1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình chất tự sự trong thơ trữ tình phạm tiến duật luận văn thạc sỹ ngữ văn

125 685 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 691 KB

Nội dung

Sau đó không lâu, Nguyễn Thị Hoài Thu với đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật [66] đã chỉ ra được những tiền đề cho sự xuất hiện cái tôi trữ tình và những biểu hiện hình thứ

Trang 1

TÍNH CHẤT TỰ SỰ TRONG THƠ TRỮ TÌNH PHẠM TIẾN DUẬT

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC

Mã số:60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGSTS NGUYỄN VĂN HẠNH

Vinh - 2011

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng khảo sát, phạm vi khảo sát 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp mới của luận văn 10

7 Cấu trúc luận văn 10

Chương I: Khách quan hoá cái tôi trữ tình 11

1.1 Cái tôi trữ tình và các hình thức tồn tại của nó 11

1.1.1 Cái tôi trữ tình trong thơ 11

1.1.2 Các hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình 15

1.1.3 Khách quan hoá cái tôi trữ tình - dạng tồn tại đặc biệt của cái tôi trữ tình trong thơ 17

1.2 Khách quan hoá cái tôi trữ tình và xu hướng tự sự hoá trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật 22

1.2.1 Cái tôi trữ tình nhà thơ hoá thân trong vai người kể chuyện 22

1.2.2 Sự hoá thân của cái tôi trữ tình nhà thơ vào nhân vật trữ tình 26

1.3 Xu hướng phổ quát hoá cảm xúc trữ tình trong cái tôi nhà thơ 29

1.3.1 Niềm khao khát được cống hiến cho đất nước, nhân dân

29 1.3.2 Thi vị hoá cuộc sống chiến đấu ở chiến trường 33

1.3.3 Những suy tư về chiến tranh, người lính 38

1.3.4 Những chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống thời hậu chiến 44

Chương 2: Khách quan hoá giọng điệu trữ tình 50

2.1 Giọng điệu trong thơ trữ tình và các sắc thái biểu hiện của nó 50

Trang 3

2.1.1 Giọng điệu trong thơ trữ tình 50

2.1.2 Các sắc thái biểu hiện của giọng điệu 52

2.1.3 Khách quan hoá giọng điệu trữ tình - một hình thức tồn tại của giọng điệu thơ trữ tình 54

2.2 Tự sự - trữ tình, một hình thức khách quan hoá giọng điệu trong thơ Phạm Tiến Duật 57

2.2.1 Sử dụng cốt truyện làm biểu tượng với giọng điệu thuật sự 57

2.2.2 Sự xuất hiện yếu tố chuyện trong thơ với việc kết hợp hài hoà kể và tả

65 2.2.3 Đối thoại hoá giọng điệu trữ tình 70

2.3 Tự sự hóa giọng điệu trữ tình với sự thể hiện tư duy thơ Phạm Tiến Duật

74

2.3.1 Thơ không chỉ giãi bày mà còn lý giải 74

2.3.2 Thơ - trữ tình và chính luận 80

2.3.3 Thơ - một hình thức đối thoại với đời 85

Chương 3: Tự sự hoá nghệ thuật tổ chức lời thơ 89

3.1 Dân chủ hoá ngôn ngữ thơ 89

3.1.1 Dung nạp ngôn ngữ đời thường 89

3.1.2.Đa dạng hóa hình thức câu thơ 94

3.1.3.Sử dụng hình thức đối thoại trong thơ - đỉnh cao của việc dân chủ hoá ngôn ngữ thơ 97

3.2 Một số thủ pháp tổ chức lời thơ 101

3.2.1 Thủ pháp so sánh mở rộng câu thơ 101

3.2.2 Thủ pháp trùng điệp lời thơ 107

3.2.3 Thủ pháp tương phản đối lập 112

Kết luận 118

Tài liệu tham khảo 120

Trang 4

chiến tranh, về tình yêu đất nước Tìm hiểu Tính chất tự sự trong thơ trữ tình

Phạm Tiến Duật, vì vậy không chỉ để hiểu về tài năng, đóng góp của một nhà

thơ mà còn góp phần khám phá những hướng tìm tòi đổi mới hình thức trongthơ chống Mỹ

1.2 Phạm Tiến Duật là gương mặt xuất sắc của thơ chống Mỹ, tiêubiểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành từ trong khói lửa chiến tranh Theo ChếLan Viên, Phạm Tiến Duật là một "hiện tượng" lớn, là người cách tân thơ, làngười khai mở một thi pháp, rất nhiều năm sau sẽ khó có thể thấy Tuy nhiêncho đến nay, những công trình nghiên cứu về thơ ông chưa có nhiều, hầu hếtmới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu, những phân tích đánh giá một số bàithơ cụ thể và còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm đúng mức Từ thực tế đó

chúng tôi đi vào tìm hiểu Tính chất tự sự trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật,

Trang 5

với hy vọng góp thêm một tiếng nói trong quá trình nghiên cứu, giới thiệu nhàthơ tài hoa này.

1.3 Nghiên cứu về thơ nói chung, thơ Phạm Tiến Duật nói riêng có thểđứng từ nhiều góc độ, như thi pháp học, phong cách học, ngôn ngữ học, lịch

sử văn học Thơ Phạm Tiến Duật phong phú, đa dạng cả về thể tài và nộidung tư tưởng Từ những tập thơ ra đời trong khói lửa chiến tranh đến nhữngbài thơ ra đời trong thời kỳ đổi mới (sau 1986) đã có sự thay đổi rõ rệt trong

tư tưởng và bút pháp thể hiện, mà rõ nhất là là sử dụng lối cấu trúc tự sự - trữtình Từ góc nhìn này, giúp chúng ta thấy được những tìm tòi, thể nghiệm vàđóng góp của Phạm Tiến Duật đối với quá trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc

Từ đó, rút ra được một số vấn đề lý luận về sự giao thoa thể loại trong sángtác văn học

1.4 Trong chương trình văn học ở nhà trường, thơ Phạm Tiến Duậtđược đưa vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở Vì vậy, việc việc tìm hiểu

Tính chất tự sự trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật không chỉ có ý nghĩa khoa

học mà còn có ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hữu ích choviệc dạy và học thơ Phạm Tiến Duật trong nhà trường phổ thông

2 Lịch sử vấn đề

Như đã nói ở trên, Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt thơ

ca tiêu biểu của thơ chống Mỹ Ông được mệnh danh là “con chim lửaTrường Sơn” Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Phạm Tiến Duật đã thu hút sựchú ý quan tâm của đông đảo bạn đọc, và giới nghiên cứu phê bình văn học.Trong phạm vi quan tâm của đề tài và nguồn tư liệu bao quát được, chúng tôiđiểm lại một số vấn đề cơ bản về quá trình nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duậtthời gian qua

Trong Lời giới thiệu tuyển thơ chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967, Chế

Lan Viên rất quan tâm tới sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, đã nhắc tới nhiềunhà thơ trẻ "có hay chưa có bài trong tuyển tập", nhưng Phạm Tiến Duật vẫnkhông hề được nhắc đến Chỉ đến khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ của tuần báovăn nghệ 1969, tên tuổi Phạm Tiến Duật mới gây được ấn tượng mạnh mẽ

Trang 6

Ông đột ngột xuất hiện, cắm cột mốc vinh quang cho đời thơ của mình, vàkhẳng định sự xuất hiện của một thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ Kể từ đây,Phạm Tiến Duật đã trở thành một hiện tượng, thu hút sự chú ý của giới nghiêncứu phê bình văn học Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến

Duật phải kể đến là bài viết của Nhị Ca với nhan đề Giữa chiến trường nghe

tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí văn nghệ Quân đội, số 10, 1970) Nhị Ca đã điểm

lại một số bài thơ của Phạm Tiến Duật như: Khẩu đội anh hùng, Qua một

mảnh trờ thành phố Vinh, Lửa đèn, Chú Lư phố khách, Bài thơ về tiểu đội xe không kính để thấy được vẻ "mới và sâu" trong thơ Phạm Tiến Duật Theo

ông, thơ Phạm Tiến Duật "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươikhoẻ, thở hít không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ vềmọi vẻ của cuộc chiến đấu quyết liệt, dũng cảm Tự nhiên, câu thơ anhchuyển sang một dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồngchiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt." [15,961] Từ một góc nhìn khác, Vũ Quần

Phương trong bài Phạm Tiến Duật cho rằng: "đọc thơ Phạm Tiến Duật, điều

bạn đọc chú ý trước tiên là nét đặc biệt ở giọng thơ anh Phạm Tiến Duật có

cách nói nghịch ngợm, hóm hỉnh - Người tinh nghịch là anh dễ

thân"[15,1005] Trong bài chỗ mạnh, chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật,

Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định: "Hồn thơ anh mở rộng, phóng khoáng màtinh tế Cái đẹp của con người và cuộc chiến đấu của chúng ta đi vào trongthơ anh một cách tự nhiên và rất thật Thơ của anh biểu hiện được cái đẹp,cái nên thơ của sự thật sinh động như đôi "chân lấm" của cô thanh niên xungphong trong lúc đang say ngủ, gần gũi như "da bàn tay thường chạm vào dacây, khuôn mặt người chạm vào mặt lá"[15,974] Bên cạnh đó, tác giả cũng

đã chỉ ra "đôi chỗ, rất đáng tiếc trong thơ Phạm Tiến Duật Đó là "vướngtrong quan điểm", "vướng trong nhận xét", "vướng trong đánh giá" mà từ lâunay, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lưu ý văn nghệ sỹ nên tránh" [15,979].Đánh giá thơ Phạm Tiến Duật trong một cái nhìn khái quát, Trần Ngọc Chuỳcho rằng, "Phạm Tiến Duật, theo tôi, xứng đáng được đánh giá là nhà thơhàng đầu trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam Thơ anh không những tạo ra

Trang 7

một cách riêng, bút pháp riêng, không giống với ai mà anh còn là người kếthừa được bản sắc thơ Phương Đông nói chung và thơ Việt Nam nói riêng".[15,830] và "thơ anh, những bài hay nhất là những bài thơ trữ tình xen với tự

sự Anh thành công nhất ở mảng thơ này Cách "dựng chuyện" trong mảngthơ này của anh có thể không hổ thẹn khi đứng bên cạnh Bạch Cư Dị đờiĐường !" [15,829] Sự đổi mới, tìm tòi sáng tạo hình thức biểu hiện là mộtphương diện được ghi nhận ở Phạm Tiến Duật "Lại nói về lối cấu trúc mộtbài thơ của anh cũng đạt đến trình độ cao: kết cấu mạch lạc, ý nọ nối tiếp ýkia theo trật tự lô gích chặt chẽ, khi đạt đến đỉnh điểm thì kết thúc Không rơivào lan man tuỳ tiện"[15,829] "Thơ anh Duật, trước hết không có lối diễn đạtkiểu cách, bí hiểm, kênh kiệu giả, uyên bác rởm như một số nhà thơ saunày Lời thơ của anh vừa chân thực vừa bình dị, đúng như bản chất của cuộc

sống" [15,825] Trong bài viết Một cái nhìn công bằng về thơ trẻ cứu nước

Nguyễn Hoàng Sơn đã đánh giá cao về thơ Phạm Tiến Duật nói chung và tập

thơ Vầng trăng quầng lửa nói riêng: "Cả những bài khiêm tốn trong tập thơ

đầu của Phạm Tiến Duật cũng mang điều gì rất mới trước đó chưa có đã đành,ngay những nhà thơ nổi tiếng cùng thời với ông cũng ít người đạt tới Lối thơ

tự sự tuyên truyền công khai, sử dụng chất liệu văn xuôi với mật độ dày đặc,giàu tính triết lý mà vẫn thấm đẫm cảm xúc chỉ có thể tìm thấy sự tương đồngtrong thơ của thi sỹ chống phát xít Đức Béc-tônBrêch” [15,1054] Cũng cáchnhìn ấy, Trịnh Ngọc Dự nhận định "Phạm Tiến Duật, người đầu tiên đưanhững câu nói thường ngày vào thơ một cách suôn sẻ" [15,936]

Trong mấy năm gần đây, trên các tạp chí, trên mạng Internet, xuất hiệnnhiều bài phê bình, nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật Đặc biệt, đã có khánhiều luận văn cao học quan tâm đến thơ Phạm Tiến Duật Trước hết, phải kể

đến Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật qua tập "Vầng trăng quầng lửa" của

Dương Thị Minh Nguyệt [50] Luận văn đã chỉ ra được những đặc điểmchung nhất về ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật Đồng thời, đã tìm hiểu đặcđiểm hình thức ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật, gồm đặc trưng sử dụng, tổchức từ ngữ, và đặc trưng tổ chức câu thơ trữ tình nhằm hiểu rõ đặc trưng ngữ

Trang 8

nghĩa thơ của Phạm Tiến Duật Năm 2009, Nguyễn Xuân Luận hoàn thành

luận văn Thạc sĩ về thơ Phạm Tiến Duật, với đề tài Đặc sắc thơ Phạm Tiến

Duật thời chiến tranh chống Mỹ [40] Tác giả luận văn đã khảo sát, phân tích

và xác định những đặc sắc về nội dung và về nghệ thuật tổ chức ngôn từ thơPhạm Tiến Duật thời chiến tranh chống Mỹ Từ đó rút ra một số kết luận vềthành công của thơ Phạm Tiến Duật thời chiến tranh chống Mỹ Sau đó không

lâu, Nguyễn Thị Hoài Thu với đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến

Duật [66] đã chỉ ra được những tiền đề cho sự xuất hiện cái tôi trữ tình và

những biểu hiện hình thức thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm TiếnDuật Theo chúng tôi, đây là một luận văn nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện

về cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật qua hai giai đoạn sáng tác, trước

và sau chiến tranh chống Mỹ

Điểm lại các các công trình nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật, có thểthấy, dù quy mô, cách thức có khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả đềuđánh giá cao tài năng, đóng góp của Phạm Tiến Duật cho sự phát triển của thơViệt Nam hiện đại Ông được xem là nhà thơ của Trường Sơn, gương mặtxuất sắc của thơ chống Mỹ Nhan đề của các bài viết đã phần nào cho thấy rõ

điều này: Thơ Phạm Tiến Duật với chiến sỹ Trường Sơn (Trọng Quát) [15],

Phạm Tiến Duật - Người thơ áo lính (Nguyễn Thụy Kha) [15], Con người của thơ ca chống Mỹ (Trần Thị Thắng) [15], Chất lính (Trọng Hùng) [15], Đường Trường Sơn, Đường thơ Phạm Tiến Duật (Thiếu Mai) [15], Thơ của một nhà thơ Quân đội (Lê Quang Trang) [15], Nhà thơ của Trường Sơn

(Nguyễn Văn Hùng) [15], Một người lính đặc biệt trên đường mòn (Nguyễn Quang Thiều) [15], Người lĩnh xướng dàn thơ chống Mỹ (Vương Trọng) [15],

Người mang Trường Sơn sừng sững vào thơ (Lê Anh Dũng) [15] Nhiều bài

trong số đó đã đề cập đến hình thức thơ trữ tình Phạm Tiến Duật, song hầu

hết mới dừng lại ở cảm nhận qua một số bài thơ cụ thể Ví như: Bài thơ về

tiểu đội xe không kính (Trần Đăng Toàn) [15], Cách tân của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Đặng Hiển) [15], "Nhớ" - Bài thơ không quên [15], Về bài thơ Nhớ của Phạm Tiến Duật (Nguyễn Đức Thuận)

Trang 9

[15], Về bài thơ Gửi em, cô thanh niên xung phong (Vũ Quần Phương)

[15], Đó là những gợi mở để chúng tôi thực hiện đề tài này

Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệthống, toàn diện về tính chất tự sự trong thơ trữ tình của Phạm Tiến Duật quacác thời kỳ sáng tác Từ thực tế đó chúng tôi đi vào đề tài này trên cơ sở tổnghợp, kế thừa ý kiến của những người đi trước với một cái nhìn toàn diện và hệthống hơn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là nghiên cứu tínhchất tự sự trong thơ trữ tình của Phạm Tiến Duật Từ đó, phần nào thấy đượcnét đặc sắc trong hình thức thơ cũng như tư duy nghệ thuật thơ của PhạmTiến Duật

3.2 Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:

Thứ nhất, chỉ ra tính chất tự sự trên các phương diện: cái tôi trữ tình,

giọng điệu trữ tình, và các thủ pháp tổ chức lời thơ

Thứ hai, trên cơ sở sáng tác của Phạm Tiến Duật, đưa ra một cách nhìn

mới về quá trình vận động, cách tân trong hình thức thơ Phạm Tiến Duật nóiriêng và các nhà thơ hiện đại nói chung trong quá trình hiện đại hoá hình thứcthơ dân tộc

Thứ ba, trong một chừng mực nhất định, qua so sánh với một số nhà

thơ hiện đại, bước đầu nhận diện phong cách thơ Phạm Tiến Duật

4 Đối tượng, phạm vi khảo sát

4.1 Khảo sát tính chất tự sự trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật là việclàm thú vị, hữu ích, song tiềm ẩn không ít khó khăn Ý thức được điều đó,chúng tôi giới hạn khảo sát trên một số phương diện cơ bản sau:

- Khách quan hoá cái tôi trữ tình

- Khách quan hoá giọng điệu trữ tình

- Tự sự hoá trong nghệ thuật tổ chức lời thơ

Trang 10

4.2 Về tư liệu khảo sát, chúng tôi lựa chọn cuốn Phạm Tiến Duật toàn

tập - Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2009 Trong đó tập trung khảo sát toàn bộ

phần thơ trữ tình

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi phối hợp sửdụng các phương pháp chủ yếu như: Phương pháp khảo sát, thống kê, phânloại; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống trên nhiều cấp

độ tính chất tự sự trong thơ trữ tình của Phạm Tiến Duật Từ đó rút ra đượcmột số vấn đề lý luận về hiện tượng giao thoa thể loại trong sáng tác văn học

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Khách quan hoá cái tôi trữ tình

Chương 1 Khách quan hoá giọng điệu trữ tình

Chương 3 Tự sự hoá trong nghệ thuật tổ chức lời thơ

Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo

Trang 11

Chương 1 KHÁCH QUAN HOÁ CÁI TÔI TRỮ TÌNH

1.1 Cái tôi trữ tình

1.1.1 Cái tôi trữ tình trong thơ

Thơ thể hiện sự thật của tâm hồn con người, trước hết là tâm hồn củangười làm thơ "Thơ đích thực mãi mãi là thơ của tâm hồn, mãi mãi là bài cacủa tâm hồn" (M.Goorki) Sự thật tâm hồn chỉ có thể được bộc lộ nhờ ý thức

về cái "tôi" của tác giả "Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ýnghĩa đặc biệt quan trọng" [21,61] Thơ trữ tình luôn luôn gắn với cái "tôi".Như vậy để hình dung cái tôi trữ tình trong thơ, trước hết phải hiểu rõ về kháiniệm cái "tôi"

Về thực chất, cái "tôi" là một khái niệm triết học Cái "tôi" là một trongnhững khái niệm cổ nhất, đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thểtồn tại, để tự nhận ra mình là một con người khác với tự nhiên, một cá thểmang trong mình cái riêng khác với nhiều cá thể cùng loài Các nhà triết họcduy tâm là những người đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức, lý tínhtrong mối quan hệ vật chất - ý thức, chủ quan - khách quan, cá nhân - xã hội.Các quan điểm duy tâm về cái "tôi" đã khẳng định: cái "tôi" là phương diệntrung tâm của tinh thần con người, là cốt lõi của ý thức, có khả năng chi phốihoạt động và là sự khẳng định nhân cách con người trong thế giới TheoĐêcac (1596 - 1650) "Tôi tư duy tức là tôi tồn tại" - cái "tôi" khẳng định tínhđộc lập của mình, cái tôi thể hiện ra như một cái thuộc về thực thể biết tư duy,như căn nguyên của nhận thức duy lý Theo Kant (1924 - 1804), cái "tôi" bao

Trang 12

gồm hai phương diện: cái tôi với tư cách chủ thể tư duy, chủ thể nhận thức thếgiới và cái "tôi' với tư cách là khách thể của chính nhận thức Sự phân đôi cáitôi này là một bước tiến nhận thức về cái "tôi" phong phú và bí ẩn của conngười Đồng thời Kant cũng nhấn nhấn mạnh tuyệt đối khả năng nhận thứccủa cái "tôi": "tính thống nhất của tự nhiên không phải ở trong tính vật chấtcủa nó mà ở trong tính thống nhất của chủ thể nhận thức của cái tôi" Phichtê(1762 - 1814) cho rằng: cái "tôi" là thực thể, là căn nguyên sáng tạo tuyệt đối,

là thực tại duy nhất Hêghen (1770 - 1831) quan niệm: cái "tôi" là nguyên lýcủa mọi sự hiểu biết và nhận thức, nó khẳng định được cá tính và tính cáchcủa mình H.Becxông (1859 - 1941) đã chú ý đến cái "tôi" thuần tuý, ý thức.Theo ông, con người có hai cái "tôi": cái "tôi" bề mặt và cái "tôi" bề sâu Cái

"tôi" bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội Còn cái "tôi" bề sâu

là phần sâu thẳm của ý thức Đó mới chính là đối tượng của nghệ thuật.S.Phơrơt (1856 - 1939) nhấn mạnh cái "tôi" là sự hiện diện của động cơ bêntrong của ý thức con người

Với cái nhìn khách quan và biện chứng hơn, triết học Mác - Lênin đãxác định: "Cái "tôi" là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính conngười có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình Chỉ cócon người độc lập, kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiệntính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình" Như vậy, triết học Mác đãxác định giá trị con người cá nhân từ bản thân con người với tư cách là chủthể và khách thể của các mối quan hệ xã hội Theo Mác, mỗi cá nhân có ýnghĩa như là một bộ mặt xã hội của con người, như là kết quả của việc xã hộihoá cá thể con người và cá nhân cũng tìm thấy mình trong xã hội Lý tưởng

về giải phóng cá nhân của triết học Mác là tự do cho mỗi cái tôi cá nhân

trong tự do của tất cả mọi người Trong Triết học xã hội viện sĩ A.G.Xpirkin

đã nêu: cái tôi chính là phần cấu trúc tự giác, tự ý thức của nhân cách

Như vậy, cái "tôi" thực chất là khái niệm về cấu trúc nhân cách mangtính phổ quát Hiện tượng cái tôi vừa mang tính xã hội - lịch sử, vừa phân biệtcái độc đáo và khẳng định tính tích cực của nhân cách cá nhân Những quan

Trang 13

niệm về cái "tôi" trong triết học và khoa học xã hội nhân văn thường có mốiliên hệ chi phối với cái tôi trữ tình trong thơ ở các thời đại.

Trong thơ trữ tình, cái tôi nghệ thuật được bộc lộ một cách trực tiếp

"Nguồn gốc và điểm tựa trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhấtmang nội dung" (Hêghen) - Như vậy có thể quan niệm rằng, cái tôi trữ tình lànội dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình Thông qua cái

"tôi" nhà thơ giãi bày tâm tư, tình cảm, thế giới quan, tư tưởng của mình "Cáitôi trữ tình vừa là một cách để nhìn và cảm nhận thế giới của chủ thể, lại vừa

là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể Đồng thời, cái tôi cũng đóng vai tròsáng tạo, tổ chức các phương tiện nghệ thuật (thể thơ, hình tượng,vần,nhịp ) để vật chất hoá thế giới tinh thần thành một hình thức văn bản trữtình"[6] Cái tôi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những cảm xúc và những suy

tư của nhà thơ, của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời sống Haynói cách khác, cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách có nhận thức và cảm xúcđối với thế giới - con người, thông qua điểm nhìn cái tôi của chủ thể và thôngqua việc tổ chức các phương pháp của nhà thơ trữ tình để tạo ra một thế giớitinh thần riêng biệt, độc đáo mang nặng tính thẩm mỹ nhằm truyền đạt tinhthần, tư tưởng, tình cảm đến với người đọc

Bản chất của cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hợp nhiều yếu tố, là

sự hội tụ, thăng hoa theo quy luật nghệ thuật cả ba phương diện: cá nhân - xãhội - thẩm mỹ trong hình thức thể loại trữ tình Cái tôi trữ tình khác về chất

so với cái tôi nhà thơ Đó là sự khác nhau về cuộc đời và nghệ thuật, giữa chủnghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, giữa nguyên mẫu và điển hình, giữa

"gỗ rễ" và những "cành lá" nảy nở sinh động của nó Cái tôi trữ tình khôngchỉ là cái tôi nhà thơ mà nó còn là cái tôi thứ hai hoặc cái tôi được khách thểhoá, được thăng hoa trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật Nó có quan hệ chặtchẽ với cái tôi nhà thơ Song từ cái tôi nhà thơ đến cái tôi trữ tình trong thơcòn phụ thuộc vào một số yếu tố khác Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệtrực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ tình trong thơ Tuy nhiên, cái tôi trữ tìnhtrong thơ và cái tôi trữ tình của nhà thơ không hề đồng nhất, cái tôi của nhà

Trang 14

thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội học, còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộcphạm trù nghệ thuật Cái tôi trữ tình trong thơ là cái tôi nhà thơ đã được nghệthuật hoá và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình, làmột thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm Cái tôi trữ tình chính làtrung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình Nếu cho rằng một tác phẩmtrữ tình là một hệ thống với các yếu tố, các cấp độ thì có thể nói mọi thành tốcấu tạo nên bài thơ "thể thơ, biện pháp tu từ, vần, nhịp " đều nằm trong ảnhhưởng của một trung tâm quy chiếu là cái tôi trữ tình "Bài thơ trữ tình là mộtbài thơ trong đó nhà thơ viết về những suy nghĩ và cảm xúc của mình Trong

đó nhà thơ cố gắng điều khiển và tổ chức các cảm xúc và ấn tượng của mình"(thuật ngữ phê bình văn học Mỹ 1993) Như vậy nghĩa là cái tôi trữ tình gắnliền với thơ trữ tình Thơ trữ tình chính là biểu hiện khát vọng của con ngườinhằm đối diện và khám phá những trải nghiệm tinh thần của con người trướcmọi hiện tượng của xã hội và tự nhiên Bởi thế, Tố Hữu đã cho rằng: "Thơ chỉtràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy" "Cái tôi trữ tình" như một nhân

tố khởi sự và hoàn tất của sáng tạo trữ tình - tư tưởng này được quán xuyến

và khẳng định ở hầu hết các quan điểm lý luận Trong tác phẩm tự sự, cái tôinghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan Trong tácphẩm trữ tình, nó bộ lộc cách trực tiếp Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thểcủa cái tôi nghệ thuật Trữ tình là sự giãi bày trực tiếp cái tôi nghệ thuật ấy.Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được thểhiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình

Đến nay, về khái niệm cái tôi trữ tình có thể được hiện theo hai cách.Theo nghĩa hẹp, cái tôi trữ tình chính là hình tượng cái tôi - cá nhân cụ thể,cái tôi - tác giả - tiểu sử với những nét rất riêng tư, là một loại nhân vật trữtình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu hiện về chính mình Theonghĩa rộng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng, phẩm chất của trữ tình.Song, dẫu hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì chúng ta cũng phải thừanhận cái tôi trữ tình là phần sâu thẳm của ý thức, là thế giới tinh thần phongphú và phức tạp của con người, không dễ gì "nắm bắt" được mà chỉ có thể

Trang 15

hình dung được nó thông qua hoạt động trữ tình (sự giãi bày tình cảm) TheoLixêvich "thơ trữ tình là hình thức rõ rệt nhất của sự tự biểu hiện cá tính củanhà văn" Như vậy, có nghĩa là trong hệ thống nhiều cái tôi trữ tình bao giờcũng có một vài cái tôi chủ đạo và trong cái tôi chủ đạo có phần xác định mặt

cá tính, cái đơn nhất, độc đáo của nhân cách, tạo thành cái tôi cá tính Đóchính là đặc điểm phân biệt người này với người khác, chủ thể này với chủthể khác Chẳng hạn như, cái tôi cá nhân là đặc điểm chung của dòng thơ lãng

mạn 1930 - 1945, nhưng chúng ta vẫn nhận ra được hồn thơ rộng mở của Thế

Lữ, mơ màng của Lưu Trọng Lư, hùng tráng của Huy Thông, trong sáng của Nguyễn Nhược Pháp, ảo não của Huy Cận, quê mùa của Nguyễn Bính, kỳ dị của Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực, băn khoăn của Xuân Diệu (chữ dùng của Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học 1988).

Hoặc như, cũng là cái tôi trữ tình trong tình yêu nhưng Xuân Diệu, XuânQuỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ mỗi gương mặt thơ lại mang một "hồn" thơriêng, một "giọng điệu" riêng không thể lẫn vào nhau Như vậy, cái tôi cá tính

dù luôn vận động, phát triển nhưng vẫn giữ những nét ổn định và bất biến,đánh dấu phong cách riêng của từng tác giả Có thể coi thế giới cái tôi trữ tình

là một thế giới nghệ thuật, điều đó giúp chúng ta hình dung được tính độc đáo

về tư duy nghệ thuật trên cơ sở thế giới quan, truyền thống văn hoá và cá tínhsáng tạo của chính cái tôi trữ tình Thế giới "nội cảm", "thực tại bên trong",

"vương quốc vô hạn của tinh thần" là không lặp lại và duy nhất ở mỗi người,nên có nhu cầu giao cảm, phá vỡ thế khép kín để thống nhất, đồng cảm vớinhững tâm hồn khác Sự giao cảm này chỉ xảy ra khi thế giới ấy được trìnhbày trên văn bản giao tiếp, ở đó, cái tinh thần đã được chuyển sang những yếu

tố mang tính vật chất cảm tính Nó có thể biến thế giới khách quan thành thếgiới chủ quan độc đáo nhìn nhận thế giới khách quan qua lăng kính cảm xúcriêng của mỗi nhà thơ

Như vậy có thể coi cái tôi trữ tình là trung tâm của mọi hoạt động cảmxúc, là linh hồn của mỗi tác phẩm thơ ca Về điều này, Trần Đình Sử nhậnxét: "thơ trữ tình nào cũng dựa vào sự rung động của cái tôi cá nhân mang số

Trang 16

phận, cá tính riêng tư trong các tình huống trữ tình và lý do trữ tình mang nộidung tâm lý Mọi cái ta đều hoạt động bằng cái tôi và mọi cái tôi đều kết tinhbởi cái ta'' [58,113]

1.1.2 Các hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ

Cái tôi trữ tình là một hệ thống có nhiều lớp, nhiều yếu tố tương quanvới nhau theo nhiều kiểu, tạo ra các dạng thái của cái tôi Trong thơ, tuỳ vàotừng giai đoạn lịch sử, cái tôi trữ tình có những hình thức biểu hiện riêng

Trong ca dao - dân ca cái tôi trữ tình là cái tôi tìm thấy tiếng nói chungcủa tập thể Về cơ bản cái tôi trữ tình dân gian là cái tôi phi cá thể hoá Hìnhthức truyền miệng, diễn xướng, vận động qua không gian, thời gian đã làmmất cá tính cụ thể của một hoàn cảnh cụ thể Thời gian mang tính chất côngthức, ước lệ (hôm qua, chiều chiều, ngày ngày, đêm khuya, đêm trăngthanh ) làm cho thời gian cá thể của cái tôi, tác giả mờ nhạt Không giantrong ca dao dân ca cũng mang tính ước lệ - có thể thay đổi từ địa danh nàysang địa danh khác, vì thế có lúc đã làm mất đi cá tính cụ thể của một hoàncảnh cụ thể (Đường vô xứ Nghệ quanh quanh = đường vô xứ Huế quanhquanh) Do vậy, trong ca dao thường bắt gặp các "mô tip" Diện mạo chungnhất của cái tôi trong ca dao - dân ca là ''cái chung"

Trong thơ ca cổ điển xuất hiện cái tôi trữ tình "vô ngã", cái tôi vũ trụ

Ở thời kỳ trung đại, bản chất con người bắt nguồn từ quan hệ cộng đồng, giátrị cá nhân nằm trong giá trị quần thể Đó là một giai đoạn văn hoá mà mỗi cánhân cảm nhận đặc điểm chung của tầng lớp như là cá tính tự nhiên của mình.Cũng từ đây đã tạo nên một kiểu nhà thơ cổ điển "vô ngã" Nó không đượcbiểu hiện một cách tự do, phóng khoáng mà chịu sự chi phối nghiệt ngã của lễgiáo phong kiến Nó là cái tôi trữ tình vô danh ẩn mình trong các chuẩn mựccủa hệ thống thể loại phương Đông Cái tôi cá nhân thời kỳ này đã có sự xuấthiện nhưng chưa trở thành hiện tượng phổ biến Có chăng đó là sự tự xưngdanh mình trong thơ như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ Cái tôi trữ tình trong thơ trung đại đã phản ánh được tiếng nói của riêng cánhân Mặc dù vậy, đó cũng chỉ là những biểu hiện nằm trong khuôn khổ của

Trang 17

những chuẩn mực nhất định Cái tôi trữ tình đã có tiếng nói riêng nhưng vẫnmang tính quy phạm chặt chẽ.

Trong thơ ca hiện đại, cái tôi bản ngã của con người ngày càng đượckhẳng định và được giải phóng Giai đoạn văn học 1932 - 1945, cùng với sự

xuất hiện của "phong trào thơ mới", "chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Vệt Nam".

Nó "mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân".[9] Cái tôi trữ tình đã xưng danh và biểu hiện mình một cách trực tiếp đầy tự

tin qua đại từ "tôi", nó đề cao trạng thái và địa vị cái tôi cá nhân: “Ta là Một,

là Riêng, là Thứ nhất - Em là em, anh vẫn cứ là anh” (Xuân Diệu) Chính sự

cá thể hoá thơ trữ tình đã góp phần phát huy những hình thức trữ tình mangtính quy phạm Cái tôi trữ tình trong thơ mới đã bộ lộ giọng điệu đích thựccủa tâm hồn một cách trực tiếp với tất cả mọi cung bậc và sắc thái của nó:đắm say, rạo rực, tha thiết, mộng mơ, cay đắng, xót xa, não nùng, điên dại,tuyệt vọng, sầu thương Nội dung tâm lý cụ thể đã trở thành nhạc điệu thơ,một nhạc điệu phong phú mang hơi thở nội tâm và đời sống, chối từ cách luật

cố định phi cá tính, tiến đến phô bày một nhịp điệu bên trong của đời sốngtâm hồn Cái tôi trữ tình thời kỳ 1932 - 1945 là cái tôi cá nhân tự biểu hiện,khép kín và thoát ly cuộc sống thực tại, các nhà thơ tự tìm cho mình một thếgiới khác Thế Lữ thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư đắm say trong trường tình,Hàn Mặc Tử tìm đến tôn giáo, Xuân Diệu đến với tình yêu làm nơi trú ngụcủa lòng mình Đến giai đoạn 1945 - 1975, đất nước trải qua hai cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ nhiều gian nguy Đây là giai đoạn các nhà thơ

tuyên bố rời bỏ cái tôi cá nhân, để cái riêng tư hoà lẫn trong cái chung: “Ta

đã là con của vạn nhà” (Tố Hữu); “Phá cô đơn ta hoà hợp với người” (Chế

Lan Viên) Trong bối cảnh ấy, cái tôi cá nhân quả là nhỏ bé, yếu đuối và vônghĩa nếu như nó tách mình ra khỏi đời sống của dân tộc! Thơ Phạm TiếnDuật thành công nhất chủ yếu là những sáng tác ở giai đoạn này Cái tôi trữtình ấy đã gạt bỏ những dòng chảy riêng tư, lạc điệu, hoà chung vào dòng

chảy của dân tộc “Thế đấy, giữa chiến trường - Nghe tiếng bom rất nhỏ”.

Trang 18

1.1.3 Khách quan hoá cái tôi trữ tình - dạng tồn tại đặc biệt của cái tôi trữ tình trong thơ

Thơ là một hình thức nghệ thuật đặc biệt Hệ thống cảm xúc, tâm trạng

và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem là đặc trưng nghệ thuật của thơtrữ tình Các tác phẩm thuộc thể loại văn học khác như kịch, tự sự cũngchứa đựng cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể hiện thì rất khác so với thơ trữtình Cảm xúc tác giả (bộc bạch) trong các tác phẩm thuộc thể loại văn học kểtrên được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hình tượng nhân vật, tìnhhuống, các chi tiết, sự kiện Trái lại, trong thơ trữ tình, cái tôi trữ tình thườngđược thể hiện một cách trực tiếp:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.

(Vội vàng - Xuân Diệu)

Ở đây, ''cái tôi của nhà thơ (cũng là cái tôi cá nhân) - cái tôi bộc lộ ý

thức cá nhân, không ém mình, nép mình vào đâu hết, mà lừng lững hiện diệnđứng án ngay cửa ngõ vào thế giới thơ." [16,119] Người đọc cảm nhận rõước muốn dị thường, táo bạo của nhân vật trữ tình, "muốn tắt nắng", "muốnbuộc gió" và đằng sau đó là lòng yêu yêu cuộc sống đến độ cuồng si của XuânDiệu Hay:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Từ ấy - Tố Hữu)

Cái tôi trữ tình đã trực tiếp thổ lộ những cảm xúc chân thành, thành

Trang 19

băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời đã bắt gặp được lý tưởng, ánh sáng của cách

mạng

Song có không ít trường hợp thi nhân làm thơ không chỉ để tự bộc lộ,

tự lý giải hiện thực "Tôi muốn trở thành chính tôi thì tôi phải không ngừngphân hoá, tôi không thể là tôi thuần tuý, tôi phải vứt bỏ cô lập dấu thân vônhân quần Tôi chiếm lĩnh tôi nghĩa là tôi phải vứt bỏ bản thân tôi trong một

số mối liên hệ nào đó"[58,112] Khi nhà thơ tự "muốn tách mình" để khaokhát, để mong ước, để chiêm nghiệm, để "nói hộ" để phản ánh và tái hiệnnguyên mẫu cuộc đời là lúc cái tôi trữ tình được khách quan hoá để cho lờiphát ngôn đảm bảo được tính khách quan trước đối tượng miêu tả Nhân vậttrữ tình trong thơ thường là sự hiện thân trực tiếp của tác giả Tuy nhiên,nhiều khi chỉ là cái tôi "nhập vai" trữ tình Đây là một ví dụ:

Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.

Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé Bầm của con mẹ vệ quốc quân.

(Bầm ơi ! - Tố Hữu)

Rõ ràng, chủ thể trữ tình ở đây là một anh bộ đội - đứa con xa nhớ về

bầm - người mẹ vệ quốc quân đã che chở, yêu thương con Vai trữ tình này có

ý nghĩa khác hẳn với cái tôi của nhà thơ Vẫn biết rằng, ý thức nhà thơ đãnhập vào vai anh bộ đội, nhưng lời anh bộ đội có một giá trị khác mà lúc nàynhà thơ không thể thay thế được! Do vậy, thế giới trữ tình không chỉ hạn hẹptrong một cá nhân nhà thơ, mà là một cấu trúc mở vô hạn, có khả năng đề cậpđến rất nhiều vấn đề, nhiều con người và số phận ngoài tiểu sử cá nhân nhàthơ

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ

Trang 20

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Với Xuân Quỳnh, cái cách để sống mãi ấy là tình yêu, nương tựa vàotình yêu Người phụ nữ ấy khát khao được sống hết mình "dâng hiến" hếtmình cho tình yêu chỉ để được yêu mãi Chị đã nhập vai vào sóng để tỏ rõniềm khao khát của mình mà cũng chính là niềm khao khát của biết bao ngườiphụ nữ - khao khát được hoà nhập với vĩnh hằng, được còn mãi một tình yêu

lớn, “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” Khi phát ngôn trữ tình, cũng có lúc nhà

thơ hướng tới một cái gì lớn lao hơn, tức tự nâng mình lên thành người mangtâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ, một thời đại Nhânvật trữ tình do đó còn là người đại diện cho một lớp người, một giai cấp, mộtdân tộc để phát biểu Nhà thơ mượn lời của một nhân vật nào đó, nhập vai vàomột ai đó mà thổ lộ tâm tình (người ta gọi là trữ tình nhập vai) thì thực chấtnhân vật trữ tình đó cũng chính là tác giả Thế Lữ đã "mượn lời", 'nhập vai",

"ký thác" vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú

vẫn "đương theo giấc mộng ngàn to lớn" nhớ về "nơi thênh thang ta vùng vẫy

ngày xưa" đây không còn là bi kịch của một con hổ; không còn là bi kịch của

riêng thơ mới Đây chính là bi kịch của cả một thế hệ, một thời đại - sống trênquê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn

thoát ly khỏi hiện tại, "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt" mà luôn ấp ủ

một nỗi "Nhớ Rừng", tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của Thế

Lữ, cũng chính là tâm trạng của những người cùng thời với ông “Ta sống

mãi trong tình thương nỗi nhớ - Thuở tung hoành hống hách những ngày qua” (Nhớ Rừng - Thế Lữ) Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có

mối quan tâm riêng, cảnh ngộ và đời sống riêng Việc đẩy nhân vật trữ tình rakhỏi tầm kiểm soát thông thường của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trởthành đối tượng nhận thức của tác giả Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩnbên trong, người đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố

Trang 21

nhập vai: hai nhân tố này khiến nhà thơ trở thành "một sự thống nhất tronghai con người".

Có nhiều lúc, cái tôi trữ tình ẩn khuất trong vai người kể chuyện.Thông qua lời kể chuyện, nhà thơ đã cụ thể hoá cái tôi cá nhân của mình Đây

là điều khó làm được trong tác phẩm trữ tình thuần tuý Cái tôi cá nhân không

lộ diện ra trên trang giấy, nó tạo cho người đọc có cảm giác câu chuyện được

kể rất khách quan Vì vậy, nhà thơ có được sự đồng cảm của độc giả vớinhững suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình Cái tôi cá nhân của nhà thơ, nhờ

đó được thể hiện đậm đà hơn, chân thực hơn Mưa Xuân (Nguyễn Bính), Núi

đôi (Vũ Cao), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Quê hương (Giang Nam), Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), Bà má Hậu Giang (Tố Hữu), Hương Thầm

(Phan Thị Thanh Nhàn), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi) là những bài thơ

như thế

Đọc Núi Đôi (Vũ Cao) như được nghe ông kể chuyện "Xuất phát của

bài thơ này là một suy nghĩ của Vũ Cao về những vấn đề sau chiến tranh(chống Pháp) Lúc đó anh đang thâm nhập địa phương để lấy tài liệu viết vềmột sư đoàn Sư đoàn này đóng ở Núi Đôi, nơi này trong chiến tranh là vùngtránh Bao nhiêu câu chuyện của vùng tránh là bấy nhiêu đau thương Vũ

Cao muốn viết" [56,106,107] Vũ Cao kể chuyện “Núi vẫn đôi mà anh mất

em” - không một lời bình trực tiếp của cái tôi trữ tình, vậy mà người đọc vẫn

nhận ra được nỗi đau xót thấm thía trong lòng ông đằng sau lời kể cảm động

kia Trong Hương thầm (Phan Thị Thanh Nhàn), chủ thể trữ tình đã giấu mình

đi - đóng vai người kể chuyện Mà điều này chính chị từng thú nhận: chuyệntrong bài thơ là chuyện người em trai tôi và cô bạn cùng lớp với cậu ấy

Người đọc đến với Hương thầm như đến với một câu chuyện tình yêu lặng lẽ

mà cảm động: “Cửa sổ hai nhà cuối phố - Chẳng hiểu vì sao không khép bao

giờ” - Vậy mà “Nào ai đã một lầm dám nói - Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối

- Anh không giám xin - Cô gái chẳng dám trao” Vậy nên “Họ chia tay - vẫn chẳng nói điều gì - Mà hương thầm thơm mãi bước người đi” Phan Thị

Thanh Nhàn chỉ đóng vai người kể chuyện, nhưng đằng sau chuyện tình ấy,

Trang 22

sau hương bưởi ấy, sau cuộc chia tay ấy người đọc vẫn nhận ra được nỗilòng thổn thức, ngậm ngùi, xót xa, tiếc nuối của nhà thơ Cũng như vậy, đằng

sau Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), người đọc cảm nhận được trong cuộc

chia tay có nước mắt đầm đìa của cô gái trên gương mặt và còn nữa là nétbuồn thương của cái tôi trữ tình chứng kiến cuộc chia ly

Như vậy, các câu chuyện trong thơ trữ tình được kể lại không nhằmmục đích tự thân Khi nhập vai vào người kể chuyện, nhà thơ không chỉ đưađến cho người đọc những thông tin cụ thể, chi tiết cụ thể về một con ngườihay một sự việc nào đó, mà quan trọng hơn qua những câu chuyện đó còn chongười đọc thấy được tình cảm, thái độ của cái tôi trữ tình đối với câu chuyệnđược kể Nương theo "cốt chuyện" giản dị, cái tôi thi sĩ, cái tôi cảm xúc củanhà thơ dần lộ ra dưới hình thức gián tiếp, khó gây "dị ứng" cho độc giả.Những bài thơ thể hiện trữ tình thông qua việc cái tôi trữ tình nhập vai người

kể chuyện thường dễ tạo ra một không khí thoải mái, dân chủ trong tiếp nhậnnghệ thuật

Vậy là, khi thơ có khát vọng mở rộng tầm bao quát hiện thực thì việckhách quan hoá cái tôi trữ tình trở thành một hiện tượng phổ biến và cũng lànhu cầu biểu hiện của cái tôi Cái tôi trữ tình không lộ diện trực tiếp mà nhậpvai vào nhân vật trữ tình, nhập vai vào người kể chuyện đó chính là dạngtồn tại đặc biệt của cái tôi trữ tình trong thơ

1.2 Khách quan hoá cái tôi trữ tình và xu hướng tự sự hoá trong thơ trữ tình Phạm Tiến Duật

Là chủ thể trữ tình, ''người mang lời nói trực tiếp ''(G.Hegel), cái tôi trữtình luôn hiện diện trong thơ dưới nhiều dạng vẻ khác nhau Sự phong phú đadạng, sức hấp dẫn của thơ một phần không nhỏ phụ thuộc vào sự biến hoá củacái tôi trữ tình nhà thơ Trong thơ Phạm Tiến Duật, cái tôi trữ tình của nhà thơđược hoá thân vào những hình ảnh, những con người cụ thể Sau đây lànhững dạng thức cụ thể của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật

1.2.1 Cái tôi trữ tình nhà thơ hoá thân trong vai người kể chuyện

Trang 23

Trữ tình là biện pháp cơ bản nhất nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm củatác giả Song, không phải lúc nào cái tôi trữ tình nhà thơ hiện diện trực tiếp.

Và nữa, khi thơ có nhu cầu khái quát hiện thực, thâm nhập sâu vào hiện thực,

mổ xẻ hiện thực, cái tôi trữ tình trực tiếp tỏ ra bất lực, không còn phù hợp đểchuyển tải những hiện tượng đời sống vốn phong phú, phức tạp, đa dạng, đachiều, buộc nó phải thay đổi dạng thức biểu hiện.Trong trường hợp đó, cái tôitrữ tình nhà thơ thường hoá thân vào vai người kể chuyện, một hình thức vốnđược coi là "độc quyền" của tự sự, để miêu tả, tái hiện hiện thực và bộc lộcảm xúc "Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn vàmột sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội chocái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tácphẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh''[25,191] Trong thơ Phạm Tiến Duật,cái tôi trữ của nhà thơ nhiều lúc ẩn khuất sau bóng dáng người kể chuyện.Đây là hiện tượng thường gặp ở những bài thơ có yếu tố tự sự, hay còn gọi làthơ tự sự - trữ tình Về thực chất, đó là dạng ''khách quan hoá ''(G.Pospelov)cái tôi trữ tình nhà thơ Theo cách nói của Belinski, thì đó là hiện tượng "cánhân nhà thơ biến mất đằng sau những hình ảnh mỹ lệ của các hiện tượng đờisống" Kết quả khảo sát thơ trữ tình Phạm Tiến Duật cho thấy, dạng thức này

có ở 65 bài thơ (39%) Đặc điểm chung nhất ở những bài thơ này là sự xuấthiện yếu tố ''chuyện'' Bài thơ được bài trí dưới hình thức một câu chuyện kể,cái tôi trữ tình nhà thơ ẩn khuất trong hình tượng người kể chuyện Giọngđiệu trữ tình đắm đuối, cảm xúc được thay thế bằng giọng điệu giãi bày, thuật

sự một cách điềm tĩnh, khách quan Một người chiến sĩ trẻ trước giờ vào trận

nhận được thư báo ngày mai người yêu lấy chồng (Chuyện tình trên đầu trận

tuyến); chuyện về bác thợ nơi sông Đà (Tình yêu nói ở Sông Đà); chuyện

chụp ảnh của các chiến sĩ công binh (Bài thơ không vần kể chuyện chụp ảnh ở

một vùng giáp với mặt trận); hay cuộc đời và tinh thần bà mẹ ở Nam

Hoành(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành) là những bài thơ như vậy Ở đó cái tôi

nhà thơ được ''khách quan hoá '' thành người chứng kiến câu chuyện, người kểchuyện Tính tự sự đã nổi lên như một yếu tố chủ đạo của bài thơ Người kể

Trang 24

chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, giới thiệu nhân vật vàtình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về nhữngđiều được kể Thấp thoáng đằng sau những hình ảnh, những chi tiết bộn bềcủa câu chuyện là bóng dáng nhân vật trữ tình đang đối thoại với chính mìnhqua những trăn trở, suy tư về bao điều của hiện thực đời thường Do vậy, câuchuyện không những được hiện lên khách quan, tự nhiên; mà nó còn thể hiệnthái độ, cảm xúc của người kể chuyện được chuyển tải chủ yếu qua lời kể Đó

là biểu hiện sự giao thoa thể loại, một trong những hướng tìm tòi, đổi mới củathơ ca hiện đại

Ông bố rải thuốc độc xuống đầu tôi Ông con mời tôi sang Mỹ hội thảo Cây và cỏ Củ Chi một thời cháy xém

Mà cây Meo-lân xanh như một vườn xanh

Buổi chia tay làm tôi kinh ngạc Ghên cầm kéo trong tay cắt tóc cả gia đình Anh tặng tóc cho tôi trong rưng rưng nước mắt Như một lần tạ tội dưới trời xanh

Anh có lỗi gì đâu, các cháu có lỗi gì đâu

Kể cả tướng Hao-kin dưới mồ ta cũng nên bỏ quá

Tóc rụng về phía lỗi lầm để cây xanh trở lá

Và tóc trẻ con chừng xoa dịu nỗi đau xưa

(Nạm tóc của gia đình Hao-Kin)

Bài thơ không hiện rõ bóng dáng của nhân vật trữ tình, thay vào đó làhình ảnh người kể chuyện, và nội dung câu chuyện được kể với những chitiết, sự kiện cụ thể Cái tôi trữ tình nhà thơ chìm khuất đằng sau những hìnhảnh, chi tiết của chuyện, và dấu mình trong hình ảnh người kể chuyện Là bài

Trang 25

thơ trữ tình, song Nạm tóc của gia đình Hao-Kin chứa đựng khá nhiều yếu tố

tự sự: có nhân vật, có sự kiện, có chi tiết và dĩ nhiên có cả người kể chuyện.Cái tôi trữ tình nhà thơ đã hoá thân trong vai người kể chuyện, đóng vai trò làngười "biết hết" kể lại những gì mình đã chứng kiến Từ đó, câu chuyện hiệnlên một cách tự nhiên, khách quan Theo lời người kể chuyện, tình huống câu

chuyện diễn ra vừa bất ngờ, vừa oái oăm, vừa pha chút hài hước: “Ông bố rải

thuốc độc xuống đầu tôi- Ông con mời tôi sang Mỹ hội thảo và cầm kéo cắt tóc cả gia đình, tặng cho tôi - một lần tạ tội” Nếu không có sự hoá thân của

cái tôi trữ tình nhà thơ trong vai người kể chuyện thì làm sao người đọc có thể

"nắm bắt" câu chuyện một cách tận tường đến thế? Đọc bài thơ trên, đằng saucâu chuyện còn là cảm xúc, là suy nghĩ của người kể chuyện: hãy để cho quákhứ ngủ yên và sống bằng những ''tấm lòng'' Vẫn giữ thái độ khách quan,trong một trường hợp khác, nhà thơ hoá thân vào vai người kể chuyện kể về

chuyện tình trên đầu trận tuyến:

Bỗng giờ vào trận chiều nay Thư em gửi báo: ngày mai lấy chồng Chồng em, bạn cũ bên sông

Cách làng ta một cánh đồng xóm Đôi Giây lát lòng anh bổi hổi

Trang 26

Phía trước: Quân thù, súng sắp giao nhau Một phút ngập ngừng sẽ thành phản bội

Cả tình yêu lớn nhất bỗng dâng trào

(Chuyện tình trên đầu trận tuyến)

Bài thơ là một câu chuyện kể được phát triển theo tuần tự và những chitiết, sự kiện cụ thể đã làm nên lớp lang của câu chuyện Nhờ sự hoá thân củanhà thơ vào vai người kể chuyện, người đọc đã hình dung được toàn bộ câu

chuyện Đó là chuyện tình trên đầu trận tuyến - chuyện anh và em Anh yêu

em nhưng bỗng tin em lấy chồng trước giờ vào trận và anh đành nén lòng vìviệc chung của đất nước Cái tôi trữ tình nhà thơ lúc này đã ẩn khuất, lùi xa,lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ chiêm nghiệm để cho người kể chuyện làm chủ câuchuyện Người kể chuyện "kéo" người đọc dõi theo toàn bộ câu chuyện Vàđằng sau chuyện tình trên đầu trận tuyến ấy, đọng lại một nỗi buồn, một niềmcảm phục từ phía người kể chuyện truyền cho độc giả Đó phải chăng cũngchính là nỗi lòng của cái nhà thơ?

Như vậy, chỉ có thông qua người kể chuyện, những câu chuyện trongthơ Phạm Tiến Duật mới hiện lên một cách chân thực như thế, và cũng chỉ cóngười kể chuyện mới có khả năng nói hết những gì mình cần nói Những bàithơ có cách nói gián tiếp như vậy đã tạo được tính khách quan, tạo được cáchtiếp nhận thoải mái, không gây sự gò ép cho người đọc Trong thơ Phạm TiếnDuật, sau mỗi câu chuyện kể, sau nhân vật, sau chi tiết, sau sự kiện, sau lờitrần thuật bao giờ cũng lắng lại những cảm xúc, những trăn trở của người kểchuyện Tự sự khách quan nhưng ông không bao giờ đứng ngoài cuộc mộtcách lạnh lùng Đó là cách Phạm Tiến Duật làm cho thơ không trở thành vănxuôi thuần tuý Thơ ông vừa có sự mở rộng, giao thoa thể loại, vừa giữ đượcmàu sắc của thể loại Thơ giàu chất hiện thực hơn, gần với cuộc sống hơn, đềtài được mở rộng hơn Đây là hướng tìm tòi, thể nghiệm của ông, phù hợp vớinhu cầu lý giải, bộc lộ cảm xúc của con người hiện đại

Trang 27

1.2.2 Sự hoá thân cái tôi nhà thơ vào nhân vật trữ tình

Trữ tình là biện pháp cơ bản nhất nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm củatác giả Song, không phải lúc nào cái tôi trữ tình nhà thơ cũng hiện lên mộtcách trực tiếp trong tác phẩm Đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy có lúc cái tôitrữ tình nhà thơ hoá thân trong vai người kể chuyện; có lúc cái tôi trữ tình nhàthơ hoá thân vào nhân vật trữ tình Nhà thơ không trực tiếp phô bày cái tôichính mình mà chỉ gửi gắm cảm xúc, suy tư qua nhân vật trữ tình Nhờ đó, lờithơ có thể tuôn chảy một cách tự nhiên, không bị gò ép bởi cái tôi chính mình.Nhờ vậy cảm xúc, suy tư được thể hiện một cách khách quan; câu chuyện, sựviệc diễn ra tự nhiên như nó vốn có Kết quả khảo sát cho thấy có 50 bài thơ(30%) thuộc dạng này Đặc điểm chung nhất ở những bài thơ này là cái tôi trữtình nhà thơ ẩn khuất trong nhân vật trữ tình trong thơ Đây là kiểu “trữ tình

nhập vai” (Pospêlop) Những bài thơ: May áo mùa xuân, Bếp lửa nhà mình,

Ánh mắt, Chuyện lạ gặp trên đường hành quân, Khoảng tối trong rừng, Cái chao đèn là những bài thơ như vậy Nhân vật trữ tình thường đứng ở những

vị trí, vai trò khác nhau để bộc lộ suy nghĩ Có khi là người con nhớ mẹ:

- Bưng lưng cơm, điện trong phòng bật sáng

Nhớ bà mẹ Nam Hoành nước mắt trào ra.

(Nhớ bà mẹ Nam Hoành)

- Lúa sắp chín, đàn gà ùa ra ruộng

Tiếng mẹ đuổi gà khản giọng cả ban mai

Trên xe gạo, con đi vào tiền tuyến

Tiếng đuổi gà còn vọng bên tai

(Tiếng mẹ)

Có khi là người chiến sỹ lái xe bồn chồn thao thức:

Cái vết thương xoàng mà đưa viện

Hàng còn chờ đó tiếng xe reo

(Nhớ)

Có khi lại là anh bộ đội đang giãi bày nỗi lòng:

Trang 28

- Có lẽ nào anh lại mê em

Một cô gái không nhìn rõ mặt

.

Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn

Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để

Anh lặng người như trôi trong tiếng ru

(Gửi em, cô thanh niên xung phong)

- Anh đi bộ đội mười năm trước

Em mới lon ton tóc buộc đuôi gà

Em lớn lúc nào, anh chẳng biết

Bỗng thành cô văn công hát ca

(Em gái văn công)

Dẫu là người con nhớ mẹ, là anh bộ đội, là người lính lái xe trẻ trung…thì đó đều là những người lính Trường Sơn, là sự hoá thân của cái tôi trữ tìnhPhạm Tiến Duật Có phải vì thế mà thế hệ trẻ ngày ấy lên đường luôn mangtheo trong tâm hồn mình những câu thơ của Phạm Tiến Duật? Có phải vì thế

mà người lính Trường Sơn mỗi người một binh đoàn, mỗi người một mặttrận, khi viết thư cho nhau cứ nhắc mãi trong thư những dòng thơ của ông?Dẫu là người con nhớ mẹ, là anh bộ đội, là người lính lái xe trẻ trung thì đócũng chính là sự hoá thân của Phạm Tiến Duật, là tiếng thơ cất lên từ trái tim,

từ nỗi lòng tác giả Ông đã đi vào chiến trường với tất cả lí tưởng cao đẹp củamình nên ông đã nhập thân vào những người lính, từ đời sống đến tính cách,tâm hồn Thơ ông có khi đằm sâu nỗi nhớ của người con chiến sỹ đối vớingười mẹ nhân dân; có khi là phút tình tứ của anh bộ đội với em gái văn công,

cô thanh niên xung phong trên đường ra trận; có khi là giọng tếu táo, đùa vuicủa anh lính lái xe đầy trách nhiệm Nhà thơ đã hoá thân vào nhân vật trữtình nói hộ nỗi lòng của những người lính Ông thuộc lòng họ, hiểu và yêuthương, tự hào về họ Ông là đồng đội sống chết với họ nên tiếng nói của ông

Trang 29

là tiếng nói của họ và tiếng nói của họ cũng chính là tiếng lòng của ông Bởivậy, có nhiều người thừa nhận, họ đã tìm được họ, tìm được đồng đội mìnhtrong thơ ông "Thơ Phạm Tiến Duật không chỉ làm nức lòng chiến sĩ, mànhiều cán bộ cũng rất thích cái chất ngồ ngộ, là lạ và đúng xúc cảm của ngườitrong cuộc ấy Họ thường trích những ý, những câu thơ của Phạm Tiến Duật

ra để động viên mình và khích lệ anh em"[15,901] Có thể nói, Phạm TiếnDuật đã thể hiện chiều sâu sự suy tư trong tác phẩm của mình bằng việc sửdụng hình thức cái tôi trữ tình nhập vai, hoá thân vào các nhân vật để chiêmnghiệm, suy tư Là người con ra trận trong nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ; là anh bộ độitinh nghịch, tươi trẻ, anh hùng, dũng cảm Phạm Tiến Duật đã khách quanhoá cảm xúc của mình, hướng đến một thứ tình cảm phổ quát của những conngười cùng thời với ông, một thời với ông Và khi đó ''tiếng thơ" trở nênkhách quan hơn Thơ Phạm Tiến Duật không chỉ kể chuyện mình mà còn là

để kể chuyện người khác, không chỉ giãi bày nỗi lòng mình mà còn là để "nóihộ" biết bao người Cho nên, ta thấy nhân vật trữ tình trong thơ ông nhiều lúc

đã có sự biến đổi - khi là người kể chuyện, khi là nhân vật trữ tình nhập vai

Trên đây là những dạng thức tồn tại khá phổ biến của cái tôi trữ tìnhtrong thơ Phạm Tiến Duật Mức độ tự sự hoá mà các dạng thức này đem lại

có phần khác nhau Ở dạng thức thứ nhất, cái tôi trữ tình hoá thân trong vaingười kể chuyện, tính chất tự sự rõ nét hơn so với dạng thức thứ hai, cái tôitrữ tình nhập vai Mỗi dạng thức thể hiện cái tôi đã đem lại một hiệu quả thẩm

mỹ riêng trong thơ Phạm Tiến Duật Cũng cần phải thấy rằng, hai dạng thứctồn tại của cái tôi trữ tình kể trên không phải chỉ có trong thơ Phạm TiếnDuật, mà đã có từ trong thơ trung đại, trong tác phẩm của các nhà thơ, như:

Tố Hữu, Huy Cận Tuy nhiên, với Phạm Tiến Duật việc khách quan hoá cáitôi trữ tình đã thể hiện một xu hướng tự sự hoá rõ rệt

1.3 Xu hướng phổ quát hoá cảm xúc trữ tình trong cái tôi nhà thơ 1.3.1 Niềm khao khát được cống hiến cho đất nước, nhân dân

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp dân tộc ta lại tiếp tụcgồng mình trong cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược Cả nước lên đường

Trang 30

đánh Mỹ với một tinh thần quyết chiến, hăm hở, xả thân Trong thơ "cái tôiriêng tư trở lại trong thơ nhưng là cái tôi luôn đặt trong mối quan hệ thốngnhất với xã hội, với đời sống chung của đất nước'' [37,141] Là một chiến sĩtrẻ tự nguyện từ bỏ ước mơ lên bục giảng để hoà chung vào dòng người ngàyđêm ra trận, hơn ai hết Phạm Tiến Duật ý thức được rất rõ trách nhiệm củangười cầm bút trước mỗi trang thơ, ý thức được rất rõ trách nhiệm của ngườicon đối với vận mệnh dân tộc.

Niềm khao khát được cống hiến cho đất nước, cho nhân dân của PhạmTiến Duật được phôi thai từ tình yêu, từ lòng ân nghĩa, từ ý thức trách nhiệmgắn bó của ông đối với đất nước, quê hương:

- Đất nước của anh, đất nước của em

Đất nước của con, của đồng bào đồng chí

Ta khóc cười vì Người, ôi tấm lòng của Mẹ

(Một đoạn thư riêng)

- Sông Lấp, sông Tô Lịch, sông Cà Lồ

những Sông dòng dẫu cạn Trong lòng người còn biết mấy mênh mông

(Những dòng sông chảy mãi)

- Việt Nam ! ta sống vì Người Sống vì Người, chết vì Người ! Việt Nam

(Đất nước)

Và niềm khao khát cống hiến ấy có được khi cái tôi trữ tình nhận ratình yêu chồng vợ, nỗi nhớ chồng vợ hoà trong tình yêu đất nước:

Mười phút cho chung hay mười phút cho riêng

Mà lúc nhớ nhau lại nghĩ về đất nước, Ngày thắng giặc đang tới gần phía trước Tình yêu nào không nhắc đến ngày mai

(Một giờ và mười phút)

Trang 31

Nhà thơ nhìn tổ quốc không phải xuất phát từ cái nhìn cá nhân, màbằng cái nhìn của lịch sử, của dân tộc, của thời đại, của Bạch Đằng, Đống Đa,

của "điểm giao thoa" thời gian "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận" Niềm khao

khát được cống hiến cho đất nước, nhân dân trong thơ Phạm Tiến Duật trướchết là niềm háo hức ra trận Cái tôi trữ tình được thể hiện dưới hình thức cái''ta'', nói lên tiếng nói chung của tất cả mọi người

Ta đi hôm nay đã không là sớm Đất nước hành quân đã mấy chục năm rồi

Ta đến hôm nay cũng không là quá muộn Đất nước còn đánh giặc chưa thôi

(Chào những đạo quân tuyên truyền - chào những đạo quân nghệ

thuật)

- Từ nơi em gửi đến nơi anh Những đoàn quân trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn

(Trường Sơn đông Trường Sơn tây)

Có lúc, cái tôi trữ tình hoá thân vào vai người kể chuyện, kể về nhữngcon người biết chấp nhận gian khổ hy sinh, với ý chí quyết tâm lao mình vào

cuộc chiến, đi trả thù mà không sợ dài lâu

- Cúc vải cài ngang kín sườn kín ngực

Áo đã sắn tay là bất chấp nắng mưa .

Chú lái xe đi lầm lì như đêm tối Bom đạn Mỹ không làm chùn tay lái

(Chú Lư phố khách)

- Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước,

Trang 32

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Kể về chú Lư phố khách, kể về những người lính lái xe nhưng đằng saunhững hình ảnh, những chi tiết chân thực ấy là sự đồng cảm, trân trọng củacái tôi trữ tình trước vẻ đẹp tinh thần yêu nước, sẵn sàng dâng hiến cho tổ

quốc, trước những trái tim biết hoá thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất

nước muôn đời Nhà thơ đã nhập vai vào người kể chuyện kể về biết bao

người mẹ, người cha lưng còng vất vả nhưng vẫn gạt nước mắt tiễn con ratrận trong chiến tranh

Bỗng gặp chiều này ông già ấy Quảng Bình Ngôi nhà vẹo xiêu ông ở một mình

Một nồi cơm và một hầm trú ẩn

Ba đứa con đi xa

Mà dáng đi chưa hề lận đận Ông giơ bàn tay của tuổi sáu mươi già Nếu cần chọi thì tay này còn chọi

(Trước mùa xuân - điều tôi muốn nói)

Chấp nhận cô đơn tuổi già, chấp nhận "ba đứa con đi xa" nhưng ônggià Quảng Bình ấy vẫn hừng hực khí thế sẵn sàng ra trận, sẵn sàng chống chọivới kẻ thù Lời bộc bạch, bộc trực đến chân thành Là người không sinh ra ở

Hà Nội, nhưng gắn bó với Hà Nội, nặng tình với Hà Nội, Phạm Tiến Duậtnhận thấy được vẻ đẹp của Hà Nội: vẻ đẹp của hậu phương dành cho tiềnphương, vẻ đẹp của sự cống hiến, hy sinh lặng thầm cho đất nước:

Hà Nội, đến tận cùng gốc rễ Đến tận cùng xưa cũ đã ra quân Kìa thùng nước ông già đem ra trận địa Giữa trời bay mùi cam thảo thơm lừng

Trang 33

(Ông già thuốc bắc)

Cái tôi trữ tình nhà thơ trở thành người chứng kiến, người kể chuyệnnhưng cũng đã phần nào tỏ rõ được niềm khao khát được cống hiến cho đấtnước, cho nhân dân

Phạm Tiến Duật đã dựng nên được những con người của một thời - biếtkhát khao, biết hiến dâng cho tổ quốc Đó cũng chính là cái tôi trữ tình ẩnkhuất của nhà thơ Chúng tôi xin mượn mấy câu thơ của ông để thay cho lờikết:

Em đã qua và em đã say

Đẹp lắm đấy, giữa ngày đánh Mỹ Đất nước mình nhiều điều giản dị Anh chưa tin rồi cũng phải tin thôi

(Niềm tin có thật)

1.3.2 Thi vị hoá cuộc sống chiến đấu ở chiến trường

Lịch sử chiến tranh đã từng cho hay, người Xpac mặc áo đỏ để quânthù không nhìn thấy máu mình đang chảy mà chiến đấu đến hơi thở cuốicùng Dân tộc ta cũng đã làm như thế, văn học ta cũng đã làm như thế Đóchính là cái nhìn thi vị hoá cuộc sống chiến đấu ở chiến trường Thơ ca cáchmạng sau năm 1945 được viết bởi cảm hứng lãng mạn, những câu thơ đượcgạn chắt từ cái nhìn nên thơ về cuộc sống Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡcon người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa chiến tranh

đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ, cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm

no, hạnh phúc, trong thiếu thốn ở chiến trường đã biết cười vang rộn rã Chonên những cuộc chia li cũng "chói ngời sắc đỏ" (Nguyễn Mỹ); ra trận, đi vào

nơi mưa bom bão đạn mà vui như trẩy hội: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu

nước-Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu) Nằm trong mạch nguồn cảm

xúc đó, thơ Phạm Tiến Duật cũng đã thể hiện một cái nhìn thi vị hoá cuộcsống chiến đấu ở chiến trường Sự khốc liệt của chiến tranh có xu hướng đượcnhoè mờ

Trang 34

Viết về chiến tranh, Phạm Tiến Duật không chỉ "kể" về hiện thực khốcliệt, về sự chết chóc, sự huỷ diệt Trong thơ ông, cái tôi trữ tình còn nhận rađược chất nên thơ nơi chiến trường nóng bỏng đạn bom Qua khảo sát thơông, chúng ta không chỉ thấy chứng tích một thời khốc liệt, nghiệt ngã mà cònthấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong chiến tranh Chiến tranh,

đất nước với bao mất mát và đau thương Những người mẹ “Ba lần tiễn con

đi ba lần khóc thầm lặng lẽ” Những người vợ nhớ chồng “Mòn chân bên cối gạo canh khuya” Những em bé chào đời “Ngỡ ngàng trong hơi thở đầu tiên - Hầm sặc vì oi khói - Bom rơi ù tai” Trong lời kể của cái tôi trữ tình, chiến

trường càng trở nên khắc nghiệt hơn với ngày đêm rền vang dữ dội bom đạn:

Không thể ngờ chỉ ít giờ trước đó

Những chiếc xe từ đất lửa về đây

Hai phút trên đầu một lượt máy bay

Lá ngụy trang như còn bốc khói

một sự dằn lòng mà không phải bất kì ai cũng làm được “Cây cúc đắng quên

lòng mình đang đắng Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay” Ông đã ý thức

được phải "Biết phát hiện ở đối tượng khách quan phần nên thơ nhất của nó,cung cấp cho nó một hình dáng, một cách giải thích, một lí tưởng đẹp Đóchính là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp của thi ca''.[21, 44] Ởchiến trường, trong những cuộc hành quân của người lính, hành trang mang

Trang 35

theo bao giờ cũng có nỗi nhớ đi kèm, lúc này nhà thơ đã hoá thân vào nhânvật trữ tình, vào người kể chuyện để hiểu họ và nói hộ họ.

Anh nằm nhớ Thủ đô và nhớ em khôn xiết

Gió thổi đêm nay hun hút đại ngàn

Tiểu đoàn bộ binh nghỉ trên bãi khách

Như trên sông, thuyền võng chòng chành

Anh bạn nằm bên nghe tin vợ đẻ

Cũng bồi hồi trằn trọc như anh

(Chia ra, nhập lại)

Nhưng , trong "bồi hồi trằn trọc'', trong nỗi nhớ Thủ đô và nhớ em

khôn xiết, các chiến sĩ (hay là sự nhập vai của cái tôi trữ tình nhà thơ) vẫnnghĩ về tương lai:

Đêm tàn lửa bay đầy đom đóm

Chiến sĩ nằm nói chuyện tương lai

Chuyện chia Bộ và lập thêm Tổng cục

Chuyện các tỉnh thành sát nhập nay mai

(Chia ra, nhập lại)

Phạm Tiến Duật vẫn nghĩ về tương lai Ngay cả khi “gió thổi tắt đèn,

bom rơi máu ứa, khi bóng đêm che rồi không nhìn thấy gì đâu” thì ông vẫn

đăm đắm nhìn về viễn cảnh ngày mai:

Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng Anh dắt tay em trời chi chít sao giăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm

Trang 36

Mang hình những người những cảnh hôm nay.

Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối

Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay

(Lửa đèn)

Ta nghe được trong tiếng thơ rất rõ nỗi niềm náo nức, phấn chấn của

cái tôi trữ tình Giữa Trường Sơn “Ngửa mặt nhìn trời - Những mảnh tàn đen

của lá nứa đang rơi”, sao mà "ngày mai hoàn toàn chiến thắng" lại như đang

đến gần thế! Phải chăng tất cả đã được nhìn qua lăng kính thi vị hoá cuộcsống chiến đấu ở chiến trường; qua niềm tin tưởng hy vọng của cái tôi trữ tình

“Hạnh phúc ở đằng kia, phía trước, rất gần thôi” Ngòi bút của Phạm Tiến

Duật dường như dành rất nhiều tin yêu cho biểu tượng của sự sống, sự hồisinh Nhà thơ nhìn thấy được cả sự sống trỗi dậy trên nền của chết chóc, đauthương khi ở giữa chiến trường, trong quầng lửa bom bi:

- Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm

Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước

Vượt qua quầng lửa mọc lên cao

(Vầng trăng và những quầng lửa)

- Bao nhiêu hố bom rồi lấp hết

Cây sẽ lên rồi gỗ sẽ thành nhà

(Chào những đạo quân tuyên truyền - chào

những đạo quân nghệ thuật)

- Nhà lợp lại bên hố bom giặc Mỹ

Sông Gianh ơi, nước vẫn như gương !

Quấn quýt dàn cao tay dưa tay mướp

Tay bí tay bầu ôm lấy quê hương

(Tay bí tay bầu)

Trang 37

Đọc thơ ông, trong tiếng động của mìn bom, máy bay, xe pháo vangvọng hơn, nổi trội hơn vẫn là âm thanh của tiếng hò, tiếng hát, tiếng cười.

"Thơ Phạm Tiến Duật tràn đầy nhiệt huyết của con người luôn đi tới và hànhđộng; tràn đầy yêu thương của trái tim luôn hướng về cuộc đời; tràn đầy niềm

vui trong trẻo hồn nhiên của tấm lòng rộng mở "[12] Đó là tiếng cười hiền

lành của anh Ngãng (Ngãng thân yêu), tiếng cười ha ha của người lính lái xe

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính), tiếng cười ha hả của đồng chí coi kho (Tiếng cười của đồng chí coi kho), tiếng cười trêu khúc khích như câu hò của người chiến sĩ trẻ (Nghe hò đêm bốc vác), tiếng cười anh "nghe em hát trong

rừng'' và có cả tiếng cười giòn của em - cô thanh niên xung phong (Gửi em

cô thanh niên xung phong) Đó là tiếng hát anh công binh cất lên “Trong ánh

chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng”, là tiếng hát trộn vào "trong mùi bộc phá" (Vầng trăng và những quầng lửa), là tiếng hát của em gái văn công

sau buổi sớm "bắn chìm tàu giặc"(Em gái văn công), là tiếng hát chòng chành

của em cất lên trong rừng Trường Sơn (Nghe em hát trong rừng), và có cảtiếng em hò đêm bốc vác, giục giã từng đoàn xe vận tải (Nghe hò đêm bốcvác) Giữa chiến trường, ngày đêm đối mặt với kẻ thù, sự sống và cái chết gần

kề, làm sao ai ra trận lại tin mình không chết trở về, nhưng những nhân vật trữtình trong thơ Phạm Tiến Duật vẫn vượt lên tất cả Qua lời kể của nhân vậttrữ tình, chàng lính lái xe vẫn tếu táo đùa vui, cô bộ đội lái xe, em gái văncông vẫn yêu đời, giữ nguyên những thói quen đầy nữ tính, lãng mạn của tâmhồn trong trẻo:

- Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

.

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

- Em là cô bộ đội lái xe

Trang 38

Giặc nhằm bắn bốn bề lửa cháy

Cái buồng lái là cái buồng con gái

Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang

(Niềm tin có thật)

- Chân sưng rồi , đường hãy còn xa

Nghỉ bên rừng cũng tha thẩn tìm hoa.

(Chuyện lạ gặp trên đường hành quân)

Sự tếu táo, đùa vui, yêu đời lãng mạn ấy không phải là sự coi thườngcái chết - mà đó phải chăng là một cách nhìn "khác đi'' về hiện thực chiếntrường của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật Và chính cách nhìn

"khác đi" ấy đã tạo thêm sức mạnh cho họ, để rồi một thời "cánh bộ đội đã vịnvào những câu thơ của anh để ra trận, những câu thơ có lửa''[15,764] - những

câu thơ để bao người con gái, con trai háo hức ''Đường ra trận mùa này đẹp

lắm'' (Trường Sơn đông Trường Sơn tây).

1.3.3 Những suy tư về chiến tranh, người lính

Không chỉ thể hiện cái nhìn thi vị hoá về cuộc sống chiến đấu ở chiếntrường, không chỉ thể hiện niềm khao khát được cống hiến cho đất nước, nhândân, cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật còn thể hiện những suy tư vềchiến tranh, người lính

Có thể nói dấu tích của một thời chiến tranh, dấu tích của rừng TrườngSơn phần nhiều đã in đậm trong thơ ông Sau này đã có lần ông tâm sự''Trường Sơn không chỉ là một dãy núi mà là những cánh quân đông đảo hàngtriệu người ra trận Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói TrườngSơn đã sinh ra nhà thơ Phạm Tiến Duật Trước đây, bây giờ, sau này, nếu tôiviết được gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ởTrường Sơn''[15,580] ''Phạm Tiến Duật không phải là người đi qua Thơ củaanh cất lên bên những hố bom còn khét lẹt mùi thuốc nổ, từ những con đườngđầy tiếng bom như tiếng thú, trong những khu kho Mười bẩy trận bom Mỹ dộimột ngày, từ trong cabin xe Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi, giữa trận địa

Trang 39

cao xạ Tiếng đo xa điểm nhịp trong đêm hoặc trên trọng điểm chềnh ềnhchiếc Jin130, Mười bánh to xù xì, phanh hơi thở nặng nhọc v.v Phạm TiếnDuật đã hoàn thành sứ mệnh mà con đường lịch sử trao cho Không ai ngoàianh Có thể nói, thơ anh gắn liền máu thịt với con đường Trường Sơn, phảnánh rất chi tiết, sống động và đầy cảm xúc, khái quát toàn bộ tinh thần củamặt trận, tinh thần của những con người đang sinh tử với conđường."[15,860] Viết về chiến tranh trong những năm tháng chiến tranh làmột thử thách lớn lao của mỗi nhà văn, đòi hỏi cả tài năng, bản lĩnh và cả tấmlòng của họ nơi mặt trận Suy tư về chiến tranh, về người lính, cái tôi trữ tìnhtrong thơ Phạm Tiến Duật đã nhìn nhận được đa chiều, đa diện về cuộc chiến.Chiến tranh, cả đất nước oằn lưng chịu trận Là một sinh viên văn khoa, PhạmTiến Duật đã phần nhiều nhạy cảm hơn trước tình cảnh đất nước trong chiếntranh qua mỗi trang thơ Là người đã từng có mười bốn năm mặc áo lính vớitám năm sống và chiến đấu tại Trường Sơn, Phạm Tiến Duật hiểu chiến tranh

rất rõ Chiến tranh là nỗi buồn trong Màu tím hoa sim của Hữu Loan, chiến tranh là cái ngước mắt bi hùng trong Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân.

Và ông đã suy tư về chiến tranh, người lính "đúng gương mặt của chiến tranh

"(chữ dùng của nhà văn Văn Lê)

Viết về chiến tranh, Phạm Tiến Duật dường như không né tránh khi nói

lên tính chất ác liệt, tàn khốc của nó: Chiến tranh là “Mười bảy trận bom Mỹ

dội một ngày” (Tiếng cười của đồng chí coi kho) Chiến tranh là phải “Nghe bom dội đêm ngày - Âm i tiếng tàu bay” (Tiếng bom ở Seng Phan) Chiến

tranh khiến “Ngói vỡ bởi bom rung hở một mảnh trời nho nhỏ” (Qua một

mảnh trời thành phố Vinh) Chiến tranh nên "con tòng quân vắng nhà " vàbiết bao người mẹ lòng bồn chồn nhớ con xa (Mùa cam trên đất Nghệ ).Chiến tranh là :

- Giữa rừng ngổn ngang cây đổ

Xe đi trong tầm bom rơi

(Đồng chí lái chính, đồng chí lái phụ và tôi)

- Nơi túi bom bay mù bụi đỏ

Trang 40

Đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ

Trời lô nhô thân gỗ cưa ngang

(Niềm tin có thật)

- Vào lúc ấy chân trời súng nổ

Gian nhà không bốn phía bỗng nôn nao

(Khoảng tối trong rừng)

- Giặc đang ở bên kia đỉnh đồi

Đại bác vu vơ bắn vào rừng nứa

Như báo hiệu một cái gì sắp sửa

Tàn lá đầy trời như mưa tuyết màu đen

(Những mảnh tàn lá)

Những câu thơ trên không phải chỉ là lời thuật sự dửng dưng, đó khôngphải là sự ghi chép một cách đơn thuần Đó là những câu thơ viết ra trong nỗiđau quặn thắt, nỗi trăn trở thao thức, nỗi day dứt của cái tôi trữ tình Ông đauđớn đến lặng người Những câu thơ được gạn chắt từ nỗi nức nở, thổn thứctrong một thời binh lửa Và dẫu không có những từ ngữ biểu thị trực tiếp,nhưng đằng sau đó còn là nỗi căm hờn, là lời tố cáo tội ác giặc Mỹ gieo rắctrên đất nước ta Phạm Tiến Duật không chỉ dừng lại ở việc cảm nhận về đauthương, mất mát, về "nỗi buồn chiến tranh " mà cái tôi trữ tình trong thơ ông(có lúc là người kể chuyện, có lúc là nhân vật trữ tình "nhập vai'') còn thể hiệnmột cái nhìn lạc quan khi nghĩ và viết về chiến tranh

Trong tiếng "đại bác vu vơ bắn", trong ''túi bom bay mù bụi đỏ", nhà

thơ vẫn lắng nghe những âm thanh bền bỉ của cuộc sống đời thường:

Cao hơn tiếng bom là khe núi tiếng đàn

Tiếng mìn công binh đánh đá

Tiếng điếu cày rít lên thong thả

Tiếng oai nghiêm xe rú máy trên đường

(Tiếng bom ở Seng Phan )

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca, Tạp chí văn học, số 1,1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca
2. Bùi Nguyễn Lan Anh (2011), Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn.Đại học sư phạm Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thống nhất giữa phong cách cánhân và phong cách thời đại trong thơ Bằng Việt
Tác giả: Bùi Nguyễn Lan Anh
Năm: 2011
3. Đặng Nguyệt Anh, Đặng Ngọc Phương. “Chân dung một thế hệ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ”, Tạp chí văn học và tuổi trẻ số 4, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung một thế hệ anhhùng trong kháng chiến chống Mỹ
4. Aritston (1946), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aritston
Nhà XB: Nxb Văn hóa nghệ thuật
Năm: 1946
5. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng điệu văn xuôi hiện đại", Tạp chí Văn học (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
6. Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới - Tư tưởng và quan niệm, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bậc thầy văn chươngthế giới - Tư tưởng và quan niệm
Tác giả: Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 1995
7. Nhị Ca, Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ, Tạp chí văn nghệ quân đội, số 10, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ
8. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
9. Hoài Thanh, Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi nhân Việt Nam
Tác giả: Hoài Thanh, Hoài Chân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
10. Nguyễn Minh Châu, “Người viết văn trẻ và cánh rừng già”, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người viết văn trẻ và cánh rừng già
11. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975 - 2005), Nxb Hội nhà văn - Công ty văn hóa trí tuệ Việt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975- 2005)
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn - Công ty văn hóa trí tuệ Việt
Năm: 2007
13. Xuân Diệu (1998), Về tác giả và tác phẩm (Lưu khánh thơ tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Xuân Diệu (1999), Tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật (Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
15. Phạm Tiến Duật, Toàn tập (2009), Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phạm Tiến Duật, Toàn tập
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2009
16. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học trong nhà trường, mộtgóc nhìn, một cách đọc
Tác giả: Phan Huy Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
17. Đinh Xuân Dũng, Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học
Nhà XB: NxbQuân đội nhân dân
18. Hữu Đạt ( 1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Đại học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Giáo dục
19. Biện Minh Điền (2003),"Giọng điệu trữ tình thơ Nguyễn Khuyến”, Tạp chí văn học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trữ tình thơ Nguyễn Khuyến
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2003
20. Nguyễn Đăng Điệp ( 2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Nhà XB: NxbVăn học
21. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiệnđại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w