tổ chức quần chúng cũng được xắp xếp và tổ chức lại từ huyện xuống cơ sở.Đến tháng 10-1945, mặt trận Việt Minh, hội phụ nữ cứu quốc, hội thanh niêncứu quốc, hội nông dân cứu quốc… đã được kiện toàn trong tất cả các địaphương của huyện Đây là thắng lợi quan trọng bước đầu tạo đà cho sự pháttriển của phong trào cách mạng của huyện trong thời gian tiếp theo.Ngày 23-9-

1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ nước ta Hưởng ứng phongtrào hướng vào Miền Nam, mặt trận Việt Minhvà uỷ ban nhân dân cách mạnghuyện Thạch Thành đã kêu gọi nhân dân ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dânMiền Nam với tinh thần “tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, kêu gọi nhân dân ThạchThành hãy tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu Lúc này yêu cầu đặt raphải có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo đẩy lùi những khó khăn, thử thách trướcmắt, phát huy những thành quả cách mạng mà nhân dân Thạch Thành đã đạtđược Xuất phát từ yêu cầu đó ngày 10-11-1945, đồng chí Đặng Văn Hỷ tỉnh uỷviên đã về Thạch Thành tổ chức hội nghị kết nạp đảng viên và thành lập huyện

uỷ lâm thời Đồng chí Phạm Văn Giản được chỉ định làm Bí thư huyện uỷ lâmthời.Việc vừa kết nạp những đảng viên mới, lại vừa có một tổ chức đảng hoànchỉnh từ huyện uỷ xuống cơ sở, thể hiện sự trưởng thành của đội ngũ cán bộcũng như sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Thạch Thành Từ đây, phongtrào cách mạng của huyện được triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ, hiệu quảhơn.Thực hiện chủ trương của huyện uỷ và đường lối kháng chiến kiến quốc củatrung ương, từ đầu năm 1946, các tổ chức đảng và hệ thống chính quyền đoànthể được tăng cường và củng cố vững chắc Ngày 6-1-1946, trong không khí sôinổi của các phong trào cách mạng, cùng với đồng bào cả nước, tất cả cử triThạch Thành nô nức tham gia bầu cử, lần đầu tiên được cầm là phiếu bầu ra cơquan quyền lực cao nhất của mình, nhân dân Thạch Thành vô cùng phấn khởi.Mọi người nhận thức được đây là quyền lợi thiêng liêng và cũng là trách nhiệmcủa một người dân một nước độc lập Toàn huyện có 97% cử tri tham gia bỏphiếu bầu Những đại biểu do mặt trận Việt Minh giới thiệu đều trúng cử với sốphiếu cao Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Chủ tịch HồChí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “thà hi sinh tất cả, chứ nhất địnhkhông chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Tiếp đến ngày 22-12-1946, banthường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị về kháng chiền toàn dân, toàn diện, trường

kì, tự lực cánh sinh chống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập của dân tộc.Thựchiện chủ trương của trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ Thanh Hoá,

Trang 7

huyện uỷ Thạch Thành đã phát động tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng vàlòng căm thù thực dân Pháp của nhân dân, động viên toàn dân tham gia kháng chiến, đẩy mạnh tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bồi dưỡng sức dân đểkháng chiến lâu dài Tuy mới được hưởng thành quả của cách mạng trong mộtthời gian ngắn, nhưng nhân dân Thạch Thành đều thấy rõ tính ưu việt của chế độdân chủ nhân dân Đáp lại lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HồChí Minh, trăm người như một nhân dân Thạch Thành nâng cao ý chí sắt đá

“ thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ.” Cùng với ýchí đó và sự trưởng thành đó đảng bộ và nhân dân Thạch Thành bước vào cuộckháng chiến chống Pháp với niềm tin tất thắng

3.1.2 Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến (1947-1950)

Thực hiện chỉ thị của ban thường vụ trung ương Đảng Thạch Thành làvùng tự do không có quân Pháp đóng giữ theo hiệp định sơ bộ 6-3-1946 Nhiệm

vụ dặt ra đối với toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Thạch Thành là phải đềcao cảnh giác, nhanh chóng chuyển các hoạt động kinh tế, xã hội sang thờichiến Phải nhanh chóng củng cố, phát triển lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiếnđấu bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng tự do cho cuộc kháng chiến Đồng thời phảitiếp tục đẩy mạnh thực hiện kháng chiến kiến quốc, bồi dưỡng sức dân, chi việnsức người, sức của cho chiến trường đánh Pháp.Thực hiện các nhiệm vụ trên,đầu năm 1947, huyện uỷ mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ về tình hình, nhiệm vụmới nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng Để tăng cường cho côngtác chỉ đạo kháng chiến, Thạch Thành đã lập uỷ ban kháng chiến từ huyện tới cơ

sở Đồng chí Phạm Văn Tuynh được bầu làm Chủ tịch uỷ ban huyện Trongkhông khí sôi nổi khẩn trương của những ngày đầu cuộc kháng chiến, tháng 2-

1947, Thạch Thành đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất, nhằmđánh giá kết quả đạt được sau hơn một năm chỉ đạo cuộc kháng chiến phongtrào cách mạng ở địa phương,đề ra nhiệm vụ mới và bầu ra ban chấp hành chínhthức Đại hội đánh giá cao những kết quả của đảng bộ trong việc chỉ đạo nhândân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đồng thời nhấn mạnh những kếtquả trong công tác xây dựng Đảng và bồi dưỡng cán bộ Tiếp tục củng cố cơ sởđảng và hệ thống chính quyền, đoàn thể, xây dựng lực lượng vũ trang và dânquân tự vệ, đảm bảo tác chiến tại chỗ và bổ sung lực lượng tại chỗ Tiếp tụcphát triển sản xuất tự túc về lương thực, về thực phẩm và đóng góp cho cácchiến trường Đại hội bầu Ban chấp hành đảng uỷ, đồng chí PhạmVăn Dởnđược bầu làm bí thư huyện uỷ Từ tháng 3-1947, Đảng bộ và nhân dân huyện đãtập trung triển khai thực hiện nghị quyết lần thứ nhất đề ra, cùng đồng bào trongtỉnh thực hiện lời dạy của Bác: Xây dựng Thanh Hoá tỉnh kiểu mẫu của cả nước.Đựơc sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ Thanh Hoá, Thạch Thành đã phát độngphong trào xây dựng lực lượng dân quân, du kích Các đội dân quân, du kíchđược huấn luyện thường xuyên và trở thành lực lượng xung kích trong cácphong trào cách mạng, đặc biệt là việc canh phòng giữ gìn an ninh trật tự ở các

Trang 8

địa phương Để tăng cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tháng 4-1947,trung ương Đảng đã ra nghị quyết “cấp tốc xúc tiến việc huấn luyện vũ trang vàlãnh

đạo nhân dân” Thực hiện chủ trương này, ngày 10-4-1947, Huyện đội ThạchThành đã được thành lập, đồng chí Tạ Quang Đông được chỉ định làm huyện độitrưởng Thực hiện chủ trương thống nhất uỷ ban kháng chiến với uỷ ban hànhchính thành uỷ ban kháng chiến hành chính Thạch Thành đã nhanh chóng triểnkhai chủ trương từ huyện xuống cơ sở Đồng chí Nguyễn Trí Đạo được bầu làmchủ tịch uỷ ban kháng chiến Để tăng nhanh năng lực sản xuất phục vụ cho cuộckháng chiến, huyện đã đẩy mạnh việc vận động nhân dân thành lập các tổ đổi công Cuộc vận động đã thu hút phần lớn hộ nông dân tham gia, khắc phục cáckhó khăn do thiên nhiên gây ra, nhân dân đã chủ động nguồn giống, đắp đê, làmthuỷ lợi nhỏ đảm bảo gieo trồng hết diện tích…, với những nỗ lực đó, sản lượnglương thực Thạch Thành đã được nâng lên từng bước đảm bảo tự cấp tự túc vàđóng góp ngày càng nhiều cho tiền tuyến Thực hiện chủ trương tăng cường xâydựng lực lượng bộ đội chủ lực ở cấp tỉnh và huyện, tháng 10-1947, huyện tổchức đợt tuyển quân đầu tiên bổ sung cho quân chủ lực tỉnh Toàn huyện đượcgiao chỉ tiêu tuyển 25 người nhưng hàng trăm thanh niên các xã đã nô nức tìnhnguyện xin được tham gia quân đội đi kháng chiến Để đáp ứng nhu cầu nângcao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương, từ cuối năm

1947, huyên uỷ chủ trương thành lập trường Việt Thành Đây là lớp bồi dưỡngkiến thức văn hoá, chính trị, xã hội cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong huyện.Nhờ đó đội ngủ cán bộ huyện đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt Tháng 2-

1948, Đại hội Đại biểu toàn tỉnh Thanh Hoá đã đề ra chủ trương xây dựngThanh Hoá thành hậu phương vững mạnh, kịp thời cung cấp cho tiền tuyến,đồng thời tổ chức chiến đấu tốt nhằm bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống.Thực hiện chủ trương đó, tháng 3-1948, Ban chấp hành Đảng bộ huyện uỷ triệutập đại hội đảng bộ huyện lần thứ 2 Đại hội đề ra chủ trương tiếp tục tăngcường, đẩy mạnh sản xuất, phát triển lực lượng vũ trang gồm bộ đội tập trungcủa huyện và dân quân du kích Đại hội bầu Ban chấp hành huyện uỷ mới, đồngchí Phạm Văn Dởn được bầu lại làm bí thư huyện uỷ Thực hiện chủ trương lớncủa Đảng, tháng 2-1948, đại đội chủ lực của huyện được thành lập, gồm 120chiến sĩ chia làm hai trung đội Đồng chí Phạm Minh Quý, huyện đội phó làmđại đội trưởng, đồng chí Trần Cừu làm chính trị viên Đại đội đóng tại làng Án

Đổ với phiên hiệu c236 thuộc trung đoàn 435 của tỉnh đội Thanh Hoá Để hỗ trợcho việc phát triển lực lượng vũ trang, ở Thạch Thành huyện uỷ đã phát độngphong trào tuần lễ nuôi quân, do chuẩn bị chu đáo, phong trào đã được toàn dântham gia Toàn huyện đã góp được 150 tấn thóc và 30.000 đồng Để tăng cườngsức mạnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, đầu năm 1949, Đảng bộhuyện Thạch Thành đã tổ chức Đại hội lần thứ 3 tại thôn Án Đổ, xã Thạch Bình

Dự đại hội có hơn 90 đại biểu đại diên cho hơn 200 đảng viên của huyện Đạihội đã tập trung quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ liên khu IV(cuối

Trang 9

năm 1948) về xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt và sẵn sàng chiếnđấu bảo vệ quê hương Đại hội xác định Thạch Thành là vùng hậu phương giáp vùng địch chiếm Do đó, phải củng cố, tăng cường sức mạnh về mọi mặt, nângcao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng quân thù Đại hội đã bầu ra banchấp hành mới, đồng chí Phạm Văn Giởn được bầu làm bí thư huyện uỷ Thựchiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 3, các cấp uỷ đảng, chính quyền

đã tăng cường các biện pháp để giúp đỡ nhân dân và các cơ quan tản cư vềThạch Thành Đến đầu năm 1949, Thạch Thành đã đón hàng vạn dân về tản cư,trong đó có gia đình của tổng bí thư Trường Chinh cùng hàng chục cơ quan, đơn

vị, công binh xưởng của trung ương, quân đội các tỉnh Đảng bộ và nhân dânThạch Thành luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ đồng bào tản cư Hàng ngàn gia đình trong huyện đã tình nguyện giúp đỡ nơi ăn, chỗ ở, đồ dùnggia đình, thậm chí cả ruộng đất tạo điều kiện cho đồng bào tản cư ổn định cuộcsống và tham gia sản xuất Đối với các cơ quan, đơn vị, công binh xưởng…, củatrung ương, quân đội các tỉnh bạn, Ban tản cư huyện đã kết hợp chặt chẽ với các

xã, thôn tìm những địa điểm thích hợp, đảm bảo bí mật, an toàn và thuận tiệntheo tính chất của từng cơ quan đơn vị Nhân dân trong huyện đã không tiếccông, tiếc của tự nguyện giúp đỡ các đơn vị về vật chất và công sức xây dựnglán trại, nhà xưởng, hầm hào…Thực hiện chủ trương tăng cường lực lượng dânquân du kích, huyện uỷ và cơ quan kháng chiến đã cử cán bộ có năng lực phụtrách các tổ chức đoàn thể nhằm tạo ra khí thế sôi nổi cho phong trào tham gialực lượng dân quân du kích Đến giữa năm 1949, ngoài lực lượng chủ chốt làthanh niên nam, nữ, các tổ chức lão quân, thiếu niên quân cũng phát triển nhanh

và được huấn luyện toàn diện cả về quân sự, chính trị Trước sự phát triển củalực lượng vũ trang, nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành nhu cầu cấpthiết Tháng 5-1949, tỉnh uỷ và uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hoá

đã phát động phong trào “tuần lễ dân quân tự túc” trong toàn tỉnh Phong trào đãđược phát động rầm rộ trong nhân dân toàn huyện, nhân dân toàn huyện tiếp tụcnâng cao tinh thần yêu nước, đóng góp tiền của cho cuộc kháng chiến, nhân dântrong huyện đã góp được số lượng tiền và thóc vượt mức dự kiến, bảo đảmlương thực một phần trang bị cho bộ đội và dân quân du kích trong huyện luyệntập và sẵn sàng chiến đấu Thạch Thành đã được tỉnh biểu dương là huyện cóphong trào nuôi quân khá nhất Trước sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chínhquyền và quần chúng nhân dân, tháng 12-1949, huyện đội Thạch Thành đã tổchức lễ ra quân diễn tập tác chiến tổng hợp ở làng An Đổ nhằm biểu dương lựclượng, kiểm tra khả năng chiến đấu của các đơn vị vũ trang trong huyện Thamgia diễn tập có 130 chiến sĩ đại đội chủ lực huyên và hơn 300 chiến sỹ từ cácđơn vị dân quân du kích các xã Qua đợt diễn tập, khả năng chiến đấu của cácđơn vị đã được nâng lên một bước Song song với công tác phát triển lực lượngdân quân du kích sẵn sàng chiến đấu, đóng góp nuôi quân, ủng hộ bộ đội, nhiệm

vụ đẩy mạnh tăng gia, phát triển sản xuất đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền

Trang 10

thường xuyên quan tâm Từ những phong trào cách mạng rộng lớn trong nhândân, công tác phát triển Đảng đẩy lên một bước mới Nhiều quần chúng tích cực

đã được kết nạp vào Đảng, bổ sung cho lực lượng quan trọng cho phong tràocách mạng địa phương

3.1.3 Củng cố và giữ vững hậu phương, tăng cường chi viện cho tiền tuyến

Bước sang năm 1950, Đảng ta chủ trương chuyển mạnh sang tổng phảncông tiêu diệt sinh lực địch làm thay đổi thế chiến lựơc có lợi cho ta Để thựchiện nhiệm vụ này, Trung ương nêu rõ phải gấp rút bồi dưỡng và xây dựng quânđội nhân dân, xây dựng lực lượng chủ lực, đẩy mạnh chiến tranh chính quy, tíchcực phá tề trừ gian, thực hiện tổng động viên theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiềntuyến, tất cả để chiến thắng” tiếp đó ngày 12/2/1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rasắc lệnh tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực cho cuộc kháng chiến của dân tộc Triển khai nhiệm vụ đó, tháng 6-1950, ban chấp hành huyện uỷ đã triệu tậpĐại hội lần thứ tư của Đảng tại làng Án Đổ Đại hội đề ra nhiệm vụ tăng cườngsức mạnh của chế độ dân chủ nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm,thực hiện chính sách ruộng đất, bồi dưỡng sức dân và chi viện ngày càng nhiềucho chiến trường

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, công tác giáo dục chínhtrị được đẩy lên một bước Các cấp uỷ Đảng đã tổ chức các lớp học cho cán bộ,đảng viên về chủ trương lớn của Đảng Các buổi phát thanh cổ động và các khẩuhiệu được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân đã tạo ra khí thế mới cho phongtrào cách mạng mới ở địa phương Đầu năm 1950, Huyện đã huy động hàngngàn ngày công đào đắp hàng chục đập ngăn nước và mương tưới tiêu, phục vụsản xuất nông nghiệp.Nhằm chuẩn bị cho giai đoạn mới, tháng 7-1950, Hội nghịcán bộ tỉnh đã xác định nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Thanh Hoá là: Quyếtchiến thắng để bảo vệ Thanh Hoá một hậu phương quan trọng của ba chiếntrường: Bắc Bộ- Lào-Bình Trị Thiên Dốc nhân tài, vật lực cung cấp cho chiếntrường Bắc Bộ và Thượng Lào Thạch Thành là vùng tự do tiếp cận với chiếntrường phía nam, Bắc Bộ Hoà Bình, Bình Trị Thiên và Lào Do đó ThạchThành trở thành điểm tập kết, nơi qua lại của các đoàn bộ đội, dân công từ hậuphương ra chiến trường và từ chiến trường trở về Ngoài ra, các cơ quan, đơn vịcủa Trung ương, quân đội và các tỉnh tiếp tục sơ tán về Thạch Thành Vì vậy,năm 1949, 1950 thực dân Pháp đã tổ chức nhiều đợt ném bom phá các địa bànquan trọng của huyện Công tác bảo vệ hậu phương, xây dựng làng chiến đấu,bảo đảm bí mật an toàn có ý nghĩa quan trọng Huyện đã chỉ đạo lực lương dânquân du kích đào hàng vạn hầm trú ẩn và nhiều đoạn giao thông hào quan trọngdọc theo các tuyến đường từ Thạch Bình đi Hoà Bình, từ Cổ Tế đi Phố Cát

và Ninh Bình Nhân dân các xã ven đường đã đảm nhận việc tổ chức đón tiếp ăn

ở, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và dẫn đường đảm bảo an toàn,

bí mật cho các đoàn bộ đội, dân công…, qua lại trên địa bàn huyện Hội mẹchiến sĩ đã lập lại các quán nước cộng sản phục vụ bộ đội dân công dưới các bụi

Trang 11

lùm cây ven đường Song song với nhiệm vụ trên, Đảng bộ và nhân dân ThạchThành đã tập trung củng cố lực lượng chủ lực huyện, phát triển dân quân du kích Các xã, thôn đã phân loại tổ chức nhân lực, nắm vững số người trong độtuổi tuyển quân và dân quân du kích Các ban vận động của các xã vừa khơi dậytruyền thống cách mạng của dân tộc, vừa giảng giải sắc luật của chính phủ vềnghĩa vụ của công dân Từ đó, lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích đãtăng lên đáng kể

Cũng trong thời gian này, Huyện uỷ đã quyết định thành lập trường tiểuhọc đầu tiên ở Kim Tân để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho thế hệ trẻ đáp ứngcho yêu cầu của cách mạng Những cố gắng đó được tiếp tục nâng lên trongsuốt cuộc kháng chiến chống Pháp.Để đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực chocuộc kháng chiến của dân tộc, thực hiện chủ trương lớn của Trung ương Đảng

và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huyện uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính đã phátđộng nhân dân tham gia các phong trào: mua công phiếu kháng chiến, mua côngtrái quốc gia, ủng hộ lúa khao quân, hũ gạo kháng chiến, quỹ công lương…huyện uỷ đã cử cán bộ xuống xã kết hợp với các cán bộ cơ sở tuyên truyền vậnđộng nhân dân tham gia Tuy đời sống nhân dân Thạch Thành còn gặp nhiềukhó khăn, thiếu thốn nhưng với tinh thần cách mạng, mọi người, mọi nhà đềuhết lòng đóng góp công sức và của cải vật chất cho cuộc kháng chiến Với tinhthần đó toàn huyện đã mua 1637 công phiếu kháng chiến, 4850 công trái quốcgia, lúa cụ Hồ khao quân 118 tấn, hàng ngàn hũ gạo kháng chiến với 21,5 tấn,quỹ công lương 150,9 tấn và 76355 đồng Cùng với những đóng góp về vật chất,Huyện uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính đã chỉ đạo các xã, thôn thành lập cácđội dân công Mỗi thôn có một đội dân công từ 10 người trở lên, mỗi xã có mộtđại đội trên dưới 100 người do một đồng chí đảng viên phụ trách Lực lượng dâncông luôn luôn sẵn sàng phục vụ ở địa phương và các chiến trường Cuối năm

1950, đầu năm 1951, Thanh Hoá được Trung ương giao vận chuyển 5000 tấnlúa ra liên khu III chuẩn bị cho chiến dich Hà - Nam - Ninh Thạch Thành trởthành địa bàn tập kết của chiến dịch, nhận rõ trách nhiệm đó, huyện uỷ, Uỷ bankháng chiến hành chính đã họp bàn triển khai kế hoạch phối hợp cùng các đơn

vị của tỉnh chuẩn bị các phương tiện vận chuyển, bến bãi , kho tàng tập kết đảmbảo an toàn, bí mật Các xã vận động nhân dân giúp đỡ nơi ăn nghỉ và ủng hộcác phương tiện vận chuyển, nhất là các loại thuyền nan Do chủ động, ban dâncông của huyện đã huy động hàng ngàn dân công từ các xã, thôn tham gia đợtvận chuyển Nhiều gia đình tự nguyện nấu cơm, đun nước, ủng hộ thuốc men,tạo nơi ăn nghỉ cho các đoàn dân công Sau gần một tháng vật lộn với giá rét và

sự đánh phá của máy bay địch, 6 vạn dân công của tỉnh cùng với Đảng bộ vànhân dân huyện Thạch Thành đã vận chuyển được 4.635 tấn thóc về tập kết antoàn ở huyện chẩn bị cho chiến dịch Ngoài việc vận chuyển lương thực chuẩn

bị cho chiến dịch Hà - Nam - Ninh, trong năm 1950, và đầu năm 1951, ThạchThành còn huy động hàng chục đợt dân công ngắn ngày và dài ngày phục vụtrên các địa bàn của huyện, tỉnh, liên khu và các chiến trường khác Trong

Ngày đăng: 14/08/2017, 15:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lịch sử Thanh Hoá tập 1- Nxb khoa học xã hội – Hà Nội 1990 Khác
2. Lịch sử Thanh Hoá tập 2 – Nxb khoa học xã hội – Hà Nội 1994 Khác
3. Đường lên chiến khu – ty văn hoá và Ban vận động thành lập hội nhà văn – Thanh Hoá 1971 Khác
4. Đường lên chiến khu tập 2 – Hội nhà văn – ty văn hoá Thanh Hoá 1976 Khác
5. Những sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Thạch 1925-1945-Nxb Thanh Hoá 1942 Khác
6. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tập 1- 1930-1954- Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá 1971 Khác
7. Thạch Thành những chặng đường cách mạng- 1996 Khác
8. Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành- 1996 Khác
9. Danh sĩ Thạch Thành – Nxb Thạch Thành 1995 Khác
10. Dư địa chí Thạch Thành – Nxb văn hóa thông tin 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w