Tuy nhiên ngoài những bài viết đó và một vài luậnvăn cử nhân, chưa có một công trình nghiên cứu nào toàn diện về thơ ông .Vìvậy, chúng tôi chọn đề tài Tính trữ tình- triết lí trong thơ N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -***** -
NGUYỄN THỊ ĐUYÊN
TÍNH TRIẾT LÍ- TRỮ TÌNH TRONG
THƠ NGUYỄN DUY
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
VINH -2011
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Giải thưởng giải nhất cuộc thi thơ trên báo văn nghệ (1972 1973), giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và gần đây là giải thưởngdành cho nhà văn nước ngoài của viện Hàn lâm Rumani (2010) là những ghinhận cho tài năng và đóng góp của của Nguyễn Duy cho văn học, mà trướchết là thơ Trưởng thành vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống
-Mỹ cứu nước, cho đến nay Nguyễn Duy vẫn là một trong số không nhiềunhững nhà thơ thời ấy còn sung sức, thu hút sự chú ý và quan tâm của các thế
hệ người đọc Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiêncứu về thơ Nguyễn Duy Hầu hết, mới dừng lại ở những cảm nhận thẩm bình
mang tính giới thiệu Từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Tính trữ tình
-triết lí trong thơ Nguyễn Duy với mong muốn góp thêm một tiếng nói vào
quá trình nghiên cứu giới thiệu thơ Nguyễn Duy
1.2 Một trong những đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Duy là sựkết hợp nhuần nhuyễn giữa tính trữ tình và triết lí Ở những mức độ và cáchthể hiện khác nhau, nhưng dường như sự kết hợp đó ở bài nào cũng có, nhất
là ở những sáng tác thời kì sau chiến tranh Tìm hiểu tính trữ tình triết lí trongthơ Nguyễn Duy, vì vậy không chỉ để hiểu tài năng cá tính sáng tạo một nhàthơ mà còn gợi mở nhiều vấn đề lí luận về xu hướng vận động của cái tôi trữtình trong thơ Việt Nam những thập niên sau chiến tranh
1.3 Trong những năm gần đây, thơ Nguyễn Duy đã được chọn họctrong chương trình Ngữ văn ở các cấp học từ tiểu học cho đến trung học phổthông, giới thiệu ra ngước ngoài và được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình
Trang 3văn học đánh giá, công bố trên các báo chuyên ngành, được công chúng yêuthơ đọc và bình phẩm Tuy nhiên ngoài những bài viết đó và một vài luậnvăn cử nhân, chưa có một công trình nghiên cứu nào toàn diện về thơ ông Vì
vậy, chúng tôi chọn đề tài Tính trữ tình- triết lí trong thơ Nguyễn Duy trên cơ
sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc công trình nghiên cứu của những người đitrước để nhằm góp thêm một cái nhìn khái quát về sự nghiệp thơ ca của nhàthơ Nguyễn Duy
2 Lịch sử vấn đề
Ngay từ những năm 1972 khi chùm thơ đoạt giải nhất của NguyễnDuy được đăng trên báo Văn nghệ, ông đã được dư luận quan tâm đánh giánồng nhiệt trong cả giới nghiên cứu phê bình và sáng tác Sự nghiệp thơ cacủa ông ngày càng dày dặn thì ý kiến phê bình nghiên cứu về thơ ông cũngngày càng sôi nổi Trên cơ sở nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm viquan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại quá trình nghiên cứu thơ Nguyễn Duytrên một số phương diện nổi bật
Có lẽ, bài phê bình sớm nhất về thơ Nguyễn Duy mà cho đến nay tabiết được là bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh, với tựa đề “Đọc một sốbài thơ của Nguyễn Duy” đăng trên tuần báo Văn nghệ số 444 năm 1972.Hoài Thanh viết: “thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, nhữngcuộc đời cần cù gian khổ, không tên không tuổi anh thường hay suy nghĩ
trước những chuyện lớn chuyện nhỏ quanh mình ” [78, 5] Cũng cách nhìn
ấy, trong bài “Tìm một giọng thích hợp với người thời mình” Lại Nguyên Âncho rằng thơ “Nguyễn Duy nhạy cảm với cái gì ít ỏi, còm nhom, queo quắt,
cộc cằn, đơn lẻ” [2, 11] Trong bài “Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy”
in trong phụ lục tập Mẹ và em, Nguyễn Quang Sáng nêu ý kiến “ngoài mảng
thơ về đề tài chiến trận, thơ Nguyễn Duy chủ yếu dành cho những đề tài
Trang 4muôn thuở : tình yêu, con người và đề tài quê hương Trong thơ Duy cóhầu hết gương mặt các miền đất với những cảnh sắc thần thái riêng” [72, 91].
Là người bạn thân thiết của Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rấthiểu Nguyễn Duy, khi ông viết: “Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nướcmình bằng tình cảm rất cụ thể với người dân Thơ nguyễn Duy có niềm tựhào chính đáng về nhân dân mình, cùng với nỗi buồn thương chính đáng”
[72, 97] Bàn về đặc sắc thơ Nguyễn Duy, Vũ Văn Sỹ có những nhận xét khá
tinh tế Ông viết: “Nguyễn Duy thường nắm bắt những cái mong manhnhưng vững chắc trong đời: chút rưng rưng của ánh trăng, một tiếng tắc kèlạc giữa phố, một dấu chân cua lấm tấm ruộng bùn, một kỉ niệm chập chờnnguồn cội, một mùi thơm của huệ trắng trong đền, thoáng hư thực giữa người
và tiên phật và rồi hồn thơ Nguyễn Duy neo đậu được ở đó” [76, 69] Ởmột cái nhìn có phần khái quát hơn, Vương Trí Nhàn đã giải thích sự “giàucó” trong thơ Nguyễn Duy Theo ông, Nguyễn Duy “Bao dung nên giàu có”[70, 280] Nhìn chung các ý kiến đánh giá trên đã bước đầu chỉ ra được đượcnhững nét riêng độc đáo của thơ Nguyễn Duy Đó là ông thường cảm xúc suynghĩ về những điều bình dị, cụ thể của đời thường Nó xuyên suốt trong thơông làm nên sự thống nhất trong sự đa dạng
Bàn về hình thức nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, các nhà nghiên cứu
quan tâm trước hết ở vấn đề thể loại Trong đó, bài thơ Tre Việt Nam đã thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà phê bình Hầu hết các ý kiến đều xem đây làmột trong những bài thơ lục bát tiêu biểu của Nguyễn Duy Văn Giá trongbài “Một lục bát về tre” viết: “Lựa chọn thể thơ 6-8, một thể thơ thuần chấtViệt Nam, tác giả xử lý thật nhuần nhuyễn, trôi chảy, trau chuốt, không non
ép gượng gạo, vấp váp một chỗ nào Trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ đem lại một màu sắc hiện đại cho thể thơ lục bát của dân tộc” [14, 93.] Và
chính Nguyễn Duy, khi trả lời phỏng vấn trên báo Đại đoàn kết đã bộc
Trang 5bạch: “Những bài thơ lục bát là phần quý giá nhất của mình” [12, 14] Lê
Quang Trang khẳng định “Anh vốn là người sở trường về sử dụng thơ lục
bát” [81, 200] Nguyễn Quang Sáng cũng cùng ý kiến đó khi cho rằng:
“Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát” [72, 91].Nguyễn Thụy Kha lại đi sâu hơn, khi cho rằng Nguyễn Duy là người “thiệnnghệ trong cái trò 6 & 8” Ông viết: “Sẵn cái chất hóm hỉnh, dân dã, sâu sắchơi chua cay chút chút, Duy quả là thiện nghệ trong cái trò“ 6 & 8” này”[62, 204] Năm 1986, Lại Nguyên Ân còn tỏ ra dè dặt, khi cho rằng: “Ngay
cả những bài lục bát, ta cũng thấy có cái gì bên trong như muốn cãi lại vẻ
êm nhẹ mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống” [2, 11] Hơn mườinăm sau, năm 1999, Vũ Văn Sỹ đã mạnh mẽ khẳng định: “Nguyễn Duy đã
sử dụng lục bát để thuần hoá chất liệu cập nhật của đời sống Lục bát trongtay Nguyễn Duy trở nên vừa êm ái vừa ngang ngạnh, vừa quen thuộc vừabiến hoá, “cựa quậy” Làm thơ lục bát đến như Nguyễn Duy có thể xếpvào bậc tài tình” [77, 74] Có thể thấy, mỗi tác giả đánh giá thơ lục bát củaNguyễn Duy ở một khía cạnh khác nhau Nhưng nhìn chung các ý kiếnđều thống nhất khi cho rằng thơ lục bát Nguyễn Duy thực sự có vị trí caotrong các sáng tác theo thể lục bát trong thơ ca đương đại
Một trong những phương diện làm nên gương mặt Nguyễn Duy trongthơ đương đại là nghệ thuật sử dụng ngôn từ Đây cũng là khía cạnh còn cónhiều khác biệt trong cách nhìn nhận đánh giá của các nhà nghiên cứu phêbình Theo Nguyễn Quang Sáng: “Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc vànhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian” [72, 96] Từ một phương diện khác,Phạm Thu Yến lại cho rằng thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp giữa “ngônngữ đời thường” và ngôn ngữ “đậm màu sắc hiện đại” [88, 79] Còn vớiVương Trí Nhàn lại nhận xét, thơ Nguyễn Duy là “bản hợp xướng củanhững chữ lạ” [70, 283] Trong khi đó, Hồ Văn Hải thì khẳng định: “Sáng
Trang 6tạo từ láy là điểm nổi bật nhất trong lục bát Nguyễn Duy” [81, 6] Bêncạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã bước đầu quan tâm đến giọng điệu
thơ Nguyễn Duy Bình bài Tre Việt Nam , GS.Lê Trí Viễn cho rằng: “Giọng điệu bài thơ là kể chuyện như kể chuyện cổ tích” [58, 289] Năm 1986,
trong bài viết “Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình”, Lại Nguyên
Ân tập trung tìm hiểu sự cách tân giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy Ôngviết: “Thật ra thơ Nguyễn Duy nhìn chung vẫn nằm trong điệu trữ tình Thơ Nguyễn Duy gần đây thường có thêm sắc giọng thủng thẳng, hơingang ngạnh và ương bướng” [2, 11] Với Lại Nguyên Ân, giọng điệu đólàm cho thơ tình “bớt đi cái tha thiết héo ruột héo gan vốn thường có ởnhững khí chất yếu, những tâm trạng u sầu lối cũ” “tăng thêm cái khoẻkhoắn mạnh mẽ vốn là đặc điểm của con người thời nay” [2, 11] Ngô
Thị Kim Cúc khi đọc tập thơ Bụi của Nguyễn Duy đã nhận xét: “Từ bài
đầu đến bài cuối hầu hết vẫn giống nhau ở một cách viết, vẫn cái giọng càtửng cà khịa khiến người ta lúc đầu bật cười rồi sau đó thấm thêm một tí lạitrào nước mắt” [13, 5] Phạm Thu Yến thì cho rằng, khuynh hướng hàihước, trào lộng là một trong những biểu hiện của thi pháp ca dao và đãlàm Nguyễn Duy đôi khi “quá đà”, khiến người đọc phải “ái ngại” [88, 76-82]
Trong số các bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, theochúng tôi bài viết “Nguyễn Duy - thi sĩ thảo dân” của Chu Văn Sơn in
trong tuyển tập Thơ Nguyễn Duy là một bài viết công phu, cung cấp cho
người đọc một cái nhìn tương đối hệ thống về con đường sáng tác vànhững đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Duy Theo ông thế giới thơNguyễn Duy là “cõi chúng sinh thì hiện tại” Ở đó có “binh lửa và bụibặm, bùn nước và gió trăng, nghèo đói và tiềm năng, tàn phá và gây dựng,
xơ xác và nhen nhóm, bần bách và phù hoa”; nhân vật là “thập loại chúng
Trang 7sinh”, là bà, mẹ, cha ,vợ, con đặc biệt là những con người không maymắn xuất hiện trong đời sống như “chú bé đi bụi khoèo mái hiên lắng nghepháo tết, em điếm ế đón giao thừa gốc cây, bà bới rác nằm co ro gầmcầu ” Từ đó biện giải “Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân”, chỉ ra bản chất
“thảo dân” ấy ở cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ lục bátcủa Nguyễn Duy [75,38-53]
Bàn về tính trữ tình - triết lí trong thơ Nguyễn Duy, trong bài viết
“Nguyễn Duy - thi sĩ thảo dân”, Chu văn Sơn đã chỉ cho rằng "có thể thấyNguyễn Duy là thi sĩ thảo dân ngay từ trong quan niệm nhân sinh và nghệthuật" có lẽ vì vậy mà triết lí trong thơ nguyễn Duy là "cái triết lí thảo dân".Bản thân Nguyễn Duy cũng khẳng định “Cái lõi của văn chương là triết Từ
cả những chuyện đùa cợt, tầm phào nhất cũng có thể phả triết học vào, cóthế mới dội lại được với đời” [87, 9] Gần đây có một số luận văn thạc sĩ,khóa luận tốt nghiệp đại học bàn về thơ Nguyễn Duy Chẳng hạn, năm 2008,trong luận văn tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh,sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền đã bàn về “Cái tôi nội cảm tìm về cộinguồn trong thơ trữ tình Nguyễn Duy” Một năm sau, năm 2009, Mai ThịThủy Tiên đã làm luận văn thạc sĩ về đề tài "Thế giới nghệ thuật thơ NguyễnDuy" Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, một luận văn thạc sĩ, cáctác giả chưa có điều kiện khảo sát một cách hệ thống và sâu những phẩm chấtnghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy, trong đó có tính trữ tình triết lý
Điểm lại những bài viết về thơ Nguyễn Duy, có thể thấy, về cơ bản mớidừng lại ở những cảm nhận ban đầu Các ý kiến đưa ra, chủ yếu là nhữngnhận xét đánh giá giới thiệu một phương diện nào đó của thơ Nguyễn Duy.Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu, khảo sát một cách toàndiện và có hệ thống phẩm chất nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, trong đó tính trữtình - triết lí được nhìn nhận là một đặc điểm nổi bật
Trang 83 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát, nghiên
cứu một cách có hệ thống một phẩm chất nghệ thuật nổi bật trong thơNguyễn Duy là tính trữ tình - triết lí
3.2 Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, trình bày một cách khái lược hành trình thơ Nguyễn Duy
trên con đường định hình một phong cách
Thứ hai, chỉ ra được những biểu hiện của tính trữ tình - triết lí trong cái
tôi trữ tình của nhà thơ
Thứ ba, chỉ ra được sự biểu hiện của tính trữ tình - triết lí trong giọng
điệu thơ Nguyễn Duy
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính trữ tình - triết lí, mộtphẩm chất nghệ thuật thể hiện dấu ấn tài năng, cá tính sáng tạo của NguyễnDuy trong thơ
4.2 Là một phẩm chất nghệ thuật, Tính trữ tình - triết lí thể hiện ởnhiều phương diện trong thế giới nghệ thuật thơ Tuy nhiên, trong khuôn khổmột luận văn Thạc sĩ, chúng tôi giới hạn khảo sát ở hai phương diện cơ bản
là cái tôi trữ tình và giọng điệu thơ
4.3 Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn cuốn Nguyễn Duy - thơ, Nhà
xuất bản Hội nhà văn, 2010 Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thêm các bài
thơ không có trong tuyển tập Nguyễn Duy - thơ in trong các tập, như: Cát
trắng (1973); Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Về (1994), Thơ Nguyễn Duy Sáu và Tám (1994), Vợ ơi
(1995), Bụi (1997).
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi lựa chọn một sốphương pháp nghiên cứu như: khảo sát, thống kê, phân loại; cấu trúc,
hệ thống; phân tích, tổng hợp; so sánh đối chiếu
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương
Chương 1: Con đường thơ Nguyễn Duy
Chương 2: Cái tôi trữ tình - triết lí trong thơ nguyễn Duy
Chương 3: Giọng điệu trữ tình - triết lí trong thơ Nguyễn Duy
Và cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo
Trang 10
Chương 1 CON ĐƯỜNG THƠ NGUYỄN DUY
1.1 Vài nét về cuộc đời và con người Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, thị
xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa Năm 1965,ông từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầuHàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong nhữngnăm chiến tranh Việt nam Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đườngdây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trườngđường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giớiphía Bắc (năm 1979) Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ -Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.Ngày nhỏ, ông được bà ngoại đọc cho nghe rất nhiều hò vè, ca dao, truyện cổtích Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm nên thành công ở thể thơlục bát sau này
Cuộc đời Nguyễn Duy nhiều thăng trầm, vất vả Từ những ngày ấu thơcho đến khi trở thành người lính đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống đờithường, Nguyễn Duy chưa có mấy thời gian được an nhàn, thư thả Một ngàybuồn, ngồi lục lại trong đống đồ cũ những thúng mủng, nong nia, xoong chậu
và ông chụp ảnh rồi đề thơ lên Ý tưởng bất chợt ấy, mang lại cho ông thànhcông, mà trước hết là về tiền bạc Một công ty làm lịch đã mua và ông có tiềntrả nợ Suốt hàng chục năm trời ông bươn chải làm đủ thứ như nuôi lợn, đạpxích lô, nấu rượu, viết thuê…Nguyễn Duy từng mở quán bán tiết canh vịt ở
Gia Lâm (Hà Nội) mà như ông tự trào là “quán máu” Khách vào ra tấp nập
vì món tiết canh do chính tay ông đánh ngon Có người nói quá lên, bảo tiếtcanh Nguyễn Duy đánh dùng sợi lạt xiên qua rồi xách đi như xách miếng thịt
Trang 11lợn mà không rơi Quán ngày càng đông, nhất là thi hữu Về sau, do nhiều lý
do ông đã từ bỏ nó mà lòng vẫn còn vương vấn Nguyễn Duy đã một thời phụtrách tuần báo Văn nghệ ở phía Nam
Ông là người đi nhiều, ham hiểu biết Ở đâu ông cũng có bạn bè, trong
đó có những người đã say thơ ông đến độ khó dứt ra được Ông đã sang Mỹđọc thơ, giới thiệu thơ lục bát cùng nhà thơ Ý Nhi Gần đây, Nguyễn Duy đãlàm chuyến du khảo văn hoá xuyên Việt bằng ôtô trong gần một tháng cùngvới một vài người bạn Chuyến đi này, theo ông, nhằm mục đích tiếp xúc,khảo sát, tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, lễ hội khắp ba miền đất nước Vớiông, đó là chuyến đi đầy ý nghĩa, vất vả mà lắm niềm vui Qua những chuyến
đi như vậy, ông tự làm đầy thêm vốn văn hoá, vốn sống của mình Ông đãđến nhiều trường Đại học, đọc thơ, giao lưu với sinh viên Ở đó ông luôn thểhiện một sự gần gũi, chân tình và rất tự nhiên Nhờ đó, Nguyễn Duy luônnhận được những tình cảm mến mộ mà các bạn trẻ dành cho ông
xứ Thanh Hóa nghèo nàn mà sâu nặng nghĩa tình Sớm phải chịu cảnh mồcôi, thiếu tình mẹ nhưng bù lại cậu bé Nguyễn Duy được sống trong tình yêuthương và sự chăm sóc chu đáo của bà ngoại Tấm lòng nhân hậu, mộc mạccủa bà đã nuôi lớn tâm hồn nhà thơ Sự gắn bó với đất nước và nhân dântrong những năm tháng chiến tranh gian khó đã nuôi dưỡng và hun đúc lêntrong Nguyễn Duy một hồn thơ cương trực và mạnh mẽ, nặng trĩu suy tư màthắm thiết nghĩa tình Về con người, có rất nhiều người, nhất là bạn văn, chorằng Nguyễn Duy là nhà thơ lãng du nhất trong số các nhà thơ đương đạiViệt Nam Ông rong chơi ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc,Pháp, Mỹ và nhiều nước ở Tây Âu Mỗi chuyến đi đều cho ông những kinhnghiệm mới, ý thức mới cho việc sáng tác và quảng bá thơ ca Việt Nam với
bè bạn quốc tế Từ đó, ông lại cần mẫn làm việc là xuất bản thơ cổ điển Việt
Trang 12Nam bằng tiếng Anh Nguyễn Duy cũng luôn thể hiện mình là một ngườirong chơi trong cảm hứng sáng tạo Vì thế thơ ông chất chứa nỗi niềm, đầycảm xúc với những gì bình dị, không đao to búa lớn Ông làm những gì mìnhthích và chúng đều có ý nghĩa đối với nhiều người Dù đã có tuổi nhưngNguyễn Duy ham đi, thích khám phá, thích tìm hiểu Hằng ngày, ông vẫnngụp lặn trong không gian văn hóa Việt, để hiểu thêm cội nguồn, hiểu mình
và hiểu đời Ông cũng thường xuyên đi nói chuyện thơ, đọc thơ, làm sách và
có những chuyến đi rong chơi, lãng du với bạn bè Nhiều người bảo ông cótuổi mà vẫn nay đây, mai đó Với ông, tuổi tác không thể giới hạn được sức
đi, sức làm việc của ông, vì đó là phong cách Nguyễn Duy
1.2 Các chặng đường thơ Nguyễn Duy
Do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự vận động trong ý thức củanhà thơ, về cơ bản, cho đến nay có thể chia con đường thơ Nguyễn Duy làm
3 giai đoạn: trước 1975, từ 1975 đến 1986 và từ 1986 đến nay Vẫn là mộtphong cách Nguyễn Duy xuyên suốt song không khó để nhận ra những dấuhiệu riêng của thơ Nguyễn Duy ở những giai đoạn đó, từ cảm hứng sángtạo, thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu
1.2.1 Trước 1975
Nguyễn Duy có thơ đăng báo từ những năm 1957, khi ông vừa tròn 9
tuổi Nhưng phải mười lăm năm sau (1972) với chùm thơ 4 bài (Tre Việt
Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông) thơ Nguyễn
Duy mới thực sự được đông đảo bạn đọc biết đến Hoài Thanh là người pháthiện ra tài thơ của Nguyễn Duy Ông đã trao đổi từng câu, từng chữ thật cẩntrọng với Nguyễn Duy, trước khi đưa thơ in báo Thời gian đi lính, NguyễnDuy viết nhiều thơ lục bát Bài thơ lục bát đầu tiên của thời kỳ này được
Nguyễn Duy sáng tác trong hai năm, bắt đầu từ năm 1969 Đó là bài Tre Việt
Nam Bài Tre Việt Nam cùng với Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm đã mang lại
Trang 13cho Nguyễn Duy giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1973 Và cũng
trong năm này, tập thơ đầu tay của ông ra đời, tập Cát trắng Ở giai đoạn này
thơ Nguyễn Duy tập trung chủ yếu vào đề tài chiến tranh, mà cụ thể là hìnhảnh quê hương, đất nước và con người trong cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ xâm lược Ông đã cố gắng chắt lọc đưa hơi thở cuộc sống sôi động củachiến trường vào trong thơ, khắc họa chân dung con người Việt Nam trongkhói lửa chiến tranh Trong hoàn cảnh đối mặt với cái chết, hơn bao giờ hết,mỗi bài thơ của Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh thực sự “được bảo đảm bằng máu” [67, 417], thể hiện “một sự dấn thân hết
mình” [71, 45] Sau này, khi viết về Thế hệ những nhà thơ Cách mạng,
Thanh Thảo đã tâm sự: “Chiến tranh là một trải nghiệm khốc liệt mà chắcchắn không ai muốn, nhưng rồi khi phải đối đầu với nó, phải ngập chìmtrong nó, người ta có thể coi những bài thơ rất bình thường viết được trongchiến tranh như những bát cơm đã nuôi mình khi đói, như hớp nước cuốicùng trong bi dông mà mình đã xẻ chia cùng đồng đội, lại như một ân sủng
mà mình tình cờ nhận” [4, 4] Tuy nhiên cũng như những nhà thơ cùng thế
hệ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, thơ Nguyễn Duy giai đoạnnày có những hạn chế nhất định, đó là sự “bề bộn, ngồn ngộn chất liệu củahiện thực”, “có khi vì thế mà nó ôm đồm, tham lam, thậm chí còn sốngsượng, còn bê nguyên xi sự kiện nguyên mẫu vào trong thơ như quặng chưakinh qua lò luyện ở nhiệt độ cao” [55, 104] Điều đó có thể lý giải, nhìnnhận từ nhiều góc độ, trong đó sự thiếu hụt về kinh nghiệm được xem là mộttrong những lý do cơ bản
1.2.2 Từ 1975 -1986
Sau chiến thắng 1975, Nguyễn Duy vẫn say sưa và tiếp tục conđường thơ của mình Tiếng thơ của ông ngày càng đậm đà, định hình mộtphong cách, một giọng điệu, hấp dẫn đối với người đọc Tập thơ nổi bật của
Trang 14Nguyễn Duy thời kỳ này là Ánh trăng (1984) Tập thơ được coi là một bước
tiến trong thơ Nguyễn Duy, tập thơ đã được tặng giải A của Hội nhà văn Việt
Nam 1984 (cùng tập thơ Hoa trên đá của Chế Lan Viên) Ở đó vừa là sự nối
dài mạch cảm hứng của thời kỳ chiến tranh vừa thể hiện những cảm hứngthời hậu chiến Đối mặt với sự ngổn ngang, bề bộn, phức tạp của cuộcsống đời thường thơ Nguyễn Duy đằm hơn chất suy tư của người từng trải.Ông viết về đời thường với những thứ chẳng nên thơ chút nào:
Lương tháng thoảng qua một chút hương trời
đồng nhuận bút hiếm hoi gió lọt vào nhà trống
vợ chồng ngủ với nhau đắn đo như vụng trộm
không có cái sợ nào bằng cái sợ sinh con
(Bán vàng )
Trong tùy bút Nỗi nhớ thời khó thở, nhà thơ đã phần nào cắt nghĩa
cho những câu thơ đó của mình Theo ông, cái thời hậu chiến gian khổ,kéo dài hơn một thập kỷ sau 1975 là thời của “ bạt ngàn lính giải ngũ,trở lại xóm làng xơ xác sau chiến tranh Triệt để hợp tác hóa ở nông thôn.Đánh tư sản, triệt nhà giàu ở thành thị Kẻ vào trại học tập cải tạo, khôngbản án, không thời hạn Người ra biển vượt biên không hẹn ngày về, phómặc sinh mạng cho sóng gió và ma quỉ Đất nước liền một dải mà lắm nhàlại lâm cảnh ly tán Mà cõi lòng lại đau nỗi cắt chia mới Lương thực việntrợ của nước ngoài như hồi chiến tranh không còn nữa Nạn đói hoànhhành khắp nước Đột ngột lính Pol Pot tràn sang, thảm sát dã man dânlành suốt một dải biên giới Tây Nam Lại đột ngột súng nổ, lại chết người,lại cháy nhà, suốt toàn tuyến biên giới phía Bắc Nền kinh tế quốc gia “tuộtdốc theo chiều rơi thẳng đứng” (Tố Hữu) Lại thiếu gạo Lại đứt bữa Lạithấy người ăn mày đầy đường Lại ăn độn cả sắn, ngô, khoai, bo bo, mìsợi, mì bột, mì hột ” [28] Trong hoàn cảnh đó, nhiều nhà thơ “hoặc là ngại
Trang 15nói thực hoặc là vẫn triền miên theo quán tính tư duy thời trước đó”, nghĩa
là “im lặng” hoặc “ngợi ca” [79, 360] Có thể thấy cả sự ngợi ca lẫn imlặng của các nhà thơ lúc này đều thật tàn nhẫn, đều thể hiện “sự không làmtròn nhiệm vụ chính trị” [79,360] của mình Nguyễn Duy không thuộc loạinhà thơ “ngợi ca” hay “im lặng” Ông không tiếp tục sống trong hào quang
của chiến thắng vì ông quan niệm “tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược dòng”,
nhưng ông cũng không thu mình vào cuộc sống gia đình, lãnh đạm với thế
sự bởi điều ông sợ nhất là “lòng trống trải dửng dừng dưng” (Từng trải) Ngược lại, với ông, người cầm bút không thể “nhỏ giọt dòng thơ không dễ
dãi” mà phải“đêm đêm thao thức như cây chổi quét đường” (Mười năm bấm đốt ngón tay) Ngòi bút của ông tựa như cây chổi, ông đã “quét” ra
ánh sáng những sự thật đau lòng của xã hội ta lúc bấy giờ:“Con rầy nâu
khoét rỗng cả mùa màng/ thóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu /vận chuyển phà Cần Thơ lê lết người ăn xin”( Đánh thức tiềm lực) Nguyễn Duy
lại tiếp tục mong thơ mình là tiếng hát, nhưng không phải “hát để mọi người
cùng nhớ / về dáng hình bé nhỏ của anh lính thổi kèn”, cũng không phải
“hát bài hát của cây”,“bài hát của trời”, “bài hát của sông” như trong
những năm tháng kháng chiến ác liệt và hào hùng trước đây mà là tiếng hát
vừa có “tiếng trong sáng của nắng và gió”, vừa có “tiếng chát chúa của
máy và búa/ tiếng dẻo dai của đòn gánh nghiến trên vai / tiếng trần trụi của lưỡi cuốc” để “Đánh thức tiềm lực”.
Nhìn lại những sáng tác thời kì này, Nguyễn Duy tự thấy câu chữ còn
“nôm na”, ngôn ngữ thơ “chưa được” Duy có cái theo ông là được, đó là
“tâm tình thật trong tôi” (28) Có thể thấy tiếng hát của ông lúc này khôngchỉ là tiếng hát của một công dân, một nhà thơ ý thức sâu sắc về tráchnhiệm nghĩa vụ của mình đối với đất nước mà còn là tiếng lòng của mộtcon người có ý chí, có bản lĩnh hơn người, vượt lên mọi hoàn cảnh khắc
Trang 16nghiệt, để kiên trì bền bỉ với nghiệp thơ mà mình đã lựa chọn Thế nên,giọng điệu chân thành của nhà thơ đã khiến những bài thơ chưa đạt về kỹthuật, chưa chuẩn về hình thức, vẫn còn là những “dòng chữ nặng nề vàchậm chạp” như lời tự nhận xét của tác giả đi thẳng vào nơi sâu nhất trongtâm hồn người đọc.
1.2.3 Sau những năm 1986
Sau năm 1986, với phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giáđúng sự thật, nói rõ sự thật” của Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam đãtạo nên sự chuyển động mới cho văn học Theo Phong Lê, đó là lúc “Vănhọc có dấu hiệu chuyển lên một đường ray mới, có lúc ngập ngừng rụt rè,
có lúc bạo dạn sấn sổ, dẫu thế nào mặc lòng, nó không còn chấp nhận sựbình ổn, bình yên kiểu cũ” [65, 344] Trong điều kiện mới ấy, thơ NguyễnDuy lại càng là “cây chổi” không mệt mỏi Ông đã liên tiếp cho ra đời 8 tập
thơ: Mẹ và em, Đãi cát tìm vàng, Đường xa, Quà tặng, Về, Sáu và tám, Vợ ơi
và Bụi Vẫn là đề tài hướng về nguồn cội quê hương đất nước và con người
Việt Nam, tuy nhiên cách thể hiện trong thơ của ông giai đoạn này có sự khácbiệt Trước hết đó là nhận thức về nỗi đau có thực với những mất mát về conngười, về tinh thần, càng ngày thấm sâu:
Mấy đời xương trắng hóa vôi tro tàn âm ỉ mấy thời chiến tranh"
(Đường xa)
Đó là những cảm nhận về trạng thái xã hội hiện tại với những khiếmkhuyết băng hoại về môi trường và nhân cách, chứa đầy những thông tinnhức nhối về xã hội về số phận những con người, những cuộc đời Trongmỗi dòng thơ đều hằn lên nỗi khắc khoải, khi tác giả nhìn thẳng vào hiệnthực đất nước Ông đã viết được những điều cần nói bằng cả máu vànước mắt của mình trên giấy “Gan ruột rũ ra hết ở đầy, tài năng, trí tuệ,
Trang 17nhân cách rũ ra hết ở đấy.” Dường như ông viết để chứng minh cho mộtđiều “Nhà văn phải luôn là đại diện của thần thánh để sống với cuộc đờinày” [87] Nguyễn Duy đã viết nhiều những “câu thơ tuẫn tiết” như vậy
ngay trong thời buổi “tờ giấy mỏng manh che chở làm sao được/ mỗi câu
thơ chống đỡ mấy mạng người” (Bán vàng) Đúng là ông đã lấy sinh mạng
chính trị của bản thân và gia đình để bảo đảm cho thơ Có lẽ vì thế mà ĐỗNgọc Yên đã đánh giá rất cao Nguyễn Duy khi viết: “Nguyễn Duy làngười đốt mình sống cho thơ Thơ anh mới từ sự tìm tòi cần mẫn trong cátbụi cuộc đời và được chưng cất lên thành những viên ngọc tinh tú.” [59]
Xứ xở từ bi sao thật lắm thứ ma
ma quái-ma cô-ma tà-ma mãnh
Hay: Xứ xở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học
(Nhìn từ xa tổ quốc)
Thơ Nguyễn Duy giai đoạn này còn dành một mảng viết về những tìnhcảm riêng tư Đó là tình yêu dành cho những người thân trong gia đình, như:
bà, mẹ, vợ, con Ông đã dành hẳn một tập thơ viết về vợ với nhan đề Vợ ơi.
Ở đó người đọc bắt gặp một tình yêu chân thành và sâu lắng:
Nghìn tay nghìn việc không tên mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng
(Vợ ốm)
Bên cạnh nhu cầu hạnh phúc đời thường, tình yêu trần thế, sự thứctỉnh nhu cầu cá nhân, thơ Nguyễn Duy thời kỳ này còn thể hiện những trảinghiệm về niềm hạnh phúc khổ đau, sự hữu hạn và vô hạn của con ngườitrong cuộc sống Cái tôi trữ tình của nhà thơ đã thể hiện phần vô thức của sựsống, phía tâm linh của cõi người, nghiền ngẫm khắc khoải về sự hiện hữu hư
vô của kiếp nhân sinh
Trang 18Có thể thấy mỗi chặng đường thơ của mình, Nguyễn Duy không bộc
lộ khuynh hướng theo đuổi những vấn đề mang tính chất nghề nghiệp thuầntúy, như đào sâu, trau dồi việc thực hiện ngôn ngữ, không mê mải với nhữngcách tân siêu thực, tượng trưng, hay hậu hiện đại… Ông chọn cho thơ mìnhmột lối đi riêng, bám sát hiện thực đời thường, bám sát thời cuộc, với nhữngvấn đề tâm lý nóng bỏng của toàn xã hội cũng như những day dứt và trưởngthành của mỗi cá nhân Đó cũng là quá trình trưởng thành về nhận thức, sựrộng mở, bao dung của tâm hồn nhà thơ, trước những biển dâu, những bấttrắc khôn lường và cả đổ vỡ đau đớn của đời sống Cho đến nay sau 30 nămlàm thơ, viết văn, Nguyễn Duy đã có 20 tập thơ, 3 tập bút ký và 1 tiểu thuyết
Đó là một gia tài không nhỏ
1.3 Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Duy
Hành trình sáng tác thơ ca của Nguyễn Duy đã đi cùng cuộc khángchiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc vô cùng ác liệt, đau thương mà hào hùng,
vĩ đại cùng với thời hậu chiến đầy nhọc nhằn, gian khổ Đó là nhữngmảng hiện thực đời sống đầy ắp chất liệu quý giá, tạo nguồn cảm hứngsáng tạo dâng trào cho các nhà thơ trong đó có Nguyễn Duy Về cơ bản,thơ Nguyễn Duy tập trung thể hiện một số cảm hứng chủ đạo, như: cảmhứng về nhân dân đất nước, cảm hứng về thế sự, cảm hứng về đời tư vàcảm hứng về tình yêu
1.3.1 Cảm hứng về nhân dân, tổ quốc
Khi thơ Nguyễn Duy được “trình làng” thì cũng là lúc cuộc đấu tranhgiữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ xâm lược đang tiến dần đến điểm kếtthúc Cả nước sục sôi khí thế tiến công Các nhà thơ trẻ, đặc biệt là nhữngnhà thơ - người lính “đều là những cây bút đã chạm khắc được rõ nét chândung tinh thần của mình” [77, 107] Vì vậy ta rất hay gặp những hình ảnh vềnhân dân đất nước trong thơ thời chống Mỹ Đó là không khí cả nước lên
Trang 19đường trong thơ Chính Hữu “ Những ngày vui sao cả nước lên đường
Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu” (Đường ra mặt trận), là cuộc chia ly
của những người ra trận trong thơ Nguyễn Đình Thi: "Ngày mai hai đứa đã
hai nơi/ Hai đầu đất nước trong giông bão/ Cùng chung chiếu đấu hai phương trời" Trong cảm hứng bao trùm ấy của thời đại, Nguyễn Duy chọn
cho mình một lối riêng Ông viết về nhân dân đất nước qua hình ảnh ngườilính trong “sục sôi bom lửa” ở chiến trường với những tâm tư nhẹ nhàng,thư thái, yên tĩnh trở về với “bầu trời vuông”:
Khoái nào bằng phút ngả lưng
Mở trang thư dưới cánh rừng đong đưa Trời tròn có lúc rơi mưa
Trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
(Bầu trời vuông)
Trên bước đường hành quân, họ vui với thiên nhiên, xem thiên nhiênnhư người bạn đường thân thiết Một tiếng chim rừng cũng làm cho anhchiến sĩ lưu luyến:
Sau sự gầm rú của bom đạn, người lính vẫn tìm thấy sự bình thản,
tự tin của giây phút thanh bình: “Vừa tim nghỉm tiếng bom rung/ Đã nghe
nhỏng nhảnh chim rừng tán nhau” (Tiếng chim sau trận B52) Người lính
hiện lên trong thơ Nguyễn Duy với sự nhẹ nhàng, kín đáo, tinh tế, có tìnhnghĩa mặn nồng và sự chỉn chu lo toan của người mẹ:
Mắc võng ngủ nhờ rừng cây cao su
Trang 20Quấn thêm cỏ vào dây cho cây không trớt vỏ.
Giấc ngủ đến nhòe rừng, vẫn nhớ Giữ nguyên lành dòng nhựa trắng cho cây
( Ngủ trong rừng cao su)
Viết về chiến tranh, nhưng thơ Nguyễn Duy không hề miêu tả cảnhtrận mạc với những chết chóc đau thương Chỉ có hình ảnh con người vượtlên mọi hoàn cảnh, giúp ta hiểu thêm cuộc đời và tâm sự của người lính Bêncạnh những tình cảm dành cho những người lính - những đồng chí, đồng độivào sinh ra tử với nhau, tâm hồn thơ Nguyễn Duy còn dành một mảng lớnyêu thương để ghi tạc những cảm xúc thiêng liêng của tình quân dân mộtthời lửa đạn Ngay từ những năm 1968 - 1970, khi còn là một cậu lính trẻ,
tư tưởng trọng dân dường như đã có sẵn trong căn cốt của ông: “Một đời
không thể nào quên/ Lòng dân - chiếc mộc vững bền che ta”, để sau này đúc
kết thành triết lý nhân sinh: “Ta là dân – vậy thì ta tồn tại” Nguyễn Duy
không chỉ ca ngợi vẻ đẹp diệu kì, sức sống mãnh liệt của nhân dân, mà còn
có những cảm nhận sâu sắc về họ Trong thế giới cảm xúc của mình,Nguyễn Duy luôn hướng trái tim mình về nơi ấm áp tình thương yêu củanhững bà mẹ Việt Nam dành cho chiến sĩ Những người mẹ anh hùng đãhiến dâng cho Tổ quốc tất cả những gì thiêng liêng nhất của mình Cho
đi mà không đòi hỏi được đáp đền, những bà mẹ Việt Nam là những vòngtay yêu thương rộng mở, sẵn sàng ôm vào lòng mình mọi bất trắc, gian nguy
để dành nguyên vẹn sự bình yên và hạnh phúc cho đàn con Trong cuộcđời chiến sĩ của mình, Nguyễn Duy đã được đón nhận những vòng tay yêuthương ấy biết bao lần Đó là hình ảnh người mẹ đón anh chiến sĩ trong gióđêm với tấm lòng rộng mở:
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
Trang 21- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm”
( Hơi ấm ổ rơm )
Trong cảm thức sáng tạo của Nguyễn Duy khi viết về con người vàthiên nhiên, chúng ta ít thấy những vẻ đẹp hoành tráng, thay vào đó lànhững vẻ đẹp đơn sơ giản dị, nhưng qua đó đã toát lên tinh thần yêu nước,
sự lạc quan, lòng bao dung, vị tha những nét đẹp truyền thống của conngười Việt Nam
Cảm hứng về nhân dân, đất nước trong thơ Nguyễn Duy thời kì này
còn thể hiện ở những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra So vớinhững nhà thơ cùng thời ở phương diện này, thơ Nguyễn Duy có sự khácbiệt đáng kể Thường thì những bài thơ viết về đau thương mất mát bắt đầu
từ những tổn thất, nhưng kết thúc lại vút cao niềm tin chiến thắng ThơNguyễn Duy không theo môtip quen thuộc đó Với ông, sau những mấtmát đau thương lại là nỗi ám ảnh về thân phận con người trong chiến tranh
Bài thơ Người đang yêu là một ví dụ tiêu biểu cho đặc điểm này Sau khi
viết về “cơn sốt rừng già”, về nỗi niềm tiếc nuối của người lính trẻ trước mộttình yêu chưa kịp nói thành lời và cái chết đột ngột của anh, bài thơ khép lại
bằng câu thơ: “đung đưa cánh võng không người/ treo trong không khí một
lời dở dang” (Người đang yêu) Còn đây là đoạn kết của bài thơ viết về
những cô gái Trường Sơn:
Vài ba năm, bốn năm năm
em tôi bảy tám mùa xuân rừng già sốt nhiều mai mái nước da
Trang 22Trong những ngày xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây Nam vàphía Bắc, Nguyễn Duy lại tiếp tục đến với chiến hào Thơ ông những nămtháng này bên cạnh việc khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững từng tấc đấtbiên cương của Tổ quốc đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những giankhổ, hy sinh của người lính:
Hiếm hoi cái giấc yên lành hành quân xa lại tiếp hành quân xa bao anh lính trẻ đã già
chưa sang hết suối chưa qua hết rừng
sự vất vả lam lũ của người dân quê mình:
Nơi ấy Nhá nhem giữa quên và nhớ Đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ Mây chiều hôm gánh gạo đưa ta Tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
( Xó bếp )
Không phải Nguyễn Duy không nhìn thấy sức mạnh của dân tộc ẩnsau những nghèo nàn cơ cực, những vất vả nhọc nhằn Nhưng Nguyễn Duykhác với các nhà thơ cùng thời ở chỗ, phần lắng sâu nhất của hồn quê
Trang 23trong ông không phải là cảnh sắc thiên nhiên hay bản sắc văn hóa cổtruyền mà là phần nhọc nhằn nhất, lam lũ nhất Và một nỗi ám ảnh lớntrong tâm hồn nhà thơ là những trận lũ Ở Trường Sơn khi quê nhà đangmùa mưa lũ, nhà thơ như hình dung rõ mồn một trước mắt mình cảnh:
Lúa chìm xuống cỏ dềnh lên rác bùn vạch ngấn ngang nhiên trên tường bèo đi ngang ngửa giữa đường
(Lời ru trong bão)
Như vậy, có thể thấy cảm hứng về đất nước, nhân dân trong thơNguyễn Duy không thiên về ngợi ca, khái quát tầm vóc đất nước, dân tộc
mà nghiêng về phía đời thường, phản ánh những vẻ đẹp đơn sơ bình dị củacuộc sống và con người Việt Nam trong kháng chiến và những cảm xúclắng sâu về thân phận nhỏ bé của con người Điều đó đã làm nên nétriêng độc đáo của Nguyễn Duy đưa ông lên vị trí là một trong những nhàthơ mở đầu cho khuynh hướng phi sử thi của thơ Việt Nam sau 1975
1.3.2 Cảm hứng thế sự
Thơ là kết quả của sự “nhập tâm” đời sống, trí tuệ, tài năng của nhândân, nhập tâm được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời của mình gắn bó với nhândân mình Nhập tâm từ tâm hồn tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếngkhóc, tiếng cười Nhập tâm đến mức độ nào đó thì thơ ấy thành hình TốHữu nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” [55, 36-37] Nguyễn Duy cũng ý thức sâu sắc vấn đề này Vì vậy, cảm hứng đểNguyễn Duy sáng tác khi đất nước bước vào thời bình, nhất là từ nhữngnăm 1980 trở đi bắt nguồn từ chính những cảnh đời thật, rất bình thường và
cụ thể Đó là sự đói nghèo, bất công, gian xảo, sự lập lờ, nhập nhoạng giữacái giả và cái thật, cái dở- cái hay, cái tốt- cái xấu:
Trang 24Lời nói thật thà có thể bị buộc tội Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
( Đánh thức tiềm lực)
Trong bài thơ, ông nhắc lại nhiều lần điều mà một số người không
muốn nghe: “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ Tiềm lực còn ngủ yên” hay
nỗi nhức nhối trước cảnh:
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày
Xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu ? Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
Xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học
( Nhìn từ xa Tổ quốc )
Nhà thơ thể hiện niềm trăn trở của mình trước thực tế cuộc sống, khi
mà những cái xấu xa, đói nghèo vẫn còn đang tồn tại Ông không ngần ngại,
thẳng thắn và mạnh mẽ chỉ ra nguyên nhân của tình trạng đó: “Tiềm lực còn
ngủ yên/ trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng/ trong bộ óc mang khối u
tự mãn/ trong lớp da biếng lười cảm giác”(Đánh thức tiềm lực) Ông vui
niềm vui chung, buồn nỗi buồn chung nên không thể chấp nhận sự bàng
quan trước thực tế: “Tôi vốn sợ những gì nguội lạnh/ Nào biết em có nghĩ
giống tôi không”(Gửi lại Long Hưng) Vốn hay quan sát và suy ngẫm, ông
đã mang hơi thở của thành phố vào thơ của mình, một thành phố với nhiềugóc khuất tăm tối, một thành phố dường như đang cố che dấu những điềuđau lòng bên trong mình bằng những hào nhoáng, tưng bừng giả tạo:
Cả thành phố như nổ tiếng pháo rền vang xa
Trang 25có một lão bị gậy khóc khàn trên sân ga
Cả thành phố như cháy lập lòe ánh hỏa châu
có một bà bới rác nằm co ro gầm cầu.
Cả thành phố như khói khét lẹt mịt mờ mây
có một em điếm ế đón giao thừa gốc cây
( Pháo tết )
Nếu là người bình thường, trong thời khắc giao thoa năm cũ và năm
mới, chắc chỉ thấy được “cả trần gian tí tởn/ đón xuân sang tưng bừng”,
chứ làm sao thấy được những nỗi xót xa, tủi nhục ấy hoặc có thấy cũngchỉ biết vậy, chứ không đủ kiên nhẫn để “làm thơ rưng rưng” như NguyễnDuy Từ đó ông mạnh dạn đánh thức phần trách nhiệm của mỗi con người
đối với cuộc sống: “Năng động lên nào/ Từ mỗi tế bào từ mỗi giác quan”
(Đánh thức tiềm lực) Quê hương đất nước là một trong những nguồn cảm
hứng chủ đạo của thơ ca Điều này, như một lẽ hiển nhiên Bởi ai sinh ra màchẳng có một miền quê, ai lớn lên mà chẳng gắn bó với một dòng sông, ngọnnúi, luỹ tre, rặng dừa Song chắt lọc được cái hồn quê, tạo được một khôngkhí quê hương từ những cảnh vật bình dị để nó trở thành thơ và đi vào lòngngười thì quả là điều không dễ Thơ Nguyễn Duy đã dành nhiều trang đểviết về quê hương, về những người thân, về những vùng đất mà ông đãtừng đi qua, những miền quê đầu tiên ông có dịp đặt chân tới Nhưng khiviết về làng quê, thơ ông không mang tính thi vị hóa như thơ của các nhà
Thơ mới Với Nguyễn Duy ông, bà, cha, mẹ mình:“Bà và mẹ hóa cánh cò
cánh vạc/ Ông và cha man mác kiếp trâu cày” (Về đồng) Sự hòa quyện
giữa quê hương và gia đình ấy đã đem đến cho Nguyễn Duy cái nhìn củangười trong cuộc Ông viết về những vất vả nhọc nhằn của quê hương mình,
Trang 26người thân mình như nó vốn tồn tại bao đời nay trong cuộc sống ngườinông dân, không say mê tô hồng, không tàn nhẫn bôi đen, tự tin về sự bảo
lãnh của hiện thực cho thơ mình như ông từng tâm sự: “Xin thương mến đến
tận cùng chân thật / Những miền quê gương mặt bạn bè” Việc nhìn thẳng,
nói thẳng sự thật cuộc sống lam lũ của người dân quê trong thơ NguyễnDuy luôn gắn liền với khao khát đổi thay của nhà thơ Cái bất biến trongthơ Nguyễn Bính là những gì thơ mộng, êm đềm nhất của làng quê, nênNguyễn Bính sợ hãi sự thay đổi Nhưng cái bất biến trong thơ Nguyễn Duy
là sự đói nghèo, nên dù nhà thơ có cảm nhận sâu sắc đến bao nhiêu vẻ đẹp
của “cái tạo hình cuốc đất”, “cái tạo hình gồng gánh” thì ông vẫn mạnh
dạn phủ định: “cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa” (Đánh thức tiềm
lực) và luôn nóng lòng trông chờ một sự đổi thay: “Đường làng cây cỏ lưa
thưa/ thanh bình từ ấy sao chưa có gì” và “mồ hôi đã chảy ròng ròng/ máu
và nước mắt sao không có gì” (Về làng) Và trước sự ngưng đọng bất biến
của căn bệnh đói nghèo truyền kiếp ở làng quê ấy, nhà thơ cảm thấy mình
là người có lỗi, người mắc nợ:
Ta nhớ ta còn cắm những món nợ lớn nơi đồi núi trọc lốc xơ xác
nơi thửa ruộng bạc phếch nứt nẻ
nơi đám mây chưa kịp mọng thành mưa
Đó là tâm trạng của một người con luôn có ý thức trách nhiệm vớiquê hương đất nước Tuy còn nhiều băn khoăn, đau đớn nhưng trách nhiệmcông dân của cái tôi trữ tình từ cảm hứng thời thế, con người, lịch sử vẫnnhằm tìm kiếm một đạo đức xã hội mang tính thời sự, một nghĩa vụ đối vớinhân dân ,một chỗ đứng của người nghệ sĩ, thể hiện khát vọng về một xã hội
Trang 27yên bình, hạnh phúc.
1.3.3 Cảm hứng đời tư
Bên cạnh những bài thơ lấy cảm hứng thế sự khi nhìn thẳng vào
thực trạng của đất nước sau chiến tranh, Nguyễn Duy còn có nhiều bài thơđào sâu vào thế giới của cái tôi cá nhân, suy ngẫm về thân phận con người.Những bài thơ viết về tình yêu, tình vợ chồng, với những chiêm nghiệmsuy tư đã góp phần làm nên diện mạo thơ Nguyễn Duy Là mộtphương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm củanhà thơ Tính chất tự biểu hiện là đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình Bởi thế,trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình, hạt nhân cơ bản chính là cái tôi trữtình Đó là hình tượng nghệ thuật trọn vẹn có giá trị thẩm mỹ Hình tượngcái tôi là sự hiện thực hóa, khách thể hóa cái tôi trữ tình trong thế giới nghệthuật thơ
Khác với quan niệm thơ thời kỳ 1945 -1975 “Khi đứng riêng tây ta
thấy mình xấu hổ” (Chế Lan Viên), thơ hậu chiến không bị ràng buộc bởi
những thời điểm lịch sử nhất định nào đó, một thần tượng xã hội nào đó,
mà nó bừng sáng ở những thời điểm bình thường, ở những sự việc và conngười bình thường trong cuộc sống Trở về đời thường, thơ đòi hỏi sự thứctỉnh những nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính, bởi vậy cái tôi phải dựa vàochính bản thân mình Trong mười tập thơ, Nguyễn Duy đã tự giới thiệu chân
dung mình với rất nhiều đối cực, khi thì thật chân chất mộc mạc: “Tôi lớn
lên với ruộng với đồng” (Âm thanh bàn tay), khi thì phá phách ngang tàng:
“nghênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên” (Thuốc lào), khi tha thiết
tình yêu con người, cuộc đời: “chia mình cho mọi buồn đau/ tan mình trong
mỗi sắc màu vui tươi” (Cỏ dại), khi thì bi quan chán nản: “còn anh nghễnh ngãng làm nghề mộng du” (Gửi về Lam Sơn), khi cực kì nghiêm túc: “Em
ạ người thơ chịu án khổ sai thơ/ nhạc hư ảo khiêu vũ từ ngữ” (Khiêu vũ),
Trang 28khi lại quá buông tuồng: “Mải nưng nứng mộng siêu nhân/ lên cơn giá vũ
đằng vân giang hồ” (Cõi về); khi bộc tuệch, thẳng thắn, không hề làm dáng
làm duyên, không hề e ngại khi phải bộc lộ cái phần quê kệch, bụi bặmkhi trình diễn mình trước mắt mọi người Đó là cái tôi tự nhận mình là
“một thằng dớ dẩn/ ngồi làm thơ rưng rưng” ( Pháo tết); là “thi nhân hóa phăm phăm ngựa thồ” (Vợ ốm); là kẻ mắc bệnh thơ “Con ơi cha mắc bệnh
thơ/ u ơ ú ớ ú ờ thâm niên/ Lềnh phềnh thân phận chúng sinh/ Lênh phênh
hồn xứ thần linh tít mù” (Tập ru con); là “gã hát rong chẳng xin tiền” Là
“xẩm ngọng” mà ngạo nghễ “khúc đồng dao nhăng cuội” (Xẩm ngọng) và
là một con người thực tế sẵn sàng bán đi khối vàng ròng tâm hồn “Tâm
hồn ta là một khối vàng ròng/ đành đem bán bớt đi từng mảnh nhỏ” bởi
thấy rằng “Ta giàu lắm mà con ta đói lắm/ ta ngất ngưởng mà vợ ta lận
đận/ cha mẹ ta trong lụt bão trắng trời” (Bán vàng) Cách nhìn, cách cảm,
cách tự thể hiện của cái tôi trữ tình này cũng đậm đặc chất “nhà quê” bởithường chú ý đến những chuyện nhỏ nhặt diễn ra quanh mình, thường xúccảm sâu sắc trước những vẻ đẹp đơn sơ bình dị và diễn tả tất cả những điều
ấy bằng ngôn ngữ đời thường Cái tôi ấy, khi đi xem hoa hậu thì nhìn mọi sự
bằng “con mắt lá” với ước ao: “Hồng nhan ạ giá ta làm chủ khảo/ để em thi
với cỏ nội hoa vườn ” (Hoa hậu vườn nhà ta) Nguyễn Duy đem theo cả
bùn đất lấm láp của nông thôn vào thơ nhưng từ bùn đất đó để làm nổi bậtnhững vẻ đẹp đơn sơ nhưng kì diệu Với quan niệm trên, Nguyễn Duy chothấy những khác biệt so với các nhà thơ đương đại sáng tác theo xu hướng
“hiện đại chủ nghĩa” Trong khi họ mải miết kiếm tìm cái đẹp trong nhữnggiấc mơ ở tầng sâu vô thức - cái đẹp lạ lùng, bí ẩn đến mức người đọc khólòng giải mã được, thì Nguyễn Duy vẫn thầm lặng phát hiện những vẻ đẹpđơn sơ, giản dị giữa cuộc sống đời thường đầy nhọc nhằn Những câu thơ
chứa đây hoài niệm: “Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng/ cỏ và lúa , và hoa
Trang 29hoang quả dại”, “Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò/ con sáo mỏ vàng, con
chào mào đỏ đít” (Tuổi thơ) Trong thơ Nguyễn Duy, cảnh sắc làng quê
thường gắn liền với những vất vả, nhọc nhằn: “Tôi lớn lên trên bờ bãi sông
Hồng” Ở mảnh đất Sài Gòn phồn hoa, nghe tin quê nhà bị lũ lụt, tâm trí
nhà thơ lại hướng về quê hương với niềm đau đáu, khắc khoải, bồn chồn,nơi đó có những con người luôn được Nguyễn Duy yêu đến mức cắn răng
mà đau, mà vọng tưởng:
Năm nay lại lụt trắng đồng quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng làng ta lại lóp ngóp làng
lòng ta lại ếch nhái hoang cả lòng
(Dân ơi)
Nguyễn Duy thường nghiêng về miêu tả cảm giác, truyền đến người
đọc trọn vẹn cảm giác “co ro” thu mình lại vì lạnh của từng nhảnh mạ, cái “nhức nhối” của bàn chân trần nứt nẻ khi ngập sâu trong bùn lạnh giá, cái “lóp ngóp” hụt hơi của con người trong luồng nước lũ, cái đói cồn cào vì
“đứt bữa” Đó là cảm giác của người trong cuộc đã từng rét run vì lạnh,
từng thót mình khi lội xuống bùn sâu, từng bơi một cách tuyệt vọng trongxoáy lũ Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự xót xa, thương cảm, và cả niềmđau đáu, khắc khoải của một người con xa quê khi hướng về quê mẹ Bằnglối tự sự giản dị, nhẩn nha, lối miêu tả hiện thực tỉnh táo, góc cạnh, lối
“tập” ca dao quen thuộc, ông đã gửi vào đó cả tình yêu quê sâu sắc:
Lũ em ta vác cuốc cào
Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng
Mồ hôi đã chảy ròng ròng Máu và nước mắt sao không thấy gì
(Về làng)
Trang 30Khi đối mặt với cuộc sống đời thường, ông lại càng mạnh mẽ, tỉnh táohơn trong việc phản ánh thực tế làng quê khi chiến tranh đã lùi xa hàng chụcnăm:
Gốc cây hòn đá cũ càng trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu
chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa
có điều kiện được “Nhìn từ xa Tổ quốc”, những câu thơ của Nguyễn Duy
viết về sự nghèo đói lam lũ của đồng quê lại càng đau đớn xót xa: “Xứ sở
phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?”, “Xứ sở nhân tình/ sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu ”, “Xứ sở từ bi sao thật lắm ma”, “Xứ sở thật thà/ sao thật lắm thứ điếm”
Cảm hứng đời tư trong thơ Nguyễn Duy thời kỳ này còn được thể hiện
ở những bài thơ viết về cuộc sống, thân phận những con người gần gũi Đó là
những cơ cực của đời bà: “Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan/ bà đi gánh chè
xanh ba Trại/ Quán cháo Đồng Giao thập thững những đêm hàn” (Đò
Lèn), sự vất vả nhọc nhằn của đời cha: “suốt đời thồ nặng/ trĩu cả hai vai,
việc nước việc nhà” (Cầu Bố), sự hy sinh thầm lặng của đời mẹ: “Mẹ ta
không có yếm đào/ nón mê thay nón quai thao đội đầu/ rối ren tay bí tay
bầu/ váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
là hiện thân của quê hương nghèo khó, lam lũ, là phần lắng sâu nhất, dadiết nhất, xót xa nhất của quê hương đọng lai trong tâm trí nhà thơ Đọc
Trang 31câu thơ của Nguyễn Duy, ta bỗng nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo,
cũng nói về người mẹ nghèo ở quê: “Mẹ ta dòng dõi nhà quê/ Trầu cau từ
thuở chưa về làm dâu/ Áo sồi nâu, mấn bùn nâu/ Trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên” Cái khác là ở chỗ, trong thơ Nguyễn Duy nỗi vất vả, bận
bịu, tíu tít thu vén của người mẹ được hiện lên qua hình ảnh ẩn dụ cụ thể,
gần gũi, thân quen mà độc đáo “rối ren tay bí tay bầu” Nỗi nhớ thương đau
đáu trong cái tôi nhà thơ là nỗi nhớ làng quê Chuyển vào sống ở thànhphố, dường như Nguyễn Duy bị bứt khỏi không gian tinh thần quen thuộccủa mình cho nên lúc nào nhà thơ cũng thấy thiếu, thấy trống vắng nên ông
cứ mãi tương tư “chú dế mèn bé nhỏ”, “ngọn cỏ may duyên nợ bơ vơ” và
mãi nhớ nhung “thăm thẳm” chỉ một “mùi rơm ải” (Nhớ thiên nhiên) Ra
nước ngoài, hình ảnh rừng cây, âm thanh của “chú hải âu to đùng mổ vào
kính cửa sổ”, cái lạnh buốt của tuyết cũng gợi ông nhớ về “những vùng đồi trơ trụi”, sự thiếu vắng cánh chim trời vì chiến tranh, những cơn gió mùa
đông bắc ở quê hương mình, đúng như ông đã tâm sự: “trọn kiếp người
ta chập chờn nguồn cội/ có một miền quê trong đi đứng nói cười” (Tuổi
thơ) Thắm thiết tình cảm gia đình, đặc biệt là tình nghĩa thủy chung chồng
vợ cũng là một trong những “dấu ruộng dấu vườn” trong cảm hứng trữ tình của Nguyễn Duy Ân hận biết bao khi nghĩ về bà thì đã quá muộn: “Khi tôi
biết thương bà thì đã muộn/ bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi’’ (Đò Lèn), và
cả những trăn trở, day dứt khi nghĩ về cha: “ta đi mơ mộng trên trời/ để
cha cuốc đất một đời chưa xong” (Về làng), nhớ thương đau đáu khôn
nguôi khi nghĩ về mẹ: “Nhìn về quê mẹ xa xăm/ lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm
mưa” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa), và dành trọn cho vợ tình yêu lắng sâu,
tha thiết
Trong cảm hứng đời tư, cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy hiện lênkhông chỉ đậm chất “nhà quê”, chất “ruộng vườn” mà còn có cả chất “phố
Trang 32thị” Người nông dân ngày xưa yêu cuộc sống bình ổn, Nguyễn Duy ngày
nay say mê những cuộc phiêu lưu: “Xin em đừng ngán cuộc chơi/ Phiêu lưu
đã nhất trần đời là mơ” (Bài ca phiêu lưu) Người nông dân ngày xưa
không “vạch áo cho người xem lưng”, luôn ý thức “đóng cửa dạy nhau” vàứng xử với nhau theo kiểu “một sự nhịn chín sự lành”, Nguyễn Duy ngàynay không kiêng nể khi đụng vào những vấn đề “kinh mạch”, “huyệt đạo”
(chữ dùng của Nguyễn Duy) của xã hội: “Đổi mới thật không hay giả vờ
đổi mới?/ Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?” (Nhìn từ xa Tổ quốc).
Cái “hồn phố” ấy còn thể hiện ở sự tinh tế chạm đến những phần tinh vi
nhất của tâm hồn con người: “em đưa tiễn, bước chân gìn giữ lắm/ hạt
mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê” (Sông Thao), “chiều như sương/ thương nhớ mỏng như chiều” (Ta chờ mùa hạ sang) Hai mảnh hồn ấy chuyển hóa
vào nhau, tan biến trong nhau, tạo nên sự độc đáo của hình tượng cái tôi
trữ tình Nguyễn Duy
1.3.4 Cảm hứng về tình yêu
Trong đời sống thơ ca nhân loại, tình yêu luôn là nguồn cảm hứng bấttận, xưa cũ mà mãi mãi trẻ trung Từ khi con người tách mình khỏi thế giới tựnhiên, và ý thức được sự cần có nhau trong cuộc sống, thì cũng là lúc tìnhyêu trở thành cảm hứng của thi ca Một trong những bài thơ hay nhất trong
thánh kinh Veda (1500 trước Công nguyên) của người Ấn Độ là bản thánh
kinh về thần tình yêu Kamadevanta Nói điều này để thấy, viết về tình yêutrong thơ Nguyễn Duy nói riêng, thơ hiện đại Việt Nam nói chung khôngphải là điều gì mới mẻ Cái mới mẻ là ở sự chiếm lĩnh, thể hiện cảm hứng đónhư thế nào
Trong thơ Nguyễn Duy cảm hứng về tình yêu không phải là cảm hứngnổi bật nhất Song dưới dạng này hay dạng khác, đọc thơ Nguyễn Duy takhông khó để cảm nhận được một trái tim nồng nàn, rạo rực trong tình yêu
Trang 33cùng với cách thể hiện hết sực độc đáo vào hiện đại Trong những năm thángchiến tranh, tình yêu là nơi yên tĩnh, thanh thản, là phút tĩnh lặng biểu hiệncủa sự sống bất diệt, là lúc con người trở về với mình, thành thực với chínhmình Đó là tình yêu mang lí tưởng xã hội cao cả, mang nét chung của cả thế
hệ và một giai đoạn lịch sử Thơ tình yêu của Nguyễn Duy thời kì này cũngkhông nằm ngoài đặc điểm đó, song cách thể hiện có nhiều khác biệt Biểuhiện cao nhất của tình yêu là nỗi nhớ, và cũng như nhiều nhà thơ khácNguyễn Duy đã cảm nhận nỗi nhớ đó theo cách riêng của mình
Nhớ em khi ta leo đèo nghe em là gió vờn reo lá cành Nhớ em khi ta qua sông
nghe em là sóng bập bồng đưa chân Nhớ em khi dựa vách hầm
nghe em là tiếng thì thầm đát rung Nhớ là thê đấy phải không
em theo trăm ngả vạn lòng cùng anh
(Nhớ)
Mỗi bước chân hành quân của người lính luôn gắn liền với nỗi nhớ về
"em" - "em là gió", "em là sóng", "em là tiếng thì thầm" Hình ảnh em luôn
ngập tràn trong tâm trí, đó là nguồn cổ vũ là nguồn động viên tinh thần chongười lính ở ngoài chiến trận Tình yêu lứa đôi đã hòa quện với tình yêu cáchmạng, kháng chiến Tình yêu đó còn được thể hiện rõ hơn trong sự so sánh vívon với thiên nhiên đất nước:
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
(Bầu trời vuông)
Viết về tình yêu đôi lứa, Nguyễn Duy vẫn lộ rõ cái “chân quê”
Trang 34Những bài thơ tình của Nguyễn Duy chưa bao giờ có sự mạnh mẽ, táo bạovốn được xem là đặc điểm nổi bật của tình yêu thời hiện đại Thay vào đó là
sự vọng về của những câu quan họ tình tứ ngày nào:
Chờ em từ bấy đến giờ làm ra cái vẻ tình cờ qua đây, nói nhiều cũng chỉ mình nghe nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình
(Ca dao vọng về).
Lối phong tình dân gian ấy còn được Nguyễn Duy thể hiện một cách rõ
nét trong Bài ca phiêu lưu: "Xin em đừng nản lòng yêu/ tình tang là cuộc
phiêu lưu tuyệt vời” Suy cho cùng đó là những cảm xúc nhân văn, là nhu cầu
thăng hoa, là những khoảnh khắc quên đi kiếp rong rêu bùn nước để lững lờ
ngắm một vầng trăng, là "thêm chút sang bớt chút hèn/ Nhìn em thôi đủ yêu
em rất nhiều” Ngẫm cho kĩ ta thấy Nguyễn Duy chủ yếu tình tang bằng mắt:
"Yêu bằng mắt cũng là yêu / cõi đời đẹp đủ liêu xiêu cõi mình” Hay những
nông nàn luyến ái như muốn bao bọc đối tượng trong một bầu khí quyển ởm ờ
và mơn trớn: "Người con gái chợt qua đường / áo em mong mỏng màn sương
núi đồi/ và sương rười rượi một trời phía sau/ Đem nhan sắc tặng cho nhau/
em giăng cái đẹp ngang cầu ban mai/ chả riêng ta chả riêng ai/ để heo hút
gió thở dài trên cây" (Bất chợt) Thắm thiết tình cảm gia đình, đặc biệt là
tình nghĩa thủy chung chồng vợ cũng là một trong những biểu hiện của tìnhyêu trong thơ Nguyễn Duy Tình yêu ấy ông dành trọn cho vợ bằng mộttình cảm lắng sâu, tha thiết:
Đêm huyền ảo một kinh kỳ se lạnh
một mình ta cô quạnh giữa muôn người mặt sông lạ gợi nếp nhăn đôi mắt
bủn rủn buồn
Trang 35ta thầm kêu
vợ ơi
(Vợ ơi )
Bằng sự trân trọng ấy, những vần thơ viết về tình yêu đối với người
vợ đảm đang, giàu đức hy sinh của Nguyễn Duy đã tạo nên “một kênhriêng”, một “món đặc sản gần như độc quyền” [81, 85] trong thơ Việt Namhiện đại
Nhìn lại những cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Duy, có thể thấyphần nào đóng góp của ông cho thơ ca hiện đại Việt Nam Tchernyshevskitừng nói: “Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống” Nguyễn Duylàm thơ hẳn là không định viết nên một quyển bách khoa toàn thư nào đó.Tuy nhiên những ngẫm nghĩ của nhà thơ về cuộc đời, về con người, về quêhương đã đầy ắp trong thơ và mang những dấu ấn không thể phai mờ
Trang 36Chương 2 CÁI TÔI TRỮ TÌNH - TRIẾT LÍ TRONG THƠ NGUYỄN DUY
2.1 Khái lược về cái tôi trữ tình
2.1.1 Giới thuyết khái niệm
Nếu như trong đời sống, mọi hành vi của con người đều là kết quả của
sự định hướng và chi phối của cái tôi, thì trong nghệ thuật với tư cách là sảnphẩm của hoạt động sáng tạo cũng là kết quả của cái tôi nghệ thuật, một chấtlượng khác của cái tôi đời sống Do đặc thù từng loại hình nghệ thuật mà cáitôi nghệ thuật này được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp Trong tác phẩm tự sựcái tôi được bộc lộ một cách gián tiếp qua những hình tượng khách quan.Trong tác phẩm trữ tình, nó bộc lộc một cách trực tiếp Cái tôi trữ tình là mộtgiá trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật Trữ tình là là sự trình bày trực tiếp của cáitôi nghệ thuật ấy Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần củacon người được thể hiên trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện thểhiện của cái tôi trữ tình
Bản chất của cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hòa nhiều yếu tố hội
tụ theo quy luật nghệ thuật, bao gồm ba phương diện: bản chất chủ quan cánhân; bản chất xã hội; bản chất thẩm mỹ Cả ba phương diện đó đều nằmtrong hình thức thể loại trữ tình Cái tôi trữ tình khác về chất so với cái tôinhà thơ Về cơ bản, đó là sự khác nhau giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa chủnghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, giữa nguyên mẫu và điển hình, giữa
"gốc rễ” và những "cành lá nảy nở" sinh động của nó - cái tôi trữ tình Cái tôitrữ tình và cái tôi nhà thơ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất màkhông đồng nhất Xem cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật, điều đó giúpchúng ta hình dung được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật trên cơ sở thế giớiquan, truyền thống văn hóa và cá tính sáng tạo của chính cái tôi trữ tình Thế
Trang 37giới "nội cảm", "thực tại bên trong", " vương quốc vô hạn của tinh thần" làkhông lặp lại duy nhất ở mỗi người, nên có nhu cầu giao cảm, phá vỡ thếkhép kín để thống nhất đồng cảm với những tâm hồn khác Sự giao cảm nàychỉ xảy ra khi thế giới ấy được trình bày trên văn bản giao tiếp Ở đó, cái tinhthần đã được chuyển sang những yếu tố mang tính vật chất cảm tính.
2.1.2 Các dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình là một tập hợp của rất nhiều quan hệ trong mối quan hệvới chính nó, với cấu trúc tác phẩm Mỗi cái tôi là một giới hạn tiếp xúc vớiđời sống Vì vậy người ta có thể phân loại cái tôi trữ tình theo nhiều cách,như: phương pháp sáng tác, theo cấu trúc nhân cách, theo các quan hệ của cáitôi với các phạm trù tinh thần, theo đặc điểm nhân cách, theo loại hình nộidung, theo thể thơ và đặc biệt là theo phương thức biểu hiện của nó Theodạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình người ta chia ra 3 dạng thức cơ bản đó
là cái tôi - suy nghĩ; cái tôi - cảm xúc và cái tôi - triết lí
Là thơ trước hết là việc cái tôi trữ tình bộc lộ chính mình xuất phát từnhu cầu tự ý thức về giá trị, về sự tồn tại về quyền sống của cái tôi gắn liềnvới nhu cầu của xã hội, tự đó ý thức về sự đồng cảm, được hiểu, tìm sự đồngvọng trong trái tim người khác Nhu cầu đó bắt đầu từ sự cần thiết được chia
sẻ, tức phải nói to những điều thầm kín, những điều mình suy nghĩ Conngười trong thơ thành thực về nhu cầu, thành thực về khát vọng vì trước tiênthơ làm ra để nói về chình mình những lúc cô đơn hay hạnh phúc, buồn, đau
Vì vậy, phát ngôn của nhân vật bao giờ cũng xuất phát tự một thân phận, mộtkiếp người cụ thể Vì vậy trong thơ, người đọc thấy trước hết là những suynghĩ, những trăn trở của nhân vật trữ tình trước những vấn đề của con người,liên quan đến con người Vì vậy dạng thức biểu hiện đầu tiên của cái tôi trữtình là suy nghĩ
Cái tôi trữ tình của nhà thơ không chỉ dừng lại ở cách nhìn, cách suy
Trang 38ngẫm về con người và thế giới xung quanh mà còn thể hiện những cung bậccảm xúc của mình về con người và thế giới đó Chình vì vậy trong thơ trữtình, việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ là một việc làm quantrọng giúp nhà thơ giãi bày những cảm xúc của mình và từ đó đi tìm tâm hồnđồng điệu với mình Bởi lẽ sự rung động đầu tiên của sáng tạo nghệ thuật baogiờ cũng bắt nguồn từ những xúc cảm mãnh liệt Những xúc cảm thành thực
ấy giúp con người vượt qua giới hạn của thói thường để vươn tới cái sâu sắc
và độc đáo.Cái tôi trữ tình đích thực luôn dũng cảm bộc lộ trạng thái thực củatâm hồn mình Có khi là cảm xúc đớn đau bất hạnh, lại có khi là hạnh phúcvui tươi, có khi là lạc quan yêu đời lại có khi là bi quan chán nản có khi làhờn giận, ghen tuông nhưng lại có khi là tha thiết nồng nàn trong yêuđương có thể thấy trong thơ trữ tình có rất nhiều bài thơ với nhiều trạngthái cảm xúc khác nhau Vì vậy mà việc bộc lộ cảm xúc cũng là một dạngthức biểu hiện của cái tôi trữ tình
Không chỉ dùng lại ở suy nghĩ, cảm xúc thế giới tinh thần trong thơluôn khao khát hướng về cái chân thiện mỹ, hướng về cái không giới hạn màtriết lí để kéo dài sự tồn tại đơn lẻ của kiếp người, mà nói tiếng nói chungphổ quát của mọi cuộc đời, khi cái tôi trữ tình biết vượt lên những cảm xúccủa mình để nhìn rõ số phận bao người Do đó, thế giới trữ tình còn chạm tớicác giá trị vĩnh cửu mang tính triết học Bằng kinh nghiệm cá nhân, kinhnghiệm nghệ thuật thời đại các nhà thơ dù ít hay nhiều trong các tác phẩmcủa mình cũng chạm tới vần đề này Vì thế cho nên triết lí cũng là một trongnhững dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình
Như vậy, có thể thấy, bản thân cái tôi trữ tình là một hệ thống có nhiềulớp, nhiều yếu tố tương quan với nhau theo nhiều kiểu, tạo ra các dạng tháicủa cái tôi Các quan hệ này khá phức tạp, chồng chéo, xuyên thấm lẫn nhau,bộc lộ những kiểu quan hệ xã hội - thẩm mỹ của cái tôi trữ tình Tùy theo
Trang 39cách tiếp cận cái tôi ở góc độ nào, có thể phân chọn cách phận chia phù hợpnhất Và ở mỗi cái tôi trên lại có một cấu trúc mô hình riêng của nó Ở đề tàinày chúng tôi tập trung tìm hiểu cái tôi trữ tình theo phương thức biểu hiệncủa nó.
2.1.3 Trữ tình - triết lí một dạng thức đặc biệt của cái tôi trữ tình
Thi ca là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt Nó là điển hìnhcủa cảm xúc và tâm trạng được chứa đựng bởi một hình thức - “hình thứcmang tính quan niệm” cũng rất đặc biệt Sự “quái đản” trong sử dụng ngôntừ; sự chuyển nghĩa, tạo sinh nghĩa trong việc sử dụng các biện pháp tu từ; sựtrừu tượng hoá, khái quát hoá các trạng thái tình cảm, hiện thực và khát vọngsống của con người; sự hữu hình hoá hoặc vô hình hoá các cảm xúc, đốitượng; sự âm thanh hoá theo quy luật của khoa phát âm thực nghiệm học đãlàm cho thi ca có sức quyến rũ bội phần so với các thể loại nghệ thuật ngôn
từ khác
Nhưng như thế không phải lúc nào và ở đâu, một tác phẩm thơ cũngtrở thành trác tuyệt Vậy cái gì đã làm nên giá trị và sức sống của một thiphẩm? Đó chính là sự hài hoà thẩm mỹ giữa trí tuệ và cảm xúc; giữa cái ảo
và cái chân; giữa hình thức và nội dung Trong đó, tính triết lý là một phươngdiện cần có để làm giàu nhận thức, liên tưởng và suy tưởng của con người.Chính vì vậy mà trong thơ trữ tình, triết lí là một dạng thức biểu hiện đượcxem là đặc biệt của cái tôi trữ tình
Trên bước đường khát khao sáng tạo của trí tuệ, con người thường ưu
tư và hoài nghi về sự hiện hữu của chính họ Có lúc, họ đã bơ vơ và bất lựcnhìn lại gương mặt sầu muộn của mình và không khỏi nghi vấn về nhữngkinh nghiệm sống qua Và hình như có một nghịch lý nào đó khiến con ngườikhông ngừng từ bỏ khát vọng sống của mình dù họ có cảm tưởng như họ
Trang 40đang bị lạc lõng giữa dòng thời gian vô định đang cuồn cuộn chảy Với thinhân, vấn đề trên càng trở nên bức thiết Sau một chặng đường thăng hoa của
ý tưởng và trí tuệ, họ đã đi bên cạnh cuộc đời với niềm vui chấp nhận sự đơnđộc Họ thao thức và không ngừng khám phá, thăm dò hiện thực để yêuthương và mơ mộng vào những gì tốt đẹp cho con người và chính mình bằngtác phẩm Họ có nhu cầu nhìn lại những gì đã qua để điều chỉnh, hoàn thiện.Phải tin vào những điều kỳ diệu ấy, phải đánh giá đúng mình, có vậy nhà thơmới tồn tại "Thơ và triết học hoàn toàn bình đẳng với nhau khi cắm rễ vàonhững vấn nạn thực tại của nhân loại, của chân lý và của giá trị con người.Điều đó thật là mãnh liệt, nếu như có những tứ - vẫn câm nín, thì thơ vẫnchẳng bao giờ ngừng hứa hẹn thăng hoa khuôn mặt vừa sắc sảo, vừa khả áicho cuộc đời Kỳ thực, thơ là kinh nghiệm về thơ, hoặc là kinh nghiệm củamột tâm hồn lấp lánh phản ánh lời giải đáp, chúng chẳng cầu xin câu hỏi,nhưng ở giữa búp chồi sáng tạo một câu hỏi bắt nguồn Và thông qua búpchồi đó, kinh nghiệm có thể diễn dịch chính nó hay thực tại, và từ đó nó siêuphóng một thị kiến, một cấu trúc hay một hình thức của bài thơ Bài thơ chỉtiệm tiến môt biểu tượng về kinh nghiệm" (Bách khoa thần học NewCatholic, Bàn về thơ, Báo Văn nghệ, số 13 - 1994)
Như vậy, rõ ràng thơ là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượngtầng nhưng khác với các hình thái khác cũng cùng kiến trúc thượng tầng nhưpháp luật, chính trị, tôn giáo bởi nó có tính đặc trưng riêng, có sức mạnhnội cảm riêng do hình thức tổ chức ngôn ngữ và trạng thái cảm xúc đặc biệtcủa chủ thể sáng tạo mang lại Hành trình tìm đến cái đẹp, mỗi nhà thơ đều
có cách tiếp nhận riêng bằng liên tưởng, phát hiện và đề xuất theo cách củamình Nhà thơ lớn thường là nhà tư tưởng, họ trực tiếp hoặc gián tiếp trìnhbày vai trò cực kỳ quan trọng của thi ca trong đời sống tinh thần của con
người bằng nhiều cách nói tưởng như xa lạ Trong lời tựa tập Điêu tàn do