1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cách nhân vật robinson crusoe trong tiểu thuyết robinson crusoe của daniel d

58 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 583,37 KB

Nội dung

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ LẠI TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành với sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương - giảng viên khoa Ngữ Văn. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã luôn tận tâm, ân cần, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Nhân dịp hoàn thiện khóa luận em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, tổ Văn học nước ngoài, trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Ngữ Văn đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Trong quá trình thực hiện khóa luận do thời gian và phạm vi đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn la, tháng 05 năm 2014 Tác giả Hoàng Thị Lại MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp 7 5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu 7 5.3. Phương pháp thống kê 7 5. Đóng góp của khóa luận 7 6. Cấu trúc của khóa luận 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9 1.1. Vài nét về văn học thế kỉ XVIII, tác giả và tác phẩm Robinson Crusoe 9 1.1.1. Vài nét về văn học Anh thế kỉ XVIII 9 1.1.2. Tác giả Daniel Defoe và tác phẩm Robinson Crusoe 10 1.1.2.1. Tác giả Daniel Defoe 10 1.1.2.2. Tác phẩm Robinson Crusoe 11 1.2. Một số vấn đề lý luận 12 1.2.1. Nhân vật văn học 12 1.2.2. Tính cách nhân vật 14 1.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 15 Tiểu kết 17 CHƢƠNG 2: TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE 18 2.1. Thích phiêu lưu mạo hiểm 18 2.2. Thông minh tài trí 20 2.3. Có ý chí và nghị lực 24 2.4. Lạc quan yêu đời 29 2.5. Yêu thương con người, loài vật và quê hương 31 2.6. Chăm chỉ lao động 35 Tiểu kết 37 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE 38 3.1. Nghệ thuật miêu tả 38 3.1.1. Miêu tả diện mạo nhân vật 38 3.1.2. Miêu tả hành động nhân vật 40 3.1.3. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật 43 3.2. Xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật 46 3.2.1. Không gian nghệ thuật 46 3.2.1.1. Không gian nước Anh và Brazil 46 3.2.1.2. Không gian hoang đảo 47 3.2.2 Thời gian nghệ thuật 48 3.2.2.1. Thời gian trước khi đến đảo hoang 48 3.2.2.2. Thời gian sau khi đến đảo hoang 49 Tiểu kết 51 PHẦN KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ở phương Tây, chế độ phong kiến đã tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là chính sách ngu dân của giáo hội nhà thờ đã kìm kẹp cuộc sống của nhân dân trong tăm tối mê muội. Cuộc chiến chống phong kiến diễn ra trên toàn châu Âu. Giai cấp tư sản lên ngôi đã mở ra một thời kì lịch sử mới cho nhân loại. Văn học thời kì này luôn theo sát, nắm bắt và phản ánh từng biến động của lịch sử xã hội. Các triết gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn tiến bộ của thế kỉ XVIII ở hầu khắp các nước đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lí trí, dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lý giải phóng tư tưởng cho mọi người, mở mang trí tuệ cho họ, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với văn học, khoa học, nghệ thuật. Ánh sáng của lí trí soi vào khắp các lĩnh vực và trở thành một thứ vũ khí chống phong kiến sắc bén. Trên nền tảng xã hội đó, đã xuất hiện một dòng văn học với cái tên chứa đầy ý nghĩa - văn học Ánh sáng. 1.2. Daniel Defoe, một trong những nhà văn Anh có tiếng tăm nhất của thế kỉ XVIII. Ông được đánh giá là một trong những người sáng lập ra nền tiểu thuyết của Anh và của cả châu Âu. Cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố thăng trầm, những trải nhiệm vất vả mà kì thú chẳng khác gì số phận và cuộc đời của các nhân vật trong sáng tác của ông. Ngòi bút không biết mệt mỏi ông đã sáng tạo ra hàng trăm tác phẩm phê phán châm biếm những điều sai trái trong xã hội, và quan trọng là giúp người đọc hiểu biết và khám phá những bí ẩn trong đời sống, những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn con người. Trong đó tiểu thuyết Robinson Crusoe là nổi tiếng hơn cả và trở thành đóng góp quý báu vào kho tàng văn học thế giới. Sự thành công của cuốn tiểu thuyết đã đưa ông vào hàng các nhà văn bất tử của thế giới. 1.3. Có những tác phẩm văn chương đọc đi đọc lại không thấy chán, càng đọc càng thấy hay, càng thấm thía. Có những nhân vật văn học đi vào tâm hồn người đọc rồi lại ở mãi, trở thành một phần của thế giới riêng trong tâm hồn con người. Tác phẩm Robinson Crusoe là một cuốn tiểu thuyết như thế. Robinson Crusoe được viết dưới hình thức tự truyện, nhân vật chính là Robinson Crusoe là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn. Thế nhưng trong một lần đi biển, con tàu mà Robinson đi đã gặp bão lớn và tất cả thủy thủ trên tàu đều chết hết chỉ riêng anh là sống sót và bị bão biển hất lên một hoang đảo không có dấu 2 chân người. Bằng ý chí và nghị lực phi thường của mình anh đã tạo ra trên hoang đảo ấy một thế giới mới. Một thế giới không có nhà thờ, không bị các thể chế phong kiến ràng buộc, cái thế giới ấy được tạo ra bằng chính bàn tay lao động và khối óc của Robinson. Nhờ vào nghị lực và niềm tin cùng với lòng dũng cảm và sự quyết tâm cao Robinson đã vượt lên chính mình và chiến thắng hoàn cảnh. Tìm hiểu về nhân vật Robinson chúng ta nhận được những bài học quý giá là phải biết vượt qua khó khăn, vượt lên số phận là chủ cuộc sống bằng nghị lực và quyết tâm của chính mình. Đó là lí do tiếp theo tôi muốn tìm hiểu về tác phẩm này cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại Ánh sáng. 1.4. Vượt qua không gian, thời gian tiểu thuyết Robinson Crusoe từ lúc mới ra đời đã được giới thiệu và được dịch ra nhiều thứ tiếng của các nước trên thế giới. Đặc biệt, ở Việt Nam, tác phẩm này luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận và ưa chuộng. Là một tác phẩm mang nhiều giá trị trong cuộc sống và mang tính giáo dục cao đối với con người, vì thế nó đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Trung học Cơ sở từ rất lâu, đến nay tác phẩm vẫn giữ được vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo. Là một người ham thích đọc văn học Anh, ngưỡng mộ tài năng của Defoe và niềm đam mê khi đọc tiểu thuyết Robinson Crusoe. Tôi mong muốn có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm, tôi xin đóng góp đề tài “Tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi hy vọng khóa luận này sẽ giúp cho tôi và mọi người quan tâm có cái nhìn mới hơn về giá trị của tác phẩm và tìm thấy bài học bổ ích trong cuộc sống của mình cũng như có thêm tư liệu, kiến thức để việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm Robinson Crusoe được khai sinh trong một giai đoạn lịch sử tràn đầy ánh sáng lý tưởng, từ một câu chuyện thật đến tiểu thuyết để đời. Robinson Crusoe ngay lập tức chinh phục được trái tim bạn đọc khắp Châu Âu và thế giới. Nó trở thành cuốn sách có giá trị lớn trong việc rèn luyện ý chí, nghị lực, trí tuệ, đạo đức cho mọi từng lớp thanh thiếu niên. Tác phẩm mang đậm hình bóng của tác giả, bởi vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm, trong phạm vi khóa luận này tôi xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau đây. 3 Trong cuốn Giáo trình văn học phương Tây của các tác giả Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi đã nhận xét: “Robinson không chỉ là nhân vật mang đậm dấu ấn của tác giả Defoe mà còn là điển hình lí tưởng cho con người thời đại Ánh sáng” [1, 89]. Thời Ánh sáng ngoài việc tôn sùng và đề cao lí trí, các nhà văn còn đề cao ý chí và nghị lực của con người, thêm vào đó là lòng lạc quan, sự dũng cảm, ước mơ, hoài bão. Trong cuốn sách này các tác giả cũng nói: “Hình tượng Robinson đã trở thành tấm gương cho nghị lực và trí tuệ của con người trước mọi hoàn cảnh. Robinson luôn giúp người đọc nuôi khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho cả nhân loại” [1 ,90]. Và một khi được đánh thức thì con người sẽ trở thành một sức mạnh đầy quyền uy, có thể vượt qua mọi trở ngại làm cho môi trường sống trở nên tốt đẹp hơn. Cuốn Thiết kế bài giảng (trung học cơ sở) của Nguyễn Văn Đường có viết: “Chưa cần đọc cả tác phẩm, chỉ vào đoạn văn miêu tả chân dung Robinson ta đã phần nào thấy được cuộc sống gian nan, vất vả của Robinson Crusoe trên đảo hoang ròng rã hơn mười năm trời. Chống chọi với đói rét khổ cực, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật và cô đơn. Bằng nghị lực, trí thông minh và khả năng đầu óc thực tế, quyết tâm đã là sức mạnh vật chất và tinh thần gan dạ trong hoàn cảnh bất hạnh vẫn luôn tồn tại và chiến thắng hoàn cảnh ngặt nghèo” [7, 334]. Chỉ với những nhận xét ngắn gọn như vậy thôi nhưng tác giả đã cho chúng ta thấy một hình tượng người anh hùng của thời đại, không bao giờ chịu chùn bước trước những khó khăn, thử thách, luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống dù cuộc sống ấy có gian nan, vất vả, khó khăn đến đâu. Trong cuốn Lịch sử văn học phương Tây (tập I) các tác giả Trần Duy Châu, Nguyễn Văn Khỏa, Lương Duy Trung, Nguyễn Trung Hiếu, Phùng Văn Tửu có nói đến cách mà Defoe xây dựng nhân vật trung tâm trong tác phẩm của mình thành một mẫu người lý tưởng có ý nghĩa bao quát: “Con người có những phẩm chất cao quý, sức lực và trí tuệ của con người có khả năng làm thay đổi bộ mặt của tự nhiên, biến tự nhiên phải phục vụ cho cuộc sống của mình” [5, 230]. Cũng trong cuốn sách này các nhà nghiên cứu đã nói đến giá trị to lớn của tác phẩm: “Robinson Crusoe là tác phẩm có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên [5, 231]. Từ đó, ta hiểu rằng cuốn tiểu thuyết này như một chân lí của cuộc đời, là những bài học đắt giá hướng con người đến chân, thiện, mĩ của cuộc sống. Trong cuốn Văn học phương Tây, Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, đã nhận xét về tính cách nổi bật của nhân vật: “Robinson Crusoe là 4 người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian truân nguy hiểm khác” [6, 343]. Các tác giả còn nhấn mạnh tính cách ham thích phiêu lưu của Robinson: “Kiểu người ham thích đặt chân đến những miền núi non xa lạ như Robinson trở thành mẫu người của thời đại” [6, 347]. Và tác phẩm này có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên. Tiểu thuyết này “bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu lao động, kính trọng con người, rèn luyện cho các em ý chí quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, kiên trì bền bỉ, dũng cảm tự lực và biết phát huy sáng kiến” [6, 352]. Daniel Defoe bằng tài năng và trí tuệ của mình đã sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị to lớn đối với cuộc sống con người cũng như góp phần vào nền văn học thế giới một kiệt tác văn học. Công trình nghiên cứu của Lê Nguyên Cẩn trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây dành cho hệ đào tạo Giáo dục từ xa của trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng đã nhận định: “Nghị lực và niềm tin vào khả năng bất tận của con người là cơ sở để tạo ra lòng dũng cảm và quyết tâm cao của nhân vật Robinson. Anh trở thành con người tự mình và vì mình, tự mình tạo ra hạnh phúc và cuộc sống no đủ” [3, 146]. Con người dù trong hoàn cảnh nào nếu biết cố gắng và vượt qua thì sẽ tìm thấy trong cuộc sống những điều thú vị và một tương lai tốt đẹp hơn. Trong sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn trung học cơ sở (tập 2) của nhà xuất bản Giáo dục có viết: “Câu chuyện kể về Robinson Crusoe một người ưa phiêu lưu mạo hiểm. Chàng đã phải đối mặt với rất nhiều gian nan trong những chuyến đi đến miền đất lạ bằng tàu biển: Đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ. Nhưng thử thách lớn nhất là Robinson phải sống một mình trên một hòn đảo hoang cách biệt xã hội loài người” [13, 191]. Trong cuộc hành trình đi tìm hiểu, khám phá những bí ẩn của tự nhiên rất nhiều người đã phải trải qua những phong ba bão táp và có lúc họ phải bỏ mạng sống của mình nơi đất khách quê người. Và Robinson may mắn hơn là vẫn còn sống sót không bị bão biển nhấn chìm, nhưng cuộc sống ấy không khác gì cảnh lưu đầy nơi biên ải. Thế nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình anh đã vượt qua hoàn cảnh để tạo lập cuộc sống mới tại một hòn đảo trơ trọi không có bóng dáng con người. Trong Sách giáo viên Ngữ Văn 9 (tập hai) của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã nói đến ý chí và nghị lực phi thường của Robinson - một con người hiện thân cho những sức mạnh và niềm tin bất diệt: “Robinson rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một người khác ở vào hoàn cảnh ấy có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi rồi chết. Robinson không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, 5 không phải chỉ là để sống lay lắt, mà luôn luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chàng không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục được thiên nhiên” [15, 138]. Có thể nói đó là những kinh nghiệm, bài học quý giá cho những ai biết cố gắng và không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Và hình ảnh Robinson luôn tỏa sáng để chỉ lối cho con người có ước muốn vượt qua hoàn cảnh. Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Bảo trong cuốn Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ Văn 9 có viết: “Biết vượt lên mọi thử thách khó khăn, Robinson đã tồn tại, dù hình thức ấy của sự tồn tại hoang dã, thô sơ gần như một con người ở vào thời tiền sử” [2, 142]. Con người dù sống trong môi trường, hoàn cảnh nào nhưng nếu có ý thức giữ gìn những gì vốn có của nó thì họ sẽ không bao giờ bị lãng quên bị lu mờ. Trong cuốn Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 9 do Trần Đình Sử làm chủ biên đã nhận định: “Con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã bằng nỗ lực phi thường của mình, bằng ý chí và nghị lực đã chiến thắng hoàn cảnh. Nó chứng tỏ rằng con người mang trong mình sức mạnh tiềm tàng và một khả năng sáng tạo vô hạn. Từ đó, hình tượng Robinson trở thành hình ảnh cao cả của con người, và cuốn tiểu thuyết của nhà văn Defoe xứng đáng là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người” [10, 144]. Tác giả khẳng định con người dù trong hoàn cảnh nào nếu biết cố gắng, nỗ lực thì không bao giờ gục ngã. Cuốn Lược truyện 101 tác phẩm xuất sắc thế giới khẳng định cái tài của nhà văn Defoe như sau: “Có lẽ Defoe là người bịa chuyện vĩ đại nhất từ xưa tới nay. Đồng thời nếu chúng ta đi sâu vào bản chất phức hợp rất phong phú và kì lạ, chúng ta sẽ thấy được cơ sở ngoan cường của lương tri. Dù cho sự phán xét cuối cùng về tính trung thực của ông ra sao, cuốn Robinson Crusoe vẫn là một tác phẩm bất hủ thể hiện tài hư cấu của ông” [14, 551- 552]. Bằng tài năng trí tuệ của mình Defoe đã sáng tạo ra một tác phẩm xuất sắc. Là một đóng góp vĩ đại vào kho tàng văn học nhân loại. Điều này thể hiện được tài năng nghệ thuật của nhà văn Defoe về xây dựng nhân vật. Trong cuốn Phân tích bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài (ở trường phổ thông cơ sở), Lê Nguyên Cẩn đã nói: “Thoát thai từ loại hình tiểu thuyết phiêu lưu với hình tượng người thuyền trưởng tài ba, thích cưỡi sóng, đạp gió bôn ba khắp các nẻo đường để đi tìm đất mới, đi tìm tài nguyên mới. Loại hình tượng này phổ biến trong văn học Anh thế kỷ XVIII, hình tượng Robinson đã vượt xa các hình tượng cũ bởi tầm vóc và ý nghĩa nhân đạo của nó” [4, 207]. 6 Nghiên cứu trên đã khẳng định rằng con người luôn khát khao tìm hiểu thế giới xung quanh, khám phá những bí ẩn trong cuộc sống để rồi bằng ý chí, nghị lực con người biết vượt qua mọi khó khăn thử thách. Đồng thời Lê Nguyên Cẩn còn chỉ ra rằng: “Con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã bằng nỗ lực phi thường của nó, bằng ý chí và nghị lực ghê gớm đã chiến thắng hoàn cảnh. Từ đấy hình tượng Robinson trở thành hình ảnh cao cả của con người và cuốn tiểu thuyết mà Defoe mang lại xứng đáng là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp con người” [4, 210]. Bên cạnh đó trong cuốn sách này Lê Nguyên Cẩn cũng có nói về vai trò quan trọng của Defoe ông viết “Robinson Crusoe (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông. Thành công của truyện đã đưa vào hàng các nhà văn bất tử của thế giới” [4, 212]. Từ sự đánh giá đó tác phẩm càng thể hiện rõ những giá trị cao cả, trong sáng để mỗi người trong chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống xung quanh. Trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường của tác giả Lưu Đức Trung đã khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như vị trí của tác giả đối với nền văn học thế giới: “Robinson Crusoe (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông. Thành công của cuốn truyện đã đưa ông vào hàng các nhà văn bất tử của thế giới” [12, 137]. Nền văn học thế giới thật may mắn vì có được những nhà văn xuất sắc như Defoe và may mắn hơn vì trong muôn vàn những tác phẩm văn học lại có một tác phẩm làm say đắm lòng người và khắc sâu trong lòng người dài lâu đến như vậy. Chính nhờ nó mà nhiều người đã biết vượt qua những khó khăn gian khổ và hoàn cảnh để làm chủ bản thân và cuộc sống của mình. Tóm lại, các công trình nghiên cứu mà tôi được biết, cũng ít nhiều đề cập đến tính cách nhân vật Robinson trên nhiều phương diện và mang tính khái quát cao. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào viết về tính cách nhân vật một cách trọn vẹn và cụ thể. Trên cơ sở kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu trước đề tài Tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe được tôi lựa chọn với mong muốn sẽ soi sáng thêm một số vấn đề xung quanh tính cách nhân vật Robinson. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe. [...]... luận về nhân vật, tính cách nhân vật, nghệ thuật xây d ng nhân vật sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe một cách d d ng và rõ nét hơn 17 CHƢƠNG 2: TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE Robinson Crusoe không chỉ là nhân vật mang đậm d u ấn của tác giả Defoe mà còn là điển hình... chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe Chương 3: Nghệ thuật xây d ng tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Vài nét về văn học thế kỉ XVIII, tác giả và tác phẩm Robinson Crusoe 1.1.1 Vài nét về văn học Anh thế kỉ XVIII... của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những mâu thuẫn đối kháng, nhân vật chia làm hai loại: Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Nhân vật chính diện là nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của thời đại Đó là những nhân vật như 13 Hămlet, Rômêô, Giuliet trong các bi kịch của W Sêch xpia, hay cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng là nhân vật chính diện Nhân vật. .. cứu của đề tài Tập trung tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe (2001) của Daniel Defoe, NXB văn học 4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Khóa luận tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau: Tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Robinson Crusoe và nghệ thuật xây d ng tính cách nhân vật trong tác phẩm để thấy được số phận cũng như nghị lực sống phi thường của. .. phận, tính cách khác nhau D ới ngòi bút của các nhà văn lớn, sự độc đáo của từng nhân vật lại càng nổi rõ Tuy nhiên sự đa d ng nào cũng có quy luật phát sinh, phát triển của nó Để chiếm lĩnh các nhân vật văn học đa d ng đó cần tìm hiểu các phương diện loại hình của chúng D a vào kết cấu, người ta phân loại nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm: Nhân vật chính là nhân vật xuất... Nhân vật phản diện có những phẩm chất ngược lại với nhân vật chính diện, bị miêu tả trong tác phẩm với thái độ phê phán, phủ định Đó là những nhân vật như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều của Nguyễn Du D a vào kiểu cấu trúc có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách nhân vật chức năng chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại, là loại nhân vật “được giao... của nó” [9, 291] Qua sự kiện Robinson chiến đấu với bọn ăn thịt người để cứu Thứ Sáu trong Robinson Crusoe của Daniel Defoe, Robinson bộc lộ tình thương người, lòng nhân đạo sâu sắc Nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, bằng các phương tiện ngôn ngữ, phương thức miêu tả riêng của thể loại Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân. .. nhân vật phản diện không thể giống nhau Yêu cầu thể hiện nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng cũng mỗi lúc một khác Sự thể hiện này luôn gắn liền với phương pháp sáng tác, truyền thống văn học d n tộc, phong cách nhà văn, đặc trưng thể loại Ngoài ra nhân vật văn học được thể hiện qua việc làm, hành động của nhân vật Thông qua những hành động cụ thể, tính cách của nhân. .. thử thách trong cuộc sống Qua đó, thấy được tài năng nghệ thuật của Defoe trong việc xây d ng nhân vật 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi sử d ng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp phân tích tổng hợp Trong quá trình tìm hiểu tính cách nhân vật Robinson và những biện pháp nghệ thuật xây d ng tính cách nhân vật của tác giả Defoe phương pháp này được sử d ng thường... thức, hành vi ổn định lặp đi, lặp lại trong các tình huống khác nhau của nhân vật [8, 287], đó là những chi tiết, sự kiện không quá phức tạp để nhân vật bộc lộ tính cách rõ rệt nhất Ví d khi ta nói Bá Kiến có tính cách xảo quyệt, gian hùng; còn chị D u có tính cách d u d ng, trung thực và ngay thẳng Trong Robinson Crusoe, nhân vật Robinson hiện lên với những tính cách nhất quán, tiêu biểu cho con người . Tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe Chương 3: Nghệ thuật xây d ng tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel. cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tập trung tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong. 1.2.2. Tính cách nhân vật 14 1.2.3. Nghệ thuật xây d ng nhân vật 15 Tiểu kết 17 CHƢƠNG 2: TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE 18 2.1. Thích

Ngày đăng: 01/11/2014, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w