1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anna Karênina trong tiểu thuyết cùng tên của L.N. Tônxtôi

81 1,7K 8
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 12,56 MB

Nội dung

Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anna trong tác phẩm cùng tên không còn là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta nhưng tính bức xúc của nó vẫn đang và sẽ thu hút được sự quan tâm,

Trang 1

LOI CAM ON Trong thời gian thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới Thạc sĩ Lê Thị Thu Hiền, người

đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010 Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo Những nội dung này không hề trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Trang 2

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Lep Nicôlaiêvích Tônxtôi (1828-1910) - một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX Ông được coi là

nghệ sĩ vĩ đại, là người khống lỗ, là nhà văn văn vô song trên toàn châu Âu là

tắm gương phản chiếu cách mạng Nga Công hiễn lớn nhất của nhà văn trong nghệ thuật toàn nhân loại là những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kỳ diệu ở mỗi con người Nhận thức, khám phá được tâm lý con người,Tônxtôi đã góp phần sáng tạo của mình vào nhận thức quy luật cuộc sống xã hội và mở ra những viễn cảnh rộng lớn đối với việc phát triển nền nghệ thuật hiện thực tiến bộ

Giáo sư Nguyễn Hải Hà đã có những đánh giá tương đối toàn diện về văn hào như sau: L Tônxtôi là một trong những đại biểu lớn nhất và xuất sắc

nhất của nền văn học Nga và thé ki XIX Qua hơn 60 năm hoạt động văn hoc không mệt mỏi đã để lại cho chúng ta một di san van hoc đề sô và quy bau:

Ba tiểu thuyết dài, hàng chục truyện vừa, hàng trăm truyện ngắn, một số vở

kịch, nhiều bài văn chính luận và thư từ, nhật ký [9, 273] L.Tônxtôi ra mắt

bạn đọc lần đầu với bộ ba tự truyện: Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời

thanh niên (1852- 1854- 1857), sau đó là hàng loạt các truyện nhà binh: Độ£ kích, Săn gỗ và Truyện Xêvaxtôpôn Ông nhanh chóng trở nên nỗi tiếng và khẳng định vị trí trong lòng độc giả

Khi nói về Tônxtôi, người ta nhắc đến nhiều nhất vẫn là Chiến ranh

và hòa bình, cuỗn tiêu thuyết vĩ đại với hơn 500 nhân vật đã gây kinh ngạc

cho toàn nhân loại trước sức khái quát đối với các vấn đề xã hội rộng lớn của

tác phẩm Ngày 19.3.1873, sau khi hoàn tất thiên anh hùng ca nhân dân vĩ đại

này, Tônxtôi đặt bút viết Anna Karênina Chính bản thân tác giả đã thừa

Trang 3

nhận: Cuốn tiểu thuyết này đúng là tiểu thuyét - tiéu thuyét dau tién trong

cuộc đời tôi đã chiếm toàn bộ tâm hôn tôi [22, 546] Nhà văn đã say mê và

tâm sự, ông đã để lại trong bình mực những mảng thịt của bản thân mình

[15.205] Quả thực Tônxtôi đã truyền tat cả những băn khoăn, những day dứt

đó vào thế giới nhân vật sinh động trong tác phẩm Trong đó có nhân vật như Anna, chiếm trọn thời gian cũng như tâm huyết của nhà văn khi suy nghĩ về

Trong tác phẩm, nếu như Kitty thùy mị dịu hiền sẽ là nét tính cách tiêu biểu để nhà văn thế hiện hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Nga thi Anna mạnh mẽ, mãnh liệt và đầy khao khát dự cảm về một cuộc đời đầy sóng gió, chông gai Anna là hình tượng có vị trí đặc biệt trong tác phẩm nên nghiên cứu về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anna là nghiên cứu về một phương

diện quan trọng trong tiểu thuyết Anna Karênina Đặc biệt là nghệ thuật miêu

tả tâm lý nhân vật Anna trong tác phẩm cùng tên không còn là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta nhưng tính bức xúc của nó vẫn đang và sẽ thu hút được sự

quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học Mặt khác, ở

Việt Nam hiện nay chưa có luận án, công trình chuyên biệt nào nghiên cứu

một cách hệ thống mảng đề tài nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anna của

L.Tônxtôi Vậy nên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu Nghé thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anna Karênina trong tiểu thuyết cùng tên của L.N.Tônxiôi, với mong muốn tìm hiểu và khám phá giá trị tham mi trong tác phẩm, nhằm phát hiện ra những yếu tố đặc sắc góp phần thê hiện thành công tư tưởng, nội dung của tác giả, tác phẩm

Trang 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Những công trình nghiên cứu, bài viết về L.Tônxtôi đã được dịch

sang Tiếng Việt

L.Tônxtôi - Con sư tử của nên văn học Nga, cũng như cuốn sử thi vĩ đại Chiến tranh và hòa bình thì Anna Karênina mãi giống như những ẩn số vàng mà tất cả các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều muốn giải mã Vì vậy, có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đánh giá về công lao vĩ đại của nhà văn, khẳng định thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý của L.Tônxtôi trong Anna Karénina

V Scôpxki trong cuốn Lep Ténxtoi đã có những đánh giá rất cao về nghệ thuật miêu tả tâm lý của L.Tônxtôi Ông cho rằng: Sự phân tích tâm lý,

phép biện chứng tâm hồn - của Tônxtôi mang tỉnh chất đặc biệt L.Tônxtôi

tách những động cơ chân chính của những hành động của con người ra khỏi lập luận ngôn từ lôgic của chung [22, tap 1, 461]

Khrapchenkô trong cuốn Cứ fính sáng tạo của nhà văn và sự phát

triển văn học khẳng định: Công lao lịch sử vĩ đại của Tônxtôi là ở sự kết hợp

hữu cơ cách phân tích tâm lý vô cùng tỉnh tế với lối tự sự anh hùng ca có quy

mô rộng lớn Khrapchenkô đã làm nổi bật sự khác nhau về phương pháp điển

hình hóa giữa Puskin- nhà thơ đầu thế kỉ XIX và nhà văn nửa cuối thế kỉ: Nếu

Puskin phan ánh những biến cố xã hội, những tính cách con người trong sự chân thật của chúng xây dựng lỗi kế chuyện trên cơ sở tái tạo trực tiếp liên tục những thuộc tính điển hình của chúng, thì Tônxtôi lại khai thác những mối liên hệ phức tạp và những quan hệ tôn tại giữa hình thức bên ngoài của hiện tượng với nội dung bên trong của nó; giữa ngôn từ và cảm xúc Điều đó không chỉ là một phương pháp sáng tạo mới tiếp cận với quá trình hiện thực

mà còn là cách nhìn nhận hiện thực bằng những khía cạnh mới ”[14.567]

Trang 5

Dé thé hién dòng tâm lý đang trôi được sinh động va cu thể, Tônxtôi đã

sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau Độc thoại nội tâm là thủ pháp chủ yếu và độc đáo nhất Trong kiệt tác Anna Karênina, Tônxtôi đã phát huy tối đa hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật này Sécnưsepki đã nhận xét: Bá ứước Tônxtôi chú ý hơn cả đến việc sao cho một số tình cảm và ý nghĩ này phát triển từ những tình cảm và ý nghĩ khác Ông ham thích quan sát xem một tình

cảm được nảy sinh từ một tình huống hoặc một ấn tượng nhất định, lệ thuộc

vào ảnh hưởng của hồi ức và sức mạnh của những sự phối hợp của những trí tưởng tượng chuyển sang những tình cảm khác, rồi lại quay về điểm xuất phát trước đó rỗi lại lang thang, lang thang mãi, biến đổi trong toàn bộ chuỗi hi

ức ra sao; ông thích quan sát xem một ý nghĩ ban đầu được náy sinh từ một cảm xúc rồi dẫn tới cảm xúc rồi dẫn tới những ÿ nghĩ khác, lôi cuốn đi xa, xa mãi, hòa lẫn ước mơ với thực tế cảm xúc, hòa lần những ước mơ về tương lai

với phản xạ về hiện tại như thế nào [11,155]

Trong Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi của Nguyễn Hải Hà, khi nói về

Tônxtôi, tác giả đã dẫn lại lời của Secnưsepxki: Phân tích tâm lý có thể có nhiều khuynh hướng khác nhau: nghệ sĩ này thì quan tâm nhiều hơn tới việc miêu tả các tinh cách;nghệ sĩ khác thì chủ ý tới ảnh hưởng của các quan hệ

xã hội và các xung đột trong cuộc sống với các tính cách; còn bá tước thì

quan tâm hơn hết đến chỉnh quá trình tâm lý, những hình thức, những quy luật của nó đến quá trình biện chứng tâm hôn con người[I 1,142] Hơn nữa, Secnưsepxk1 cũng đoán trước được xu hướng miêu tả tâm lý của nhà văn trên Secnưsepxki đã gọi Tônxtôi là “bậc thầy duy nhất” trong việc “mô tả tài tình những hiện tượng khó nắm bắt của đời sống nội tâm luân chuyên lẫn nhau cực

kỳ nhanh và hết sức đa dạng”

Trang 6

V.V.Xtaxôp, nhà phê bình nghệ thuật Nga, sống cùng thời với Tônxtôi,

đã đưa ra nhận xét hết sức tinh tế về nét đặc sắc của độc thoại nội tâm của

Tônxtôi Dường như phát triển ý kiến của Sécnưsepxki, Xtaxôp viết trong một bức thư: Tôi thiết tưởng trong các cuộc trò chuyện của các nhân vật không có

8ì khó hơn độc thoại Tôi thấy cho đến nay mới có một ngoại lệ duy nhất: đó

là bá tước Tônxtôi Một mình ông đưa ra trong các tiểu thuyết và các kịch

đram của mình những độc thoại thực sự với tính chéch choạc, tính ngẫu

nhiên, tính buông lung va nhitng nhay coc [11,155]

Miêu tả cảm xúc con người trong sự vận động, ổi sâu vào những

nguyên nhân xã hội của các tính cách, diễn đạt cặn kẽ chỉ tiết tâm tư của nhân

vật khi nghĩ về mình cũng như về thế giới xung quanh: tất cả những điều đó

đã từng có, qua nhiều hình thái khác nhau của các loại hình văn học trước

Tônxtôi Nhưng đến văn hào Nga vĩ đại này, nghệ thuật phân tích tâm lý mở

ra một chặng đường mới kì diệu hơn, hoàn chỉnh hơn Chính là ở chỗ

“Tônxtôi đã họa lại quá trình tâm lý trong tính tự nhiên của cuộc sống hàng ngày một cách chính xác hơn, chân thực hơn so với các nhà văn trước ông ta” (Theo T Môtưlêva nhận xét)

2.2 Những công trình nghiên cứu, bài viết về L Tônxtôi ở Việt Nam

Ngay từ khi được khởi đăng trên nguyệt san Tỉn đức Nga (số mở đầu năm méi 1875), Anna Karénina da tao ra một cơn sốt trong giới độc giả yêu

văn học Khi đến với công chúng Việt Nam, cuốn tiểu thuyết ngay lập tức

được đón nhận nồng nhiệt Ngày 24.2.2007, Việt báo Vn đã đưa ra thống kê

và Anna Karênina của L.Tônxtôi được ưa chuộng và bán chạy nhất, trong khi

đó Chiến tranh và hòa bình xếp vị trí thứ ba

L.Tônxtôi cùng với Anna Karênina - đứa con tinh thần quý giá của nhà văn không chỉ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, phê bình Nga

Trang 7

mà có sức hút kì lạ đối với những nhà nghiên cứu, phê bình trên thế giới đặc biệt là các nhà nghiên cứu phê bình ở Việt Nam Cho đến nay, Tônxtôi là tác

giả được đề cập đến trong khá nhiều giáo trình, công trình nghiên cứu, bài

viết

Nguyễn Trường Lịch trong chuyên luận về L Tônxtôi cũng cho rằng: Anna Karênina là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Nga và

thé giới ”[15,406]

Trong cuén Van hoc Nga và chuyên luận của Nguyễn Trường Lịch,

Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1988, tác giả cho rằng: việc miêu ta

cảm xúc con người trong sự vận động ổi sâu vào những nguyên nhân xã hội của các tính cách, diễn đạt cặn kẽ các chi tiết tâm tư của nhân vật khi nghĩ về mình cũng như về thế giới xung quanh: tất cả những điều đó đã từng có, qua những hình thái khác nhau của những loại hình văn hóa trước Tônxtôi Nhưng đến văn hào Nga vĩ đại này, nghệ thuật phân tích tâm lý mở ra chặng đường mới, kì diệu hơn, hoàn chỉnh hơn Ngoài ra Nguyễn Trường Lịch cũng trích thêm ý kiến của T Môtưlêva: 7ônxtôi đã họa lại tâm lý trong tính tự nhiên của cuộc sống hằng ngày một cách chính xác hơn, chân thực hơn so với các nhà văn đã làm trước ông [15,123] Tác giả khẳng định vài trò của Tônxtôi đối với việc diễn tả tâm lý con người: “ Trong văn học Nga thế ki XX, nghệ

thuật độc thoại nội tâm phát triển mạnh mẽ, một phần lớn do ảnh hưởng của

Tônxtôi”

Chuyên luận Thi pháp tiểu thuyết L Tônxtôi (in năm 1993) Nguyễn

Hải Hà - Nhà xuất bản Giáo dục là công trình đầu tiên nhìn nhận Tônxtôi

dưới góc độ thi pháp học ở Việt Nam Mặc dù chuyên luận chỉ khảo sát Chiến tranh và hòa bình nhưng cách tiếp cận đã trở thành cơ sở cần thiết đề tìm hiểu tiểu thuyét Anna Karénina

Trang 8

Trong chuyên luận của Nguyễn Hải Hà, ông đã danh 60 trang dé viét vé

“ biện chứng tâm hồn” nhân vật, đề cập đến con người bên trong luôn “ trôi chảy như dòng sông” Quan niệm về con người “trôi chảy” luôn biến chuyển

của L.Tônxtôi chỉ phối rõ nét nghệ thuật thể hiện con người Từ việc xem xét

kĩ các trạng thái, các quy luật tâm lý được thể hiện qua độc thoại nội tâm, đối

thoại, miêu tả chân dung của các nhân vật, tác giả đã đi đến kết luận: Văn

xuôi Tônxtôi, sáng tác của Tônxtôi là một bước tiến trong nghệ thuật toàn

nhân loại [L1,143] Ông cũng khẳng định: “Độc thoại nội tâm chính là một

trong những thủ pháp hữu hiệu nhất giúp nhà văn phơi bày nội tâm nhân vật,

miêu tả nó từ bên trong Nhà văn không chỉ miêu tả phố xá, nhà cửa, đồ dùng,

áo quần, nét mặt, cử chỉ, lời nói của nhân vật mà còn được thấy những ý nghĩ

sâu kín trong lòng nhân vật, nhiều khi những ý nghĩ này trái ngược với vẻ bề

ngoài của nó”[11,143] Nguyễn Hải Hà đã đánh giá rất cao tài năng nghệ

thuật của Tônxtôi - “bậc thầy về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật”

Trong cuốn Văn học Nga —Sự thật và cái đẹp, (2002), Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Hải Hà lại một lần nữa khẳng định tài năng nghệ thuật của

Tonxtdi: “Tai nghệ độc đáo của Tônxtôi thể hiện trước hết và chủ yếu ở cách

miêu tả tâm lý nhân vật” Có thể miêu tá tâm lý nhân vật theo nhiều hướng

Có những người thậm chí miêu tả tâm lý một cách gián tiếp thông qua cử chỉ,

điệu bộ, vẻ mặt, lời ăn tiếng nói của nhân vật Có người lại chuyên chú theo

dõi tác động của môi trường đối với tư tưởng tỉnh cảm của nhân vật hoặc phân tích theo lối giải phẫu một trạng thái cuối cùng của một quá trình tâm lý Riêng Tônxtôi lại khác, ông quan tâm nhiều hơn hết đến chính quá trình tâm

lý, những hình thức, những quy luật của nó, phép biện chứng của tâm hỗn

[11,142]

Trang 9

Năm 1960, những bài viết đầu tiên về L.Tônxtôi đã xuất hiện trên báo

chí Việt Nam Nhân kỉ niệm 50 năm ngày nhà văn qua đời, báo Văn nghệ ra

số đặc biệt in bài viết của Hồ chủ tịch Trong bài viết của mình, Người đã tự

nhận mình là người học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tônxtôi không chỉ vì

“cách viết của Tônxtôi rất giản dị, rõ ràng và dễ hiểu, làm tôi rất thích” mà

còn bởi giá trị nội dung sâu sắc của các tác phâm mà người đọc rât say mê Cũng trong năm 1960, ở bài viết Chuyện nghề của mình, nhà văn Nguyễn Tuân kinh ngạc thốt lên: “Tônxtôi hành văn chính xác như soi kính hiển vi dé tìm cái sâu sắc cho những chỉ tiết báo hiệu những chất tâm lý đưa

vào một chỉ tiết tâm lý cần dung dé sinh hóa các tài liệu ấy thành máu nóng

Thế giới tạo hình của Tônxtôi là một kho tàng nhân tình tích lũy sau một quá trình quan sát cá rộng và sâu Hơn nữa, là một người am hiểu khá sâu sắc và tỉnh tường văn học Nga, Nguyễn Tuân từng ca ngợi: “Trong rừng văn đại ngàn nước Nga, Tônxtôi sừng sững, cao chót vót như một đỉnh Thái Sơn trường tồn cho đến ngày nhân loại du hành vũ trụ đi hết lên các tỉnh cầu

khác”

Nguyễn Đình Thi trong bài viết Công việc của người viết tiểu thuyết

(1964) đã gọi Tônxtôi là “bậc thầy về miêu tả biện chứng tâm hồn con người

và bậc thầy về sử dụng chi tiết” Ông còn cho rằng, những tác phẩm của Bandăc, Tônxtôi là “những cuốn bách khoa thư về đời sống” Tác giả của bài viết coi nhà văn là tắm gương sáng về lao động nghệ thuật cần học tập và noi

theo

Về các bài giới thiéu co ban Anna Khalénin do Vũ Ngọc Phan và Vũ

Minh Thiéu dich (Sài Gòn, 1970) đã dành lời đánh giá tác phẩm như sau:

“Anna Khalénin dugc coi la cuốn tiểu thuyết tâm lý sâu sắc, một bức họa vĩ

Trang 10

đại về xã hội Nga thời kì chuyên biến Về toàn cánh cũng như chỉ tiết, cách

cấu tạo rất tài tình và sự kết hợp bên trong thật hoàn toàn”

Bài viết Sức mạnh tô cáo tiểu thuyết Anna Karênina của Lưu Văn

Bồng (tạp chí Văn học số 6/1978) đưa ra cái nhìn khá mạnh dạn, biện hộ cho hành động ngoại tình của nhân vật: “Anna là hiện thân của cái đẹp trong cuộc sống và trong con người” Tác giả đã đi đến kết luận: “4nna Karênina không

phải là loại tiểu thuyét gia dinh Anna Karénina là một cuốn tiêu thuyết xã hội, tiểu thuyết tâm lý mẫu mực và trong một ý nghĩa nào đó còn là một quyền tiểu thuyết lịch sử”

Trong bài Anna Karênina 124 tuổi báo Văn nghệ, 2001, số 28, tác giả

bài viết đã nhan xét: Anna Karénina 1a m6t cudn sach có cuộc sống riêng hết

sức phong phú và lâu dài không chỉ ở Nga mà còn ở trên khắp thế giới” Nhận xét như vậy cũng có nghĩa là khẳng định cuộc sống tâm hồn phong phú của

các nhân vật trong tiểu thuyết, đặc biệt là nhân vật trung tâm Amna

Tóm lại, các bài viết, bài nghiên cứu về Tônxtôi cho thấy: Giới phê

bình Việt Nam đánh giá rất cao về tài năng sáng tạo nghệ thuật của Tônxtôi Đồng thời các nhà văn học tập ở bậc thầy văn xuôi tâm lý này rất nhiều kinh

nghiệm quý giá trong nghệ thuật mô xẻ va phân tích tâm lý con người trong

chiến tranh, trong cuộc sống, trong tình yéu, Và trong cách sử dụng hết sức

điêu luyện các thủ pháp nghệ thuật như độc thoại nội tâm, đối thoại, chân

dung tâm lý, miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kế chuyện

3 Đối tượng, phạm vỉ, nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết Anna Karénina cia

Tônxtôi Tuy nhiên, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi

không có tham vọng khám phá hết những vấn đề lớn của tác phâm mà chỉ đi

Trang 11

vao nghién cuu, tim hiểu một khía cạnh cụ thể ở một nhân vật cụ thể đó là

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anna Karênina trong tiễu thuyết cùng tên của L.N.Tônxtôi Mặt khác, do không có điều kiện khảo sát toàn bộ các phương tiện và thủ pháp nghệ thuật thê hiện tâm lý nhân vật nên chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu một số thủ pháp được coi là đặc sắc nhất trong việc thể

hiện và phân tích nhân vật của L.Tônxtôi đó là:

Chân dung tâm lý

Đối thoại và độc thoại nội tâm

Văn bản chúng tôi str dung dé trích dẫn trong khóa luận này là bộ tiểu

thuyết Anna Karênina do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2003, của hai

dịch giả : Nhị Ca, Dương Tường

Chúng tôi hi vọng sẽ chỉ ra được những nét độc đáo về nghệ thuật miêu

tả tâm lý nhân vật Anna, khẳng định đóng góp quan trọng của L Tônxtôi vào

sự phát triển văn học Nga nói riêng và văn học nhân loại nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ trên, trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

1) Phương pháp thống kê

2) Phương pháp tiếp cận xã hội lịch sử

3) Phương pháp so sánh văn học

4) Phương pháp phân tích

Trang 12

5 Đóng góp của khóa luận

Việc khám phá các thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lý sẽ đưa lại nhận thức sâu sắc về vai trò của nghệ thuật miêu tả tâm lý đối với việc sáng tác hay

tìm hiểu, phân tích, tiếp nhận một tác phẩm văn học Trên cơ sở đó khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn trong việc miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp nhất trong nền văn học nhân loại

6 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp này

được triển khai theo 2 chương như sau:

Chương 1: Chân dung tâm lý Chương 2: Đối thoại và độc thoại nội tâm

Trang 13

CHUONG 1 CHAN DUNG TAM LY

1.1 Chan dung ngoai hinh

1.1.1 Khái niệm

Khi xây dựng nhân vật, hầu hết các nhà văn đều cố ý tạo cho nhân vật

của mình ngoại hình, một điện mạo góp phần thể hiện tính cách Ngoại hình

ấy như một tắm gương phản chiếu tâm hồn, đời sống tính cách, nghề nghiệp, thân phận của nhân vật Vì vậy, nó là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, miêu tả ngoại hình dé thay duoc tam ly nhan vat

Theo Tir dién Tiéng Viét - Hoang Phé: “Ngoai hình là hình dáng

người” [19,683]

Giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn Cơ sở lý luận văn học — Nhà xuất

bản Giáo dục, 1999, có viết: “Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ hình

dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong, y phục là toàn bộ những

biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật.”[7,87]

Như vậy, hiểu một cách giản đơn, tất cả những gì cé thé nhận biết trực

tiếp bằng trực giác đều được coi là ngoại hình Nhân vật được miêu tả cụ thể,

chỉ tiết hoặc chung chung, khái quát, được miêu tả theo kiểu “chỉ li” hay kiểu khái quát “điểm nhắn” đều nằm trong ý đồ của nhà văn

Miêu tả ngoại hình để gợi tả tâm lý nhân vật vừa là kết quả của tiến

trình phát triển văn học, vừa là sáng tạo độc đáo của L.Tônxtôi Ông đã sử

dụng ngoại hình như một thủ pháp đang được trong việc miêu tả tâm lý nhân vật Miêu tả chân dung gắn liền với tính tạo hình của một nhân vật trong tác

Trang 14

phâm là thủ pháp nghệ thuật có mặt trong văn học từ lâu Từ miêu tả ngoại hình thuần túy chân dung nhân vật dần tiến tới tái tạo đời sống tâm lý con người Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX, với Tônxtôi là một trong những đại biểu xuất sắc đặc biệt coi trọng chân dung, coi đây là phương tiện

để khái quát, tái tạo hiện thực trên nguyên tắc tôn trọng sự thật tối đa Với

Anna Karênina, Tônxtôi muỗn dựng lại bức tranh thời đại để khám phá lịch

sử xã hội can céi, đang xuống cấp trầm trọng và cắt nghĩa bản chất, tính cách con người Nga

1.1.2 Khảo sát

Ở một số nhà văn, việc khắc họa chân dung chỉ dừng lại mục đích giới thiệu nhân vật với bạn đọc nhưng với Tônxtôi, ông đã sử dụng ngoại hình dé gợi tả tâm lý nhân vật Nhân vật của ông luôn có diện mạo riêng, được đưa ra

từ nhiều góc độ, ở nhiều thời điểm khác nhau của cuộc sống Tônxtôi là người

đã đưa vào kĩ xảo chân dung những chức năng mới, đó không chỉ đơn thuần

là các nét vẽ ngoại hình nhằm định danh, định hình nhân vật mà còn là những

tín hiệu gợi mở tính cách, tâm lý Nét nổi bật của Tônxtôi ở đây là ông rất ít

khi miêu tả ngoại hình, hành động thuần túy Hình thức của Tônxtôi bao giờ cũng là hình thức chứa đựng nội dung, chỉ tiết bên ngoài báo hiệu chất tâm lý

bên trong Cũng như vậy, trong tiểu thuyết Anna Karénina, chan dung cua

nhân vật Anna được L.Tônxtôi miêu tả không phải là chân dung thuần túy ngoại hình mà là chân dung tâm lý Tức qua chân dung của Amna, chúng ta có thê thấy được thế giới nội tâm và những chuyên biến tỉnh vi nhất trong tâm hồn nàng

Tiêu chí thống kê tần số miêu tả ngoại hình gợi tả tâm lý là những câu

văn, những đoạn văn miêu tả ngoại hình kèm theo với những cụm từ gợi cảm,

những trạng thái tâm lý, những câu, những từ gợi cả, gợi hình mang nội dung

Trang 15

tâm lý Phần lớn những chi tiết bên ngoài như: ánh mắt, nụ cười, sắc mặt, dáng đi, trang phục, là những dấu hiệu chỉ tâm trạng, luôn được đối mới

bằng sắc thái bên trong Bảng thống kê sau cho thấy trong tác phẩm Anna

Karênina, nhân vật Anmna có tần số xuất hiện chân dung ngoại hình gợi tả tâm

Nhìn vào bảng thống kê cho thấy, Tônxtôi đặc biệt chú ý miêu tá ngoại

hình nhân vật Anna, tong số có tới 136 /1218 trang, vượt xa các nhân vật khác

nhu Kitty 9 lần, ngay cả Karênin cũng chỉ được miêu ta 12 lần Những chỉ tiết

đặc trưng được lặp lại nhiều lần nhất là ánh mắt và vẻ mặt của nhân vật Hai

chỉ tiết được đặc tả như là sự trở đi trở lại của cám xúc, của ấn tượng về sự khắc khoải của nhà văn trước nội tâm nhân vật Ánh mắt luôn thay đổi cùng với mọi sắc thái tình cảm của Anna được miêu tả tới 46 lần, vẻ mặt với 5l

lần Độ đậm đặc của hai chỉ tiết đó vừa là nét tạo sắc diện, vừa là tín hiệu

thâm mỹ mở ra một thế giới khác, thế giới bên trong với mọi chuyển biến

phức tạp, tinh tế và hết sức khác nhau Để tạo hình tính cách, tác giả không

miêu tả chỉ tiết những nét xấu-đẹp trên khuôn mặt, từng đôi mắt hoặc nụ cười

mà chú ý đến những nét tâm lý được biểu hiện trên khuôn mặt ấy ra sao

Trang 16

Với nhân vật Anna, Tônxtôi nhấn mạnh đường nét bên ngoài nhằm khám phá những bí mật tâm hồn, sức mạnh tiềm ẩn luôn biến động, phát triển

trong sâu thắm trái tim nàng Tần số miêu tả ngoại hình gợi tả tâm lý ở nhân vật này rất cao nhưng không đồng đều giữa các phần Điều đó chứng tỏ sự

chú trọng của Tônxtôi đối với quá trình phát triển tâm lý không mang tính

chất đồng đều, tập trung vào những thời điểm nhất định nằm trong ý đồ nghệ

thuật của nhà văn Miêu tả ngoại hình gợi tả tâm lý của Anna xuất hiện với

tần số cao ở phần 1 đã cho thấy đây là thời điểm có tính chất quyết định trong cuộc đời nàng Khi miêu tá, Tônxtôi không chỉ vẽ một lần là xong mà ông

miêu tả dần dần, bổ sung thêm vào bức vẽ ban đầu bằn những chuyên biến nội tâm Tônxtôi chú ý đến những sắc thái tâm lý làm thay đổi ánh mắt, vẻ mặt

của nhân vật Và sự biến đổi tâm lý qua miêu tả ngoại hình đã được Tônxtôi

quan sát tinh tường, vô cùng sắc sảo

1.1.3 Tả ngoại hình gợi tả tâm lý

Nhân đọc truyện viết đở dang của Puskin: Những người khách họp

mặt trong biệt thự, Tônxtôi nảy ra ý định viết Anna Karênina Và ông dựa vào con gái Puskin là Mari Alecxanđrôpna Gáctung làm nguyên mẫu để tả vẻ

mặt, dáng người nhân vật Anna

1.1.3.1 Ánh mắt- sự thay đổi linh diệu

Trong nghệ thuật khắc họa chân dung của Tônxtôi, đôi mắt không chỉ

là cơ quan thị giác mà còn là cửa số tâm hồn, trở thành biểu tượng rất phong

phú Nét bút điểm nhãn là linh hồn của nghệ thuật vẽ chân dung, trở thành tín hiệu nghệ thuật rất sinh động và hấp dẫn thông báo về đời sống tâm lý nhân

vật Tônxtôi không miêu tá nhiều đôi mắt của những mỹ nhân như Êlen,

Xônhia, Vêra, mà ông dành sự chú ý đặc biệt vào đôi mắt Anna

Trang 17

Đôi mat huyén bi cua Anna được Tônxtôi miêu tả tới 46 lần với những sắc thái tình cảm rất tỉnh vi Vẫn là ánh mắt ấy thôi nhưng gần 50 lần thay đổi bằng ánh sáng tâm hồn Trạng thái tâm hồn làm vẻ mặt con người thay đi

Dõi theo sắc diện đôi mắt, bạn đọc có thể nắm bắt được dòng tâm lý đang lưu

chuyên trong tâm hồn Anna

Puskin tả đôi mắt Tachiana “Ngơ ngác như một con nai sợ hãi”, lộ rõ

một tâm hồn trong trẻo thơ ngây và một nỗi niềm man mác của một đời sống nội tâm khép kín Hay ánh mắt nàng Margarita của M Bulgacov là ánh mắt lo

lắng thậm chí có vẻ bệnh hoạn chứa đựng sự cô đơn trống rỗng đến tuyệt

vọng của nàng Còn ánh mắt của Anna Karênina thì lại khác: “cặp mắt xám long lanh như xám lại dưới bóng đôi hàng mi dày dừng lại trên mặt chàng với

cái nhìn chăm chú, thân mật như đã nhận ra chàng rồi lại nhìn ngay ra đám

đông người qua lại như muốn tìm ai Qua cái nhìn ngắn ngủi, lúc xuất hiện trong cặp mắt long lanh, khi ở nụ cười thoáng nở trên cặp môi tươi mát Có thé nói, toàn thân nàng trào lên một sức sống dạt dào dù muốn hay không, vẫn bộc lộ qua ánh mắt hoặc miệng cười Những lúc nàng cố tình giấu kín không

để cái ánh lửa ấy ngời lên trong mắt thì nó lại xuất hiện nét cười kín đáo ngoài

ý muốn của nàng”[26,134] Ánh mắt Anna không những đẹp, sắc mà nó ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, nồng nhiệt của một tâm hồn luôn khao khát hạnh phúc

Đôi mắt của nàng có sự thay đổi linh diệu trong từng hoàn cảnh Khi đối diện với Vrônxki trong vũ hội: “ánh mắt chói ngời và lung linh”, tìm thấy

chân trời bình yên hạnh phúc Nàng đón nhận tình yêu ấy có sự pha trộn của bao cảm giác đắng cay, bối rối, buồn tủi nhưng vẫn ánh lên với vệt sáng lạ kì Khi nghĩ về Vrônxki: “Đôi mắt mở to và tưởng như ngời sáng trong bóng

tôi” Qua sắc diện của Amna trong lúc khiêu vũ với VrônxkI, nhà văn chỉ ra sự

Trang 18

biến đổi trong tâm trạng nhân vật: “Mắt nàng lại sáng ngời lên và nụ cười rạng rỡ Nàng như gắng che dấu nỗi vui mừng, nhưng bắt chấp ý nàng, nó vẫn

Thật sự là đôi mắt của nàng có sự thay đổi linh điệu trong từng hoàn

cảnh Khi đối diện với chồng, ánh mắt lại trở nên “bí ấn”, “tối sầằm”; và khi

ghen tuông: “kì lạ và hằn học” Nhất là sau này, khi biết bao đau khé tui cực

đồ xuống đầu người đàn bà bé nhỏ ấy, đôi mắt lại như nheo lai lim dim dé

khỏi phải nhìn thấy cuộc đời Và đến khi đi vào cõi chết ánh mắt ấy đã ám ảnh người đọc Chính ánh mắt này đã được Vrônxki chứng kiến: “Sắc diện duy nhất giờ đây chàng thấy ở nàng là vẻ đắc thắng” “với cặp mắt mở to

như muốn nhắc lại lời đe dọa thốt ra trong cuộc cãi lộn”: rồi anh sẽ phải hối hận về việc này!”126,1 164]

Trong tác phẩm dường như nhà văn đã đứng ra ngoài đề cho các nhân vật tự đánh giá lẫn nhau Chân dung cũng như tâm trạng nhân vật đồng hiện

qua cách quan sát, nhìn nhận của nhân vật đối diện Kitty đã nhận xét Amna:

“Kitty bỗng nhìn thấy trong mắt nàng cái thế giới bí mật còn khép kín đối với

cô” Đôi mắt huyền bí, dầy bí ân của Anna như muốn thôi thúc người khác

Trang 19

phải khám phá Với Anna, một đôi mắt có chiều sâu và trong đó người ta có

thể đọc được những tâm sự bi kịch trong cuộc đời cô

1.1.3.2 Vé mặt - niềm vui, nỗi buồn

Vẻ đẹp của Anna không chỉ ở đôi mắt biết nói mà gương mặt nàng mỗi

lần thay đổi sắc diện, người đọc lại thấy một tiếng nói riêng Con người ngay thẳng vốn không quen che dấu cảm xúc cho nên niềm vui nỗi buồn của Anna đều bộc lộ trên gương mặt, đù nàng đã có che dấu Vẻ mặt “ngời lên” khi đón nhận tình yêu của Vrônxki nhưng đồng thời nhà văn cũng nhận thấy không hẳn là niềm vui sướng mà đúng hơn là “ánh lửa khủng khiếp của đám cháy trong một đêm tối trời” Ánh mắt ấy đã phản chiếu cả những hạnh phúc của tình yêu, cả những dự cảm về một tương lai đầy đữ dội, bất hạnh sẽ giáng xuông cuộc đời nàng

Còn Đôly thì sửng sốt về cái đẹp thoáng qua chỉ lộ ra ở người phụ nữ

trong những phút yêu đương, mà lúc này bà thấy trên mặt Anna Mọi nét trên

mặt nàng: “Từ những núm đồng tiền hẳn rõ trên má và trên cằm, từ nếp môi đến nụ cười như phảng phất bay quanh mặt, từ ánh mắt, cử chỉ duyên dáng và nhanh nhẹn, giọng nói đầy đặn, cho đến cả cái cách nàng trả lời Vexlôpxki

nửa bực dọc, nửa thân mật, tất cả đều quyến rũ vô cùng”[26,923]

Khi nói chuyện với Lêvin, Anna cũng vẫn rất đẹp, nét mặt, nụ cười

luôn làm chàng say mê: “Nét mặt Anna bỗng sáng lên khi chợt cảm thấy thế

Nàng bật cười”[26,1045] Vẻ mặt của Anna luôn biến động với nhiều sắc thái

khác nhau khiến Lêvin cũng phải sững sờ : “Nàng nói vẻ buồn buồn và tin

cần”[26,1047] hay “Lêvin mải mê ngắm khuôn mặt đẹp linh hoạt thoắt cái đã

thay đôi ngạc nhiên về sự thay đổi sắc diện của nàng Khuôn mặt kiều diễm của nàng một phút trước còn thanh thản, giờ bỗng lộ vẻ tò mò lạ lùng giận dữ,

kiêu kì ”[26,1045] Sự biến chuyên các sắc thái trên khuôn mat Anna đã cho

Trang 20

thấy nàng là người phụ nữ đa sầu, đa cảm Nó như dấu hiệu báo trước cuộc đời đắng cay của nàng

Sau bao lần tiếp xúc với Anna, và cũng vì sắc đẹp của Amna đã cướp đi Vrônxki của mình nhưng chính Kitty cũng phải khen ngợi: “Vẻ mặt nghiêm

nghị và có vẻ man mác buôn, nó đập vào mắt và hấp dẫn cô”[26,149] Hay như “nét mặt tươi tắn và hoạt bát, lộ ra khi ở nụ cười, khi khóe mắt, thì có thể

nói đây là thiếu nữ hai mươi”[26,149] Tắt cả những điều đó cho ta một hình ảnh Anna thật đầy đặn, giản dị nhưng vô cùng kiêu sa, đài các Anna là người phụ nữ tiêu biểu đại điện cho tính cách Nga, con người Nga — người phụ nữ hiện đại của nước Nga yêu dấu

Cũng như “đôi mắt”, gương mặt nàng đã sáng bừng lên trong tình yêu

với Vrônxki nhưng khi gặp chồng “Mặt nàng lại có vẻ mệt mỏi, đã mất cái nét

vui tươi”, khi đối điện với chồng “nàng có vẻ mặt sợ hãi và tối sầằm”, lại có lúc “tái xanh và nghiêm nghị” khi dõi theo cuộc đua ngựa của người yêu Đặc biệt,đề lại sự ám ảnh, xót thương trong lòng độc giả là vẻ “hốt hoảng” ở sân

ga khi nàng đi vào cõi chết Vẻ mặt biêu hiện cho nỗi phẫn uất, thù hận và

đớn đau cho số kiếp bắt hạnh

1.1.3.3 Sắc điệu nụ cười

Sau tất cả những đớn đau của cuộc đời bộc lộ qua ánh mắt, vẻ mặt; Amna đã để lại ấn tượng về hình ánh “nụ cười giòn tan”,một trong những nét yêu kiều nhất của nàng Đó là vẻ đẹp át cả trang phục “Nụ cười của Amna đã

đốt cháy toàn thân chàng Vrônxki”[26,167] Nụ cười và khuôn mặt của Anna

dường như có một sức hút kì lạ đối với tất cả mọi người Chúng luôn cân đối

và làm tôn thêm sắc đẹp của Amna: “Nụ cười chiếu sáng khuôn mặt nàng, một

nụ cười duyên dáng”[26,137] Và không còn là nụ cười thuần túy nữa mà trở

Trang 21

thành “nét cười”: “Nét cười xao xuyến khi trên mắt, khi trên môi” [26,137]

33c

Cụm từ “nét cười xao xuyên”, “nụ cười duyên dang” 1a chi tiết nghệ thuật đắt

giá mà ta chỉ có thé thay trong Anna Karénina cua Tonxtéi

Nét cười làm cho lòng người xao xuyến của Anna như có một phép thuật kì lạ Nó có thể biến hóa trong từng hoàn cảnh một cách nhanh, nhạy Chang han, trong vũ hội, đưới cái nhìn của Kitty, đường như trong Anna có

hai con người khác nhau Điều này đã được bộc lộ bằng sắc diện nụ cười: “Từ

lúc bắt đầu nhảy, cô chưa được gặp Anna, và cô bỗng thấy nàng hoàn toàn đổi khác lần nữa Cô nhận ra trên nét mặt nàng những dấu hiệu phấn khởi rat quen thuộc với cô: phấn khởi của thành công cô bắt gặp ở nàng cái ánh mắt chói ngời và lung linh, nụ cười sung sướng và đắc thắng trên đôi môi bắt giác

run rây ”[26,163] Với chính Kitty thì đó là cái nhìn âu yếm, che chớ:

“Nàng quay về phía Kitty với nụ cười âu yếm che chở”[ 26,160]

Dưới cái nhìn của Lêvin, nụ cười của Anna được nhìn ngắm một cách

chân thực nhất Nụ cười ấy đã cho Lêvin biết tâm trạng của nàng: “ nụ cười

tư lự thấp thoáng trên cặp môi điểm hàng lông tơ mịn màng lòng chàng xao

nếm trải cả những lo lắng, khổ đau khôn xiết Và nụ cười là một phương tiện

tâm lý đã nói lên điều đó: “Mắt Anna đã tắt ngắm ánh giễu cợt: nàng lại mỉm

Trang 22

cười, nụ cười lộ rõ một nỗi lo lắng và một nỗi buồn bí ấn, làm thay đổi hắn vẻ

mặt”[26,564] Rõ ràng nụ cười đã giải mã được thế giới bên trong con người nàng

Trong xã hội thượng lưu, Anna sống với thái độ khinh bỉ, giễu cot

Việc sống cùng giới thượng lưu thể hiện sự gò bó, ép buộc đối với nàng, nó

như là một sự sỉ nhục Và nụ cười ranh mãnh của nàng đã nói lên những điều đó: “Đó là một thanh niên đễ thương, nàng nói và đôi môi bỗng mỉm cười ranh mãnh Anh ta rất dễ thương và chất phác, nàng nói, vẫn nụ cười như

vậy”[26,934]

Trong mỗi hoàn cảnh, với mỗi loại người khác nhau, ở Anna đều có

một sắc diện nụ cười riêng Đó là nét cười hạnh phúc, mãn nguyện nhưng

cũng có nụ cười chứa đựng bao âu lo, khố đau Tat cả đều là phương tiện để thé hiện cái thế giới nội tâm trong Anna

Nụ cười được Tônxtôi miêu tả chỉ gần 30 lần nhưng nó lại có vai trò

cực kì quan trọng trong việc khắc họa tính cách nhân vật Amna Tiếp xúc với Anna qua sự miêu tả của Tônxtôi, người đọc không chỉ được mục kích vẻ đẹp tỏa ra từ dáng người, nét mặt, ánh mắt, đằng sau đó là nét cá tính và những

diễn biến tâm trạng của nhân vật nữ tuyệt diệu này

1.1.3.4 Sắc điệu trang phục

Chân dung Anna không được Tônxtôi vẽ hoàn tất ngay từ đầu mà quá

trình đó xuyên suốt tác phẩm, trong đó có nhũng nét lặp lại, có những nét

miêu tả bố sung Nhà văn không cụ thể vẻ xấu - đẹp trên khuôn mặt mà tùy

theo hoàn cảnh đặc tả nét linh động qua đôi mắt, nụ cười Cũng có lúc nhà

văn miêu tả trang phục của Anna song mục đích để nhân vật tự bộc lộ cá tính Kitty biết rằng dải nhung trên cỗ mình xinh xắn, nhưng nàng lại xinh xắn một

Trang 23

cach rut ré Anna thi ngugc lại coi thường trang phục vượt hẳn lên, át cả bộ áo không có gì khó khăn Đó là một dự cảm về một tính cách mạnh mẽ, cá tính ở

Anna Do không phải là vẻ đẹp hào nhoáng, rực rỡ có thể nhận thấy ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên như nàng Êlen trong Chiến tranh và hòa bình mà đó là

vẻ đẹp bí ấn, kì lạ “có sức quyến rũ ma quái và kì lạ”, có sự thay đối theo hoàn cảnh, thời điểm và tâm trạng của nàng Sắc đẹp của Anna làm cho Kitty

mé man, choang ngop di từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: “ Nàng

mặc áo nhung đen cổ hở rất nhiều, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp như tạc

trên ngà voi cô, và đôi cánh tròn với cô tay nhỏ nhắn Áo nàng đính toàn ren Vơnidơ chuỗi hạt trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp”[26, 160]

Vẻ đẹp hấp dẫn, kì lạ của Anna đã được nhà văn miêu tả hết sức thần

tình qua bức chân dung của nàng treo trước của phòng khách Bức họa ấy

được miêu tả sinh động đến mức khiến người xem có cảm tưởng như Anna

đang đứng vào bức tranh đang nhìn, đang nói, đang cười với tất cả nét gợi cảm, quyến rũ tựa trong cuộc sống thực Bức tranh sinh động và hấp dẫn đến nỗi: “Lêvin ngắm nghía bức chân dung như đang ra khỏi chiếc khung dưới làn ánh sáng rực rỡ và chàng không sao quay mặt đi được Chàng quên cả mình đang ở đâu và chẳng buồn nghe xem xung quanh đang nói gì, cứ đán mắt vào bức hình tuyệt diệu”[26,1042] Hay “Lêvin nhìn thấy nàng trong bộ áo màu

xanh sẵm thêu hoa lá Tư thế cũng như vẻ mặt thì có khác, nhưng vẫn là cái

đẹp tuyệt vời mà họa sĩ đã ghi lại trên tranh: trong thực tế, nàng có phần kém lộng lẫy, nhưng lại có vẻ quyến rũ mới không thấy ở trong tranh”[26,1042]

Rõ ràng, dù có ở tư thế nào, mặc trang phục nảo thì Anna cũng vẫn đẹp, vẫn

hấp dẫn và quyến rũ Chính Lêvin đã khẳng định vẻ đẹp thần kì của bức

tranh: “Đây không phải là tranh mà là một thiếu phụ đẹp mê hồn đang sống thực Chính vì không sống nên nàng còn đẹp hơn sống thực”[26,1042] Và

Trang 24

trong mắt Lêvin và bao người khác thì “đây là bức chân dung đẹp nhất từ xưa

tới nay”[26, 1043]

Như vậy, nét độc đáo trong kĩ xảo chân dung của Tônxtôi là ông đã lặp lại rất nhiều những chỉ tiết ngoại hình phản ánh nét tâm lý bên trong, đặc biệt

là ánh mắt, vẻ mặt, nụ cười được ông láy lại với tần số cao ở nhân vật Anna

Tuy nhiên, cái tài của Tônxtôi trong sử dụng chỉ tiết nghệ thuật là ông kết hợp

rất điêu luyện giữa cái nhất thời, biến đổi với cái có tính xác định, vững bền

trong chân dung tâm lý nhân vật Miêu tả chân dung trong thế động, trong quá trình phát triển nhưng đồng thời nhà văn luôn chú trọng đảm bảo tính chân thực trong hình tượng nhân vật, không dùng cái chủ quan để bóp méo chân dung Ở nhân vật Anna, số lần miêu tả chân dung không dựa vào việc nhân

vật xuất hiện nhiều hay ít mà phụ thuộc vào thời điểm biến động trong cuộc

đời nhân vật và ý đồ nghệ thuật của tác giả Cuộc sống của Anna với biết bao tình tiết phức tạp luôn chiếm số lượng miêu tả cao nhất Tônxtôi theo suốt cuộc hành trình của nhân vật để nắm bắt mọi sắc thái biến đổi trên chân dung

như những dấu hiệu thông báo về tính cách, tâm lý con người

Trong quá trình miêu tả ngoại hình gợi tâm lý, kĩ xảo chân dung hướng vào mục đích tái hiện con người bên trong nên các phác họa chân dung trong tác phẩm thường ngắn gọn và lặp lại nhiều lần Hai phác họa chân dung Anna tại cuộc khiêu vũ hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa Phác họa ban đầu mà Kitty say mê nhằm làm nỗi bật sắc đẹp của Anna là “vẻ giản dị, tự nhiên, thanh lịch đồng thời lại vui tươi, hồn nhiên”[26,160] Cũng dưới cái nhìn của Kitty, bức chân dung sau đó lại gợi lên sắc thái mới, vẻ quyến rũ ma quái của Anna:

“trông nàng càng quyền rũ với tắm áo dài đen giản dị, duyên dáng, khuôn mặt đẹp tươi, tất cả ở nàng đều dễ yêu, nhưng nét kiều diễm ấy có một vẻ gì ghê

Trang 25

nhận như bắt gặp nhiều hình ảnh khác nhau về người phụ nữ kì diệu này Đó

là một thiếu phụ đẹp mê hồn ở bức chân dung do họa sĩ Mikhailốp vẽ nhưng hình ảnh thực của nàng giúp Lêvin hiểu Anna hơn Nhìn vẻ mặt Anna thay

đổi khi nói về mình một cách thắng thắn, tế nhị, Lêvin nhận ra hiện gid nang

là một con người khác, “nhưng cái diện mạo này thuộc loại khác hẳn: nó

không nằm trong loạt sắc thái rạng rỡ hạnh phúc và mang lại hạnh phúc như họa sĩ đã ghi lại trên bức chân dung Chàng bỗng ngạc nhiên thấy lòng mình dat dao trìu mến và thương xót Anna”[26,1047] Qua sự thay đổi của chân dung, Tônxtôi ghi nhận từng trạng thái cảm xúc mới xuất hiện ở nhân vật Trong lúc Anna đang lo lắng kể lại cho Vrônxki về giấc mơ khủng khiếp,

bỗng nhiên “vẻ mặt nàng thoắt đối khác Sự sợ hãi, bối rối nhường chỗ cho vẻ

trầm mặc, nghiêm trang Nàng cảm thấy một sự sống mới đang cựa quậy trong bụng mình”[26,566] Ngoài sự biến đổi chân dung tâm lý trong khoảnh khắc, Tônxtôi còn dõi theo những đổi thay mang dấu ấn thời gian mà cuộc đời nhân vật đã trải qua Xã hội thượng lưu băng giá tàn nhẫn đã làm ngọn lửa tình yêu và niềm vui sống trong Anna sớm lụi tàn theo thời gian Vào giây kết thúc cuộc đời, vẻ “bí ân, quyến rũ, đa tình” của Anna ngày nào không còn nữa

mà thay bằng một sắc điện khác “đữ tợn và khao khát phục thù”[26,1 164]

Sắc diện của Anna khi từ biệt cõi trần đã đi vào dòng kí ức của Vrônxki:

“Chàng cố gợi lên hình ảnh nàng đúng như lần đầu gặp ở ga: bí ân, quyến rũ,

đa tình cùng một lúc vừa tìm kiếm vừa ban phát hạnh phúc, chứ không phải như chàng trông thấy vào giây phút cuối cùng: đữ tợn và khao khát phục

Trang 26

thù Sắc điện đuy nhất ở đây chang thấy ở nàng là vẻ đắc thắng ”[26, I 164]

Những nét vẽ chân dung Anna gắn liền với diễn biến đầy căng thẳng và xót

xa đau khổ của tấn bi kịch trong tâm hồn nàng

Mặt khác, khi miêu tả ngoại hình gợi tả tâm lý nhân vật Anna, Tônxtôi

còn dựa trên nguyên tắc soi chiếu Cụ thể, Tônxtôi đã sử dụng thủ pháp soi chiếu giữa Anna và Kitty Việc đặt Anna trong thế đối sánh, soi chiếu tạo ra

một giá trị nghệ thuật độc đáo Mặc dù không phải là nhân vật trung tâm như

Anna song Kitty cũng là chân dung điển hình Cả Anna và Kitty đều dành được tình cảm ưu ái của Tônxtôi Và để hiểu hơn về Anna không thể không so

sánh, đối chiếu với Kitty

Có thê nói, xét về mọi phương điện, Anna va Kitty là hai mẫu phụ nữ

khác hẳn nhau Nhưng với Tônxtôi, đây đều là hai người phụ nữ đẹp, song hai

vẻ đẹp ay được biểu hiện trên hai khía cạnh khác nhau Khi miêu tả chân dung

Anna, nha van da chú ý làm nổi bật điểm này Anna, người phụ nữ nỗi tiếng

trong giới thượng lưu rất thành thực và tự tin với vẻ đẹp bí ấn, quyến rũ và tràn đầy sức sống Ánh mắt nàng lúc nào cũng long lanh và sáng ngời ân chứa những đốm lửa, nụ cười rạng rỡ, dang di uyén chuyền Trong khi đó, vẻ đẹp của Kity không được Tônxtôi miêu tả nhiều, chỉ điểm xuyết vài nét qua:

“Mái tóc vàng xinh xắn với vẻ trẻ thơ và hồn hậu, mái tóc vô cùng thanh lịch

trên đôi vai cân đối”[26,85] Chính vẻ trẻ thơ hòa với cái vẻ đẹp mỏng manh

và thân hình đàn bà đã làm nên sức quyến rũ của Kifty Ánh mắt nàng không

có ánh lửa khủng khiếp như thiêu đốt người đối diện như Anna mà ở Kiity là

“vẻ nhìn dịu hiền, bình thán, trung thực”[26,85] Khi miêu tả hai người phụ

nữ này, nhà văn chú ý nhiều nhất là đôi mắt Với Anna là “ánh mắt long

lanh” phản chiếu nội tâm phong phú, còn Kitty đôi mắt ánh lên vẻ ngây thơ,

Trang 27

ngay thật” Vẻ đẹp của Amna là vẻ sống động, cuốn hút; ngược lại Kitty có vẻ đẹp bình lặng, nó chỉ làm người ta thích nhìn chứ không khơi dậy ý muốn

khám phá, tìm hiểu như của Amna Chính vì vậy, trong đêm vũ hội, Anmna đã

diễn dàng đề chiến thắng Kitty Vẻ đẹp của Anna toát lên sự mãnh liệt, chủ

động không chút e ấp, che đậy Vẻ đẹp ấy luôn khao khát chiếm lĩnh người

mình yêu, muốn người yêu là của riêng mình Đó là vẻ đẹp không bao giờ bằng lòng với cuộc sống mà nàng đang có, luôn vươn tới một cái gì đó cao

hơn Ngược lại, vẻ bên ngoài của Kitty toát lên sự rụt rè, thụ động nếu không

nói là an phận

Xây dựng hai mẫu người phụ nữ hoàn toàn đối lập nhau về vẻ đẹp, tính cách và con đường đời số phận, nhà văn đã lí giải cho chúng ta thấy bản chất tính cách, nguồn gốc xuất thân của mỗi con người có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển số phận của họ Như vậy, rõ ràng vẻ đẹp chân dung có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển tính cách và con đường đời của họ Anna quyến rũ và đa tình mang cá tính mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy khao khát tự cảm

về một cuộc đời đầy sóng gió, chông gai, tiêu biểu cho mẫu người phụ nữ hiện đại theo quan niệm của Tônxtôi Kitty với vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng

mang su thuy mi, diu hiền sẽ là nét tính cách tiêu biểu để nhà văn thể hiện

hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Nga

Tônxtôi đã tài tình chuyển hóa các đường nét ngoại hình thành phương tiện diễn tả xung đột nội tâm, những biến động phức tạp trong đời sống tâm lý Anna Bằng sự đổi mới linh hoạt, kỹ xảo chân dung của Tônxtôi hướng đến mục đích khám phá thế giới bên trong làm hiện lên rõ nét “con người trôi chảy” sống động trước người đọc

Trang 28

1.2 Chan dung tam ly

1.2.1 Khai niém

Văn học nghệ thuật luôn đổi mới, nền văn học hiện thực phát triển

không ngừng kéo theo sự phát triển của kĩ xảo khắc họa hình tượng nhân vật

Từ miêu tả ngoại hình thuần túy, chân dung nhân vật dần tiến tới tái tạo đời

sống tâm lý con người Tác phẩm văn học càng đi sâu vào khám phá và nhận

thức con người, càng có sức sông mới mẻ và mạnh mẽ

Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, Nhà xuất bản KHXH, 1988, cho

rằng: “Tâm lý là toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào

ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí, biều hiện trong hoạt

động, cử chỉ của mỗi người”[20, 1262]

Cuốn Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008,

lại viết rằng: “Tâm lý là tong thê nói chung các hiện tượng từ cảm giác, nhận thức đến tình cảm, hành vi, ý chí, của mỗi người”[19,1112]

Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học đã trích dẫn ý kiễn của F.Sile: “Chúng ta không phải chỉ nhìn thấy anh ta đang thực hiện hành động như thế nào, mà còn phải nhìn thấy anh ta đang nghĩ về nó như thế nào

Ý nghĩ của anh ta đối với chúng ta còn có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với hành

động ”[25,218]

Như vậy, cũng có thể hiểu rằng: Chân dung tâm lý thể hiện những cung

bậc tình cảm, trạng thái tâm lý khác nhau của con người, chính là sự biểu hiện

của sự nhận thức và phản ứng tinh thần trước tác động của những yếu tố khách quan hay chủ quan Ở trong ý kiến này có nói tới “phản ứng tinh thần”,

ta có thê hiểu đó là những suy nghĩ, hành động của con người khi đối diện với hoàn cảnh

Trang 29

Có thể nói, vấn đề chân dung tâm lý được rất nhiều các nhà nghiên cứu

và các tác giả quan tâm, tìm hiểu Mỗi tác giả là một ý kiến khác nhau về nó

nhưng tựu chung lại tất cả đều khẳng định đó là kĩ xảo khắc họa hình tượng

nhân vật, thể hiện cái nhìn từ bên trong nhân vật, là sự tái hiện mọi dạng sắc

tỉnh tế của nhân vật, miêu tả nhân vật một cách sâu sắc và toàn điện bao gồm

các yếu tố như: tâm hồn, trí tuệ, hành động

Chân dung tâm lý là một trong những yếu tố có vai trò quan trong trong

viéc gop phan đắc lực vào việc hoàn thiện một cách xuất sắc nhân vật Vì vậy,

hầu hết các nhà văn khi xây dựng nhân vật đều có ý tạo cho đứa con tỉnh thần

của mình một chân dung hoàn chỉnh dé có thê thay ngay được tinh cách nhân

vật

1.2.2 Các sắc điệu tâm lý

1.2.2.1 Một tâm hồn phong phú

Trong Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê, Nhà xuất bản KHXH, 1988,

viết: “Tâm hồn là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người”[20,1 112]

Như vậy, vẻ đẹp tâm hồn còn gọi là vẻ đẹp nội tâm, là thế giới bên

trong của con người Hay cũng có thể được gọi là vẻ đẹp tinh thần hay vẻ đẹp tâm linh Nó nằm bên trong vẻ đẹp hình thé, vé dep dung mao

Trong Anna Karénina, néu Kitty chi được Tônxtôi miêu tả thoáng qua

bằng vẻ đẹp ngoại hình thì Anna hoàn toàn ngược lại Ấn tượng đầu tiên mà

người đọc nhớ về Anna không chỉ là vẻ đẹp của dung mạo mà còn là vẻ đẹp

tâm hồn, vẻ đẹp tỉnh thần Với kĩ xảo chân dung tâm lý, Tônxtôi đã vẽ lên

hình ảnh về thế giới nội tâm đa cảm, phong phú bằng nhiều nét vẽ khác nhau,

ở những thời điểm không giống nhau Là nhân vật trung tâm trong tác phẩm,

Trang 30

Anna đã được Tônxtôi dành cho sự ưu ái hơn cả Có thể nói, hình ảnh Amna là tất cả nhiệt huyết và sinh lực của nhà văn bậc thầy Tônxtôi

Nếu như trong Chiến tranh và hòa bình, ta không thây có nhân vật nữ

nào thể hiện sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn, “vẻ đẹp tinh thần đặc biệt” thì trong Anna Karênina hoàn toàn ngược lai Anna không chỉ

đẹp quyến rũ và bí ân mà ở tận trong sâu thắm đó là một tâm hồn cực kì sâu sắc và tin yêu

Nếu ở các tác phẩm khác, nhà văn thường để cho nhân vật của mình

xuất hiện với dung mạo rực rỡ, hào nhoáng để gây ấn tượng, tạo sự thích thú cho độc giả thì trong Ánna Karênina, Tônxtôi đã đánh vào tâm trí bạn đọc

bằng vẻ đẹp của tâm hồn Vì thế, không phải ngẫu nhiên, ngay từ lần đầu tiên

xuất hiện, với vẻ đẹp tâm hồn Anna đã dịu dàng chinh phục bao trái tim Cái

vẻ tỉnh thần đặc biệt Ấy của Anna đã được Vrônxki, một chàng sĩ quan trẻ

cảm nhận hết sức sâu sắc “Chàng xin lỗi rồi tiếp tục đi, nhưng tự nhiên lại

ngoái nhìn nàng một lần nữa, không phải vì sắc đẹp, cũng không phải vì vẻ

thanh lịch và cái duyên thầm tỏa ra từ khắp toàn thân nàng mà lúc đi ngang

qua, chàng đã nhận thấy một vẻ dịu dàng và thuy mi la lung trên bộ mặt yêu

kiều ấy”[26,134]

Xuất hiện lần đầu tiên với vẻ đẹp tâm hồn, Anna đã hớp hồn chàng sĩ quan trẻ ranh mãnh Vrônxki Ai đã từng một lần gặp một lần không thê không ngắm nhìn người thiếu phụ thượng lưu quý tộc này Thế giới nội tâm huyền bí của nàng khiến người ta không thể không khám phá

Là sứ giả hạnh phúc đi dàn hòa cho gia đình xích của Đôly, Anna đã

thể hiện nàng là người tận tâm và nhiệt thành Với sự khéo léo, thông minh,

Anna đã hoàn thành xuất sắc vai trò của vị sử giả Và cũng chính từ lúc này,

Trang 31

Đôly đã bị choáng ngợp về tất cả đã thấy ở Anna Đôly đã từng nói rằng:

“Mình chỉ thấy ở cô ấy những đức tính, phâm chất tốt đẹp nhất và bao giờ cô

ấy cũng mến mình và thân mật với mình”[26,142] hay “trong lòng cô cái gì cũng trong sáng và đôn hậu, ở cô mọi cái đều trong sáng cả”[26, 187]

Là một người mẹ rất yêu con, coi đứa con trai bé bỏng là hạnh phúc của đời mình, ở Mạc Tư Khoa nhưng trong lòng Anna vẫn một niềm khôn nguôi nhớ về con: “Thường thường cứ đến mười giờ là nàng đến đắp chăn cho con

và chúc bé ngủ ngon trước khi đi khiêu vũ”[26,154] Nỗi buồn vì phải xa con

đã xâm chiếm nàng Dù nghĩ về điều gì nhưng tâm trí nàng vẫn luôn hướng

đến Xêriôgia tóc búp của mình Trong Anna ân chứa tình mẫu tử thiêng liêng,

sâu sắc Có thê nói, nếu vẻ đẹp hình thể làm người ta xao xuyến thì chính cái đẹp về tâm hồn của Amna làm người đọc phải khắc khoải, đay dứt; như lời của

Xtêpan đã nói với Lêvin: “Trước hết đó là một thiếu phụ có tâm hồn, rồi cậu

sẽ thấy”[26,1041] Còn Lêvin chỉ gặp Anna có một lần duy nhất nhưng nàng

đã đề lại trong chàng một niềm thán phục và yêu mến: “Thật là một phụ nữ

rất đáng mến, tốt và rất đáng thương”[26,1051]

Chính Tônxtôi đã nói: “Ở đâu mà không hiểu biết về tâm hồn con người thì ở đấy không có nghệ thuật”[16,350] hay ở thời đại Phục hưng, nhà nghệ sĩ điêu khắc thiên tài Ý Lêôna Đơ Vanhxi từng tâm sự: “Cái khó không

phải là nặn một bức tượng mà là nặn cái thần của bức tượng”[16,350] Anna

đẹp cả người lẫn nết nhưng đời sống nội tâm của nàng không thuần nhất một chiều mà rất phong phú, đa dạng Có người nói Anna có tâm hồn đa sầu, đa cảm

Bai Anna Karénina 124 tuổi báo Văn nghệ, 2001, số 28 đã nhận xét:

“Anna Karênina là một cuỗn sách có cuộc sống riêng hết sức phong phú và lâu dài không chỉ ở Nga mà còn ở trên khắp thế giới” Nhận xét như vậy cũng

Trang 32

có nghĩa là khẳng định cuộc sống tâm hồn phong phú của các nhân vật trong

tiểu thuyết, đặc biệt là nhân vật trung tâm Anna Tất cả những mâu thuẫn

giằng xé đữ dội trong nhà nghệ sĩ, nhà tư tưởng Tônxtôi đều được chuyển

hóa thành nỗi đau vò xé nhân vật và thấm đẫm trong hiện thực mà nhà văn

miêu tả

Nếu nàng Tachiana của Puskin mơ mộng theo kiểu sách vở, nàng Bôvary của Flôbe lãng mạn phù phiếm, nàng Natasa trong Chiến ranh và

hòa bình mơ mộng, hồn nhiên thì niềm đam mê là một nét tính cách mãnh

liệt trong Anna, nó vừa là điểm yếu của nàng Câu chuyện về Anna còn giữ lại dư âm của một lời nhận xét trong bản thảo: “Cô ay có nhiều cái tốt và rất ít cái xấu nhưng sự say mê đã làm hại cô ấy” Và chính điều đó cũng là nguyên nhân lý giải tâm hồn phong phú trong Anna

“Anna lấy chồng không phải vì tình yêu hoặc không hề biết đến tỉnh yêu” Đó là một sai lầm ghê gớm Và đến lúc tính nết chân thực, cuồng nhiệt

khao khát được yêu, được sống tự do của Anna không thể kìm hãm được nữa

và chỉ cần thoáng gặp Vrônxki, một người trái ngược hắn với chồng là nàng lao đầu vào tình yêu bất chấp tất cả Cũng chính từ đây tâm hồn đa sầu đa cảm lại nổi lên những đợt sóng lòng, những mâu thuẫn, giằng xé, dần vặt trong Anna bat dau xuất hiện

Séng bén ngudi chéng can céi vé tinh than Anna thay ghé tom cudc sống đó Có lần nghe ông ta nói câu: “Tôi yêu mình” nàng đã rộn lên nỗi phan uất “Nàng nghĩ: yêu à? Ông ta mà đủ sức yêu được à? Ví thử ông ta chưa

từng thấy nói đến tình yêu thì không hắn bao giờ ông ta dùng đến chữ đó

Thậm chí ông ta cũng không hiểu được thế nào là tình yêu nữa kia Nhớ tới

tình cảm đã có giữa hai người, cũng được gán cho cái tên ái tình, nàng dùng

mình kinh tởm”[26,260] Hàng loạt những câu hỏi ngắn Amna tự đặt ra để tố

Trang 33

cáo “tình yêu” của Karênin Nói ra những điều này, hắn tâm trạng nàng đang phan uất, chộn rộn, dòng nội tâm đang sục sôi trong nàng Phải là con người rất nhạy cảm, tỉnh tế, thì trong Anna mới xuất hiện những dòng cảm xúc dồn dập như vậy

Rõ ràng Anna đã phải cam chịu, phải đè nén tình cảm rất nhiều, nàng

sống không phải cho mình mà sống chỉ vì trách nhiệm và bốn phận của người

vợ mà thôi Trong Anna luôn bùng cháy những ý nghĩ về con người đê tiện và

bỉ ổi kia: “Họ không biết trong mỗi bước đi lão đều làm mình khổ

nhục mình đã chẳng có yêu lão, yêu con mình trong khi mình không thể yêu

chồng được nữa đó sao?[26,569] Thử hỏi một con người không tim như

Karênin làm sao có thể xứng với tâm hồn nhạy cảm, khát khao yêu đương của nàng Anna mơ ước về một hạnh phúc chân chính, tỉnh yêu lứa đôi luôn luôn

cháy bỏng, rao rực trong Amna, háo hức như khí trời, giống như người đi

đường đang đói, đang khát cần bánh mì và nước uống vậy Trong hoàn cảnh

éo le đó Vrônxki xuất hiện đột ngột tựa như cơn bão tuyết dữ dội và đẹp đẽ

“Vừa sung sướng, vừa hồ thẹn lại vừa khiếp sợ” đó là những cảm giác khi

Anna được sống trong tình yêu của Vrônxki Nàng đã phải nếm trải biết bao cay đắng, ngọt ngào trước tình yêu mới mẻ này Buổi đầu đến với tình yêu nàng đã đấu tranh quyết liệt:

- “Tình yêu, tôi không ưa cái chữ đó, chính vì nó chứa đựng quá nhiều ý nghĩa, chính vì nó chứa đựng quá nhiều ý nghĩa đối với tôi, nặng nghĩa hơn ông có thể hình dung nỗi rất nhiều ”[26,25 1]

“Hôm nay, tôi chủ tâm đến đây vì biết sẽ gặp ông Tôi đến để nói với

ông rằng việc này phải chấm dứt Tôi chưa bao giờ phái hồ thẹn trước mặt ai

cả, thế mà ông đã buộc tôi thấy mình có lỗi” “Nếu quả thực ông yêu tôi như

lời ông nói, thì xin ông đề cho tôi được yên”[26,248]

Trang 34

Đối mặt trước hiện thực, phải sống giả dối hay sống với bán chất của chính mình Nếu sống vì mình thì con trai nàng sẽ ra sao? Bao nhiêu câu hỏi dẫn vặt, giằng xé nội tâm nàng Bao nhiêu ý nghĩ, tình cảm và cảm xúc đan xen, nàng như bị co đi kéo lại mà không biết phải làm thế nào? Tình yêu con hay sống cho hạnh phúc của chính mình? Nàng không biết

Sau bao nhiêu thôn thức, bao cuộc đấu tranh giằng xé trong nội tâm, nàng nghĩ, mình không thể sống mãi như thế này được Mình phải sống cho chính mình, cho hạnh phúc của mình Ngồi trên xe ngựa trên đường về nhà, sau khi xem cuộc đua, Anna không ngần ngại thú nhận với chồng về mối tình

say đắm của mình Cuộc đua ngựa đã đánh dấu một mốc trong đời sống nội

tâm của nàng Anna đã đứt khoát: “Không, mình không lầm đâu Mình không lầm đâu Tôi đã hốt hoảng và tôi không thê hốt hoảng Nghe mình nói, tôi lại nghĩ tới chàng Tôi yêu chàng, tôi là người yêu của chàng, tôi không

chịu nổi mình, mình làm tôi sợ, tôi ghét mình Mình muốn làm gì tôi thì

làm?[26,355]

Với bản tính của một con người ngay thắng, Anna không muốn tâm

hồn mình bị dẫn vặt, day dứt, nàng muốn được thanh thản Nhưng nói ra sự

thật là cũng đồng nghĩa với việc nàng phải đối đầu với bao sóng gió tiếp theo

Và cũng từ đây, tâm hồn Anna lại chông chất những mối dày vò không yên Thế giới bên trong con người nàng lại tiếp tục bao mớ hỗn độn ngôn ngang

Đến với Vrônxki, đây là tình yêu chân chính Ở đây có niềm say mê địu

ngọt, có vẻ nồng đượm đạt dào của trái tìm con người tuy vẫn pha lẫn vị đắng

của cuộc đời thực Thế giới tâm hồn Anna lại chuyển sang trang mới, con

người đa sầu, đa cảm trong Anna dường như lại trỗi dậy, bắt đầu những chuỗi

cảm xúc, ý nghĩ chồng chéo lên nhau Chẳng phải nàng đã bộc bạch với Vrônxki khi chàng nói về nỗi đau khổ của nàng đó sao? “Em mà đau khổ ấy à? Nàng nói, bước lại gần và nhìn chàng với nụ cười ngây ngất Em ấy à?

Trang 35

Nhung anh lại giống như người đang đói mà được cho ăn Có thể đang rét, quan áo rách rưới, hẳn hé thẹn nhưng không đau khổ? Em mà đau khổ ấy a? Không? Đây là hạnh phúc của em ”[26,324] Trong tâm hồn nàng giờ đây

đan xen cả hạnh phúc và đau khổ Một loạt những đợt sóng mới lại trỗi đậy

Những tưởng hạnh phúc thật đã đến trong vòng tay, nàng nhất quyết doi ly di để xây dựng một cuộc đời mới mẻ với Vrônxki nhưng hạnh phúc đã

không mỉm cười với nàng Nàng bỏ Karênin nhưng lại không được chăm sóc

cho đứa con trai yêu quý của mình Đó là một bất hạnh lớn đối với nàng Nỗi

đau xé ruột Ấy, Amna đã bộc lộ với chị dâu trong nước mắt đầm đìa, không

sao ngăn nối: “Em đã được lão ta đồng ý: còn con trai em thì sao? Họ sẽ không trả nó cho em đâu?”[26,965] Cắt đứt với người chồng sau 8 năm trời

chung sống đề đi theo tiếng gọi của tình yêu nhưng trong tâm hồn nàng luôn

day đứt khôn nguôi khi nghĩ về Xêriôgia bé bỏng của mình Tâm can nàng bị

giày vò, giằng xé, triỀn miên: dù cho lão ấy có hắt hủi, dù cho Vrônxki hờ

hững, nhạt nhẽo thì nàng vẫn quyết làm mọi cách đề bảo vệ đứa con trai yêu quý nhất đời nàng Nàng căm giận, uất ức, “nàng tưởng như những lời nàng

thú với chồng là nàng đã nói ra trước toàn thế giới và toàn thế giới đã nghe thay”[26,354]

Rõ ràng, bắt đầu từ cuộc hôn nhân với Karênin, rời bỏ chồng đến với Vrônxki, rồi xa con trong tâm hồn Anna trào lên ba đợt sóng nội tâm khác

nhau, ba thế giới tỉnh thần khác nhau Sống với Karênin đó là cảm giác cam

chịu, hạnh phúc lẫn đắng cay khi ở bên Vrônxki và sự đau khổ khi phải xa

con trai Đó là những sắc màu tình yêu khác nhau của Anna Nàng lâm vào

bấy nhiêu hoàn cảnh là bấy nhiêu trạng thái tỉnh thần khác nhau và mỗi đợt

sóng tỉnh thần đều đem lại cho nàng những dư vị khác nhau

Thế giới tâm hồn ctia Anna lại tiếp tục được dâng cao lên đỉnh điểm đó

là sự thất vọng trong cuộc sống với Vrônxki Anna đã nhận ra anh chàng

Trang 36

phong lưu mã thượng chỉ là một kiểu người hời hợt chẳng quan tâm đến trách

nhiệm gì mà chỉ nhằm sao cho thỏa mãn được những dục vọng cá nhân Đó là một anh chàng “rất ngu si, hom hĩnh, sạch sẽ, ngoài ra chang có gì khác hơn” Cuộc sống giữa hai người xảy ra nhiều mâu thuẫn, cãi vã, có dấu hiệu rạn nứt

Dám bỏ chồng, xa con, và giờ đây Anna chỉ còn tình yêu duy nhất là Vrônxki Đời sống nội tâm của nàng không nguôi những câu như “tra khảo”: “Chàng

có còn yêu mình nữa không? Tối nay chàng có về nhà không? Chàng đi đâu

mà bây giờ chưa về?”[26,1053] “Rồi nàng thấy bên cạnh mối tình gắn bó

giữa hai người còn xuất hiện một ý thức đấu tranh ác độc không sao xua được

ra khỏi trái tìm Vrônxki lẫn trái tỉm nàng”[26,1056] hay trong suy nghĩ của nàng cũng ngầm dự báo điều không tốt sẽ xảy ra đối với hai người: “Khi em

cảm thấy trong phút này là anh đối xử với em như với kẻ thù, phải, như kẻ

thù, nếu anh biết được cái đó nghĩa là thế nào đối với em! Những phút như

thé nay, em thay em gan kề một bất hạnh, em sợ lắm, em sợ lắm! Và nàng

quay mặt đi giấu những tiếng nức nở”[26,1055] Trong tâm hồn đa cảm của

Amna giờ đây đã linh cảm được bao điều chẳng lành đối với tình yêu của hai

người Từ trong sâu thắm trái tìm Anna đã rộn lên những lo sợ khủng khiếp

Càng thấu hiểu tính cách của Vrônxki, nàng càng ngậm ngùi ai oán:

“Giờ đây nàng yêu chàng, yêu như người đàn bà dám đặt tình yêu lên trên mọi của cải ở trên đời này mà chàng lại thấy hạnh phúc xa xăm hơn cả khi rời Matxcơva chàng nhìn nàng như nhìn một bông hoa tàn héo mà mình đã

hái và khó khăn lắm mới thấy lại cái vẻ đẹp đã xui khiến anh ta hái hoa”

Giữa lúc Vrônxki đi tìm thú vui một mình chốn bầu cử nơi danh vọng, tâm hồn nàng cô quạnh đến tột đỉnh Muốn tự giải thoát khỏi lo phiền, nàng tự

nhủ: “Tại sao không tắt hết ánh sáng đi khi không còn gì để nhìn nữa, khi đối

với ta mọi chuyện đã trở nên bỉ ôi” [26.1143]

Trang 37

Trong giây phút hoảng loạn, tỉnh thần nàng mất hết bình tĩnh, nàng muốn đi tìm Vrônxki; song đang mải mê với danh vọng chàng chưa trở về Quả là chàng hờ hững, không xứng đáng với sự hy sinh ghê gớm của mình

“Thoáng thấy mũ của Vrônxki treo trên mắc áo, nàng rùng mình ghê tởm”

[26.1135] Chàng muốn tìm gì ở ta ? Đâu phải vì yêu mến, chỉ thỏa mãn tính

hợm hĩnh thôi “Phải, chính là sự đắc thắng của thói hợm hĩnh Anh ta cũng

có yêu mình, nhưng trước hết là hãnh diện vì đã thành công Anh ta vênh

vang vì mình Bây giờ thì hết rồi ” [26,1137] “Một nỗi khát khao mơ hồ

muốn trả thủ Mình sẽ thân hành đi tìm anh ta, chưa bao giờ ta căm ghét ai

bằng con người ấy!” [26,1 135]

“Không, ta không cho phép người ta làm ta đau đớn thế này đâu!”

[26,1144] Nàng đau khổ thầm nghĩ, tiếp tục đi dạo trên sân ga Nàng thấy từ

Vrônxki cho đến cả thế giới tàn nhẫn này “đâu đâu cũng giả dối, lừa đảo, gian trá, độc ác” [26,1143] “Và luồng ánh sáng đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách

cuộc đời với bao nhiêu lo âu, phản phúc và đau khổ, lúc này càng bừng lên chói lọi hơn; rọi chiếu vào mọi vật bấy nay vẫn chìm trong bóng tối; rồi nó

rung rinh mờ đi và tắt vĩnh viễn” [26,1 146] Anna đã chết Chết trong khi suy

nghĩ về thế giới và con người Đời sống tinh thần trong nàng đã hoàn toàn

tuyệt vọng Chỉ có cái chết mới giải thoát được tất cả Sự phong phú trong đời sống nội tâm của Anna đó chính là khi về gần với trang sách cuộc đời Anna chết đi với bao sự thương cảm và chia sẻ

1.2.2.2 Kì điệu thay trí tuệ

Bên cạnh sắc điệu tâm hồn thì yếu tố trí tuệ cũng góp phần không nhỏ

vào việc khắc họa chân dung tâm lý

Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê, Nhà xuất bản KHXH, 1988: “Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định”[20,1208]

Trang 38

Trí tuệ là thứ làm cho con người khác con vật, cái giúp con người tạo dựng lên nền văn hóa, văn minh Ngày nay, khi con người đã đạt được những thành tích kì diệu cả trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ lẫn nguyên tử và hạt

nhân thì con người, bộ não con người, trí tuệ con người vẫn là điều bí ân chưa

đò hết được

Là một người phụ nữ đẹp lạ lùng, có sức quyến rũ ma quai, Anna da dé

lại trong tâm trí bạn đọc cả dấu ấn về vẻ đẹp trí tuệ Nếu như nàng Natasa

trong Chiến tranh và hòa bình, thời thiếu nữ ngây thơ, trong trắng, đến khi làm mẹ của một đàn con thì nàng chỉ biết đến gia đình và hoàn thành tốt vai trò của người vợ thì Anna lại không như vậy Anna đẹp người, đẹp nết nhưng cũng cực kỳ thông minh, đa tài Là một người phụ nữ sống trong xã hội cũ

nước Nga nhưng trong nàng đã tiềm ân sự tiến bộ của người phụ nữ hiện đại

Nàng không chịu bó mình trong bốn bức tường khép kín và luôn luôn vươn ra ngoài xã hội dé khẳng định chính mình Điều này cũng rất dễ hiểu bởi nó phù hợp với bán chất tính cách con người nàng Anna chính là một mẫu người phụ

nữ toàn diện của xã hội

Với biết bao lời khen ngợi không ngớt, Anna bước vào trang sách bằng

sự lộng lẫy, hấp dẫn về mọi phương diện Chính chàng Lêvin ngay từ lần gặp đầu tiên đã xao xuyến trước vẻ đẹp lạ lùng này của Anna: “Phải, phải, thật là

một người đàn bà kì diệu”[26,1045], là “thiếu phụ hiếm có”, “thông minh,

duyên dáng, kiều diễm và thắng thắn nữa”[26,1047] Chính Lêvin cũng đã

nói: “Không phải riêng trí tuệ mà cả tâm hồn bà ta đều phi thường”[26,1049]

Chàng nói chuyện với Anna mà cảm thấy không tự tin bởi “Lêvin vừa theo dõi chuyện vừa thán phục sắc dep, trí thông minh kiến thức và cá vẻ giản đị thân mật của Anna”[26, 1048]

Với lòng yêu mến “đứa con nuôi” của mình, Tônxtôi đã dành hắn hai trang để nói về sự thông minh, tri thức của Anna, sự tháo vat và tri thức trong

Trang 39

con người nàng Chạy trốn theo tình yêu về sống ở nông thôn, dù cho cuộc sống có nhàm chán, buồn tẻ nhưng Anna không lấy đó làm buôn rau, nhụt chi

mà nàng tự tạo công việc, không gian riêng cho mình “Anna ngay cả lúc vắng khách vẫn tiếp tục chăm chút thân thể và đọc rất nhiều tiểu thuyết và những trước tác nghiêm túc hợp thời Nàng gửi mua tất cả những sách được khen trên báo chí nước ngoài và đọc tất cả những thứ đó với sự chăm chú chỉ

có thể thấy trong sự cô đơn Ngoài cái đó nàng còn nghiên cứu trong sách hoặc chuyên san mọi vấn đề mà Vrônxki quan tâm”[26,968] Vì vậy, chàng

hay hỏi nàng những vấn đề về nông học, kiến trúc hay thậm chí cả vấn đề

chăn nuôi ngựa hoặc thể thao nữa Sự hiểu biết và trí nhớ của Amna thoạt đầu

đã khiến Vrônxki còn nghi ngờ và yêu cầu dẫn chứng: nàng liền tìm trong sách những đoạn chàng hỏi và chỉ cho chàng xem

Amna còn tham gia vào công việc cùng Vrônxki chứ không phải là người phụ nữ thụ động trước thực tại Không những nàng góp phần trông coi công việc mà còn bắt tay làm thật sự và tìm cách bố trí mới Rõ ràng sống

trong chế độ cũ lại thuộc giới thượng lưu nhưng Anna không mang trong

mình bộ óc cũ kĩ, den kit mà luôn tự đổi mới và làm mới bản thân

Anna là người phụ nữ có tinh thần ham học, trau đồi kiến thức, luôn sợ mình bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời cuộc Nàng còn dành thời gian viết

sách, tạo ra những gì là của riêng mình Đây chính là điểm tiến bộ của Anna

mà không một nhân vật nào khác trong tác phâm có được Như vậy, nếu

Karênin làm việc với tỉnh thần rap khuôn, tuân theo sự “vâng, dạ”, Vrônxki

chạy theo lợi nhuận của đồng tiền thì Anna vượt lên trên tất cả với tri thức và

sự thông minh hiếm có

Anna nhạy cảm và tinh tường “bao giờ cũng nhìn thấy và nhận ra tất cả

mọi cái” Trí tuệ của con tim đã giúp Amna nhận xét, đánh giá con người khá

đúng Nàng đã có những nhận xét đúng đắn về Lêvin và Vrônxki: “Về

Trang 40

phương diện nam tính, Lêvin và Vrônxki căn bản khác nhau, nhưng với ban năng phụ nữ, nàng nhìn thấy ở hai người những điểm tương đồng khiến người

ta có thể hiểu tại sao Kitty mê cả hai”[26, 1053]

Nàng cũng dễ dàng nhận ra người chồng Karênin là một “cái máy đã

cũ”, “đầu óc bao giờ cũng như một bản báo cáo” với “đôi mắt to mệt mỏi, đục

lờ”, “khuôn mặt lạnh lùng” kia làm sao có thể biết đến tình yêu hay tâm hồn

của nàng chứ? Đó là một nhận xét rất đúng đắn và táo bạo

Với trí tuệ phi thường, Anna cũng nhận ra sự thật tuy phũ phàng nhưng

đó là thực tế rằng cuộc hôn nhân giữa nàng và Karênin là một sai lầm ghê

ghớm Nàng đã nhận ra một chân lý vĩnh hằng mà ít người có thể nắm bắt được đó là: “Sống không phải là tội ác, rằng Chúa đã tạo ra cho mình là người

như vậy, mình cần sống và yêu” Chính từ sự nhận biết một cách sâu sắc như

vậy, Anna đã đi đến một hành động đúng đắn để quyết định cuộc đời mình:

cắt đứt với Karênin và làm theo Idi trai tim mach bao Nang bat chap tat ca dé

sống với tình yêu đích thực của mình

Còn đối với Vrônxki, Anna cũng đã sớm nhận ra bản chất “ngu si, hom hinh, chang cé gi khac hon” 6 anh chang nay D4 co lan trong hic cai nhau, Anna đã vạch mặt bản chất của Vrônxki: “Tôi rất tiếc anh chỉ hiểu được

những vấn đề thô tục và vật chất thôi”[26, 1 105]

Với cái nhìn trên hắn xã hội, Anna đã nhanh chóng nhận ra xã hội mà

nàng đang sống là xã hội cướp mắt quyền con người, là thiên la địa võng khắc

nghiệt giam hãm con người bằng án tù chung thân Sắp đi vào cõi chết, Anna

đã tuyên bố sự thật mà bấy lâu nay người Nga vẫn ngập ngụa trong đó, đó là

“tất ca đều là giả dối, tất cả đều là gian tra, tat ca đều là lừa đảo, tất cả đều là

tội ác”[26,1 143]

Anna là tất cả sinh lực và nhiệt huyết của Tônxtôi Với ông, Anna quý

giá hơn bao giờ hết Ông miêu tả Anna đẹp về hình thức và tâm hồn, trí tuệ dé

Ngày đăng: 21/09/2014, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w