Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
584,57 KB
Nội dung
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói tới những sáng tác làm nên tên tuổi Nguyễn Phan Hách, ngay lập tức, người ta nói tới hương vị "Hoa sữa" ngọt ngào hoặc những ca từ da diết trong "Làng quan họ quê tôi" mà dường như quên rằng nhà thơ ấy cũng khá nặng lòng với văn xuôi. Gia tài văn xuôi của thi sĩ không hề ít ỏi: 7 tập truyện ngắn, truyện vừa và 4 tiểu thuyết (Tan mây, Tam cung, Người đàn bà buồn, Cuồng phong). Đọc văn xuôi của Nguyễn Phan Hách, đặc biệt là Cuồng phong, tiểu thuyết gần đây nhất, tựa như ta tìm thấy một cá tính khác trong con người, một góc khác trong tâm hồn tác giả. Thơ trữ tình của ông ngọt ngào, mê đắm bao nhiêu thì văn xuôi của ông dữ dội và bạo liệt bấy nhiêu. "Dữ dội như một trận cuồng phong". Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách ta như thấy hiện lên bức tranh lịch sử đất nước qua những chặng thời gian, giống như một "biên niên sử" bằng hình tượng văn học về những năm tháng đã qua. Ra mắt độc giả năm 2008, song có thể nói tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách vẫn nằm trong dòng chảy khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết sử thi hiện đại, một trong những tuyến vận động chủ đạo của văn học Việt Nam kể từ sau 1945. Bên cạnh đó, dù chịu ảnh hưởng của khuynh hướng sử thi, Cuồng phong cùng với Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường), Dưới chín tầng trời (Dương Hướng) lại thấm đẫm bao nỗi niềm thế thái, nhân tình thời hiện đại, mang đậm dấu ấn thế sự, đời tư. Vì lẽ đó, nghiên cứu Cuồng phong từ phương diện nghệ thuật là một việc làm cần thiết để góp phần đánh giá về năng lực cây bút văn xuôi Nguyễn Phan Hách, từ đó góp phần tìm hiểu bước đi của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. 2 * Về tổng quan nghiên cứu: Có thể khẳng định rằng, luận văn của chúng tôi là nghiên cứu có qui mô đầu tiên về tiểu thuyết Cuồng phong. Tính đến thời điểm này, việc nghiên cứu tác phẩm Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược với một số bài viết giới thiệu tác phẩm. Đáng chú ý là: - Hoàng Phương Liên với "Lời giới thiệu về tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách" (Nguồn do tác giả cung cấp). Tác giả bài viết cho rằng: Cuồng phong "ghi nhận khát vọng cháy bỏng của tác giả muốn làm một cái gì đó giống như biên niên sử ở mức độ nhỏ bằng hình tượng văn học về những năm tháng đã qua". Bài viết sơ lược giới thiệu về thể loại, nội dung, đề tài nhưng chưa đi sâu tìm hiểu những vấn đề về lí luận. - Thiên Anh với "Nguyễn Phan Hách và Cuồng phong" (Nguồn do tác giả cung cấp) cho rằng: "Cuốn sách đọc chạy trang, các sự kiện đầy ắp, nhiều kiến thức cuộc sống và tri thức sách vở. Ông có một giọng văn thanh thoát, hóm hỉnh làm người ta bật cười. Câu văn mạch lạc, khúc triết". Bài viết đề cập đến kết cấu "rọi đèn pha", ngôn ngữ nhưng vẫn chưa đi sâu, làm rõ được hết các khía cạnh. - Tìm hiểu nguồn tư liệu trên báo trí có thể kể đến bài "Nguyễn Phan Hách hô phong hoán vũ trong Cuồng phong" trên Vtc.vn (12-2008), bài viết sơ lược giới thiệu về cốt truyện, nghệ thuật, ngôn ngữ trong tác phẩm Cuồng phong; bài "Nhà văn Nguyễn Phan Hách: Tôi nhát gan lắm" Anninhthudo.vn (12- 2008) cũng đề cập đến nội dung của Cuồng phong và những vấn đề được coi là thời sự cũng được đưa vào tác phẩm; bài "Nguyễn Phan Hách điều chỉnh lượng sex trong Cuồng phong" Hoanggiaanh.net (12-2008), người viết thấy được tài của nhà văn trong cách viết về sex, đó là lối viết giống sex dân gian. - Tác giả Phương Hoài với "Nhà văn của vùng quê Luy Lâu" (6-2010), với nhận xét: "Tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách dễ đọc, dễ cảm thụ, truyện tưởng 3 dễ như không mà sâu sắc. Cuốn Cuồng phong in ra có hiệu ứng tốt". Bài viết mới chỉ đưa ra những nhận định, đánh giá chưa đưa dẫn chứng cụ thể. Những bài viết, phỏng vấn đã được đăng trên các phương tiện đại chúng, đã đưa ra những vấn đề gợi mở quan trọng cho tác giả luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu về tác phẩm. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi thấy những bài viết nhìn chung nhỏ lẻ và mới dừng lại ở mức độ nhận xét đánh giá chung chưa mang tính hệ thống. Với đề tài "Nghệ thuật trong tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách" người viết luận văn với tư cách là người bước đầu nghiên cứu khoa học, mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như năng lực của cây bút văn xuôi Nguyễn Phan Hách qua một số khía cạnh hình thức nghệ thuật đáng chú ý trong tác phẩm. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài đã chọn, luận văn đánh giá giá trị đặc sắc của tác phẩm Cuồng phong, khả năng của cây bút tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách qua một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định một số đặc điểm nghệ thuật đáng chú ý được Nguyễn Phan Hách thể hiện trong tác phẩm: cốt truyện, không gian nghệ thuật, nhân vật, khôn ngữ, giọng điệu … - Đánh giá thành công của tác phẩm cũng như năng lực của cây bút văn xuôi Nguyễn Phan Hách. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Cuồng phong. 4 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê phân loại. - Phương pháp tiếp cận hệ thống. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh. 6. Đóng góp mới - Luận văn góp phần vào tìm hiểu, đánh giá giá trị trong tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi dự kiến phần nội dung gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát chung. Chương 2: Cốt truyện và Không gian nghệ thật. Chương 3: Nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Về tác giả Nguyễn Phan Hách 1.1.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Phan Hách Nguyễn Phan Hách sinh ngày 13/01/1944 tại Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh. Xứ Kinh Bắc với câu ca dao đã đi vào lòng người: "Một vùng phong cảnh trước sau Bức tranh thiên cổ đượm màu nước non". Với lễ hội chùa Dâu, chùa Lim, chùa Bút Tháp và nhất là với giai điệu quan họ tha thiết, nồng nàn đã nuôi dưỡng tâm hồn con người qua bao thế hệ. Sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa giầu đẹp của quê hương Kinh Bắc, thơ văn Nguyễn Phan Hách cũng phần nào mang hơi thở của miền quê quan họ. Hình ảnh quê hương cùng những giá trị văn hóa khác đã đi vào thơ văn Nguyễn Phan Hách một cách tự nhiên, chân thực. Không những thế, Nguyễn Phan Hách còn được hưởng “gen” văn chương từ ông nội – một ông đồ nho có tiếng trong vùng, từng mở trường "Lạc Giáo” ở Bắc Ninh. Trường Lạc Giáo thời kỳ đầu dạy chữ nho theo lối khoa cử cũ sau đó chuyển sang dạy chữ quốc ngữ. Thầy đồ hay chữ, để lại cho đời không chỉ nhiều thế hệ học trò thành đạt mà còn tặng cho con cháu những vần thơ ý vị sâu xa "Thày rằng: chức cả quyền to. Càng giàu sang lắm càng lo vào mình". Nguyễn Phan Hách, có thể nói, đã nối tiếp được "tài" và "tâm" của dòng họ, gia đình mình. Ông là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp và sớm đến với nghệ thuật. Thuở nhỏ, thi sĩ của "Hoa sữa" học ở trường làng, trường huyện. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, năm 1962 ông về dạy học ở 6 huyện miền núi Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Sau 5 năm tham gia giảng dạy, niềm đam mê sáng tác đã thôi thúc Nguyễn Phan Hách trở thành cán bộ sáng tác – nghiên cứu của Ty Văn hóa Hà Bắc. Kể từ đó đến nay, tình yêu văn hóa, lịch sử dân tộc đã khơi nguồn cho các sáng tác và trở thành một niềm ám ảnh trong nhiều trang viết của ông. Năm 1973, Nguyễn Phan Hách làm biên tập thơ cho tuần báo Văn nghệ. Năm 1978, ông làm biên tập văn xuôi cho Nhà xuất bản Tác phẩm mới (nay là Nhà Xuất bản Hội Nhà văn). Từ 1996 đến 2004, ông làm Phó Giám đốc rồi Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Sau khi rời nhiệm sở, Nguyễn Phan Hách vẫn tiếp tục gắn bó với nghiệp văn chương bằng những sáng tác của mình: Một trong những tác phẩm được độc giả và giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm là tiểu thuyết Cuồng phong, xuất bản năm 2008. 1.1.2. Con đường văn chương của Nguyễn Phan Hách Nguyễn Phan Hách sớm đến với nghệ thuật. Ông làm thơ, viết văn từ thuở nhỏ. Truyện ngắn đầu tay “Khỏi ốm” được ông viết khi còn là một cậu bé đang học lớp 5 và được in trên tuần báo Văn nghệ. Tiếp đó, trên tuần báo Văn nghệ số tết Mậu Tuất (1958) Nguyễn Phan Hách có truyện ngắn “Sân tranh”, đây là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cùng với "Sân tranh", bài thơ “Làng quan họ” viết trong thời kì này được Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc đã khiến Nguyễn Phan Hách trở thành thi sĩ được nhiều độc giả mến mộ. Đến thời điểm này có thể khẳng định "Làng quan họ quê tôi" là một trong những ca khúc hay nhất về vùng quê Kinh Bắc của ông. Từ thời điểm "Sân tranh" ra đời, không kể các bài phê binh nghiên cứu giành cho việc dạy, học văn chương trong nhà trường, tính đến nay, gia tài sáng tác của Nguyễn Phan Hách đã có 04 tập thơ: Người quen của em (1981), 7 Hoa Sữa (2000), Ao thu thuyền lá (2000 – in chung), Vô tình (2007). Trong đó, bài thơ “Người quen của em” và Nhìn sao” được giải thưởng của Báo Văn nghệ năm 1969 và năm 1974. Không chỉ có sở trường về thơ, Nguyễn Phan Hách còn gây ấn tượng với bạn đọc qua hàng loạt tác phẩm: truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết; 07 tập truyện vừa, truyện ngắn: Vườn hoa cổng ô (1974), Tổ chim sẻ (1978), Cây vĩ cầm cảm lạnh (1982), Quà tặng của thiên nhiên (1985), Khớp ngựa ô (1988), Tình đùa (1989), Cô gái đầm sen (2004); 04 tiểu thuyết: Tan mây (1989), Mê cung tình ái (1990), Người đàn bà buồn (1994), Cuồng phong (2008). Hơn 60 năm cuộc đời, hơn 50 năm cầm bút, với tổng số 15 đầu sách thơ và văn xuôi, Nguyễn Phan Hách đã khẳng định được năng lực và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật của mình. Số lượng các nhà thơ đồng thời là nhà văn thành công ở Việt Nam không phải là nhiều, Nguyễn Phan Hách nằm trong số ít đáng quý đó. Đặc biệt, với tiểu thuyết Cuồng phong ra đời năm 2008. Nguyễn Phan Hách khiến độc giả, giới sáng tác và phê bình phải bất ngờ. Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Dưới chín tầng trời (Dương Hướng) … có thể nói, đã bắt đầu tạo nên cơn gió mới trong làng tiểu thuyết lặng lẽ đầu thế kỷ XXI của chúng ta. Đến nay, tuy đã trải qua hơn nửa thế kỉ cầm bút nhưng tình yêu văn chương của Nguyễn Phan Hách vẫn không hề thay đổi. Ông vẫn miệt mài sáng tác, không ngừng trăn trở suy nghĩ về văn chương và cuộc sống. 1.1.3. Quan niệm trong sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách Nguyễn Phan Hách cho rằng: thể loại tiểu thuyết khó, giống như một “trận đánh lớn” nếu người chỉ huy chưa đủ tầm thì đành chịu. Đó là cái khó của những nhà văn viết tiểu thuyết. Nguyễn Phan Hách thừa nhận tiểu thuyết chưa bao giờ là thế mạnh của ông, nhưng tiểu thuyết mới là thể loại ông thích 8 nhất. Trước Cuồng phong, Nguyễn Phan Hách đã có 3 tiểu thuyết được xuất bản: Tan mây, Mê cung tình ái và Người đàn bà buồn nhưng phải đến Cuồng phong – tiểu thuyết của ông mới thực sự thu hút, hấp dẫn người đọc. Nguyễn Phan Hách tâm sự: hình như cấu trúc của tiểu thuyết bây giờ đã có thay đổi. "Phải thú nhận cấu trúc cổ điển như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tônxtôi, “Con đường đau khổ” của A.Tônxtôi hay quá, nhưng bây giờ học theo thầy khó quá, vả lại bây giờ cũng ít ai xây lâu dài như mẫu các cung điện xưa. Phải có “mẫu mã” khác. Nhưng mẫu gì thì mẫu, lâu đài bên trong vẫn phải là những sảnh lớn, phòng rộng, những không gian để con người sử dụng. Tiểu thuyết hiện đại cũng vậy. Người ta có thể phải dùng lối kết cấu mới, nhưng nội dung vẫn phải là: phản ánh hiện thực của thời đại này. Cuồng phong được và chưa được như thế nào để bạn đọc tự đánh giá. Tôi cũng không có khả năng làm những cuốn sách mang tầm thời đại, tầng tầng lớp lớp những triết lý theo kiểu hậu hiện đại. Tôi chỉ có tư duy truyền thống thôi. Cuồng phong có thể hay, có thể không, nhưng tôi tin là người đọc vẫn thấy cuốn sách thực sự có ích vì có thể tìm thấy câu chuyện cả một thế kỷ đầy biến động, mà có thể nói là dữ dội nhất trong lịch sử Việt Nam – thế kỷ XX”. Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách ta thấy được khát vọng cháy bỏng của tác giả, đó là muốn làm một cái gì đó giống như “biên niên sử” ở mức độ nhỏ bằng hình tượng văn học về những năm tháng đã qua. Tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách không dửng dưng với quá khứ. Qua quá khứ tác giả muốn rút ra bài học cho hiện tại và tương lai. Tiểu thuyết thường ghi lại “ảnh hình của thời gian đã mất”. Cái đáng quý của tiểu thuyết chính là vì vậy. Những ý tưởng, triết lý có thể đúng, phù hợp với ngày hôm nay nhưng ngày mai con người sẽ vượt qua, sẽ thay đổi, nhưng “hiện thực đời sống” được tái hiện sinh động trong tác phẩm nghệ thuật thì theo thời gian, ngày càng trở nên 9 quý giá. Hậu thế sẽ biết ơn các nhà văn nếu như tác phẩm của họ miêu tả được chân thực, sinh động, sâu sắc những gì thuộc về thế hệ trước, thuộc về lịch sử nhưng vẫn có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ hôm nay và ngày mai. 1.2. Về tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách Nhiều người đánh giá Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách tựa như thấy được bức tranh rõ nét, chân thực, sinh động về lịch sử Việt Nam thế kỷ XX. Một bức tranh lịch sử được tái hiện trong một không gian mang tính sử thi và thông qua thân phận con người. 1.2.1. Mối quan hệ giữa hiện thực và sáng tạo trong tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử: Văn học phản ánh hiện thực qua lăng kính sáng tạo của nhà văn. Vì thế, M.Gorki đã có lần khẳng định “không có hư cấu thì không thể và cũng không tồn tại được tính nghệ thuật”, có nghĩa là tưởng tượng và hư cấu là yếu tố luôn luôn tồn tại trong quá trình sáng tác. Bên cạnh đó nghệ thuật là sự biểu hiện tâm lý chủ quan của nghệ sĩ về các hiện tượng xã hội, đồng thời mà không thể tách rời hiện thực. Bất kì một hình thức, thể loại văn học nào cũng cần cái gốc cơ bản là hiện thực. Nhà văn có thể tích lũy những tri thức về hiện thực cuộc sống ngay trong quá trình sáng tác hoặc trước đó, khi mới hình thành ý đồ, cảm hứng. Sự tích lũy càng phong phú thì trường sáng tạo của nhà văn càng được mở rộng. Cơ sở sáng tạo của nhà văn thường là những quan sát của nhà văn về hiện thực, là những ấn tượng do những hiện tượng trong cuộc sống, những sự kiện lịch sử – xã hội tạo nên. Lịch sử là bộ khung xương để nhà văn tạo ra da thịt bằng trí tưởng tượng, sự hư cấu để tạo nên tác phẩm hoàn thiện. 10 Tài năng của nhà tiểu thuyết thể hiện ở khả năng tái hiện những không gian, bối cảnh phù hợp với thời đại được phản ánh ở sự sống động, linh hoạt của các nhân vật với chiều sâu nội tâm cá tính. Muốn đạt được như vậy thì người viết tiểu thuyết phải tích lũy một lượng phong phú những kiến thức sử học, kiến thức liên ngành về văn hóa, xã hội, ngôn ngữ. Đặc biệt, nhà văn phải tìm ra những điểm tương đồng trong nếp nghĩ của nhân vật trong quá khứ với con người hiện đại, bởi chỗ đứng của người viết và người tiếp nhận tác phẩm đã cách đối tượng được phản ánh một khoảng thời gian khá dài. Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử ra đời tương đối sớm ở cả văn học phương Đông và văn học phương Tây. Ở mỗi nền văn học, luôn tồn tại những quan niệm rất khác nhau về mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử lấy nội dung lịch sử làm đề tài và cảm hứng sáng tạo, dựa vào những điều kiện trong quá khứ để hư cấu, tưởng tượng, để tạo nên cảm hứng mới lạ từ những điều vốn đã quen thuộc. Sự khác biệt cơ bản giữa lịch sử và tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ những nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết không xuất hiện trong tư thế duy nhất mà lịch sử đã đóng khung cho nó mà xuất hiện trong những hành động, suy nghĩ của cuộc sống ở cả tư cách xã hội và ở cả khía cạnh đời tư. Đối với nhà văn viết tiểu thuyết về đề tài lịch sử thì nguồn sử liệu được lựa chọn theo ý đồ sáng tác nghệ thuật. Từ lịch sử, nhà văn phát huy tối đa khả năng hư cấu, sức tưởng tượng của bản thân trong quá trình sáng tác, nhưng không được phép hư cấu hoàn toàn mà phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng tài liệu lịch sử. Từ đó, làm sống lại không khí lịch sử cũng như nhân vật lịch sử một cách chân thực và sống động. Sự hư cấu nghệ thuật cũng thể hiện ra ở nhiều cấp độ: cấp độ chi tiết, cấp độ nhân vật, cấp độ sự kiện Với những nhân vật có thực trong lịch sử, nhà văn đã phải hư cấu rất nhiều từ lời [...]... sâu sắc 2.2 Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn cho thấy quan niệm nghệ thuật của tác giả Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian và không có nhân vật nào lại không có bối cảnh xuất hiện Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con... đặt trong sự soi chiếu nhiều chiều như: Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) Bên cạnh đó, những sáng tác như Cuồng phong dù không xây dựng chân dung những nhân vật lịch sử, tinh thần chung vẫn là ngợi ca lịch sử, đề cao khí tiết của người anh hùng trong những biến thiên dữ dội của đất nước với những sự kiện lịch sử có thực hơn một thế kỷ qua 1.2.2 Về tiểu thuyết Cuồng phong Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách. .. trống trải Quy mô của không gian của chiến trường cũng nói lên tầm quan trọng của trận đánh và mức độ khốc liệt, dữ dội của nó Trong tiểu thuyết Cuồng phong, xây dựng không gian chiến trận, Nguyễn Phan Hách đã thành công trong việc làm toát lên khí thế chiến đấu rực lửa chống quân xâm lược của quân dân Việt Nam Kịch tính của tác phẩm căng thẳng, dữ dội bởi hai phe đều có thế mạnh riêng của mình Địch có... cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [58] Qua bàn tay của các nghệ sĩ tài năng, không gian nghệ thuật trở thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc, bên cạnh hình tượng nhân vật Không gian nghệ thuật trước hết phản ánh hiện thực khách quan của cuộc sống (về tự nhiên và xã hội) Nó góp phần thể hiện tâm lý nhân vật và quan niệm nghệ thuật về thế giới, con người của tác giả Ngoài... nhân vật chính của tác phẩm Cốt truyện đa tuyến được xem là cốt truyện thuộc loại cổ điển, phát triển lô gíc, mọi biến cố, sự kiện trong tác phẩm đều gắn liền với nhân vật Cuồng phong có bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XX, một thế kỷ đầy biến động của dân tộc Nguyễn Phan Hách quan niệm những biến thiên dữ dội bi hùng của đất nước, cơn cuồng phong của chiến tranh và thân phận con 16 người trong cơn bão... khi được hỏi về Cuồng phong trong các bài báo, Nguyễn Phan Hách nói “Hiện thực xã hội Việt Nam thế kỷ XX là một hiện thực dữ dội Trang sử tột đỉnh đau thương và tột đỉnh kiêu hãnh tự hào Tôi nghĩ sứ mệnh của tiểu thuyết là ghi lại những ảnh hình đã qua Hiện thực Việt Nam là một nguyên liệu vô giá, bất tận cho tiểu thuyết Tôi muốn tác phẩm của mình miêu tả được những biến thiên bão táp của đất nước qua... đáo Cuồng phong là một cuốn tiểu thuyết dễ đọc, chạy trang nhưng đầy ắp sự kiện và lượng thông tin Nguyễn Phan Hách từng tâm sự "Tôi học tập phong cách của điện ảnh “chuyển cảnh” phải nhanh Tôi thích nhiều lượng thông tin" Câu chuyện trong tác phẩm trải dài trong nhiều thập kỷ nhưng không làm người đọc cảm thấy mệt mỏi bởi tác giả đã sử dụng kiểu lắp ghép liên văn bản Đây là một trong những đặc điểm của. .. thấy sau những biến cố thăng trầm của dân tộc là tình cảm của các cá nhân, số phận của các cá nhân, thân phận nói chung của con người Tiểu thuyết lấy đề tài cảm hứng lịch sử từ quá khứ để soi chiếu thực tại và tương lai Cảm hứng lịch sử không làm cho hệ thống hình tượng trong tiểu thuyết xuất hiện đơn thuần trong tư thế của những tượng đài lịch sử mà người viết tiểu thuyết phải biến những tượng đài... của nhân dân ta đầu thế thế kỷ XX cũng như các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sau này Cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết Cuồng phong, xuất phát từ tình yêu, lòng đam mê đầy tự hào của nhà văn với lịch sử dân tộc Cảm hứng ấy gắn liền với lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của người công dân Nguyễn Phan Hách đồng thời cũng chứa đựng cả chất nhân văn cao cả trong cái nhìn của. .. Ngoài ra, không gian nghệ thuật còn đóng vai trò trung tâm trong việc tổ chức các sự kiện tác phẩm, góp phần quy định đặc trưng thể loại Trong tiểu thuyết Cuồng phong không gian nghệ thuật góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện 21 cảm quan của tác giả về chiến tranh, về số phận con người, xã hội Việt Nam thế kỷ XX 2.2.1 Không gian hoành tráng, dữ dội Như trên đã nói: Cuồng phong có bối cảnh . Cuồng phong, khả năng của cây bút tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách qua một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định một số đặc điểm nghệ thuật đáng chú ý được Nguyễn. Hách. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Cuồng phong. . Nguyễn Phan Hách thừa nhận tiểu thuyết chưa bao giờ là thế mạnh của ông, nhưng tiểu thuyết mới là thể loại ông thích 8 nhất. Trước Cuồng phong, Nguyễn Phan Hách đã có 3 tiểu thuyết được