MỤC LỤCMỞ ĐẦU11. Lý do chọn đề tài12. Lịch sử vấn đề13. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu84. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu95. Phạm vi nghiên cứu106. Đóng góp của luận văn107. Cấu trúc của luận văn10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI111.1. Khái niệm tự sự và tự sự trong thơ111.1.1. Khái niệm tự sự111.1.2. Hiện tượng giao thoa giữa trữ tình và tự sự trong thơ131.2. Khái niệm thơ trào phúng và kiểu tư duy trào phúng201.2.1. Khái niệm thơ trào phúng201.2.2. Kiểu tư duy trào phúng và việc tăng cường chất tự sự trong thơ.221.3. Khái quát về thơ trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.241.4. Giai đoạn giao thời lịch sử và nhà thơ của buổi giao thời291.4.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, văn học thời Trần Tế Xương 291.4.2. Trần Tế Xương, nhà thơ của buổi giao thời.33Tiểu kết Chương 1:38CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHẤT TỰ SỰ TRONG THƠ TRÀO PHÚNG TRẦN TẾ XƯƠNG392.1. Những bài thơ là những câu chuyện kể 392.2. Con người, không gian, thời gian, sự kiện mang tính lịch sử cụ thể, chân thực và sinh động44 2.2.1. Những tên người cụ thể462.2.2. Thời gian và không gian cụ thể482.2.3. Sự kiện cụ thể532.3. Nhân vật được khắc họa ngoại hình, tính cách, tâm trạng và các mối quan hệ xã hội562.3.1. Nhân vật của đời sống xã hội572.3.2. Nhân vật là tác giả632.4. Ngôn ngữ đời thường đa thanh, đa diện702.5. Điểm nhìn trần thuật mang tính khách quan.74CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CHẤT TỰ SỰ TRONG THƠ TRÀO PHÚNG TRẦN TẾ XƯƠNG793.1. Tạo sự đổi mới từ quan niệm văn học, đề tài, chủ đề đến hình tượng nhân vật793.1.1. Đổi mới quan niệm văn học, đề tài, chủ đề793.1.2. Đổi mới nhân vật853.1.2.1. Hình tượng nhân vật khách thể853.1.2.2. Cá thể hóa hình tượng tác giả873.2. Tạo nên những cách tân về bút pháp, nhịp điệu, cách mở đầu và kết thúc tác phẩm973.3. Làm tăng tính đối thoại trong thơ1003.4. Sự kết hợp mới giữa tự sự và trữ tình1043.5. Làm tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm, góp phần vào quá trình hiện đại hóa văn học buổi giao thời1093.5.1. Góp phần làm tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm1093.5.2. Góp phần vào quá trình hiện đại hóa văn học buổi giao thời115Tiểu kết Chương 3:119KẾT LUẬN120TÀI LIỆU THAM KHẢOI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THANH
HÀ NỘI – 2016
Trang 2Lêi c¶m ¬n
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Thanh, người đã
tận tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoànthành luận văn này
Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam cùng tậpthể các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đãnhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến gia đình,bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Ngọc Quyên
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 9
5 Phạm vi nghiên cứu 10
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc của luận văn 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1 Khái niệm tự sự và tự sự trong thơ 11
1.1.1 Khái niệm tự sự 11
1.1.2 Hiện tượng giao thoa giữa trữ tình và tự sự trong thơ 13
1.2 Khái niệm thơ trào phúng và kiểu tư duy trào phúng 20
1.2.1 Khái niệm thơ trào phúng 20
1.2.2 Kiểu tư duy trào phúng và việc tăng cường chất tự sự trong thơ 22
1.3 Khái quát về thơ trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX 24
1.4 Giai đoạn giao thời lịch sử và nhà thơ của buổi giao thời 29
1.4.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, văn học thời Trần Tế Xương 29
1.4.2 Trần Tế Xương, nhà thơ của buổi giao thời 33
Tiểu kết Chương 1: 38
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHẤT TỰ SỰ TRONG THƠ TRÀO PHÚNG TRẦN TẾ XƯƠNG 39
2.1 Những bài thơ là những câu chuyện kể 39
2.2 Con người, không gian, thời gian, sự kiện mang tính lịch sử - cụ thể, chân thực và sinh động 44
Trang 42.2.1 Những tên người cụ thể 46
2.2.2 Thời gian và không gian cụ thể 48
2.2.3 Sự kiện cụ thể 53
2.3 Nhân vật được khắc họa ngoại hình, tính cách, tâm trạng và các mối quan hệ xã hội 56
2.3.1 Nhân vật của đời sống xã hội 57
2.3.2 Nhân vật là tác giả 63
2.4 Ngôn ngữ đời thường đa thanh, đa diện 70
2.5 Điểm nhìn trần thuật mang tính khách quan 74
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CHẤT TỰ SỰ TRONG THƠ TRÀO PHÚNG TRẦN TẾ XƯƠNG 79
3.1 Tạo sự đổi mới từ quan niệm văn học, đề tài, chủ đề đến hình tượng nhân vật 79
3.1.1 Đổi mới quan niệm văn học, đề tài, chủ đề 79
3.1.2 Đổi mới nhân vật 85
3.1.2.1 Hình tượng nhân vật khách thể 85
3.1.2.2 Cá thể hóa hình tượng tác giả 87
3.2 Tạo nên những cách tân về bút pháp, nhịp điệu, cách mở đầu và kết thúc tác phẩm 97
3.3 Làm tăng tính đối thoại trong thơ 100
3.4 Sự kết hợp mới giữa tự sự và trữ tình 104
3.5 Làm tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm, góp phần vào quá trình hiện đại hóa văn học buổi giao thời 109
3.5.1 Góp phần làm tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm 109
3.5.2 Góp phần vào quá trình hiện đại hóa văn học buổi giao thời 115
Tiểu kết Chương 3: 119
KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO I
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thơ trào phúng Việt Nam có một quá trình phát triển khá lâu dài và tồn tại
như một quá độ nghệ thuật trong xã hội khi cái mới và cái cũ còn đang giao tranh vàtrở thành đối tượng của tiếng cười Vào khoảng thế kỉ XVIII, XIX, dòng thơ nàycũng đạt được những thành tựu đáng kể gắn với những tên tuổi tiêu biểu như HồXuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
Riêng với Trần Tế Xương, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông từ lâu
đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu bởi ông chính là người đã cắmmột dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của dòng thơ trào phúng Việt Nam Vớinhững nỗ lực thoát khỏi sự ràng buộc của tính quy phạm trong văn học trung đại,
Tú Xương đã mang đến khá nhiều sự đổi mới và cách tân trên các phương diện nộidung và nghệ thuật cho thơ trào phúng Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu sựxâm nhập của yếu tố văn xuôi trong thơ trào phúng của ông cho đến nay vẫn còn là
một góc nhìn khá mới mẻ Vì vậy, nghiên cứu Chất tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương, chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện hơn về
những đóng góp của Tú Xương đối với sự phát triển của văn học Việt Nam trungđại
1.2 Trần Tế Xương là một tác giả quan trọng đối với chương trình học tập và
giảng dạy ở nhà trường các cấp Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông, hai bài
thơ Thương vợ và Vịnh khoa thi hương được đưa vào giảng dạy cho học sinh từ rất lâu Do vậy, nghiên cứu đề tài Chất tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương
chúng tôi hi vọng sẽ trang bị cho người giáo viên những hiểu biết sâu sắc hơn về tácgiả này giúp họ thuận tiện hơn khi giảng dạy về Tú Xương ở trường phổ thông vànhà trường các cấp
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu về thơ trào phúng Trần Tế Xương
Cho đến nay có khoảng 70 tác giả tham gia nghiên cứu với khoảng trên 100
Trang 6công trình về Tú Xương Chúng tôi xin được điểm qua các công trình nghiên cứu cótính tiêu biểu.
Năm 1945 công trình Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại có thể coi là
công trình nghiên cứu đầy đủ và công phu đầu tiên về nhà thơ của non Côi sông Vị.Trong bài viết này, tác giả đã tái hiện lại toàn bộ cuộc đời cũng như sự nghiệp củaTrần Tế Xương và khẳng định tài năng của nhà thơ trào phúng bậc thầy này đã góp
phần thay đổi diện mạo thơ ca dân tộc trong một thời kỳ lịch sử nhất định: “Bây giờ, ta không còn lạ gì mà thấy tài ông Tú Xương không được mấy ai thưởng thức Những năm năm mươi trở về trước, chúng ta đã có một nhà thi sĩ thâm thúy như Tú Xương thật là một việc vinh dự và hạnh phúc cho quốc gia (…) Cái di sản văn chương của ông để lại cho chúng ta, cho nước Việt Nam là một di sản quý báu vô ngần” [59; 43] Công trình của Trần Thanh Mại đã bước đầu khai thác những giá trị
và những đặc điểm riêng biệt tạo nên nét đặc sắc trong thơ của Trần Tế Xương.Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ đất thành Nam càng đượccác nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn nữa Năm 1951, trong bài viết mang tên
Tú Xương – ông tổ thơ trào phúng Việt Nam tác giả Vũ Đăng Văn đã khẳng định:
“Trong cả văn học sử nước ta, về phúng thế, từ trước đến Tú Xương lại chưa có người nào dám “liều mạng” làm những vần thơ cách mệnh như thế bao giờ, thành ra Tú Xương là một cái mốc đặc biệt trong làng văn học Việt Nam” [59; 224] Tiếp sau ông, tác giả Nguyễn Duy Diễn trong Luận đề về Trần Tế Xương
cũng đã bước đầu giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời, các tác phẩm và vị trícủa nhà thơ này dưới dạng những bài giảng phục vụ cho mục đích giảng dạy vàhọc tập trong nhà trường
Tuy nhiên, kể từ sau năm 1954, việc nghiên cứu thơ Trần Tế Xương mới thực
sự được chú trọng Tác giả Trần Thanh Mại có bài Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương Tiếp đó các tác giả Hoàng Ngọc Phác, Lê Thước, Đỗ Đức Hiểu đã giới thiệu cuốn Văn thơ Trần Tế Xương góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ hơn
giá trị thơ ca của nhà thơ non Côi sông Vị Năm 1957, tác giả Nguyễn Sĩ Tế trong
bài Hệ thống trào phúng của Trần Tế Xương đã có một bài phân tích khá kĩ lưỡng
Trang 7những yếu tố khách quan cũng như chủ quan chi phối đến những đặc điểm nội dung
và nghệ thuật của nhà thơ Trong bài viết này, Nguyễn Sĩ Tế cũng đánh giá rất caonhững đóng góp của tác giả tiêu biểu cho dòng thơ trào phúng này đối với nền văn
học nước nhà: “Có thể nói rằng nhà thơ non Côi sông Vị đã ghi công đầu trong nền thi ca trào phúng của nước nhà Cho cả đến ngày nay, hệ thống trào phúng của ông hầu như chưa có ai vượt trội được Nếu như Nguyễn Du xứng danh một thi bá trong ngành thơ tình cảm, thì Trần Tế Xương đáng kể là một thi hào trong ngành thơ trào phúng Việt Nam” [59; 226] Bài viết của Nguyễn Sĩ Tế đã chỉ rõ những nét khác
biệt trong giọng điệu trào phúng của ông Tú với những nhà thơ trước đó như HồXuân Hương, Nguyễn Khuyến
Năm 1958, Văn Tân viết bài Tính chất và giá trị thơ trào phúng của Tú Xương
khái quát những vấn đề về nội dung cũng như nghệ thuật thơ của nhà trào phúng đại
tài này Tác giả chú ý đặc biệt vào thái độ của ông với quan lại và thực dân, với cái
nghèo, cái túng, với cái tết Đặc biệt, Văn Tân chỉ ra những thủ pháp trào phúng nhàthơ thường sử dụng như: tạo ra hiện tượng không có để trào lộng, vạch ra mâuthuẫn của sự vật để giễu cợt, dùng ngôn ngữ Pháp để mỉa mai, dùng những tiếngkhông tục để diễn tả ý tục… Nhận xét về tiếng cười trào phúng trong thơ Trần Tễ
Xương, Văn Tân cho rằng: “Thái độ trào phúng của Tú Xương là thái độ trào phúng của một tầng lớp đang tan rã, tuyệt vọng, bất mãn với hiện thực, nhưng hoàn toàn bất lực trước hiện thực Để cho hả bớt sự hằn học, căm phẫn của mình, tầng lớp ấy chỉ còn cách chửi vung lên, chửi một cách sỗ sàng, trắng trợn” [59; 272].
Từ năm 1960 trở đi, việc nghiên cứu thơ của nhà thơ non Côi sông Vị đã cónhững thành tựu rất khởi sắc Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong công trình
mang tên Tú Xương – con người và thơ văn đã khái quát khá đầy đủ các đặc trưng
cơ bản của thơ ông từ nội dung đến nghệ thuật Không những vậy, các nhà nghiêncứu bắt đầu chú trọng đến những khía cạnh đổi mới cách tân trong thơ trào phúngcủa Tú Xương góp phần phục vụ cho công cuộc đấu ranh chung của toàn dân tộc
với kẻ thù xâm lược: “Tú xương là nhà thơ lớn đã tiếp thu được truyền thống tốt đẹp của nền thi ca hiện thực trào phúng của dân tộc Ông đã góp phần nâng cao nó
Trang 8lên nữa để sử dụng nó trong việc phục vụ cuộc đấu trannh chống phong kiến thối nát, chống sự kết cấu giữa phong kiến với chủ nghĩa tư bản thực dân” [59; 85] Các
nhà nghiên cứu thời kì này còn đặt ra vấn đề cần phải sàng lọc những bài thơ khôngphải của ông Tú để các công trình nghiên cứu về ông có sự chuẩn mực và tính khoa
học cao hơn Trong bài Loại bớt một số bài thơ không phải của Tú Xương, tác giả
Trần Nghĩa cũng đề cập đến vấn đề này
Các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu thời
kì này cũng tham gia vào việc nghiên cứu Tú Xương Nguyễn Công Hoan có bài Về việc nghiên cứu thơ Tú Xương in trên Tạp chí văn học số 3 năm 1970 đã góp phần
bàn về văn bản, nêu những nghi vấn về sự nhầm lẫn chữ trong các bài thơ, nhữngsai sót trong việc chú thích và cách hiểu thơ của nhà trào phúng tiêu biểu thế kỉ
XIX Xuân Diệu có bài Thơ Tú Xương nghiên cứu rất công phu và tỉ mỉ về thơ ca
của nhà thơ đất thành Nam Ông cũng khẳng định tấm lòng của tác giả này với đời,
với nước, với thơ văn: “Có một điều sau một trăm năm đã khẳng định, là trên xứ sở của mực đen giấy trắng nổi lên tác phẩm của nhà thơ lớn Trần Tế Xương Một giọng nói trên đường đời, rất mực tâm huyết, tôi thấy thơ Tú Xương như là trong tiếng con chim quốc (đỗ quyên) có máu; thơ ái quốc của Phan Bội Châu là tâm huyết trực tiếp của một nhà cách mạng, thơ tâm hồn của Trần Tế Xương tâm huyết một cách khác, đó là lòng yêu đời bị cản trở, đó là nỗi hoài bão bị chặt phá, đó là một người làm thơ, đã nói thì muốn khạc cả tim phổi của mình vào văn” [59; 188] Sau Xuân Diệu, Nguyễn Tuân có bài Thời và thơ Tú Xương rất sâu sắc và độc đáo
và có ảnh hưởng sâu rộng trong văn giới với những nhận xét khá tinh tế và chính
xác:“Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở Tú Xương chỉ làm một cẳng chân trái tả thực Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình tới chúng ta bằng những bước lãng mạn trữ tình” [51; 72] Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong tác phẩm Thơ văn Tú Xương cũng đánh giá: “Tú Xương là nhà thơ trào phúng có biệt tài” “Sau Hồ Xuân Hương, trong thời kỳ văn học cận đại, Tú Xương là nhà thơ kế nghiệp xứng đáng nhất của văn thơ trào phúng nhân dân, cả về phương diện tư tưởng và nghệ thuật [59; 123]
Trang 9Sau khi tác phẩm của nhà thơ đất thành Nam được đưa vào giảng dạy rộng rãi
ở các cấp học, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã viết cuốn giáo trình Văn học Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX và có nhấn mạnh: chúng ta cần quan tâm đúng mức đến các vấn đề như: “Cái tôi trong thơ Tú Xương - một điển hình nghệ thuật” hay
“Kết cấu trữ tình và trào phúng trong thơ Tú Xương” Nhuyễn Lộc cũng đưa ra
những nhận xét khá chính xác về những điểm cách tân và đổi mới trong thơ của
Trần Tế Xương: “Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng” và “ngự trị trong thơ ông là cái ngôn ngữ hoạt bát mà sắc cạnh, uyển chuyển mà chính xác, đa dạng trong cách nói, phong phú trong cách thể hiện, một ngôn ngữ hàng ngày nhiều ví von, nhiều tục ngữ, thành ngữ, một ngôn ngữ đầy sức sống của dân tộc, của thời đại” [34; 765 - 798]
Từ năm 1975 đến nay, các công trình nghiên cứu về nhà thơ non Côi sông Vị đã
có những hướng tiếp cận mang tính đổi mới rõ rệt Nguyễn Tuân sau thành công của
bài viết Thời và thơ Tú Xương đã có thêm hai bài mới là Giọng cười trong tiếng nói Tú Xương và bài Hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương Những bài viết của Nguyễn
Tuân đã giúp cho các nhà nghiên cứu sau này có điều kiện thuận lợi hơn trong việchiệu đính, bổ sung để bạn đọc có được cái nhìn bao quát hơn về tác giả này
Những năm cuối cùng của thế kỉ XX, một số nhà nghiên cứu đặc biệt chú ýđến sắc thái tiếng cười, tính thời sự và những cách tân nghệ thuật trong thơ Trần TếXương như Trần Đình Sử, Trần Lê Văn, Lã Nhâm Thìn, Trần Thị Trâm, Đoàn
Hồng Nguyên… Trần Đình Sử đặc biệt chú ý đến Nụ cười giải thoát cá nhân và tự khẳng định trong thơ Tú Xương Ông chỉ ra đặc điểm tiếng cười trong thơ tác giả
này là: 1) Không mang tính chất thuần túy đạo đức, ý thức hệ mà mang tính chất hàihước, sinh hoạt, cười vui; 2) Có tính chất khá phổ biến: vừa cười người, vừa cườimình, không tự đặt mình ra ngoài đối tượng của tiếng cười; 3) Có tính chất lưỡngtính: vừa phủ định, vừa khẳng định Còn sự giải thoát khẳng định mình của nhà thơ
thể hiện ở chỗ: “Tú Xương có một giọng ngông, dám nói toạc những điều mà người đời không dám nói” [59; 353].
Nhà nghiên cứu Đoàn Hồng Nguyên (2000) trong bài Thơ Tú Xương với kiểu
Trang 10tự trào thị dân đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh số
24 lại chú ý đặc biệt đến kiểu cười tự trào thị dân trong thơ của tác giả này Ông chorằng bằng kiểu cười tự trào phủ định, Tú Xương đã chế giễu, đã phê phán tính chất
hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và phủ nhận cả những khuôn phép lỗi thời của xã hộiphong kiến
Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Hoa Lê (2007) đã góp phần làm rõ những
đặc điểm và diện mạo của Thơ trào phúng Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX và nửa đầu thế
kỉ XX [29] Trong luận án này, tác giả cũng chỉ rõ những nét đổi mới trên phương diện
nội dung và nghệ thuật trong thơ của nhà thơ đất thành Nam so với các nhà thơ tràophúng cùng thời Từ những nghiên cứu của tác giả, chúng tôi đã có những dữ liệu đầutiên cho việc nghiên cứu đề tài về chất tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương.Như vậy, thơ Tú Xương, đặc biệt là thơ trào phúng của ông, đã được các nhànghiên cứu quan tâm và khai thác theo rất nhiều hướng khác nhau Trên cơ sở tiếpthu những nghiên cứu của các tác giả đi trước chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
Chất tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương để góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ
hơn về những đóng góp của nhà thơ non Côi sông Vị với mảng thơ trào phúng ViệtNam nói riêng và thơ ca trung đại nói chung
2.2 Lịch sử nghiên cứu chất tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương
Cho đến nay, việc nghiên cứu chất tự sự trong thơ Tú Xương là một vấn đềmới Sau đây là một vài công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Năm 1957 trong bài viết mang tên Tú Xương – ông tổ thơ trào phúng Việt
Nam, tác giả Vũ Đăng Văn đã chỉ ra những biểu hiện của sự xâm nhập những yếu tố
hiện thực trong thơ Tú Xương khiến thơ ông thoát hẳn khỏi những biểu hiện củatính khuôn mẫu trong thơ trung đại qua những đặc điểm cơ bản sau:
1 Thơ của ông đều dựa vào thời sự mà viết, thành ra đánh dấu được một thờiđại, lại dễ được người đọc nhớ và truyền tụng
2 Thơ của ông là một thứ thơ bình dân, rất ít dùng chữ cầu kì, khó hiểu; đọclên như văn xuôi, thành ra ai cũng có thể nhớ được, thuộc được và dễ truyền đi
3 Thơ của ông không có những tư tưởng sáo cũ hay cố chấp Phần nhiều cái
Trang 11gì sáo cũ, lắp đi lắp lại thì là giả dối và xem dễ nản; người đọc bao giờ cũng thíchnhững ý mới, lạ và thành thật, dù cái thành thật đó có đôi khi ngang chướng.
Những đặc điểm trên trong thơ trào phúng Trần Tế Xương là điều rất dễ thấy
nhưng phải đến năm 1996, trong bài viết Tú Xương - bậc thần thơ thánh chữ, in trong cuốn Tú Xương thơ và đời [48], Nguyễn Đình Chú mới đề cập trở lại vấn đề này Ông
cho rằng: tác giả của những vần thơ trào phúng nổi tiếng của thế kỉ XIX này đã cónhững đổi mới về không gian nghệ thuật mang đậm tính chất phóng sự Song vấn đềnày lại không phải vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn đề cập đến trong bài viết củamình Cho nên, nhận định của ông mới chỉ mang tính khái quát bước đầu
Năm 1998, trong bài Tú Xương với những phóng sự bằng thơ trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1, tác giả Trần Thị Trâm đã đề cập đến vấn đề này một cách thực sự sâu sắc và nghiêm túc Trần Thị Trâm cho rằng: “Tú Xương được mệnh danh là “người thư kí giỏi của thời đại” bởi thơ ông đã bám sát từng sự kiện của đời sống, là tấm gương phản ánh chân thật diện mạo của một thời kì lịch sử đau thương với những biến động dữ dội…” [59; 364].“Là người trong cuộc, một nhà thơ nhạy cảm, một nhà nho sớm có tư chất nhà báo, Tú xương đã dồn sức viết lên được những phóng sự bằng thơ rất đặc sắc Những phóng sự ấy chính là cái gạch nối giữa vè - một kiểu báo truyền miệng dân gian và những phóng sự nổi tiếng của Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng … trên báo chí sau này” [59; 364].
Đây là một bài viết có tính chất gợi mở và giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trongquá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Năm 1999, trong bài viết Tú Xương – nhà báo, in trong cuốn Cánh bướm và đóa hướng dương (Nxb Hải Phòng), tác giả Vương Trí Nhàn cho rằng: “Nếu căn cứ nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra là để làm báo Ở ông luôn luôn có tư duy của một kí giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố cho ngòi bút đúng lúc thôi, chứ thật ra ông phải là người của trường văn trận bút hiện đại mới phải” [59;
362] Vương Trí Nhàn đã chỉ ra những đặc điểm của chất báo chí trong thơ Trần Tế
Trang 12Xương như sau: 1) Trong khi phần lớn thơ ca nho sĩ là thơ ca hướng nội thì thơ TúXương hướng ngoại (…) Ông luôn dỏng tai để nghe các chuyện thời cuộc và tìmcách ghi lại nó trên mặt giấy (…) Ông thạo tin vỉa hè, biết đủ chuyện đầu đường xóchợ và sẵn sàng làm những việc mà một phóng viên tập sự phải làm 2) Gần với báochí là tư duy bám sát hiện tượng và sự vật của nhà thơ 3) Những sáng tác của tácgiả này hình như được viết nhanh Sự việc vừa xảy ra là ông có thơ liền 4) TúXương sẽ là một nhà báo viết được nhiều thể tài khác nhau Tuy nhiên, trong bàiviết của mình, tác giả Vương Trí Nhàn cũng mới chỉ đưa ra những nhận định có tínhkhái quát và chưa có sự phân tích cụ thể đối với vấn đề mà ông đề cập.
Nhìn chung, một số nhà nghiên cứu đã thấy được sự xâm nhập của yếu tốphóng sự, kí sự trong thơ Trần Tế Xương góp phần tạo nên những đổi mới căn bảncho thơ ca của ông so với thơ của những nhà nho thời trước Tuy nhiên, việc nghiên
cứu Chất tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương vẫn còn là một vấn đề mới.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những người đi trước, chúng tôi nghiên cứu
đề tài này để góp phần làm rõ những thành tựu về nội dung cũng như nghệ thuật củathơ trào phúng Trần Tế Xương Từ đó, giúp bạn đọc đánh giá được chính xác vai tròcủa Tú Xương đối với nền văn học nước nhà
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu các tác phẩm thơ trào phúng của Trần Tế
Xương, khảo sát những biểu hiện của yếu tố tự sự trên các phương diện nội dung vànghệ thuật của các tác phẩm Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sựtrong việc tạo nên những nét đổi mới, cách tân của nội dung, nghệ thuật thơ tràophúng Trần Tế Xương so với thơ ca truyền thống
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc tìm hiểu Chất tự sự trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương nhằm
khẳng định những đóng góp nghệ thuật của Trần Tế Xương cho sự phát triển củathơ ca dân tộc ở giai đoạn hậu kỳ trung đại trong thời kỳ quá độ từ văn học trung đại
Trang 13sang văn học hiện đại Qua đó, góp phần làm rõ hơn nét riêng độc đáo trong phongcách thơ Trần Tế Xương, cũng như đặc điểm văn học giai đoạn giao thời.
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trên hai phươngdiện: nội dung và nghệ thuật
- Xác định vai trò của yếu tố tự sự trong thành tựu của thơ Trần Tế Xương.Qua đó thấy được vai trò của tác giả đối với sự phát triển thơ ca dân tộc giai đoạnnửa cuối thế kỷ XIX
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.2 Phương pháp so sánh văn học
Đây là phương pháp quan trọng giúp chúng tôi đối chiếu, so sánh những nétcách tân và đổi mới của thơ Tú Xương so với thơ của các nhà thơ trước ông Từ đó,giúp bạn đọc thấy được rõ hơn những nỗ lực bứt phá của nhà thơ khỏi những ràngbuộc của tính quy phạm trong thơ ca trung đại và vai trò tiên phong của ông trongviệc đổi mới thơ ca theo hướng hiện đại hóa
4.2.3 Phương pháp văn học sử
Đây là phương pháp bổ trợ quan trọng góp phần xác định mối liên hệ giữahoàn cảnh lịch sử, xã hội cùng những đặc điểm tính cách cá nhân nhà thơ trong việchình thành nên những quan niệm văn học mới hay hình thành nên những để tài, chủ
đề, và sự bứt phá trong bút pháp nghệ thuật của Tú Xương so với những nhà thơtrước đó
Trang 14Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng kết hợp với các thao tác: khảo sát, thống kê,phân loại.
5 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Phạm vi nội dung: Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng
Trần Tế Xương xét hai bình diện nội dung và nghệ thuật Vai trò của yếu tố tự sựtrong việc tạo nên những cách tân và đổi mới cho thơ Tú Xương
5.2 Phạm vi tư liệu: Tư liệu chúng tôi sử dụng để nghiên cứu là Tú Xương toàn tập, Nxb Văn học, 2010 của Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lý thuyết
- Kế thừa những thành tựu của người đi trước, luận văn góp phần đánh giá
những đóng góp, những tiến bộ của thơ trào phúng Trần Tế Xương trong tiến trìnhhiện đại hóa thơ ca dân tộc
- Trình bày một bức tranh tổng thể, hệ thống và khoa học về những biểu hiệncủa yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương Xác định yếu tố tự sự nhưmột thành phần và như một đặc điểm của thơ trào phúng Trần Tế Xương
- Làm rõ những bình diện sáng tạo cơ bản trong thế giới nội dung, nghệ thuậtcủa thơ Trần Tế Xương soi chiếu từ một góc độ mới
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc làm 3 phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và Kết luận.Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2 Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng của Trần
Tế Xương
Trang 15Chương 3 Vai trò của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương
Ngoài ra, luận văn còn có phần Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm tự sự và tự sự trong thơ
1.1.1 Khái niệm tự sự
Nhà triết học Arixtot là người đầu tiên nhắc đến khái niệm tự sự để phân biệt
nó với hai loại hình còn lại là trữ tình và kịch Ông cho rằng, văn học có ba phươngthức mô phỏng hiện thực: Cách thứ nhất là kể về sự kiện như một cái gì tách biệtvới mình Cách thứ hai, người mô phỏng tự nói về mình nhưng không thay đổi ngôixưng và cách thứ ba là trình bày tất cả những nhân vật được mô tả trong hành động.Arixtot gọi ba cách thức mô phỏng này lần lượt là tự sự, trữ tình, và kịch Như vậy,
ở dạng ban đầu, tự sự được coi là một cách thức để mô phỏng hiện thực
Theo cách phân chia của Arixtot, nhà phê bình văn học người Nga Biêlinxkicũng chỉ ra những đặc trưng căn bản của tự sự: Theo ông, khái niệm tự sự đượcdùng để chỉ toàn bộ những tác phẩm biểu hiện đời sống thông qua miêu tả sự kiện.Tính khách quan là yếu tố căn bản nhất để phân biệt tự sự với trữ tình và kịch bởilẽ: nếu tác phẩm trữ tình ưa nói đến chủ quan, tác phẩm kịch là sự dung hợp của cácyếu tố đối lập như tính khách quan của tự sự và tính chủ quan của trữ tình thì đối
tượng mà tự sự hướng đến là thế giới khách quan Từ điển thuật ngữ Văn học do Lê
Bá Hán chủ biên chú giải cặn kẽ hơn: “Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng tình cảm của mình Nhưng ở đây, tư tưởng và tình cảm của nhân vật thâm nhập sâu vào sự kiện
và hành động của con người bên ngoài tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả” [17; 385] Như vậy có thể thấy, tính khách quan là yếu tố đặc
trưng đầu tiên của văn bản tự sự mà chúng ta cần chú ý đến
Trang 16Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng không kém để làm nên tác phẩm tự sự là
yếu tố sự kiện G Genette cho rằng: “Tự sự là trình bày một sự kiện hay một chuỗi
sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự.
[53; 41] Theo ý kiến của G.Genette, Trần Đình Sử cho rằng: văn bản tự sự có bađặc điểm Một là có người kể, hai là có hành động tự sự và ba là có sự kiện được kể
ra Sự kiện là một nền tảng của tự sự, nó tạo nên chuyện, câu chuyện, cốt chuyện(truyện); không có sự kiện thì không có tự sự Quan điểm này của ông phù hợp với
khái niệm tự sự được Hoàng Phê ghi trong sách Từ điển Tiếng Việt: “Tự sự là thể
loại văn học trong đó nhà văn phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách, thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh” [50; 1040].
Như vậy có thể thấy, khi nhà văn tái hiện lại đời sống khách quan, anh ta phải tậptrung phản ánh đời sống con người qua các sự kiện của nó Giáo sư Phương Lựu
cho biết: “Sự kiện là những hành động, việc làm, ý nghĩ, đổi thay bộc lộ bản chất, tính cách hay các mối quan hệ giữa người và người” [36; 376] Khi tiếp cận một
tác phẩm tự sự chúng ta không thể bỏ qua yếu tố sự kiện
Theo tác giả Lại Nguyên Ân chúng ta còn phải chú ý đến yếu tố trần thuật
trong tác phẩm tự sự nữa, bởi vì : “Nét đặc thù của tự sự là vai trò tổ chức của trần thuật: nó thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó đã xảy ra và được nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh, hành động và dáng nét các nhân vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bàn luận” [2; 371] Yếu tố trần thuật
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên cốt truyện và quyết địnhhình thức ngôn ngữ trong tác phẩm, đồng thời quyết định tính khách quan của nhân
vật người kể chuyện “Thành phần ngôn từ trần thuật của tác phẩm tự sự tương tác một cách tự nhiên với các đối thoại và độc thoại (kể cả độc thoại nội tâm của các nhân vật) Ngôn từ ở đây có chức năng thông báo về cái đã xảy ra từ trước Giữa dòng ngôn từ đang tuôn chảy và các hành động mà nó miêu tả có một khoảng cách
về thời gian: tác giả kể về các biến cố như về một cái gì đó cách biệt với mình” [2;
371] Trần thuật tự sự thường được dẫn dắt bởi một người trần thuật Trong tácphẩm, nhân vật này thường giữ ngôi thứ ba và vô hình, phi nhân cách hóa hoặc cóthể là một nhân vật cụ thể Vì vậy, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm sẽ hé lộ cho
Trang 17chúng ta biết về hình tượng này Đến với tác phẩm tự sự, người đọc thường hay chú
ý đến yếu tố biểu cảm trần thuật tức là chú ý đến chủ thể trần thuật
Nói về yếu tố thời gian và không gian trong tác phẩm tự sự Phương Lựu (trong
Lí luận văn học, Nxb Giáo dục,1999) và Lại Nguyên Ân (trong 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nôi, 1999) đều cho rằng: Tự sự rất tự do trong việc chiếm lĩnh
không gian và thời gian Người viết có thể kể về một khoảnh khắc, cũng lại có thể
kể về những sự kiện dài bằng cả đời người, trải qua hàng nhiều thế hệ Chỉ có điệnảnh và truyền hình mới có thể sánh được với tự sự về khả năng tái hiện kỹ lưỡngnhững quá trình diễn ra trong một không gian rộng, trong những đoạn thời gian dài.Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự vì thế cũng rất phong phú và đa dạng.Như vậy, nói một cách đơn giản, tự sự là kể chuyện Phải có chuyện thì mới kểđược Và nó là một loại hình văn học về đặc trưng thể loại đối lập với loại hình trữ
tình Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (Nxb Đại học Sư Phạm),
Nguyễn Đăng Na chỉ rõ: Về hình thức, có hai cách kể chuyện, một là dùng vănxuôi, hai là dùng văn vần Dùng văn xuôi kể chuyện là cách làm thông thường trongcác tác phẩm tiểu thuyết chương hồi, truyện hoặc kí Còn dùng văn vần để kể
chuyện là cách chúng ta thường thấy trong các truyện thơ Nôm như: Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Lục Vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Lưu bình –
Dương Lễ (khuyết danh), Phạm Tải - Ngọc Hoa ( khuyết danh) Như vậy, khái
niệm tự sự có nghĩa rất rộng và được dùng cho cả văn học dân gian và văn học viết,cho cả văn học cổ trung đại và văn học hiện đại, văn học viết bằng thơ và văn xuôi,văn học trong nước và văn học nước ngoài
Những khái quát căn bản về thể tự sự trên đây sẽ tạo tiền để giúp chúng tôi tìmhiểu những biểu hiện của sự giao thoa giữa chất tự sự và trữ tình trong thơ tràophúng của Trần Tế Xương
1.1.2 Hiện tượng giao thoa giữa trữ tình và tự sự trong thơ
Là một loại hình nghệ thuật cổ xưa bậc nhất của loài người, loại hình trữ tìnhthể hiện sự quyến rũ của thể loại mình trong khả năng đi sâu khám phá thế giới nộitâm của con người Vì vậy, đặc trưng cơ bản nhất của nó là không có cốt truyện
Trang 18hoặc cốt truyện rất đơn giản Thay vào đó, cái Tôi trữ tình của tác giả đóng một vai
trò cực kỳ quan trọng và thường giữ thế đối lập với thực tại khách quan Đó là cái
Tôi tự nhận thức, cái Tôi tự bộc lộ, cái Tôi tự do bày tỏ cảm xúc buồn, vui hay hân
hoan hồi hộp và rõ ràng là qua đó, người đọc dễ dàng nhận thấy một cá tính riêngbiệt mà nhân vật thể hiện
Do đề lên hàng đầu sự biểu lộ cảm xúc hay điểm nhìn của nhân vật cho nênviệc miêu tả thế giới bên ngoài (như phong cảnh thiên nhiên, các sự vật, sự kiện )trong các tác phẩm trữ tình cũng nhằm mục đích để nhân vật tự thể hiện Trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” chính là
đã nêu lên một đặc trưng cơ bản của thể loại này: bút pháp tả cảnh để ngụ tình Hơn
nữa, cảm xúc của nhân vật trong các tác phẩm trữ tình thường “ở thì hiện tại” (Jean
Paul) nên nó thường chứa đựng những vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại Người đọc
dù ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cảm nhận thấy những vấn đề của mình được nhà vănđặt ra trong tác phẩm: khát vọng hạnh phúc, tình yêu, sự sống, cái chết
Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển lâu dài đồng thời với hành trình kiếmtìm sự hoàn thiện về thi pháp, một điều dễ nhận thấy là thể loại trữ tình không chỉđóng khung trong những đặc trưng thể loại mà thường vay mượn những phẩm tínhcủa “anh láng giềng” văn xuôi để tạo nên những cách tân mới mẻ trong sáng tác.Lằn ranh giới giữa trữ tình và văn xuôi không phải là cái ngưỡng khó vượt nhưtrước đây người ta vẫn hiểu Tự sự hoàn toàn có thể xâm nhập vào thơ ca và xóa đikhoảng cách giữa hai thể loại Cơ sở để lí giải sự hòa phối giữa chúng xuất phát từ
chỗ: Thơ văn trung đại vốn được dùng để “tỏ chí”, “tải đạo” nên mục đích hướng
đến của nó là tường thuật, kể lại, tả lại nỗi lòng hay chí hướng của người viết Các
bài thơ có tên như Thuật hoài, Ngôn chí, Tự tình tự nó đã nói lên đặc điểm này
của thi pháp trung đại Và trong những bài thơ này, yếu tố đầu tiên đáng chú ý của
nó là cách thức trữ tình gồm: thuật (kể ra), ngôn (nói ra), trần (bày tỏ ra) Yếu tốthứ hai đáng chú ý là nội dung trữ tình (tình, hoài, chí ) Và như thế, con người khimuốn nói những tình cảm, cảm xúc của mình thì cần phải kể ra, thuật lại những sựviệc, câu chuyện, tình huống, sự kiện, liên quan đến tình cảm, thái độ, cảm xúc ấy
Trang 19Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã rất có lý khi đưa ra nhận định: “Nhân vật trữ tình chủ yếu chỉ cho người khác thấy trạng thái tình cảm của mình, lối trữ tình nghiêng
về kể, thuật, tự những kết quả bề ngoài của đời sống nội tâm chứ không phải là bản thân nội tâm” [58] Yếu tố “sự” và “việc” đã trở thành ngọn nguồn để nảy sinh cái
“tình”, để diễn đạt cái “tình” Đây là cơ sở đầu tiên để chúng ta thừa nhận sự tồn tại
của yếu tố tự sự trong trữ tình đúng như Lê Quý Đôn nhận xét: “Thơ ca ra đời cũng chính từ sự rung động của tình trước cảnh và sự” Vì lẽ đó, khi nói về thơ ca trung đại, Đặng Thai Mai đã sử dụng thuật ngữ: “văn chương tự tình” như là một cách để đối lập lại với khái niệm “văn chương trữ tình” (có sự thể nghiệm trực tiếp của cảm xúc và nói lên cá tính sáng tạo của tác giả) và văn tự sự ( Theo Đặng Thai Mai, Giảng văn Chinh phụ ngâm, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 1992) Phải chăng
chính ông đã mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của yếu tố tự sự trong các tác phẩm trữtình của văn học giai đoạn này?
Đi tìm một cơ sở cho khả năng hòa hợp giữa yếu tố tự sự với trữ tình chúng tôinhận thấy rằng: Khi xây dựng một nhân vật cụ thể, các tác giả không thể khôngmiêu tả hành động bên ngoài (như cách cư xử, thái độ) cũng như những suy nghĩnội tâm (như tình cảm, cảm xúc) để khắc họa cá tính nhân vật Những suy nghĩ nộitâm của nhân vật rất gần với trạng thái biểu hiện của cái Tôi tự thể hiện trong trữtình Không chỉ vậy, khi tái hiện cảnh sắc thiên nhiên nơi nhân vật đi qua, hay tạosắc thái lãng mạn cho câu chuyện để tăng tính hấp dẫn, các tác giả cũng nhấn mạnhyếu tố trữ tình trong miêu tả, kể chuyện Vì lẽ đó, tự sự và trữ tình thường dễ thâmnhập và hòa hợp với nhau trong cùng một thể loại Nói khác đi, khi tác phẩm tự sựmuốn đạt đến khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn và chân thật, khôngthể không sử dụng yếu tố trữ tình Và ngược lại, ở tác phẩm trữ tình, trong một hoàncảnh lịch sử cụ thể nào đó của xã hội, khi những thông tin đời sống trở nên bề bộn,thì sự tương tác giữa nó với thể loại tự sự sẽ giúp người viết chuyển tải vào tácphẩm được nhiều vấn đề có ý nghĩa của đời sống hơn Theo tác giả Đàm Thị Thu
Hương (Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh) trong bài Chinh phụ ngâm và sự phá
vỡ lằn ranh giới giữa tự sự và trữ tình thì: việc đưa yếu tố tự sự vào thơ cũng là gợi
Trang 20ý để sáng tạo nên những thể loại mới, khi tự sự và trữ tình có chức năng ngangquyền nhau thì thể loại trường ca ra đời, khi tự sự đóng vai trò trung tâm và trữ tìnhchỉ là yếu tố phụ được điểm qua thì truyện thơ xuất hiện Sự gia giảm của yếu tố tự sựtrong tác phẩm sẽ góp phần tạo nên những thể loại khác nhau như truyện thơ, ngâmkhúc hay trường ca… Đó là nói đến khả năng dung chứa chất tự sự trong trữ tình.Qua khảo sát, chúng ta thấy ngay từ thời kỳ đầu, các tác phẩm trữ tình dângian đã bao hàm trong đó yếu tố tự sự dân gian Quả thật như vậy, nếu chúng ta lấytiêu chí tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có yếu tố cốt truyện và nhân vật đượckhắc họa đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn tác phẩm trữ tình để soi chiếu vào các tác phẩm
ca dao, ta sẽ nhận thấy khá nhiều điều lý thú Trong ca dao Việt Nam có rất nhiềubài bắt đầu từ một sự việc, một duyên cớ và được thuật kể đầy đủ, tái hiện chongười đọc chân dung tinh thần của nhân vật trữ tình :
Đêm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
(SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, 2014)
Ngay từ đầu bài ca dao, nhân vật trữ tình đã muốn thuật, kể lại một sự việc bắtđầu từ “Đêm qua” Những câu thơ tiếp theo thì rõ ràng là lời giãi bày cảnh ngộ: vềhoàn cảnh đơn chiếc, về mẹ già, về dự định trả công cô gái thật hậu hĩnh Và đếnkhi bài ca dao kết thúc thì cũng là lúc câu chuyện được kể xong Dụng ý của nhânvật cũng bộc lộ rõ ràng là lời tỏ tình một cách tinh tế chứ không đơn thuần chỉ làmiêu tả tâm trạng nhân vật một cách thuần túy Chúng ta biết nhiều về cuộc đời nhânvật và một câu chuyện tình yêu thầm kín được giấu dưới lớp vỏ việc trả công may áothông thường Nhiều bài ca dao khác cũng có nội dung tương tự và thường bắt đầu
bằng mốc thời gian sự kiện: “Sáng ngày tôi đi hái rau”; “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng”;“ Trèo lên cây bưởi hái hoa” Đó là bằng chứng cho sự thâm nhập của
Trang 21yếu tố tự sự dân gian vào thơ ca dân gian Không những vậy, đôi khi yếu tố tự sự còngiữ vai trò rất quan trọng trong tác phẩm trữ tình, góp phần để yếu tố trữ tình có mộtchỗ dựa chắc chắn, thêm nghĩa lý Tiến sĩ Nguyễn Bích Hà (Trung tâm nghiên cứu về
phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) trong bài Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian
đã hài hước ví von rằng: “Tự sự như cái mắc để treo tranh, như đôi bờ đất để dòng sông chảy mãi mà nếu như không có cái mắc đó thì bức tranh không thể treo được lên, không có bờ đất thì nước chẳng theo một dòng nhất định” [16].
Trở lên, chúng tôi đã nói về sự tồn tại tất yếu của yếu tố tự sự trong thơ tỏ chícủa văn học viết Khi tìm hiểu các tác phẩm thơ ca đời Lý - Trần và cả thơ ca đờiHồng Đức, chúng tôi cũng thấy các nhà thơ bao giờ cũng bắt đầu việc miêu tả cảm
xúc của mình bằng việc thuật, kể, tả một sự việc Một ví dụ về bài Xuân hiểu của
vua Trần Nhân Tông
Ngủ dậy ngỏ song mây Xuân về vẫn chửa hay Song song đôi bướm trắng Phấp phới cánh hoa bay (Thụy khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp, Phách phách sấn hoa phi).
(Xuân hiểu, Thơ văn Lý Trần, Nxb KHXH, 1977)
Bài thơ nhỏ xinh chỉ vẻn vẹn bốn câu, nhưng chất chứa biết bao điều Câu thơ
mở đầu thốt ra như một lời tự bạch, một câu tự sự về việc nhà vua ra song cửa ngónhìn cảnh vật bên ngoài, để rồi bất chợt cảm nhận được về mùa xuân một cách tinh
tế: “Ngủ dậy ngỏ song mây” Chi tiết đơn giản ấy gợi về một tâm hồn cao quý và
một cuộc sống ung dung, tự tại, nhàn tản, không vướng bận những tính toán việcđời và gợi ra biết bao điều thú vị Hình ảnh miêu tả đôi bướm trắng bay phấp phớitrên cánh hoa cho thấy con mắt quan sát tinh tế của thi nhân (chứ không phải mộtông vua) trước thiên nhiên Đây là một chi tiết được thuật lại tiếp diễn sau hành
Trang 22động ngỏ song mây Nó là chi tiết được lấy từ hiện thực bên ngoài chứ không phải
là diễn biến trong tâm trạng của nhân vật trữ tình Bài thơ, nếu không sử dụng yếu
tố thuật, kể, tả thì liệu tình yêu đời và khát vọng về hạnh phúc đời thường dung dịcủa đấng quân vương có lay động trái tim người đọc đến thế không?
Và sự thực là bất cứ nhà thơ nào, dù muốn bày tỏ suy nghĩ, thái độ, sự chiêmnghiệm với việc đời thì vẫn phải sử dụng trong thơ yếu tố tự sự như một nền tảng cơbản để yếu tố trữ tình thăng hoa cảm xúc Ngay cả những vần thơ nặng trĩu nỗi thương
đời, đau đời của Ức Trai trong Mạn thuật, bài 4, chúng ta cũng vẫn tìm ra điều đó:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay Trông thế giới phút chim bay Non cao, non thấp mây thuộc Cây cứng, cây mềm gió hay Nước mấy trăm thu còn vậy Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết Bui một lòng người cực hiểm thay (Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, Nxb Giáo dục,2012)
Những câu thơ đầu khắc họa rõ nét phong thái ung dung, tĩnh tại như muốn rũsạch bụi trần để về chốn trời mây, non nước của thi nhân Bối cảnh không gian, thờigian được tạo dựng thi vị đến nỗi ngỡ người đi dạo ấy như chuẩn bị hóa hương hóagió mà tan vào chốn nào theo mây khói xa xôi Nhưng việc đời, bước vào thì khôngkhó nhớ, mà bước ra đâu có dễ quên Biện pháp liệt kê giúp tác giả diễn tả rõ hơnnhững mâu thuẫn của đời sống Giữa việc con người có thể dễ dàng thông thuộcviệc đời nhưng không thể thông thuộc được lòng người như thế Sông sâu dễ dò, màlòng người khó đoán Vậy nên, ta cứ ngỡ đã nắm rõ quy luật đất trời mà với lòngngười quanh co hiểm độc, sao vẫn thấy ghê sợ thay Nếu không bắt đầu bằng lốiviết tự sự, thì không biết Ức Trai tiên sinh sẽ làm thế nào để giãi bày được lòngmình rõ thế với hậu thế hôm nay?
Trang 23Cho nên, chúng ta coi sự hòa phối giữa yếu tố trữ tình với tự sự là một quyluật tất yếu trong quá trình phát triển hoàn thiện những đặc trưng cơ bản của hai thểloại Sự thẩm thấu này qua giai đoạn bề nổi của câu, của chữ, của chi tiết, sự kiệntrong bài thơ sẽ đi đến những tầng sâu làm sản sinh ra một thể loại văn học mới của
văn học trung đại: thể ngâm khúc Đọc các tác phẩm như Cung oán ngâm hay Chinh phụ ngâm không quá khó để tìm ra yếu tố tự sự trong các tác phẩm đó Đối với Chinh phụ ngâm chẳng hạn, ta thấy toàn bộ khúc ngâm là một câu chuyện kể về
cuộc đời của một người thiếu phụ có chồng ra trận trong lúc cả hai người đang sốngnhững ngày tháng hạnh phúc của tuổi trẻ chưa lâu Sự kiện quan trọng nhất đượcnói đến trong bài chính là ngày chồng nàng phải lên đường đi chinh chiến nơiphương xa Nhân vật trở thành người trần thuật lại một chuỗi những sự việc nànglàm hàng ngày khi chờ chồng trở về mòn mỏi: gieo quẻ bói, gượng soi gương,
gượng đốt hương Trong Chinh phụ ngâm, yếu tố thời gian và không gian cũng
không hoàn toàn bị giới hạn hay bị đóng khung thu hẹp như trong tác phẩm trữ tình
Và không chỉ bó hẹp trong khung thời gian hiện tại mà người viết còn mở rộng đến
thời gian tương lai khi người thiếu phụ tưởng tượng ngày chồng nàng trở về “Nền huân tước đai cân rạng vẻ/ Chữ đồng hưu bia để nghìn đông” Không gian trong
tác phẩm cũng không phải toàn cố định mà có sự mở rộng và dịch chuyển liên tục
Từ không gian của buổi đưa tiễn: “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu” đến không gian chiến trường “Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo/ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”, từ không gian hiện thực đến không gian của những giấc mộng: “Khi mơ những tiếc khi tàn/ Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không” Nhân vật trữ tình trong khúc ngâm cũng được miêu tả cụ thể qua rất
nhiều những chi tiết bên ngoài như ngoại hình (trang phục, vật dụng đi kèm), dáng
vẻ, cử chỉ, điệu bộ và việc làm, các mối quan hệ của nhân vật… Tất cả những điều
đó đã giúp cho tác giả bao quát được một bức tranh hiện thực khá rộng lớn tạo nên
giá trị nhiều mặt cho Chinh phụ ngâm cho đến ngày hôm nay.
Chúng tôi không có tham vọng phân tích kĩ lưỡng những biểu hiện của yếu tố
tự sự trong bất kỳ tác phẩm trữ tình nào mà chỉ muốn khái quát về sự giao thoa giữa
Trang 24hai yếu tố này trong một vài tác phẩm tiêu biểu để bạn đọc thấy rằng: trên thực tế,
sự gắn kết của yếu tố tự sự và trữ tình trong một tác phẩm đã có từ rất lâu Tuynhiên, phải đến giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khuynh hướng đưa tự sựvào trữ tình mới thực sự trở thành một trào lưu mạnh mẽ Lại Nguyên Ân nhận xét:
“Bước sang thế kỉ XIX – XX, trữ tình không còn đồng nhất với thơ như trước nữa; các tố chất của tự sự (ví dụ: tính sự kiện) thâm nhập vào tác phẩm thơ, đồng thời các tố chất của trữ tình thâm nhập vào văn xuôi, tạo nên những thể tài lai ghép như thơ tự sự - trữ tình, văn xuôi trữ tình ” [2; 365] Khuynh hướng này còn tiếp tục
phát triển về sau và thể hiện rõ nhất ở phong trào thơ Mới giai đoạn 1930 - 1945.Như thế để thấy, đây là một vấn đề có tính xuyên suốt quá trình phát triển của vănhọc Vấn đề đặt ra là: Vậy khi tự sự lấn sân sang trữ tình và để lại dấu ấn bề bộntrong các tác phẩm từ cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu thì nó có phá vỡ
những đặc trưng vốn có của thể loại này hay không? Câu trả lời có lẽ là không.“Kì thực, một khi các tác giả có cách ứng xử phù hợp với chất văn xuôi trong thơ thì ngay lập tức văn xuôi có cơ hội thể hiện năng lực của mình trong cấu trúc trữ tình Tính năng động của văn xuôi đã làm nên sự tương tác có lợi cho thơ Sau mỗi quá trình tương giao thể loại, thơ vừa giữ được ưu thế bẩm sinh, vừa có thêm những lợi thế mới” [60; 85 - 95].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự giao thoacủa hai yếu tố tự sự và trữ tình trong thơ trào phúng
1.2 Khái niệm thơ trào phúng và kiểu tư duy trào phúng
1.2.1 Khái niệm thơ trào phúng
Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu (NXB Văn hóa Thông tin, 1999) định nghĩa Trào ( 嘲 ) là cười nhạo, giễu Hán Việt từ điển trích dẫn của Đặng Thế Kiệt (www.hanviet.org) cũng định nghĩa Trào (嘲) là chế nhạo, cười nhạo Chẳng hạnnhư: trào lộng (嘲 弄 đùa cợt; trào tiếu 嘲 笑 cười nhạo; trào phúng 嘲 諷 cười cợt
chế nhạo Còn Phúng (諷), theo Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu có nghĩa là nói
mát, nói thác một chuyện khác mà khiến cho người tỉnh biết đổi lỗi đi (như tràophúng 嘲 諷 giễu cượt) Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh (Nxb Trẻ, TP Hồ
Trang 25Chí Minh, 1999) cắt nghĩa Phúng (諷) là ám chỉ, hoặc khuyên can bằng lời lẽ hàm
súc, nói khéo để can gián, (chẳng hạn 常 以 談 笑 諷 諫 : thường dùng lời cười đùa để
can khéo, Sử kí) Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng (Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1975) thì giải thích Phúng (諷) có nghĩa là: nói xa xôi mà có ngụ ý khuyên răn Như vậy, Trào phúng (嘲 諷) là nói ví hay dùng lời nói có tác dụng gây cười để cười nhạo nhằm mục đích châm biếm, phê phán hoặc khuyên răn, can gián “Trong thói quen ngôn ngữ, trào phúng luôn bao hàm cả hai yếu tố đan trộn lẫn nhau: yếu tố tiếng cười, cái cười và yếu tố răn bảo, đấu tranh chống lại điều lỗi, cái xấu” [29; 29].
Thơ trào phúng còn được gọi là thơ châm biếm, thơ nhại, thơ đả kích, thơ vui,thơ khôi hài, thơ hài hước, thơ phúng thích hay thơ huê tình là một loại hình đặcbiệt của sáng tác văn học Đặc trưng của nó là dùng tiếng cười để xây dựng tưtưởng, tình cảm cho con người nhằm mục đích chống lại cái xấu xa, thoái hóa, lốlăng, rởm đời hoặc để đả kích, vạch rõ những thói hư tật xấu của kẻ thù thườngđược che đậy bằng cái mẽ ngoài tương đối đẹp đẽ Do vậy, việc chỉ rõ những mâuthuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên ngoài và bên trong, giữa hiện tượng
và bản chất để làm nổi bật tiếng cười hài hước hay ý nghĩa mỉa mai trào lộng chính
là một trong những mục đích chủ yếu của thơ trào phúng
Các cấp độ cơ bản của trào phúng bao gồm:
Hài hước: Cái cười nhẹ nhàng, nhằm mục đích vui đùa, gây cười, thể hiện sựthiện chí trước những mâu thuẫn của hiện tượng, sự vật trên cơ sở vạch ra nhữngmâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng
Mỉa mai: Cái hài được che lấp bằng một cái mặt nạ nghiêm túc để ẩn giấu
ngấm ngầm thái độ chê bai, giễu cợt đối với đối tượng Ở lối hài hước, ngược lại, sựnghiêm túc được che đậy dưới lớp mặt nạ khôi hài cùng thái độ “cười vui” tánthưởng Trong lĩnh vực ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật, mỉa mai còn được gọi là
phản ngữ, nói ngược Nổi bật trong lối mỉa mai là thái độ tán dương vờ vĩnh, hay
châm chọc cay độc
Châm biếm: Dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để vạch trần bản chất xấu xa của
đối tượng So với hài hước và mỉa mai, sự châm biếm thể hiện mức độ gay gắt hơn,
Trang 26quyết liệt hơn và vì vậy giá trị phê phán, tố cáo với đối tượng cũng sâu sắc hơn.
Đả kích: Cái cười phủ định đối tượng một cách triệt để, quyết liệt không khoan
nhượng thể hiện một thái độ đối lập của nhà thơ với cái xấu, cái bảo thủ, lạc hậutrên cơ sở một lý tưởng xã hội tiến bộ hay một tư tưởng nhân văn thời đại
Trên đây là bốn cấp độ cơ bản của tiếng cười trào phúng và được xắp xếp theo
chiều hướng tăng dần Cho nên, tiến sĩ Trần Thị Hoa Lê cho rằng: “Trào phúng bao hàm nhiều cung bậc khác nhau của tiếng cười, từ tiếng cười phản kháng nhằm mục đích phúng thích chính trị xã hội cho đến tiếng cười chủ yếu mang ý nghĩa giải trí, giải thoát năng lượng hoặc chứng tỏ sự tự do về tinh thần; từ tiếng cười đậm chất cười cho đến tiếng cười pha nước mắt (cái cười cảm thán); từ cái cười hiện rõ trên câu chữ cho đến tiếng cười ẩn sâu đằng sau hình tượng phúng dụ” [29;36] Nhìn
chung, các cấp độ cơ bản này sẽ cho ta thấy rõ hơn thái độ của người viết trướcnhững vấn đề được phản ánh trong tác phẩm Để rồi, từ đó, người ta phân chia thơtrào phúng ra thành hai loại cơ bản là thơ tự trào và thơ thế trào
Thơ tự trào thường lấy chính chủ thể sáng tác làm đối tượng để trào phúng Nó
là tiếng cười mình, tự chế giễu mình khác với thơ thế trào thường lấy đối tượng tràophúng là khách thể với mục đích nhằm phê phán, châm biếm, đả kích những cái xấu
xa, kệch cỡm, lố bịch của đối tượng trào phúng Tuy nhiên, xét về bản chất, thì cáicười trong thơ tự trào và cả thơ thế trào đều hướng đến phê phán đối tượng khách
thể “Tự trào là cười nhạo bản thân đồng hành với cái cười nhằm vào những con người quanh mình Phát hiện ra mặt đáng cười của thế giới và đưa thế giới đáng cười ấy vào thi ca ( ) Tự trào là cách để tác giả chuyển dịch sang một điểm nhìn mới đối với cuộc sống” [68; 686 - 687]
1.2.2 Kiểu tư duy trào phúng và việc tăng cường chất tự sự trong thơ.
Kiểu tư duy trào phúng, về cơ bản, vẫn mang những đặc điểm của tư duy thơnói chung Tuy nhiên, đây là kiểu tư duy giàu tính trí tuệ, kích thích đầu óc phântích, mổ xẻ đối tượng Đó là kiểu tư duy hướng ngoại (khác với xu thế hướng nộicủa thơ ca truyền thống), hướng người viết tới hiện thực cuộc sống, nhất là nhữngvấn đề thời sự đang diễn ra và sự đồng tình của công chúng Cho nên, tính thời sự
Trang 27chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ trào phúng để phân biệt nó vớinhững loại hình văn học khác Và để sáng tác được thơ trào phúng, người viết bắtbuộc phải thoát khỏi kiểu tư duy lệ cổ, hướng thượng, thuần túy đạo đức, xa rờihiện thực, có tính ước lệ… của tư duy thơ truyền thống để gắn bó chặt chẽ và sâusắc với hiện thực xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn biến một cách sôi động.
Tư duy trào phúng mang tính chất phê phán, vạch trần, mổ xẻ đối tượng sẽđưa văn học tiếp cận gần hơn với hiện thực đời sống và tạo nên những hình tượngnghệ thuật mang tính lịch sử - cụ thể, phá vỡ những khuôn khổ của lối tư duy lệ cổ
Nó buộc nhà thơ phải hướng ngoại, quan sát một cách trực tiếp, chi tiết và cụ thểcác vấn đề của cuộc sống để chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản đáng cười Chất hiệnthực nhiều hay ít sẽ trở thành tiêu chí đưa tác phẩm đến với thành công và nhậnđược sự tán thưởng của người đọc Đây là một trong những hạt nhân tạo nên nhữngkhác biệt cơ bản giữa nhà thơ trào phúng và nhà thơ truyền thống Cho nên, khiđịnh nghĩa khái niệm thơ trào phúng, tiến sĩ Trần Thị Hoa Lê cho biết: xét từnguyên, thơ trào phúng bao gồm ba yếu tố: thơ, trào và phúng Yếu tố thứ nhất baohàm hình thức tác phẩm, là thơ, thể loại văn vần (phân biệt với văn xuôi không cóvần), mang đặc trưng của thể loại trữ tình, khác với các thể loại tự sự như truyện,
ký, tiểu thuyết, kịch Yếu tố thứ hai, trào, tiếng cười, yếu tố cơ bản định vị loại
hình thể loại, làm cho thơ trào phúng mang đặc điểm tư duy phân tích lý trí với cái nhìn khách thể hóa chứ không hoàn toàn là sự thể hiện nội tâm của chủ thể Yếu tố
thư ba lại khiến thơ trào phúng có điểm gần với lối văn ngụ ngôn, giáo huấn, đậmchất đạo đức xã hội học, hướng tới đối tượng số đông Như vậy, thơ trào phúng làloại tác phẩm hợp nguyên các trạng thái hết sức trái ngược nhau, những rung động,cảm xúc, sáng tạo, sự phê phán và tiếng cười Các trạng thái tâm lí này hòa trộn,
thẩm thấu lẫn nhau, triệt tiêu nhau tạo nên hiệu quả catacxit nghệ thuật Và như vậy,
về mặt định vị thể loại, thơ trào phúng mang tính phức hợp, pha trộn nhiều hìnhthức thể loại - vừa trữ tình, vừa tự sự, vừa mang cả chất kịch Trong đó, tiếng cười
là yếu tố cơ bản quyết định những loại hình (văn) thơ trào phúng khác nhau
Vì vậy, thơ trào phúng khác biệt rất nhiều so với thơ trữ tình thuần túy Thứ
Trang 28nhất, nếu thơ trữ tình thuần túy coi thế giới nội tâm và những điều liên quan đếnlĩnh vực tinh thần, tâm linh của con người làm đối tượng phản ánh chủ yếu thì cáctác giả trào phúng lại tỏ ra rất hứng thú với những vấn đề ngoại tại Thứ hai, nếu thơtrữ tình viết cho người đồng điệu, đồng cảm nhằm giãi bày, chia sẻ thì đối tượngcủa thơ trào phúng phức tạp hơn Một mặt, đối tượng của họ là những người đồngmưu để chia sẻ quan điểm hoặc cùng tán thưởng cái nhìn sắc sảo, hóm hỉnh củangười viết Nhưng mặt khác, thơ trào phúng lại hướng đến những đối tượng phảnánh Trên thực tế, những đối tượng này là những kẻ bất đồng với tác giả trên nhiềumặt như: quan điểm sống, đạo đức, lí tưởng, hay thói quen sinh hoạt hàng ngày
Tư duy trào phúng, do đó, là kiểu tư duy đặc biệt, vừa có tính dung hòa, vừa
có tính đối lập với kiểu trữ tình và kịch Không gian trong thơ trào phúng mang đặcđiểm của một sân khấu hài đời Mọi sự vật, sự việc, sự kiện diễn ra như bản thânhiện thực, gắn với người thực, việc thực đem đến cho người đọc cảm nhận về sựtiếp diễn của cuộc sống và không có tính hoàn kết Đặc điểm này khiến thơ tràophúng có thể dung nạp những “tạp chất” bề bộn của cuộc sống tạo nên sự dư thừa
so với khuôn khổ một bài thơ Thật khó có thể xác định được đâu là điểm mở đầu,đâu là điểm kết thúc của sự kiện hay hành động trong tác phẩm vì tính tiếp diễn mà
nó gợi ra Hơn nữa, trào phúng chấp nhận kiểu tư duy phi lôgic, do vậy, nó chophép người viết cũng có thể khai thác tối đa yếu tố liên tưởng tượng, phóng đại,ngoa dụ, nói quá… khi xây dựng hình tượng khiến hình tượng trong tác phẩm vôcùng sinh động, thể hiện rõ tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả
Trở lên, chúng tôi đã nói về sự giao thoa giữa yếu tố tự sự và trữ tình như mộtquy luật tất yếu trong quá trình phát triển và hoàn thiện thi pháp của hai thể loạinày Đối với thơ trào phúng, xuất phát từ đặc trưng kiểu tư duy trào phúng như trên,đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ cho yếu tố tự sự thâm nhập, phát triển tạo nênđặc trưng riêng cho dòng thơ độc đáo này Để thấy rõ hơn vấn đề đó, chúng ta sẽtìm hiểu về thơ trào phúng Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX và một đại diện tiêu biểucủa nó: nhà thơ Trần Tế Xương
1.3 Khái quát về thơ trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Trang 29Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu cho rằng: “Thơ nhà nho căn bản có tính trữ tình, viết cho mình, cho người đồng điệu chứ không phải cho công chúng ( ) Quan niệm văn học như thế không giành chỗ đứng xứng đáng cho thơ trào phúng vốn là loại thơ ca có tính trí tuệ, nhằm mổ xẻ, bóc trần sự thật, tìm tiếng cười hưởng ứng của công chúng” [13; 138 - 139] Tán đồng quan điểm này, Trần Nho Thìn cho
rằng: Thơ trào phúng là một trong những tiếng nói cuối cùng của loại hình văn họctrung đại, là một loại hình tiêu biểu báo hiệu sự chuyển đổi của loại hình trung đạisang hiện đại Chính vì vậy, hầu hết các tác giả viết thơ trào phúng đều sống vàocuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, và các tác gia trào phúng đều là những đại biểu vănNôm cuối cùng Theo Trần Nho Thìn, tiếng cười trong thơ trào phúng Việt Nam chỉbắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVIII trong thơ của các nhà nho nhưng phầnnhiều là trong thơ khuyết danh, truyện trạng Quỳnh hay những bài thơ Nôm truyềntụng là của Hồ Xuân Hương Nhưng, cái cười vẫn nằm trong trạng thái chung, mơ
hồ, không có sự xác định rõ ràng về không gian, thời gian, đối tượng Phải đến cuốithế kỉ XIX khi Nho giáo như một hệ thống giá trị văn học đã bộc lộ những mặt hạnchế không thể khắc phục thì cảm hứng tự trào mới xuất hiện trong thơ của các nhà
nho, tiêu biểu là Nguyễn Khuyến, Tú Xương (dẫn theo Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Việt Nam, 2009).
Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi tán đồng quan điểm cho rằngnhững tiền đề của văn học trào phúng đã có từ rất sớm qua các câu chuyện dân gian,trong ca dao, tục ngữ và sau này qua các câu chuyện về Trạng Quỳnh, Trạng Lợn Tiếng cười trào phúng trong văn học dân gian thường khỏe khoắn, lạc quan, mangtính xây dựng, thể hiện trí tuệ cũng như nhu cầu phản ánh cuộc sống trong thơ cacủa nhân dân ta
Trong văn học viết, tiếng cười trào phúng riêng tư xuất hiện vào khoảng thế kỉ
XIII – XIV và có tính lẻ tẻ, rời rạc Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, năm 1306,
vào đời vua Trần Anh Tông, nhân việc Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông gả congái là Trần Huyền Trân cho vua Chế Mân đã khiến cho các văn sĩ trong triều châmbiếm, chế giễu bằng việc mượn điển vua Hán gả Chiêu Quân cho rợ Hung Nô Câu
Trang 30ca dao từ thời đó còn lưu lại đến ngày nay trong dân gian có lẽ cũng hé lộ cho tabiết về thái độ của văn sĩ thời đó với việc này:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo
Tác giả đầu tiên của dòng thơ trào phúng được nhắc đến trong bộ sử này làNguyễn Sĩ Cố (? - 1312), Tuy nhiên, sáng tác còn lưu lại đến ngày nay của ông chỉcòn hai bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục là: Tụng giá tây chinh yết Uy Hiển Vương từ (Theo vua đi đánh phía Tây, yết đền Uy Hiển Vương) và Tụng giá tây chinh yết Tản Viên từ (Theo vua đi đánh phía Tây, yết đền Tản Viên) Ngoài ra,
Thái úy Trang Định Vương với bài thơ yết hậu bằng quốc ngữ châm biếm TrầnNguyên Đán việc định thông gia với Hồ Quý Ly để bảo toàn gia thuộc, tránh mối
họa về sau cũng được coi là tác giả đầu tiên của dòng thơ này Trong Thi văn Việt Nam còn giới thiệu một tác giả nữa là Lê Đức Mao (1462 - 1529) Tiếc thay, những
sáng tác của các tác giả này cho đến nay đều đã thất truyền Sang đến đời Trần, bài
thơ Hý Trí Viễn thiền sư khán kinh tả nghĩa của Trần Tung được xem là một bài thơ
có giọng điệu khá lạ so với các bài thơ đương thời Tất cả những tác giả trên cùngvới tác phẩm của họ đã đặt nền móng cho sự phát triển của dòng thơ trào phúng.Sang đến thế kỉ XV –XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là một trong nhữngtác giả sử dụng yếu tố “trào” khá thành công trong các sáng tác của mình Với thơNguyễn Bỉnh Khiêm, lần đầu tiên những chiêm nghiệm về thói đời mặn, nhạt trởthành đối tượng châm biếm, mỉa mai của tiếng cười trào phúng:
Được thì thân thích đem chân đến, Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi
Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến, Gang không mật mỡ kiến bò chi!
Đời nay những trọng người nhiều của, Bằng đến tay không ai kẻ vì?
(Nhân tình thế thái – bài 19, dẫn theo Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004)
Nhưng tiếng cười trào phúng chỉ thật sự khởi sắc trong thơ Hồ Xuân Hương, Phạm
Trang 31Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Quý Tân, Ninh Tốn, Ngô Thì Điển, TrầnDanh Án, Ngô Thì Sĩ… Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương được coi là đỉnh cao của dòngthơ trào phúng giai đoạn này Đối tượng hướng đến để châm biếm, đả kích của bà cũngrất đa dạng từ: quan lại, sư sãi, học trò dốt cho đến những kẻ giả danh quân tử.
Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta Đầu thì trọc lốc áo không tà Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm Vãi nấp sau lưng sáu, bảy bà (Chế sư, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008)
Nguyễn Công Trứ cũng để lại dấu ấn sâu sắc qua những bài thơ phê phánthói đời và thế lực của đồng tiền trong xã hội
Đương om sòm sấm giật chớp ran Nghe xóc xách lại gió hoà, mưa ngọt
Kẻ tài bộ đã vào phường vận đạt Không ngươi, cũng nát với cỏ cây Người yêm yêm, đành một phận trầm mai
Có gã, lại trở ra sừng ngạc (…) Tiếng xỏng xảnh đầy trong trời đất Thần cũng thông huống nữa là ai (Vịnh đồng tiền, Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn Học, 1983)
Thơ văn của các nhà nho đến đây mang một diện mạo khác hẳn với thời kỳ
trước Tác giả Vũ Ngọc Khánh đã khái quát như sau: “Mọi tâm hồn đều có góc cạnh, mọi đường nét đều nhô lên, có mũi nhọn, mũi mác và có sức ấn, sức tì, sức gạch, cũng có những biểu tượng hai mặt mà các nhà nho trước vẫn sử dụng một cách dè dặt, kín đáo thì lần này lại không hề e ấp, ngượng ngùng mà rõ ràng muốn
có can đảm phá vỡ mọi cái gì bưng bít, che đậy, thậm chí đến vạch trần, lật ngửa những vật linh thiêng, tôn quý trong tiếng cười của người có cơ chiến thắng ” [28;
104] Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng truyện Trạng Quỳnh, trạngLợn hay thơ Nôm Hồ Xuân Hương có xu thế nghiêng về văn học viết hơn là văn
Trang 32học dân gian và là một loại hình mặt nạ văn học, văn học ngoại biên không chính
thống PGS.TS Vũ Thanh cho biết: người viết nên những tác phẩm mang sắc tháitrào phúng giai đoạn này thường phải che giấu thân phận, tên tuổi của mình để tránh
sự o bế của chính quyền và sức ép của dư luận xã hội Tác phẩm của họ thườngđược lưu hành theo phương thức truyền tụng Và trên thực tế, trào phúng chưa phải
là phương diện sáng tác chủ yếu của các nhà nho cho nên ngay cả Hồ Xuân Hươngcũng vẫn chưa phải là một chân dung trào phúng tiêu biểu.Vì vậy, phải đợi đến nửathế kỉ sau, chúng ta mới có được những nhà thơ chuyên viết về thơ trào phúng vàđưa dòng thơ này phát triển đến đỉnh cao
Bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đã hội tụ những tiền đề lịch sử,văn hóa, kinh tế, tư tưởng để sản sinh và hoàn thiện dòng thơ trào phúng Chế độphong kiến đang trong giai đoạn tự đào hố chôn mình và tiếng cười chính là phươngtiện để tiễn đưa vui vẻ xã hội ấy xuống mồ Nó nảy sinh như một quy luật tất yếu.Hơn nữa, thời đại này tập trung nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết Trong đó nổibật là mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, người mới và người cũ: Người cũ cườingười mới, người mới cười người cũ, tất cả tạo nên một bức tranh xã hội với đầy sựnghịch dị, phi lý làm nảy sinh tiếng cười
Thơ văn trào phúng phát triển mạnh với nội dung mở rộng ở mọi phạm vi, soichiếu mọi góc độ với cách nhìn, quan niệm mới mẻ đi ra ngoài quỹ đạo của nộidung tư tưởng phong kiến trước kia Đối tượng trào phúng cũng khá đa dạng từ vuaquan phong kiến cho đến dân thường, từ bọn thực dân cho đến những con ngườimới - sản phẩm của xã hội giao thời Lực lượng chủ yếu sáng tác vẫn là các nhànho với số lượng sáng tác tăng vượt bậc cả trong Nam, ngoài Bắc Theo tiến sĩ TrầnThị Hoa Lê: ở miền Bắc có 24 tác giả, tiêu biểu là Nguyễn Khuyến, Tú Xương,Hoàng Văn Tuấn, Phạm Văn Nghị, Phạm Tuấn Tài Miền Trung có 25 tác giả tiêubiểu là Hoàng Bật Đạt, Nguyễn Xuân Ôn, Phạm Bá Thanh Miền Nam có 7 tác giảtrong đó tiêu biểu là Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân Ngoài những tác giả nêutrên còn có một lực lượng đông đảo các tác giả khuyết danh Thơ trào phúng khôngcòn là địa hạt riêng hay chỉ là một mảng nhỏ trong sáng tác của các nhà nho mà trở
Trang 33thành phương thức sáng tác chủ đạo của các tác giả thuộc nhiều giai tầng khácnhau: Có người có học vấn hoặc đỗ đạt làm quan như Nguyễn Khuyến, Tú Xương,Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Võ Liêm Sơn Có người không đi thi, khônglàm quan, cũng chẳng đỗ đạt gì như Học Lạc, Nguyễn Hàng Chi Điều đó tạo chotiếng cười trong thơ trào phúng giai đoạn này từ chỗ chỉ mang tính khôi hài đã trởnên có chiều sâu và có tính thời sự cao hơn, bao quát được rất nhiều vấn đề của xãhội Đó cũng không chỉ là tiếng cười đơn thuần chứa đựng những vấn đề cá nhân
mà nó cất lên từ nỗi đau mất nước hay phê phán những nhân vật, sự kiện mới nảysinh trong xã hội phong kiến buổi đầu Các cung bậc tiếng cười trong thơ tràophúng cũng rất đa dạng: Đó có thể là tiếng cười giòn, phá, chát chúa của Tú Xương;
Có thể là tiếng cười thâm trầm mà sâu sắc của Nguyễn Khuyến; Cũng có khi, đó làtiếng cười cay uất, ngấm nước mắt và đầy nỗi bi ai của Nguyễn Xuân Ôn Về mặtnghệ thuật, bên cạnh hai thể thơ thất ngôn bát cú đường luật và thất ngôn tứ tuyệt,các nhà thơ đã có ý thức sử dụng các thể lục bát và song thất lục bát có nguồn gốc
từ dân tộc Các thủ pháp ngữ âm cùng các phương thức ngữ nghĩa được các nhà thơ
sử dụng triệt để khi xây dựng hình tượng trong đó phương thức ngôn ngữ phúng dụđược sử dụng với tần số rất cao Và với những thành tựu đã đạt được, thơ tràophúng Việt Nam cuối thế kỉ XIX đã góp phần đáng kể làm phong phú hơn tiến trìnhphát triển của văn họa dân tộc Tiiến sĩ Trần Thị Hoa Lê cho rằng Thơ trào phúngViệt Nam cuối thế kỷ XIX đã có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của văn họcViệt Nam mà rõ rệt nhất là quan niệm gắn văn học với hiện thực xã hội đất nước vàquan niệm phát huy phong cách trào phúng, tăng cường tiếng cười trong đời sốngvăn học hiện đại Người có công lớn đưa văn học trào phúng phát triển đến đỉnh cao
và đạt được những thành tựu như vậy là Trần Tế Xương Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
về bối cảnh xã hội mà nhà thơ đang sống
1.4 Giai đoạn giao thời lịch sử và nhà thơ của buổi giao thời
1.4.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, văn học thời Trần Tế Xương
Sự kiện trung tâm và nổi bật nhất của lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn nửa sauthế kỉ XIX - nửa đầu thế kỉ XX chính là cuộc xâm lược của thực dân Pháp và cuộc
Trang 34chiến đấu rất quyết liệt của nhân dân ta Kéo theo đó là sự phân hóa diễn ra khá phứctạp xét trên tất cả các bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, tín ngưỡng của đất nước.Những biến động đó đã tạo nên những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của tư duy tràophúng và dòng thơ trào phúng trong văn học Việt Nam giai đoạn này.
Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, trong khi nội bộ triều đình cònđương bế tắc và lúng túng thì phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống lại kẻ thùxâm lược lại diễn ra sục sôi khắp trong Nam ngoài Bắc Các cuộc khởi nghĩa củaPhạm Văn Vĩnh, Phạm Văn Nghị, Trần Thiệu Chính, Lê Huy, Trương Định,Nguyễn Trung Trực, Phan Tòng nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của quầnchúng nhân dân Đặc biệt khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ra Sơn Phòngxuống chiếu Cần Vương thì phong trào đấu tranh càng diễn ra mạnh mẽ Tiêu biểu
là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Trần Văn Dự, Nguyễn Phạm Tuân, ĐinhCông Tráng Tuy nhiên, khi vua Hàm Nghi bị bắt, các nghĩa quân Mạc Đình Phúc,Vương Quốc Chính, Võ Trứ tan rã và khi cuộc đình chiến lần thứ hai của nghĩaquân Đề Thám diễn ra thì cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống thực dânPháp coi như thất bại
Không thể phủ nhận rằng cuộc xâm lược của thực dân Pháp dẫn đến nhữngbiến đổi sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam Nước ta từ một nước kinh tếnông nghiệp lạc hậu bị kéo vào quỹ đạo của nền kinh tế tư bản nhưng không đượccông nghiệp hóa Do đó, trên thực tế, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ, cungcấp nguyên liệu và hàng hóa xuất khẩu cho Pháp Thực dân Pháp ra sức bóc lộtnhân dân bằng các chính sách thuế khóa nặng nề Không những vậy, chúng còn giữđộc quyền khai thác khoáng sản, độc quyền ngân hàng, độc quyền kinh doanh cácmặt hàng quan trọng khiến cho nhân dân ta trở nên cùng quẫn Cuộc khai thác thuộcđịa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong các giaicấp xã hội Việt Nam Bên cạnh tầng lớp nông dân và nho sĩ, nhiều tầng lớp mới bắtđầu xuất hiện như: tư sản, tiểu tư sản và giai cấp công nhân Xã hội trải qua mộtcuộc phân hóa mạnh mẽ chưa từng có Mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên đến mức gay gắttrong đó nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với nhân dân ta
Trang 35Nho giáo đến cuối thế kỉ XIX vẫn được coi là hệ tư tưởng chính thống Tuynhiên, đường lối học hành cử tử, suốt ngày chỉ quanh quẩn bàn định những câuchuyện trong sử sách cũ đã làm hạn chế sự sáng tạo của người đi thi Đối với việcchống giặc cứu nước là việc cấp thiết nhất lúc bấy giờ nó lại càng tỏ ra không hữudụng và bộc lộ những hạn chế vốn có từ trước Tư tưởng tin vào “mệnh trời” sẽquyết định mọi sự thành bại ở đời vẫn hiện hữu trong đầu óc thủ cựu của tầng lớp tríthức khiến họ trở nên không sáng suốt trước thực tại Bên cạnh đó, Nho giáo, Phậtgiáo và Đạo giáo cùng các tín ngưỡng khác cũng phát triển Tuy nhiên, những biểuhiện của sự mê tín dị đoan, tin vào cầu đảo, tin vào tà thuật của những người đứngđầu đất nước càng khiến cho thực trạng xã hội đi vào rối ren, thể hiện sự lạc hậu,thậm chí là ngu dốt của họ.
Nho sĩ nước Nam trước thực trạng đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm cũng bịphân hóa thành ba hướng quan niệm khác nhau: Hướng thứ nhất là những nhà nhoyêu nước, có thừa dũng khí để quyết tâm chống giặc cứu nước nhưng lại không đủthế và lực Hướng thứ hai là những nhà nho bàn định kế sách tạm hòa hoãn với giặc:Hướng này khá phức tạp vì nó bao gồm cả những kẻ cam tâm làm tay sai cho giặc
và cả những nhà nho hiểu rõ thế tương quan giữa ta và giặc lúc bấy giờ Hướng thứ
ba là những nhà nho trung hòa, họ hơi thiếu bản lĩnh, bi quan với thời cuộc, khôngtham gia chiến đấu chống giặc nhưng cũng không bắt tay hợp tác với giặc Họ chọncách từ quan về nhà, sống ẩn dật để giữ khí tiết hoặc sáng tác thơ văn để nói lên tâmtrạng, nỗi niềm của mình, phê phán những mặt trái của xã hội Nhưng dù chọnhướng giải quyết nào thì các nhà nho đều vấp phải sự bế tắc Điều đó thể hiện sự bấtlực của lý tưởng Nho gia trước vấn nạn đương thời của đất nước
Các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình ở Bắc, Trung, Nam đều lần lượt bị xóa bỏ.Trong khi đó, Pháp ra sức đào tạo lớp người thừa hành chính sách xâm lược củamình ở Việt Nam và sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính trong các nhà trườnghay các văn bản công vụ, hành chính Nhưng nói chung việc làm của thực dân Phápkhông được nhân dân ta chấp nhận nên cuối cùng chúng phải khôi phục lại việc họcchữ Hán, duy trì lại việc học chữ Hán và định lại các kì thi Đời sống xã hội rơi vào
Trang 36thực trạng: Tây – Tàu lẫn lộn, lố lăng, kệch cỡm Những chính sách cải cách tiến
bộ tuy được các trí thức thời ấy trình lên triều đình nhưng không được chấp nhận
Xã hội Việt Nam đến lúc này rơi vào bế tắc trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực và cóảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học đương thời
Khi ý thức hệ phong kiến đã sụp đổ cùng sự xâm nhập của các loại hình vănhóa tư tưởng phương Tây vào Việt Nam, văn học trung đại cũng đã khép lại chặngđường dài phát triển khoảng chín thế kỉ của nó và manh nha những dấu hiệu hiệnđại hóa của một chặng đường phát triển phía sau Về cơ bản, văn học vẫn đi theonhững quán tính của văn chương nhà nho nhưng bước đầu đã có sự phá vỡ tính quyphạm, mực thước của văn chương nhà Nho và có sự đổi mới đáng kể trong đề tài,chủ đề và loại hình tác giả sáng tạo ra nó
Văn học yêu nước vẫn giữ một dòng chủ lưu và phát triển mạnh mẽ với nhữngtên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn,Nguyễn Quang Bích Tính thời sự có thể coi là một đặc điểm của văn học giaiđoạn này bởi các tác phẩm ra đời phản ánh rất kịp thời tình hình chiến sự nóng bỏngnơi chiến trận Nhân vật trong văn học không còn là những giai nhân tài tử mà lànhững con người dám xả thân vì nước, trong đó có cả những người thuộc tầng lớpdưới, những người nông dân áo vải vô danh Văn học cũng không mang tính “tỏchí” đơn thuần mà trở thành vũ khí đấu tranh chống quân thù, chống tư tưởng đầuhàng, phản động nên có chức năng mới: “đâm gian”, “diệt tà” và cổ vũ phong tràođấu tranh của nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược
Bên cạnh dòng văn học yêu nước, khuynh hướng tố cáo hiện thực cũng pháttriển mạnh trong giai đoạn này Phê phán và tố cáo thực dân – phong kiến là một nộidung hoàn toàn mới trong thơ văn các nhà nho Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,Nguyễn Thiện Kế đã cố gắng để tái hiện lại bức tranh xã hội buổi giao thời qua cáctác phẩm như một cách lên tiếng để bảo vệ truyền thống văn hóa và đạo lí cổ xưa củacha ông Từ tiếng khóc bi ai, sáng tác của họ chuyển mình sang tiếng cười xót xa cayđắng Bộ phận trào phúng vì thế phát triển rất mạnh và trở nên quan trọng hơn cảtrong dòng văn học phê phán và tố cáo hiện thực Truyền thống nhân đạo vẫn được
Trang 37thể hiện rõ qua tư tưởng của mỗi tác giả nhưng bên cạnh đó, các nhà nho vẫn thểnghiệm những suy nghĩ riêng và tình cảm riêng, lối viết riêng tạo nên những cá tínhđộc đáo Tiêu biểu nhất phải kể đến Trần Tế xương, một loại hình tác giả đặc biệt củavăn học giao thời, một phong cách văn chương độc nhất vô nhị lưu truyền hậu thế.
1.4.2 Trần Tế Xương, nhà thơ của buổi giao thời.
Trần Tế xương (1870 - 1907) tên thật là Trần Duy Uyên, tự Mặc Trai, hiệuMộng Tích, quê phố Hữu Đình, làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định TúXương xuất thân trong một gia đình dòng dõi nhà nho, vốn họ Phạm đổi thành họTrần vì cụ tổ có công với triều đình nhà Trần nên được lấy họ vua Cha ông là cụTrần Duy Nhuận vốn là một nhà nho nhưng cũng nhiều lần đi thi không đỗ Về sau,
cụ Nhuận làm thừa tự, giúp việc trong dinh đốc học Nam Định
Tú Xương là người hoạt bát, thông minh, ăn nói có duyên, tính thích trào lộng.Ông bắt đầu đi thi hương từ năm 15 tuổi nhưng mãi đến năm Giáp Ngọ, 1894, mới
đỗ tú tài Ông đã thuật lại việc này một cách khá hài hước:
Tú rốt bảng trong năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cổ nọng (Phú hỏng thi)
Vì lận đận mãi trên con đường khoa cử nên đến năm 1903, ông đổi tên thànhTrần Cao Xương để cầu may Nhưng đổi tên mà không đổi được phận, dù cứ đềuđặn ba năm lại có mặt ở trường thi một lần nhưng lần nào thi cũng hỏng Con ngườiphúng túng tài hoa, tài tử, tài tình ấy có lẽ đã không khép được mình vào những quyphạm của trường thi Ông đã cay đắng viết về sự kém may mắn của mình trên conđường khoa cử:
Tế đổi làm Cao mà chó thế “Kiện” trông ra “Tiệp” hỡi trời ơi (Thi hỏng bài 1)
Việc thi hỏng và chức phận tú tài nhỏ nhoi ấy đã đeo đẳng ông suốt cuộc đời
và tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm thơ văn của ông
Học đã sôi cơm, nhưng chửa chín Thi không ăn ớt, thế mà cay
Trang 38(Thi hỏng bài 2)
Ngày rằm tháng chạp năm Bính Ngọ, Tú Xương về quê ngoại ăn giỗ Điđường gặp mưa, trời lại rét, ông bị cảm nặng, không chạy chữa kịp thời nên ông đãmất ngay đêm đó, hưởng dương ba mươi bảy tuổi
Cả cuộc đời Trần Tế Xương gắn bó máu thịt với mảnh đất thành Nam Sở dĩngười dân non Côi, sông Vị coi thơ ông như “đặc sản” của vùng đất mình và truyền
tụng: “Đọc thơ Xương, ăn chuối Ngự” bởi nó đã bắt mạch vào cội rễ văn hóa tinh
thần của nhân dân nơi đây và trở thành tài sản quý, không thể thiếu của một vùngquê giàu truyền thống văn hóa Mảnh đất thành Nam vào thời ông Tú sống đangtrong quá trình chuyển dần thành thành thị tư sản Sự phân hóa giai cấp diễn ra khámạnh mẽ tạo nên một giai tầng mới gồm những công chức, quan chức, nhà buôn tưsản bên cạnh lớp nhà nho và nông dân trước đây Xã hội buổi giao thời ấy cũngthay đổi đi những nếp chuẩn mực văn hóa vốn có trong cách cư xử giữa con ngườivới con người Con người cá nhân tư sản hình thành với nhiều dạng vẻ đẩy lùi conngười nhà nho truyền thống về nông thôn Lớp nhà nho cũ cũng vì thế phân hóathành nhiều hướng: Người thì thành đạt trong khoa cử, trở thành những ông Nghè,ông Cử; Kẻ chuyển hướng thành ông Phán, ông Thông; Cá biệt có những người vìbần hàn mà rơi vào tầng lớp cố cùng, dưới đáy, sống cuộc đời nghèo khổ, bạc bẽobên cạnh đám dân du đãng của phố phường Nho giáo, nền tảng tinh thần vững chãimấy trăm năm của tầng lớp văn nhân theo đòi lối học “cửa Khổng sân Trình” giờcũng đang lung lay tận gốc rễ Con người buổi giao thời ấy trở nên khủng hoảng,mất niềm tin vào những tư tưởng mang tính truyền thống nhưng lại chưa đủ mạnhdạn để đón nhận luồng gió mới từ phương xa thổi tới Họ vì thế mà rơi vào bế tắc
Tú Xương khi ấy, vốn xuất thân là một nhà nho nhưng trong quan hệ với loạihình nhà nho truyền thống thì ông lại mất đi những chỗ đứng căn bản Bởi lẽ, xã hộiViệt Nam khi trước xây dựng theo cơ cấu đẳng cấp có tôn ti trật tự: Giai cấp thôngtrị bao gồm: Vua, chúa, hoàng tộc, quan lại hầu hết sống tại cung đình Các giai cấpcòn lại gồm sỹ, nông, công, thương sống chủ yếu tại nông thôn Trần Tế Xương thờiđiểm đó lại sống ở thành thị nên lạc lõng với môi trường chính thống Hơn nữa, ông
Trang 39lại không phải là người thành đạt vì chỉ đỗ đến tú tài mà trong luật định cũ có ghi:
Tú tài không được thi Hội Cử nhân mới được thi Tú tài không được bổ quan Cử nhân mới được bổ Tú Xương rõ ràng không phải không nỗ lực để thay đổi đi cái
cấp bằng tú tài thuộc vào loại dở dở, dang dang đó Nhưng với 8 lần thi hỏng, ôngquả thực không có cơ hội bước chân lên một nấc thang cao cấp nào trong xã hội cũđược Và nếu nói về nghề nghiệp thì dường như cũng không có một nghề nghiệpnào cố định đối với ông Ngay cả việc gõ đầu trẻ xem ra cũng chẳng được xem làmột nghề Giả sử nếu ông Tú sống ở nông thôn, biết đâu cái bằng tú tài của ôngcũng có thể trở thành nhân vật đại diện cho đời sống văn hóa của làng xã Nhưngông lại sống ở thành thị, nên cũng mất nốt vai trò đứng đầu tứ dân của đẳng cấp “sĩ”(Sĩ, nông, công, thương) Thế nên, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương cho rằng ông
có nhiều nét đồng dạng với “cái mẫu số chung tầm thường” chiếm số đông trong
đội ngũ nhà nho Nhưng so với mẫu hình nhà nho truyền thống, ông chẳng thuộckiểu nhà nho hành đạo, cũng không mang tâm trí kiểu nhà nho ẩn dật Xuất thân từthành thị, ông cũng nhập cuộc theo lối sống tư sản: từ cách ăn mặc chải chuốt, điđứng, chơi bời, nhưng lại không phải một trí thức tư sản, càng không thể làm nổimột chân công chức quèn Con người ông cũng mang nhiều mâu thuẫn: ông chế
giễu chế độ khoa cử “Nghe nói năm nay sắp đổi thi/ Các thầy đồ cố đỗ mau đi”, nhưng lại mong mình cũng đỗ đạt để lưu danh: “Anh lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ” Đối với tầng lớp công chức mới, ông có lúc dè bỉu những ông thông,
ông phán, ông ký nhưng có lúc lại ao ước được như họ để có được một cuộc sống
nhàn hạ: “Chi bằng đi học làm ông Phán/ Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” Nhìn
chung, ở Trần Tế Xương, con người tư sản hóa đã hình thành nhưng không đủ lấn átcon người nhà nho theo kiểu truyền thống Chính vì vậy, người ta không thể xếpông thuộc loại nào trong hạng tứ dân, nhưng với chế độ mới ông vẫn đứng ngoài.Ông tiêu biểu cho quá trình một nhà nho nhập cuộc vào xã hội tư sản trong giaiđoạn quá độ của xã hội thực dân nửa phong kiến
Cho nên, có thể coi Tú Xương đứng ở điểm trung gian giữa con người nhànho kiểu cũ và con người trí thức thời đại mới Thơ ông vì thế cũng ở điểm trung
Trang 40gian trong cuộc chuyển giao tuy âm thầm mà vô cùng mạnh mẽ giữa văn học truyềnthống với những chuẩn mực, quy phạm mang tính cổ điển và văn học kiểu mới theohướng cách tân Tính giao thời là một đặc điểm trong sáng tác của Trần Tế Xươngkhi người ta dễ dàng tìm thấy trong thơ ông sự tồn tại song song giữa các yếu tố cũ
và mới Sự giao tranh, mâu thuẫn trong tư tưởng, kết hợp với gánh nặng mưu sinh
vì gia cảng nghèo túng, đông con, sự thất bại trong sự nghiệp và nhất là hàng ngàyphải đối mặt với những điều phi lý của xã hội đã đưa nhà thơ đến với một loại hìnhsáng tác tương ứng: Thơ trào phúng Có thể tìm thấy trong thơ ông mọi vấn đề của
xã hội buổi ấy: anh dốt nổi danh, người tài không được trọng dụng, quan hệ lạnh lùngtheo kiểu tiền trao cháo múc giữa người với người và thói bợ đỡ, xu thời khiến conngười đương thời trở nên lố bịch và kệch cỡm Cho nên, mặc dù ông không phải làngười đầu tiên sáng tác thơ trào phúng nhưng lại là nhà thơ đầu tiên chuyên sáng tác
về thơ trào phúng và đưa nó phát triển đến đỉnh cao Lê Đình Kỵ nhận xét: “ Tú Xương được thời buổi biến thành nhà thơ trào phúng lớn nhất của nền văn học Việt Nam, và ở nhà thơ này, hình thức tự trào là hình thức thường dùng, thấm thía nhất, mang ý nghĩa khái quát, phát hiện lớn về tình trạng ý thức đương thời” [59; 437].
Nhà thơ thành Nam sáng tác khá nhiều thể loại nhưng thơ chiếm số lượng lớnhơn cả Và trong số khoảng gần 134 bài được cho là của ông còn lưu truyền lại đếnnay chỉ có khoảng 17 bài thơ trữ tình, còn lại 117 bài là thơ trào phúng (chiếm87.3%) Xét về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật, thơ trào phúng của TúXương có giá trị khá to lớn và phản ánh được nhiều khía cạnh của hiện thực đời
sống Chính vì vậy, Tú Xương được Nguyễn Công Hoan suy tôn là bậc “thần thơ thánh chữ” còn Xuân Diệu xếp ông đứng hạng thứ 5 trong số những nhà thơ cổ điển
Việt Nam sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm Đánhgiá về những đóng góp của Trần Tế Xương đối với sự phát triển của văn học dân
tộc, Nguyễn Tuân khẳng định ông là : “Một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam Ông Trần Thanh Mại gọi Tú Xương là “một nhà thơ thiên tài” Ông Lê Đình Kỵ coi
hiện tượng thơ Trần Tế Xương là “đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam” Giáo sư
Nguyễn Đình Chú thì cho rằng: “Tú Xương là người mở đầu, người báo hiệu cho