1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sưu tầm và sử dụng hình ảnh, mẫu vật, nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong giờ dạy môn công nghệ tại trường THCS nga thắng

22 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 8,27 MB

Nội dung

Hiện nay các tranh ảnh treo tường của môn Công nghệ được in và pháthành rất ít, nhiều bài khi dạy cần có tranh ảnh nhưng hiện tại nhà trường có rất ít tranh ảnh treo tường, nếu muốn cho

Trang 1

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.2 Cách sử dụng hình ảnh trực quan có hiệu quả 72.3.3 Sử dụng mẫu vật hoặc mô hình trong giờ dạy 9

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

18

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Như chúng ta đã biết, môn Công nghệ có vị trí và ý nghĩa quan trọng đốivới việc giáo dục thế hệ trẻ Từ những hiểu biết đơn giản về trồng trọt, chănnuôi, ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở sẽ giúp các em biết các công việctrong cuộc sống hàng ngày, giúp các em có thể định hướng nghề nghiệp trong

tương lai và con đường nhận thức ngắn nhất sẽ là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “Con đường” nhận thức này chính là các “Hình ảnh trực quan" và mẫu vật trực quan.

Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho

học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của

mình bằng các “Hình ảnh trực quan", chính vì thế mà “Hình ảnh trực quan"

đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa giúphọc sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà họcsinh rất dễ nắm bắt

Trong những năm gần đây, các thành tựu của khoa học, đặc biệt là côngnghệ thông tin (CNTT) đang dần dần trở thành công cụ hữu ích đối với tất cảcác lĩnh vực trong xã hội, CNTT đã làm thay đổi khá lớn đến hình thức, nộidung các hoạt động kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội loài người Ứng dụngcủa CNTT ngày càng trở nên đa dạng và phong phú Đối với ngành giáo dục,việc ứng dụng CNTT lại càng có ý nghĩa đặc biệt, góp phần tích cực trong quátrình đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức

Hiện nay các tranh ảnh treo tường của môn Công nghệ được in và pháthành rất ít, nhiều bài khi dạy cần có tranh ảnh nhưng hiện tại nhà trường có rất

ít tranh ảnh treo tường, nếu muốn cho học sinh quan sát thì phải sử dụng đếncác phương tiện là máy vi tính, máy chiếu và màn chiếu để trình chiếu các hìnhảnh trực quan trong quá trình giảng dạy Chính vì vậy mà tôi đã dùng CNTT đểsưu tầm những hình ảnh cần thiết cho từng tiết học và trình chiếu trên bảngphụ nhằm giúp học sinh tiếp cận và khai thác kiến thức có hiệu quả nhất.Sau hơn 10 năm trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ ở trường THCS NgaThắng và qua các tiết dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, tôi nhận thấy việc sử

dụng “Hình ảnh trực quan” trong giảng dạy là một vấn đề bổ ích về lí luận

cũng như thực tiễn Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộmôn bởi vì đối tượng là học sinh THCS thì về mặt thể chất cũng như tinh thần,

sự nhận thức, năng lực tư duy… của các em đã phát triển ở mức độ cao hơn các

em ở bậc Tiểu học và các em ở lớp trên thì cao hơn các em ở lớp dưới Nếu đượckhơi dậy đúng mức tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạtđộng khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốtnhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc THPT -nơi mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn

Trang 3

Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Sưu tầm và sử dụng hình ảnh, mẫu vật nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong giờ dạy môn Công nghệ tại trường THCS Nga Thắng ”.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.2.1 Nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ tại trường THCS 1.2.2 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh ảnh để phát

hiện vấn đề và giải quyết vấn đề

1.2.3 Tăng hứng thú, tính ham học hỏi của học sinh.

1.2.4 Biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng

ngày

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Các bài học khối 6, khối 7, khối 9

- Mẫu vật, mô hình, tranh ảnh có liên quan đến nội dung các bài dạy mônCông nghệ 6,7,9

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.4.1 Sưu tầm mẫu vật và các hình ảnh có liên quan đến nội dung các bài

dạy môn Công nghệ

Xét về tâm lý, đối với các em ở lứa tuổi THCS hầu hết rất thích tìm tòi, họchỏi những điều mới, lạ Việc đưa vào bài giảng những tranh ảnh minh họa là rấtcần thiết nhất là đối với môn Công nghệ vì nó góp phần giúp học sinh tập trung

chú ý vào nội dung bài học và cũng đã vận dụng được nguyên tắc dạy học “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực của học sinh nói chung và môn Công nghệ nói riêng, để tổ chức cho họcsinh hoạt động tích cực trong các giờ học giáo viên cần đổi mới nội dung hoạtđộng bằng nhiều cách như cho học sinh quan sát tranh ảnh, làm thí nghiệm,nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu…Tuy nhiên, thực tế số lượng mẫu vật, môhình hay tranh ảnh hiện có ở trường là ít so với yêu cầu của môn học chỉ đápứng được 25%, 70% số bài dạy giáo viên thấy cần thiết phải sưu tầm thêm tranhảnh hoặc mẫu vật Chính từ thực tế trên tôi đã sưu tầm và chọn lọc một số hìnhảnh minh họa phục vụ cho việc dạy học của bản thân nhằm nâng cao hứng thú

và chất lượng học tập môn Công Nghệ ở học sinh

Trang 4

2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Qua hơn 10 năm trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ tại trường THCS NgaThắng tôi nhận thấy:

Việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách cho học sinh quan sát tranhảnh là rất cần thiết Bởi lẽ, học lực của đa số các em chỉ ở mức trung bình, hơnnữa các em chưa thực sự tự giác, tích cực học tập Do đó, giáo viên cần đóng vai

trò “điều khiển” học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.

Chương trình Công nghệ có rất nhiều nội dung kiến thức mới, học sinhphải vận dụng tư duy khoa học để nghiên cứu, tìm hiểu, ghi nhớ và liên hệ thực

tế rất nhiều Song mức độ tập trung tiếp thu bài, năng lực quan sát hình ảnh,phân tích và tổng hợp kiến thức của học sinh còn hạn chế Trong các tiết học,học sinh thường thụ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng tài liệu đểnắm bắt kiến thức Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách quan sát,nghiên cứu, học tập để phát triển tư duy khoa học và vận dụng kiến thức đã họcvào thực tế cuộc sống hàng ngày

Thực tế hiện nay nhiều học sinh trong trường THCS vẫn chưa coi trọngmôn Công nghệ Kiến thức môn Công nghệ của các em còn nghèo, hời hợt, chưabiết áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày.Chính những điều đó đôi khi làm các em hiểu lệnh lạc về môn Công nghệ Trongkhi đó đồ dùng trực quan như tranh ảnh, mô hình, băng đĩa, sơ đồ… còn hạnchế Nhà trường lại không có điều kiện cho các em đi tham quan những trangtrại chăn nuôi, mô hình kinh tế mới… nên phần nào ảnh hưởng đến hứng thúhọc tập của các em Từ lí do trên dẫn đến kết quả học tập môn Công Nghệkhông cao điều này được minh chứng qua bảng số liệu sau:

Giỏi Khá Trung bình Yếu + Kém TB trở lên

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

2015

-2016

Khối 9 51 13 25,5 19 37,3 19 37,2 0 0 51 100Khối 7 48 12 25,0 17 35,4 18 37,5 1 2,1 47 97,9 Khối 6 29 6 20,7 12 41,4 10 34,5 1 3,4 28 96,6

2.3.GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

2.3.1 Chuẩn bị nội dung:

2.3.1.1 Xây dựng thư viên tư liệu.

Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn Công nghệ kho tư liệu làđiều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng Nhưng hiện nay ở môn học này, các

đồ dùng trực quan rất ít, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều.Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện tư liệu đểphục vụ cho công tác giảng dạy

- Trước đây tôi xây dựng kho tư liệu bằng cách quan sát thực tế, tham khảotài liệu, sách, báo rồi cắt hoặc chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệuchuyên môn của mình

Trang 5

- Hiện nay nhờ ứng dụng CNTT nên tôi xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi,phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây Tôi đã sửdụng CNTT sưu tầm qua mạng Internet, chụp những hình ảnh trong thực tế cóliên quan đến những bài dạy rồi xử lý, sắp xếp thành các file dữ liệu có nội dungtheo từng phần: Trồng trọt, Thủy sản, Chăn nuôi,Trồng cây ăn quả, May mặctrong gia đình, Nấu ăn trong gia đình, Trang trí nhà ở để dễ dàng tìm kiếm khi

sử dụng

Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn :

+ Khai thác hình ảnh từ mạng Internet: tôi vào các trang web của bộ giáodục và đào tạo, thư viện bài giảng điện tử, Thư viện trực tuyến violet

+ Khai thác hình ảnh từ tài liệu, sách, báo, tạp chí

Trong quá trình tham khảo tài liệu, sách, báo gặp những tranh, ảnh đặcbiệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh hoặc dùng iPad, điện thoại đểchụp cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trìnhgiảng dạy

+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm thông qua chứcnăng cung cấp thông tin của máy tính

Từ các nguồn khai thác trên tôi đã lưu trữ cho mình một thư viện tư liệuphong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy

2.3.1.2 Chuẩn bị hình ảnh trực quan.

Để tiết dạy đạt được mục tiêu, giáo dục tư tưởng và ý thức tốt đẹp cho họcsinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo và xây dựngđược các file dữ liệu hình ảnh trực quan minh họa cho các bài dạy trong chươngtrình Công nghệ theo từng khối Như vậy, sự chuẩn bị của giáo viên là rất cầnthiết trước khi lên lớp giảng dạy Để bộ hình ảnh sưu tầm đó có nội dung phùhợp, có ý nghĩa giáo dục cao, tránh tình trạng không đúng với chủ đề bài giảng,gây cảm giác tản mạn ở học sinh trong khi sử dụng hoặc làm cho HS khó hiểu,tôi tiến hành các bước như sau:

+ Trước hết tôi rà soát lại toàn bộ nội dung chương trình của từng phầntrong mỗi bài ở các khối

+ Tiếp đó tôi phân loại thành từng nội dung:

- Những nội dung Bộ Giáo dục - Đào tạo có cấp tranh:

Môn Công nghệ 6: Công ty thiết bị giáo dục I có phát hành những tranhsau:

Bài 1 - Các loại vải thường dùng trong may mặc có tranh: Sơ đồ quy trìnhsản xuất vải sợi thiên nhiên và tranh: Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hóa học.Bài 4 - Sử dụng và bảo quản trang phục có tranh: Kí hiệu giặt là

Bài 12 - Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa có tranh: Trang trí nhà ởbằng cây cảnh và hoa

Bài 13 - Cắm hoa trang trí có tranh: Nguyên tắc cắm hoa trang trí

Bài 18 - Các phương pháp chế biến thực phẩm có tranh: Các phương phápchế biến thực phẩm và tranh: Trình bày món ăn

Trang 6

Môn Công nghệ 7: Công ty thiết bị giáo dục I có phát hành tranhsau: Bài 12 - Sâu, bệnh hại cây trồng có tranh: Dấu hiệu của cây trồng bịsâu, bệnh phá hoại.

Môn Công nghệ 9: Công ty thiết bị giáo dục I có phát hành tranh: Kĩthuật nhân giống vô tính cây ăn quả

- Những nội dung trong Sách Giáo Khoa (SGK) đã có hình thì tôi sử dụngtrực tiếp trong quá trình giảng dạy Ví dụ: Khi dạy Bài 1 Vai trò, nhiệm vụ của

trồng trọt (Công nghệ 7) Phần I SGK có in Hình 1 Vai trò của trồng trọt, Tôi

yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi câu hỏi trong SGK để khai tháckiến thức của học sinh

Dựa vào Hình:1 em hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?Qua quan sát các em đã đưa ra được 4 vai trò của trồng trọt tương ứng với 4hình nhỏ

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

+ Cung cấp thức ăn cho vật nuôi

+ Cung cấp nguyên liệu cho Công nghiệp

+ Cung cấp nông sản cho xuất khẩu

- Những nội dung trong SGK đã có hình nhưng chưa phong phú thì tôi đưathêm 1 số hình ảnh khác qua sưu tầm và trình chiếu để làm rõ thêm nội dung bàihọc Ví dụ: Khi dạy bài 31 Giống vật nuôi (Công nghệ 7) trong SGK có in Hình

51, Hình 52, Hình 53 nhưng tôi thấy nên đưa thêm vào một số hình ảnh nữa đểhọc sinh hiểu rõ được khái niệm về giống vật nuôi và biết phân loại giống vật

nuôi Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu tôi đã sử dụng Hình 2 trình chiếu cho học

sinh quan sát để biết thêm về 1 số giống vật nuôi

Khi dạy mục1 Thế nào là giống vật nuôi? Tôi chiếu hình 2 yêu cầu học sinhquan sát kết hợp đọc thông tin mục I.1 SGK (trang 83) và trả lời câu hỏi: Emhiểu thế nào là giống vật nuôi? bằng cách tìm từ thích hợp điền vào chỗ trốngsau Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra Mỗi giống vật nuôi đều cóđặc điểm giống nhau, có và như nhau, có tính

di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định Tiếp đó tôi yêu cầu học sinh trảlời những câu hỏi sau: Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất củanhững vật nuôi cùng giống thế nào? Học sinh quan sát, suy nghĩ trả lời, học sinhkhác nhận xét, bổ sung và tôi đưa khái niệm đầy đủ "Giống vật nuôi là sảnphẩm do con người tạo ra Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giốngnhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có sốlượng cá thể nhất định Tiếp đến phần 2 Phân loại giống vật nuôi học sinh chỉcần đọc SKG kết hợp quan sát Hình 2 là có thể xác định căn cứ phân loại giốngvật nuôi

- Những nội dung còn lại tôi sẽ nghiên cứu, tìm hiểu xem nội dung nào cần

sử dụng hình ảnh và lựa chọn trong các file tư liệu của mình những hình ảnh phùhợp với từng phần của từng bài Sau đó tôi xử lý, sắp xếp những hình ảnh đó vàothành 1 file để trình chiếu cho hs hiểu hơn về nội dung bài học

Ví dụ: Khi dạy bài 46 Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (Công nghệ 7) tôi đãsưu tầm được các Hình 3 và Hình 4 để trình chiếu lên cho HS quan sát

Trang 7

Khi dạy phần I Khái niệm về bệnh, tôi chỉ cần đưa ra câu hỏi: Em hãyquan sát Hình 3, 4 thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Em hiểu thế nào là vật nuôi bịbệnh? Cho ví du? Học sinh dễ dàng lấy được ví dụ và nhanh chóng nêu đượckhái niệm về bệnh Tiếp theo tôi lại hỏi: Con vật bị bệnh có những đặc điểm nhưthế nào? Nếu không kịp thời chữa trị thì hậu quả ra sao?

Tương tự như vậy tôi đã sưu tầm và lưu vào trong máy những bộ tranh cho

3 khối 6, 7, 9 để giảng dạy trong các giờ học Công nghệ Sau đây tôi xin đưa ramột số dẫn chứng minh họa cho đề tài của mình:

Bài 18 Các phương pháp chế biến thực phẩm (Công nghệ 6) tôi đã sưu tầm

và chiếu Hình5 lên bảng phụ.

Bài 20 - Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản (Công nghệ 7) tôi sưutầm và đưa ra Hình 6

Bài 12 - Sâu bệnh hại cây trồng (Công nghệ 7) tôi đã sưu tầm và chiếu

Hình 7 lên bảng phụ để học sinh biết và nêu được khái niệm về côn trùng

Bài 13 - Phòng trừ sâu, bệnh hại (Công nghệ 7) tôi sưu tầm và trình chiếuHình 8, 9, 10, 11

Bài 5 - Thực hành: Chiết cành (Công nghệ 9) tôi đã sưu tầm và chiếu Hình

12 lên bảng phụ;

Bài 6 - Thực hành: Ghép (Công nghệ 9) tôi đã sưu tầm và chiếu Hình 13.

2 3.2 Cách sử dụng hình ảnh trực quan có hiệu quả:

2.3.2.1 Cách đưa hình ảnh trực quan:

- Đưa tranh ngay ra lúc ban đầu để tạo tâm thế hứng thú, phát triển tư duy ởhọc sinh.Ví dụ: Khi dạy bài 18 - Các phương pháp chế biến thực phẩm (Côngnghệ 6) trước khi vào mục 1 Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước, tôicho các em quan sát hình 5 sau đó yêu cầu các em trả lời câu hỏi sau Phươngpháp làm chín thực phẩm trong nước gồm những phương pháp nào? Cho ví dụ?Nêu khái niệm, quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của từng phương pháp?Sau khi quan sát hình 5 các em rất hứng thú với bài học, tích cực phát biểu ýkiến, đặc biệt là các em học lực yếu và trung bình cũng hăng hái phát biểu tiếthọc trở nên sôi nổi và đầy hào hứng

- Việc giáo viên trình chiếu những hình ảnh minh họa trong quá trình dạyhọc nhằm khai thác, bổ sung và khắc sâu kiến thức Ví dụ: Bài 46 - Phòng, trịbệnh cho vật nuôi Khi dạy phần II Nguyên nhân sinh ra bệnh Sau khi học sinhđưa được nguyên nhân sinh ra bệnh tôi chỉ vào Hình 4 và hỏi Các bệnh do yếu

tố sinh học gây ra được chia làm mấy loại? Các em dễ dàng nêu được: Bệnhtruyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm tiếp đó tôi lại đưa câu hỏi: Quan sátHình 4 Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm? Ngoài những

ví dụ trên em hãy kể thêm vài bệnh khác mà em biết? Theo em khi vật nuôi mắcbệnh truyền nhiễm ta phải làm gì? Hầu hết các em đều trình bày được bệnhtruyền nhiễm là do các vi sinh vật (như vi rút, vi khuẩn…) gây ra, lây lan nhanhthành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho nghành chăn nuôi (như bệnh lởmồm long móng ở trâu, bò, bệnh lợn tai xanh, bệnh dịch tả lợn châu phi, bệnh tụhuyết trùng ở gà, bệnh H5N1, bệnh H7N9 ) Bệnh không truyền nhiễm: do điềukiện ngoại cảnh, không lây lan, gây hại trên từng cá thể vật nuôi (như bệnh gà ăn

Trang 8

lông, bệnh còi xương, giun chui ống mật ) Rất nhiều em đã đưa được các cáchgiải quyết khi vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm là (Cách ly vật nuôi bị bệnh vớivật nuôi khỏe, báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị, tiêu hủy nhữngvật nuôi chết )

- Cũng có thể đưa tranh khi đã dạy xong bài học để học sinh mở rộng, liên

hệ kiến thức bài học với thực tế Ví dụ: Sau khi học xong bài 20 - Thu hoạch,bảo quản và chế biến nông sản ( Công nghệ 7) tôi cho học sinh quan sát Hình 6

và đưa ra 1 số dẫn chứng: Trong thực tế vì lợi nhuận mà một số cơ sở sản xuấtkhông coi trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của con người đã sử dụng 1

số loại hóa chất không cho phép và còn áp dụng quy trình bảo quản, chế biếnnông sản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tôi thấy các em đều chămchú quan sát và lắng nghe từ đó giúp các em thận trọng hơn khi sử dụng một sốsản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ Hoặc sau khi dạy xong phần lý thuyếtBài 6 – Thực hành: Ghép (Công nghệ 9) tôi cho học sinh quan sát hình 13 để mởrộng và liên hệ với thực tế Trong lúc học sinh quan sát tôi nhấn mạnh nhờ ứngdụng phương pháp ghép đã giúp cho rất nhiều gia đình cũng như các nhà vườn

có thể cải tạo được vườn cây ăn quả của mình nhằm đem lại hiệu quả kinh tếcao Bằng cách sử dụng đoạn cành hoặc mắt của những cây giống mới có năngsuất và chất lượng cao ghép vào những cây có phẩm chất kém Cũng có thể sửdụng một cây gốc ghép để ghép 2 hay nhiều loại quả cùng họ lên Tôi nhận thấycác em vô cùng ngạc nhiên và mong đợi đến tiết học sau để thực hành

Nhưng cần lưu ý tránh việc trình chiếu nhiều hình ảnh liên tục làm cho trithức của học sinh tản mạn Khi chiếu tranh ảnh cho học sinh quan sát và trả lờixong ý cần khai thác giáo viên phải để máy chiếu ở chế độ sile trống ngay

2.3.2.2 Sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa nội dung:

- Sử dụng hình ảnh trực quan để diễn tả, thể hiện, khẳng định, chứng minhcho những sự vật hiện tượng mà bằng lời nói không thể mô tả được một cáchđầy đủ, các yếu tố nghịch lý, các sự kiện tương phản không thể hiểu được nếuchỉ giải thích bằng lời nói Ví dụ: Bài 12 Sâu, bệnh hại cây trồng (Công nghệ 7)tìm hiểu phần 1 Khái niệm về côn trùng tôi chỉ cần cho học sinh quan sát hình

là ngay lập tức các em đã hiểu và nêu được khái niệm về côn trùng Khôngnhững thế các em còn lấy được rất nhiều ví dụ về côn trùng Quan sát hình 7 họcsinh sẽ nhận thấy: Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc nghành động vậtchân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng Ngực mang 3 đôi chân vàthường có hai đôi cánh đầu có 1 đôi râu Hoặc khi dạy Bài 13 Phòng trừ sâu,bệnh hại Tôi thấy rất có hiệu quả khi cho học sinh quan sát hình 8->11 Nhìnvào hình 8 học sinh dễ dàng nêu được nội dung và tác dụng phòng trừ sâu, bệnhcủa biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại đó là:

+ Vệ sinh đồng ruộng và làm đất: Trừ mầm mống sâu bệnh

+ Gieo trồng đúng thời vụ: Để tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh.+ Chăm sóc kịp thời bón phân hợp lý: Để tăng sức chống chịu sâu, bệnh.+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích: Thayđổi thức ăn và môi trường sống

+ Sử dụng giống chống sâu, bệnh: Hạn chế được sâu bệnh gây hại

Trang 9

- Khi dạy các bài thực hành tôi kết hợp giữa việc thao tác làm mẫu cùngvới cho các em quan sát hình ảnh trực quan để hướng dẫn Ví dụ trong các tiếtdạy thực hành Công nghệ lớp 9 như phần ghép mắt nhỏ có gỗ Trong giờ lýthuyết tôi đã kết hợp giữa việc thao tác làm mẫu cùng với cho các em quan sátHình 13 để hướng dẫn các em thực hiện quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ Kết quảhầu hết các em đã trình bày được quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ và thao tác rấtthành thạo trong giờ thực hành.

2.3.3 Sử dụng mẫu vật hoặc mô hình trong giờ dạy.

* Mẫu vật

Môn công nghệ nông nghiệp là môn có nhiều kiến thức gắn liền với thực tếsản xuất nông nghiệp Số tiết thực hành tương đối nhiều chiếm gần 1 nửa trongtổng số tiết học thậm chí khối lớp 9 số tiết thực hành chiếm 2/3 tổng số tiết học.Chính vì vậy, việc giáo viên yêu cầu học sinh đem mẫu vật sưu tầm phục vụ choviệc học tập là điều rất quan trọng, nó giúp các em khắc sâu kiên thức tốt hơn vàlâu hơn

Để các em sưu tầm mẫu vật phù hợp có hiệu quả cao trong việc khai tháckiến thức bài học tôi đã vạch ra các bước cần làm trước khi yêu cầu học sinh Đólà: - GV và HS phải đọc trước yêu cầu và nội dung bài học tới

- GV hướng dẫn HS sưu tầm mẫu vật phải đảm bảo được các yêu cầu gìcủa bài học

- Đến giờ học, GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức -> HS khác nhận xét,

bổ sung kiến thức và GV kết luận

VD: Khi dạy bài 9 - Công Nghệ 9, tôi đã yêu cầu học sinh đem mẫu vật làquả vải, cây vải con (phải đảm bảo còn lá, có cả bộ rễ)

? Khi ăn quả vải em thấy có vị gì? HS sẽ nêu được giá trị dinh dưỡng

? Quan sát cây vải em hãy nêu đặc điểm về lá, thân, rễ của cây vải?

Từ mẫu vật đó các em nêu 1 cách đầy đủ và chính xác về đặc điểm thực vậtcủa cây vải

VD: Để dạy bài 4 "Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương phápđơn giản" GV yêu cầu mỗi 1 em HS đem các mẫu đất ở nhà mình đến để thựchành theo 4 bước mà GV đã hướng dẫn Sau khi các em thực hành xong cácbước trên, GV yêu cầu HS căn cứ vào bảng chuẩn phân cấp đất hãy xác địnhxem đó là loại đất gì? Nêu biện pháp sử dụng và cải tạo đất (Nếu có) GV nhậnxét chung và rút ra kết luận

Sau tiết học thực hành đó tôi thấy HS rất thích học và háo hức chờ đón tiếthọc tiếp theo Đặc biệt là các em rất nhiệt tình mỗi khi cô giáo yêu cầu HSchuẩn bị mẫu vật thật để phục vụ cho việc học tiết sau

Các bài tôi có thể yêu cầu HS đem mẫu vật là:

- Một số mẫu vật cây trồng bị sâu, bệnh hại Bài 12 - Công nghệ 7

- Học sinh đem các loại rau (Xà lách, mùi,…); Củ (Cà rốt, xu hào,…); Quả(Dưa chuột, cà chua,…) để học bài 34 - Công nghệ 6 (Tỉa hoa trang trí món ăn

từ 1 số loại rau, củ, quả)

- Đem quả và cây bưởi, nhãn, vải, xoài ở các bài học 7,8,9,10 - Công nghệ 9

Trang 10

- Các bài thực hành: Bài 5,6,7,14,19,20 - Công nghệ 6; Bài 4,5,14 - CôngNghệ 7; Bài 4, 5, 6, 13, 14, 15 - Công Nghệ 9

Ví dụ: trong bài 36"Nhận biết một số giống lợn qua quan sát và đo kíchthước các chiều"

M« h×nh lîn vµ c¸ch ®o c¸c chiÒu Ghi chú: - AB: là chiều dài thân - C: Là vòng ngực

Với nội dung bài học này thì giáo viên không thể đem vật mẫu thật lên lớpđược mà chỉ có thể dùng mô hình con lợn Từ con lợn bằng mô hình thì giáoviên chỉ cho học sinh biết các bộ phận trên con vật, cách đo kích thước cácchiều, qua đó học sinh biết cách tính trọng lượng thật của con lợn, hoặc chọngiống…Nếu dùng mô hình thì học sinh được thực hành trên mô hình đó các em

sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn và lâu hơn đồng thời tạo cho các em có cảm giácthích thú trong việc học tập trên lớp hơn

* Cách sử dụng mẫu vật và mô hình có hiệu quả:

Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia củanhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ cho được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tainghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lựcchú ý quan sát, hứng thú của học sinh Tuy nhiên nếu không sử dụng tốt, đúngmức và bị lạm dụng thì dễ làm học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vàocác dấu hiệu cơ bản chủ yếu Đồ dùng trực quan có nhiều loại Mỗi loại lại cócách sử dụng riêng, nhưng phải chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:

1/ Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loạibài học để lựa chọn dụng cụ trực quan cho thích hợp, không nên dùng quá nhiềudụng cụ trực quan cho một tiết dạy

2/ Phải có phương pháp thích hợp đối với mỗi loại dụng cụ trực quan ( Như

đã nêu ở trên)

3/ Trước khi sử dụng cần phải giải thích: Dụng cụ trực quan này nhằm mụcđích gì? Giải quyết vấn đề gì? Nội dung gì? trong bài học

Trang 11

4/ Đảm bảo tính trực quan, rõ ràng, thẩm mỹ, cần chú ý tới quy luật nhậnthức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Không nên sử dụng dụng cụ trực quan quá

cũ nát, các hình vẽ cẩu thả

5/ Biết vận dụng, sử dụng dụng cụ trực quan tới các phương pháp dạy họckhác: như nêu vấn đề, mô tả, diễn giải cho nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả cao Điểm khác biệt với phương pháp sử dụng dụng cụ trực quan trước đây

là :giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các dụng cụtrực quan, đồng thời qua việc sử dụng dụng cụ trực quan ta phải rèn luyện chohọc sinh các kỹ năng cần thiết: Kỹ năng sử dụng tranh vẽ, sơ đồ, kỹ năng thuthập tư liệu qua sách tham khảo

- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây vải

- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến quả vải

2 Kỹ năng:

- Phát triển tư duy suy diễn, phân tích, tổng hợp

- Phát triển kỹ năng quan sát và thảo luận nhóm

- Có khả năng vận dụng kỹ thuật trồng cây vải vào việc trồng, chăm sóc,thu hoạch vải ở gia đình

3 Thái độ: - Yêu thích nghề trồng cây ăn quả,

- Có ý thức bảo vệ cây trồng

II CHUẨN BỊ:

1 Đối với giáo viên: - Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng

- Hình 17 SGK phóng to, Tranh ảnh minh họa

- Mẫu vật: Cây vải con

2 Đối với học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học.

- Xem trước bài 9

2 Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn và trình

bày yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn?

3 Bài mới: Vải là cây ăn quả đặc sản của các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Nó có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao Hiện nay cây vải đang được phát triểnmạnh, là cây đi tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cũng là

Ngày đăng: 08/08/2019, 14:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa môn Công nghệ 6, 7, 9 Nhà xuất bản giáo dục - năm 2009 Khác
2. Sách giáo viên môn Công nghệ 6, 7, 9 Nhà xuất bản giáo dục – năm 2006 Khác
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ THCS - Nhà xuất bản giáo dục - năm 2008 Khác
4. Phương pháp dạy học Kĩ thuật nông nghiệp ở trường THCS - Nhà xuất bản giáo dục năm 2000 Khác
5. Lý luận dạy học Kĩ thuật nông nghiệp - Nguyễn Đức Thành - Bộ giáo dục Khác
6. Tài liệu hướng dẫn chuẩn Kĩ thuật nông nghiệp - Nhà xuất bản giáo dục năm 2009 Khác
7. Nguyễn Đức Thành ( 2000), Đổi mới phương pháp dạy học môn Kỹ thuật nông nghiệp hiện nay Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w