Giọng xót xa thương cảm

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh (trên cứ liệu 12 tiểu thuyết từ 2004 đến 2009 về đề tài chiến tranh) (Trang 106)

1. 2 Đổi mới không gian

3.3.1.Giọng xót xa thương cảm

Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay bên cạnh những gam giọng chính vốn có của đặc trưng thể loại tiểu thuyết chiến tranh như hào hùng, quyết liệt, thành kính… xuất phát từ cảm hứng bi kịch, mảng tiểu thuyết này còn mang một giọng điệu mới, giọng điệu xót xa thương cảm. Đó là sự buồn đau trước những mất mát hy sinh của cả hai phía “ta” và “địch” - vấn đề muôn thuở của chiến tranh, đó là nỗi đau buồn của những người hậu phương mòn mỏi đợi chờ, đó còn là nỗi buồn đau của những người lính sau cuộc chiến với những mất mát về thể xác lẫn tâm hồn…

Những tác phẩm tiêu biểu cho giọng điệu này: Tiếng khóc của nàng Út, Mùa hè giá buốt, Phòng tuyến sông Bồ, Bên dòng Sầu Diện, Thượng Đức, Màu rừng ruộng…

Trong số mười hai tiểu thuyết được giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 không ít tác phẩm được bắt đầu bằng lời của người viết: “Là những người tham gia chiến dịch Thượng Đức, chúng tôi cầu nguyện cuốn sách của mình trước hết được như nén tâm nhang viếng hương hồn cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 Quân đoàn 2, viếng hương hồn cán bộ chiến sĩ và nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng đã anh dũng chiến đấu hi sinh giải phóng cụm cứ điểm này” (Thượng Đức). Hay như đoạn: “Xin kính dâng tập sách này cho các chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 301 thân yêu của tôi đã anh dũng hi sinh trong cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn – Gia Định, mùa xuân 1968” (Mùa hè giá buốt)… Những lời đề từ ấy đã nhuốm đậm màu sắc cảm thương. Chiến thắng hào hùng là thế nhưng để có được chiến thắng ấy, cái giá phải trả là quá lớn và quá đau xót. Bao nhiêu người mẹ mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng, bao nhiêu người con mất cha, bao nhiêu người lính mất đi cuộc sống bình yên trong tâm hồn và giữa đời thường,… thật khó có thể thống kê được bằng con số chính xác.

Giọng điệu cảm thương thể hiện ở nhiều cung bậc, mức độ khác nhau. Đó là thái độ của nhà văn đối với một mối tình đẹp bị lỡ dở: Tiếng khóc của nàng Út đối với người mình yêu – chiến sĩ Toàn đã được tác giả Nguyễn Chí Trung thể hiện đầy xúc động. Chính Út, một cô gái dân tộc bơ vơ, cô đơn nơi xứ rừng đã được sưởi ấm bởi trái tim của người chiến sĩ miền xuôi là Toàn. Trong họ không chỉ có tình yêu mà còn có tình thương. Đoạn văn miêu tả cảnh chia tay giữa Toàn và Út thật cảm thương và xót xa: “Chiều hôm sau Toàn gặp Út. Toàn đưa cho Út cuốn sổ tay và chiếc gương tròn, mặt giấy phía sau đã sờn. Út nói:

- Ở trên rừng, có suối rồi. Để anh mang theo. - Về dưới đó, dễ mua. Anh chẳng có gì cho em.

Toàn nghẹn ngào. Cay nghiệt cho đời, bên nào cũng không nỡ. Không nỡ không về và không nỡ quên không nỡ dứt không nỡ ly biệt mối tình đang nồng thắm nơi núi rừng cheo leo mà yên tĩnh” [54, tr.229].

Số phận của những con người trong chiến tranh là điều được các nhà văn quan tâm. Mỗi cuộc đời dường như đều có phần “không trọn vẹn” bởi sự tồn tại của cuộc chiến: người con gái chờ đợi mỏi mòn người yêu mười lăm năm trời không tin tức, người vợ xa chồng, mất con mà phải ẩn bóng sau cửa Phật, có người cha từ lúc con sinh ra đến khi thành cô giao liên mười sáu gan dạ mà chưa một lần được gặp mặt…hay đó còn là số phận buồn đau của người cha Nguyên Bình (Bên dòng Sầu

Diện), vì đảm bảo cho mình cái lí lịch trong sạch để được làm tới phó Chủ tịch thị trấn , ngày hòa bình, Nguyên Bình đã nhẫn tâm từ chối gặp gỡ người vừa là ân nhân vừa là vợ và cự tuyệt giọt máu của mình. Thật nhẫn tâm, một người vì địa vị chức tước mà sẵn lòng từ bỏ vợ con. Cuối cùng anh cũng phải nhận lại con (khi Mến đã chết), lúc này anh đành phải rời chức vụ vì can tội che giấu tổ chức. Thêm một lần nữa anh thất bại vì hèn nhát. Nhà văn cũng như bạn đọc đều thương cảm trước sự hèn nhát của Nguyên Bình. Âu cũng là do hoàn cảnh chiến tranh chi phối. Thì ra chiến tranh không chỉ là máu lửa, sự tàn phá, mất mát… mà nó còn len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống để phá hoại những hạnh phúc bình thường nhất của con người, có khi bắt con người ta phải trở thành kẻ tha hóa khác với bản chất của mình. Nhân vật trung tâm thứ hai của truyện là nhân vật người con (Minh Việt). Minh Việt được xây dựng theo nguyên tắc bi kịch hóa với giọng thương cảm. Nguyên nhân vẫn là chiến tranh: ta thật thương cuộc đời của một đứa trẻ chào đời không có cha, khi có cha thì mẹ mất, phải ở với người vốn chỉ là hàng xóm sống ở cái góc nghèo nhất của thị trấn Nét Mặt Buồn… Lớn lên, vào dân quân thì gặp nạn “hủ hóa”, vào bộ đội thì bị thương và lạc đơn vị, bị bắt. Đến ngày hết giặc thì vướng cảnh có con mà không có vợ, rồi bệnh tật do chất độc hóa học của kẻ thù, không chỉ đời cha tàn tạ dần mà còn di chứng sang đứa con duy nhất…Đúng là Bên dòng Sầu Diện đã góp phần làm mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh bằng chất giọng xót xa thương cảm.

Trong Màu rừng ruộng, câu chuyện về Già Nuk và làng Sập cùng sự mai một tàn lụi của cộng đồng người RơMân làm nhức nhối người đọc. Cần phải làm gì để cứu giúp họ? Làng Sập 400 người bị bom Mỹ giết hại còn lại 81 người. Bệnh sốt

rét, hủ tục, cách sống thiếu khoa học khiến họ cứ chết dần. Cái nghè đựng những hòn sỏi đen đánh dấu số người chết mỗi ngày một nhiều hơn. Khi ông Nuk chết, tiếng sỏi rơi vào đáy nghè làm Vinh rợn cả người.

Với giọng điệu cảm thương, Đỗ Tiến Thụy dẫn ta theo chân cuộc đời Vinh, người làng Bùi, 17 tuổi thi rớt đại học chẳng biết làm gì, đành đi chăn nghé cho hợp tác xã. Và ngay cả việc chăn nghé, Vinh cũng trở thành “gã mục đồng lạc lõng”. Người cha bảo “Hỏng anh cưỡi con nghé cũng không nổi thì làm ăn gì được nữa!”. Rồi Vinh sang làm ở lò gạch. Chán nản, anh đổi sang tổ bảo vệ, không xong. Anh lại trở về xin ông Ét học cày. Thật đau khổ, có một việc đơn giản là xin được học cày mà ông ta cũng từ chối. Người cha đau đớn bảo: “Con ơi! Làm trai phải hùng tâm tráng chí núi rộng sông dài. Con phải học nữa để mà thi thố với năm châu bốn biển chứ bằng lòng ở nhà như thế khác nào kiếp ếch, có ềnh oang cho lắm cũng chỉ vang động được đáy ao làng…” [52, tr.77]. Vinh lại đi thi và thật buồn lại rớt đại học lần nữa. Nỗi tủi nhục chồng chất. Người tình âm thầm của Vinh là chị Miền (hơn Vinh 10 tuổi) bị ép duyên lấy ông Ét làm Vinh thêm đau đớn tuyệt vọng, Anh tình nguyện đi khám tuyển bộ đội. Đoàn quân của anh trở lại chiến trường xưa ở Tây Nguyên để tìm hài cốt đồng đội trên núi Sama, tìm hài cốt phi công Mỹ. Ở đây Vinh chứng kiến biết bao sự việc của người lùn RơMâm làng Sập. Khi tìm được mộ hài cốt những người lính đặc công năm xưa bị Mỹ sát hại, thật đau đớn xót thương Vinh lại trúng mìn chết ở tuổi hai mươi. Trước khi nhắm mắt, Vinh nói với anh Tấn – người đội trưởng đội quy tập K20 – ước vọng được chôn ở khu Rừng Say, một khu rừng có lẽ chỉ sống trong tâm tưởng, trí tưởng tượng của con người. Cái chết của Vinh tạo ra sự ngậm ngùi xót thương về phận người, nhưng oái oăm thay, cái chết ấy lại do bất cẩn của người chỉ huy. Cái chết ấy không phải hi sinh vì nghĩa lớn như người lính năm xua.

Giọng xót xa thương cảm của nhà văn còn dành cho cô giáo Phương. Cô giáo Phương tình nguyện đi vùng sâu vùng xa, đã cắm bản ba năm, thật đau xót vì nay muốn về xuôi phải ngủ với tay trưởng phòng: “Không thể chôn vùi tuổi trẻ của mình trong xó rừng này được. Phương phải nghĩ cách. Tay trưởng phòng, người

nắm giữ số phận của Phương, đã không cần úp mở, ngã giá thẳng thừng: Tối nay em ở với tôi. Sáng mai có quyết định chuyển ra liền!” [52, tr.293]. Cũng chưa hết xót thương cho cô vì sau đó cô đã bị thằng Lục thổ dân hiếp một cách dã man bên suối, tan nát hết mọi hy vọng để sống ở đời, cô bị trầm uất không gượng lại được.

Số phận của chị Miền càng cay đắng muôn phần, chị Miền hai mươi sáu tuổi, đẹp nhất làng Bùi. Chị bị coi là ế vì bố chị là ông Sùng thách cưới “bảy mươi cân thịt (lợn) móc hàm”, nhà trai không lo được. Chị chấp nhận ăn nằm với Sản để được đi khỏi làng Bùi nghèo khổ. Số phận cứ quấn lấy chị, sau chị bị ép lấy lão Ét để nuôi chín đứa con cho lão: “Phái đoàn nhà ông Ét bước ra với tư thế hiên ngang. Một cụ trong phái đoàn nhà ông Ét tươi cười nói với mọi người vẫn xúm đen trước ngõ:

- Xong rồi! Mai đón dâu sớm! ………..

Đám cưới chạy tang diễn ra chóng vánh âm thầm, không pháo không hoa. Đám rước dâu loe hoe mấy mống người đi như chạy trên đê. Ông Ét tả tơi trong bộ đồ cũ tã, nét mặt thất sắc như cô hồn lập cập bước theo ông trưởng họ. Chị Miền nón trắng che nghiêng mặt, áo trứng sáo cổ bẻ lá sen, đôi dép nhựa tái chế cũ càng bước líu ríu liêu xiêu trong giá lạnh…” [52, tr.116]. Cuối cùng thì lão Ét đã chết trên bụng chị, dân làng phải gói hai người vào chăn khiêng ra trạm xá.

Hay đọc đoạn văn miêu tả người đàn bà mới mổ ruột thừa mồi chài Vọng và Vinh đi khách sạn ở sân ga, những ai có chút thiện tâm không thể không mủi lòng:

“ …Tàu nhanh. Bao nhiêu? Người đàn bà hỏi vội vàng: - Một ăn hay hai ăn?

Thằng Vọng hất hàm về phía Vinh: - Một thôi. Bao nhiêu?

- Cho tui xin năm ngèng nghe ăn hai? - Không không không! Tao không đâu!

Vinh giãy nảy lên vì sợ, nhưng hình như người đàn bà hiểu sai nên cuống quít hạ giá:

- Thì ba ngèng được hôn?... Hay hai ngèng cũng được. Hai ăn chơi giùm tui đi!

Trước vẻ mặt khẩn nài của người đàn bà ăn sương, Vinh thấy mình bất nhân quá thể. Vinh quanh người dứt khoát bỏ đi. Người đàn bà vội vàng túm xoắn lấy cánh tay Vinh van vỉ:

- Tui bị mổ ruột thừa, mới ở nhà thương dìa mấy bữa nay. Từ hồi hôm đến giờ hổng có chi ăn. Hai cậu chơi giùm, cho tui xin gói mì tôm nghe hai cậu? Năn nỉ mà, hai cậu ơi!” [52, tr.153]. Đau đớn, tủi nhục biết nhường nào cho kiếp nghèo, phải đem thân xác của mình ra mặc cả, van vỉ để có miếng ăn trong khi mới vừa mổ được mấy ngày, vết mổ vẫn còn đắp gạc trắng…

Đọc tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay ta thấy thương con người trong cuộc chiến ấy, thương con người ở cả hai đầu chiến tuyến. Họ đều là nạn nhân của vòng quay chiến tranh. Có người tưởng đã đi qua cuộc chiến, sống sót trở về vậy mà chiến tranh biên giới lại nổ ra, Cường ( Phòng Tuyến sông Bồ) lại tiếp tục lên đường và hi sinh. Có người lính trở về mà tâm hồn day dứt, họ chịu quá nhiều mất mát. Đó là đại tá Trầm (Thời hậu chiến) mất khả năng sinh con, dù cuộc sống sau khi về hưu có an nhàn hay vất vả bao nhiêu cũng không sao che dấu được nỗi buồn của vợ chồng ông: “Ông Trầm siết chặt vợ vào lòng, loại “vũ khí” đàn ông của ông đã hoàn toàn hư hỏng. Ông thở dài, còn bà Mai thì khóc rấm rứt” [46, tr.102].

Chiến tranh gây nên bao bi kịch, bao oan trái. Được nghe những tâm sự của những người chiến sĩ, những người chỉ huy trong những giây phút không tiếng súng ta mới hiểu hơn những suy nghĩ, những trăn trở về cuộc sống riêng của họ, ta càng thấy thương họ hơn.

Trong cuộc chiến đấu ác liệt, sự chết chóc của cả phía “ta” và “địch” là điều thường thấy, nhưng có những sự hi sinh, những cái chết khiến người đọc day dứt, thương xót, đớn đau. Xuyên suốt Mùa hè giá buốt, bằng giọng cảm thương, Văn Lê đã khiến bạn đọc đau đớn xót xa về sự hi sinh của các chỉ huy trong tiểu đoàn Bến

Nghé trong cuộc tấn công kết thúc vào mùa hè năm 1968. Có lẽ đây là sự thảm khốc của chiến tranh, điều mà từ trước tới nay số lượng tác phẩm đề cập tới còn hiếm. Trong trận tổng tấn công thứ hai này, tiểu đoàn Bến Nghé đã không còn một cán bộ chỉ huy nào của thời điểm bắt đầu chiến dịch. Tất cả họ đều đã ngã xuống khi tấn công vào sâu trong trận địa của địch. Từ tiểu đoàn trưởng Việt, chính trị viên Xuân, tiểu đoàn phó Ngô Khiêm, đại đội trưởng Quách Cường, y sỹ Chung Cầm, giao liên Bích Vân… Người này tiếp nối người kia chỉ huy chiến trận rồi lần lượt ngã xuống. Chắc hẳn trong quá trình đọc, chúng ta phải nhiều lần rơi nước mắt về sự hi sinh quá lớn lao và liên tiếp của các chiến sỹ quả cảm này… Ấn tượng nhất với bạn đọc có lẽ là câu chuyện của anh lính Quách Trung Đoan. Mỗi lần đụng độ với địch, khi thu dọn chiến trường anh hay đi sờ ngực áo của lính Sài Gòn. Điều này làm anh em dị nghị và có người đòi kỷ luật. Khi biết mình sắp hi sinh, anh đã thú thật với tiểu đoàn trưởng Việt: “Em đã giấu cấp trên về lí lịch của mình. Nhà em có ba anh em trai. Em ở đây, còn hai em nhỏ đang đi học ở nhà thì bị bắt lính. Thế là anh em bắn nhau. Em buồn lắm. Cứ mỗi lần đụng độ với lính Sài Gòn là em có cảm giác như đang giết em mình. Sau mỗi trận đánh, em thường lật xác đối phương, tìm xem nơi ngực áo có tên em mình không? Trong lòng em không lúc nào hết dằn vặt. Em luôn nghĩ rằng thà mình chết bởi tay các em, còn hơn giết chúng thì em không thể. Mọi chuyện là như vậy. Bây giờ… thì em… mãn nguyện rồi” [48]. Thật xót xa, vì hoàn cảnh chiến tranh mà anh em phải bắn nhau. Đọc những dòng này thì thấy rõ, tác phẩm là một mùa hè lạnh giá cả tâm hồn của những người còn sống hay đã chết! Khi đọc cuốn sách này, có nhà văn đã nói: “cuốn sách này tác giả viết bằng máu của mình và đồng đội”.

Nguyễn Chí Trung đã có những trường đoạn viết với giọng cảm thương sâu sắc về sự hi sinh của Đua, của Toàn cùng bao chiến sĩ cách mạng kiên trung khác thật bi thương xúc động để nói lên cái bi hùng của cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch giữa lòng dũng cảm và đê hèn: “Sau cái chết mất đầu của ông cả Sang là cái chết của ông On. Sau cái chết của ông On là cái chết của Đua, cái đầu lâu khô khốc và ngơ ngác trên thân hình ngắn cũn dựa vào cây rừng” [54, tr.342]…

“Ông Thương cúi xuống, ôm thi thể Toàn. Ông nấc thành tiếng: Mày cho tao nhìn thấy mặt mày. Ông lật tấm vải trắng. Ông áp sát vào mặt Toàn. Ông đưa bàn tay, vết thương chưa lành hẳn, sờ lên mắt, lên mũi, lên tai Toàn…”[54, tr.418]. Và tiếng khóc của nàng Út khi Toàn hi sinh cũng là tiếng khóc khiến cho người đọc suy ngẫm sâu sắc về nghĩa Đảng, tình dân, về đồng đội, về sự hi sinh cho cách mạng:

“ – Anh bỏ chạy đi đâu, hở anh Toàn. Anh không nói, anh câm như ốc đụng người, anh chạy nhanh như con thỏ. Em cưỡi nai rừng đuổi theo, em cúi xuống,

Một phần của tài liệu Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 - 2009 về đề tài chiến tranh (trên cứ liệu 12 tiểu thuyết từ 2004 đến 2009 về đề tài chiến tranh) (Trang 106)