1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh (trên cứ liệu 12 tiểu thuyết từ 2004 đến 2009 về đề tài chiến tranh)

125 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐÀO THỊ HOÀI BẮC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT 2004 - 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC 2 HÀ NỘI, NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐÀO THỊ HOÀI BẮC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT 2004 – 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH (Trên cứ liệu 12 tiểu thuyết từ 2004 đến 2009 về đề tài chiến tranh) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH TÚ HÀ NỘI, 2012 3 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thanh Tú - người đã tận tình hướng hẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô trong tổ Lí luận văn học, phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…, đã luôn động viên, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Tác giả Đào Thị Hoài Bắc 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Tác giả Đào Thị Hoài Bắc 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………. 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………… 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………… 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………… 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu………………………………… 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 6. Dự kiến đóng góp………………………………………………. 7. Cấu trúc của luận văn………………………………………… PHẦN NỘI DUNG Chương I: TIỂU THUYẾT 2004 – 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH -MỘT VÀI NÉT ĐỔI MỚI…………………………… 1.1. Xu hướng phá vỡ cấu trúc nhân vật sử thi truyền thống………. 1.1.1. Đưa người lính “trở về” với đời thường……………………… 1.1.1.1. Người lính – những số phận cá nhân…………………… 1.1.1.2. Người lính – con người hèn nhát, cơ hội, sai lầm………… 1.1.1.3. Người lính – nhân vật bi kịch, nhân vật chấn thương… 1.1.1.4. Người lính – con người tự nhiên, bản năng………………. 1.1.2. Đưa nhân vật kẻ thù hướng về “tính người”……………… 1.1.2.1. Nhân vật kẻ thù có tri thức, sống có lí tưởng, có bản lĩnh 1.1.2.1. Nhân vật kẻ thù có đời sống nội tâm…………………… 1.2. Đổi mới không gian, thời gian…………………………………. 1. 2.1. Đổi mới không gian………………………………………… 1.2.1.1. Không gian đời thường…………………………………… 1.2.1.2. Không gian tâm linh huyền thoại…………………………. 1.2.2. Đổi mới thời gian…………………………………………… Trang 1 1 2 5 5 6 7 7 8 8 8 9 9 11 12 15 18 19 20 22 23 23 24 28 6 1.2.2.1. Rút ngắn thời gian sự kiện, kéo dài thời gian tâm trạng…. 1.2.2.2. Đồng hiện quá khứ và hiện tại……………………………. Chương II: CÁC LOẠI HÌNH LỜI VĂN NGHỆ THUẬT…… 2.1. Lời văn nghệ thuật của người kể chuyện………………………. 2.1.1. Lời văn miêu tả………………………………………………. 2.1.1.1. Lời văn miêu tả thiên nhiên……………………………… 2.1.1.2. Lời văn miêu tả nhân vật………………………………… 2.1.2. Lời văn kể……………………………………………………. 2.1.2.1. Đặc điểm lời văn kể……………………………………… 2.1.2.2. Các dạng lời kể…………………………………………… 2.1.3. Lời phân tích, bình luận……………………………………… 2.2. Lời văn nghệ thuật của nhân vật……………………………… 2.2.1. Lời đối thoại………………………………………………… 2.2.2. Lời độc thoại nội tâm………………………………………… 2.2.2.1. Lời độc thoại nội tâm khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật 2.2.2.2. Tổ chức độc thoại nội tâm dưới dạng lời nói nửa trực tiếp Chương III: CÁC PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN LỜI VĂN……………………………………………………. 3.1. Các biện pháp tu từ…………………………………………… 3.1.1. So sánh, liệt kê……………………………………………… 3.1.1.1. So sánh…………………………………………………… 3.1.1.2. Liệt kê……………………………………………………… 3.1.2. Các phép liên tưởng, tưởng tượng……………………………. 3.2. Biểu tượng……………………………………………………… 3.2.1. Biểu tượng “Trăng” 3.2.2. Biểu tượng dòng sông……………………………………… 3.3. Giọng điệu……………………………………………………… 28 32 35 35 35 35 45 49 49 50 54 56 56 63 66 69 72 72 72 72 76 80 86 87 92 99 7 3.3.1. Giọng xót xa thương cảm……………………………………. 3.3.2. Giọng hoài nghi chất vấn……………………………………. PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………… THƯ MỤC THAM KHẢO……………………………………… 100 109 114 116 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngay từ buổi đầu dựng nước cho đến hôm nay, nhân dân ta đã luôn phải đương đầu với nhiều kẻ thù xâm lược. Mà như một nguyên lý: văn học là tấm gương phản ánh lịch sử, do vậy mảng văn học viết về đề tài chiến tranh luôn chiếm giữ vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ, ác liệt, cả đất nước cùng hướng về tiền tuyến, cùng một lòng hi sinh tất cả cho cuộc kháng chiến. Cùng nhịp với bước đi của dân tộc, các nhà văn đặt nhiệm vụ động viên, cổ vũ, tuyên truyền, ngợi ca bản chất chính nghĩa anh hùng của cuộc kháng chiến lên hàng đầu. Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cuộc sống thời bình, cuộc sống đời thường trở lại, đề tài chiến tranh không còn chiếm vị trí quan trọng số một như trước nữa, tuy vậy nó vẫn thu hút nhiều thế hệ cầm bút, kể cả thế hệ nhà văn trẻ, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Nhiều nhà văn hôm nay vẫn tiếp tục quan tâm tới đề tài này bởi tìm hiểu cuộc kháng chiến giữ nước cũng là một cách tìm hiểu về tâm hồn, tính cách, phẩm chất dân tộc. Đồng thời cũng là một cách đi sâu phát hiện cấu trúc nhân cách con người với những yêu thương, khát vọng và cả phản bội, hèn nhát… Hòa vào dòng chảy của đề tài hấp dẫn đó, cuộc vận động sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng vẫn diễn ra 5 năm một lần. Và cuộc thi gần đây nhất được tổng kết vào đầu năm 2010 đã thu được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Trong đó, đáng kể hơn cả là thành tựu ở thể loại tiểu thuyết. Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu: Ngày rất dài (Nam Hà), Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy), Thượng Đức (Nguyễn Bảo Trường Giang), Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung)… Những tác phẩm này góp thêm cái nhìn mới, cái nhìn đa diện, cái nhìn đầy đủ về chiến tranh. Cũng qua những tác phẩm này, chúng ta phần nào thấy được sự vận động của văn học Việt Nam hôm nay nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng. 9 1.2. Tiểu thuyết là thể loại văn học tiêu biểu cho loại hình tự sự, đóng vai trò chủ lực trong nền văn học hiện đại. Với đặc trưng thi pháp, phương thức trần thuật riêng, tiểu thuyết chiếm lĩnh, khái quát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và phong phú. Có thể coi sự vận động của tiểu thuyết cũng là sự vận động của cả một nền văn học. Hôm nay, tiểu thuyết đang nỗ lực chuyển mình nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại với nhiều cây bút có ý thức cách tân trong cả cách nhìn lẫn lối viết, có những tác phẩm thành công hoặc đang trên đường tìm tòi, thể nghiệm. Tất cả đều hướng tới việc làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng. 1.3. Luận văn Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh lấy đối tượng nghiên cứu là những tiểu thuyết được giải thưởng văn học của Bộ Quốc phòng 2004 - 2009 làm cứ liệu để nghiên cứu sự đổi mới, đặc biệt là ở phương diện lời văn, chúng tôi sẽ phần nào làm sáng tỏ những tìm tòi đóng góp của các tác giả về nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ trong một số tác phẩm tiêu biểu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh qua những tác phẩm được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009, không thể tách khỏi quá trình nghiên cứu sự đổi mới của tiểu thuyết hiện nay về đề tài chiến tranh. Qúa trình nghiên cứu chưa nhiều, chủ yếu là những bài viết riêng lẻ về một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm. Trong cuộc đối thoại tháng giêng – 2001: Người lính và chiến tranh cách mạng – Một đề tài vĩnh cửu, nhà văn Xuân Thiều phát biểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết chiến tranh hiện nay: “Viết về chiến tranh, cần phải có tâm trạng. Trước đây, trong chiến tranh sống còn, ta tự buộc ta phải viết sao cho tăng được sức mạnh chiến đấu, không u buồn, không vân vi. Bây giờ đã có thể viết ra được hết những gì mà cuộc chiến tranh vốn có. Tức là tâm trạng và số phận. Đã có cái tuyệt vời sao lại không có cái uẩn khúc? Chính nhờ có cái uẩn khúc mà con người trở nên tuyệt vời. Như vậy đề tài sẽ còn được viết và sẽ viết hay. Mốc thiên niên kỷ chỉ là cái mốc tượng trưng. Trong văn học lại là cái mốc riêng của nó – mốc trong chiến tranh và mốc sau chiến tranh, nhưng kiểu viết phải khác, phải đi thật sâu 10 về con người…Con người trong chiến tranh là một sinh vật cao quý chứ không phải là một cỗ máy vô tri” (Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1 – 2001). Gắn chặt với sự đổi mới quan niệm về con người là sự đổi mới một số thủ pháp nghệ thuật. Trong bài: Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1 – 2002), tác giả Lý Hoài Thu viết: “Đề tài chiến tranh với quy mô hiện thực rộng lớn nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn vẫn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đời sống thông qua tiêu điểm nhân vật…Cũng là người lính, người mẹ, người vợ nhưng giờ đây họ được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau, được đặt vào trong nhiều vòng quay của cuộc đời, kể cả những vòng xoáy nghiệt ngã nhất. Nhân vật không còn mờ nhạt đơn điệu mà có sự kết hợp giữa hình dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục vọng bản năng và ước mơ thánh thiện…Thế giới của nhân vật tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đa phần nhuốm màu bi kịch, ai cũng có những giai đoạn gập ghềnh chông gai, những nỗi niềm trắc ẩn, những thua thiệt mất mát, nhưng đó là những bi kịch mang ý nghĩa thức tỉnh, luôn hướng tới hoàn thiện nhân cách”. Bàn về kết cấu và phương thức trần thuật, trong tập phê bình Đi cùng văn học nhận xét về Những bức tường lửa, tác giả Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh đến sự phá vỡ kết cấu truyền thống… kết hợp với tăng cường bổ sung điểm nhìn”, các điểm nhìn dịch chuyển, luân phiên tạo nên cái nhìn đa chiều. “Nhà văn cho xuất hiện bốn điểm nhìn chính, vận dụng thủ pháp lắp ghép của điện ảnh” [30, tr.133- 135]. Hay bàn về giọng điệu, trong các bài nghiên cứu và phê bình hiện có, chúng tôi nhận thấy sự chú ý chỉ tập trung chủ yếu vào hai tác phẩm Rừng thiêng nước trong của Trần Văn Tuấn và Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức. Nguyễn Thị Dư trong Một cách tiếp cận hiện thực Rừng thiêng nước trong đã khẳng định: “Trần Văn Tuấn với giọng văn bình dị, cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh hợp với tư duy làm nổi bật lên hình tượng có tính gợi cảm, lôi cuốn” [37, tr.33]. Lời văn, giọng điệu “giải sử thi” đó là nhận xét của Nguyến Thanh Tú: “Câu văn ngắn có chỗ bị phá ra vỡ vụn, không thấy sự làm văn, làm dáng của câu văn” [37, tr.58]. Đáng chú ý và ghi dấu ấn ở bạn đọc đó chính là “giọng điệu ngợi ca tôn kính (sử thi) lẫn [...]... cứu một cách toàn diện và hệ thống hơn vấn đề Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh, trên cứ liệu 12 tiểu thuyết đạt giải của Bộ Quốc phòng từ 2004 – 2009 3 Mục đích nghiên cứu 3.1 Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi nhằm tìm hiểu, làm rõ những vấn đề lí luận về lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh 3.2 Xác định được vai trò của lời văn nghệ. .. thuật trong tiểu thuyết hiện nay 6.3 Luận văn cũng hy vọng được cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu, học tập giúp cho bạn đọc có thêm điều kiện tìm hiểu vẻ đẹp văn chương trong tiểu thuyết 2004 – 2009 về đề tài chiến tranh 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo; Nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương I: Tiểu thuyết 2004 -2 009 về đề tài chiến. .. nghệ thuật trong việc thể hiện những giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện từ góc độ thể loại tiểu thuyết 3.3 Nhận diện và cắt nghĩa sự xuất hiện của các yếu tố cấu thành nên lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết: Lời văn nghệ thuật của người kể chuyện; Lời văn nghệ thuật của nhân vật; Các phương thức, phương tiện biểu hiện lời văn nghệ thuật Từ đó, chứng minh tính hiện đại, mới mẻ của đề tài. .. (Đỗ Tiến Thụy) Về với mẹ (Hoàng Bình Trọng) Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung) Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình Tú) 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Những đổi mới, đặc biệt là ở phương diện lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh ( 2004 – 2009) 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp lịch sử - hệ thống: Đặt tiểu thuyết về đề tài chiến tranh trong bối cảnh nền văn học thời kì... thức 12 2.3 Về cách tổ chức Lời văn nghệ thuật, đây vẫn còn là một khoảng trống chưa có tài liệu nào nghiên cứu được đề cập tới một cách có hệ thống Theo dõi lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy một số phương diện từ nội dung, hình thức đến nhân vật… của tiểu thuyết chiến tranh 2004 – 2009 đã được đề cập tới Đặc biệt lời văn nghệ thuật chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của bất cứ một... đề tài chiến tranh – một vài nét đổi mới Chương II: Các loại hình lời văn nghệ thuật Chương III: Các phương tiện, phương thức biểu hiện lời văn 15 PHẦN NỘI DUNG Chương I: TIỂU THUYẾT 2004 - 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH MỘT VÀI NÉT ĐỔI MỚI 1 1 Xu hướng phá vỡ cấu trúc nhân vật sử thi truyền thống Đặc trưng của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh là viết về mối xung đột giữa “địch” và “ta” Từ đặc trưng... 2008 về đề tài chiến tranh của Nguyễn Thị Duyên Người viết đã khái quát những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh trong những năm gần đây trên các phương diện: thế giới nhân vật, kết cấu và phương thức trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ Luận văn của Nguyễn Thị Duyên đã ít nhiều chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh trên cứ liệu những tiểu. .. chiến tranh 5.4 Phương pháp so sánh: Chúng tôi tiến hành so sánh các phương diện của tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn trước đổi mới với giai đoạn những năm gần đây để thấy được sự vận động của thể loại này 6 Dự kiến đóng góp 6.1 Góp phần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện nay về đề tài chiến tranh 6.2 Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của lời văn nghệ thuật. .. Người lính – con người tự nhiên, bản năng Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh từ 2004 – 2009, bên cạnh con người đạo lý còn đi sâu khai thác, khám phá, biểu hiện con người tự nhiên trong mạch chung đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người Nó đã chạm đến những vấn đề thuộc về đời tư, bản năng của con người Trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực, những yếu tố của đời sống... đã trở thành một đề tài “nóng”, thu hút sự quan tâm của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Hầu hết các tiểu thuyết được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 đều đề cập đến vấn đề “kị húy” này Có những trang văn “đậm đà mùi vị sắc dục mà không hề vướng bận cảm giác thô lậu” như Ma Văn Kháng cảm nhận trong tiểu thuyết Xiêng Khoảng mù sương của Bùi Bình Thi Hoặc có những dòng văn rất tế nhị, chỉ . LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT 2004 – 2009 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH (Trên cứ liệu 12 tiểu thuyết từ 2004 đến 2009 về đề tài chiến tranh) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã. nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống hơn vấn đề Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh, trên cứ liệu 12 tiểu thuyết đạt giải của Bộ Quốc phòng từ 2004 – 2009. . các tác giả về nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ trong một số tác phẩm tiêu biểu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh qua những

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w