1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Thơ Nôm Đường luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương)

220 358 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Nằm trong hướng nghiên cứu thơ Nôm Đường luật từ góc độ thể loại văn học, luận án tập trung nghiên cứu thể loại này trong giai đoạn từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương, coi như thuộc thế kỷ XIX, là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của thể loại, mà điểm trọng yếu là tìm hiểu, xác định những đặc trưng của nó về mặt nội dung và về mặt hình thức nghệ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học : Giáo sư: LÊ TRÍ VIỄN

TP Hồ Chí Minh - 1996

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Ký tên

Nguyễn Thanh Phúc

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề : 4

2.2 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm , tác giả 6

3 Mục đích nghiên cứu : 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 9

5 Phương pháp nghiên cứu : 13

6 Những đóng góp mới của luận án 14

7 Bố cục của luận án : 15

CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT 17

CHƯƠNG HAI: HỆ THỐNG ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỶ XIX 39

2.1.Đề tài, chủ đề thiên nhiên 40

2.2 Đề tài, chủ đề vịnh sử, vịnh truyện, triết lý nhân sinh khẳng định đạo lý và khí tiết nhà Nho 47

2.3 Đề tài tự vịnh, tự thuật, tự trào và chủ đề tâm sự, khát vọng cá nhân 55

2.4 Đề tài cuộc sống xã hội, đất nước, con người và chủ đề yêu nước 67

Trang 5

CHƯƠNG BA HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN - THỜI GIAN 75

3.1 Hình tượng không gian 75

3.2 Hình tượng thời gian 90

CHƯƠNG BỐN: CẤU TRÚC BÀI THƠ VÀ NHỊP ĐIỆU CÂU THƠ 102

4.1 Cấu trúc bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú 102

4.2 Nhịp điệu câu thơ Nôm Đường Luật 133

CHƯƠNG NĂM: HỆ THỐNG NGÔN NGỮ THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỶ XIX 146

5.1 Hệ thống ngôn ngữ gần với Đường thi 146

5.2 Hệ thống ngôn ngữ dân tộc 159

5.2.1 Bộ phận từ thuần Việt: 160

5.2.2 Ngôn ngữ văn học dân gian : 167

5.2.3 Ngôn ng ữ đời t hường 170

PHẦN KẾT LUẬN 190

1 Thế giới nghệ thuật thơ Nôm Đường luật ( thế kỷ XIX) 190

2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luật (thế kỷ XIX) 193

3 Kết luận chung 195

THƯ MỤC THAM KHẢO 201

PHẦN PHỤ LỤC 210

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Trong hơn 1200 năm nay, Đường Thi vẫn được coi là tiêu biểu cho đỉnh cao của

thơ ca cổ điển Trung Quốc Nó "để lại cõi đời cùng sáng với vầng trăng" Ảnh hưởng của nó

rộng khắp các nền văn hóa Châu Á, nhất là Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam Có thể nói,tinh hoa Đường Thi đã thấm sâu vào mạch nguồn thơ ca dân tộc Việt Nam, trở thành vốn văn hóa

1.2 Qua thi cử thời xưa, mọi nhà Nho đều có thể làm thơ Đường luật Từ đó, cũng có người ngộ nhận rằng người Việt bắt chước làm thơ Đường giống y như người Trung Hoa đã làm Thật ra, khi tiếp nhận, nhà thơ Việt Nam đã chuyển hóa nó thành của riêng mình, nghĩa

là tiếp nhận với tinh thần độc lập, sáng tạo, làm cho thơ Đường luật Việt Nam thấm đượm tinh thần Việt Nam, phù hợp với nền văn hóa dân tộc

1.3 Do vậy, nghiên cứu thơ nôm Đường luật, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà việc bảo tồn, chấn hưng, phát huy bản sắc văn hóa dân lộc là hết sức cấp thiết, lại trở thành quan trọng Hơn nữa, thực tế sự đổi mới chương trình văn học trong nhà trường Đại học và Trung học cũng đòi hỏi những công trình nghiên cứu về thơ cổ điển Việt Nam, mà trong đó, thơ Nôm Đường luật có một vị trí quan trọng

1.4 Tính cấp thiết của đề tài còn chính vì lầm quan trọng của thể loại Người viết lời

giới thiệu cuốn “Théorie des genres” (Lý thuyết về thể loại - Nhiều tác giả - Editions du Seuil - 1986) cho đây là một vấn đề "trong nhiều thế kỷ từ Aristote đến Hégel đã là đối tượng

trung tâm của thi pháp học" (dẫn theo [81 : 3]) M Bakhtin cũng từng nhấn mạnh rằng "

Trang 7

" Mỗi một thể loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người Thể loại là cái trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật, nơi tích lũy, đúc kết những kinh nghiệm nhận thức thẩm mỹ thế giới Mỗi thời đại thể loại cố hệ thống thể loại của mình, trong đó những thể loại chính thể hiện sự tập trung nhất, nổi bật nhất tâm thức, tầm nhìn, những mối quan tâm, những quan niệm và chuẩn mực giá trị của con người trong thời đại đó." [2:7]M Bakhtin nhận định rằng "Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào cửa tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết

là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba" [2:28]

Thế mà thơ Nôm Đường luật, một trong ba thể loại lớn viết bằng thứ văn tự riêng của dân tộc thời trung đại, đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống

Đó là mấy lý do cấp thiết khiến chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu, thơ Nôm Đường luật, khám phá những đặc điểm thể loại, chứng tỏ nó không phải là sự lập lại bài học từ văn chương Trung Quốc Để giới hạn đề tài, luận án tập trung vào giai đoạn thế kỷ XIX, từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương

Trang 8

- Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả

- Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong sự giao lưu với văn học Trung Quốc

2.1 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chương chữ Nôm

Vào đầu thế kỷ XX, có cuốn "Quốc văn tùng ký", Nguyễn Văn San tự Hải Châu Tử

biên soạn bằng chữ Nôm, đã tập hợp và phân loại thơ văn, trong đó có thơ Nôm Đường luật

Khi nói về các sáng tác Nôm, ông có nhận xét "Ấy là lối văn chương nước ta, non sông tinh

tú vẽ ra biết bao nhiêu nhân tài chứ không đâu được thế vậy" [98: ] Vào những năm cuối

thập kỷ thứ hai, Đông Chu Nguyễn Hữu Tiến (1875 - 1941) biên soạn "Cổ xúy nguyên âm",

quyển 1 năm 1916 và quyển 2 năm 1918 Trong lời Tựa, ông viết "lối văn chương Nôm nước

mình( ) thể cách cũng chẳng khác chi văn Tàu mà lại có lối đặc biệt riêng của ta vậy "(dẫn

theo [81:13]) Cũng năm 1918, Phan Kế Bính (1875 - 1921) viết Việt Hán văn khảo Đây là

"công trình nghiên cứu , biên khảo và dịch thuật có giá trị về nghệ thuật văn chương( ) gồm

8 tiết, trong đó dành 5 tiết để nghiên cứu nguồn gốc, nguyên lý văn chương, các thể loại văn

học và( ) " [85:II:199] Năm 1943, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm

xuất hiện lần đầu Trong công trình này, tác giả có đề cập đến các thể văn Ông nhận định về

thơ Đường luật như sau: "Thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng

tương tự tiếng Tầu (cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng tiếng trắc) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ

Trang 9

ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả" [29:122] Rõ ràng cách nhìn của tác giả là có hạn chế Tuy

nhiên, từ sự phân tích, tác giả cũng đã rút được một số kết luận quan trọng, chẳng hạn " Văn

Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều ( ) các thể thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta"[29:399] Năm 1953, Thanh Lãng viết Văn chương chữ Nôm Chúng

tôi lưu ý 2 điểm Một là, tuy cách gọi tên mỗi thời kỳ có chỗ chưa ổn, nhưng ông đã chia quá

trình phát triển của văn chương chữ Nôm ra làm ba thời kỳ là tái hợp lý : phôi thai thời đại(

1225 - 1430), phát đạt thời đại( 1430 - 1750)và toàn thịnh thời đại( 1750 - 1900) Hai là,

trong cái nhìn của tác giả, dường như chưa nhìn thấy vị trí xứng đáng của thơ Nôm bên cạnh truyện Nôm Nhìn chung những công trình trên chỉ vận dụng thi luật học Trung Quốc để tìm hiểu thơ Nôm Đường luật Dù đây đó còn hạn chế về tư tưởng, học thuật, nó cũng đã có gợi ý bước đầu

2.2 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm , tác giả

Hướng nghiên cứu này góp phần khám phá về thơ Nôm và cả thơ Hán luật Đường

như chuyên khảo Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ do Gs Nguyễn Huệ Chi chủ biên Tiêu

biểu là bài viết "Sáng tạo trong thơ Đường luật" của Gs Lê Chí Dũng Nhìn chung chuyên khảo đã nhất trí và khẳng định "Bút pháp Nguyễn Khuyến đã như một dấu hiệu quan trọng

của sự vận động của văn học Việt Nam trên đường hiện đại hóa" [15:28] Trong chuyên đề

sau đại học Thơ Hồ Xuân Hương, Gs Lê Trí Viễn đã chỉ ra

Trang 10

phong cách Xuân Hương trong phong cách thể loại xét từ cấp độ xây dựng hình tượng với cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng và từ phương diện cấu trúc của thể thơ Gs Đặng Thanh Lê cũng đã đặt những bài thơ Hồ Xuân Hương trong sự phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hương về cảm hứng và bút pháp nghệ thuật Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Gs Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý nghĩa thơ Nôm Đường luật của Hồ

Xuân Hương từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận

"Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường luật mới" (31 : 87) Nhìn chung những

công trình này có nhiều gợi ý đáng kể cho luận án của chúng tôị

2.3 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong sự giao lưu với văn học Trung Quốc Hướng nghiên cứu này thường sử dụng thao tác so sánh với Đường thi hoặc văn học,

văn hóa Trung Quốc để tìm ra những nét đặc thù dân tộc Bài viết sớm nhất có lẽ là bài Mối

quan hệ mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung quốc của Gs Đặng Thai Maị Ông

cho rằng "Ngay trong lúc họ vận dụng thể văn và văn tự Trung Quốc để hiểu hiện tình cảm

và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc

và cá tính của con người sáng tác" [54: ] Tuy nhiên, ông đã không chỉ ra chỗ đặc sắc, nét

riêng ấy, lại cho rằng; "Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ cặ ) thơ

Đường luật thất ngôn, ngũ ngôn( ) trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác

bấy nhiêu long mạch: tình yêu thiên nhiên, tình yêu

Trang 11

người yêu bè bạn vợ con và nhất là tình yêu nước" [64 : 11] Năm 1973, Gs Trương Chính có

bài viết "Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung quốc như thế nào vào thơ

Nôm?" Ông viết: "Cha ông chúng ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng thời muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Hàn Thuyên" [14:3] Khi đối chiếu hiện tượng thất ngôn

xen lục ngôn ở thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đường

thi ở Trung Quốc, ông cho biết Trung Quốc "Không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ hoặc

câu sáu từ xen câu bảy từ" và theo ông thì hiện tượng này của thơ Việt Nam " chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm luật, đối, gieo vần theo luật Đường" (14:4) Mãi cho đến năm 1991, tại Hội thảo khoa học Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Gs Nguyễn Huệ Chi đã nhấn

mạnh vấn đề "cố gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ

Đường" và khẳng định vai trò quan trọng của những công trình nghiên cứu này "nếu có thể cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung: như thế nào là mã thơ Đường Việt Nam ( ) thì mọi sự mắc míu về thi pháp thể loại thơ cổ chắc sẽ khai thông dễ dàng" (2:22) Tại hội

thảo, Gs Bùi Duy Tân có bài Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học

Việt Nam thời trung đại: tiếp nhận - cách tân - sáng tạo và cho rằng "Những thể loại ngoại nhập mà được viết bằng chữ Nôm thì sự Việt hóa dễ được tăng trưởng" Năm 1993, trong luận

án PTS Thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân

Hương , Lã Nhâm Thìn đã bước đầu tìm hiểu thơ Nôm Đường luật giai đoạn này và kết luận

" Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu tố cấu thành

Trang 12

thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do và xu hướng tâm trạng hóa Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm Đường luật được xác định

bởi tính chất Nôm của thể loại" [81:142-143] Như vậy, nhìn chung tuy có những đóng góp

quí báu, nhất là hai hướng nghiên cứu sau, nhưng khảo sát thơ Nôm Đường luật một cách hệ thống, nhất là ở giai đoạn phát triển từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương đang còn là khoảng trống dành cho người nghiên cứu

3 Mục đích nghiên cứu :

Nằm trong hướng nghiên cứu thư Nôm Đường luật từ góc độ thể loại văn học , luận

án tập trung nghiên cứu thể loại này trong giai đoạn từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương, coi như thuộc thế kỷ XIX, là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của thể loại, mà điểm trọng yếu là tìm hiểu, xác định những đặc trưng của nó về mặt nội dung và về mặt hình thức nghệ thuật Để tiến tới mục đích ấy, luận án cũng phác họa quá trình phát triển, sơ bộ tái hiện diện mạo thơ Nôm Đường luật trong văn học Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

4.1 Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là 450 bài thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt chữ nôm từ Hồ Xuân Hương đến Tú Xương Đây là những bài thơ Nôm Đường luật liêu

biểu cho thế kỷ XIX Sở dĩ chúng tôi chọn thơ Hồ Xuân Hương làm mốc đầu vì thơ Nôm

truyền tụng của bà thật sự mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển thơ Nôm Đường luật lại xuất hiện khoảng đầu thế kỷ XIX Chọn thơ Trần Tế Xương làm mốc cuối không chỉ

vì nhà thơ đã qua đời vào đầu thế kỷ XX (1907) mà còn vì thơ ông thật sự khép lại thơ Đường luật chữ Nôm Thơ Nôm Đường

Trang 13

luật trước Hồ Xuân Hương chỉ được đề cập đến ở chương , khi tìm hiểu một cách khái quát

về thể loại này từ góc độ phát triển lịch sử và khi cần thiết để so sánh lịch đại Thơ chữ Quốc ngữ và chữ Hán luật Đường xuất hiện ở thế kỷ XX cũng là đối tượng để so sánh Truyện thơ

gồm nhiều bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú ghép lại và "bài luật" đều không phải là đối

tượng nghiên cứu của luận án Chúng tôi rất chú ý đến việc chọn lựa văn bản đáng tin cậy để tiến hành thống kê nhằm rút ra những kết luận có khả năng thuyết phục nhiều nhất Luận án chủ yếu dựa vào Hợp tuyển thơ văn Việt Nam và các Thi tập Riêng văn bản về Hồ Xuân Hương là lấy trong Thơ Hồ Xuân Hương (thư mục 91) của Gs Lê Trí Viễn

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trước khi xác định phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi thấy cần giới thuyết một vài khái niệm: Một là về khái niệm thể loại Dựa vào ý kiến của D.X.Likhasev cho thể

loại văn học "là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định

của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế" (86 : 204) và của Từ điển thuật ngữ văn học

"thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống" (86 : 204), chúng tôi nghĩ đến sự cần thiết nên phân biệt

giữa thể và thể loại như sau:

Trang 14

Như vậy, theo chúng tôi, thể Đường luật và thể loại thơ Nôm Đường luật sẽ có 6 hình thức thể: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bài luật, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bài luật Chúng tôi cũng sử sụng thuật ngữ thể tài khi muốn đề cập, nhấn mạnh ở góc độ đề tài, chủ đề, nghĩa là thiên về mặt nội dung thể loại, chẳng hạn khi nói đến thể tài trữ tình thế sự, trữ tình đời tư, thể tài trào phúng, hoặc hẹp hơn: thơ thiên nhiên, thơ điền viên, thơ biên tái, thơ vịnh sử, vịnh truyện, vịnh vật, thở khẩu khí, thở cảm hoài, thơ tự trào, thơ đi sứ, thơ bút chiến Hai là về khái niệm thơ Nôm Đường luật Đây là thuật ngữ để chỉ thơ viết bằng chữ Nôm của dân tộc Việt Nam (đúng hơn là của dân tộc Kinh) theo thể Đường luật Luận án chỉ tập trung khảo sát hai hình thức thể cơ bản là thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt bởi vì nó chiếm số lượng áp đảo và có những đặc trưng tiêu biểu cho thể loại Số bài thơ được khảo sát cụ thể là:

- vừa ổn định vừa biến đổi, vừa cũ vừa mới

- thí dụ : Thơ Nôm Đường luật

Truyện thơ Nôm Ngâm khúc

Trang 15

STT Tác giả tiêu biểu Bát cú Tứ tuyệt Cộng

7 Bùi Hữu Nghĩa 13 0 13

Trang 16

Để tiếp cận thơ Nôm Đường luật như một hiện tượng văn học, chúng tôi có quan tâm đến quá trình phát sinh và phát triển nhưng chủ yếu vẫn là đi vào chính cấu trúc của nó Những lĩnh vực chúng tôi quan tâm là:

- Thơ Nôm Đường luật về mặt lịch sử, tức là tình hình phát triển địa thể loại và sơ bộ phác họa đặc điểm có tính qui luật về sự phát triển ấy

- Cấu trúc thơ Nôm Đường luật trong tính tổng thể của nó với các mặt hình thức - nội dung Nhằm tiếp cận nội dung thể loại, phạm vi luận án nghiên cứu là hệ thống đề tài, chủ đề Còn những yếu tố hình thức nghệ thuật tiêu biểu được khảo sát là : nhịp (hay tiết tấu) của câu thơ, cấu trúc của bài thơ bát cú, hệ thống ngôn ngữ và hệ thống hình tượng không gian - thời gian

5 Phương pháp nghiên cứu :

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu:

Chúng tôi sử dụng thuật ngữ phương pháp luận (méthodologie) với ý nghĩa phổ biến

là lý luận, bàn về các con đường nghiên cứu, cách tiếp cận văn chương Chúng tôi lưu ý hai điểm sau đây về mặt phương pháp luận:

- Thơ Nôm Đường luật là một thể loại ngoại nhập chứ không phải nội sinh nên chúng tôi coi nó như một hiện tượng giao lưu văn học, giao lưu văn hóa nói chung

- Thơ Nôm Đường luật, trong thực tế, ngày càng xa dần cội nguồn của nó là Đường thi Trung Quốc, lại hấp thụ tư tưởng dân tộc, chịu ảnh hưởng sâu đậm của folklore, thực sự xác định chỗ đứng của mình trong nền văn học dân tộc nên chúng tôi nhìn nhận nó như một thể loại văn học dân tộc, tuy có sự mô phỏng nhưng chủ yếu lại là sự cách tân, sáng tạo

Trang 17

5.2 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Trước hết, từ các văn bản, chúng tôi sưu tầm dữ kiện chính xác và khách quan theo từng yếu tố và hệ thống được khảo sát, sau đó, sắp đặt chúng một cách hệ thống Chúng tôi phân tích, tổng hợp, tìm ra những đặc trị thống kê và thử lý giải, tìm ra những yếu tố nào về

xã hội, tâm lý nhà thơ đã ảnh hưởng đến các dữ kiện Như vậy, thống kê là thao tác không thể thiếu trong bất cứ công trình khoa học nào Trong luận án chúng tôi vận dụng kết hợp 5 phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp biến sinh lịch sử: Không chỉ được dùng để tìm hiểu sự vận động của

thể loại qua ba giai đoạn mà còn được dùng trong khi khảo sát từng yếu tố, hệ thống trong sự vận động có tính lịch sử của nó

- Phương pháp hệ thống và phương pháp cấu trúc: Là hai phương pháp được vận

dụng để nghiên cứu, phân tích hệ thống đề tài - chủ đề, ngôn ngữ, nhịp thơ và bố cục một bài thơ

- Phương pháp so sánh: Là một phương pháp hết sức quan trọng và cần thiết đối với

luận án Sử dụng phương pháp này, chúng tôi mới có thể tìm ra những đặc trưng của thơ Nôm Đường luật thế kỷ XIX

- Phương pháp liên ngành: đặc biệt là liên ngành ngôn ngữ và văn học được dùng để

khảo sát chương cuối

6 Những đóng góp mới của luận án

- Về nghiên cứu văn học: Hướng về một thể loại tiêu biểu cho văn học Trung đại

Việt Nam, luận án góp phần khái quát hóa, bổ sung và đính chính một số đặc điểm cơ bản của thể loại này Nó cũng góp phần tái hiện rõ nét diện mạo thể loại qua những tác giả, tác phẩm nổi bật ở thế kỷ XIX, một thế kỷ văn học đầy tự hào của dân tộc Nói cách khác,

Trang 18

bằng cách tiếp cận từ mặt nội dung (đề tài, chủ đề) và về mặt thi pháp thể loại, luận án cố gắng phát hiện và tổng kết, nêu lên một số đặc điểm về nhịp, cấu trúc bên ngoài và bên trong của thể loại thơ Nôm Đường luật Ngoài ra, những bản thống kê cụ thể, chi tiết của luận án về

đề tài, chủ đề, ngôn ngữ của những tác giả, tác phẩm tiêu biểu chắc chắn góp phần hữu hiệu cho việc nghiên cứu văn học

- Về thức tiễn: Luận án có thể góp phần bổ sung chuyên đề giảng dạy, gợi ý cho giáo

viên trong quá trình giảng dạy những tác giả thơ Nôm Đường luật thế kỷ XIX

7 Bố cục của luận án :

Luận án có 200 trang viết, 9 trang thư mục và 8 trang phần phụ lục (trong đó có 2 bảng biểu) Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án có 5 chương

- Phần mở đầu: 16 trang Trước hết, chúng tôi nêu lên tính cấp thiết của đề tài Thứ

hai, là lịch sử của vấn đề, chúng tôi tóm tắt nội dung ở các tư liệu căn bản nằm trong những

công trình nghiên cứu đi trước ít nhiều có liên quan đến đề tài, nhấn mạnh chỗ đóng góp, đồng thời mạnh dạn chỉ ra những chỗ thiếu sót, thậm chí sai lầm trong khi nhận xét, đánh giá

về thơ Nôm Đường luật Từ đó, luận án nêu ra những vấn đề chưa được nói đến hay đã nói

đến nhưng chưa đầy đủ, chưa chính xác lắm Thứ ba, chúng tôi nêu lên mục đích nghiên cứu

của mình, chỉ ra đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận án

- Chương một: 22 trang Luận án sẽ lược khảo khái quát quá trình phát triển thơ Nôm

Đường luật

Trang 19

- Chương hai: 36 trang Chúng tôi đi vào khảo sát, phân tích hệ thống đề tài, chủ đề

thở Nôm Đường luật thế kỷ XIX nhằm tiếp cận nội dung thể loại

- Chương ba: 27 trang Hệ thống hình tượng không gian - thời gian

- Chương bốn : 44 trang Cấu trúc bài thơ và nhịp điệu câu thơ

- Chương năm: 44 trang Hệ thống ngôn ngữ

- Phần kết luận: 11 trang Tổng hợp từ những yếu tố được khảo sát, chúng tôi thử

phác họa thế giới nghệ thuật thơ Nôm Đường luật thế kỷ XIX và nêu lên quan niệm nghệ thuật về con người của nhà thơ

Trang 20

CHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƠ NÔM

ĐƯỜNG LUẬT N.G.Tsenushevsky từng nói rằng nếu không có lịch sử của đối tượng thì cũng sẽ không có lý luận về nó.D.X.Likhasev cũng nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử thể loại,

khẳng định thể loại văn học "là một phạm trù lịch sử Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn

phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế" (dẫn theo [86 : 204])

Từ điển thuật ngữ văn học cũng gợi ý: "Vì vậy khi tiếp cận các thể loại văn học, cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng" [86 : 204] Nhìn tổng

quát về những biến đổi trên những chặng đường phát triển của thơ Nôm Đường luật, chúng tôi thấy nó từng bước được hoàn thiện cùng với nền văn chương chữ Nôm nói chung, cụ thể

là trải qua ba giai đoạn : giai đoạn hình thành (thế kỷ XII đến Quốc âm thi tập vào đầu thế kỷ XV), giai đoạn phát triển (từ Quốc âm thi tập đến hết thế kỷ XVIII) và giai đoạn phát triển ở

đỉnh cao (thế kỷ XIX) với sự mở đầu của thơ Hồ Xuân Hương và kết thúc với thơ Trần Tế Xương

1.1 GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH

Thơ Nôm Đường luật có lẽ ra đời vào cuối thế kỷ XIII, song về mặt văn bản, cho đến

nay, vẫn chưa sưu tầm được Đại Việt sử ký toàn thư có chép: " Nhâm ngọ (Thiên Bảo), năm

thứ tư (1282) mùa thu, tháng tám, Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô, vua Trần Nhân Tông sai

Thượng thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự đi

Trang 21

mất ( ) Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt

đầu từ đây.) [43,48] Sáng tác đầu tiên lưu lại được là vào đầu thế kỷ XIV, bài thơ tương

truyền là của nàng Điểm Bích trong câu chuyện với sư Huyền Quang Để có thể khẳng định rằng có một giai đoạn hình thành, tất nhiên phải có cơ sở lý luận: Xét từ gốc độ ngôn ngữ, đến thế kỷ XIII, chữ Nôm có đầy đủ khả năng để trở thành thứ văn tự dùng trong sáng tác văn

học Còn xét từ góc độ văn học, sự xuất hiện của Quốc âm thi tập vào nửa đầu thế kỷ XV tuy

có vẻ là một sự kiện đột biến song phải là một tập đại thành, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị từ trước về mặt thể loại Và lại đây cũng là giai đoạn mở đầu cho nền văn chương chữ Nôm Tác giả cuốn Văn chương chữ Nôm gọi đây là phôi thai thời đại (1225 - 1430), trong đó Nguyễn

Sĩ Cố với Quốc âm thi phú, "có tài làm thơ quốc âm và khéo khôi hài", Chu Văn An (? -

1370) với Quốc ngữ thi tập , Hồ Quí Ly làm phú bằng quốc âm

1.2 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Giai đoạn phát triển thơ Nôm Đường luật là từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ XV) đến thơ Hồ Xuân Hương cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) Nói một cách khái

quát, trải qua bốn thế kỷ, thể loại này đã từ chỗ thể nghiệm đi đến ổn định, từng bước và về nhiều mặt, trong đó có vấn đề cấu trúc bài thơ, số lượng âm tiết (chữ) trên mỗi dòng thơ Nếu

Nguyễn Trãi là người mở đầu con đường Việt hóa thì Hồ Xuân Hương, chính bà Chúa thơ

Nôm ấy đã tạo nên bước ngoặt lớn đưa thơ Nôm Đường luật vào con đường Việt hóa hoàn

toàn ở thế kỷ XIX Đi

Trang 22

vào cụ thể, chúng tôi nhận định về quá trình phát triển giai đoạn này thông qua các tập thơ tiêu biểu :

Một là, với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã tô đậm xu hướng dân tộc hóa ở hình

thức nghệ thuật lẫn nội dung thể loại, đúng như Gs Đặng Thai Mai đã khẳng định Nguyễn Trãi là người đầu tiên có công lớn: một cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam Gs Đinh

Gia Khánh cũng nhận xét thấy: "Nguyễn Trãi là nhà thơ rất có ý thức" trên con đường tìm tòi

một thể thơ dân tộc ít nhiều thoát ly Đường luật trong khi vẫn giữ phong cách chung của thơ Đường luật [35, ] Biểu hiện nổi bật của xu hướng dân tộc hóa là ở hai điểm sau đây:

- Về mặt nội dung, "Nhìn bao quát thì 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập trước hết là

thơ về chủ đề thiên nhiên Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh vật đất nước với tấm lòng tin yêu, rộng mở "[85 : II : 258]

- Về mặt hình thức, Nguyễn Trãi có rất nhiều sáng tạo "Về thể loại, trong thơ quốc

âm Nguyễn Trãi có một số bài làm theo luật Đường; nhưng rất nhiều bài không phải luật Đường Đó là thơ Việt đang trên xu hướng, định hình , có sự tiếp thu cả thơ Đường lẫn thơ

ca dân gian dân tộc ( ) câu 6 chữ xen vào những câu 7 chữ ( ) Có những câu tuy là 7 chữ, nhưng cách ngắt nhịp 3/4 cho phép ta hiểu đó không phải là câu 7 chữ của thơ Trung Quốc (vốn ngắt nhịp 4/3 là chính) Nguyễn Trãi đã sử dụng một vốn từ tiếng Việt phong phú bậc nhất vào thời ấy để sáng tác thơ ( ) Nguyễn Trãi cũng rất thích dùng thành ngữ, tục ngữ của quần chúng "[85 : II : 258 - 259] Gs Lê Trí Viễn cũng nhận thấy: " Thể thơ lục ngôn, nói đúng hơn là thể thất ngôn bát cú có chen vào những câu lục ngôn, đó là

Trang 23

một sự thay đổi có thể là một thí nghiệm tìm tòi một âm điệu mới ra ngoài khuôn phép luật Đường " [94:54]

Hai là Hồng Đức quốc âm thi tập vào nửa sau thế kỷ XV một mặt kế thừa nội dung

dân tộc ở Quốc âm thi tập , mặt khác cũng có những tìm tòi mở hướng về phía xã hội hóa

Tất nhiên là tập thơ có nhiều hạn chế; lại là cái chính: đề tài thông tục nhưng lại mang khẩu

khí cao sang Thi tập có vẻ nặng nề tính chất cung đình Tuy vậy, " nhiều thành ngữ, tục

ngữ, từ lấp láy được sử dụng ( ) Tính ước lệ tượng trưng là phổ biến trong tác phẩm nhưng

cũng có xu hướng tả thực với những chi tiết cụ thể, sinh động "(85 : I : 323) Về nhịp 3/4, có

nhà nghiên cứu cho rằng: "Một vài câu có cắt nhịp 3/4 hoặc có vần bằng ở giữa câu, thì có

thể là do ngẫu nhiên chứ không phải dụng ý của nhà thơ" [79:79] Chúng tôi không nghĩ như

vậy mà cho rằng nhịp 3/4 là một hiện tượng độc đáo rất Việt Nam, rất có ý nghĩa Ngoài ra, tập thể đã có những thể nghiệm trong việc vận dụng thơ Đường luật để tự sự và để trào phúng, tuy sự tìm tòi chưa được rõ nét nhưng cũng gây được ấn tượng Nó đã giúp đỡ các nhà thơ sau đó rút ra bài học không thành công khi dùng Đường luật để tự sự và bài học thành công khi dùng Đường luật để trào phúng

Ba là Bạch Vân thi tập (thường được gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi) của Nguyễn

Bỉnh Khiêm (1491 - 15850) "Một cây đại thụ rợp bóng suốt thế kỷ XVI" Nếu trong thơ chữ

Hán, các thể tài đề vịnh, thù tạc, trữ tình đều được bảo lưu rất đậm thì ngược lại dường như trong thơ chữ Nôm chủ yếu là thơ ngôn chí Gần gũi với Nguyễn Trãi về nội dung tư tưởng nhưng nếu như thơ Nguyễn Trãi thiên về cái tinh tế trong khi miêu tả sự diễn biến, những rung động thầm kín của trái tim thì thơ Tuyết Giang phu

Trang 24

tử thiên về cái uyên thâm trầm lắng những nghĩ suy về thế sự Gs Đinh Gia Khánh khi nhận xét về thơ Đường luật của hai thế kỷ XVI và XVII có lẽ dựa trên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Sang các thế kỷ XVI và XVII thì ( ) thơ Đường luật vốn rất phù hợp với yêu cầu trữ tình lại

đã được nhiều tác giả sử dụng để viết về triết học, về đạo lý, tức là thể hiện những suy tư về thế giới, về xã hội, " Cùng với chân dung một con người luôn tự chủ, bình tĩnh, ung dung,

thư thái, thường lạc quan, yêu thích thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, là âm vang của những dòng thơ tiếng Việt giản dị, trong sáng, vừa có cái cụ thể sinh động khi tiếp cận cuộc sống, vừa nâng lên tầm khái quát, cô đúc như những chân lý Quả thật tập thơ đã có những đóng góp mới cho xu hướng Việt hóa và quá trình dân chủ hóa thể loại này Gs Bùi Duy Tân

viết: "Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Việt hóa thêm một bước, nhất

là về mặt ngôn ngữ, rất gần với thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, thậm chí Nguyễn Khuyến thời sau, trong những bài thơ đó, không tự giác mà nhà thơ đã phá vỡ truyền thống khuôn sáo, cầu kỳ , ước lệ trong phong cách thơ Nôm thời Lê Thánh Tông ( ) xét về phong cách ngôn ngữ thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng phản ảnh rất rõ tác động ngày càng mạnh của thơ

ca dân gian vào dòng văn học viết của trí thức phong kiến." [79 : 155 - 156] Nhà nghiên cứu

Mai Quốc Liên nhận xét: "Nguyễn Bỉnh Khiêm đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng

thơ tiếng Việt ( ) ông tiếp tục cái quá trình sử dụng và không chế chất liệu ngôn ngữ thuần Việt Đặc biệt là đã đưa vào thơ những chất liệu thường ngày, những câu chữ xuất từ ca dao, tục ngữ, từ tiếng nói bình dân Đó là quá trình dân chủ hóa nền

Trang 25

văn học dân tộc, một quá trình vĩ đại Những câu thơ của ( ) Nguyễn Bỉnh Khiêm;

Thèm nỡ phụ canh cua rốc Lạnh đà quen đắp ổ rơm chúa dựng bên trong nó một sự chuyển biến vĩ đại, một sự từ bỏ một nền mỹ học quan phương cung đình có phần nào rập khuôn thơ Trung Hoa, đến việc kiến tạo một nền mỹ học dân tộc Nó cũng là biểu hiện của mỹ học của cái thường ngày, bình dị " [96 : 107 - 108]

GS Lê Trí Viễn, trong bài viết Tài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn khẳng định "Thơ Nguyễn

Bỉnh Khiêm là thơ hay với đầy đủ phẩm chất thơ Cách dùng từ thoải mái, thêm chút tự do và

có lúc có thể nói ngang tàng ( ) sử dụng hư từ lạ và tài:

Cá tôm tối chác bên kia bến Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo ( ) "Ngâm biếm nguyệt "và"chén vầy thu" thì sức cô đúc nhượng gì thơ chữ Hán:

Song bắc kìa ai ngâm biếm nguyệt Lầu nam nọ khách chén vầy thu ( ) âm điệu thì khỏi nói Nào chen lục ngôn hoặc toàn lục ngôn Nào ngắt nhịp bất chấp nhạc điệu thơ luật mà chỉ nghe theo nhạc điệu của hồn thơ, chẳng chút e dè" [96: 157] Đỗ

Kim Thịnh, trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật số 6/1991 có bài Quan niệm đạo đức

và thẩm mỹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong đó ông chỉ ra bản sắc văn hóa, tâm hồn Việt Nam

ở thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm "Sự gắn bó với các ngạn ngữ dân ca Việt được ông thể hiện

trong các bài thơ Nôm - thứ quốc ngữ đầu

Trang 26

tiên của dân tộc càng chứng tỏ sức sống của văn hóa cội nguồn, nối mạch thơ văn ông truyền đạt cho đời sau Ngôn ngữ trong thơ ông trong sáng ghi lại được phong vị, bản sắc của đời

Chặng đường từ sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương là chặng đường giảm

sút chất giá trị không chỉ riêng thể loại thơ Nôm Đường luật mà nói chung, dường như mọi sáng tác văn chương bấy giờ, mặc dù số lượng tác phẩm rất nhiều và thơ Đường luật cũng rất

được ưa chuộng (Chẳng hạn riêng Trịnh Doanh đã có 241 bài thơ Nôm trong Càn nguyên

ngự chế thi tập) Tuy nhiên, sự xuất hiện của ba truyện thơ Nôm khuyết danh (cho đến nay

vẫn không biết chắc thời điểm xuất hiện) trong đó tác giả "kết" những bài thơ Đường luật lại

để tự sự là một thể nghiệm cần thiết Truyện Vương Tường gồm 39 bài thơ thất ngôn bát cú

và 10 bài thất ngôn tứ tuyệt Tô công phụng sứ gồm 24 bài thất ngôn bát cú Lâm tuyền kỳ

ngộ (còn gọi là Bạch Viên Tôn Các) gồm 146 bài thất ngôn bát cú, 1 bài thất ngôn tuyệt cú ở

cuối truyện ( ngoài ra còn có bài Thạch tuyền ca khúc phỏng theo thể hát nói)

Qua thể nghiệm, có thể thấy rất rõ là: nếu sử dụng thơ Đường luật thất ngôn bát cú

hay tuyệt cú để tự sự thì sẽ không thành công Để tự sự các sự kiện, tình tiết cần móc xích, đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần có tính liên tục; trong khi đó, Đường luật lại có kết cấu chặt chẽ trong từng bài, tức sự hoàn chỉnh, khép kín, không chấp nhận sự co giãn, uyển chuyển

Trang 27

Nói cách khác, có sự mâu thuẫn không thể giải quyết giữa hình thức thế loại với yêu cầu của

tự sự

Nhìn lại cả giai đoạn phát triển từ Quốc âm thi tập đến trước Hồ Xuân Hương, thì xu hướng chung của thơ Nôm Đường luật là dân tộc hóa và xã hội hóa Bên cạnh những đóng

góp lớn, những thành tựu nghệ thuật là những thể nghiệm, tìm tòi nhưng không thành công

Tất nhiên, vấn đề cải biến thơ bảy chữ ra xen sáu chữ không phải là nhạc điệu luôn thất bại

mà ngược lại dường như có một nhạc điệu khác có ý nghĩa và thẩm mỹ

1.3 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Ở ĐỈNH CAO

1.3.1 Tổng quan:

Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định Thơ Nôm Đường luật từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương là giai đoạn phát triển ở đỉnh cao của thể loại này PGs Hoàng

Hữu Yên viết: " nhất là từ nửa thế kỷ thứ XVIII về sau, thơ Nôm nói chung đều viết theo thể

luật Đường hoàn chỉnh Với những thành tựu rực rỡ của thơ Bà huyện Thanh Quan, nhất là

thơ Hồ Xuân Hương thì thể thơ Nôm Đường luật ổn định, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật" [39 :

123] Tất nhiên, để đạt được đến đỉnh cao nghệ thuật, sự thành tựu rực rỡ ấy, có thể có nhiều

yếu tố, chẳng hạn, những chặng đường trước đó như những thể nghiệm và đặc biệt là mấy

chục năm cuối thế kỷ XVIII như một chặng chuyển tiếp: "Riêng về phương diện văn chương,

có thể nói rằng sự thịnh vượng của ba bốn chục năm về cuối thế kỷ XVIII là cái buồng đợi (salle d'attente) để đưa người ta vào thế kỷ XIX." [18,33] Trong chặng đường chuyển tiếp

vắt qua hai thế kỷ ấy,

Trang 28

cũng là mở đầu cho thế kỷ XIX, có Phạm Thái (1777 - 1813) và Trịnh Hoài Đức (1765 -

1825), một trong Gia Định tam gia thi

Đây là một bài thơ tiêu biểu, bài Tự trào của Phạm Thái:

Năm bảy năm nay những loạn ly, Cũng thì duyên phận cũng thì thì

Ba mươi tuổi lẻ là bao nả, Năm sáu đời vua khéo chóng ghê!

Một tập thơ dày ngâm sảng sảng, Vài nai rượu kếch ních tì tì

Chết về tiên bụt cho xong kiếp,

Đù ỏa trần gian sống mãi chi?

Bên cạnh qui luật phát triển của bản thân thể loại, chúng tôi còn nghĩ đến sự tác động mạnh mẽ, sự xâm nhập và thấm sâu của văn hóa dân gian vào thơ Nôm Đường luật, hay nói đúng hớn là sự chuyển hóa, có tác dụng hỗ tương từ cả hai phía Thực ra, trong dân gian, từ

cuối thế kỷ thứ XIV, trong câu chuyện Hà Ô Lôi (Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp)

đã có ba bài tứ tuyệt (chữ Nôm) ghi lại như sau:

Bài thứ nhất: Chỉn đà náu đến nguyện làm tôi,

Hai chữ Thiên- Tiên để cha Lôi

Bài thứ hai: Sương kế đầu sương vẹn được mười,

Những nơi quyền quí thiếu chi người

Bởi vì thanh sắc nên say đắm, Khá tiếc cho mà lại khá cười!

Bài thứ ba : Sinh tử là trời sá quản bao,

Nam nhi miễn được tiếng anh hào

Trang 29

Chết vì thanh sắc cam là chết, Chết đáng là nên cơm cháo nào

Văn học dân gian thế kỷ XVIII cũng có nhiều bài làm theo thể Đường luật, như một

số bài thơ cho là của Trạng Quỳnh Tuy nhiên, hiện tượng phổ cập hóa, dân gian hóa của thơ Nôm Đường luật vào thế kỷ XIX dường như đã trở nên một nét đặc trưng của đời sống văn hóa dân tộc

Có thể nói thêm rằng đây chính là giai đoạn vàng son của thể loại thơ Nôm Đường

luật Gs Trần Thanh Đạm nhận định: "Riêng thể thơ luật, tính từ Hồ Xuân Hương, Bà huyện

Thanh quan cho đến các bài thơ trường thiên liên hoàn của Nguyễn Đình Chiểu (Điếu Trương Định, Điếu Phan Tòng) , các bài xướng họa giữa Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị đến các tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương về sau, chúng ta cũng chứng kiến một sự

nở rộ, đa dạng về nghệ thuật " [23 : 13]

Để đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, thơ Nôm Đường luật đã kiên trì tiếp tục xu hướng dân tộc hóa của nhiều thế kỷ trước, đồng thời, chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa cả nội dung lẫn hình thức thể loại

Một cách khái quát, có thể nói thêm về hình thức câu thơ Nôm Đường luật giai đoạn này: hầu như đã xóa bỏ hình thức câu thất ngôn xen kẽ lục ngôn, như Gs Đinh Gia Khánh

nhận xét và lý giải: "Thơ Đường luật có pha lục ngôn sẽ ít thấy từ thế kỷ XVIII trở đi, có lẽ vì

khi ấy những thể thơ yêu vận như song thất lục bát và thơ lục bát đã đủ thành thục để đáp ứng một cách thích hợp hơn với cảm quan về âm điệu của người Việt cũng như yêu cầu phản ánh của thơ ca Việt" [35 : ]

Trang 30

1.3.2 Đi vào cụ t h ể, để l àm nên di ện mạo củ a t hơ Nôm Đườ ng luật gi ai đoạn này, chúng tôi thấy có những khuôn mặt tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Bà

hu yện Thanh Quan, Ngu yễn Công Trứ, Ngu yễn Đình Chi ểu, Ngu yễn Khu yến

và Tr ần Tế Xương

1.3 2.1 Hồ Xuân Hương:

Đặt qua một bên tập thơ Lưu Hương ký mà trong đó có thơ Nôm lẫn thơ

Hán chỉ xét riêng m ảng thơ Nôm đư ợ c t ruyền tụng l à củ a Hồ Xuân Hương, thì

Hồ Xuân Hươ ng đã x ứng đáng l à bà chúa thơ Nôm , ngư ời tạo ra bướ c ngo ặt

vĩ đại cho quá trình phát tri ển thơ Nôm Đường luật Như vậy nếu không kể

đến tập Lưu Hương ký (phần thơ Nôm) thì tính chất dân dã nổi lên đậm nét ở thơ Xuân Hương, đúng như Gs Đ ặng Thanh Lê nhận xét: "Và với nhà thơ, thể thơ

Đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm cao quí để đi thẳng vào cuộc sống đời thường, góc cạnh, chua xót, kịch liệt - nhưng đó là cuộc sống đích thực, không chỉ là dân tộc

mà còn hết sức dân dã."[38 : 112] Gs Lê Trí Vi ễn, trong chu yên đ ề Thơ Hồ Xuân Hương, sau khi so sánh với Quốc âm thi tập và thơ Nôm thời Hồng Đức, đã phân

tích tí nh ch ất dân chủ, t rần tụ c ở mảng thơ Nôm t ru yền t ụ ng là Hồ Xuân

Hương: "Nói chi đến tính chất trang trọng, quí phái của thể Đường luật Đường luật mà thơ

Nôm thì ít nhất cũng có từ Quốc âm thi lập, nhưng tính trang trọng chưa có gì đổi Thơ Nôm đời Hồng Đức khoác áo quan phương Đến Xuân Hương, Đường luật mới có đầy đủ tính chất dân chủ, trần tục và rất độc đáo, nó đã được Xuân Hương hóa Dấu ấn của nữ sĩ trên thể thơ ngoại lai này là không bao giờ phai" [91 : 36] Chúng tôi t h ấ y rằng chí nh vì đi vào

khai thác cu ộ c sống mà thơ Xuân Hương đã l àm nên khuôn m ặt mới cho thơ

Nôm Đường luật, ở đó

Trang 31

nội dung t hơ ca g ần gũi vớ i cuộ c số ng hơ n trướ c nhiều Gs Lê Trí Vi ễn chỉ ra

rằng: "C ũng là nhằ m khai t hác cu ộ c số ng, nhưng đi và o t h ể lo ại thơ Đư ờng

luật t rữ tình, t hủ pháp "bi ểu hi ện", "thuy ết ph ục và cuố n hút" c ủa Xuân Hương lắm nét riêng biệt Có nhiều cung bậc trong trữ tình ( ) nhưng bao giờ cũng nồng cháy bên trong m ột tấm l òng thi ết tha vô hạn với cu ộc sống "

[91 : 34 - 35] V ề tí nh ch ất dân tộ c hóa và t ính ch ất đời thư ờng củ a t hơ Hồ

Xuân Hương, Gs Nguyễn Lộc viết: "Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, thơ

Đường luật được vận dụng theo hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ

mà th ể t ài cho phép ( ) Bà đã đư a đư ợc vào một t hể t hơ v ố n đài các, t rang trọng một nội dung t hông t ục, hàng ngày." [48:11] Gs Lê Trí Vi ễn không chỉ

khẳng đị nh tính ch ất dân t ộ c ở thơ Xuân Hương m à còn ch ỉ ra r ằng Xuân

Hương đã dân chúng hóa th ể thơ Đường luật: "Đường luật là một sản phẩm

quí tộc hóa ở nư ớc t a Thi cử nâng nó l ên đ ịa vị quyền th ế của một qui t ắc có pháp l uật trư ờng thi bảo đả m N ó phải thanh t ân, tao nhã, l ại ph ải trịnh trọng, nghi êm t rang Nó ph ả i mang t rong n ội dung châu ng ọc của văn chư ơng hay khuôn phép c ủa đạo lý Nó phải là lợi khí ở trong tay phéo t ắc, khuôn mực, nó ra vào của quy ền quí hay ít ra cũng là môn đ ồ củ a Khổng M ạnh Xuân Hương làm ngược tất cả Bà đường hoàng hạ giá thể thơ cao quí ấy, lôi

nó ra kh ỏi vị trí sang tr ọng, bắt nó mang một nội dung vô cùng nhân dân, t ầm thường và có khi thô l ậu nữa Bà đã dân chúng hóa nó tr ên m ột qui mô s âu rộng." [ 91:42]

Tóm l ại, các nhà nghiên c ứu đã quan ni ệm th ống nh ất rằng mảng thơ Nôm t ru yền tụng của Hồ Xuân Hưởng l à mang tính dân t ộ c, t í nh dân ch ủ, h ết sức dân dã, t hông t ụ c, tr ần tụ c, đời thư ờng Chúng tôi mu ốn nói

Trang 32

thêm: nh ững đặc đi ểm nà y ở Hồ Xuân Hương đã đ ạt đ ến đỉ nh cao chưa t ừng

có trong l ịch s ử phát tri ển th ể l oại Ch ỉ cần làm một so s ánh:

- Về những ch ủ đề l ý t ưởng "ái ưu ", lý tưởng "tr ung hiếu " và ph ẩm

ch ất kẻ sĩ quân tử, theo thứ tự chi ếm t ỷ l ệ ở:

Quố c âm thi t ập: : 6,3% 6,3% 14,6%

Hồng Đ ức quố c âm t hi t ập : 1,5% 2,4% 7,3%

Bạch Vân (quốc ngữ) thi t ập : 10,0 % 3,1% 7,4%

Trong khi ở t hơ Hồ Xuân Hương không có bài nào

- Ngư ợc lại, về chủ đề cuộc sống xã hội , đất nướ c, con người theo t hứ

tự chi ếm t ỷ l ệ ở :

Quố c âm thi t ập : 1,6% 0,4%

Hồng Đ ức quố c âm t hi t ập : 6,4% 4,8%

Bạch Vân (quốc ngữ) thi t ập : 3,1% 3,1 %

Trong khi ở t hơ Hồ Xuân Hư ởng, t ỷ l ệ ấy khá cao : 22,5% và 22,5%

- Trong khi t ừ thu ần Việt chi ếm t ỷ l ệ ở Quốc âm thi t ập là 89,4%, Hồng Đức quốc âm thi tập là 88,1%, Bạch Vân (quốc ngữ) thi tập là 92% thì ở Hồ Xuân Hương là 94,8%

- Trong khi ở Quốc âm t hi t ập, cứ 3,6 câu t hơ có m ột từ Hán Vi ệt, ở Hồng Đ ức qu ốc âm t hi t ập l à 4,4, ở Bạch Vân (qu ố c ngữ) t hi tập l à 4,1 t hì ở Xuân Hương là 8,7

- Đi ển cố và thi li ệu Hán h ọc ở Quốc âm thi t ập l à 15%, H ồng Đ ức quốc âm thi t ập là 10,1%, ở Bạch Vân (quốc ngữ) thi t ập là 7,3% thì ở thơ Xuân Hương chỉ có 2,2%

1.3.2.2 Bà huy ện T hanh Quan (Nguy ễn Thị Hinh )

Trang 33

Sánh vai v ới Xuân Hương và hoàn toàn khác xa v ới Xuân Hương t rong phong cách là Bà huy ện Thanh Quan Gs Ngu yễn Lộ c đánh giá cao thơ Nôm

Đường luật của hai nhà thơ nữ này: "Dung lượng của thể tài hạn chế và cách

luật của nó ch ặt ch ẽ Tuy vậ y các nhà thơ Nôm vi ết b ằng th ể t hơ Đư ờng Luậ t vẫn có nhữ ng t hành l ựu rất đánh kể, như Hồ Xuân Hư ơng, bà huy ện T hanh Quan " [48: 11] Ri êng v ề bà Ngu yễn Thị Hinh , Gs có nh ận xét: "Còn thơ Đường luật của Bà huyện Thanh Quan, xuất hiện dưới dạng cổ điển, niêm luật ch ặt ch ẽ, n ội dung t rang nhã, đ ặc biệt về âm hưởng thì thơ bà h ết sứ c dồi dào, hấp dẫn Bà huyện Thanh Quan ch ỉ còn lại có m ấy bài thơ Đư ờng luật, về phương di ện ngh ệ thuật , có th ể nói là nhữ ng vi ên ngọc đư ợc một người thợ lành nghề mài dũa kỹ lưỡng nên nó lóng lánh trăm nghìn màu s ắc."

[48: 11] Xét t ừ góc độ thể l oại , sự có mặt củ a hai nhà thơ n ữ nà y đã ch ứng minh s ự phong phú , đa d ạng củ a phong cách th ể loại, đồng thời kh ẳng đị nh rằng dòng thơ Nôm Đườ ng lu ật đến đầu thế k ỷ XIX đã có nh ững bướ c phát

tri ển vượ t b ậc, đã x uất hi ện phong cách tác gi ả Chúng tôi th ấ y r ằng ở giai đoạn trước, dòng thơ Nôm Đường luật chỉ xuất hiện phong cách thời đại và

phong cách t h ể l oại Đến bâ y giờ, đã có th ể kh ẳng địn h có một phong cách

Xuân Hương và một phong cách Nguyễn Thị Hinh Nếu giai đoạn trước rút ra bài họ c không thành công v ề chức năng t ự s ự, thì gi ai đo ạn nà y với H ồ Xuân Hương (và nhiều tác giả khác về sau) đã khẳng định chức năng trào phúng

củ a t hơ Nôm Đườn g luật

1.3.2.3 Đóng góp cũng rất đáng kể vào quá trình dân chủ hóa là nhà

thơ Nguyễn Công Trứ Nếu thể loại hát nói được ông vận dụng để diễn đạt

chí nam nhi và tri ết l ý t hư ởng l ạc của mình thì th ể l oại thơ Nôm

Trang 34

Đường luật là cho chủ đề cảnh nghèo và thế thái nhân tình trong thơ ông

Tình cảnh nh ững người lép vế t rong x ã hội, th ực ch ất đ ạo đ ức củ a bọn gi àu

có bọn b ất tài m à hay h ại người, bọ n t ráo t rở gian l ận, cái t ác h ại của đồng tiền đã chà đ ạp cả nhân nghĩ a, đã chi ph ối mọi tình cảm, mọi quan h ệ xã hội , làm rạn v ỡ luân l ý đ ạo đức t ru yền thố ng đã đư ợc nhà thơ phơi bà y, đ ả kí ch Lại có khi, vì b ế tắc, gi ận d ữ, nhà thơ bu ột m ồm ch ửi đổ ng Gs Ngu yễn Lộ c

cho r ằng: "Ti ếng nói t ố cáo đồ ng ti ền củ a Nguy ễn C ông Trứ vừa có màu s ắc

phong kiến lại vừa có y ếu t ố nhân dân là vì vậ y"[48: 227] Ngu yễn C ông Tr ứ

không bị ảnh hư ởng gì b ởi chính sách văn hóa c ủ a tri ều Ngu yễn, có th ể nói l à

ngoài v òng cư ơng t ỏa Do v ậ y ông sáng t ác toàn thơ Nôm , ch ỉ có một bài chữ

Hán là bài Tự thọ N ội dung t hơ Nôm theo th ể Đườ ng lu ật củ a ông có th ể nói

gọn là thơ k ý t hác tâm s ự , hi ện th ực và t ri ết l ý Đọ c thơ ông, có th ể th ấ y rõ mồn một cuộ c đ ời vớ i những thăng tr ầm buồn vui c ủa ông, nh ững ý nghĩ chân thành, nh ững yêu ghét minh b ạch, nh ững c ảm xúc s âu s ắc, th ấm thí a Gs

Trương Chính nói về thơ triết lý của ông là "không khô khan trừu tượng,

không nêu chung chung v ề xử thế tiếp vật, mà đó là nh ững cả m nghĩ ông r út

ra từ cu ộc s ống Không ph ải gi áo đi ều mà là kinh nghi ệm của ngư ời từng trả” [16: 42] Về m ặt ngh ệ thu ật, thơ Nôm Đư ờng lu ật của ôn g có cách di ễn

đạt hết sức bình dân với cả một hệ thống ngôn ngữ thơ rất gần gũi với lời ăn tiếng nói c ủa qu ần chúng nhân dân Nhi ều câu t hơ, t h ậm chí có khi ngu yên bài thơ hầu như được cấu tạo bởi thành ngữ, tục ngữ và nhà thơ cũng tư duy

theo cách tư duy của thành ngữ, tục ngữ Gs Trương Chính nhận xét: "Theo

chân Nguy ễn Trãi , Nguy ễn Bỉnh Khiêm, Nguy ễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguy ễn Công T rứ dùng rất nhiều tục ngữ, ca dao,

Trang 35

tiếng đị a phư ơng, khi c ầ n, cả tiếng t ục ( ) c ốt tì m m ột cách di ễn đạ t thông thường giản dị, nhưng chính lại là sinh động, để đi sâu vào lòng ngư ời" [16:

40]

1.3.2.4 Mở đ ầu chặng đường n ửa sau thế k ỷ XIX l à Nguyễn Đì nh Chiểu Nhà thơ mù l òa nà y l ại có t rái tim yêu nư ớ c ngời s áng như m ột vì s ao,

biểu hi ện nga y khi có mâu thu ẫn với lòng trung quân, " ông đã sáng su ốt g ạt

bỏ mẫu thu ẫn bằng cách g ạt bỏ sự ngu trung, đ ể rồi suy nghĩ và hành đ ộ ng theo những mực t hước của ngư ời chiến sĩ yêu nư ớc, yêu dân", " nếu ( ) ông bạn thân Phan Văn T r ị đã " vừ a đi vữa đái v ẽ nên rồng" , t hì ông, tuy m ắt mù nhưng ông nghe rất rõ cái tiếng "lão xao" của "xe ngựa" của đám vua quan triều Nguy ễn và ông nghĩ :

Biết ai thi ên t ử, biết ai th ần? "[44: 81]

Trong bài vi ết Thế giới ngh ệ thuật của Nguy ễn Đình Chi ểu , PTs M ai

Quố c Li ên đã ch ỉ ra vị trí củ a Ngu yễn Đì nh Chi ểu trong l ị ch sử văn họ c dân

tộc: "Nguyễn Đình C hi ểu là một gạ ch nố i lớn, có ý nghĩ a chuy ển tiếp ( ) là

ngôi s ao Hôm ( ) và là ngôi sao Mai " [ 46: 187] " N guyễn Đình C hi ểu là ngọn cờ đ ầu củ a trào lưu văn chương gi ải phóng mà đ ặ c đi ểm nổi bật là tình

cả m yêu nư ớc mãnh li ệt gắn bó với tính nhân dân s âu s ắ c, t í nh dân ch ủ ngày càng được quan tâm thông qua vi ệc miêu tả con người bình thường " "Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ng ữ của đời sống hàng ngày, d ấu hiệu củ a mộ t thi pháp ngh ệ t huật m ới Trong tr ào lưu dân ch ủ hóa văn chư ơng, Nguy ễn Đình Chiểu đã ti ếp tục bư ớc ti ến của Nguy ễn Du, H ồ Xuân Hương, ông đã tr ở về đến mức nhập thân vào nền văn hóa dân gian." (46: 190) Nguyễn Đình Chiểu

là một t ấm gươ ng v ề lòng yêu nướ c, về t rách nhi ệm, s ứ m ệnh củ a người cầm bút:

Trang 36

Chở b ao nhi êu đ ạo, t hu yền không kh ẳm, Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà

Trong thơ ca yêu nước chống Pháp của ông có những lời thơ phỉ báng lên án khi ph ải đ ối mặt v ới b ọn ngườ i nhơ b ẩn đượ c tì nh t hế rối ren đưa l ên

n gự vì:

Lổ m x ổm giư ờng cao th ấ y ch ó ngồi

Nhưng chủ yếu là "những khúc bi tráng, ngợi ca những con người

nghĩa dũng buổi đầu kháng Pháp ( ) những người anh hùng kiểu mới của thời đại ( ) những l ãnh t ụ kháng Pháp gi ữ gìn đất nư ớc, b ảo vệ dân l ành:

Anh hùng t hà t hác ch ẳng đầu Tây,

Một giấ c sa t rư ờng phận cũng may." [61: 28]

Xuân Di ệu đã t ừng t hấ y ở nhà thơ mù lòa nà y c ả l òng yêu nư ớc lẫn s ự

căm thù và đặc biệt là " nước mắt đọng lại trong những câu thơ thất ngôn, mà

điển hình là mười bài thơ liên hoàn Điếu Trương Công Định như một dòng châu không d ứt." [20: II: 240] "Nguy ễn Đình Chi ểu cột ch ặt nhân nghĩ a v ới nước nhà :

Mến nghĩ a bao đành cam ph ận nư ớc,

Có nhân nào n ỡ phụ tình nhà " [25 : 285]

1.3.2.5 M ột khuôn m ặt ti êu bi ểu khác c ủa t hơ Nôm Đường l uật nửa s au thế k ỷ XIX, một t rong nh ững đ ại bi ểu l ớp cu ối củ a một kiểu nhà Nho - ki ểu nhà Nho nhân dân - là Ngu yễn Khu yến Đó là m ột nhân cách trong s áng, m ột

tâm hồn cao thượ ng, khí ti ết Cùng với Tú Xương , ông đã l àm nên di ện mạo

thơ Nôm Đường luật những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX Đây là một trong vài ba nhà thơ Nôm Đư ờng luật xuất sắc nhất Nói như Phan Ngọc, đến

đây, thể loại này đã "biểu lộ năng lực diễn đạt

Trang 37

cao nhất [64: 71] C ông trì nh nghi ên c ứu tập th ể của Vi ện Văn họ c Thi hào

Nguyễn K huyến, đ ời và thơ đã cho th ấ y Ngu yễn Khu yến l à "người m ở đầu cho một t rường thơ không còn b ị chi phối quá chặt ch ẽ tr ong các quan ni ệm công

thức, ước lệ của văn họ c cổ truyền" [12: 7] Đúng như Gs Ngu yễn Đình Chú,

trong bài vi ết Con đư ờng tì m ki ếm b ản s ắc thơ Y ên Đổ đã lưu ý l à: "bút pháp

Nguyễn Khuy ến đã như m ột d ấu hi ệu quan tr ọng của sự vận đ ộng c ủa văn h ọ c Việt N am tr ên đư ờng hiện đại hóa" [12: 28] Trong quá t rì nh phát tri ển của

thơ Nôm Đường luật, đến Nguyễn Khuyến, nói như Gs Nguyễn Huệ Chi, đã

có " dấ u hiệu chuy ển mình của tư duy thơ dân t ộ c" [12: 44] Nhà thơ Ngu yễn

Khu yến đã đóng góp cho t hơ lu ật Đườ ng r ất nhi ều s áng tạo, vừ a chứng tỏ

mình đã hấp thụ tinh hoa Đường thi Gs Lê Chí Dũng nh ận định: "Tài năng

của Nguy ễn K huyến là ở chỗ ông chi ếm l ĩnh đư ợc thơ Đư ờng luật, chiếm lĩ nh được quan niệm " thi trung hữu họa " chiếm lĩnh được khả năng diễn đạt đến đỉnh cao trong khả năng gắn bó với quê hương đất nước" [12: 283] "nhà thơ khai thác kho tàng ca dao, t ụ c ngữ, t hành ng ữ , cải tạo chúng l ại t rong cơ c ấu của thơ Đư ờng lu ật, đồng th ời làm cho t hơ Đư ờng l uật mất cái v ẻ đư ờng b ệ trang trọng của mình "[12: 28 1]

1.3.2.6 Khuôn m ặt tiêu biểu cuối cùng, l ại cũng l à m ột nhà thơ xu ất sắc: Tr ần T ế Xương Trướ c h ết, đi ều nổi b ật ở Tú Xương xét t ừ góc độ th ể loại là tính dân t ộc hóa, l à ti nh t h ần dân tộ c rất s âu sắc bi ểu hi ện ở nhi ều

mặt Trong tư t ư ởng, đó "là con ngư ời ưu thời mẫ n th ế, mang tâm tr ạng u uấ t

của kẻ mất nư ớc ( ) Tú Xư ơng ấp ủ mãi v ết thư ơng m ất nư ớc ở tr ong tâm hồn C hửi cái nhố nhăng củ a cuộc đ ời t ư sản hóa dư ới ách t hực dân đ ế q uố c, than sự s uy đồi , l à muốn bảo vệ tinh th ần dân t ộ c." [

Trang 38

20: II: 137 - 143] Trong bút pháp, nhà t hơ thi ên v ề nụ cười trào phúng r ất Việt Nam Ông v ừa nối tiếp tru yền t hống cười t rong t ru yện dân gi an, trong ca

dao v ừa k ế tụ c cái t ru yền th ống đ ả kí ch, chán t rách t h ế tụ c ở nhữ ng nhà Nho

như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ Xuân Diệu đã bình rất xác đáng

về thơ Tú xương: "Khi trữ tình, Tú xư ơng r ất thanh tao; khi đ ả kí ch, Tú

xương nhiều lúc chửi rất phàm; không phải tại tác giả, mà tại chúng nó bẩn

thỉu quá đáng" [20: II: 167] Hơ n nữa, cũng xét t ừ góc đ ộ thể l oại , thơ Tú

Xương đã đạt đến đỉnh cao về tính dân chủ hóa (democratization) bởi bên cạnh nỗi niềm thế s ự nhân tình, n ỗi u hoài v ề đ ất nư ớc, về một xã hội gi ao

thời, t hơ Tú Xương là thơ k ý s ự về hì nh tượ ng con người thừ a của chí nh mình, chất chứa t rong con ngư ời ấ y bi ết bao nh ững lo toan đ ời thường Thơ Đường luật lại có hiệu quả nghệ thuật ở thể tài trào phúng, nhờ cấu trúc đối

n gẫu và tạo b ất ngờ ở câu k ết Ngu yễn Phong Nam nh ận xét : "Tú Xương s ử

dụng các thủ pháp gây cư ời rất tài tình Ph ổ bi ến nh ất là tạo thế hẫng hụt ở cuố i bài thơ, hoặc tạo nên những sự đối chọi hình thứ c Chẳng hạ n ông thường cho câu kết bẻ quặt khỏi hướng phát triển thông thường, nhấn mạnh tính trái ngược giữa cái nghiêm trang và đùa t ếu, giữa cái đê hạ và cao thượng " [61: 54]

Tóm l ại , gi ai đo ạn n ửa s au t hế k ỷ X IX, qua phân tí ch ở m ột số t ác gi ả

tiêu bi ểu, xét từ góc độ t hể loại văn h ọc thì vừa khép l ại nền văn chương trung đại, vừa bộc lộ dấu hiệu chuyển mình sang nền văn chương cận - hiện đại Phải chăng nhận định sau đây của Gs Nguyễn Đăng Mạnh mới chỉ thiên

về một m ặt: " N ăm 1858, t hực dân m ở đầ u cu ộc xâm lư ợc nư ớc ta Đây là m ột

sự kiện chính t rị, xã hội cự c kỳ quan trọ ng đã có ảnh hưởng kín đ ến lị ch sử văn học Nhưng sự ảnh hưởng này chỉ làm cho văn

Trang 39

học chuyển biến về đề tài, chủ đề chứ chưa khiến nó đổi thay về quan niệm mỹ học và về hệ thống thi pháp ( ) Như vậy văn học Việt Nam cho đến hết thế kỷ XIX về đại thể vẫn nằm trong phạm trù của văn học cổ thời đại phong kiến "[57: 6 - 7] Đánh giá chặng đường này,

Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng, tác giả cuốn Văn học sử Việt nam hậu bán thế kỷ

XIX đã rất sai lầm khi cho rằng thời kỳ 1862 đến 1910 là thời kỳ tan rã của văn chương cổ

điển [72: ] Thật ra, trước những chuyển biến của lịch sử, những thay hình đổi dạng của xã hội thì văn chương cũng chuyển biến mạnh trên con đường tiếp cận với hiện đại Nó đang chuyển mình chứ không phải tan rã, không phải quẫy chết, thậm chí nó còn bộc lộ hết phần tinh hoa của nó Nhận định sau đây của Gs Trần Thanh Đạm tuy nhìn chung về nền văn chương thế kỷ XIX trong đó có nhiều thể loại nhưng chắc chắn có sự đóng góp đáng kể của

thể loại thơ Nôm Đường luật Ông viết: "Thế kỷ XIX trên toàn bộ là thế kỷ cuối cùng và cũng

là thế kỷ lớn nhất của văn chương cổ điển Việt Nam, dù rằng có sự biến đổi sắc thái giữa đầu thế kỷ so với nửa sau thế kỷ Trong nửa sau thế kỷ 19, kể từ sau sự kiện 1858, do tình hình đất nước chuyển từ thời bình sang thời chiến, trước nguy cơ mất nước đang ngày một lớn dần lên, văn chương Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nội dung tư tưởng và cảm hứng"

[23: 11] "Tuy chế độ phong kiến kết thúc trong tủi nhục, song văn chương cổ điển lại kết thúc

trong vẻ vang vì đó là bản hợp ca bi tráng của tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong giai đoạn bi hùng của lịch sử dân tộc." [23:12]

1.3.3 Nhìn chung vào giai đoạn phát triển ở đỉnh cao của thể loại thơ Nôm Đường luật, nghĩa là vào thế kỷ XIX, có thể thấy một di sản văn

Trang 40

chương quí giá mà nó để lại Di sản này, cùng với các thể loại khác, đã góp phần cho cái bất

tử của một thế kỷ văn chương , một tập đại thành của văn chương Việt Nam Trong di sản

văn chương mà thế kỷ XIX chuyển giao cho thế kỷ XX có tiếng nói đòi quyền sống con người, giải phóng cá nhân, quá trình dân chủ hóa cả nội dung lẫn hình thức văn học Âm hưởng giải phóng cá nhân, đặc trưng cốt tủy, tiêu chí đặc thù của văn học tư sản, văn học cận

- hiện đại, đã trở thành âm hưởng chủ đạo của văn chương nửa đầu thế kỷ XX, rõ nhất là từ

năm 1932, chắc chắn có sự chuẩn bị từ thế kỷ XIX Trong bài viết Hiểu văn học trung đại

trong lịch sử văn học Việt Nam như thế nào cho phải ?, Gs Lê Trí Viễn đánh giá giai đoạn từ

giữa thế kỷ XVIII như sau "một tư trào nhân đạo chủ nghĩa mới xuất hiện, mà trung tâm là

sự phát hiện ra con người cá nhân đối lập với con người phong kiến Nho giáo, làm cho văn học, rõ nhất là từ thế kỷ XVIII, từ tính chất vô ngã chuyển thành hữu ngã, từ chỗ chủ yếu là

"chí" là "tình "là "đạo "của tâm tư cá nhân trở thành văn học phản ánh và biểu hiện về

"những điều trông thấy mà đau đớn lòng" của cuộc sống." [92: 76]

KẾT LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

CỦA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

Trong bài viết Suy nghĩ về thể loại thơ song thất lục bát, PGs Phan Ngọc đã có một ý kiến như sau: "Một thể loại với tính cách một cấu trúc nghệ thuật, không thể ngay lập tức có

ngay được toàn bộ các yếu tố của nó từng yếu tố một phải hình thành dần dần trong lịch sử, cho đến một giai đoạn nào đó, thường là do tài năng của một nhà thơ lớn, các yếu tố này tìm được sự kết hợp trọn vẹn Lúc đó, nó thành cấu trúc và lúc đó thể

Ngày đăng: 17/01/2020, 07:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w