Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Andrây không còn là vẫn đề mới mẻ đối với chúng ta nhưng tính độc đáo và sức hấp dẫn của nó vẫn đang và sẽ thu hút được sự quan tâm, chú
Trang 1
TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2
KHOA: NGU VAN
362 38 2 9 oi 2 2k 9k 2 2 ok 2k ok
BUI THI NGA
NGHE THUAT MIEU TA TAM LY
NHAN VAT ANDRAY BÔNCÔNXKI
TRONG TIEU THUYET
CHIEN TRANH VA HOA BINH
CUA L.N.TONXTOI
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Trang 2
TRƯỜNG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2
KHOA: NGU VAN
362 2 28 2 2 9 2 2K 9k 2k ok ok 2 ok
BUI THI NGA
NGHE THUAT MIEU TA TAM LY
NHAN VAT ANDRAY BONCONXKI
TRONG TIEU THUYET
CHIEN TRANH VA HOA BINH
CUA L.N.TONXTOI
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
Th.s LÊ THỊ THU HIÈN
Trang 3LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Thị Thu Hién - người đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình làm khóa luận này
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ
Văn học nước ngoài, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Bùi Thị Nga
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung ma tôi đã trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo Những nội dung này không hề trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Bùi Thị Nga
Trang 5MUC LUC
MỞ ĐẦU 2522222212222 1222.1112221 112.1121111 erre 6
1 Lý do chọn đề tài -¿-:¿©s+Ss++x+Ex92EE2E12211221221121121211 1121.111 6
2 Lịch sử vấn đề ccc+c2vrt th tt rrrrrrrrrrrerrrre 7
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . ¿- +5 ++++£+e£+xxsesereeeeeeeees 17
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -. 2 2 +22©s+EE+£E+£xczs+rxzrxcrx 17 bo: 80)(:10012ii 20 01 18
6 Cầu trúc khóa luận -c+++2E++++ttttEEkkrrttttrtrrrrrtrirrrrrriee 18
CHƯƠNG 1: TÂM LÝ NHÂN VẬT ANĐRÂY THẺ HIỆN QUA NGHỆ
I:10/.00 40/0177 (.wŒA)HAH.)H.H,H 19 1.1 Tâm lý nhân vật Andrây thể hiện qua nghệ thuật kể 19 1.1.1 Khái niệm ccckeecrrtrrerrrrrriirrree .19
IIEiC0isốii0(8‹9 0 24
1.2 Tâm lý nhân vật Anđrây thê hiện qua nghệ thuật tả . 34
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Miêu tả chân dung tâm lý
1.2.3 Miêu tả bức tranh thiên nhiên thé hiện tâm lý nhân vật 46
CHUONG 2: TAM LY NHAN VAT ANDRAY THE HIEN QUA DOI
THOAI VA DOC THOALI NOI TAM ues cessssssssssssessssesstssessessessssssssesssesessees 52 2.1 Tam ly nhan vat Andray thé hién qua đối thoại -5 5 52
2.1.1 Khái niệm ¿52 ©5e+s+cxczscrxee .92
PP on 53 2.1.3 Vai trò của đối thoại trong việc thể hiện tâm lý nhân vật Anđrây 54
2.2 Tâm lý nhân vật Anđrây thể hiện qua độc thoại nội tâm 65
Trang 6
MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Lep Nicôlaiêvich Tônxtôi (1828 - 1910) - một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX Ông được coi là
“nghệ sĩ vĩ đại”, “người không lồ”, “nhà văn vô song trên toàn châu Âu”,
“tắm gương phản chiếu cách mạng Nga” Cống hiến lớn nhất của nhà văn trong nghệ thuật toàn nhân loại là những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kỳ diệu ở mỗi con người Nhận thức, khám phá được tâm lý con
người, Tônxtôi đã góp phần sáng tạo của mình vào nhận thức quy luật cuộc sống xã hội và mở ra những viễn cảnh rộng lớn đối với việc phát triển nền
nghệ thuật hiện thực tiến bộ
L.Tônxtôi là một trong những đại biểu lớn nhất và xuất sắc nhất của
nền văn học Nga thé ki XIX Qua hơn 60 năm hoạt động văn học không mệt mỏi ông đã để lại cho chúng ta một di sản văn học đồ sộ và quý báu: ba bộ tiểu thuyết đài, hàng chục truyện vừa, hàng trăm truyện ngắn, một số vở kịch, nhiều bài văn chính luận và thư từ, nhật kí Lep Tônxtôi ra mắt bạn đọc lần
đầu tiên với bộ ba tự truyện: 7hởi thơ ấu (1852), Thời niên thiếu (1854), Thời
thanh niên (1857), sau đó là hàng loạt các truyện nhà binh: Độ¿ kích, Cuộc
gặp gỡ ở đơn vị, Đắn gỗ, Truyện Xêvaxtôpôn Ông nhanh chóng trở nên nỗi
tiếng và khăng định được vị trí trong lòng ban đọc
Khi nhắc đến L.Tônxtôi không thể không nhắc đến Chiến tranh và hòa
bình - cuỗn tiêu thuyết vĩ đại với hơn 500 nhân vật đã gây kinh ngạc cho toàn
nhân loại trước sức khái quát đối với các vấn đề xã hội rộng lớn của tác phẩm
Chính Chiến tranh và hòa bình - kiệt tác đã góp phần làm cho Tônxtôi trở
thành “sư tử của văn học Nga” Nó là cuốn tiểu thuyết sử thi - tâm lý được đánh giá là “tác phẩm hay nhất”, “tác phâm vĩ đại nhất thế ki XIX” Chiến
Trang 7tranh và hòa bình là cuỗn tiêu thuyết thê hiện rõ nhất biệt tài miêu tả tâm lý
nhân vật của Tônxtôi
Là một trong những nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Chiến tranh và
hòa bình, Anđrây được L.Tônxtôi đặc biệt ưu ái Cùng với Kutudôp, Pie,
Natasa, Andrây là biểu hiện lý tưởng của Tônxtôi về những con người đẹp
33 6c
chân chính Là một thanh niên đẹp trai “vóc người tầm thước”, “có học vấn uyên bác”, “có năng lực làm việc nghiên cứu”, lại là một người có bản lĩnh kiên cường, Andrây thuộc lớp người ưu tú nhất trong xã hội lúc bấy giờ
Chàng là nhân vật có vị trí đặc biệt trong tác phẩm, góp phần thể hiện tư
tưởng của nhà văn Chính vì vậy, nghiên cứu về nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật Anđrây là nghiên cứu về một phương diện quan trọng trong tiêu
thuyết Chiến tranh và hòa bình Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật Andrây không còn là vẫn đề mới mẻ đối với chúng ta nhưng tính độc đáo
và sức hấp dẫn của nó vẫn đang và sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay
chưa có luận án, công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống mảng đề tài
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anđrây của Tônxtôi Vậy nên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghệ /huật miêu tả tâm lý nhân vật Andréy Béncénxki trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của LLN.Tônxtôi”, với mong muốn tìm hiểu và khám phá giá trị thâm mỹ trong tác phẩm, nhằm phát hiện ra những yếu tô đặc sắc góp phần thê hiện thành công
tư tưởng, nội dung của tác giả, tác phẩm
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu, bài viết về L.Tônxtôi ở Nga đã được
dịch sang tiếng Việt
Đại thi hào L.Tônxtôi - “con sư tử của nền văn học Nga” cùng với cuốn
sử thi vĩ đại Chiến tranh và hòa bình mãi mãi giỗng như những ấn số vàng
Trang 8ma tat ca cdc nha nghiên cứu, phê bình văn học đều muốn giải mã Vì vậy, có
rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đánh giá về công lao vĩ đại của nhà văn, khẳng định thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của
L.Tônxtôi trong Chiến tranh và hòa bình
V.Sclôpxki trong cuốn Lep Tổnxtôi đã có những đánh giá rất cao về nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tônxtôi Ông cho rằng: “Sự phân tích tâm lý
“phép biện chứng tâm hồn” của Tônxtôi mang tính chất đặc biệt Tônxtôi
thích những động cơ chân chính của những hành động của con người ra khỏi
lập luận ngôn từ của chung” [21, 1.461]
M.Khrapchencé trong cuén Cá fính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học khẳng định: “Công lao lịch sử vĩ đại của Tônxtôi là ở sự kết hợp hữu cơ cách phân tích tâm lý vô cùng tinh tế với lối tự sự anh hùng ca có quy
mô rộng lớn” [13, 373] Khrapchencô đã làm nổi bật sự khác nhau về phương pháp điển hình hóa giữa Puskin - nha thơ đầu thế ki XIX và nhà văn nửa cuối thế ki XIX Nếu Puskin đã phản ánh những biến có xã hội, những tính cách con người trong sự chân thật của chúng, xây dựng lối kế chuyện trên cơ sở tái
tạo trực tiếp, liên tục và những thuộc tính điển hình của chúng thì Tônxtôi
thường lại khai thác những mối liên hệ phức tạp và những quan hệ tồn tại
giữa hình thức bên ngoài của hiện tượng với nội dung bên trong của nó, giữa ngôn từ và cảm xúc Điều đó không chỉ là một phương pháp sáng tạo mới tiếp
cận với quá trình hiện thực mà còn là cách nhìn nhận hiện thực bằng những khía cạnh mới
Để thể hiện dòng tâm lý đang chảy trôi được sinh động và cụ thể, Tônxtôi đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau Một trong những
thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, độc đáo thể hiện tâm ly nhân vật là độc thoại nội
tâm Trong kiệt tác Chiến tranh và hòa bình, Tônxtôi đã phát huy tối đa hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật này Vì vậy, Xabusôp đã nhận xét: “Nhà văn ít
Trang 9khi lí luận về nhân vật mà đề chính nhân vật tự cởi mở tâm hồn cho người
đọc, lôi cuốn người đọc nhập vào nội tâm nhân vật, hòa mình với nhân vật chốc lát hoặc lâu dài Do đó, độc thoại nội tâm trở thành một trong những thủ
pháp phổ biến nhất trong nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật của ông” [14,
367]
Nhà mỹ học, nhà văn, nhà dân chủ cách mạng, nhà nghiên cứu phê bình
văn học Sécnưsepxki từng viết: “Phân tích tâm lý có thể có nhiều hướng khác
nhau: nghệ sĩ này thì quan tâm nhiều hơn tới việc miêu tá các tính cách, nghệ
sĩ khác thì chú ý đến ảnh hưởng của các quan hệ xã hội và các xung đột trong
cuộc sống với các tính cách; nghệ sĩ thứ ba thì quan tâm hơn hết đến chính
quá trình tâm lý, những hình thức, những quy luật của nó, quá trình biện
chứng tâm hồn ” [2, 435 - 436] Hơn nữa, Sécnưsepxki cũng đã đoán trước được xu hướng miêu tả tâm lý của nhà văn trên: “Bá tước Tônxtôi chú ý nhiều hơn cá đến việc sao chép một số tình cảm và ý nghĩ này phát triển từ những
tình cảm và ý nghĩ khác Ông ham thích quan sát xem một tình cảm được nảy
sinh từ một tình huống hoặc một ấn tượng nhất định, lệ thuộc vào ảnh hưởng
của hồi ức và sức mạnh của những sự phối hợp của những trí tưởng tượng
chuyên sang những tình cảm khác, rồi lại quay về điểm xuất phát trước đó, rồi
lại lang thang, lang thang mãi, biến đối trong toàn bộ chuỗi hồi ức ra sao, ông thích quan sát xem một ý nghĩ ban đầu được nảy sinh từ một cảm xúc rồi dẫn tới cảm xúc rồi dẫn tới những ý nghĩ khác, lôi cuốn đi xa, xa mãi, hòa lẫn ước
mơ với thực tế cảm xúc, hòa lẫn những ước mơ về tương lai với phản xạ về
hiện tại như thế nào” [10, 155]
Sécnưsepxki gọi Tônxtôi là “bậc thầy duy nhất” trong việc “mô tả tài tình những hiện tượng khó nắm bắt của đời sống nội tâm luân chuyển lẫn nhau cực kì nhanh và hết sức đa dạng”
Trang 10V.V.Xtaxôp, nhà phê bình nghệ thuật Nga, sống cùng thời với Tônxtôi
đã đưa ra nhận xét hết sức tỉnh tế về nét đặc sắc của độc thoại nội tâm của
Tônxtôi Dường như phát triển ý kiến của Sécnưsepxki, Xtaxôp viết trong
một bức thư: “Tôi thiết tưởng trong các cuộc trò chuyện của các nhân vật
không có gì khó hơn độc thoại Tôi thấy cho đến nay mới chỉ có một ngoại
lệ duy nhất, đó là Tônxtôi Một mình ông đưa ra trong các tiêu thuyết và các
kịch đram của mình những độc thoại thực sự với tính chệch choạc, tính ngẫu
nhiên, tính buông lửng và những nhảy cóc” [10, 155 - 156]
Miêu tả cảm xúc của con người trong sự vận động, đi sâu vào những nguyên nhân xã hội của các tính cách, diễn đạt cặn kẽ các chỉ tiết tâm tư của
nhân vật khi nghĩ về mình cũng như về thế giới xung quanh: tất cả những điều
đó đã từng có, qua nhiều hình thái khác nhau của loại hình văn học trước
Tônxtôi Nhưng đến văn hào Nga vĩ đại này, nghệ thuật phân tích tâm lý mở
ra một chặng đường mới kỳ điệu hơn, chính là ở chỗ: “Tônxtôi đã họa lại quá
trình tâm lý trong tính cách tự nhiên của cuộc sống hàng ngày một cách chính
xác hơn, chân thực hơn so với các nhà văn trước ông ta” [15, 356 - 357, dẫn theo T.Motuléva]
M.Gorki trong cuốn Bàn về văn học khi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình đã khẳng định: “Dùng
ngôn ngữ để tô điểm cho người và vật, đó là một chuyện Tả họ một cách sinh động, tạo hình đến mức người ta muốn lay tay sờ, như ta sờ mó các nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình của Tônxtôi lại là một chuyện khác”
Tóm lại, các nhà nghiên cứu Nga đều đánh giá rất cao tài năng phân
tích tâm lý con người, “quá trình biện chứng tâm hồn” của Tônxtôi, đồng thời
cũng khẳng định tài năng và vị trí của Tônxtôi trên văn đàn nghệ thuật
Trang 112.2 Những công trình nghiên cứu, bài viết về Tônxtôi ở Việt Nam
L.Tônxtôi cùng với Chiến tranh và hòa bình - đứa con tỉnh thần quý giá nhất của nhà văn không chỉ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, phê bình Nga mà còn có sức hút kì lạ đối với các nhà nghiên cứu, phê
bình thế giới, đặc biệt là các nhà nghiên cứu ở Việt Nam Cho đến nay,
L.Tônxtôi là tác giả được đề cập đến trong khá nhiều giáo trình, công trình
nghiên cứu, bài viết
2.2.1 Các công trình nghiên cứu
Năm 1986, cuốn chuyên luận đầu tiên ở Việt Nam: L.N.Tônxtôi của
Nguyễn Trường Lịch ra mắt độc giả (có tái bản lại in năm 2010) Ở chuyên
luận này, Nguyễn Trường Lịch đặc biệt quan tâm tới nghệ thuật thể hiện tâm
lý nhân vật của L.Tônxtôi trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình Cụ thê,
ông đã dành 41 trang trong chuyên luận để viết về vấn đề này Đúng như
B.IBurxôp nhận xét: “Sức mạnh của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa của
Tônxtôi chính là sự xâm nhập của các bản chất quá trình xã hội và quá trình
tâm lý” [14, 321] Từ những phân tích những độc thoại nội tâm của nhân vật, những giấc mơ như một mô típ nghệ thuật độc đáo, sự hòa quện vào nhau
không còn ranh giới giữa tâm hồn con người và thiên nhiên, Tác giả chuyên
luận đã đi đến kết luận khoa học: “Phân tích tâm lý của Tônxtôi không có
nghĩa là chẻ sợi tóc làm tư rồi ngụp lặn vào các chỉ tiết vụn vặt” mà là “một
sáng tạo nghệ thuật đặc sắc” [14, 387] Do la kết luận chính xác, nghệ thuật tâm lý của Tônxtôi chính là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc làm nên sức sống
lâu bền cho tác phẩm Chiến tranh và hòa bình
Nguyễn Trường Lịch trong chuyên luận Lep Ténxtdi, Nha xuất bản Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986 cho rằng: “Việc miêu tả cảm xúc của con người trong sự vận động ổi sâu vào những nhân vật xã hội cua
các tính cách, diễn đạt cặn kẽ chỉ tiết, tâm tư của nhân vật khi nghĩ về mình
Trang 12cũng như về thế giới xung quanh: tất cả những điều đó đã từng có , qua nhiều
hình thái khác nhau của loại hình văn học trước Tônxtôi” Nhưng đến văn hào
Nga vĩ đại này nghệ thuật phân tích tâm lý mở ra một chặng đường mới kì
điệu hơn, hoàn chỉnh hơn, chính là ở chỗ: “Tônxtôi đã họa lại quá trình tâm lý
trong tính tự nhiên của cuộc sống hàng ngày một cách chính xác hơn, chân thực hơn so với các nhà văn trước ông ta” [14, 356 - 357, dẫn theo
T.Môtulêva] Tác giả đã khẳng định vai trò của Tônxtôi đối với việc diễn tả
tâm lý con người: “Trong văn học Nga thế kỉ XX, độc thoại nội tâm phát triển mạnh mẽ, một phần lớn do ánh hưởng của Tônxtôi”
Chuyên luận 7ï pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi (in 1992) của Nguyễn Hải
Hà là công trình đầu tiên nhìn nhận Tônxtôi dưới góc độ thi pháp học ở Việt
Nam Trong chuyên luận này, tác giả đã dành 60 trang đề viết về “Biện chứng tâm hồn” nhân vật, đề cập đến con người bên trong luôn “trôi chảy như dòng sông” Quan niệm “con người như những dòng sông của Tônxtôi có lẽ chịu
ảnh hưởng từ quan niệm về thế giới vận động, biến đổi và phát triển không
ngừng của nhà triết học duy vật biện chứng Hy Lạp cô đại Hêraclit (520 - 460
tr.CN) Nhà triết học đã đưa ra luận điểm nỗi tiếng: “Chúng ta không thể tắm
hai lần trên cùng một dòng sông” Luận điểm này đã nêu lên sự vận động và
biến đổi không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới Vũ trụ là một
thể thống nhất nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các
sự vật, lực lượng đối lập nhau Tônxtôi đã kế thừa quan điểm này của Hêraclit
và vận dụng sáng tạo vào việc phân tích quá trình diễn biến tâm lý các nhân vật của mình, và tài năng sáng tạo của Tônxtôi đã được khẳng định trên văn
đàn văn học nghệ thuật Quan niệm về con người luôn “trôi chảy”, luôn biến
chuyển của L.Tônxtôi chi phối rõ nét nghệ thuật thể hiện con người Từ việc
xem xét kĩ các trạng thái, các quy luật tâm ly được thể hiện qua độc thoại nội tâm, đối thoại, miêu tả chân dung, của các nhân vật, tác giả chuyên luận đi
Trang 13đến kết luận: “Văn xuôi Tônxtôi, sáng tác của Tônxtôi là một bước tiến trong
nghệ thuật toàn nhân loại” Tác giả cũng khẳng định: “Độc thoại nội tâm
chính là một trong những thủ pháp hữu hiệu nhất giúp nhà văn phơi bày nội tâm nhân vật, miêu tả nó từ bên trong Nhà văn không chỉ miêu tả phố xá, nhà
cửa, đồ dùng, áo quần, nét mặt, cử chỉ, lời nói của nhân vật mà còn đọc được
những ý nghĩ sâu kín trong lòng nhân vật, nhiều khi ý nghĩ này trái ngược với
vẻ bề ngoài của nó” [10, 143] Ngoài các biện pháp nghệ thuật chính như đối
thoại và độc thoại, tả và kể, thì tác giả chuyên luận còn đề cập đến các phương diện nghệ thuật khác như: phong cách sáng tác, kết cấu tác phẩm, thời
gian - không gian nghệ thuật, cá tính sáng tạo và vai trò của người kế chuyện
Tóm lại, Nguyễn Hải Hà trong chuyên luận này đánh giá rất cao tài năng nghệ
thuật của Tônxtôi - “Bậc thầy về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật”
Trong cuốn ⁄ÿý luận văn học (1996), Hà Minh Đức (chủ biên), Nhà xuất
bản Giáo dục, L.Tônxtôi được nhắc đến nhiều lần với tư cách là nhà văn tâm
lý bậc thầy thế giới và được đặt ngang hàng với những thiên tài bất hủ như:
Séchxpia, Got
Trong cuốn Văn học Nga - sự thật và cái đẹp (2002), Nguyễn Hải Hà,
Nhà xuất bản Giáo dục, tác giả cuốn sách lại một lần nữa khẳng định tài năng nghệ thuật của Tônxtôi: “Tài nghệ độc đáo của Tônxtôi thể hiện trước hết và chủ yếu ở cách miêu tả tâm lý nhân vật Có thể miêu tả tâm lý theo nhiều
hướng, có những người thậm chí miêu tả tâm lý một cách gián tiếp thông qua
cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, lời ăn tiếng nói của nhân vật Có người lại chuyên
chú theo dõi tác động của môi trường đối với tư tưởng, tình cảm của nhân vật hoặc phân tích tâm lý theo lỗi giải phẫu một trang thái cuối cùng của một quá trình tâm lý Riêng Tônxtôi lại khác, ông quan tâm nhiều hơn hết đến chính
quá trình tâm lý, những hình thức, những quy luật của nó, phép biện chứng
của tâm hồn” [9, 78]
Trang 14Trong cuốn Lịch sử văn học Nga (tái bản năm 2009), Đỗ Hồng Chung (chủ biên) - chương “L.Tônxtôi” - tác giả Nguyễn Trường Lịch đã cung cấp
cho độc giả một cái nhìn toàn diện về bộ tiểu thuyết - anh hùng ca Chiến
tranh và hòa bình Ông khẳng định: “Chiến tranh và hòa bình đã trở thành
một “J/z hiện đại” - một sáng tạo mới mẻ duy nhất của thể loại tiểu thuyết
anh hùng ca không chỉ đối với văn học Nga mà còn cả văn học thế giới thế kỉ
XIX, ké tir thoi Hômer cho đến nay” [2, 406] Tác giả Nguyễn Trường Lịch
còn nhấn mạnh: “Cống hiến to lớn của nhà văn trong nghệ thuật toàn nhân
loại là khám phá được những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kì
diệu của mỗi con người trong nhân dân Nga” [2, 435] Và để khám phá thế
giới nội tâm đầy bí ân đó, L.Tônxtôi đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ
thuật như: tả, kể, đối thoại, độc thoại trong đó, độc thoại nội tâm được coi như là thủ pháp nghệ thuật độc đáo và hữu hiệu để làm nỗi bật tính cách của nhân vật
Như vậy, ở những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu ra một
số đặc điểm nghệ thuật đặc sắc nhất của tiểu thuyết anh hùng ca Chiến tranh
và hòa bình Đặc biệt, các tác giả đi sâu vào việc phân tích nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật của Tônxtôi - một trong những tiền đề quan trọng giúp chúng
tôi trong quá trình xử lý đề tài này
2.2.2 Các bài viết về L Tônxtôi
L.Tônxtôi cùng với Chiến tranh và hòa bình - cuỗn tiểu thuyết được
coi là bậc nhất của nền văn hóa toàn nhân loại, là “thức ăn của mọi thời đại”,
“của tất cả mọi người” [Rômanh Rôlăng] đã và đang thách thức biết bao ngòi
bút của giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam
Năm 1960, những bài viết đầu tiên về L.Tônxtôi đã xuất hiện trên báo
chí Việt Nam Nhân kỉ niệm 50 năm ngày nhà văn qua đời, báo ăn nghệ ra
số đặc biệt in bài viết của Hồ Chí Minh Trong bài viết của mình, Người đã tự
Trang 15nhận mình là học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tônxtôi không chỉ vì “cách viết của Tônxtôi rất giản đị, rõ ràng va đễ hiểu làm tôi rất thích” mà còn “bởi giá trị nội dung sâu sắc của tác phẩm” mà người đọc rất say mê
Cũng trong năm 1960, ở bài viết Chuyện nghề của mình, nhà văn Nguyễn Tuân kinh ngạc thốt lên rằng: “Tônxtôi hành văn chính xác như soi kính hiển vi để tìm cái sâu sắc cho những chỉ tiết báo hiệu những chất tâm
lý đưa vào một chỉ tiết tâm lý cần dùng để sinh hóa các tài liệu ấy thành
hòn máu nóng: thế giới tạo hình của Tônxtôi là một kho tàng nhân tình tích
lũy sau một quá trình quan sát cả rộng và sâu” Hơn nữa, là một người am
hiểu khá sâu sắc và tỉnh tường văn học Nga, Nguyễn Tuân từng ca ngợi
“Trong rừng văn đại ngàn nước Nga, Tônxtôi sừng sững, cao chót vót như
một đỉnh Thái Sơn trường tồn cho đến ngày nhân loại đu hành vũ trụ đi hết lên các tinh cầu khác” Ông đánh giá rất cao tài năng của Tônxtôi “Nghệ thuật tiểu thuyết cao siêu của Chiến tranh và hòa bình đã hút cuỗn hàng ngàn ngàn
vạn vạn độc giả châu Âu” [26, 15 - 33] Có những độc giả hậu sinh của
Tônxtôi như Rôgiê Machtanh Đuyga phải thốt lên rằng: “Trường đại học duy
nhất của nhà văn trẻ viết tiêu thuyết là tìm đọc Tônxtôi” Nguyễn Tuân thấy
trong Chiến tranh và hòa bình cả yếu tố lịch sử và hư cấu, mỗi con người và nhân vật của ông là sự nhập thành nghìn chỉ tiết và mỗi chỉ tiết đó là kết quả của sự quan sát biết bao cái tỉnh vi khác, mọi chỉ tiết tâm lý dùng đề sinh hóa
và nâng cái tài liệu đó thành hòn máu nóng
Nguyễn Đình Thi trong bài viết Công việc của người viết tiểu thuyết
(1964), đã gọi Tônxtôi là “bậc thầy về miêu tả biện chứng tâm hồn con
người” và “bậc thầy về nghệ thuật sử dụng chỉ tiết” Ông còn cho rằng: “tác phẩm của Bandắc, Tônxtôi là những cuốn Bách khoa toàn thư về đời sống” Tác giả của bài viết coi nhà văn là tắm gương sáng về lao động nghệ thuật cần
học tập và noi theo
Trang 16Trong bai viét “May ki niém 6 tết chiến khu” in trên báo Văn nghệ, (số
6), xuân 1975, nhà văn Anh Đức thuật lại lời của một đồng nghiệp của anh vào cuối 1962: “Qua trận này, văn học mình phải có một vài cuốn cỡ Chiến
tranh và hòa bình mới xứng Nói thiệt, cuộc sống chiến đấu của mình đủ sức cung cấp chất liệu làm ăn lớn mà!”
Còn đối với nhà thơ Tế Hanh thì: Chiến tranh và hòa bình chính là
“một bài thơ lớn”
Trên báo Văn nghệ, (số 36), in bài viết của nhà thơ Vũ Từ Trang và Bế
Kiến Quốc, nhà thơ Vũ Từ Trang đã tinh tường nhận ra hành trang tỉnh thần phong phú của người chiến sĩ ra đi không về trong bài thơ “Năm ấy ”:
Anh lính trẻ mở ba lô của mình
Giữa bộ quân áo bạc màu, cà mèn, gạo thuốc,
Là bộ Chiến tranh và hòa bình
Bộ sách cũ đã quan nhau ca góc Anh muốn đọc cho đông đội nghe cùng, Nhưng trăng thì đã mờ nhạt
Qua bài thơ Bài /hơ tình về Chiến tranh và hòa bình của Bễ Kiến
Quốc cho thấy: nhà thơ coi cuốn tiêu thuyết này như bộ Bách khoa toàn thư
về đời sống, càng đi sâu tìm hiểu càng thấy hay, thấy độc đáo hấp dẫn
Chiến tranh và hòa bình - chuyện lớn của đời ta
Mỗi tuổi đọc, lại một lần thấm hiểu
Tóm lại, các bài viết, bài nghiên cứu về L.Tônxtôi cho thấy giới phê
bình Việt Nam đánh giá rất cao về tài năng sáng tạo nghệ thuật của L Tônxtôi Đồng thời các nhà văn học tập ở bậc thầy văn xuôi tâm lý này rất nhiều kinh nghiệm quý giá trong nghệ thuật mồ xẻ và phân tích tâm lý con người trong chiến tranh, trong cuộc sống, trong tình yêu, trong từng lứa tudi, va trong
Trang 17cách sử dụng hết sức điêu luyện các thủ pháp nghệ thuật như độc thoại nội
tâm, đối thoại, chân dung tâm lý, miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kế chuyện
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu mảng để tai này là chỉ ra được những nét độc đáo về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anđrây Bôncônxki
và khẳng định đóng góp quan trọng của Tônxtôi vào sự nghiệp phát triển văn
học thế giới nói chung
Nhiệm vụ: tìm hiểu về tài năng sáng tạo nghệ thuật của L.Tônxtôi cùng
với sức sống lâu bền của cuốn tiểu thuyết Chiến ranh và hòa bình Chỉ ra những chuyên biến tâm lý bên trong tâm hồn nhân vật dé thấy rõ hơn nữa
quan niệm về “con người bên trong” của tác giả - “con người như những dòng
sông”
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết Chiến tranh và hòa
bình Tuy nhiên, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp chúng tôi không
có tham vọng khám phá hết những vấn đề lớn của tác phẩm mà chỉ đi vào
nghiên cứu, tìm hiểu một khía cạnh cụ thể ở một nhân vật cụ thể do 1a: “Nghé
thuật miêu tả tâm lý nhân vật Andrây Bôncônxki trong tiểu thuyết Chiễn
tranh và hòa bình của L.Tônxtôi” Mặt khác, do không có điều kiện khảo sát
toàn bộ các phương tiện và thủ pháp nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật nên
chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu một số thủ pháp nghệ thuật được coi là đặc sắc nhất trong việc thể hiện và phân tích nhân vật của Tônxtôi, đó là:
Nghệ thuật kế và tả
Đối thoại và độc thoại nội tâm
Văn bán chúng tôi sử dụng dé trích dẫn trong khóa luận này là bộ tiểu
thuyết Chiến tranh và hòa bình (3 tập) do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm
Trang 182005 của các dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, Trường Xuyên, Hoàng
Thiếu Sơn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ trên, trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp khảo sát, thống kê và phân tích văn bản; phương pháp tiếp cận xã hội lịch sử; phương pháp tiếp cận
hệ thống; phương pháp so sánh văn học; phương pháp tông hợp
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp
này được triển khai theo hai chương như sau:
Chương 1: Tâm lý nhân vật Andrây thể hiện qua nghệ thuật kể và tả
Chương 2: Tâm lý nhân vật Anđrây thể hiện qua đối thoại và độc thoại nội tâm
Và cuối cùng là mục tài liệu tham khảo
Trang 19CHUONG 1: TAM LY NHAN VAT ANDRAY THE HIEN
QUA NGHE THUAT KE VA TA
1.1 Tâm lý nhân vật Anđrây thế hiện qua nghệ thuật kế
1.1.1 Khái niệm
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn sử dụng phương thức kể như là phương
tiện để tái hiện đời sống và biểu hiện tư tưởng, tình cảm Vì thế, mà kể trở
thành một biện pháp nghệ thuật không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong loại văn này “Kế” hay còn được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau như:
“trần thuật”, “kế chuyện”, Xét về mặt ý nghĩa thì các thuật ngữ trên có nội
hàm giống nhau Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ mà người ta sử dụng thuật ngữ này hay thuật ngữ khác cho phù hợp
Theo Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê: “Kê là nói có đầu có đuôi cho
người khác biết” [18, 485] Như vậy, kể chính là trần thuật các sự kiện, các
chỉ tiết, biến cố, hành động làm cho tác phẩm trở thành một dòng chảy thống
nhất Và khi kế nhà văn đã hình thành một sợi dây vô hình để xuyên suốt và
xâu chuỗi, kết nối toàn bộ các sự kiện xảy ra trong tác phẩm Điều quan trọng
là mỗi nhà văn phải biết cách tổ chức, sắp xếp các sự kiện biến cố ấy sao cho
hoàn chỉnh và đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất Có nhiều cách kể, có thé ké theo trình tự thời gian (trình tự thời gian tuyến tính: sự kiện có trước
nói trước, sự kiện có sau nói sau), hoặc xáo trộn thời gian (tức là thời gian phi
tuyến tính); tác giả cũng có thé ké theo lôgic sự kiện: tức là tổ chức các sự kiện biến cố theo một quy trình có thể đi từ đơn giản đến phức tạp hoặc ngược
lại, các biến cố sự kiện đan chéo và lồng vào nhau khi có nhiều sự kiện diễn
ra đồng thời (truyện lồng trong truyện - lồng ghép) Nhà văn có thê trực tiếp đóng vai trò là người kể chuyện, cũng có thể xây dựng nhân vật người kế
chuyện là người trực tiếp tham gia vào các sự kiện, biến cố, tạo ra nhiều điểm
Trang 20nhìn khác nhau làm cho cách kê thêm phong phú, hiện đại hơn Còn đối với
hình thức tác giả kể chuyện thì chỉ có một cách nhìn duy nhất đó là điểm nhìn
của tác giả, do đó nó tạo ra sự tối đa cho sáng tạo của người nghệ sĩ Việc lựa chọn cách kể dù dưới bất kì hình thức nào đều có những nét đặc sắc, độc đáo
riêng và tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm Và đây chính là một trong
những yếu tố quan trọng làm nên phong cách hay cá tính sáng tạo của nhà
văn Nó bao gồm các phương diện: ngôi kể, giọng điệu kế chuyện, sự lựa
chọn các chỉ tiết kể và sắp xếp các chỉ tiết kể Việc đánh giá tài năng sáng
tạo của nhà văn không tách rời với việc tìm tòi giọng điệu cơ bản của tác
phẩm và điểm nhìn trần thuật (ngôi kể) Sau đây, đề thấy được tài năng sáng
tạo của Tônxtôi khi viết cuốn tiểu thuyết - anh hùng ca Chiến tranh và hòa
bình, chủng tôi sẽ đi vào tìm hiểu những nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kế chuyện của Tônxtôi
1.1.2 Ngôi kể
Truyện bao giờ cũng được kế từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó Pospêlov khẳng định vai trò của điểm nhìn trần thuật
trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan
giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [23, 90]
Như vậy, điểm nhìn trần thuật vô cùng quan trọng Cũng giống như
một họa sĩ trước khi vẽ tranh, để tạo được một bức tranh tuyệt tác thì công việc đầu tiên của anh ta là lựa chọn cho mình một điểm nhìn lí tưởng Đối với việc viết văn cũng vậy, nhà văn muốn tạo ra một đứa con tỉnh thần lôi cuốn độc giả, đầu tiên không việc gì khác là anh ta phải lựa chọn cho mình một
điểm quan sát, một chỗ đứng lí tưởng nhất Và việc xác định chỗ đứng đó
chính là xác định ngôi kế
Trang 21Việc xác định ngôi kể rất phong phú, nhà văn có thể chọn điểm nhìn
“từ phía sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri), khi đó, người kể có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả Nhà văn cũng có thể chọn điểm nhìn “từ bên trong”, bằng cách hóa thân vào nhân vật, tham gia trực tiếp vào cốt
truyện, sự việc và thường xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất Hoặc chọn điểm nhìn
“từ bên ngoài”, đứng ngoài sự việc, cốt truyện, chỉ đóng vai trò là người dẫn
truyện (đây cũng là điểm nhìn từ các nhân vật khác) Tóm lại, trong các tác
phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để nguoi ké chuyện kể lại “chuyện” chính là cách tổ chức “truyện” có dụng ý của nhà văn
Có nhà văn thích xuất hiện trực tiếp, khẳng định bản ngã của mình trên từng
câu chữ của tác phẩm, nhưng cũng có những nhà văn ấn mình hay trao quyền
cho nhân vật nhằm tạo ra sự khách quan, độ tin cậy cho tác phẩm của mình Tuy nhiên, nhà văn với tư cách là người kế chuyện, dù có mặt dưới hình thức nào, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được
(trực tiếp hay gián tiếp) quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo và
là thành tố quan trọng trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự
Trong tiêu thuyết Chiến tranh và hòa bình, khi kê về nhân vật Andrây tác gia trực tiếp đóng vai trò là người kể chuyện Người kể chuyện luôn dõi theo từng
bước hành trình của nhân vật Có thể nói, người kế chuyện có mặt từ trang
đầu đến cuối tác phẩm Vì vậy, trong lời bạt cho lần xuất bản Chiến tranh và hòa bình năm 1970 ở Đức, một nhà văn nổi tiếng cho rằng: “tác giả tiểu thuyết không chỉ hiện điện khi ông giơ ngón tay trở lên và phán bảo” mà điều quan trọng lớn hơn là: “tác giả - người kế chuyện có mặt liên tục trên các
trang sách, một phần tác giả & trong bat ki nhân vật nào” Tônxtôi cũng cho
rằng: “nhà văn phải có cái nhìn nhất quán bao quát toàn bộ tác phẩm, cách nhìn đó càng kín đáo càng tốt” Điều này được Tônxtôi ghi lại trong nhật kí của mình: “Những tác phâm hấp dẫn là tác phẩm trong đó tác giả tựa hồ như
Trang 22cố gắng giấu cách nhìn của riêng mình và đồng thời vẫn luôn trung thành với
cách nhìn đó ở khắp mọi nơi mà anh ta tự bộc lộ Nhợt nhạt nhất là tác phẩm
trong đó cách nhìn thay đổi luôn tới mức hoàn toàn mắt đi” Bằng con mắt phượng hoàng thực sự, ông luôn nhìn khắp trường hoạt động của mình, không
để mắt hút nhân vật nào nói riêng và không cho phép chúng che lắp mắt chỉnh thể cá tính sáng tạo của tác gia - người kế chuyện khi kể về cuộc đời nhân vật Andrây được thê hiện qua hàng chuỗi những biến cố và sự kiện, những nút thắt, qua việc miêu tả những bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, qua việc nắm bắt những chuyên biến tỉnh tế trong tâm hồn Anđrây, qua những mảng câu dài, chồng chất Với cách lựa chọn trao quyền cho nhân vật để nhân vật
tự bộc lộ, người kế chuyện không cần giới thiệu hay bình luận gì thêm, mà chỉ thông qua ngôn ngữ của Anđrây, những nét tính cách, những nét tâm lý nổi bật của Andrây phần nào đã được định hình trong trí tưởng tượng của bạn
đọc
Được xây dựng là một trong những nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm, cùng với các nhân vật Kutudôp, Pie Bêdukhôp, Natasa Rôxtôva, Anđrây Bôncônxki cũng là nhân vật chiếm được nhiều tình cảm
trong lòng độc giả Không phải ngẫu nhiên mà Anđrây được độc giả yêu mến
đến như vậy Một phần phải nhờ tài năng kế chuyện, lối dẫn dắt độc đáo, hấp
dẫn của Tônxtôi Tônxtôi rất chú trọng xây dựng nhân vật, ông đặt rất nhiều
tâm huyết để đựng nên một nhân vật hoàn thiện Ông luôn đõi theo từng biến thái tinh vi nhất đang lưu chuyên trong tâm hồn Andray Tac gid luôn song
hành và không lúc nào rời mắt khỏi nhân vật của mình L.Tônxtôi kể về nhân
vật Anđrây, ông không chú trọng giới thiệu tiểu sử, lai lịch của chàng, mà tác
giả tập trung đi sâu khai thác những chuyền biến tâm lý, tình cảm của chàng
Tác giả kế về cuộc đời Andrây bắt đầu từ khi nhân vật này đã lập gia đình:
“Công tước Bôncônxki là một thanh niên vóc người tầm thước, rất đẹp trai,
Trang 23khuôn mặt xương xương, với những đường nét gẫy gọn Toàn thân chàng, kế
từ cái nhìn uễ oải và ủ dột đến dáng đi chậm rãi và đĩnh đạc, đều làm thành một sự tương phản nổi bật với người vợ nhỏ nhắn và linh lợi của chàng” [12,
1.76] L.Tônxtôi đã nhìn thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của Anđrây: từ một chàng thanh niên quý tộc kiêu kỳ, bi quan chán nản về cuộc đời và có những lầm lạc trong trong tư tưởng, sau những thất bại trong sự nghiệp và tình
duyên, vượt lên tất cả, Anđrây đã trở thành người chiến sĩ cách mạng tháng
Chạp đại diện cho lý tưởng chính nghĩa Sự chuyển biến này diễn ra phức tạp
và không đơn giản một chiều Có lúc nhân vật chuyên biến tích cực: những
khi trò chuyện tâm sự cùng Pie, nghe Pie động viên và đặc biệt là sau khi gặp
gỡ và trò chuyện với Natasa năm 1809, đối với Andrây mà nói thì Natasa như
chiếc cầu nối đem chàng trở về với cuộc sống thực sự: “Chàng thấy rất rõ rằng tất cả những kinh nghiệm của chàng về cuộc sống tất sẽ phí và trở thành một điều vô nghĩa nếu chàng không đem nó ra sử dụng Thậm chí chàng cũng không hiểu nổi tại sao trước đây cũng dựa vào những lập luận thảm hại ấy chàng đã yên trí là sau những bài học đường đời ấy mà còn tin rằng mình có
thể hữu ích, còn có thể tin vào tình yêu hạnh phúc, thì thật là tủi nhục” [12,
IIL.12]; nhưng cũng có lúc nhân vật rơi vào tình trạng tiêu cực, muốn sống thu
mình “bây giờ chàng không nên mưu đồ một cái gì nữa hết, rằng chàng phải sống nốt cho hết cuộc đời mình, không làm điều xấu, không ưu tư, không ước
muốn gì nữa” [12, II.7] Tuy nhiên, với ngôi kể thứ ba, nhà văn không bộc lộ
trực tiếp mà thể hiện tình cám, thái độ, lập trường của mình đối với nhân vật một cách khách quan, gián tiếp Thái độ, tình cảm của Tônxtôi dành cho
Anđrây được gửi gắm vào sự đánh giá của các nhân vật khác đối với chàng
Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ trong những bước nghiên cứu tiếp theo của
khóa luận
Trang 24Mặc dù không trực tiếp tham gia vào sự việc, cốt truyện, mà chỉ giữ vai trò người kế chuyện, dẫn chuyện nhưng Tônxtôi đã gặt hái được những thành công lớn trong việc thê hiện tâm lý nhân vật Chính ngôi kể thứ ba giúp tác gid có cái nhìn, cách đánh giá khách quan về nhân vật và nhờ đó tài năng sáng tạo của tác giả được phát huy tối đa Đồng thời, nó cũng tạo ra cái nhìn nhiều chiều về nhân vật cho độc giả đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa nhà văn với bạn
đọc và bạn đọc có thể trở thành người đồng sáng tạo với tác giả
1.1.3 Giọng điệu kế chuyện
Khi kế chuyện, người kế chuyện bao giờ cũng phải lựa chọn một giọng điệu thích hợp Theo Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê thì: “giọng điệu là
“giọng nói”, lối nói biéu thi một thái độ nhất định” [18, 403]
Còn trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì các tác giả định nghĩa
như sau: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,
thành kính hay suéng sã, ngợi ca hay châm biếm” [11, 134]
Như vậy, trong đời sống hàng ngày, giọng điệu được hiểu như lời nói, giọng điệu riêng của mỗi con người, phản ánh thái độ, tình cảm, cách đánh giá nhất định và nó thường mang tính nhất thời Còn trong văn học thì giọng điệu là một phạm trù thâm mỹ được tổ chức công phu, là kết quả của quá
trình sáng tạo thực sự Trong nghệ thuật kế chuyện, giọng điệu cũng là một yếu tố cơ bản, phản ánh quan điểm, lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị
hiểu thẩm mỹ của tác giả Nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc Nhà văn không thể viết ra tác
phẩm nếu như chưa xác định một giọng điệu cho bài viết của mình mặc dù đã
chuẩn bị đầy đủ cả về tài liệu cũng như sắp xếp xong hệ thống nhân vật, sự kiện Giọng điệu góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phâm
Trang 25Đối với nhà văn, để có thể khẳng định được bản ngã của mình thì điều
quan trọng đối với họ là phải tìm ra cho mình một giọng điệu riêng, độc đáo vừa tạo được sức lôi cuốn cho tác phẩm của mình, đồng thời cũng tạo được cá
tính sáng tạo riêng Như vậy, giọng điệu chính là một trong những yếu tố thé hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ M.Khrapchencô khẳng định: “Đề tài,
tư tưởng, hình tượng chỉ được thê hiện trong một môi trường và trong một
giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác của
nó Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ
tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm
văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn toàn” [13, 167]
Do việc lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ ba nên giọng điệu cơ bản trong
Chiến tranh và hòa bình là trần thuật một cách khách quan mọi diễn biến truyện Ngôn ngữ, giọng điệu của tác giả có sự thay đổi, biến hóa linh hoạt, thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với nhân vật Khi kể về những nhân
vật phán diện thì tác giả sử dụng giọng điệu phê phán, giễu cợt còn đối với nhân vật chính điện như: Natasa, Pie, Kutud6p, Andray thi tac giả luôn kế bằng giọng trân trọng, ngợi ca và đồng cảm, sẻ chia Qua giọng điệu kể chuyện của tác giả, chúng ta có thê hiểu được thế giới tâm hồn phong phú của
nhân vật
Với nhân vật Anđrây, Tônxtôi xây dựng chàng là một nhân vật tích
cực, mang trong mình cái gốc tốt đẹp: “xưa nay vẫn dốc hết tâm hồn mình đi tìm một điều duy nhất: làm sao trở thành một người tốt hoàn toàn” [12, IIIL.488] Chính vi vậy, viết về Anđrây tác giá sử dụng giọng trân trọng ngợi
ca để ngợi ca cái tỉnh thần cao cả, tâm hồn đẹp của chàng Không chỉ ngợi ca
mà thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm một tư tưởng đạo đức về một con
người đẹp, lý tưởng của thời đại Con mắt phượng hoàng có thể bao quát cả
đời sống mênh mông cho phép Tônxtôi đặt ngòi bút chạm đúng điểm nhạy
Trang 26cảm nhất trong tâm hồn nhân vật của mình Ngòi bút của Tônxtôi tỏ ra sắc
bén khi lách vào thế giới tâm hồn Anđrây, nhà văn đã nắm bắt được tất cả sự
rung động, những chuyền biến tỉnh tế trong đời sống tâm lý khá phức tạp của Anđrây qua các nút thắt cuộc đời: giấc mộng Tulông, vỡ mộng về Xpêranxki
và bị Natasa bội ước, trên chiến trường Bôrôđinô, vật lộn với cái chết Đối với
nhân vật Andray thì đây là những nút thắt làm bộc lộ rõ nhất tính cách cũng
như tâm lý của chàng Từ một chàng trai quý tộc bi quan chán nản về cuộc đời, có những sai lạc về tư tưởng, trải qua những thất bại trong cuộc đời,
Andđrây dần từ bỏ xã hội thượng lưu giả dối, ích kỷ, trống rỗng để nhích lại gần quần chúng nhân dân giản dị và chân thật Qua lời kể của tác gid, Andray
được giới thiệu là chàng trai thuộc tầng lớp quý tộc trại ấp tiến bộ, sinh ra và
lớn lên trong một gia đình truyền thống yêu nước lâu đời, con trai vị đại tướng tổng tư lệnh về hưu Là một thanh niên đẹp trai “vóc người tầm thước” nhưng tác giả không nhằm làm nỗi bật vẻ ngoại hình của chàng mà chú ý làm nỗi bật nét đẹp bên trong tâm hồn tinh tế của chàng Anđrây có một nghị lực phi thường, lý trí sắc sáo và vững vàng “có học vấn uyên bác”, “có năng lực làm việc và nghiên cứu lại là người có bản lĩnh phong phú độc đáo, Anđrây
thuộc tầng lớp người ưu tú nhất trong xã hội thời bấy giờ” Chàng muốn trở
thành nhân vật nối tiếng của thời đại, muốn góp phần sức lực cống hiến vào
sự nghiệp của quân đội và Tổ quốc Tóm lại, Anđrây là một người đáng được
hâm mộ, đúng như lời nhận xét của Pie: “Anđrây là người mẫu mực, hoàn mỹ
về mọi mặt” [12, I.101]
Nếu như Pie đại diện cho lòng yêu chuộng hòa bình, lý tưởng gây dựng
một xã hội tốt đẹp bằng tình yêu thương thì Anđrây đại diện cho tinh thần
chiến đấu quả cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình, hạnh phúc của riêng mình
dé tim đến với chân lý của cuộc sống Ở Anđrây đường như kết tinh những
đặc điểm cao quý nhất của người Nga: lòng đũng cảm, trí tuệ sắc sảo, tình yêu
Trang 27chung thủy và đức hi sinh Xây dựng nhân vật Anđrây, L.Tônxtôi đã đặt vào
đó lòng ngưỡng mộ những người lính Nga tham gia chiến đấu và đố máu trong cuộc chiến ái quốc vĩ đại Tônxtôi ca ngợi nét cao quý nhất trong tâm hồn Anđrây là lòng yêu nước chân thành, tinh thần chiến đấu, hi sinh anh dũng Như mọi chiến sĩ yêu nước khác, Anđrây sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc
Nếu như trong trận Auxteclic, Anđrây “không biết chiến đấu để làm gì” thì
đến trận Bôrôđinô, gạt bỏ Napôlêông ra khỏi tâm hồn mình, hướng về bên
dưới, hướng về quần chúng nhân dân, Anđrây đã đi đúng “con đường danh dự” Anđrây sôi sục căm thù “quân Pháp đã tàn phá nhà cửa của tôi và sẽ tàn phá Matxcơva, đã làm nhục và đang làm nhục tôi từng giây từng phút Chúng
là kẻ thù của tôi, tất cả bọn chúng đều là những kẻ phạm tội theo quan niệm của tôi” Tin chắc vào chiến thắng, Anđrây sẵn sàng “tiến lên đón lấy cái chết” Lòng yêu nước đã dần đưa chàng rời xa thới vị kỷ cá nhân, từ bỏ giấc mộng Tulông để tiếp cận gần hơn với nhân dân Nga, chàng đã đi được trên
con đường danh dự và nhìn thấy sức mạnh của quần chúng nhân dân Trả lời
câu hỏi của Pie - thắng lợi của cuộc chiến lệ thuộc vào cái gì, Anđrây đáp: “ở
cái tỉnh thần trong tôi, ở trong ông này - chàng chỉ Timôkhin-, ở mỗi người
lính Nga” [12, IIL.564] Đó là sự ý thức của một người lính đã tìm ra lý tưởng, chân lý của cuộc đời Chính vì thế mà chàng rời bộ tham mưu, xuống chỉ huy trực tiếp một trung đoàn, xung trận với niềm tin tất thắng
Bên cạnh lòng yêu nước nhiệt thành, ở Anđrây còn là tình yêu thương con người, yêu đời, yêu cuộc sống Qua lời kể của tác giả, ta thấy đó là một chàng trai tha thiết yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên vạn vật và con người Là một người có tư tưởng tiến bộ, lại giàu lòng nhân ái Trải qua hàng loạt những thất bại trong cuộc sống gia đình cũng như sự nghiệp, không vì thế mà đánh
mất cuộc đời mình, Anđrây vẫn khao khát vươn lên, tìm đến một cuộc sống
khác tốt đẹp hơn Cuộc gặp gỡ với Pie khiến cho “một cái gì lâu nay đã thiếp
Trang 28đi, một cái gì t6t dep nhat trong tim hén Andray bimg tinh” Sự đồng cảm giữa hai tâm hén cing véi tam long chan thanh cua Pie, Andray duong như được “sống” với con người mình, là chính mình Cuộc gặp gỡ với Natasa lại một lần nữa “tái sinh” cuộc đời Anđrây, chàng không còn giấu mình dưới cái nguyên lý vị ký “sống cho riêng mình” mà lúc trước chàng nói với Pie nữa mà
mở hồn mình hòa nhập vào cuộc sống, chung sống với mọi người Chàng lại
muốn đem sức mình ra để giúp ích cho cuộc đời, cần phải sống “một cuộc
sống hăng hái” nếu không sự tồn tại của chàng, những tài năng và trí tuệ của chang tat sé la “lang phi” và “vô nghĩa” Không còn những dan vặt về cái chết của vợ cũng như những ý nghĩ bi quan, những điều đã làm biến đổi cuộc sống
của chàng nữa, trong đầu chàng giờ mọi thứ như sắp xếp lại, tươi mới hơn,
thú vị hơn Anđrây ý thức được ý nghĩa cuộc sống, đối diện với Natasa chàng không hiểu nỗi cảm xúc của mình nữa Qua lời kế của tác giả, ta thấy một sự chuyển biến mạnh mẽ đang diễn ra trong tâm hồn Anđrây, một con người luôn khao khát được sống yêu thương, được đến với hạnh phúc và tình yêu
Trân trọng cuộc sống, tin yêu vào cuộc sống, Anđrây có thêm nghị lực vượt
qua những bất hạnh trong cuộc đời mình để tiến tới tình yêu và hạnh phúc riêng Anđrây dường như “sống lại” trong cuộc tình duyên với Natasa Nàng làm trỗi dậy trong lòng chàng biết bao niềm đam mê, bao tin yêu và khát
vọng Tuy nhiên, cuộc tình duyên không ổi đến cái đích tốt đẹp, nhẹ đạ tin theo tình cảm dối lừa của Anatôn, Natasa viết thư cự tuyệt Andrây khiến
chàng vô cùng khổ tâm Những tưởng Anđrây sẽ phản ứng dữ dội, điên cuồng khi bị phản bội, thậm chí sẵn sàng thách đầu súng với Anatôn Nhưng không, một người đầy tự trọng và kiêu hãnh không cho phép chàng bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài mặc dù trong lòng chàng đau đớn vô hạn Qua lời kế của tác giả, cho thấy sự sục sôi trong lòng Anđrây: “chàng nói sôi nỗi nhưng một nếp nhăn xô lại hằn sâu trên trán chàng” Đến khi bị thương trên chiến trường
Trang 29Bôrôđinô, nhìn thấy Anatôn cũng đang trong tình trạng nguy kịch, trong lòng Anđrây không còn sự thù hẳn trước kia nữa Giờ đây, trong lòng Anđrây nhen
lên một thứ tình cảm mới mẻ, một tình yêu thương vô hạn, sự cảm thông sẻ
chia đối với người đồng chí, đồng đội mình “một niềm trắc ân và thương yêu tha thiết đối với con người này tràn ngập cõi lòng sung sướng của chàng” và Anđrây đã khóc khi nghe thấy những tiếng rên la đau đớn của Anatôn Chàng không hiểu vì sao mình khóc, nhưng đó là những giọt nước mắt “yêu
33 6C
thương”, “hiền hậu” và “ngây thơ” Chính tác giả cũng đã không hiểu được
đó là cảm xúc “yêu thương” hay “hờn giận” hay chăng là có đôi chút “tự ái” đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật của mình: “Phải chăng vì chàng phải chết
không chút vinh quang? Phải chăng vì chàng còn luyến tiếc cuộc đời, hay là
vì chàng đau khổ khi thấy người khác đau khổ, vì người kia đang rên ri thảm
thiết trước mặt chàng?” [12, II 628] Qua lời kể của tác giả ta thấy những
diễn biến tâm lý mạnh mẽ trong tâm hồn Anđrây, một con người không chỉ yêu thương cuộc sống của riêng mình mà còn chan chứa tình yêu thương với
mọi người xung quanh Nếu như khi nhận được bức thư cự tuyét cua Natasa,
Andray han hgc, dau khé va không thê tha thứ cho nàng được thì giờ day, chi
mấy tháng sau, khi bị thương trên chiến trường Bôrôđinô và vật lộn với cái
chết, Anđrây đã hoàn toàn hối hận rằng vì sao chàng lại trách cứ nàng, sao lại
cự tuyệt và không tha thứ cho nàng “và trong lòng chàng, tình yêu đằm thắm
đối với nàng lại sống dậy mãnh liệt và sôi nổi hơn bao giờ hết” [12, II.629]
Chàng hiểu được sự tàn nhẫn của mình, chàng đã ân hận vì tất cả sự tàn nhẫn
ấy của chàng đối với nàng Bị thương và ngẫu nhiên được đưa vào nhà Natasa, cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh éo le này đã gieo vào lòng Anđrây biết bao tâm tư xáo trộn Gắn với cái chết, Anđrây lại càng thêm yêu Natasa hơn, càng yêu cuộc sống hơn bao giờ hết Chính tắm lòng bao dung, độ lượng, tình yêu thương bao la trong “trái tim không chật” của chàng đã khiến chàng sẵn
Trang 30sang tha thứ cho tất cả, tha thứ cho người tình đã phụ lại tình cảm chân thành của mình, tha thứ cho kẻ đã phá hủy hạnh phúc của mình thậm chí còn xót thương cho con người ấy Không chỉ cao thượng trong tình yêu, trong cuộc sống, Anđrây còn là “một trái tim vàng” Với tư tưởng tiến bộ, chàng là người đầu tiên thực hiện chính sách giải phóng nông nô: “ba trăm nông nô thuộc một điền trang của chàng được chuyền thành nông dân tự do”, chàng còn mở trường dạy học và dựng nhà thương Tác giả kế về Anđrây cho ta thấy: bên ngoài vẻ lạnh lùng của chàng là một tâm hồn đa cảm, đằm thắm, giàu lòng trắc ấn và đặc biệt là chan chứa tình yêu thương
Kế về Andrây, tác giả đặc biệt ngợi ca trí tuệ mẫn tiệp của chàng, điều
này thể hiện trong cách nhìn nhận, đánh giá của chàng đối với mọi người, mọi việc xung quanh và cả trong cách đánh giá từ phía mọi người xung quanh đối với chàng Trong đối xử với mọi người, Anđrây là một người khéo léo, chàng biết giữ bình tĩnh trong khi giao thiệp với mọi hạng người Đối với những
người xem chàng như “một con người đặc biệt, khác hắn họ và khác tat cả
mọi người, họ chờ đợi ở chàng những thành công rực rỡ, họ nghe lời chàng,
hâm mộ chàng và bắt chước chàng” thì khi đối xử với những con người ấy
Sn”
“chang tỏ ra giản dị và nha nhan” [12, 1.348] Đối với “những người không ưa
chàng, cho chàng là kênh kiệu, lạnh lùng và khó chịu” thì chàng lại “biết cách đặt mình vào vị trí buộc họ phải kính nề, thậm chí phải sợ chàng nữa” [12,
1.348] Năm 1809, khi Anđrây trở lại Pêtécbua, “phái cải cách” lôi kéo chàng
vì thấy chàng thông minh, học rộng, lại đã giải phóng nông nô Còn Pie nhận xét Anđrây là “người mẫu mực, hoàn mỹ về mọi mặt” [12, I.135] Trí
tuệ của Andrây khiến Pie phải thán phục “Anđrây biết giữ bình tĩnh trong
giao thiệp với mọi hạng người, cái trí nhớ phi thường, trình độ học vấn uyên bác của chàng (cái gì chàng cũng đọc, cái gì chàng cũng biết, vấn đề gì chàng cũng có ý kiên riêng) và đặc biệt về năng lực làm việc và học hỏi của chàng”
Trang 31[12, 1.101] Co thé nói, qua lời nhận xét, đánh giá của mọi người về Anđrây,
ta thấy chàng là một con người lý tưởng Chính cái tầm bao quát, cái nhìn tỉnh
tế, cái tài của Anđrây đã cho phép chàng nhìn nhận đánh giá chính xác một
vấn đề, một sự việc, thâm chí là cả một con người: chàng cho rằng Pie la
người “duy nhất còn sống” trong giới thượng lưu bởi trong cả cái giới giao tế
ấy, không có ai đám nói thắng thắn những suy nghĩ của mình, tất cả đều dùng
những lời nịnh bợ, giả dối và phù phiếm; chỉ có Pie là con người trung thực
và thắng thắn nhất mới dám nói lên những suy nghĩ thật mà thôi, và quả thực Anđrây nhìn thấu được cả tắm lòng nhân ái chứa đựng “trái tim vàng” của Pie Andray nhan thay ở Natasa rất dé thương: “ở cô ta có một cái gì tươi mát,
đặc biệt không Pêtécbua tí nào, làm cho cô ta khác hắn những người khác”
Nói về một bộ phận những người lãnh đạo trong cuộc chiến tranh vệ quốc, Anđrây nhận rõ bản chất của bọn chúng, chúng chỉ làm rối hơn, cản trở chiến
sự chứ không giúp ích được gì Có thể nói, với hình tượng Andrây, tác giả đã
bộc lộ rõ lí tưởng của mình về một mẫu người chuẩn mực, thuộc loại ưu tú
của thời đại, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện, xây dựng “những con người
tốt hoàn toàn”
Bên cạnh giọng trân trọng ngợi ca, L.Tônxtôi còn dùng giọng điệu
đồng cám, sẻ chia khi kế về Anđrây Có thể nói khi xây dựng nhân vật Andrây, tác giả đã đồn hết tâm huyết của mình để tạo dựng một mẫu người điển hình của thời đại Với khả năng phân tích tâm lý của một nhà văn thiên tài, Tônxtôi đã mô tả rõ nét những chuyền biến trong tâm lý nhân vật Anđrây
Bên cạnh việc ngợi ca nhân vật này, Tônxtôi cũng không ngần ngại chỉ ra
những sai lầm, thiếu sót mà Anđrây mắc phải trong cuộc đời mình Nhưng
Tônxtôi cho rằng, những sai lầm trong cuộc đời Anđrây không phải do bản chất gốc rễ trong con người chàng mà có một phần không nhỏ do cuộc sống
và thời đại mang lại Thuộc tầng lớp người ưu tú của thời đại, Anđrây hun đắp
Trang 32cho mình những ước mơ, khát vọng, những lý tưởng, hoài bão cao dep.Chang
khao khát được trở thành nhân vật nổi tiếng của thời đại, muốn dùng tài trí
của mình, lập công danh trên trận mạc giống Napôlêông Chính vì thế mà chàng tôn sùng Napôlêông, coi Napôlêông là hiện thân của lòng nhân đạo và
lý tưởng anh hùng Anđrây quyết xông pha vào chiến trận, đành lòng bỏ lại
vợ con và gia đình lại trong khi người vợ nhỏ nhắn của chàng đang mang thai,
mà người cha của chàng lại rất khó tính Bất chấp lời van lơn của vợ, lời khuyên giải của em gái, Anđrây vẫn quyết định ra đi Qua lời kế của tác giá,
ta nhận thấy sự ích kỷ của Anđrây, chính cái ich ky này đã đây Andrây vào bi
kịch đầu tiên trong cuộc đời chàng Chàng cho rằng phải sống sao cho mạnh
mẽ, cho lừng lẫy Anđrây đã bị cái uy danh vang đội của Napôlêông cám dỗ
Lý trí cứng nhắc đã lắn at con tìm mềm yếu, chàng “ích kỷ” với gia đình và
sự ích kỷ này của chàng đã khiến về sau này chính chàng phải hối hận, phải nhận lấy một cái giá đắt: trên chiến trường Tulông chàng không những không
lập được công danh mà trái lai, vi thần tượng mà chàng vẫn hằng tôn thờ lại
khiến chàng thất vọng nhất; may mắn sống sót sau cuộc chiến, trở về đúng ngày vợ chàng sinh nở, và nàng chết đề lại đứa con vừa chào đời đã mồ côi
mẹ Điều này khiến chàng ân hận mãi vì mối bất hòa giữa chàng và vợ chưa được giải quyết, cộng thêm việc thần tượng Tulông sụp đổ, Anđrây nhận ra rằng bấy lâu nay mình chỉ theo đuổi ảo mộng hão huyền mà trở nên tàn nhẫn, ích kỷ “sẵn sàng hi sinh tất cả mọi người thân thích vì một phút vinh quang cá nhân” Đây là sai lầm đáng tiếc nhất trong cuộc đời Anđrây Sai lầm này của
Andrây có đáng trách không? Có, rất đáng trách Đáng trách nhất là việc
chàng thần tượng một kẻ “tầm thường, nhỏ bé, vô nghĩa” chỉ biết xây vinh
quang cá nhân trên xương máu của hàng triệu con người; để rồi hi sinh bản thân, hạnh phúc của mình và gia đình vì điều nhỏ bé, vô nghĩa ấy Nhưng sai lầm này của Andrây không phải do một mình chàng, còn nhiều nguyên nhân
Trang 33dẫn tới su sai lầm ấy Trước hết, phải kế đến thời đại mà chàng sống là một
chế độ xã hội chuyên chế, nhạt nhẽo, vô vị, một xã hội sản sinh ra hàng loạt
những con người thừa, những Ônhêghin, Pêsôrin Muốn tìm cho mình một lối thoát khỏi cuộc sống của giới xã giao ngu xuẩn kia, Andrây chỉ còn cách nhập ngũ đề khỏi phải sống kiếp “đời thừa” Không tìm thấy sự đồng cảm từ phía vợ, trong khi cuộc sống của giới xã giao đối với chàng là “vòng luấn quần” thì vợ chàng lại không thể sống thiếu nó được Anđrây cảm thấy chán chường, muốn xa lánh tất cả để đi đến lý tưởng của riêng mình Và rồi sự nghiệp lý tưởng tan vỡ, cuộc sống gia đình cũng không yên ôn, Andrây rơi vào bế tắc, tuyệt vọng Cái chết của vợ cùng với lời trách móc còn đọng ở
khóe môi trước lúc chết đã ám ảnh Anđrây và chàng vô cùng ân hận, cho mãi
đến tận sau này chàng không thê nào quên “chàng thấy mình có lỗi, một lỗi
mà chàng không thể nào chuộc lại được, cũng không thể nào quên được” và trong lòng Anđrây như “có một cái gì bị xé rách” Sự ân hận day dứt trong
lòng Andrây chính là sự chấp vấn của tòa án lương tâm Chàng tự giam mình
vào cái cuộc sống chật hẹp “chàng không nên mưu đồ một cái gì nữa hết, rằng
chàng phải sống nốt cho hết cuộc đời mình, không làm điều xấu, không ưu tư,
không ước muốn gì nữa” [12, H.7I] Tônxtôi tỏ ra hết sức cảm thông cho một
số phận bi kịch, gặp phải nhiều trắc trở trái ngang trong cuộc sống Qua đó,
có thể thấy, đằng sau những chỉ tiết kế về điễn biến tâm lý Anđrây, sau những sai lầm về lí tưởng sự nghiệp và gia đình, ta thấy rõ một giọng kế đầy cảm
thông sâu sắc, một sự sẻ chia chân thành
Với giọng đồng cảm, sẻ chia, Tônxtôi đã khéo léo tạo ra sợi dây vô
hình nối kết tác giả - nhân vật với bạn đọc Có thể nói, việc từ bỏ gia đình để
ôm trọn giấc mộng Tulông là sai lầm đáng trách nhất ở Anđrây; nhưng qua giọng kế đầy cảm thông của tác giả, ta thấy chàng đáng thương hơn là đáng
trách Với trái tim độ lượng vô biên, tinh thần nhân văn cao cả, Tônxtôi đã đề
Trang 34nhân vật của mình tự phán xử bằng tòa án lương tâm, tự đưa ra hình phạt đối
với mình Và chúng ta cũng thấy được rằng, Tônxtôi luôn tìm cách nâng đỡ
dé nhân vật của mình có thể đứng dậy sau khi vấp ngã
Có thể nói giọng điệu nghệ thuật chính là chiếc chìa khóa vạn năng đề
mở cánh cửa thâm nhập vào tác phẩm, là cơ sở để tìm hiểu, khám phá thế giới nội tâm của nhân vật Đồng thời, thông qua giọng điệu chúng ta cũng có thể
năm bắt được tư tưởng, thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật
1.2 Tâm lý nhân vật Andrây thể hiện qua nghệ thuật tả
Còn Pospêlov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học thì cho rằng: “Miêu
tá là sự tái hiện thế giới vat thé trong tĩnh tại (phần lớn phong cảnh, đặc điểm
môi trường sống, đường nét bề ngoài của nhân vật, các trạng thái tâm hồn của
chúng) Miêu tả cũng là sự tái hiện bằng lời các sự kiện và sự việc xảy ra đều
dan” [23, 68]
Như vậy, tả hay miêu tả là biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng hiện lên một cách cụ thể, sinh động, cảm tính, tác động trực tiếp vào trí tưởng tượng của bạn đọc giúp cho bạn đọc hình dung một cách rõ nét về đối tượng
bằng càng nhiều giác quan càng tốt Nếu biện pháp kế tạo ra thời gian nghệ thuật thì biện pháp tả lại tạo ra không gian nghệ thuật cho tác phẩm Biện
pháp tả giúp cho bạn đọc hình dung ra vẻ bề ngoài của đối tượng, hé mở cá
những điều thầm kín, sâu xa, cái bản chất bên trong của nhân vật
Theo M.Gorki, “Điều chủ yếu nhất của nghề viết văn là miêu tả con
người cho sinh động Cái khó không phải là nặn bức tượng mà là nặn hồn bức
Trang 35tượng, sao cho đứa con tỉnh thần của mình có được sức sống lâu bền với thời
gian” Nhiều nhà văn có cảm giác khi đọc Chiến tranh và hòa bình , “Cuỗn sách như biến mất, chỉ còn những con người sống động những gương mặt những cử động cua họ” (Xêraphimôvích) Cảm giác này có được nhờ sự hiện diện sinh động của một thế giới nhân vật đông đến hàng ngàn người được Tônxtôi “vẽ bằng lời” rõ ràng đến mức người đọc có thể “sờ mó bằng tay” (M.Gorki) Biệt tài của Tônxtôi là xây dựng một thế giới nhân vật đông đúc
đến như vậy, nhưng mỗi nhân vật lại có một tính cách riêng, một linh hồn
riêng, không ai giống ai và không hề bị trùng lặp
Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong Chiến tranh và hòa bình bao gồm
nhiều phương diện Nhưng có thê nói, L.Tônxtôi gặt hái được nhiều thành
công nhất khi ngòi bút của ông đi sâu vào việc miêu tả chân dung tâm lý và miêu tả bức tranh thiên nhiên Đây cũng chính là hai phương diện đặc sắc nhất trong nghệ thuật miêu tả của L.Tônxtôi Vì vậy, ở đề tài này, chúng tôi xin đi sâu vào khám phá hai phương diện đó
1.2.2 Miêu tủ chân dung tâm lý
Chân dung hay ngoại hình là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng và góp phần đắc lực vào việc thé hiện tính cách nhân vật Nó giống như một tắm gương phản chiếu tâm hồn, đời sống, tính cách, nghề nghiệp, số phận
của nhân vật Vì vậy, hầu hết các nhà văn khi xây dựng nhân vật đều thấy
ngay được tính cách nhân vật
Theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “Ngoại hình là hình
dang người” [18, 683]
Còn giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn Cơ sở í luận văn học thì cho
rằng: “Ngoại hình là một khái niệm nhằm dé chi chan dung, dién mao, ctr chi, tac phong, y phuc, tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo ra dáng vẻ bên
ngoài của nhân vật” [6, 87]
Trang 36Chân dung tâm lý vừa là kết quả của tiến trình phát triển văn học, vừa
là sáng tạo độc đáo của L.Tônxtôi Miêu tả chân dung gắn liền với tính tạo hình của nhân vật trong tác phẩm, là thủ pháp nghệ thuật có mặt trong văn
học từ lâu Văn học nghệ thuật luôn đổi mới, nền văn học hiện thực phát triển
không ngừng kéo theo sự phát triển của các kĩ thuật miêu tả hình tượng nhân
vật Từ miêu tả ngoại hình thuần túy, chân dung nhân vật dần tiến tới tái tạo đời sống tâm lý con người Tác phẩm văn học càng di sâu vào nhận thức và
khám phá con người càng có sức sống mới mẻ và mạnh mẽ Chủ nghĩa hiện
thực phê phán thế kỉ XIX với Tônxtôi là đại biểu xuất sắc, đặc biệt coi trọng
chan dung, coi đây là phương tiện để khái quát, tái tạo hiện thực trên nguyên tắc tôn trọng sự thật tối đa Với Chiến tranh và hòa bình, Tônxtôi muốn dựng
lại bức tranh thời đại để khám phá lịch sử và cắt nghĩa bản chất, tính cách con
người Nga Tônxtôi xây dựng chân dung rất “động”, không bao giờ trọn vẹn hoàn tất Ông không vẽ một lần là xong mà luôn bổ sung những nét mới mẻ, nắm bắt những chuyền biến tỉnh vi trong tâm hồn nhân vật vào các thời điểm khác nhau Nét nổi bật là, tác giả rất ít khi miêu tả ngoại hình, hành động
thuần túy Phần lớn những chỉ tiết miêu tả hình thức bao giờ cũng chứa đựng
những ý nghĩa thông báo về nét tâm lý chủ yếu của mỗi nhân vật Vì thế, trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, chân dung của nhân vật Anđrây không phải là chân dung thuần túy ngoại hình mà là chân dung tâm lý Tức là, qua những nét vẽ chân dung Anđrây, chúng ta có thê thấy được thế giới nội tâm và những chuyền biến tinh vi nhất trong tâm hồn chàng
Tiêu chí để thống kê số lần miêu tả chân dung tâm lý là những câu,
những đoạn văn miêu tả ngoại hình kèm theo với những cụm từ gợi cảm, những trạng thái tâm lý, những câu, những từ gợi cảm, gợi hình mang nội
dung tâm lý Phần lớn những chỉ tiết bên ngoài như: ánh mắt, nụ cười, sắc
Trang 37mặt, dáng di, voc người, bàn tay, là những dấu hiệu chỉ tâm trạng, luôn
được đôi mới bằng những sắc thái bên trong
Qua thống kê, chúng tôi thu được số lần miêu tả chân dung tâm lý của nhân vật Anđrây như sau:
Điều đó chứng tỏ đôi mắt, nét mặt, nụ cười, vừa là nét tạo hình vừa
là tín hiệu thấm mỹ mở ra một thế giới khác, thế giới bên trong với mọi
chuyền biến phức tạp, tỉnh tế và hết sức khác nhau Để miêu ta tinh cach, tác
giả không miêu tả chỉ tiết những nét xấu - đẹp trên khôn mặt, từng ánh mắt
hay nụ cười mà chú ý đến biểu hiện trên mặt do sự tác động của ánh mắt, nụ
cười, Hầu hết các nhân vật chính, được nhà văn quan tâm chú ý nhiều thì đôi mắt, nụ cười được chú trọng miêu tả hơn cả
Với nhân vật Anđrây, Tônxtôi nhắn mạnh đường nét bên ngoài nhằm khám phá chiều sâu những bí ấn trong tâm hồn, khám phá sức sống tiềm tàng cùng những chuyên biến tỉnh vi, những rung động trong trái tìm chang Tan
số miêu tả chân dung tâm lý ở nhân vật Anđrây rất cao và không đồng đều giữa các tập Điều đó chứng tỏ khi miêu ta nhân vật Anđrây, nhà văn rất chú trọng tới quá trình phát triển tâm lý của chàng, sự miêu tả của nhà văn cũng không đồng đều, tập trung vào những thời điểm nhất định tạo ra những dụng
Trang 38ý nghệ thuật riêng Chân dung tâm lý của nhân vật Andrây được miêu tả lồng
vào độc thoại nội tâm, đối thoại Mặt khác, khi xây dựng chân dung tâm lý
của nhân vật này, L.Tônxtôi không phải vẽ một lần là xong mà bổ sung dần dần, đan cài những chỉ tiết vào bức vẽ ban đầu bằng những chuyền biến nội tâm Có thể nói rằng, không bức chân dung nào tách ra đúng với diện mạo
nhân vật bởi đời sống tâm hồn của con người là một thế giới luân chuyên, vận
động không ngừng Tônxtôi chú ý đến những sắc thái tâm lý làm thay đôi ánh
mắt, vẻ mặt con người Sự chuyên biến chân dung tâm lý của nhân vật được
nhà văn thâu tóm và nắm bắt hết sức tinh tế qua nghệ thuật tả
Khác với Puskin, Tônxtôi khi miêu tả nhân vật rất hay lặp lại các chi
tiết nghệ thuật Ông đánh giá cao việc sử dụng chỉ tiết trong tác phâm văn
học, coi việc xử lý và sử dụng chi tiết là tải năng đặc biệt của người cầm bút
Các chỉ tiết nghệ thuật là những “con mắt” giúp cho ta nhìn nhận và hiểu thấu đối tượng, biểu hiện những phẩm chất thâm mỹ của thế giới nghệ thuật, thể hiện niềm rung cảm trong tâm hồn tác giả qua cảm nhận về đối tượng ấy Sử dụng chỉ tiết với Tônxtôi là một thủ pháp nghệ thuật, là đặc trưng phong cách sáng tác Ông thường láy lại các chi tiết có ý nghĩa, đưa chúng vào một trường nghĩa mới, nhấn mạnh một nét ngoại hình nào đó để khám phá sự chuyên động trong tâm hồn nhân vật Nhà văn lặp lại các chỉ tiết ngoại hình
của nhân vật tạo nên những nét riêng biệt, phân định nhân vật này với nhân vật khác, giúp bạn đọc đễ dàng nắm bắt, lưu ý đến đối tượng; đồng thời dự
báo trước xu hướng tâm lý chủ yếu của nhân vật Nhà văn không cần dựng lại
cả chân dung mà chỉ lặp lại một chỉ tiết nhỏ cũng đủ để nối liền nhân vật với
nhau và với bạn đọc Trong nghệ thuật miêu tả chân dung, đối với mỗi nhân vật, Tônxtôi lựa chọn những chi tiết miêu tả riêng tạo thành những biểu tượng
rất phong phú Việc miêu ta một vài chỉ tiết nối bật sẽ có tác dụng thông báo
những nét tâm lý bên trong và trở thành những tín hiệu chỉ dẫn, những sắc
Trang 39thái thẩm mỹ trong tâm hồn nhân vật Trong khi miêu tả nhân vật Anđrây,
Tônxtôi chú ý hơn cả tới sắc thái khuôn mặt cùng với sự biến đổi của ánh mắt
và sắc điệu nụ cười
Bước vào thiên tiểu thuyết, Anđrây được Tônxtôi phác họa với những nét chân dung khá đơn giản “khuôn mặt xương xương với những đường nét
gãy gọn” [12, I.76], chi tiết này như là một dự báo trước về nét tâm lý nôi bật
trong con người chàng: khô khan và thiên về lí trí Chính yếu tố ngoại hình
được dự báo trước đã chi phối tới quá trình tâm lý của Anđrây cùng với đó là
những biểu hiện trên nét mặt chàng
Nếu như thuớ ấu thơ, Anđrây có “vẻ mặt dịu đàng, hiền hòa” theo như
lời của Marya [12, II.264], thì về sau này, vẻ mặt đó ít khi thấy ở chàng Trải
qua những thăng trầm của cuộc sống, khuôn mặt Anđrây dường như đã sạn
chai, biến đối đi nhiều Đối diện với cuộc sống của giới thượng lưu, Anđrây
luôn cảm thấy vô vị, nhạt nhẽo, ngay cả người vợ nhỏ nhắn duyên dáng nhất
thành Petéccbua - Lida của chàng, chàng cũng cảm thấy chán ngán, chàng
thường “cau mày khó chịu, làm xấu khuôn mặt tuấn tú” của mình [12, 1.76]
Chính điều này đã khiến cho một số người cảm thấy Andrây là một con người
“kiêu kỳ”, “lạnh lùng” và khó gần Nhưng cũng chính khuôn mặt ấy thôi, khi
đối điện với người bạn chân thành - Pie, thì vẻ mặt ay lại như nở hoa, vui vẻ
“hiền lành và thân mật rất bất ngờ” [12, I.77] Theo đuổi giấc mộng Tulông,
trong phút ra đi và thay đổi cuộc đời, Anđrây mang một vẻ mặt “vừa ưu tư
vừa dịu dang” [12, 1.222] nhu đề kiểm định lại quá khứ và vạch định những
kế hoạch cho tương lai Giấc mộng Tulông tan vỡ, trở về từ trong khói đạn
chiến tranh, vẻ mặt của Anđrây đã đôi khác “hiền hòa hơn trước một cách lạ
lùng, mặc dầu có vẻ lo lắng” [12, L573] Sự đối khác trên nét mặt của Andray
khién cho mét người bạn thân như Pie cũng phải kinh ngạc: “Lời nói cua công tước Andray van rat dịu dàng và thân mật, đôi môi và cả gương mặt
Trang 40chàng vẫn tươi cười nhưng cái nhìn đã “tắt”, đã “chết”, và có thê thấy rõ rằng tuy rất muốn nhưng vẫn không sao làm cho nó ánh lên tia sáng mừng rỡ, tươi vui được Không phải vì chàng đã gầy đi, xanh đi, rắn rỏi hơn trước nhưng cái nhìn và nếp nhăn trên trán biểu lộ một tâm trí đã từ lâu đăm chiêu suy nghĩ
một việc gì” [12, I.661] Đó là cái vẻ mặt của một tâm hồn đã nếm trải quá
nhiều sự kích động, chứa đựng toàn bộ nỗi bi phẫn trong nội tâm Vẻ mặt
“đăm chiêu” chán nản khi nói về quá khứ và tương lai, rồi lại “hằn học”, “sa
sầằm” khi đụng tới nỗi đau quá khứ (Pie nhắc đến quân đội) Vẻ mặt tưởng
như đã “tắt”, đã “chết” ấy của Andrây lại có thể “khôi phục” lại vẻ trẻ trung
khi tâm hồn hồn nhiên, vô tư của Natasa chan hòa vào tâm hồn chàng Từ sau khi Andray gap duoc Natasa, Pie nhận thay “một sắc thái mới mẻ, trẻ trung trên gương mặt bạn” [12, IL§8] Sự thật thì gương mặt Anđrây đã đổi khác thực sự sau những lần tiếp xúc và trò chuyện cùng Natasa, gương mặt “rạng
rỡ, hân hoan và đầy một sức sống mới mé” [12, II.95], rồi gương mặt “sáng bừng lên” vì hạnh phúc và sung sướng Rồi khi cuộc hôn nhân với Natasa phải hoãn lại sau một năm thì “vẻ băn khoăn và thương xót” [12, I.103] trên gương mặt chàng đã giúp Natasa có thêm nghị lực dé vượt qua thử thách này Khi tình yêu không được đáp lại, Natasa cự tuyệt tình yêu của chàng, gương mặt đã từng rạng rỡ vì hạnh phúc ấy như bị cắt mất nguồn ánh sáng, trở nên u tối “sa sầm xuống” làm cho “những nếp nhăn mới xuất hiện trên trán hẳn xuống sâu hơn” [12, II.293 - 294] Tâm hồn bị tốn thương nhưng lòng tự trọng không cho phép chàng biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, điều này khiến cho Pie phải ngạc nhiên vì “sự chịu đựng những nỗi khổ tâm ghê gớm” của chàng
Trước sự đe dọa tàn nhẫn của chiến tranh và cái chết, gương mặt Andrây cũng
“tái xanh và cau có” [12, II.621] như tắt cả những người lính tham chiến khác trong trận Bôrôđinô Chính sự thay đôi tâm trạng làm biến dạng vẻ mặt bên
ngoài Vẻ mặt Anđrây được lặp lại nhiều lần nhưng mỗi lần thể hiện một tâm