1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN: Biểu tượng thiên nhiên và loài vật trong truyện của Aitmatov

121 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU11. Lí do chọn đề tài12. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm33. Đối tượng, mục đích nghiên cứu144. Phạm vi nghiên cứu145. Phương pháp nghiên cứu156. Đóng góp của luận văn157. Cấu trúc của luận văn15CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN161.1. Thiên nhiên là bà mẹ hiền từ bao dung đối với con người171.2. Thiên nhiên là chứng nhân cho những thiên tình sử của con người221.3. Thiên nhiên là chứng tích của một giai đoạn lịch sử311.4. Thiên nhiên là môi trường thử thách khắc nghiệt đối với con người361.5. Thiên nhiên là điểm tựa tinh thần của con người44Tiểu kết55CHƯƠNG 2: BIỂU TƯỢNG LOÀI VẬT562.1. Loài vật: Thuỷ tổ của loài người562.2. Loài vật: là bạn của con người722.3. Cuộc sống loài vật phản ánh, soi chiếu sự sinh tồn của đời sống con người91CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG1023.1. Huyền thoại hoá1023.2. Nghệ thuật nhân hoá1053.3. Nghệ thuật tạo dựng không gian108Tiểu kết113KẾT LUẬN114TÀI LIỆU THAM KHẢO117

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học Nga là “một hiện tượng kì diệu” (M Gorki), với tốc độ phát triển

phi thường, nó luôn khiến thế giới phải ngạc nhiên, sửng sốt Nếu thế kỉ XIX được coi

là thế kỉ vàng của văn học Nga thì thế kỉ XX được coi là thế kỉ bạc Đóng vai trò chủ

đạo trong nền văn học Nga thế kỉ XX là bộ phận văn học Xô viết Épghênhi Xiđôrốp từng có phép so sánh rất hay: “Như cô Lọ lem trong truyện của Peco, văn học

Xô viết nhất định sẽ nhiều lần đem lại cho người đọc thấy cái phong phú, cái đẹp của tâm hồn con người đương thời của chúng ta”

Với bạn đọc Việt Nam, văn học Nga thời kỳ Xô Viết vốn rất gần gũi Bạn đọc nước takhông chỉ say mê các nhà văn lớp trước như Gorki, Maicôpxki, Sôlôkhôp, Sêkhôp,

Bunhin, mà cả những nhà văn thuộc thế hệ sau - những nhà văn “cải tổ” đang sát cánh cùng

với thế hệ lão thành để tạo ra những tác phẩm xứng đáng với thời đại mới như Aitmatôv,

Raxpuchin, Kazakôp, Belôp, Bưcôp “Văn học Xô Viết là một nền văn học đa dân tộc muôn hương ngàn sắc, là biểu hiện tinh thần tuyệt vời của tình đoàn kết bình đẳng giữa hàng trăm dân tộc trong đại gia đình Liên Xô thống nhất Các nhà văn Liên Xô viết bằng tám mươi thứ tiếng khác nhau” và “văn học Xô Viết đã được giới thiệu đầy đủ, có hệ thống

ở Việt Nam về tất cả các thời kì, qua hầu hết các tác giả ưu tú nhất Ảnh hưởng của văn học

Xô Viết lúc này vừa phát triển theo chiều rộng vừa phát triển theo chiều sâu” [20, 321-322]

Trong vườn hoa “muôn hương ngày sắc” của đại gia đình văn học Xô Viết thuở ấy cómột sắc hoa ở miền Trung Á thuộc đất nước Kirgyzia tươi đẹp đã làm say đắm lòng bao thế

hệ người đọc Việt Nam, đó chính là Tsinghiz Aitmatov (1928 – 2008) “Ca sĩ của núi đồi và

thảo nguyên” này xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào khoảng những năm 1960 Truyện vừa

“Người thầy đầu tiên” của ông đăng trên báo Pravda (Liên Xô), Bồ Xuân Tiến, lúc ấy là sinhviên Trường Đại học Sư phạm Lênin đã phát hiện ra, rung cảm sâu sắc và lập tức chuyển

ngữ sang tiếng Việt Từ đó, “trong cõi lặng tâm hồn nhiều người Việt, đã khắc đậm bóng dáng làng quê nghèo Kurkurêu, nơi có cô bé học trò lam lũ Antưnai và thầy giáo Đuysen nhân hậu, người đã tình nguyện dành cả đời mình để xua đi bóng tối của sự dốt nát, bất công Chính bởi trĩu nặng tâm thế người dân của một đất nước nhỏ bé, đang trên đà phát triển, nên Aitmatov dễ dàng tìm được sự đồng điệu ở Việt Nam “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Giamillia”, “Truyện núi đồi và thảo nguyên” nằm trong số các tác phẩm được công chúng Việt Nam yêu thích và nhớ nhung nhiều nhất” [46].

Cho đến hôm nay, khi cả thế giới đang chuyển mình trong kỷ nguyên mới, có biết bao

sự đổi thay về chính trị - kinh tế - văn hoá nhân loại Đó cũng là một thử thách, là thước đocho sức sống của các tác phẩm văn học có giá trị trên văn đàn Với Tsinghiz Aitmatov nói

riêng, “ Những tác phẩm đậm chất trữ tình, khẳng định khuynh hướng tiếp cận nhân văn chủ nghĩa đối với những vấn đề thời sự nhạy cảm đương thời” [41, 17] vẫn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của nó Đúng là “Văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những qui luật của sự băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sêđrin) Ông đã “trở thành một hiện tượng đặc sắc của văn học Xô Viết hiện đại và một trong những cây bút được ngưỡng

mộ nhất trên văn đàn thế giới” [3, 10] Những trang viết của ông vẫn luôn tiềm ẩn nhiều

Trang 2

điều lí thú thu hút sự quan tâm, kích thích sự khám phá của người đọc cũng như các nhànghiên cứu, phê bình văn học

1.2 Ở Việt Nam, hầu hết các tác phẩm của Aitmatov đã được dịch sang tiếng Việt và

được đón nhận khá nồng nhiệt: “Người thầy đầu tiên” (1960); “Cây phong non trùm khănđỏ” (1961); “Mắt lạc đà” (1961); “Cánh đồng mẹ” (1963); “Vĩnh biệt Gunxarư!” (1966);

“Con tàu trắng” (1969); “Con Chó Khoang chạy ven bờ biển” (1977); “Một ngày dài hơn thếkỉ” (1980); “Đoạn đầu đài” (1986) Còn một số tác phẩm như: “Sếu đầu mùa” (1975);

“Tavro Cassandra” (1993); “Trò truyện với Feizolla Namdar” và “Khi núi sập” (Cô dâu vĩnhcửu) được xuất bản năm 2007 là chưa được dịch sang tiếng Việt

Tại Việt Nam, những bản dịch các cuốn sách của Aitmatov đã được coi như nhữngbiểu tượng của một thứ văn chương đích thực, mang đậm lý tưởng nhân văn, hướngthiện, luôn tràn ngập tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước

Đặc biệt, tập truyện Giamillia - Truyện núi đồi và thảo nguyên đã được các bạn trẻ Việt

Nam vô cùng yêu thích và là một trong những cuốn truyện gối đầu giường của bao ngườitrẻ tuổi Bởi Aitmatov, dù ở rất xa họ về khoảng cách địa lí, nhưng đã trở thành ngườibạn đồng hành thấu hiểu và bao dung, nói giúp bao người những tình cảm sâu kín mà rấtnhân bản trong cuộc sống con người Thế nên những người trẻ, họ yêu và ngưỡng mộAitmatov, ông thật sự gần gũi với bạn đọc Việt Nam như người nhà, như đồng hươngvậy Hơn thế, qua hành trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, không bao giờ lặp lại mình,

các tác phẩm của ông còn “đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết mang tính triết lí sâu sắc: con người và lịch sử; con người và thiên nhiên; truyền thống và hiện đại; sự kế thừa kinh nghiệm đạo đức và thẩm mĩ của các thế hệ” [3, 8].

Nhiều vấn đề phổ quát, bức thiết đặt ra trong sáng tác của Aitmatov sau này đã vượt

ra khỏi ranh giới quốc gia và mang tính nhân loại, buộc mỗi chúng ta phải suy ngẫm, tự rút

ra kinh nghiệm và bài học để hoàn thiện bản thân mình và cuộc sống Ý nghĩa, vai trò, tácdụng lớn lao của văn học đối với đời sống và con người, qua tác phẩm của nhà văn, đượcnâng cao Người viết đã bị cuốn hút và thôi thúc bởi sức mạnh kì diệu đó

1.3 Lúc sinh thời, Aitmatov được công nhận là “cây bút văn xuôi xuất sắc của nền

văn học Xô Viết, ảnh hưởng tốt đến các nhà văn khác, nhất là lớp cầm bút trẻ Hầu như mỗi tác phẩm của ông đều gây nên những cuộc tranh luận lớn trong sinh hoạt văn học Liên Xô nhưng tựu trung đều khẳng định sức khám phá, sáng tạo của một nghệ sĩ lớn khi khái quát hiện thực xã hội cũng như phong cách và thủ pháp nghệ thuật” [49]

Khi đến Việt Nam, Aitmatov không chỉ thu hút sự quan tâm của bạn đọc mà còn thu

hút được sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình Ông được đánh giá là một trong số “mũi nhọn của nền văn học Xô Viết” những năm 60-70 của thế kỷ XX Đã có nhiều công trình

nghiên cứu về Aitmatov của Nguyễn Trường Lịch, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Hải Hà, HoàngNgọc Hiến, Lê Sơn và một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp Tuy nhiên, các côngtrình trên chủ yếu khai thác và nhấn mạnh các khía cạnh về thế giới nhân vật, kết cấu, đặcsắc của các lớp huyền tích, huyền thoại, vấn đề tình yêu đôi lứa, mối quan hệ giữa con ngườivới thiên nhiên, thảm hoạ môi trường, mối quan hệ giữa các hành tinh Còn hệ thống biểutượng ít được chú ý tới Nhà văn sáng tạo ra các hình tượng nghệ thuật là điều hiển nhiên,song các hình tượng nghệ thuật, khi chứa đựng trong mình những ý nghĩa khái quát, mangchiều sâu tâm thức, ý thức của dân tộc và nhân loại thì trở thành biểu tượng Sáng tạo biểu

Trang 3

tượng, do đó, là đích hướng tới, đồng thời là nỗ lực tột cùng của mỗi nhà văn Văn xuôiAitmatov dày đặc biểu tượng và việc tìm hiểu, giải mã các biểu tượng ấy sẽ hé mở nhữngđiều đặc sắc trong tư duy và thực tiễn sáng tạo của nhà văn Từ sức hấp dẫn của các biểu

tượng và tự lượng sức mình, người viết lựa chọn đề tài “Biểu tượng thiên nhiên và loài vật trong sáng tác của Aitmatov”

1.4 Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, văn học Nga nói chung, văn học Xô Viết

nói riêng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp độc giả Việt Nam cảm nhận vàngưỡng mộ vẻ đẹp của đất nước Nga, tâm hồn Nga, tính cách Nga Hệ thống lý luận cũngnhư thực tiễn văn học Nga - Xô Viết có ảnh hưởng quan trọng đến quan điểm thẩm mỹ vàkhuynh hướng sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam Trong chương trình giảng dạy tại cácnhà trường, văn học Nga, trong đó có tác giả Aitmatov, cũng chiếm vị trí đặc biệt Bởi vậy,

là một giáo viên, lựa chọn đề tài này chính là cơ hội để tôi tìm hiểu sâu hơn về những kiếnthức văn học nước ngoài, rút ra những kinh nghiệm quí báu cho công tác giảng dạy sau này

của bản thân Thêm nữa, tôi rất mong muốn đề tài “Biểu tượng thiên nhiên và loài vật trong truyện của Aitmatov” của mình sẽ đóng góp một phần nào đó cho việc tìm hiểu và nghiên

cứu về Ts.Aitmatov nói riêng và văn học Nga đương đại nói chung

2 Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm

2.1 Lịch sử vấn đề

2.1.1 “Cần viết sao cho trong tác phẩm của chúng ta, bạn đọc tìm thấy một cái

gì thiết thân với họ, sao cho bạn đọc không thể rời cuốn sách cho đến dòng cuối cùng, sao cho bạn đọc lấy làm tiếc rằng cuốn sách đã hết và sau đó còn suy nghĩ lâu dài về những điều đã đọc.

Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện về các nhân vật đã kết thúc, tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức bạn đọc, tiếp tục sống và tác động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm không bao giờ tàn tạ, như thi ca của sự thật…”

Lời phát biểu trên của Tsinghiz Aitmatov tại Đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ VII(Báo Văn học Liên Xô, số ra ngày 08/7/1981) có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật bất hủ vềgiá trị, về sức sống lâu bền của tác phẩm văn học trong lòng độc giả Và rồi đúng như ông đã

nói “Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng”, các tác phẩm của ông đã “nhập vào tâm hồn và ý thức bạn đọc, tiếp tục sống và tác động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm không bao giờ tàn tạ”.

Tsinghiz Aitmatov sinh ngày 12.12.1928 trong một gia đình viên chức tại vùng thunglũng Talax, làng Shêker, huyện Kirôp, nước Cộng hoà Xô Viết Kirgyzia (nay là nước cộng

hoà Kyzgystan) thuộc miền Trung Á “Tuổi thơ ông rong ruổi trên những cánh đồng và thảo nguyên vùng Trung Á thơ mộng, lớn lên Aitmatov đến sinh sống cùng gia đình tại Moskva Nước Nga với những cánh rừng bạch dương hùng vĩ và những con người nhân hậu đã nuôi dưỡng tâm hồn Aitmatov, hun đúc nên những tác phẩm bất hủ của ông Chính vì thế những tác phẩm xuất sắc của ông đều thể hiện bằng hai thứ tiếng Kirgyzia và tiếng Nga” [33, 123]

Cha của nhà văn là Turekula Aitmatov, khi đó là Bí thư Trung ương Đảng nước Cộnghoà Kirgyzia Năm 1934, ông Turekula Aitmatov bị qui kết là “kẻ thù của dân tộc” và bị bắt,

4 năm sau (1938) ông bị xử bắn, nên cậu bé Tsinghiz Aitmatov phải chịu cảnh mồ côi cha

Trang 4

khi mới lên 10 tuổi Người mẹ khi đó đang là một diễn viên trong nhà hát nhỏ ở địa phương

đã rất vất vả để nuôi nấng 4 anh em Cuộc sống cơ cực, tủi nhục và cái chết của người cha đãảnh hưởng rất lớn đến Tsinghiz Aitmatov Nhà văn Khamid Ismailov - người Uzbek đã

khẳng định: “ rõ ràng điều đó đã trở thành cú hích khiến Aitmatov chỉ còn biết giao phó tình cảm của mình cho tờ giấy trắng, nơi ông có thể khiến mình toả sáng”.

Năm 1944, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại bước vào giai đoạn ác liệt nhất, tất cả đànông ở tuổi trưởng thành đều lên đường nhập ngũ đi ra chiến trường Chàng trai Tsinghiz 16tuổi khi đó được cử làm Thư kí Hội đồng nông trang Học xong lớp 8, năm 1948, Aitmatovthi vào Trường Trung cấp Thú y Dzhambul và tốt nghiệp xuất sắc trường này, nên mặcnhiên được vào học Đại học Nông nghiệp mà không phải qua kỳ thi tuyển

Tsinghiz Aitmatov bắt đầu viết văn khi đang theo học tại trường Đại học Nôngnghiệp Frunze (nay là Bishkek), đầu tiên chỉ là những đoản văn, tuỳ bút đăng ở các báo địaphương viết bằng tiếng Kirgyzia Nhưng chàng trai Tsinghiz không muốn khát vọng củamình chỉ dừng lại ở đó, nên năm 1956 đã khăn gói lên Moskva thi vào trường viết văn Từ

1956 -1958, Tsinghiz Aitmatov theo học khoa Văn - Viện Văn học thế giới mang tênM.Gorki ở Moskva và chuyển hẳn sang hoạt động báo chí và văn học Ông làm biên tập viêntạp chí “Văn học Kyzgizstan”, đồng thời kiêm luôn chân phóng viên thường trú của báoPravda tại nước Cộng hòa Xô Viết Kyrgizia (từ 1959 tới 1965)

Cùng năm 1958, nhân “Tuần văn học - Nghệ thuật Kirgizia” tổ chức tại Frunze, haitruyện ngắn của ông là “Giamilia” (1958) và “Kẻ giáp mặt” (1958) bằng tiếng Nga và tiếng

Kirgizia đã được xuất bản: “Ngay từ những tác phẩm đầu tay này, Tsinghiz Aitmatov đã chứng tỏ sự trưởng thành về các mặt tư tưởng nghệ thuật và tài năng của mình; khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên văn đàn trong nước cũng như thế giới” [49]

Aitmatov viết chậm, ông không chạy đua với thời gian, sau khi “Giamilia” chinhphục độc giả trên toàn lãnh thổ liên bang Xô Viết, ông cho ra đời những tác phẩm khác tiếptục làm rung động lòng người: “Người thầy đầu tiên” (1960); “Cây phong non trùm khănđỏ” (1961); “Mắt lạc đà” (1961); “Cánh đồng mẹ” (1963); “Vĩnh biệt Gunxarư” (1966);

“Con tàu trắng” (1969); “Sếu đầu mùa” (1975); “Con Chó Khoang chạy ven bờ biển”(1977); “Một ngày dài hơn thế kỉ” (1980); “Đoạn đầu đài” (1986); “Tavro Cassandra”(1993); “Trò truyện với Feizolla Namdar” (1998) Tiểu thuyết cuối cùng của ông là “Khi núisập” (Cô dâu vĩnh cửu) được xuất bản năm 2007

Aitmatov từng được nhận giải thưởng Lênin (năm 1963), giải thưởng quốc gia Liên

Xô (năm 1968, 1977, 1983), giải thưởng quốc gia Kyrgizia (năm 1976), cũng như giảithưởng Bông Sen, giải thưởng quốc tế Nehru, giải thưởng Cành ôliu vàng, giải thưởng quốcgia Thổ Nhĩ Kỳ Một tổ chức của các nhà văn hệ ngôn ngữ Thổ đã đề cử Aitmatov cho giảiNobel văn học Tiếc thay, cái chết đã làm dang dở ý tưởng này vì theo thông lệ, giải Nobelchỉ được trao cho những người đang sống Những giải thưởng trên là minh chứng, là sự côngnhận tài năng và những đóng góp của Aitmatov với văn học dân tộc và văn học nhân loại

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdull Gull đã ca ngợi: “Tsinghiz Aitmatov được coi như biểu tượng tinh thần và nhân phẩm của tất cả nhân dân Turkic trên toàn thế giới, còn toàn bộ cuộc đời nghệ thuật của ông có ý nghĩa quốc tế sâu rộng”.

Không chỉ sáng tác văn học, Aitmatov đã từng đảm nhiệm nhiều trọng trách của quốcgia: Tổng biên tập Tạp chí “Văn học nước ngoài”, Tổng thư kí Hội nhà văn Liên Xô (Tại đại

Trang 5

hội Nhà văn Liên Xô lần thứ VIII, ngày 28-06-1986) Ông đã được vinh danh là Giáo sưdanh dự của trường Đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lômônôxôp; Viện sĩ Việnhàn lâm khoa học nghệ thuật châu Âu, Paris 1983 Ông được phong danh hiệu “Văn nhânKyzgizstan", Anh hùng lao động XHCN Trong 16 năm cuối đời, Atmatov làm đại sứ

Kyzgizstan ở Châu Âu (Pháp, Luxemburg, Hà Lan, Bỉ…) Chính phủ Kyzgizstan đã lấy năm

2008 là “Năm Aitmatov” và dự định sẽ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 80 của nhà văn vĩ đại vàotháng 12/2008, song tiếc thay, ông đã đi vào cõi vĩnh hằng ngày 10/06/2008 khi đang tham

gia làm bộ phim tài liệu mang tên Một ngày dài hơn thế kỉ về chính cuộc đời mình Nhà viết kịch vĩ đại người Ireland, Samuel Beckett, từng nói, “một nhà nghệ thuật chân chính không bao giờ hoàn thành được tác phẩm tuyệt vời nhất của mình” Chính Aitmatov trong một bài trả lời phỏng vấn cũng nói: “Mỗi một nhà văn đều bị định mệnh buộc phải không hoàn thành một việc gì đấy” và thú nhận: “Rất nhiều dự kiến sáng tác vẫn chỉ ở giai đoạn mới bắt đầu và đấy chính là bi kịch lớn nhất đối với tôi Các ý tưởng vẫn đang tồn tại rất sống động nhưng tôi lại không đủ thời gian để biến chúng thành hiện thực Hình bóng các nhân vật ám ảnh, đeo bám trí óc, thậm chí đôi khi còn vây bủa tới nghẹt thở Giá tôi có được thêm một kiếp nữa, hẳn tôi sẽ triển khai được phải biết ” Có lẽ, tác phẩm hay nhất của ông (theo ý

ông) vẫn đang dang dở

Theo số liệu của UNESCO, Aitmatov là một trong những nhà văn được in nhiều nhấtthế giới thời hiện đại Số lượng bản in các tác phẩm của ông đã hơn 67 triệu bản, in bằng

170 ngôn ngữ khác nhau và đã tái bản đến 650 lần ở các nước Hầu hết các tác phẩm của ông

đã được dựng thành phim: “Giamilia, Người thầy đầu tiên, Mắt lạc đà, Cánh đồng mẹ, Vĩnhbiệt Gunxarư!, Con tàu trắng, Một ngày dài hơn thế kỉ”… Đây quả là một thành công màkhông phải nhà văn nào cũng có được Điều này càng khẳng định tên tuổi và ảnh hưởngkhông thể phủ nhận của Aitmatov trong lòng công chúng yêu văn học nghệ thuật trên khắphành tinh chúng ta

2.1.2 Có thể nói trong đời sống văn học Xô Viết hiện đại thế kỷ XX, hiếm có nhà văn

nào mà mỗi tác phẩm “trình làng” lại tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi như Tsinghiz

Aitmatov Có rất nhiều ý kiến trái chiều, vừa được “đón nhận hân hoan nhưng cũng bị phê phán kịch liệt” Đương thời có ý kiến cho rằng Aitmatov đã cường điệu hoá những mặt tiêu

cực, những khó khăn của nhân dân Xô Viết sau chiến tranh; bóp méo hiện thực CNXH Xô

Viết, gieo giắc tư tưởng bi quan, chán nản, bế tắc… hay khuyến khích quan điểm “luyến ái bất chính” Bị chi phối bởi tính giai cấp mà trong một thời kì khá dài còn được coi cao hơn

cả tính nhân bản, nhân văn, nên Aitmatov và tác phẩm của ông khó tránh khỏi bị áp đặt…Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự sàng lọc của độc giả, những gì là chân giá trị thì sẽ luôn

đứng vững như “cây đời mãi mãi xanh tươi” (J.W.Goethe) Gavơrin Pêtrôxian - nhà bình luận về các vấn đề văn hóa của Liên Xô - gửi cho báo Văn nghệ bài “Những nhà văn Xô viết nổi tiếng nhất trong năm” (Số 12/1984) đã thăm dò ý kiến bạn đọc rộng rãi và khẳng định chắc chắn tới 90% về “10 nhà văn thắng cuộc là: Bônđarep, Aitmatov, Axtaphiep, Abramôp, Sucsin, Raxputin, Traicôpxki, Xêmiônôp, Belôp, Bưcôp” Nhà bình luận còn thông tin rằng:

“Trong hội chợ triển lãm sách quốc tế tổ chức ở Maxcơva hồi tháng 9/1983, riêng tác phẩm của 10 nhà văn trên là được các nhà xuất bản nước Nga mua nhiều nhất” Kết quả điều tra

xã hội học như Gavơrin Pêtrôxian đã tổng kết ở trên và các cuộc trưng cầu dân ý ở Nga thìAitmatov được xếp là một trong những nhà văn được đông đảo công chúng yêu mến nhất

Trang 6

Đó chính là sự công nhận cũng là phần thưởng lớn lao cho tài năng và tâm huyết của nhàvăn dành cho văn chương

N.Potarov trong bài viết “Thế giới của con người và con người trong thế giới”- viết

về tác phẩm “Một ngày dài hơn thế kỉ” đã nhận định về Aitmatov: “Trước mắt chúng ta là kết quả sự sáng tạo của một tài năng biết ghi nhớ một cách sâu sắc những chặng đường lịch

sử đã qua, biết cảm nhận bằng một con tim nhạy cảm lạ thường những nhịp đập sống động của thời đại cực kì phức tạp và đầy mâu thuẫn hiện thời, biết thể hiện tương lai một cách ngoan cường và dũng cảm đáng kinh ngạc… Trước đây, khi vừa công bố “Truyện núi đồi và thảo nguyên”, người ta xếp ngay ông vào diện các nhà văn lãng mạn Ngay sau đó, bất thần ông cất lên lời “Vĩnh biệt Gunxarư!” và nghiễm nhiên bước sang các “nhà hiện thực nghiêm khắc” Rồi giữa lúc người ta coi ông là nghệ sĩ của bản làng quê hương, chẳng mấy khi cùng nhân vật của mình rời khỏi những thung lũng xanh tươi và những rặng núi cao tuyết phủ Kizghizia chôn nhau cắt rốn Bất thần Aitmatov lại thông báo với thế giới tấn bi kịch của nhóm dân chài người Nivkhơ, rời Vịnh Chó Khoang ra đi, rồi lạc thuyền giữa những giải sương mù dày đặc của Bắc cực mãi không tìm thấy đường về Và giờ đây trong tác phẩm này (Một ngày dài hơn thế kỉ), nhà văn lại đưa ta đến đất nước của những người Kazak anh em Tiểu thuyết “Ga xép bão tuyết” (hay Một ngày dài hơn thế kỉ) không dày lắm về số trang Nhưng về nghệ thuật đây là một tác phẩm chứa đựng một nội dung phong phú lạ thường: Nó tổng hợp một cách thật hữu cơ - theo chiều hướng cách tân - những động cơ sáng tác chủ đạo của tác giả và nhiều cố gắng tìm tòi sáng tạo về phong cách và nội dung tư tưởng của văn xuôi hiện đại” Đánh giá trên của N.Potarov đã cho ta thấy sự

phong phú đa dạng trong bút pháp sáng tạo của Aitmatov,ông không bao giờ lặp lại mình.Nhà văn luôn tạo nên sự ngạc nhiên mới lạ cho độc giả, đưa chúng ta đi từ ngạc nhiên nàyđến ngạc nhiên khác trong sự chuyển biến tài tình thông qua các hình tượng nghệ thuật.Trong đó dễ dàng nhận thấy hình tượng về thiên nhiên và loài vật chiếm một vị trí quantrọng trong các sáng tác của Aitmatov

2.1.3 Tsinghiz Aitmatov, người đã đưa cả một quốc gia vùng sơn cước ở Trung Ácủa mình giới thiệu đến với toàn thế giới, đã đến với quê hương Việt Nam, đem đến cho độc

giả Việt Nam một luồng sinh khí mới trong cảm nhận, tư duy và sáng tạo “Về sáng tác của

Ts.Aitmatov người ta đã luận nhiều ở cả quê hương ông, cả ở các nơi khác: Không một ai

có thể bàng quan trước những sáng tác đó được Tính hiện đại rõ ràng trong phong cách nghệ thuật của ông, sự mạnh dạn thoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ pháp từ trước đến nay vẫn được văn hoá ưu chuộng ở một mức độ nhất định đã làm gương cho một loạt các nhà văn Kirghizia, đặc biệt là lớp nhà văn trẻ” [1, 10].

GS Nguyễn Hải Hà trong bài viết “Những chân trời của văn xuôi Xô Viết hiện đại”

(Văn nghệ số 45 năm 1983 và tạp chí văn học số 2 năm 1983) đã có những cảm nhận rất xúc

động khi đọc Aitmatov “Những tác phẩm hay bao giờ cũng làm cho người ta yêu mến con người và miền đất được miêu tả trong đó Khi đọc Aitmatov ta đâm ra yêu mến vùng núi đồi

và thảo nguyên Kirghizia quê hương ông Ta muốn được ngắm tận mắt hồ Ixưc-Kuk - “bài

ca dang dở” của nhân vật chính trong “Cây phong non trùm khăn đỏ”, khát khao hạnh phúc của chú bé trong “Con tàu trắng”, muốn được ngồi ở chân dốc Alêchxanđrốpxki nghe ông già Tanabai tâm sự về cuộc đời dài của mình (Vĩnh biệt ngựa già Gunxarư), muốn được nghe dân ca Kirghizia giữa đồng cỏ bao la (Giamilia)” [20, 296] Rõ ràng, các hình tượng

nghệ thuật mà Aitmatov đã sáng tạo rất gần gũi với đời sống, cả con người và thiên nhiên

Trang 7

trong các sáng tác của ông đều quen thuộc, tự nhiên và sống động như thể nó chính là cuộcsống, mang đậm hơi thở của cuộc sống Đó là biệt tài của ông Về vấn đề này, PGS Hoàng

Ngọc Hiến trong Văn học Xô Viết đương đại cũng viết:“Đọc các tác phẩm của tác giả

Ts.Aitmatov… để lại những ấn tượng sâu sắc Một tác giả còn rất trẻ và tài nghệ điêu luyện, một áng văn đậm đà bản sắc dân tộc và chứa chan tình cảm nhân loại” [25].

PGS.TS Hà Thị Hòa trong cuốn “Giáo trình văn học Nga thế kỷ XIX – XX” có nhận định như sau: “Những tên tuổi xuất sắc như Iu.Bônđarep, Ts.Aitmatov,V.Sucsin, V.Bưcôp… là những mũi nhọn của văn học Xô Viết Sáng tác của các nhà văn nhìn chung thể hiện một lối tư duy triết lí sâu sắc, một tầm nhìn sử thi rộng lớn và âm hưởng lớn lao mới mẻ Những hình tượng nhân vật đạt tới tính điển hình khái quát cao, vừa mang tính dân tộc lại vừa mang tính nhân loại Nhiều vấn đề bức xúc của thời đại và nhân loại được đặt ra và soi sáng, lí giải từ những góc độ mới theo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản” [26, 102-103]

Trong lời giới thiệu tập truyện Con tàu trắng, dịch giả Phạm Mạnh Hùng viết: “Nếu qua những truyện Giamilia, Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ của tôi… bạn đọc đã khâm phục sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực nghiêm ngặt với chất thi vị lãng mạn nhằm diễn đạt những tình cảm thầm kín, vẻ đẹp tinh thần của các nhân vật bằng những lời lẽ chân thành, mộc mạc, dễ cảm nhận như những câu chuyện tâm tình thì qua ba truyện in trong tập này, ta sẽ thấy thế giới nghệ thuật của Aitmatov luôn luôn mở rộng… Ông luôn luôn tìm kiếm những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật mới nhằm nâng cao dung lượng của tác phẩm, phản ánh sâu sắc, toàn diện hơn những mâu thuẫn phức tạp của đời sống, đạt mức suy tưởng và khái quát cao hơn”[2] Sau khi tìm hiểu cả ba tác phẩm, dịch giả Phạm Mạnh Hùng kết luận:“Trong cả ba tác phẩm được giới thiệu, các nhân vật đều gặp phải các tình thế bi kịch Nhưng cả ba tác phẩm đều đem lại cho người đọc niềm tin vững chắc vào thắng lợi của cái Thiện đối với cái Ác, của ánh sáng đối với bóng tối Triết lí của Aitmatov bao giờ cũng là triết lí của chủ nghĩa lạc quan lịch sử” [2]

Lời giới thiệu Đoạn đầu đài của A.Ađamôvich đã khẳng định tài năng của Aitmatov

“đã đi trước so với nhiều người” thể hiện một “tư duy mới trong văn học” [4]

Trong lời giới thiệu cho tác phẩm Và một ngày dài hơn thế kỉ [3], dịch giả Lê Sơncũng chỉ ra rằng: “Kể từ khi Giamilia - Truyện núi đồi và thảo nguyên ra mắt bạn đọc ViệtNam cho đến nay một phần tư thế kỷ đã trôi qua Cái hương sắc lãng mạn dễ làm say lòngngười trong những áng văn dường như được dệt bằng màu sắc của cầu vồng và cỏ hoa đồngnội” Đánh giá đó của Lê Sơn đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của thiên nhiên, góp phầnlàm nên diện mạo, bản sắc rất riêng của tác phẩm Aitmatov Đồng thời Lê Sơn cũng nhấn

mạnh: “Ở trung tâm cái thế giới nghệ thuật của nhà văn bao giờ cũng là những người lao động bình thường nhất, những người đã nếm trải nhiều nỗi gian truân, mất mát, đã kinh qua muôn vàn thử thách nhưng vẫn giữ vững phẩm giá con người và một niềm tin mãnh liệt vào

sự tất thắng của cái thiện, vào một tương lai đẹp đẽ hơn” [3, 6]

Các tác phẩm của Ts.Aitmatov đã thu hút sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiêncứu phê bình mà còn của nhiều học viên, sinh viên Có thể kể đến một số khoá luận, luậnvăn Thạc sĩ gần đây như: Nguyễn Thị Hồng Hạnh: “Không gian, thời gian nghệ thuật trong

Và một ngày dài hơn thế kỉ - Ts.Aitmatov” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2004);Nguyễn Thị Phương Loan: “Không gian và thời gian nghệ thuật trong một số tác phẩm của

Trang 8

Ts.Aitmatov” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2006); Tạ Thị Mai Anh: “Nghệ thuậttruyện ngắn Ts.Aimatop - Một vài đặc điểm” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2003);Nguyễn Thị Nguyệt: “Hồi ức trong tập truyện núi đồi và thảo nguyên của Ts.Aitmatov”(Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2010); Chu Thị Thoa: “Nhân vật trẻ em trongtruyện Con tàu trắng và Con Chó Khoang chạy ven bờ biển của Ts.Aitmatov” (Khoáluận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2007); Trần Thị Hồng Giang: “Nghệ thuật xây dựngnhân vật trung tâm trong truyện của Ts.Aitmatov” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP HàNội, 2006); Lương Mai Hương: “Bước đầu tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong một số tácphẩm của Ts.Aitmatov” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 1987); Phan Thị ThuTrang: “Hình tượng phụ nữ trong sáng tác của Ts.Aitmatov” (Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP

Hà Nội, 2005); Trịnh Bình An: “Hình tượng ông già trong truyện vừa của Ts.Aitmatov”(Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2010); Hà Thị Hương: “Tình yêu trong truyện núiđồi và thảo nguyên của TS.Aitmatov” (Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2012); NguyễnThị Thanh Bình: “Cái lãng mạn trong truyện của Ts.Aitmatov” (Luận văn Thạc sĩ,ĐHSP Hà Nội, 2012); Phạm Quang Huy: “Huyền thoại trong Đoạn đầu đài củaTsinghiz Aitmatov” (Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2010)

Nhìn chung, các khoá luận, luận văn nghiên cứu về Ts.Aitmatov đều phân tích,nhận xét, đánh giá khá cụ thể, sâu sắc về các sáng tác của Ts.Aitmatov Tuy nhiên,những công trình này, như đã nói, tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật, không gian,thời gian nghệ thuật và một số phương diện đặc sắc khác trong tác phẩm của ông màchưa có công trình nào đi sâu vào hệ thống biểu tượng Vì thế, lựa chọn đề tài này,người viết vừa có thể kế thừa các nghiên cứu trước đó, vừa trình bày, đưa ra các nhậnxét, đánh giá riêng mà không bị trùng lặp

2.2 Giới thuyết khái niệm “Biểu tượng”

“Sẽ là quá ít, nếu nói rằng chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta Từ khoa phân tâm học đến khoa nhân loại học, từ phê bình nghệ thuật đến nghệ thuật quảng cáo và tuyên truyền, các khoa học và công nghệ đang ngày càng cố gắng giải mã các ngôn ngữ biểu tượng ấy, vừa để mở rộng trường nhận thức và khơi sâu sự giao tiếp, vừa nhằm thuần hoá một loại năng lượng đặc biệt, hoạt động ngấm ngầm dưới những hành vi và suy nghĩ, dưới những say mê và gớm tởm của chúng ta mà sức mạnh rất to lớn của nó bây giờ chúng ta mới dần dần đoán biết” (Nhà sử học nổi tiếng

người Pháp Guy Schoeller).

Thuật ngữ biểu tượng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng.

Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu”, để người ta

dễ nhận biết một điều gì đó Tượng có nghĩa là “hình tượng” Biểu tượng là một hình tượng

nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt vềmột ý nghĩa mang tính trừu tượng

Trong tiếng Anh, thuật ngữ symbol bắt nguồn từ Hy Lạp Symbolon có nghĩa là ký

hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu chứng, hợp đồng v.v Cũng có thuyết cho rằng

chữ symbol bắt nguồn từ động từ Hy Lạp “Symballo” có nghĩa là “ném vào một vị trí”, “liênkết”, “suy nghĩ về”, “thoả thuận”, “ước hẹn” v.v

Trên thế giới, thuật ngữ Symbology được nhiều từ điển giải thích với các nghĩa là: Việc nghiên cứu hoặc sử dụng các biểu tượng; 2- Tập hợp các biểu tượng (1: the study or

Trang 9

1-use of symbols; 2: symbols collectively) Các từ điển nghệ thuật có thêm một ý nghĩa là: Nghệ thuật sử dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào lưu nghệ thuật thịnh hành ở châu

3-Âu vào thế kỷ XIX Như vậy, thuật ngữ Symbology trong tiếng Anh tương đương với nghiên cứu biểu tượng (hoặc biểu tượng học) trong tiếng Việt.

Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng”, nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta

đã chấm dứt” [40, 26]

Theo Từ điển biểu tượng thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”

(C.G.Liungman, 1991, tr.25) Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm

hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý

Khái niệm biểu tượng xuất hiện sớm trong tư duy nhân loại Từ thời nguyên thuỷ khi

chưa có ngôn ngữ, con người đã biết sử dụng những tín, kí hiệu để đánh dấu vào giao tiếp.Khi con người có ngôn ngữ, biểu tượng không hề mất đi mà phát triển theo một hình tháicao hơn song hành với sự phát triển của tri thức con người Biểu tượng được nghiên cứu vàtiếp nhận khá sớm trong lịch sử và đứng trên những quan điểm và lập trường khác nhau màmỗi nghành nghiên cứu, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những khái niệm riêng, cách giải mãriêng phù hợp với ngành khoa học của mình Ở đây, chúng tôi xin khái lược một số quanniệm về biểu tượng từ những góc độ tiêu biểu

Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũng giải

thích “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia” tức là dùng cái “có thể hiểu biết” để nói lêncái điều “khó có thể hiểu biết”, hay dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái tĩnh đểnói cái động, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình v.v [12, 58]

Từ điển Larousse cho rằng: “Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật sống động, hay đồ vật, biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó” [13].

Trong Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, từ biểu tượng được dùng với những biến

đổi đáng kể về ý nghĩa Để xác định rõ thuật đang sử dụng, các nhà nghiên cứu đã phân biệt

rạch ròi về lí thuyết các khái niệm: Biểu hiệu, vật hiệu, phúng dụ, ấn dụ, loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, ngụ ngôn luôn lý Tất cả những lối diễn đạt bằng hình ảnh đó có điểm chung đều là những dấu hiệu và không vượt quá mức độ của sự biểu nghĩa Biểu tượng cơ

bản khác với dấu hiệu, ở chỗ dấu hiệu là một qui ước tuỳ tiện trong đó cái biểu đạt và cái

được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau trong khi biểu tượng có sự đồng

chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chứa Như vậy,biểu tượng phong phú hơn là một dấu hiệu, kí hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vượt ra ngoài

ý nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào một thiênhướng nào đó Nó đầy gợi cảm và năng động Vì vậy, nó được so sánh với những dạng thứcgây xúc cảm, có tính chức năng, có tính động lực, để chỉ rõ rằng, nó huy động, có thể nói,toàn bộ tâm trí con người

Khi đi sâu tìm hiểu vào bản chất của biểu tượng, trong cuốn từ điển có kiến giải:

“Khởi nguyên, biểu tượng (symbole) là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại

Trang 10

Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người cho vay, hai kẻhành hương, hai người sắp chia tay nhau lâu dài… Sau này ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽnhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước Biểu tượng chia ra và kết lạivới nhau, nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp; nó gợi lên ý một cộng đồng, đã bị chiatách và có thể tái hình thành Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa củabiểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra.Bản chất khó xác định và sống động của biểu tượng chính là sự chia ra và kết lại với nhau,

nó hàm chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập

vỡ, ý nghĩa của biểu tượng luôn biến ảo, nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết,vừa xuất hiện lại vừa mất đi, khiến cho tư duy luôn phải truy tìm, liên tưởng và muốn nắmbắt lấy vô vàn những ý nghĩa đang còn tiềm ẩn ngay trong lòng của nó Lịch sử của biểutượng xác nhận rằng mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kimloại, cây cối, hoa quả, thú vật, suối, sông và đại dương, núi và thung lũng, hành tinh, lửa.Sấm sét v.v ) hay trừu tượng (hình hình học, con số, nhịp điệu, ý tưởng v.v )

Henry Corbin cũng nhận định về biểu tượng như sau: “Biểu tượng báo hiệu một bình

diện ý thức khác với cái hiển nhiên lý tính; nó là “mật mã” của một bí ẩn, là cách duy nhất

để nói ra được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác, nó không bao giờ có thể cắt nghĩa được một lần là xong mà cứ phải “giải mã” lại mãi, cũng giống như một bản nhạc không bao giờ chơi một lần là xong, mà đòi hỏi mỗi lần biểu diễn đều phải phát hiện ra cái mới” [13, XVIII – XXIV].

Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng: “Tự bản chất của biểu tượng, nó phá

vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm Nó giống như mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng” [13] Georges Gurvitch đưa ra ý kiến: “Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ” [13].

Với nhiều nhà phân tâm học, cái được biểu trưng bao giờ cũng là vô thức S.Ferenczi

khẳng định: “không phải mọi so sánh đều là biểu tượng, mà chỉ là biểu tượng những so sánh trong đó vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức” Còn theo quan niệm của Freud: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” [13].

Đối với C.G.Jung, ông cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng

chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh” [13].

Như vậy, bản chất của biểu tượng là khó xác định, sự hiểu biết về nó đương nhiên còntuỳ thuộc vào sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân cũng như trình độ nhậnthức của từng người Không những thế, việc “giải mã”tìm ra ý nghĩa của biểu tượng cũngphải tính đến thói quen, phong tục, tập quán của các nền văn hoá trong từng cộng đồng dântộc khác nhau Điều bí ẩn vẫn luôn còn nguyên vẹn và mơ hồ về mặt ý nghĩa nếu như biểutượng chưa được giải mã Một biểu tượng thường có nhiều nghĩa và ngược lại một ý nghĩalại có nhiều biểu tượng cùng biểu thị Vậy, có thể hiểu biểu tượng là những hình ảnh tượngtrưng được phô bày khiến người ta có thể cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm

ẩn trong lòng của nó

Trang 11

R.de.Becker đã tóm tắt rất hay các khía cạnh khác nhau này của biểu tượng: “Có thể

ví biểu tượng với một khối tinh thể phục nguyên lại theo cách khác nhau nguồn sáng tuỳ theo từng mặt tinh thể tiếp nhận ánh sáng Và ta còn có thể nói nó là một thể sống, một mẫu của con người ta đang chuyển động và biến đổi Đến mức cứ nhìn ngắm nó, nắm bắt nó như

là đối tượng suy ngẫm, thì cũng tức là ta đang nhìn ngắm chính cái quĩ đạo ta sắp lần theo,

ta nắm bắt cái hướng vận động đang lôi kéo con người ta đi tới” [13].

Việc tiếp nhận biểu tượng loại trừ thái độ đứng nhìn mà đòi hỏi thái độ nhập cuộc.Việc hiểu các biểu tượng phụ thuộc vào một sự tiếp nhận trực tiếp nào đó của ý thức nhiềuhơn là vào các môn học thuần lý Cho nên, biểu tượng vượt ra ngoài giới hạn của lí trí thuầntuý, nhưng không vì thế mà rơi vào phi lí Có thể hình dung mỗi biểu tượng là một vũ trụ vi

mô, một thế giới toàn vẹn Không thể nắm bắt được ý nghãi toàn vẹn bằng cách tích luỹ các

chi tiết theo lối phân tích cần một cái nhìn gần như là nhất lãm:“Một trong những đặc tính của biểu tượng là tính đồng thời của các ý nghĩa nó gợi lên Một biểu tượng liên quan đến mặt trăng hay đến nước có giá trị ở mọi cấp độ của thực tại và tính đa trị này bộc lộ cùng một lúc” [13]

Nhìn nhận từ góc độ văn hoá, TS Nguyễn Văn Hậu (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) trong chuyên luận “Về tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm văn hóa –

nghệ thuật” đã kết luận biểu tượng chính là “tế bào” của văn hoá Có thể nói các yếu tố làm

nên văn hoá bao gồm: Giá trị - Chuẩn mực - Biểu tượng Có thể nêu lên một định nghĩa khái

quát về biểu tượng như sau: “Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn hoá Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực “tượng trưng hoá” của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó Biểu tượng được xem là “tế bào” cuả văn hóa và là hạt nhân

“di truyền xã hội” đầu tiên của nhân loại Nó quy định mọi hành vi ứng xử và giao tiếp của con người đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt” [24].

Khái lược những kiến giải từ các công trình khoa học đã nêu ở trên đã phần nào làmsáng tỏ nguồn gốc, lịch sử, cấu trúc, tính chất, đặc điểm, giá trị của biểu tượng trong đờisống văn hóa nhân loại Từ góc nhìn văn hoá là góc độ bao quát nhất để nhìn nhận tổng thể

về biểu tượng nói chung Trên cơ sở này chúng ta tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu hơn về biểutượng tiếp cận từ góc độ cụ thể: Biểu tượng trong văn học

Xuất phát từ những nền tảng triết học khác nhau, các trường phái nghiên cứu phê bìnhvăn học có những cách lí giải không giống nhau về biểu tượng Người viết thấy đáng chú ý

là kiến giải về biểu tượng văn học nghệ thuật của lí luận văn học Macxit Dưới ánh sáng củatriết học Mác - Lênin, tổng hợp những thành tựu của mỹ học, lí luận văn học Macxit, trong

“Từ điển thuật ngữ văn học”, khái niệm biểu tượng được xác định trên các cấp độ: “Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời như hình tượng Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn

Du, hình tượng cây sồi trong Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi hay hình tượng bò khoang trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu” [37] Nhìn ở góc độ này, biểu tượng

trong tác phẩm văn học là một “nhân vật” đặc biệt, được hiện diện dưới nhiều hình thức

Trang 12

khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng… gọi chung là các dạng thức biểuhiện ý nghĩa của tác phẩm văn học Đó là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sángtạo

Cũng trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả đã dành hơn một trang viết để

chỉ rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa biểu tượng với ấn dụ, hoán dụ Nét

tương đồng là chúng đều: “được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương tiện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi, tương đồng nhằm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” Tuy nhiên, về cơ bản thì ẩn dụ, hoán dụ khác biểu tượng ở ba điểm chính: “Thứ nhất, ẩn dụ

và hoán dụ đều mang ít hay nhiều ý nghĩa biểu tượng nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là những hoán dụ, ẩn dụ… Thứ hai, biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng trưng hoặc của hình tượng nghệ thuật Trong khi đó ẩn dụ và hoán dụ nhiều khi có khuynh hướng làm mờ ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói… Thứ ba, do ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau và một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ, hoán dụ khác nhau nên người đọc phải tìm hiểu ý nghĩa của chúng trong ngữ cảnh cụ thể từng văn bản Khác với ẩn dụ, ý nghĩa của biểu tượng tồn tại cả ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc” [37].

Các tác giả cũng đề cập đến một số phương diện khác của biểu tượng như “ý nghĩa của biểu tượng không ngừng được bổ sung” trong lịch sử tồn tại lâu dài, “biểu tượng chịu sợ chi phối của ngôn ngữ, tâm lý, quan niệm của dân tộc và thời đại” hay

“bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý thức chung của xã hội, trong văn học nghệ thuật,

có rất nhiều biểu tượng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ, nhà văn ” [37] Đặc

biệt, các nhà nghiên cứu đã lưu ý cách thức khám phá những biểu tượng độc đáo đó là:phải thực sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn bộ thế giớinghệ thuật của nhà văn, nhà thơ

Cần phân biệt rõ hai khái niệm: biểu tượng và hình tượng là hai mặt biểu hiện tồn tại

trong cùng một tác phẩm - thuộc phạm trù nghệ thuật Chúng có mối tương quan và gắn bó

khá chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nên tác phẩm nghệ thuật Hai khái niệm

này trong thực tế vẫn tồn tại và thường được dùng lẫn lộn với nhau, mặc dù bản chất của

chúng là khác nhau Về phương diện “ngôn ngữ học” thì biểu tượng (Symbol) và hình

tượng (image) không phải là những từ đồng nghĩa Mặc dù chúng đều là những ký hiệu (sign) nằm trong một“văn bản” nghệ thuật.

Khái niệm hình tượng nghệ thuật, nói lên phương thức nhận thức và sáng tạo lại hiện thực theo cách riêng biệt, độc đáo và chỉ có ở nghệ thuật Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện thực, nếu được mô phỏng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật Nhìn chung, hình tượng thường được hình thành trong mối quan hệ giữa thế giới hiện thực khách quan với nhận thức chủ quan của con người Song, hình tượng không là bản sao chép máy móc theo đúng nguyên mẫu của thế giới hiện thực, bởi vì nó thuộc về thế giới của tinh thần – thế giới của sự sáng tạo Hình tượng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn khái quát hóa, điển hình hóa toàn bộ thế giới hiện thực, nhằm tìm ra được những yếu tố cốt lõi nhất của hiện thực khách quan Nhưng, hình tượng không giống với các khái niệm mang sự thống nhất giữa hai bình diện của một tác phẩm nghệ thuật - hình tượng nghệ thuật và nghĩa hàm của nó - có thể hoặc là

Trang 13

đương nhiên, sẽ dẫn đến sự hình thành biểu tượng (hoặc là ẩn kín, hoặc là bộc lộ) Ở mức giới hạn của quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật như: ẩn dụ, phúng dụ, tỉ dụ, dụ ngôn, ngụ ngôn, các chi tiết nghệ thuật, hình tượng nhân vật, ngôn từ, v.v đều có thể trở thành biểu tượng Song, quá trình “biểu tượng hoá” có thực hiện được

hay không là còn tuỳ thuộc vào các điều kiện sau:

- Độ đậm đặc mang tính khái quát cao trong tác phẩm nghệ thuật.

- Ý đồ của tác giả có muốn hướng tới sự “biểu tượng hoá” trong tác phẩm hay không.

- Văn cảnh tác phẩm, khi “nghĩa hàm” của các hình tượng tự bộc lộ, không theo ý

định của tác giả (điều này còn bị quy định bởi lôgíc tâm lý của tuyến nhân vật và sự pháttriển về mặt tình huống trong tác phẩm)

- Văn cảnh văn học - nghệ thuật được quy định bởi thời đại và văn hoá (tính lịch sử

và tính nghệ thuật trong tác phẩm)

Có thể nói biểu tượng là một hình ảnh tượng trưng mang tính chất thông điệp được

sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật nhằm chỉ ra một ý nghĩa nào đó, theo một quan hệ ước lệ

giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ngoài nó Biểu tượng có hai mặt: cái biểu đạt và cái

được biểu đạt Hai mặt này được kết hợp theo sự liên tưởng và theo một quan hệ ước lệ nào

đó Biểu tượng bao giờ cũng có:

+ Tính chất biểu hiện một cái gì bằng sự vật có hình ảnh

+ Đại diện cho một cái gì đó, nhằm gợi lên một cái gì theo liên tưởng

+ Tính ước lệ

+ Mã (ký hiệu)

+ Biểu hiện những “giá trị” mang tính nhân văn.

Về mặt chức năng, biểu tượng còn mang tính thay thế (vật môi giới) Biểu tượng không những thay thế cho các đối tượng hiện thực, mà còn thay thế tất cả các quá trình,

cả hình tượng, ý niệm của con người Chức năng thay thế là một trong những đặc điểm của biểu tượng Bên cạnh đó, nó còn có những thuộc tính và chức năng khác như: chức năng giáo dục, liên kết, dự báo, giao tiếp, thông tin v.v

Thêm một đặc điểm cực kỳ quan trọng của biểu tượng là cơ cấu “cảm xúc” của nó.Bất kỳ một biểu tượng nào cũng đều mang trong cấu trúc của nó một hệ số cảm xúc nhấtđịnh.Giữa quan hệ với thực tế thể hiện trong hình tượng nghệ thuật và cảm xúc được ghinhận trong biểu tượng có sự khác biệt, đương nhiên đối với người cảm thụ nghệ thuật.Trong hình tượng nghệ thuật, tổng hợp cảm xúc chủ yếu của tác phẩm hoà vào sự miêu

tả thực tế và sự thể hiện cụ thể cảm tính Còn cơ cấu cảm xúc của biểu tượng nói lên khátvọng, mong muốn vươn tới giá trị - chân lý của con người Mặc dù cơ cấu cảm xúc của biểutượng và quan hệ thực tế thể hiện trong hình tượng nghệ thuật khác nhau, nhưng lại đưa biểutượng và hình tượng xích lại gần nhau Do đó những tác phẩm hay và có giá trị luôn luôn có

sự trùng khớp giữa hình tượng nghệ thuật với biểu tượng Và, chúng tạo nên những xúc cảmmạnh mẽ đến người cảm thụ Đó là những tác phẩm luôn luôn sống mãi và trở thành bất

tử với thời gian

Trang 14

Những kiến giải trên đây chủ yếu mang tính khái quát, gợi mở, song đã thể hiện khátoàn diện các khía cạnh của biểu tượng Đó là những cơ sở lí luận có tính định hướng đểchúng tôi thực hiện đề tài

Hơn nữa, chúng ta đều biết, mỗi dân tộc tồn tại trên thế giới đều có những đặc sắcriêng về văn hoá và yếu tố tạo nên sắc diện văn hoá chính là các biểu tượng Văn học là một

bộ phận của văn hoá vì thế văn hoá chịu sự chi phối và ảnh hưởng trực tiếp từ bối cảnh vănhoá thời đại và truyền thống văn hoá của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện tâm lí văn hoá củamột cộng đồng, một thời đại nhất định Hành trình tìm kiếm và nghiên cứu biểu tượng trongvăn học là hành trình khám phá con đường trở về cội nguồn văn hoá, cũng là cuộc hành trìnhtìm kiếm những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc đó Việc đi giải mã các biểu tượng hàm

ẩn muôn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể, qua những lớp

bề mặt của ngôn ngữ tác phẩm, trên cơ sở so sánh hiện thực và lịch sử, đi sâu khám phá nộihàm tâm lý văn hóa và hạt nhân văn hóa tiềm ẩn trong nhiều lớp trầm tích của tác phẩm, đốichiếu tổng thể trên nhiều bình diện, nhiều góc độ để đánh giá hết cái hay cái đẹp của tácphẩm văn học và ý nghĩa quan trọng của văn học đối với cuộc sống của nhân loại Vì thế,qua tìm hiểu các biểu tượng thiên nhiên và loài vật trong các sáng tác của Aitmatov, chúngtôi hi vọng sẽ hiểu thêm về đất nước Kyrgyzstan xinh đẹp cũng như vị thế lớn lao của nhàvăn Aitmatov trong kho tàng văn học nhân loại

3 Đối tượng, mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài “Biểu tượng thiên nhiên và loài vật trong sáng tác của Ts.Aitmatov”,

luận văn hướng tới khái quát các biểu tượng nổi bật về thiên nhiên và loài vật trong các sángtác của nhà văn Từ góc nhìn văn học, cắt nghĩa, lí giải để tìm ra ý nghĩa phổ quát, nhữngthông điệp cuộc sống được tác giả gửi vào các biểu tượng, đồng thời, qua hệ thống biểutượng về thiên nhiên và loài vật mà nhà văn đã sáng tạo, thấy được tầm tư tưởng lớn lao,tinh thần nhân văn cao cả mang tính nhân loại của Aitmatov

4 Phạm vi nghiên cứu

Xuất phát từ nội dung nghiên cứu và trong giới hạn một luận văn tốt nghiệp, chúngtôi chỉ tìm hiểu, khám phá một số biểu tượng thiên nhiên và loài vật tiêu biểu trong văn xuôicủa Aitmatov Do hạn chế về ngoại ngữ, nên chúng tôi chỉ khảo sát và nghiên cứu trên cáctác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt Cụ thể:

4.1 Tập truyện “Giamilia – Truyện núi đồi và thảo nguyên” gồm:

Giamilia (1958)

Cây phong non trùm khăn đỏ (1961)

Người thầy đầu tiên (1962)

Trang 15

4.3 Tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỷ” (1980)

4.4 Tiểu thuyết “Đoạn đầu đài” (1986)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu

cơ bản sau:

- Phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội: Các biểu tượng mang đậm dấu ấn văn hoá,

quan niệm, thẩm mỹ… đặc thù của các dân tộc hay các thời đại cụ thể, nên việc đặt biểutượng thiên nhiên và loài vật trong bối cảnh lịch sử - xã hội - thời đại cụ thể sẽ giúp chúngtôi vừa thấy được những nét định hình, tương đồng với các biểu tượng trong văn hoá thếgiới, vừa thấy được những nét riêng, mang dấu ấn Aitmatov

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Mỗi tác phẩm, mỗi biểu tượng… đều là một chỉnh

thể nhỏ nằm trong một tổng thể lớn Phương pháp tiếp cận hệ thống cho phép chúng tôi xácđịnh được các nguyên tắc xây dựng cũng như những đặc điểm chung của hệ thống biểutượng thiên nhiên và loài vật được nhà văn sáng tạo

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng kiến thức, thao tác nghiên cứu của

các ngành: Lí luận văn học, Ngôn ngữ học, Thi pháp học, Phong cách học, Xã hội học… đểthấy được những sáng tạo của Aitmatov trong quá trình xây dựng các biểu tượng văn học

Ngoài ra, nghiên cứu tiểu sử và các thao tác khác như so sánh, phân tích văn bản…được chúng tôi sử dụng thường xuyên

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Trên cơ sở xác định các nguyên tắc xây dựng biểu tượng, phân tích các biểutượng thiên nhiên và loài vật được nhà văn sáng tạo, chỉ ra nét đặc thù trong tư tưởng, tư duynghệ thuật và thực tiễn sáng tạo của nhà văn

6.2 Góp phần khẳng định tư tưởng nhân văn và tài năng nghệ thuật của Aitmatov,phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Nga nói chung và tác phẩm của Aitmatov nóiriêng trong nhà trường

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN

Chương 2: BIỂU TƯỢNG LOÀI VẬT

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG

Cuối luận văn là thư mục Tài liệu tham khảo.

Trang 16

CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN

Vẻ đẹp của thiên nhiên từ lâu đã là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn Viết về

thiên nhiên trong văn chương nhân loại phải kể đến trước tiên là J.W Goethe Trước Goethe,các thi sĩ thường chỉ sao chép, vay mượn những khuôn mẫu của nước ngoài, mô tả thiênnhiên một cách khách quan Trong thơ và văn Goethe thì con người hôm nay giao hòa cùng

thiên nhiên - thiên nhiên trở thành bạn tâm tình của con người Thiên nhiên được người hóa.

Nếu thiên nhiên thời Trung cổ âm u, là xứ sở của phù thủy, của các các ông khổng lồ, thật xa

lạ và đáng sợ Đến Goethe, thiên nhiên được biểu hiện với những cảm xúc của trái tim, nói

đúng hơn, vẻ đẹp của thiên nhiên được trả lại cho nó Nếu các nhà thơ trước ông chỉ vịnh

cảnh bên ngoài của thiên nhiên thì giờ đây, với Goethe, nó là tấm gương trong soi bóng thiênnhiên - nội tâm Cảnh và tình của ông là một thể thống nhất, không tách rời nhau Từ Goethetrở đi, các nhà thơ, nhà văn tên tuổi của nhân loại đều dụng công xây dựng trong tác phẩmcủa mình một thế giới thiên không chỉ muôn hình muôn vẻ mà còn nhân cách hoá thiênnhiên ở mức độ cao

Nói riêng Văn học Xô Viết thế kỷ XX đã có những cây bút viết rất hay về thiênnhiên Tiêu biểu như K.Pauxtốpxki Với một giọng văn hết sức độc đáo giàu chất thơ đếnmức nồng nàn, K.Pauxtốpxki đã khắc hoạ thiên nhiên Nga bình dị mà tráng lệ và vô cùngquyến rũ Tác phẩm của K.Pauxtốpki có một ma lực khổng lồ quyến rũ bạn đọc đến vớinhững điều tưởng chừng nhỏ nhặt mà ẩn giấu trong đấy bao ý nghĩa lớn lao về cuộc đời.Người ta thường gọi ông là nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá của văn xuôi Văn củaông là tiếng nói tâm hồn nồng cháy đến mức tột cùng của ông đối với tổ quốc Nga Xô Viết

Trong những cây bút văn xuôi Xô Viết dành trọn trái tim mình cho thiên nhiên Ngakhông thể không nói tới M.Prisvin mà ở mỗi dòng mỗi chữ đều trữ đẫm tình cảm của conngười và nội dung triết lí vừa giản dị vừa sâu sắc và rất phương Đông: Thiên nhiên và conngười là thân thuộc, gần gũi; bằng mối quan tâm ruột thịt đối với thiên nhiên con người có

thể khám phá ra cái riêng của mình “trong những con người có lối sống khác, thậm chí là trong các loài động vật, thậm chí trong các loài thực vật” Chính K.Paustovski trong Bông hồng vàng đã hết lời ca tụng về tài năng cũng như tâm lực của M.Prisvin dành trọn cho thiên nhiên: “Nếu như thiên nhiên có thể cảm thấy sự biết ơn đối với con người vì con người đã đi sâu vào đời sống bí ẩn của thiên nhiên và ca ngợi vẻ đẹp của nó, thì trước hết sự biết ơn đó phải dành cho M.Prisvin”.

Sự phong phú và giàu có của thiên nhiên nước Nga đa sắc tộc một lần nữa đã bướcvào những trang văn có thể nói là “thiên cổ kỳ bút” của Ts.Aitmatov nửa cuối thế kỷ XX

Khiến ai đó đã một lần làm quen thì sẽ ấn tượng rất lâu trong đời về những điều mình đã

đọc Có thể nói, hoạ sĩ ngôn từ Aitmatov đã vẽ nên những bức tranh phong cảnh thiên nhiênrất độc đáo về Kyrgyzstan Điều đáng nói ở đây, là tác giả không chỉ miêu tả đơn thuần táihiện lại vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên mà dưới góc nhìn nghệ thuật thì thiên nhiên trongcác sáng tác của Aitmatov đã được nâng lên tầm cao mới để nói về những triết lí nhân sinh,

vũ trụ quan thời đại, những vấn đề bức thiết mang tính nhân loại Như vậy là thiên nhiên đãtrở thành biểu tượng đa nghĩa để nhà văn truyền tải những thông điệp cuộc sống

Thiên nhiên trong các sáng tác của Aitmatov được nhân lên, được nhấn mạnh như

một trong những biểu tượng đặc biệt Thiên nhiên được người hoá đến mức cao độ mang

Trang 17

những đặc tính con người Bởi thiên nhiên được Aitmatov miêu tả trầm tư, uy nghiêm, trungthực như tính cách của người miền núi.Thiên nhiên là người mẹ hiền từ và bao dung đối vớicon người; Là chứng nhân, chứng tích cho những thăng trầm của lịch sử, những tâm trạngcủa con người Thiên nhiên biết phẫn nộ trước điều ác, biết bao dung, khoan thứ, độ lượngvới những lầm lỗi của con người… Chúng ta hãy cùng khám phá ý nghĩa một số biểu tượngthiên nhiên tiêu biểu trong các truyện của Ts.Aitmatov

1.1 Thiên nhiên là bà mẹ hiền từ bao dung đối với con người

Từ buổi hồng hoang của lịch sử loài người cho đến con người tiến hoá, phát triển như

hôm nay, loài người hẳn đã thừa nhận một chân lý: Con người tồn tại được là nhờ môi trường tự nhiên Dù ở đâu, chúng ta cũng đã, đang và luôn sống trong thiên nhiên và được

mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng, chở che Vì thế chúng ta luôn biết ơn người mẹ vĩ đại thiênnhiên và hết lời ca ngợi mẹ trong cuộc sống cũng như trong những tác phẩm văn chương

Trong các sáng tác của Aitmatov, thiên nhiên trong mối quan hệ với đời sống conngười luôn được tác giả khắc hoạ không phải là một thực thể vô tri vô giác mà như một sinhthể có diện mạo, có tâm hồn Một tâm hồn thánh thiện bao dung như tấm lòng của người mẹvậy Và con người khi hoà mình vào môi trường thiên nhiên sẽ thấy như được trở về trongvòng tay ấm áp của mẹ, được mẹ bao bọc, vỗ về, an ủi

Đó là thiên nhiên vùng núi đồi thảo nguyên Kyzgyzstan, một vùng đất với diện tích

hơn ¾ là đồi núi Vùng núi non Tian Shan bao phủ 80% đất nước (vì thế Kyrgyzstan thỉnh thoảng cũng được gọi là "Thụy Sĩ vùng Trung Á" ) được Aitmatov miêu tả cả bốn mùa trong

năm, rồi các thời khắc khác nhau trong ngày, mỗi thời khắc một vẻ, mỗi mùa một sắc diệnriêng thật đặc sắc, độc đáo mà có lẽ chỉ riêng miền núi đồi và thảo nguyên Trung Á - quêhương tác giả mới có

Từng thời khắc trong ngày ở vùng núi đồi và thảo nguyên này, chúng ta lại bắt gặp

một phong vị riêng Người đọc hẳn sẽ còn lưu giữ mãi ấn tượng về những buổi sáng mùa

xuân trên thảo nguyên Cadăcstan: “Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướngdương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời Đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háuxúm xít vây lấy nó, nhưng nó không chịu thua: nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấynhững tia sáng ban mai, cho bầu quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng Kia là lối quamương, mặt đất nát nhừ vì xe cộ qua lại nhiều nước rỉ qua những vệt bánh xe Kia là đámcây bạc hà thơm thơm mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như một hòn đảo nhỏ màu tímnhạt Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút Chao ôi,nếu tôi có màu vẽ thì tuyệt quá, tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả dãy núi xanhđiểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, cả cây hướng

dương mọc hoang bên bờ kênh kia!” [1, 82]

Đó là một buổi bình minh trong lành, tinh khôi trên miền Anarkhai trong Mắt lạc đà:

“Lúc này mặt trời đã bắt đầu ửng lên, sau làn sương trắng mờ như khói ở chân trời, nhưnghồi lâu vẫn chưa mọc lên, chần chừ mãi như ngại phải nhìn xuống khắp khoảng không giandài rộng bao la của miền Anarkhai Sau đó mặt trời nhô lên một chút và hé một vành mắt ranhìn Còn gì đẹp hơn cảnh thảo nguyên trong ánh nắng ban mai! Dường như một vùng biển

cả màu thiên thanh đã tràn lên và ngưng đọng lại với từng đợt sóng xanh rờn, đôi chỗ điểm

màu vàng, màu lục sẫm” [1, 298]

Trang 18

Và một sáng mùa xuân ấm áp và rực rỡ, tràn đầy âm thanh và màu sắc trên thảo

nguyên trong Vĩnh biệt Gunxarư: “Mặt trời chiếu sáng giữa hai cơn mưa những đồng cỏ

xanh rờn, tuyết trắng ngời long lanh trên những đỉnh núi” [2, 43] Mặt trời đã chiếu sáng, đãcảm thấy ấm áp Thảo nguyên đã bắt đầu bốc hơi, tươi tỉnh hẳn lên Không khí thoangthoảng mùi mưa và mùi cỏ non chân trời ngồn ngộn mây trắng lùi mãi ra xa Bầu trời rộnglớn, cao vút, trong trẻo Và cách đây rất xa, đoàn tàu nhả khói trên thảo nguyên một consơn ca cất cánh bay vụt lên vút lên cao và cất tiếng hót líu lo” [2, 94] “Một ngày sáng sủa,chan hoà ánh mặt trời Mùa xuân nheo nheo mắt dưới nắng, phô ra mái tóc xoăn óng ả bằng

lá non mới trổ, bốc khói trên cánh đồng mới cày và biến hình thành cỏ non mọc lên ngaydưới chân người, trên những con đường mòn” [2, 119]

Rồi hoàng hôn đến trên thảo nguyên Cadăcxtan cũng thật huy hoàng tráng lệ: “Đằng

xa, phía bên kia sông, đâu đó ở cuối thảo nguyên Cadăcxtan, vầng mặt trời mùa gặt buổichiều tà mệt mỏi rã rời đang phun lửa như cái miệng lò tanđưr Nó từ từ lẩn xuống sauđường chân trời, hắt lên ánh lửa hừng nhuộm đỏ những đám mây xốp bé nhỏ và ném nhữngtia hồi quang cuối cùng xuống thảo nguyên màu hoa cà đã điểm những vệt xanh biếc củabóng tối đến sớm ở những chỗ đất thấp Giamilia nhìn cảnh mặt trời lặn, vẻ mặt hân hoan

trầm lặng như đang chiêm ngưỡng một cảnh thần tiên” [1, 30] “Bốn bề là thảo nguyên trung

du trải rộng mênh mông, chìm trong bóng tối màu hoa cà Cánh đồng mờ tối dường như dầndần tan ra trong im vắng” [1, 41]

Và Đêm xuống trên thảo nguyên cũng thật tuyệt diệu “Đêm xanh thẳm, lắng đọng,

sao trời như những con mắt sáng nhìn vào lều, gió lạnh ào ào thốc tới từng cơn, vạn vật đềungủ cả, duy có con sông vần gầm thét, như dậm doạ chồm đến chỗ chúng tôi… Cảnh banđêm trên bãi sông Kurkurêu thật là đẹp và đáng sợ… Sông Kurkurêu vít cong một cây liễunhỏ ướt đẫm và tơi tả, nhảy chồm chồm vào bờ, xô đá ầm ầm Sông không ngớt gầm réo,đêm tối tràn đầy tiếng ồn ào cuồng loạn, dữ tơn Khủng khiếp, rùng rợn… Bờ sông chạy ra

xa, nhấp nhô những gò đất thoai thoải, những đỉnh núi mờ mờ trong đêm tối Đằng kia, trên

thượng nguồn, đêm thanh vắng và vằng vạc sao” [1, 42-43] Không gian đêm tối trên thảo

nguyên được Ts.Aitmatov tái hiện thật sinh động khiến người đọc có cảm giác được sốngtrong một ngôi nhà lớn thân thuộc “đêm đẹp huyền ảo Ai mà không biết những đêm thángTám, sao trên trời xa xăm muôn trùng mà lại gần như rất gần, rực rỡ lạ thường! Từng ngôi rõmồn một Đấy kìa, một ngôi như viền sương giá, lấp lánh những tia sáng lạnh buốt, từ trênbầu trời tối thẫm nhìn xuống trái đất, đầy vẻ ngạc nhiên thơ ngây… Gió từ thảo nguyên đưalại mùi phấn đăng đắng của ngải cứu đang nở hoa lẫn với hương thơm thoang thoảng của lúa

mì chín đang nguội đi… Một bên đường, trên đầu chúng tôi lơ lửng những vách đá rợp bóngnhững bụi tầm xuân, um tùm, còn bên kia đường, xa xa về phía dưới, giữa những bụi liễu vànhững cây dương nhỏ mọc hoang dại, con sông Kurkurêu không hề biết ngừng nghỉ xô sóng

ầm ầm” [1, 61] “Ngồi trên xe lúc trời mát mẻ, mắt nhìn lưng ngựa nhấp nhô, tai lắng nghe

đêm tháng Tám, hít thở hương đêm thơm thơm, thực thú vị biết bao!”[1, 61], “đêm đã

xuống, sao chi chít từng đám trên trời, thảo nguyên thiu thiu ngủ… Thảo nguyên tưng bừng

nở hoa, rung rinh, đẩy lùi bóng tối” [1, 78-79] “Phía tây, bóng tối màu tím thẫm đã bao phủ

mặt đường Đêm tràn lan trên thảo nguyên không một tiếng động, chùm lấp núi non, xoánhoà chân trời” [1, 52-53] “Trăng sáng ngời ngợi… những ngọn núi ban đêm vươn lên caovút, ngập trong ánh hào quang màu sữa trắng xanh” [1, 87] “Rồi trăng lên Núi nhẹ nhàng

Trang 19

nhô ra từ trong bóng tối và nghiêng ngả nhịp nhàng dưới ánh trăng vàng rượi Sao trời mỗilúc một rực sáng hơn, mỗi lúc một xuống gần mặt đất hơn” [1, 49]

Thiên nhiên của vùng núi đồi và thảo nguyên vào mỗi khoảng thời gian trong ngày lại

khoác lên mình những sắc áo khác nhau và chuyển mùa thì thay hoàn toàn áo mới: “Mùa xuân năm ấy đã về rất sớm trên vùng Anarkhai Tuyết tan nhanh chóng để lộ ra những ngọn

đồi xanh rờn, bắt đầu đâm trồi nẩy lộc Thảo nguyên đang sống lại hút lấy hơi ấm và khí ẩm

Đêm đêm không khí trở nên trong suốt, bầu trời vằng vặc những vì sao” [1, 218].

“Bấy giờ là mùa xuân, cảnh vật chung quanh đang đẹp Xa xa, lác đác có những

mái lều mới dựng lên: những người chăn súc vật đã ra các đồng cỏ mùa xuân Nhữnglàn khói xám bốc lên từ những mái lều Ngọn gió đưa lại tiếng ngự hí xôn xang Nhữngbầy cừu đi quanh quẩn bên cạnh đường Lòng bỗng nhớ lại thời thơ trẻ và thấy buồn

man mác” [1, 225].

“Mùa đông đã du mục sang bên kia đèo Mùa xuân đang lùa những đàn gia súc màu

xanh của nó đến Trên những cánh đồng bằng, tuyết đã tan, mặt đất ướt như sưng phù lêntừng chỗ Từ miền ấy những luồng hơi ẩm bốc lên lùa vào núi, mang theo hơi thở mùa xuâncủa đất đai, hương vị của sữa đang lên hơi Các cồn tuyết cũng xẹp xuống, những tảng băngtrên núi đã chuyển mình, và các dòng suối đóng băng cũng nứt nẻ vỡ toác ra rồi tràn lên,cuồn cuộn chảy thành những thác nước dũng mãnh réo ầm ầm trong các thung lũng Từtrên đỉnh đồi, có thể nhìn thấy cả cái thế giới tươi đẹp của mùa xuân mở rộng ra trước mắt.Mặt đất dường như dang tay chạy từ trên núi xuống, và không đủ sức dừng lại nữa, cứ laovùn vụt vào các vùng xa tắp của cánh thảo nguyên đang lấp lánh như bạc dưới ánh nắng, baophủ trong một làn hơi huyền ảo Ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những hồnước băng tan xanh biếc, ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những bầy ngựa đang

hí lên, trên nền trời xanh, đàn sếu bay qua, cánh nâng những làn mây trắng Đàn sếu bay từđâu tới và gọi lòng người về đâu mà cất tiếng kêu lanh lảnh buồn buồn như vậy?” [2, 406-407] Có lẽ chưa có nơi nào trên trái đất này lại có những đêm trăng tuyệt diệu như trên vùngthảo nguyên Kyrgyzstan: “Mặt trăng nhô cao trên núi Nó lơ lửng như chiếc đĩa mờ hơnsương ngay trên đỉnh núi cao nhất đóng băng Trái núi quanh năm đóng băng sừng sữngvươn cao trong bóng tối, những mặt gồ ghề, lấp lánh một cách huyền ảo Xung quanh núinon, vách đá, những khu rừng đen ngòm và bất động tĩnh lặng như tờ, và ở mãi tận dướicùng, con sông lồng lộn, réo ào ào trên những ghềnh đá Ánh trăng mờ ảo rọi một luồngchênh chếch vào cửa sổ” [2, 397]

Mùa thu trên mảnh đất này tươi đẹp, quyến rũ đến nỗi khiến mỗi con người có những

giây phút thăng hoa, chợt nảy sinh ước muốn trở thành hoạ sĩ: “Mùa thu đẹp đến nỗi tôi chỉ

muốn cầm lấy bút vẽ lại cảnh đẹp ấy… Sông Kurkurêu giá buốt cạn hẳn đi, đá tảng ở nhữngkhúc nông lộ ra, mọc đầy rêu xanh sẫm và màu da cam Cây liễu mềm yếu trụi hết lá, đỏ tíalên vào những lúc sương giá ban mai, nhưng những cành phong nhỏ bé vẫn còn giữ đượcnhững chiếc lá đầy đặn vàng úa Ở những chỗ úng nước, mấy túp lều ám khói, gội mưa củanhững người chăn ngựa sẫm đen lại trên đám cỏ màu đỏ hung, và những làn khói mỏngnhảnh, thơm thơm màu xanh lam uốn éo tuôn lên qua những lỗ thông khói Những con ngựađực gầy nhom hí vang lừng như thường thấy về mùa thu, lũ ngựa cái chạy tan tác đi đâu hết,

và từ giờ cho đến mùa xuân, không dễ gì giữ được chúng trong bầy Gia súc được đưa từ

Trang 20

trên núi về đi lang thang từng bầy trên đồng rạ Thảo nguyên sạm nâu màu cây cỏ chết khô,

chằngnchịt những vệt đường mòn ngang dọc do gia súc giẫm lên” [1, 96].

“Mùa thu lại đến trong núi sau mùa hè ồn ào, mọi vật lại sẵn sàng chuyển sang cuộc

sống tĩnh lặng mùa thu Khắp nơi, bụi của những đàn gia súc đã bị lùa đi đã lắng hẳn, những

đống lửa đã tắt Các đàn gia súc đã đi trú đông Người cũng đi hết Núi non vắng vẻ” [2,

329] “Những con đại bàng đã bay riêng lẻ, thoảng hoặc buột ra một tiếng kêu Tiếng nướcsông ồ ồ nghe đã trầm nặng hơn: qua mùa hè, sông đã quen với lòng chảy, bớt hăn hở, cạndần Cỏ ngừng mọc, héo tàn dần dù vẫn còn nguyên gốc rễ Lá mỏi mệt không bám vững

trên cành và đây đó đã bắt đầu rụng” [2, 329-330]

“Rừng nhanh chóng bước vào thu Sắc thu đỏ úa như đám cháy không khói lan khắpdải rừng cây nhỏ mọc trên sườn núi dốc đứng, chạy ngược từ sát bờ sông lên tới khu rừngThông Đen Chói rực nhất - hừng lên một màu đỏ tía - và bền bỉ nhất, những cách rừng liễu

và rừng phong quyết leo lên thật cao: Chúng lên tới tận khu rừng lớn ở độ cao có tuyết baophủ, tới vương quốc tăm tối của những cây thông và cây vân sam Rừng thông vẫn sạch sẽnhư tự bao giờ, và trang nghiêm như trong đền thờ Chỉ có những thân cây màu nâu cứngcỏi, chỉ có mùi nhựa cây khô khan, chỉ có những lá hình kim màu hung trải kín chân rừng

Chỉ có gió lưu chuyển không tiếng động giữa những ngọn thông già” [2, 330]

Còn mùa đông đến trên thảo nguyên với đôi phần khắc nghiệt bởi gió, tuyết và cái

lạnh và sự vắng vẻ nhưng cũng ẩn chứa một vẻ đẹp riêng “Mùa đông, tuyết ở trong núi tuyết

ngập đến tận cổ con Ôi chao! Gió dồn tuyết chồng đống Gió cũng khiếp đứng không nổinữa kia Suốt mùa đông, rừng nghiến rít gầm gào, rên rỉ trong gió Phát khiếp lên được…Mùa đông hoàn toàn vắng vẻ, mùa hè các đoàn du mục kéo đến những đống lửa được đốtlên Bên ngoài đêm tối như bưng rét buốt Gió lồng lộn như con chó dữ Ngay cả nhữngdãy núi hùng vĩ cũng đâm ra rụt rè, túm tụm lại với nhau, nhích sát hơn nữa lại gần nhà ta,

chỗ nào cũng là núi cao vòi vọi” [2, 293] và thật nên thơ:

Ôi những dải núi xanh

Ẩn mình sau tuyết trắngĐời đời mảnh đất cha ông

Ôi những dải núi xanh

Ẩn mình sau tuyết trắngTấm nôi mềm nuôi dưỡng đời ta” [1, 63]

“Ở trong núi, tháng 10 là cả một tháng khô hanh và thiên nhiên khoác bộ áo óng ánhvàng chỉ có hai ngày đầu, trời đổ mưa và trở lạnh, sương mù bao phủ khắp nơi Nhưng rồiqua một đêm, tất cả những gì u ám đã tan biến đâu hết, và buổi sáng ra khỏi lều… núi đã tiếngần hơn… tuyết mới tinh, trắng xoá trên chỏm Tuyết tôn vẻ đẹp của núi lên biết chừng nào!

Trang 21

Núi cao sừng sững dưới vòm trời thanh khiết tuyệt vời, nổi rõ từng nét trong ánh sáng vàbóng tối, như thể vừa được Chúa tạo dựng nên Không gian vô tận xanh thăm thẳm bắtnguồn từ chỗ tuyết nằm đọng lại Giữa lòng khoảng không vô cùng, ở nơi xa xăm xanh thẳm

kia Ta mường tượng thấy cái xa vời huyền ảo của vũ trụ” [2,148-149]

Đó là thảo nguyên bao la trải rộng đến khôn cùng, nơi đó những bản làng du mụcsống rải rác khắc nơi trên thảo nguyên: “Làng Kurku rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trênmột thảo nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều nghách đá đổ xuống Phía dướilàng tôi là thung lũng đất vàng, là cách thảo nguyên Cadăcxtan mênh mông nằm giữa cácnhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một giải thẫm màu băng qua đồng bằngchạy tít đến tận chân trời phía tây” [1,349]

Nhịp sống trên thảo nguyên hoà nhịp cùng những làn điệu dân ca truyền thống củađồng bào các dân tộc nơi đây: “Cảm hứng xốn xang mới mẻ của bài ca như đánh thức thảonguyên đang thiu thiu ngủ Thảo nguyên cảm kích nghe tiếng người hát, sung sướng được vỗ

về trong điệu hát thân quen Lúa mì chín biêng biếc đang chờ thu hoạch rập rờn như lànnước mênh mang, và những vệt ánh sáng lúc sắp rạng đông lướt trên cánh đồng Đám liễugià đông đảo ở cạnh nhà xay rung lá xào xạc, mấy đống lửa ở các khu trại đồng bên kia sông

đã tàn lụi, một bóng người cưỡi ngựa êm ru trên bờ sông nhằm hướng bản làng, lúc thì biếnmất trong những khu vườn, lúc thì lại xuất hiện Gió từ phía ấy thổi tới dâng hương táo chín,hương mật ngọt của ngô đang trổ hoa thơm thơm như mùi sữa tươi mới vắt và mùi nồng ấm

của kigiắc đang khô” [1, 67] Qua tiếng hát “Trước mắt tôi hiện lên những cảnh tượng thân

quen lạ lùng từ thuở ấu thơ: Có lúc là những đám mây lang thang mùa xuân dịu hiền, mầukhói biêng biếc bồng bềnh lướt trôi ở tầm cao sếu bay, phía trên những nhà lều; có lúc lànhững đàn ngựa hí vang, nện vó rầm rập trên mặt đất dội tiếng ầm vang, phi như bay ra bãichăn mùa hè, và những con ngựa non bờm chưa xén, mắt rực lên ngọn lửa đen man dại, vừakiêu hãnh phóng đi vừa như điên như dại chạy quấn xung quanh mẹ; khi thì là những bầycừu như đàn phún thạch bình thản toả xuống các sườn dốc; khi thì là một thác nước thì vách

đá đổ xuống sủi lên từng đám bọt trắng loá; khi thì là cảnh thảo nguyên bên kia sông, vầngmặt trời nhẹ nhàng lần xuống sau bụi cây, và xa xa, một người cưỡi ngựa đơn độc lữngthững ở đường chân trời bốc lửa, dường như đuổi theo vầng dương, chỉ còn cánh nó một tầmtay, rồi cũng chìm nốt trong đám cây bụi và trong bóng tối Bên kia sông, thảo nguyênCacakhơ rộng bao la xô dạt núi non của chúng tôi về hai bên, trải ra oai nghiêm và hoangvắng” [1, 68-69]

Có thể nói núi đồi và thảo nguyên trong sáng tác của Aitmatov là rất bí hiểm, hùng vĩ,khoáng đạt, với mọi chiều kích đều được đẩy đến giới hạn cuối cùng: Thảo nguyên Anakhai,hoang mạc Xarư-Ôzêk, cung đèo Độ Long, rặng Thiên Sơn hiểm trở, hồ Ixưc-Kul từ ngànđời… Một thiên nhiên bí ẩn, hùng vĩ, khoáng đạt, danh bất hư truyền Với cuộc sống hiệnđại sôi động nhưng cũng xô bồ, gấp gáp như hiện nay Con người nhiều khi thấy thật ngộtngạt, bức bối hẳn nhiều người trong chúng ta lại muốn có được những khoảnh khắc thảnhthơi được phi ngựa giữa thảo nguyên bao la để được sống trong một không gian khoáng đạt,hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành được đắm mình trong cái tĩnh mịch nguyên sơcủa đại ngàn để nghe được tiếng rơi rất nhẹ của lá, tiếng hót rất trong của chim, tiếng suốichảy rì rầm như lời thủ thỉ… Trước một thiên nhiên nên thơ như thế, tâm hồn chúng ta sẽđược thanh lọc, trở nên trong trẻo hơn, thánh thiện hơn và sẽ nhìn cuộc sống này bằng sự lạcquan, tin tưởng Đó là diện mạo của thiên nhiên vùng Trung Á vừa hùng vĩ và xa xôi vừa

Trang 22

thân thuộc nhưng cũng đầy bí hiểm đã được Aitmatov ghi lại đầy cảm xúc Thiên nhiên baođời nay luôn ôm ấp con người trong lòng và con người luôn dành cho mẹ thiên nhiên mộttình yêu sâu đậm, thiêng liêng “Tôi muốn sà xuống đất ôm ghì lấy nó như đứa con ôm hôn

mẹ, chỉ vì một lẽ cõi đất đã có thể làm cho con người yêu nó đến thế” [1,70] Bởi mẹ thiênnhiên đã tạo nên một môi trường sống thuận lợi để những người dân du mục nơi đây tồn tại

và phát triển trong nhiều thế kỷ qua

1.2 Thiên nhiên là chứng nhân cho những thiên tình sử của con người

1.2.1 Biểu tượng “Cơn dông” trong Giamalia: chứng nhâncho một giai đoạn, một khoảnh khắc bước ngoặt trong đời con người (Giamilia)

(Ảnh minh hoạ: phụ nữ kyzgizstan)

Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới:“Dông tố tượng trưng cho những khát

vọng của con người về một cuộc sống không nhạt nhẽo, một cuộc sống sôi nổi sóng gió, nóng bỏng đam mê… Một niềm yêu thích nhất định đối với dông tố bộc lộ một nhu cầu sống trong căng thẳng, trốn tránh sự vô vị, tầm thường; trong chiều sâu, đây có thể là hoài vọng

về một mãnh lực thánh thần” [13, 261].

Tác phẩm Giamilia là một trong những sáng tác đầu tay của Aitmatov Ngay từ khi ra mắt độc giả, truyện vừa Giamilia đã chiếm được cảm tình của bạn đọc L.Aragông ca ngợi: Tác phẩm là “thiên tình sử đẹp nhất thế gian” Đó là câu chuyện tình yêu ngang trái giữa

Giamilia và Đaniyar trong hoàn cảnh chiến tranh được kể qua điểm nhìn của nhân vật tôi(tên là Xêit - vốn là em chồng của Giamilia) Giamilia khi đó đang là vợ một quân nhânđang chiến đấu ngoài mặt trận còn Đaniyar lại là một thương binh xuất ngũ về làng Dấu ấntình yêu của họ được Aitmatov miêu tả trong một cơn giông dữ dội cuối mùa hè Cơn giông

tố của thiên nhiên như dự báo hành động táo bạo, quyết liệt của Giamilia Nàng đã tìm đến

chủ động bày tỏ tình yêu của mình với Đaniyar “Gió nóng hừng hực như rơi lửa từ thảo

nguyên đổ về, xoáy lốc, bốc tung đám rơm lên, thốc vào túp lều lung lay ở rìa sân kho, rồiquay tít như con cù, nghiêng ngả chạy trên đường Giữa những đám mây lại loé lên nhữngtia lửa xanh, tiếng sấm lẹt rẹt vỡ tan ra trên đầu chúng tôi Cảnh tượng ấy vừa ghê rợn lại

vừa vui thú: cơn giông đã tới, cơn giông cuối cùng của mùa hè” [1, 92] Giamilia đến ngồi

xuống cạnh Đaniyar và nói với chàng: “Anh Đaniyar, em đã đến, chính em đã đến với anh!”[1, 92] chị nhìn quanh và nép sát vào Đaniyar Đaniyar đặt hai tay lên vai chị và vai chị run

Trang 23

lên bần bật Chị nằm xuống đám rơm cạnh anh, cùng lúc đó “một tiếng sấm rền vang trênnúi” như cảm xúc yêu đương mãnh liệt đang bùng lên trong lòng Giamilia Sự dồn nén bấylâu trong khoảnh khắc bung ra với sức mạnh tưởng chừng không gì ngăn trở được “Cơn

giông bùng ra.” Hình ảnh “mảnh dạ bị đứt khỏi lều vật vã như con chim bị bắn hạ quằn quại

vỗ cánh” [1, 93] chiếu ứng với trái tim Giamilia đã bị mũi tên tình yêu bắn hạ Bức thành trì

của đạo đức truyền thống, của lễ giáo cổ hủ đã tồn tại cả ngàn đời nay ở bản đã bị sức mạnhnhư thác lũ của tình yêu trong chị cuốn phăng đi

Trước đó trong chị là sự day dứt, trăn trở, cắn rứt qua tiếng thở dài não nuột “Anhtưởng tôi thì dễ xử ư!” trong chị là cuộc vật lộn, giằng co giữa một bên là bổn phận làm vợ,làm con dâu trong gia đình truyền thống với một bên là những rung động mãnh liệt của tráitim yêu Niềm khao khát yêu và được yêu, ngọn lửa tình đã thắp lên và ngày càng cháybỏng, lan toả mãnh mẽ trong từng tế bào, từng hơi thở… Trong khoảnh khắc này đã bùnglên thành đám cháy, thành giông tố: “Mưa trút xuống từng đợt ào ào như hôn mặt đất, bị gióthổi dạt đi ở phía dưới Sấm chuyển dần chéo ngang qua cả bầu trời, ầm ầm như vụ sụt lởmãnh liệt Chớp nguồn loá sáng trên núi, chói lọi như đám uất kim hương rực cháy về mùaxuân Gió gầm gào, lồng lộn dưới bờ dốc” [1, 93]

Vận động của tự nhiên là vận động của tâm trạng con người Mưa, gió, sấm ngoài trời

gầm gào cuộn xoáy hay lòng Giamilia cũng đang dậy sóng và tất yếu là vụ sụt lở mãnh liệt

không thể không xảy ra, nàng đã cương quyết đi theo tiếng gọi của trái tim “Em chẳng cần

gì con người ấy cùng với thứ tình yêu muộn màng của anh ta, mặc cho thiên hạ muốn nói gì

thì nói!” [1, 93] Bởi lúc này Giamilia cảm nhận lòng mình rõ nhất.Câu nói giản dị, chân thật

Giamilia đã phơi mở tâm hồn, tình cảm của cô: “Em yêu anh từ lâu rồi Ngay cả khi chưabiết anh, em đã yêu anh và chờ đợi anh, thế rồi anh đã tới, như thể anh biết em vẫn chờ đợi

anh!” [1, 93] Nếu chỉ biết đến đây thôi hẳn tình yêu này sẽ bị dư luận lên án kịch liệt bởi

Giamilia là một người vợ lính mà lại phản bội chồng đi theo trai trong khi chồng đang chiếnđấu ngoài ra trận Hơn nữa, cô lại sống trọng một cộng đồng nhà lớn, nhà bé với sự ràngbuộc của bao nhiêu qui tắc đạo đức, của bổn phận, của đức tin tôn giáo

Xét trên bình diện đạo đức chung là vậy Nhưng qua những trang viết của Aitmatov,

ta sẽ có cái nhìn cảm thông hơn, nhân văn hơn về Giamilia Hành động của chị ngày hômnay phải có tính qúa trình của nó chứ không phải mang tính bột phát, nhất thời Vì thế màGiamilia có được sự đồng cảm của người đời Nàng đáng thương hơn là đáng trách, đángđược cảm thông hơn là chỉ chích, lên án

Giamilia vốn đẹp cả người lẫn nết “chị Giamilia xinh thật là xinh”,lại thêm một tâmhồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời “hay cười, hay hát” Tính tình thẳng thắn trung thực

“con dâu chúng tôi nó ưa ăn nói ngay thẳng” “bao giờ cũng thế, bụng nghĩ thế nào thì chị nóithẳng ra vậy, không hề sợ bày tỏ ý kiến của mình” [1, 24] Chị lấy chồng vừa được 4 thángthì chồng đi lính Chị ở nhà với mẹ chồng và gánh vác mọi công việc nhà chồng Như baongười phụ nữ khác trong bản Talax có chồng đi chinh chiến, sống trong cảnh phòng đơn gối

chiếc, sao tránh khỏi những phút chạnh lòng Khi Giamilia bị gã Ôxmôn bám theo toan giở trò ma mãnh, chị đã thẳng thừng quát vào mặt hắn: “- Có lẽ tôi thèm thật đấy! Có điều chẳng

qua số kiếp bắt chị em chúng tôi phải chịu cảnh như vậy, thế mà cái đồ ngu xuẩn nhà anh lạigiễu cợt chúng tôi Chẳng thà phải sống cảnh vợ lính xa chồng một trăm năm, chứ những thứnhư anh tôi cứ nhổ toẹt vào: thật là tởm Nếu như không phải thời chiến tranh thì có mà chó

Trang 24

nó thèm nói chuyện với nhà anh!” [1, 28-29] Lời chị nói đã bộc lộ bản tính đứng đắn, kiêu

hãnh và trung hậu trong con người chị nhưng chị vẫn không thể không tủi buồn, đau khổ, ấm

ức, thở than trong cảnh xa chồng “cho đến tận chiều, Giamilia luôn cau có, ủ ê, không nóilời nào và không hề cười như trước…đưa mắt dõi theo vành mặt trời đang lụi dần, đoạn thởdài trầm ngâm: - Những kẻ như gã Ôxmôn này làm sao biết được người ta ấp ủ cái gì trongtâm hồn? Mà cũng chẳng ai biết được đâu Có lẽ trên đời không có những người đàn ôngnhư thế…” [1, 31] Giamilia luôn khao khát, ước vọng về một người đàn ông lí tưởng, người

sẽ đem lại những cảm giác hạnh phúc thực sự cho chị Chị trẻ trung, xuân sắc, không ai cóthể cấm chị mơ ước, khát vọng yêu đương… Chị dồn sự mong mỏi đó vào nỗi nhớ thươngchồng ngoài mặt trận Nhưng hiện thực lại không khoả lấp được nỗi trống trải, cô đơn đang

vò xé tâm can chị Anh Xađức chồng chị thi thoảng lắm mới viết thư về mà “mọi lá thư của anh đều giống nhau” theo môtip quen thuộc như thể “những con cừu con trong đàn” Anh

hỏi thăm lần lượt mọi người theo thứ tự tôn ti, “mãi đến cuối thư, anh Xađức mới vội vã viếtthêm: “Tôi cũng gửi lời hỏi thăm hỏi vợ tôi là Giamilia” Mỗi lần chị Giamilia cầm lá thưhình tam giác trong tay, tôi thấy mặt chị đỏ bừng lên Chị đọc nhẩm một cách nghiến ngấu,mắt lướt vội vàng qua những dòng chữ Nhưng càng đọc gần đến cuối, đôi vai chị càng rũxuống, mầu ửng hồng trên má chị tàn dần Chị trau đôi lông mày bướng bỉnh, và không đọcnốt mấy dòng cuối, chị trả lại mẹ tôi bức thư, hờ hững lạnh lùng như trả vật gì vừa mượn”

[1, 34] Cả mẹ chồng, cả em chồng đều cảm nhận được nỗi thất vọng của Giamilia mỗi khi

đọc thư chồng, bởi nó biểu hiện rõ trên khuôn mặt, trong cử chỉ, thái độ của chị không hềdấu giếm Bao niềm thương nỗi nhớ, bao khắc khoải đợi trông cuối cùng chỉ nhận được mộtdòng thư ngắn ngủi viết thêm vào “Tôi cũng gửi lời hỏi thăm hỏi vợ tôi là Giamilia…” nhưhỏi thăm một người hàng xóm, một người quen trong bản viết theo kiểu “tiện thể thêm vào”,không hề có một chút tình cảm nào trong đó dành cho vợ Mỗi dòng thư của chồng viết đáng

lẽ ra phải là nguồn an ủi, động viên bằng những lời lẽ chan chứa yêu thương nồng thắm củatình cảm vợ chồng như lẽ thường phải thế nhưng thư của chồng chỉ càng xoáy sâu thêm vàonỗi cô đơn, trống trải, nỗi mong chờ mòn mỏi và vô vọng trong lòng Giamilia Bởi theo tậptục “đó là điều không tiện” và dù mẹ chồng có khuyên giải con dâu phải lấy lí trí ra mà chịu

đựng “cùng toàn dân chịu đựng” thì Giamilia vẫn bướng bỉnh “Mẹ chẳng hiểu gì cả, mẹ ạ!”.

Chị phải chịu đựng cuộc sống tinh thần buồn tẻ, vô vị trong gia đình chồng trong khi mọithành viên đều nghĩ là đã đối xử với Giamilia rất tử tế và không chút cay nghiệt gì Vàkhông ai hiểu được trong lòng chị đang thổn thức, nghẹn ngào và hờn giận như thế nào Tìnhyêu với chồng đã chết dần trong người thiếu phụ xinh đẹp đó từ lúc nào không hay

Mỗi ngày qua đi, cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu cứ thế tiếp diễn tưởng chừng nhưkhông có hồi kết thì Đaniyar xuất hiện, một chàng trai hiền lành, cô đơn nhưng có một cuộcsống tâm hồn phong phú, nhạy cảm đồng thời lại kiêu hãnh Chị đã rung động trước vẻ đẹptâm hồn của Đaniyar qua những bài hát của anh Họ hiểu nhau, cảm nhau trên những chặngđường họ cùng đánh xe tải thóc từ bản ra ga Giamilia đã tìm thấy ở chàng thương binh

Đaniyar những rung cảm thật sự của tình yêu, anh mới đúng là “một nửa” hoàn hảo của cô,

điều mà cô chưa bao giờ cảm nhận được từ chồng Nhưng chị luôn phải dằn vặt, đấu tranhvới chính mình bởi tình cảm của chị đã vượt ra khỏi lễ giáo “chị đang bị dày vò bởi một nỗiniềm chi đó, một cái gì đang tích tụ và chín mọng trong tâm hồn chị, đòi một lối thoát Chị

sợ cái đó Chị khổ tâm, vừa muốn lại vừa không muốn thú thật với lòng chị rằng chị đã yêu

say đắm” [1, 77] Yêu mà không dám bộc lộ, yêu mà phải kìm nén lòng mình đó thật sự là bi

kịch của Giamilia Trong lòng chị, sóng gió đã nổi lên và chẳng biết đến lúc nào thì bùng nổ

Trang 25

thành giông bão Nỗi khát khao yêu đương ngày một thêm mãnh liệt đang phải vật lộn tranhđấu với nghĩa vụ, bổn phận, với đạo lí cương thường Khi nhận được thư của chồng báo làsắp trở về, trái hẳn với tâm trạng háo hức, hân hoan đáng lẽ phải có ở người vợ thì Giamilia

“hấp tấp cầm lá thư, mặt đỏ lên rồi tái nhợt đi, và dè dặt liếc nhìn Đaniyar” [1, 88] Lòng chị

xót xa, tê tái vì biết rằng giờ đây trái tim mình đã dành trọn cho Đaniyar, chị cần phải đưa ramột quyết định khó khăn

Cơn giông bùng ra là sự chiếu ứng giữa bão tố của thiên nhiên và con sóng lòng đãdâng cao tới đỉnh Qua ngòi bút miêu tả của Aitmatov, cơn giông lớn khi Giamilia đến vớiĐaniyar không chỉ đơn thuần phản ánh hiện thực khách quan thiên nhiên miền thảo nguyênKyzgizstan mà nhà văn đã nâng lên thành biểu tượng phản chiếu một giai đoạn đặc biệttrong tâm trạng của Giamilia Cái khoảnh khắc cô có đủ dũng khí “bước qua lời nguyền”,sẵn sàng đương đầu với mọi hậu quả để đến với tình yêu Đến với người đàn ông mà “tài sảnchỉ vẻn vẹn có độc một chiếc áo khoác lính và đôi ủng rách nát” [1, 99] Có lẽ chính lòngkhát yêu, khát sống đó đã cho cô sức mạnh để bước qua những rào cản của dư luận, của địnhkiến xã hội xã hội “mặc cho thiên hạ muốn nói gì thì nói”

Sau đó Giamilia đã bỏ trốn khỏi bản Talax cùng người yêu gây nên cuộc náo loạncho cả bản Trong khi tất cả mọi người trong bản đều cảm thấy “điếm nhục cho cả dònghọ”, “thôi thì bao nhiêu điều ong tiếng ve, các bà các chị thi nhau chỉ chích Giamilia là nguđần, ngu xuẩn, sao lại đi đổi “một gia đình như thế”, một sân đầy gia súc, một chàng gighit

cừ khôi nhất bản như Xađức, trời ban cho một bà mẹ chồng như thế … để đổi lấy “một

thằng tứ cố vô thân, cầu bơ cầu bất, khố rách áo ôm” [1, 98-99] và hầu hết mọi người cho

rằng “nó đã tự huỷ hoại đời nó, tự dưng vô cớ chuốc hoạ vào thân, nó tự xéo nát hạnh phúccủa nó” [1, 99] Với Bà mẹ chồng thì việc cô con dâu yêu quí mà bà vốn mong cô trở thànhmột baibitsê vừa đảm đang vừa quyền uy thay thế mình sau này giờ lại bỏ trốn theo trai làmột cú sốc quá lớn đối với bà “Mẹ tôi không thể chịu được khi thấy cuộc sống đôi khi phá

vỡ một cách quá đột ngột những nền nếp cổ xưa” [1, 100] Bà không sao lí giải được một

cô gái như Giamilia lại dám “rũ bỏ hết… tại sao nó bỏ đi nhỉ?” và bà chỉ có thể lí giải giảnđơn “hay ở nhà ta nó cảm thấy khó chịu?” Còn những kẻ đểu giả như Ôxmôn, đầu óc thiểncận của hắn luôn thắc mắc: “Có điều tôi không hiểu được là sự thể thế nào mà chẳng ai haybiết gì cả, thậm chí chẳng ai ngờ đến nữa Chính cái con đê tiện ấy nó gây ra chuyện, tự nódàn xếp hết!” [1, 98] Cái định kiến “Hạnh phúc của người đàn bà là sinh con đẻ cái, trongnhà dư dật” là tuân theo luật lệ của bộ tộc đã trở thành nếp nghĩ, đã ăn sâu vào tâm thức

của những người dân nơi đây, đặc biệt người phụ nữ là luôn phải chấp chính tòng quyền,

phục tùng thì hành động của Giamilia quả là đã đánh một đòn mạnh và bức thành trì vữngchắc của ý thức hệ truyền thống

Duy chỉ có cậu em chồng - nhân vật tôi - “tôi không chê trách chị Giamilia, giênêtrước kia của tôi Dù anh Đaniyar chỉ có chiếc áo khoác lính và đôi ủng rách nát nhưng tôi

biết tâm hồn anh giàu có hơn tất cả chúng tôi” nên khi chứng kiến trong cơn giông đó, chị

dâu của mình đến với anh lính phục viên Đaniyar, cậu em chồng lại thấy “tim đập thìnhthịch Tôi sung sướng Tôi có cảm giác như lần đầu tiên tôi được ra ngoài nhìn ngắm mặttrời sau một trận ốm… mỉm cười ngủ thiếp đi” [1, 94] Độc giả đọc đến đây dường như cũng

có chung xúc cảm với người kể chuyện, cũng đồng tình với hành động của Giamilia khinàng chủ động và tự nguyện đến với chàng Đaniyar và chăm chú dõi theo chuyện tình của

họ với niềm tin, miềm mong mỏi tình yêu của họ sẽ đơm hoa kết trái Và khi họ nắm tay

Trang 26

nhau ra đi đến miền đất hứa thì cảm xúc như vỡ oà vui sướng từ đây họ sẽ hạnh phúc bênnhau mãi mãi.

Mối tình của Giamilia với Đaniyar không phải là một ham muốn kỳ quặc Nó đã mở

ra một lối thoát cho tâm trạng không toả mãn của nhân vật nữ đó (Giamilia) đối với cuộcsống tinh thần buồn tẻ Trên thực tế đó là sự lột xác thực sự của chị, là sự bảo vệ quyền đượchưởng hạnh phúc chân chính, chứ không phải nửa vời của Giamilia Đó cũng là thông điệprất nhân văn mà Aitmatov gửi đến bạn đọc Con người luôn có khát vọng hướng tới tình yêu,hạnh phúc đích thực, vị tha, không vụ lợi Cũng vì thế mà khát vọng hạnh phúc của Giamilialuôn tìm được tiếng lòng đồng điệu, sự đồng vọng của thời đại

Từ ý nghĩa biểu tượng cơn dông trong từ điển cho ta thấy cơn dông trong Giamilia

tượng trưng cho những khát vọng của Giamilia về một cuộc sống không nhạt nhẽo, một cuộcsống sôi nổi sóng gió, nóng bỏng đam mê… Cho ý thức về con người cá nhân trong thời kỳcon người phải sống trong những ràng buộc khắt khe của lễ giáo, của hủ tục Cơn dông tốcũng là sự hiện thực hoá nhu cầu sống thực sự, sống cho mình, sống vì mình, sống là chínhmình của con người trong hoàn cảnh lịch sử mới Cơn dông là cái mốc, là bước ngoặt đánhdấu một sự đổi thay trong cuộc đời, số phận của nhân vật Giamilia và Đaniyar đã ra đi đểtìm cuộc sống mới Tương lai của họ sẽ ra sao? cuộc đời họ chưa biết sẽ thay đổi thế nào?những điều gì đang chờ đợi họ ở phía trước?… Hẳn người đọc nào cũng băn khoăn, cũngnhiều thắc mắc như nhân vật tôi: “Giờ này anh chị ở đâu? Anh chị đang sóng bước trên conđường nào?… Chị đi trên thảo nguyên bao la không hề ngoái nhìn lại Có thể chị đã mệt

mỏi? Có thể chị đã mất lòng tin ở chính mình chăng?” [1, 104]

Tác giả Aitmatov đã dừng kể câu chuyện về Giamilia ở đó Nhưng trong sâu thẳmlòng mình, Kichinêbala vẫn tin và cả độc giả đều đồng tình với hành động của Giamilia khi

ra đi cùng Đaniyar “Chị hãy dựa vào Đaniyar Hãy để anh hát cho chị nghe bài ca về tìnhyêu, về đất nước, về cuộc sống Sao cho thảo nguyên chuyển mình và ngời lên đủ mọi màusắc… Cứ đi đi, Giamilia, đừng hối tiếc gì cả, chị đã tìm thấy hạnh phúc khó khăn của mình!”

[1, 104-105] Đọng lại mãi mãi trong lòng chúng ta là bài của Đaniyar trong đêm tháng Tám

đáng ghi nhớ ấy, là hành động “mạnh bạo và kiên quyết dấn thân vào con đường khó khăn đitìm hạnh phúc” Hy vọng hạnh phúc cũng sẽ mỉm cười với họ

Biểu tượng “cơn dông” trong tự nhiên không chỉ xuất hiện trong sáng tác của

Aitmatov mà nhiều nhà văn khác trên thế giới đều dùng biểu tượng này để chỉ sự “đồngthanh tương ứng, đồng khí tương cầu” giữa thiên nhiên và con người Cơn dông xuất hiệnnhư một điềm báo, như một dự cảm về một sự đổi thay nào đó có tính chất bước ngoặt, cótính chất dấu mốc, tính chất chuyển giao sang, đánh dấu một thời kỳ mới, một giai đoạn mới,một tâm trạng đổi thay khác trước Ta có thể điểm thấy như trong kịch “Lôi Vũ” của TàoNgu (Trung Quốc), xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào khi Chu Bình đến tìm LỗPhượng trong đêm mưa gió bão bùng Đó cũng là thời điểm “dông tố” ập xuống trong giađình họ và vở kịch được “cởi nút” hạ màn đầy bi thương Nhà văn Việt Nam - Vũ TrọngPhụng - có một tiểu thuyết mang tên “Dông tố” viết về xã hội Việt Nam thời kỳ trước Cáchmạng tháng Tám (1945) Đúng như nhan đề của nó, cơn dông tố quay cuồng cuối tác phẩm

là lúc mọi trò lố, mọi sự đồi bại, suy đồi, xấu xa, ung nhọt của xã hội thượng lưu thành thịđương thời bị bung ra, bị phơi bày trước mắt Cơn dông chính là dấu hiệu sự cáo chung của

cả một chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời Hay trong tiểu thuyết Nga nổi

Trang 27

tiếng của L.Tônxtôi là Anna Karênina chúng ta cũng thấy L.Tônxtôi sử dụng biểu tượng cơn

dông tố kéo đến khi Anna đang ngồi trên tàu trở về nhà để diễn tả sự đổi thay tâm trạng, sựxáo trộn, một sự nổi loạn đang diễn ra trong tâm hồn Anna Bởi lúc này trái tim nàng đãrung động trước Vrônxki, nàng đã phải lòng, đã yêu thực sự cũng tức là nàng đã thực sự dámngoại tình trong khi đã có chồng, nàng đã dám cả gan tuyên chiến với cả một nền tảng đạođức kiên cố của xã hội thượng lưu đương thời Cơn dông tố ngoài trời đã hiện thực hoá dôngbão trong lòng nàng đang lớn dần lên không gì có thể dập tắt được Những điều trên đã

khẳng định thêm chắc chắn cơn dông là một trong những biểu tượng văn học đặc sắc tạo nên

nhiều sức gợi, nhiều giá trị biểu cảm trong tác phẩm

1.2.2 Thiên nhiên còn là chứng nhân cho thiên tình sử dở dang: Biểu tượng Hồ Ixưc-Kul (trong “Cây phong non trùm khăn đỏ”)

Hồ Issyk-Kul (Ixưc-Kul), hồ nội lưu trong vùng núi Thiên Sơn nước Cộng hoàKyzgizstan Hồ Ixưc-Kul ở tây bắc Tian Shan là hồ lớn nhất tại Kyrgyzstan và là hồ trên núilớn thứ hai trên thế giới sau Titicaca Nằm trên độ cao 1.608m, diện tích hồ là 6.236 km2, sâu668m, dài 178km, rộng 60 km Hồ này chiếm phần lớn vùng trũng cùng tên, phần còn lại làmột trong những vùng trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu của Kyzgizstan Trên hồ có hai cảnglớn nhất nước là Ixưc-Kul (trước năm 1989 là Rưbachie) và cảng Prixtan Prơjêvanxkơ đápứng vận tải đường thuỷ Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mỗi mùa một sắc, hồ đã trởthành địa chỉ du lịch lí tưởng của du khách trong và ngoài nước Trên hồ có các cơ sở nghỉmát Chônpôn - Ata (Cholpon-Ata) và Tamga (Tamga) Khu bảo tồn Ixưc-Kul; lăng mộ cổcủa Prơjêvanxki (N.M.Przheval’skij) Có thể nói hồ Ixưc-Kul là “viên ngọc quí” mà thiênnhiên đã trao tặng cho đất nước Kyzgizstan và mỗi người dân nơi đây đều tự hào về nó.Phong cảnh hồ tự thân đã là nguồn cảm hứng nồng nàn, đắm say rất nhẹ nhàng tự nhiên đivào thơ văn

Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới [13, 441] Hồ: Tượng trưng cho con mắt

của trái đất mà qua đó cư dân của thế giới trong lòng đất nhìn được người, động vật, cây cối… trên mặt đất… Hồ là mẹ của mọi thần linh truyền sự sống cho loài người”

(Ảnh minh hoạ về hồ Ixưc-Kul ở Kyzgizstan)

Với Aitmatov hồ Ixưc-Kul đã trở thành một hình tượng nghệ thuật rất đặc biệt trongsáng tác Hình ảnh hồ Ixưc-Kul có mặt trong nhiều tác phẩm của ông không chỉ là hình ảnhthiên nhiên đơn thuần mà đã được tác giả xây dựng thành biểu tượng đẹp mang nhiều ý

nghĩa Trong truyện vừa Cây phong non trùm khăn đỏ, hồ Ixưc-Kul trở thành chứng nhân

cho thiên tình sử của Ilyax và Axen

Trang 28

(Ảnh minh hoạ về hồ Ixưc-Kul ở Kyzgizstan)

Chàng quân nhân Ilyax từ chiến trường trở về làm lái xe ở trạm xe hơi Rưbatsiê vùngThiên Sơn, “trạm xe hơi đặt ở sát hồ Ixưc-Kul” [1, 116], phong cảnh hồ rất nên thơ và rấtđỗi hữu tình đến nỗi “khách du lịch ngoại quốc đến đây đều đứng ngẩn người ra ngắm cảnh

hồ còn người dân địa phương thấy thế thì vô cùng tự hào: “Đấy! Các ông xem hồ Ixưc-Kul

của chúng tôi thế nào! cứ thử tìm cho ra một nơi nào đẹp như thế xem…” [1, 117] Anh bộ

đội Ilyax giờ là chàng lái xe trẻ trung, sôi nổi rất bằng lòng với công việc và rất thích cuộcsống nơi vùng Thiên Sơn này Anh đã có một mối tình thật đẹp, thật lãng mạn với Axen, côthôn nữ ở nông trang, “ngôi làng này nằm ven chân núi, đường vào làng đi qua một cánhthảo nguyên” [1, 117] Người phương Đông thường nói “hữu duyên thiên lý năng tươngngộ”, có lẽ điều này cũng rất đúng với Ilyax và Axen Hai người họ tình cờ gặp nhau ở đầulàng và ngay từ giây phút đầu tiên “tiếng sét ái tình” đã đánh trúng họ Chỉ một thời gianngắn gặp nhau mà “cả hai chúng tôi đều có cảm giác là không thể sống thiếu nhau được” [1,135] Nhưng mối tình ấy bị ngăn trở bởi Axen đã bị cha mẹ cô gả bán cho một người “có họ

ngoại với nàng” Đó là phong tục “hai gia đình từ xưa đã có lệ trao đổi con gái cho nhau, họ

duy trì quan hệ thân thuộc từ thế hệ này sang thế hệ khác” [1, 135] Axen “biết rất ít vềngười đó” nên nàng đâu có tình cảm gì, trái tim nàng đã trao cho chàng lái xe hóm hỉnh, trẻtrung Ilyax nhưng cha mẹ nàng hẳn không bao giờ chấp thuận cuộc hôn nhân này “Cha mẹ

Axen không thể nào tưởng tượng được rằng có thể đem gả con gái cho người ngoài” Thêm nữa chính Ilyax cũng hiểu mình “chỉ là một thằng lái xe quèn chẳng có tông tộc, ở tận đẩu đâu đến” [1, 135] Lề thói phong tục ngàn đời đâu dễ vượt qua… Nhưng “trái tim luôn có lí

lẽ riêng của nó” khi hai trái tim đã hoà cùng nhịp đập thì tự khắc tạo nên một sức mạnh diệu

kì giúp họ tìm đến với nhau Vào cái ngày mà ông mối đến hỏi cưới Axen thì chàng lái xe

Ilyax đã đến “cướp cô dâu” bỏ trốn trên chiếc xe tải: “Xe bon bon trên thảo nguyên như mộtcon én Cả thế giới chuyển động, mọi vật đều chạy về phía chúng tôi, núi đồi, đồng ruộng,cây cối… Gió lùa vào mặt chúng tôi Chúng tôi cứ lao băng băng về phía trước Mặt trờichói lọi trên cao Chúng tôi cất tiếng cười Không khí ngạt ngào mùi ngải và kim cương.Chúng tôi hít thở vào cho căng cả lông ngực” họ đi mãi trên thảo nguyên và dừng lại bên hồ

trong xe, im lặng ngắm cảnh hồ: “Những đợt sóng xanh bạc đầu như cầm tay nhau chạythành hàng lên bờ cát vàng Mặt trời đang khuất dần sau rặng núi, và những khoảng nước ởphía xa trông như nhuộm hồng Xa tít tận bên kia hồ, một dãy núi tím đỉnh phủ tuyết hằn lênnền trời Những đám mây xám đang ùn ùn tụ lại trên đầu chúng tôi” [1, 145] Thật là “mộtcảnh đắt trời cho”! Hoàng hôn trên hồ mới rực rỡ làm sao! Một bức tranh đầy màu sắc: sóngxanh, cát vàng, mặt nước nhuộm hồng, một dãy núi tím phủ tuyết trắng, trên cao là những

Trang 29

đám mâu xám Cảnh thần tiên như trong truyện cổ tích vậy, huy hoàng và tráng lệ Cảnh vậtdường như cũng quấn quýt, say tình như đôi trẻ, chúng cầm tay nhau chạy thành hàng lên bờcát vàng Axen và Ilyax đang tay trong tay tràn trề hạnh phúc “bao nhiêu lo âu buồn tủi đềutan đi đâu hết Bây giờ chỉ còn lại hai chúng tôi, chỉ còn hạnh phúc của chúng tôi”.

Trên hồ “ Một đàn thiên nga trắng bay lượn trên hồ Trong ánh chiều tà, khi bay vút

lên, khi sà thấp xuống, cánh dang rộng Chúng đậu xuống nước vỗ cánh rào rào là nước sủibọt loang ra thành vòng rộng, rồi lại cất cánh bay lên Sau cùng chúng sắp thành hàng dài và

vỗ cánh nhịp nhàng bay đến một bờ vịnh đất cát để nghỉ đêm” “Đó cũng là đêm đầu tiên củachúng tôi” Rồi “trời xẩm tối rất nhanh Mây đen kéo đến đầy trời, rũ là là trên mặt nước.Nước hồ lặng lờ, đen kịt lại… cơn dông kéo đến… sấm chuyển ầm ầm Mưa đổ xuống àoào…hồ Ixức-Kul bắt đầu gầm gừ, sôi réo lên, sóng vỗ mạnh vào bờ… Tôi khẽ vuốt máAxen và lắng nghe tiếng thở dài đưa lên từ đáy hồ Ixưc-Kul ” [1, 147-148]

Hồ Ixưc-Kul thở dài như thấu hiểu tình cảnh éo le của đôi trẻ Cảm thông cho hoàncảnh của họ Hồ như đồng tình với quyết định bột phát táo bạo của Ilyax, hồ gầm gừ, sôi réo lên, sóng vỗ mạnh vào bờ như muốn lên án những hủ tục hôn nhân lạc hậu đã khiến cho đôi

trẻ vì muốn được ở bên nhau mà đành lỗi đạo làm con, phiền lòng cha mẹ Đồng cảm vớitình yêu trong sáng của đôi bạn trẻ, Hồ đã dâng tặng họ một khung cảnh huy hoàng lộng lẫycủa ngày cưới Bầy thiên nga trắng đang bay lượn trên hồ nhịp nhàng như những vũ công ba

lê đang múa mừng ngày cưới hoà với bản nhạc du dương của sóng nước trên hồ là bản tình

ca lãng mạn nhất vào tối tân hôn “như chén đầy trong ngày đại tiệc” Từng đôi thiên nga

quấn quýt bên nhau là hình ảnh biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng hạnh phúc, luôn có đôi cócặp, đó cũng là khát vọng hạnh phúc của Ilyax và Axen

Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió Hạnh phúc củaAxen và Ilyax đã bị đổ vỡ bởi sự bồng bột, xốc nổi, yêng hùng của Ilyax Axen ôm con bỏ đikhi phát hiện ra chồng phản bội Ilyax đau đớn và ân hận vô cùng khi tìm mãi không biết vợcon bỏ đi đâu Tâm trạng tuyệt vọng, bước chân rã rời lại đưa anh đến bên hồ Ixưc-Kul Nơi

in dấu kỷ niệm tình yêu, nơi bắt đầu hạnh phúc gia đình “Đêm hôm ấy tôi đi lang thang mãitrên bờ hồ Ixưc-Kul Mặt hồ tràn ngập ánh trăng, đang nổi sóng cuồn cuộn Ôi Ixưc-Kul! Từngàn xưa nước hồ vẫn ấm áp, nhưng đêm hôm ấy hồ đã trở nên giá buốt lạnh lùng Tôi ngồitrên đáy một con thuyền lật sấp Từng đợt sóng hung hăng tràn lên bãi cát, xô vào cổ giầy

ủng và rút đi với một tiếng thở dài nặng trĩu” [1, 215] Hồ lại một làn nữa nổi sóng cuồn

cuộn Hồ đang trách cứ Ilyax, anh đã làm tổn thương tâm hồn thánh thiện và trái tim trongtrắng của Axen “Từng đợt sóng hung hăng tràn lên bãi cát, xô vào cổ giầy ủng” như muốn

trừng phạt Ilyax Hồ trở nên giá buốt lạnh lùng, giá buốt và tê tái như trái tim Ilyax lúc này.

Khi anh chỉ còn lại một mình, cô đơn và tuyệt vọng Hồ thở dài, tiếng thở nặng trĩu tiếc nuốicho Ilyax Mới ngày nào, hồ còn chứng kiến những phút giây hạnh phúc nhất của đôi tìnhnhân, hồ đã chúc phúc cho họ Cầu mong họ sẽ sẽ hạnh phúc mãi mãi Hồ vẫn mong đượcđón họ quay trở lại nơi này ôn lại kỉ niệm tình yêu nên vẫn điểm trang lộng lẫy bằng chiếcđầm lấp lánh ánh trăng Sóng vẫn đang ru bờ bằng những giai điệu tình ca êm dịu Từ ngànxưa nước hồ vẫn ấm áp như vòng tay mở rộng đón chờ những cặp uyên ương Vậy mà đêmnay, chỉ có một kẻ lầm lũi, một kẻ tội đồ đang lê bước trên bờ hồ Hồ âm thầm dõi theo từng

bước chân Ilyax in trên bờ cát rồi ngồi xuống bên cạnh anh trên đáy một con thuyền lật sấp

an ủi vỗ về Hồ cảm thông cho lỗi lầm của Ilyax, lỗi lầm mà thờ tuổi trẻ trong đời ngườithường khó tránh khỏi Ngồi bên hồ, lòng Ilyax như dịu lại Khi tất cả mọi người dường như

Trang 30

đang quay lưng lại với anh, cách bức anh Coi thường anh, chỉ chích anh thì chỉ khi đến đâyanh mới bình tâm lại Đây là nơi anh sẽ nhớ về Axen nhiều nhất nhưng cũng là nơi anh thấyđau đớn nhất bởi anh đã mất đi “ngôi sao mai” quí giá của đời mình Giờ ngồi đây, thấymình càng yêu Axen bao nhiêu càng thấm thía nỗi cô đơn, chán chường, bế tắc của bản thânbấy nhiêu Anh cứ đi lang thang như thế suốt đêm trên bờ cát, hồ cũng thao thức cùng anh,chia sẻ với anh bao nỗi niềm, bao trăn trở Hồ hiểu và bao dung, thông cảm và độ lượngbằng tiếng thở dài nặng trĩu.

Đêm dần tàn và ngày mới lại lên, Kađisa đến tìm Ilyax và anh đã quyết định ra đikhỏi vùng Thiên Sơn, đi thật xa khỏi hồ Ixức-Kul - xa kỉ niệm hạnh phúc, một cuộctrốn chạy khỏi sự truy đuổi của lương tâm với quyết tâm “đã đoạn tuyệt với dĩ vãng thìphải đoạn tuyệt đến cùng”, “Tôi như đang trốn tránh chính mình, trốn mọi người và

trốn lẽ phải” [1, 216]

Ilyax trở lại Thiên Sơn sau một thời gian dài bặt vô âm tín Anh trở lại vì nỗi thôi thúcmãnh liệt trong lòng: Tìm lại người vợ hiền và đứa con thơ Anh không thể sống thanh thảnđược với mặc cảm tội lỗi dày vò cắn rứt Và bởi một điều quan trọng hơn hết là tận đáy sâutâm hồn anh, chưa một phút một giây nào quên được Axen Chưa phút giây nào anh thôi hếtyêu Axen “Tôi thực sự thấy nhớ vợ con Đêm đêm tôi không ngủ Tôi mường tượng thấyXamát đang mỉm cười, đứng không vững trên đôi chân nhỏ xíu còn yếu ớt, mùi sữa thơmtho trên người nó dường như đã thấm vào tôi suốt đời Tôi chỉ muốn về với những ngọn núiThiên Sơn quen thuộc, với hồ nước Ixưc-Kul xanh biếc của tôi, với dải thảo nguyên dướichân núi nơi tôi đã gặp được mối tình đầu là mối tình cuối cùng của tôi” [1, 217]

Và thế là sau hơn 3 năm phiêu bạt Ilyax lại trở về “chốn cũ” Ngày hôm ấy tôi

bình thản cho xe chạy, không nghĩ ngợi gì… Chợt đến chỗ rẽ ra hồ tôi giật thót ngườilên: “Những con thiên nga! Lần thứ hai trên đời tôi được thấy bầy thiên nga mùa xuânbay về trên hồ Ixưc-Kul Đàn chim trắng cứ bay lượn vòng tròn trên mặt hồ Ixưc-Kulxanh biếc Không hiểu sao tôi bỗng rẽ ngoặt ra khỏi đường cái; và cũng như lần ấy cho

xe chạy qua dải đất hoang ra thẳng hồ” [1, 225] Đứng trước hồ, bao kí ức đẹp đẽ dội về khiến lòng người thổn thức: “Ixưc-Kul, Ixưc-Kul!, bài ca dang dở của tôi! Sao tôi còn

nhớ lại ngày hôm ấy, khi cũng tại mỏm núi cheo leo trên mặt nước này, tôi đã dừng lạivới Axen? Phải, mọi vật vẫn như xưa: những đợt sóng xanh bạc đầu như thể nắm taynhau chạy từng hàng lên bờ cát vàng Mặt trời đang khuất dần sau rặng núi và nhữngkhoảng nước phía xa như nhuộm hồng Bầy thiên nga đang lượn đi lượn lại, cất tiếng kêurộn rã thảng thốt Chúng bay vút lên cao, dang rộng đôi cánh vun vút chao xuống nướclàm loang loáng những vòng rộng sủi bọt Đúng, mọi vật đều như xưa chỉ không có Axen

ở bên cạnh tôi Bây giờ em ở đâu cây phong nhỏ bé trùm khăn đỏ của tôi ?” [1, 226] , tôi

gọi thầm tên em trong thương nhớ, trong xót xa, ân hận Mà đáp lại tôi chỉ có tiếng “hồ

nước kêu rên than vãn” Âm thanh của tiếng nước hồ hay tiếng vọng của lòng “tôi” đang

rên xiết Hồ bao giờ cũng hiểu lòng tôi và độ lượng với “tôi”

Duyên phận đã cho Ilyax gặp lại vợ con nhưng lại trong hoàn cảnh thật trớ trêu,ngang trái Axen đã có chồng và anh không những biết mà còn mang ơn người đó Đó là mộtanh trạm trưởng cầu đường Baitemir, một người đàn ông từng trải, nhân hậu bao dung vàcũng đã trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ Anh ấy đã dang rộng vòng tay đón nhận hai mẹcon Axen, đã đem đến cho Xamát - con trai Ilyax tình phụ tử thiêng liêng mà anh đã không

Trang 31

làm tròn trách nhiệm Axen đã “lắc đầu từ chối” khi Ilyax van xin nàng quay về với mình…

Không thể níu kéo, Ilyax quyết định ra đi

Lần ra đi thứ hai này Ilyax quyết định ra đi khỏi Thiên Sơn và sẽ không bao giờ trở

về nữa Lần đi này anh có tâm trạng hoàn toàn khác lần trước Tuổi tác, sự từng trải, niềmvui - nỗi buồn, hạnh phúc - đau khổ anh đã nếm trải làm anh trưởng thành hơn trong suynghĩ Anh quyết tâm ra đi bởi anh hiểu rằng như thế tốt cho cả anh, Axen và con trai anh.Trước khi đi, anh lại đến Hồ để nói lời từ biệt: “Vĩnh biệt Ixưc-Kul, bài ca dang dở của tôi!Tôi muốn đem hồ cùng làn nước biếc và những bờ cát vàng đi theo mà chẳng được, cũngnhư tôi chẳng thể mang theo được mối tình của người tôi yêu quý “Vĩnh biệt Axen! Vĩnhbiệt cây phong nhỏ bé trùm khăn đỏ của tôi! Vĩnh biệt người tôi yêu Cầu mong em hạnh

phúc! ” [1, 280]

Có thể thấy, trong truyện vừa Cây phong non trùm khăn đỏ và nhiều truyện khác, thì

hồ Ixưc-Kul luôn được Aitmatov nhắc đến với một tình cảm đặc biệt sâu đậm Điều đó chothấy vẻ đẹp của hồ Ixưc-Kul không chỉ tạo cho nhà văn nguồn cảm hứng dồn dào để sángtạo nghệ thuật mà hẳn hồ này còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống riêng của nhà vănbởi ông đã có một khoảng thời gian dài sống ở khu vực này Xây dựng hồ Ixưc-Kul thànhmột biểu tượng trong tác phẩm, Aitmatov không những đã đem đến một màu sắc địa phươngđộc đáo mà còn thêm một lần nữa khắc định thiên nhiên thật cần thiết trong cuộc sống conngười Thiên nhiên trở thành một người bạn trung thành và luôn thấu hiểu, luôn mở rộngvòng tay nhân ái với con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, biết phẫn nộ trước điều ác,điều xấu, đồng thời cũng luôn khoan dung, độ lượng trước lầm lỗi của con người Hồ Ixưc-Kul với con mắt thấu thị của mình luôn có cái nhìn thấu suốt và khách quan trước các sự

việc và các biến đổi trong tâm trạng con người Đúng là “thiên nhiên bao giờ cũng đúng với

lẽ phải, bao giờ cũng công bằng, hiển minh” (Gớt).

Đọc những trang viết của Aitmatov về hồ Ixưc-Kul khiến ta chỉ ước một lần đếnđược đây để được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hồ Ixưc-Kul, hồ làm ta thấy yêu mến đấtnước Kyzgizstan và thêm khâm phục tài năng của Ts.Aitmatov

1.3 Thiên nhiên là chứng tích của một giai đoạn lịch sử

Biểu tượng hai cây phong trên đồi Kukurêu (Người thầy đầu tiên)

Từ điển biểu tượngVăn hoá thế giới viết: “Cây: biểu tượng cho vũ trụ sống trong

sự tái sinh liên tục… biểu thị tính tuần hoàn của biến hoá vũ trụ: sự chết và sự tái sinh Ở phương Đông cũng như phương Tây cây mang ý nghĩa phổ biến nhất là: Cây đời đồng nghĩa sự hiện diện của Chúa Trời nơi trần thế… rồi ý nghĩa của cây phát triển thành Cây Nhận thức; cây nhận biết Thiện - Ác Cây còn là biểu tượng phồn thực, sự sinh sôi nảy nở giống loài Cây - nguồn - sống… là biểu tượng tuyệt vời về sức mạnh và quyền năng của mặt trời, là hình ảnh nguyên mẫu của người cha Ở huyền thoại của một số dân tộc thì cây đồng nghĩa với cây bố - cây mẹ - cây tổ tông” [13, 141-147]

Đến với Truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” của Aitmatốv, nhà văn đã đưa chúng ta

về với làng nhỏ Kurkurêu Ở đó, một trong những biểu tượng thiên nhiên làm nên chiều sâu

ý nghĩa trong truyện không thể không kể đến biểu tượng hai cây phong trên đồi Đuysen Câuchuyện về người chiến sĩ Hồng quân Đuysen, đoàn viên thanh niên cộng sản Kômxômôn,người thầy giáo đầu tiên của làng đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô học trò Antưnai bé

Trang 32

nhỏ thuở trước Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong

đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làngKurkurêu

(Ảnh minh hoạ: Hai cây phong trên đồi Kuku rêu)

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau:mạch dẫn truyện trực tiếp của nhân vật “tôi” - một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này

và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi” Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiếncho người hoạ sĩ - nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong

- biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động

Bắt đầu là những ký ức về làng quê của lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một làngnằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổxuống Làng Kurkurêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo

nguyên, rặng núi Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu,những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh haicây phong đã trở thành của riêng làng Kurkurêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt nhưnhững ngọn hải đăng đặt trên núi” [1, 349], trở thành mốc định hướng cho mọi người tìmđến Với mỗi người dân làng Kurkurêu thì hai cây phong - như hai ngọn hải đăng đặt trên

núi đó là cột mốc, là dấu ấn đầu tiên để họ nhận diện ranh giới làng quê của mình Nhữngngười con của làng mỗi khi đi xa có dịp trở về làng thì hai cây phong sẽ chào đón họ đầutiên và chỉ cần nhìn thấy chúng từ xa là trái tim đã rộn ràng lên phong vị của quê hương

Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đềucoi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy" [1, 349] Anh đã

dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chanchứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết đượcchúng, lúc nào cũng nhìn rõ chúng Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh,chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ

Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ Một bức tranhngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất” Đoạn văn miêu tảhình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải

có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu” Có lẽ chính tình yêu quê hương củangười hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, banngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt

Trang 33

tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triềudâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyểnqua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi

khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào” [1,350] Ngay cả khi

thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cườngđối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vùnhư một ngọn lửa bốc cháy rừng rực Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng ngỡ chừngnhư nghe thấy một lời thách thức ngỗ ngược “không, đừng hòng phải bắt ta khom lưng khuấtphục, đừng hòng bẻ gẵy thân ta!” [1, 350] Chúng anh dũng, can đảm đã chống chọi với sựkhắc nghiệt, sự tức giận của mẹ thiên nhiên để trưởng thành mạnh mẽ Chúng không bao giờkhom lưng khuất phục Sự kiên cường bất khuất, của chúng làm ta khâm phục, ngưỡng mộnhư ta từng ngưỡng mộ sức sống dẻo dai, khoẻ khoắn của người miền núi nơi đây Hai câyphong chính là hình ảnh, là sự chiếu ứng cho sức sống kì diệu của con người

Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khámphá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì: “việc khámphá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảmthụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay” Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả mộtthời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc

gương thần xanh” [1, 351] Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng,

phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lêntrở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?

Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi - bọn con trai tinh nghịch ởlàng Kurkurêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ Đó là tất cả những ngàytháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng láxào xạc dịu hiền của hai cây phong Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nânglên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay, một thế giới khác đã được mở

ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Kurkurêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nàovụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánhsáng” [1, 352] Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở ra

tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền

đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia” [1, 352] Cũng như bạn

bè của mình, “tôi” - chú bé sau này là họa sĩ - cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì

thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra nhữngmiền xa lạ kia” [1, 353] Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thânthiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ

Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong

ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã ươm mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lạihạnh phúc tuổi thơ ấy là ai? Đó cũng là điều hết sức bình thường, hồn nhiên với bất cứ em

bé nào Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuysen

đã cùng trồng với em bé khốn khổ Antưnai trong những ngày làng Kurkurêu còn chìm đắmtrong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầusau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ Bảnthân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cánĐuysen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuysen” như bao

Trang 34

dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuysen, người đem đến ánh sáng cáchmạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho

sự hy sinh lặng thầm của người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanhxuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”,của “chúng tôi”, của những người dân làng Kurkurêu khiến chúng ta trân trọng chính là vìhai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không cóbằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, gieo mầm bao hi vọng cho những học trònhỏ của mình

PGS.TS Đỗ Hải Phong trong cuốn Giáo trình văn học Nga đã dành những ngôn từ hếtsức đẹp đẽ để nói về hai cây phong này: “Hình ảnh hai cây phong “như những ngọn hảiđăng” trên đồi “trường học Đuysen” xuất hiện ở những dòng đầu tiên của tác phẩm Qualăng kính của người kể chuyện là một hoạ sĩ trẻ làng Kurkurêu, hai cây phong được nâng lênthành biểu tượng đa nghĩa Đó là dấu ấn kí ức, là chứng nhân của tình cảm yêu thương, tiếcnuối, là sự tiếp nối thế hệ và quan trọng hơn hết: hai cây phong ấy mở ra tầm nhìn tri thứckhông cùng của con người Cá nhân Đuysen có thể bị lãng quên, song sự trưởng thành củaAntưnai và kí ức của cô về người thầy đầu tiên vẫn như hai cây phong trên đồi cao “khôngngớt rì rào những cung bậc khác nhau”, vọng vào tâm trí những thế hệ tiêp nối của làngKurkurêu” [41, 18]

Và mỗi độc giả khi đến với tác phẩm người thầy đầu tiên của Aitmatov, hẳn sẽ còn

lưu giữ mãi trong lòng ấn tượng đẹp về hình ảnh hai cây phong trên đồi Kukurêu bởi đó

là chứng tích còn lại của trường học Đuysen, chứng nhân của một thời kì gian khó,những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Trung Á xa xôi, hẻo lánh này Đẹp hơn nữa haicây phong còn là chứng nhân của tình cảm đặc biệt, một mối tình trong sáng, thầm lặnggiữa Antưnai và Đuysen

Năm tháng qua đi, cuộc sống giờ đã đổi thay nhiều Những gì trong quá khứ xa xưa

về Trường học Đuysen, về người thầy giáo đầu tiên của làng và lớp học trò thuở ấy, lớp trẻhôm nay “coi đó chỉ là một trong bao nhiêu truyện cổ tích được truyền tụng trong làng mà

thôi” [1, 355] Nhưng với Viện sĩ Antưnai Xulaimanôva thì kí ức đó lúc nào cũng như còn

tươi mới trong lòng bà Về thăm quê, về dự lễ khánh thành ngôi trường mới Khi “nhìn đămđăm lên ngọn đồi chỗ hai cây phong sang độ thu đã ngả màu đỏ úa đang đung đưa trước gió.Mặt trời lặn xuống ngang vệt dài màu tím nhạt của thảo nguyên xa tắp trong buổi hoàng hôn

Từ phía ấy, ánh nắng đang tàn lụi nhuộm một sắc đỏ tía đùng đục, buồn thảm lên ngọn haicây phong” [1, 361] Tâm trạng bà trùng xuống, bao cảm xúc “ngày xưa”, kỉ niệm ngày ấylại sống dậy chan chứa trong lòng “Ôi! Hai cây phong, hai cây phong! Bao nhiêu nước suối

đã trôi đi từ dạo chúng mày hãy còn là hai cây non bé nhỏ, thân xanh biếc Xin cúi chào haicây phong, hai người bạn, hai giọt máu thân thuộc, anh chị em ruột thịt của tôi! Tất cảnhững gì mà người trồng cây lên và chăm bón cho cây lớn bằng mơ ước, bằng tiên đoán, nayđều đã thành sự thực ” [1, 434-435]

Mỗi lần hiếm hoi trở về làng, Antưnai đều thì thầm với hai cây phong như vậy Haicây phong là bạn, là giọt máu thân thuộc, là anh chị em ruột thịt với bà Vì đó là chứng nhâncủa mối tình câm lặng nhưng đã và luôn sẽ cháy âm ỉ cho đến hơi thở cuối cùng trong cuộcđời bà Từ ngày còn là một cô bé mồ côi 14 tuổi nhếch nhác, nhem nhuốc và tuổi thơAntưnai luôn ám ảnh bởi nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần bởi sự cay nghiệt của vợ chồng

Trang 35

chú thím Antưnai cũng là nạn nhân của hủ tục tảo hôn, mới 15 tuổi đã bị gả bán cho một lão

du mục đã có vợ Antưnai không thể nào quên “đêm hôm ấy, mới mười lăm tuổi đầu, tôi đãkhông còn là một người con gái trinh trắng nữa Tôi thậm chí còn ít tuổi hơn con gái tên

hung đồ” [1, 420-421] Cuộc đời tủi nhục, đắng cay của cô bé bất hạnh đó đã sang một bước

ngoặt mới khi anh bộ đội phục viên Đuysen, người đoàn viên cộng sản Kômxômôn trở vềlàng mở trường dạy học Đem ánh sáng tri thức đến với miền quê heo hút, hẻo lánh này và

đã mở ra cho Antưnai một chân trời mới Antưnai vẫn nhớ như in cái ngày hai thầy trò cùngtrồng hai cây phong nhỏ cạnh trường học Nhớ như in những lời hôm đó thầy Đuysen nói:

“Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trênngọn đồi này sát cạnh nhau, như hai anh em Và mọi người sẽ luôn nhìn thấy chúng, vànhững người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn chúng Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khácAntưnai ạ Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước Em bây giờ trẻ măng nhưmột thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này… Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúctrong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy”[1, 413]

Ngày trồng hai cây phong nhỏ cùng thầy cạnh trường học cũng là ngày Antưnai pháthiện ra tình cảm mới lạ đang trào dâng trong lòng mình Đó là những rung động đầu đời củangười thiếu nữ khó có thể quên trong đời: “Tôi nhìn Đuysen như thể lần đầu tiên được thấyhết vẻ đẹp sáng ngời trên gương mặt thầy, tấm lòng trìu mến và trung hậu ánh lên trong đôimắt thầy, dường như trước kia tôi chưa từng biết đôi bàn tay của thầy mạnh mẽ và khéo léonhư thế nào trong lao động, nụ cười trong sáng của thầy có sức sưởi ấm lòng người đếnnhường nào Và trong lòng tôi, như một đợt sóng nồng nàn, bỗng cuộn lên một tình cảm mới

mẻ mà tôi chưa hề biết, từ một thế giới xa lạ nào lan tới Và hồn tôi như vươn mạnh đếnĐuysen để nói với người: “Thầy ơi, em cảm ơn thầy đã sinh ra với một tâm hồn đẹp đẽ nhưvậy… em muốn ôm hôn thầy!” Nhưng tôi e ngại không dám nói lên những lời ấy Đáng lẽ

tôi nói ra mới phải” [1, 414] Antưnai đã không dám thổ lộ tình cảm của mình nhưng từ hôm

đó trong trái tim trong trắng, thơ ngây của cô đã khắc sâu hình bóng của Đuysen với tìnhcảm biết ơn vô hạn, với niềm kính yêu và ngưỡng mộ sâu sắc

Antưnai đã mang theo tình yêu thầm kín đó, từ biệt làng quê lên thành phố học Cô đãviết thư bày tỏ tình cảm của mình với Đuysen nhưng thầy không trả lời Thầy không muốncản trở con đường học tập của Antưnai Học xong đại học, đất nước đang thời kỳ chiến tranhgian khổ Tình yêu sâu sắc với Đuysen đã thôi thúc Antưnai trở về làng Kurkurêu để gặpĐuysen nhưng Thầy đã đi bộ đội “quân thù đã xâm lấn bờ cõi chúng ta và người ấy lại cầm

vũ khí bảo vệ những ước mơ của mình” [1, 435] Cô tìm về mái trường xưa, tìm lại những

kỷ ức tuổi thơ tươi đẹp nhất của mình bên ngôi trường cũ Mọi thứ đã đổi thay nhiều, dấu ấncòn lại chính là hai cây phong trên ngọn đồi Đuy sen: “Nhìn lên ngọn đồi trước đây có ngôitrường cũ của chúng tôi, và hồi hộp nghẹn thở: Trên đồi, hai cây phong lớn mọc sát cạnh

nhau, đang đung đưa trước gió” [1, 433] Cô nghẹn ngào, nức nở “Ôi! Hai cây phong, hai

cây phong! ”, “Tôi đứng hồi lâu lắng nghe tiếng lá thu xào xạc Máng nước ở chân hai câyphong được ai dọn sạch cách đây không lâu: Trên mặt đất hãy còn thấy những vết thuổngsâu, trông còn mới Làn nước trong veo đầy ắp trong máng chỉ thoáng gợn lên một chút, và

trên mặt nước rung rinh những chiếc lá phong vàng” [1, 435] Cô đứng lặng hàng giờ bên

hai cây phong nghĩ về những năm tháng đã qua, về ngôi trường cũ và người thầy vĩ đại củamình Nghe tiếng lá cành rì rào trong gió mà lòng khắc khoải: “Sao cây rì rào buồn bã nhưvậy? Cây có điều gì sầu muộn mà nỉ non rầu rĩ như vậy ? Hay cây than vãn về nỗi mùa đông

Trang 36

sắp đến và những cơn gió lạnh sẽ tỉa trụi lá trên cành cây? Hay nỗi đau buồn của dân ta đang

rên rỉ trong thân cây?” [1, 435] Phải chăng hai cây phong cũng đang than thở, đang đồng

cảm với tâm trạng con người Cây cũng đang đau nỗi đau thời đại, cũng đang nỉ non rầu rĩchia sẻ với mối tình đặc biệt của Antưnai và Đuysen Hai người bạn, hai người anh em đó đãtrở là nguồn an ủi Antưnai Chính thầy Đuysen đã ươm trồng sự sống cho chúng và đã gieomầm hy vọng trong lòng cô học trò bé nhỏ, tiếp thêm cho cô sức mạnh để cô vững bước vàođời Cô luôn tự nhủ “Phải Mùa đông sẽ lại đến với những cơn giá rét, những trận bão tuyếthãi hùng, nhưng rồi xuân sẽ lại sang.” [1, 435] Nhờ niềm tin ấy mà cô bé Antưnai đã vượtlên tất cả: “Bao nhiêu lần tôi tuyệt vọng tưởng chừng không sao vươn được đến những đỉnhchóp cao siêu của khoa học, và cứ mỗi lần như vậy, trong những phút gay go nhất tôi lại

thầm giữ trách nhiệm với người thầy đầu tiên của tôi và không dám lùi bước” [1, 432] Và

cô đã khẳng định được mình, sống xứng đáng với kỳ vọng của Thầy, sống mạnh mẽ, kiêncường như hai cây phong trên ngọn đồi của quê hương

Cuộc sống vẫn không ngừng tiếp diễn, người đàn ông giản dị và cao thượng đó đếngiờ vẫn sống một mình và đang cần mẫn làm công việc đưa thư Còn cô bé Antưnai ngàyxưa giờ đã trở thành viện sĩ danh tiếng, giờ đã có gia đình hạnh phúc Trong buổi lễ khánhthành trường mới ngày hôm nay, người lẽ ra phải được trọng vọng nhất, phải được mọingười tri ân nhất thì dường như lại không ai biết đến “Chúng ta ngồi quanh bàn tiệc, còn conngười vàng ngọc ấy thì đang hối hả đi đưa thư, vội vã chuyển những bức điện chúc mừngcủa học trò cũ mình về cho kịp lễ khánh thành” [1, 443] Và câu chuyện của bà viện sĩAntưnai về người thầy đầu tiên hay chính là huyền thoại về hai cây phong trên ngọn đồiĐuysen, về tình yêu cuộc sống, về tình người cao đẹp sẽ sống mãi trong lòng mỗi chúng ta

Đó còn là chứng tích của một thời kì gian khó, một giai đoạn lịch sử trong thời kỳ đầu xâydựng chính quyền Xô Viết của những đoàn viên Kômxômôn tiên phong Niềm tin ấy chính

là lẽ sống, là lí tưởng sống cao đẹp nhất mà con người luôn hướng tới Đó cũng chính là giátrị nhân văn sâu sắc, nhân bản mà Aitmatov đã gieo và lòng mỗi chúng ta Hai cây phongcũng nhắc nhở chúng ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng quên công ơn, tình cảm người

thầy đầu tiên của cuộc đời mình Đạo lí uống nước nhớ nguồn đó sẽ làm nên nhân cách cao

đẹp của con người ở mọi thời đại Điều này lại thêm một lần nữa khẳng định Aitmatov thậtgần gũi với người Việt Nam chúng ta

1.4 Thiên nhiên là môi trường thử thách khắc nghiệt đối với con người

Có thể nói cuộc sống của loài người chúng ta từ thuở bình minh luôn là cuộc chiếnđấu hàng ngày với thiên nhiên, một cuộc chiến đấu bền bỉ, không ngơi nghỉ, không mệt mỏitrong tiến trình phát triển, trong từng bước tiến hoá của lịch sử loài người Chinh phục thiênnhiên, khai thác thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người Thiên nhiên, với sức mạnhvạn năng và bí ẩn khôn cùng của nó, nhiều lúc nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻthù số một của con người Thiên nhiên chính là môi trường khắc nghiệt để thử thách con

người Cho nên, có những lúc nó không “thơ đời Đường” nhàn hạ mà đó là cuộc chiến đấu

với thiên nhiên để dành sự sống từ tay nó về tay mình Một cuộc chiến cam go và quyết liệt.Bằng biểu tượng văn học, Aitmatov đã tái hiện rất chân thực cuộc chiến đấu của con ngườitrước sức mạnh mù quáng của thiên nhiên trong cơn bão biển, sương mù vô định, là cuộcchiến của những con người thầm lặng lọt thỏm giữa hoang mạc Xarư-Ôzêk mênh mông, làcuộc vượt đèo của các anh lái xe trên đèo Độ Long, là những trận bão tuyết kinh người trongrừng vùng núi Karaun

Trang 37

1.4.1 Cơn bão sương mù ngoài biển Ôkhốt (Con Chó Khoang chạy ven bờ biển)

Trên một chiếc Kayăc, con thuyền làm bằng một cây phong cổ thụ Trong không giannhỏ bé đó có những con người trong bộ tộc Nivkhơv - con cháu của Thuỷ tổ “Người đàn bàCá”- sống ở vùng duyên hải Ôkhốt Họ đang thực hiện một chuyến đi săn thú biển ngoài đảo

xa Không như những chuyến đi bình thường khác Chuyến đi săn này có một ý nghĩa vôcùng quan trọng với thị tộc, đặc biệt là với cậu bé Kirixk, 11 tuổi Cậu sẽ được các bậc tiềnbối hướng dẫn làm quen với việc đi săn trên biển “Tục lệ là như vậy: mỗi người sinh ra làđàn ông đều có bổn phận kết thân với biển từ bé để biển quen biết mình và bản thân mìnhkính trọng biển Bởi vậy, người cao tuổi nhất thị tộc, ông già Organ, và hai người đi săn ưu

tú nhất Emrayin, bố thằng bé, với Mưngun em họ ông - xuống thuyền ra khơi, thực hiện bổnphận thiêng liêng của người lớn đối với kẻ sinh sau Lần này kẻ sinh sau đó là Kirixk, thằng

bé mà từ nay và mãi mãi sau này sẽ làm quen với biển, từ nay và mãi mãi sau này, trongnhững ngày thành công cũng như thất bại… Tục lệ là như vậy, nó lưu truyền từ đời này sangđời khác, từ chi này sang chi khác Đấy là nền tảng của cuộc sống” [2, 445]

Từ vịnh Chó Khoang, họ khởi hành chuyến đi săn trong một buổi sáng đẹp trời, hứahẹn một chuyến đi thành công mĩ mãn Họ kì vọng như thế và mọi việc diễn ra đúng như lộtrình đã vạch định cho đến khi bất ngờ gặp một cơn dông lớn giữa biển khơi vào buổi chiềumuộn hôm đó “Trên biển, sương mù dày đặc, xám xịt che lấp gần nửa chân trời, tiến về phíanhững người đi biển như hai chiếc lưỡi rộng dần dần tiếp liền với nhau Sương mù kéo đếnnom rõ mồn một, cuồn cuộn bốc lên từng khối ào ạt trên mặt nước đen ngòm, không ngừngchoán hết cả không gian xung quanh Nó đến gần như một vật sống, như con quái vật nhấtquyết vồ lấy họ, nuốt chửng cả họ cùng với thuyền; cùng với toàn bộ thế giới hữu hình và vôhình” [2, 494] Những người trên thuyền bàng hoàng sửng sốt vì cơn dông tố kéo đến bấtngờ và nhanh chóng quá Họ chưa kịp định thần thì tai hoạ đã dáng xuống: “Mọi người sững

sờ, con thuyền mất sự điều khiển trong giây lát, bắt đầu nhảy múa trên sóng Ngay lúc đóvang lên tiếng ầm ầm dữ dội của một con sóng lớn xô ra từ dưới màn sương mù dày đặc.Sóng dồn tới trong tiếng ầm ầm mỗi lúc một tăng của nước dấy loạn, phồng mọng lên, cao tomãi lên và đổ ụp liền đó” [2, 494] Rồi chỉ trong ghớp mắt “đợt sóng ào qua, làm cho biểncũng nổi giận theo, và sương mù kéo đến liền Khi tấm màn sương mù đã tới rất gần, nhữngngười trên thuyền thấy rõ rành rành là cái bóng tối xoáy cuộn, sống động này di chuyển vớimột thế đắc thắng âm hiểm, với sự kiên định hung ác không gì lay chuyển nổi và không gìngăn chặn được” [2, 495]

Những người lớn từng trải trong thuyền, cả đời họ đã đi biển không biết bao nhiêulần Nhưng đây là lần đầu tiên trong đời họ gặp phải cơn dông tố khủng khiến như thế này.Còn với cậu bé Kirixk, thì mức độ khủng khiếp vượt quá sức chịu đựng của cậu, đây là lầnđầu tiên cậu bé ra biển và cậu không thể hình dung nổi biển lại đáng sợ đến như vậy Saucơn cuồng nộ của đại dương thì chiếc thuyền Kayăc lại tiếp tục chịu đựng sự đày đoạ củamàn sương mù bao bọc: “Rồi mọi vật chìm và trong bóng tối đen ngòm Sương mù đổxuống như khối đất lở, chôn vùi họ trong vực thẳm của bóng tối vô hạn Trong nháy mắt, họlập tức rơi từ một thế giới này vào thế giới khác Tất cả đều biến mất Từ phút đó trở đi,không còn trời, không còn biển, không còn thuyền Họ không còn nhận rõ được mặt nhau

Từ phút đó họ không còn được yên thân: biển nổi cơn sóng gió Thuyền bị tung lên némxuống, phút chốc bị hất lên cao, phút chốc lại sa xuống cái vực mở ra giữa các đợt sóng.Nước bắt lên và sóng đánh khiến quần áo ướt đẫm nặng chịch Nhưng tai ác nhất là trong

Trang 38

sương mù dày đặc, họ không nhận rõ được gì cả, đúng là không nhìn thấy gì hết và khôngthể biết rõ trên biển đang xảy ra chuyện gì, nên ứng phó thế này Chỉ còn độc một cách: hànhđộng hú hoạ, mù quáng miễm là làm sao cho thuyền nổi trên mặt nước, không để nó lật úp”[2, 495]

Thật là hoạ vô đơn chí, trước sức mạnh của thiên nhiên, con người mới nhỏ bé, yếu

đuối làm sao! dường như họ đã chạm đến ranh giới của sự sống và cái chết Cái ranh giới đóthật mong manh như ngọn đèn trước gió… Với cậu bé 11 tuổi lại càng đáng sợ hơn bao giờhết: “Nó không thể tưởng tượng được rằng cái thứ sương mù hiền lành này, vị khách thầmlặng của mùa đông mà nó rất mến mỗi khi vị khách đó đến, khi mà cả thế giới bị chài bởi cái

im lặng màu sữa chìm trong lớp mù nhẹ màu trắng đều đặn, khi mà mọi vật trên trái đấtdường như ngây ngất, đờ ra trong không khí như một cảnh hoang đường, còn tâm hồn trànđầy cảm giác hiếp hãi và rã rời vì mong chờ một ảo ảnh gì đó chỉ có trong truyện cổ tích, nókhông thể tưởng tượng được rằng thứ sương mù ấy có thể biến thành một kẻ thù ghê gớm cómặt ở khắp nơi như thế Những luồng sương mù tối tăm nổi trôi trên mặt biển cuộn sóng,uốn éo, trườn đi, tản ra rồi lại dồn ép vào nhau, khiến ta liên tưởng tới kiểu di chuyển củarắn” [2, 496]

Họ phải đối mặt với cái đói và cái khát, nhất là cái khát Nó kéo đến và tiêu huỷ dần

sự sống của con người Người viết thống kê thấy Aitmatop đã nhấn mạnh đại hoạ trên biển

này bằng 112 lần từ “sương mù”, “sương mù vĩ đại”, “sương mù dày đặc”, “Sương mù phía

trước, sương mù phía sau, sương mù xung quanh”, “sương mù độc hại”, “sương mù vẫnngưng đọng trầm trệ”, “Sương mù bao kín như bưng”, “Sương mù đứng yên”, “sương mùhoàn toàn bất động”, “sương mù không bờ bến”, “sương mù lập tức nuốt chửng anh”, “sương mù ác hại”, “sương mù không động đậy” Điệp khúc đó cứ láy đi láy lại để nhấnmạnh sự khủng khiếp của sức mạnh thiên nhiên đã đẩy con người đến giới hạn của sự chịuđựng Và cuộc chiến không cân sức này là một sự thử thách ghê gớm đối với con người

Theo từ điển biểu tượng văn hoá thế giới:“sương mù là một biểu tượng của tính

không xác định Cũng là biểu tượng của một hỗn hợp không khí, nước và lửa có trước mọi thể đặc, như là trạng thái hỗn mang sơ khai trước cuộc sáng thế sáu ngày và sự thiết chế các giống loài… sương mù hay được coi là điềm báo trước những thần khải quan trọng, nó biểu trưng cho sự không phân biệt, là giai đoạn qúa độ giữa hai trạng thái…” [13, 841]

Và biển “là một biểu tượng của động thái sự sống Tất cả từ biển mà ra và tất cả trở

về biển: đây là nơi của những cuộc sinh đẻ, những biến thái và những tái sinh Cho nên biển

là hình tượng vừa của sự sống vừa của sự chết” [13, 80- 81]

Theo sự cắt nghĩa trên và căn cứ vào cánh tác giả miêu tả biển Ôkhốt và cơn bãosương mù trên biển, Aitmatov muốn một lần nữa nhắc nhở con người về sức mạnh tiềm tàngcủa tự nhiên là vô lượng Nó luôn tạo ra những mối hiểm nguy để thử thách loài ngườichúng ta ở mọi lúc mọi nơi Từ thuở khai tịch cho đến bây giờ và có lẽ mãi sau này thì “trêntoàn mặt trận của biển và đất liền luôn diễn ra cuộc đấu tranh muôn thuở, không gì kiềm chếđược”… Biển và đất cứ quần nhau như thế từ khi đêm bắt đầu là đêm, ngày bắt đầu là ngày

và sẽ còn như thế mãi, ngày ngày và đêm đêm, chừng nào vẫn còn đất và nước trong dòng

thời gian vô tận” [2, 439-440] “Biển tấn công đất liền, đất liền chống lại biển Bị kẹt giữa

hai lực lượng đó - giữa đất liền và biển, con người lắm khi rất cực Biển không ưa con người

vì con người gắn bó với biển nhiều hơn” [2, 441] Trong cuộc đấu tranh đời đời, kiếp kiếp

Trang 39

đó, lắm khi biển chính là nấm mồ chôn con người Đọc Aitmatov làm ta liên tưởng tưởng

đến bài thơ Đêm đại dương của thi hào V.Huygo, trong bài thơ có đoạn:

“Chìm nơi chân trời xa lắc âm u

Số phận ác tàn bao người đã mấtBiển sâu vô tận một tối không trăngĐại dương mịt mù mãi mãi vùi thân”

Ở đây tác giả sử dụng bút pháp tương phản giữa số phận nhỏ bé, mỏng manh, yếu ớtcủa con người trước sức mạnh thiên nhiên vô cùng vô tận Đó là sự tương phản giữa cái chủđộng khi ra đi của những người thuỷ thủ và cái bị động khi bị biển cả nhấn chìm cùng nhữngcơn sóng dữ tợn Con người quả là bé nhỏ trước sức mạnh không cùng của biển cả, trướccuộc đời trầm luân dâu bể nên cả V.Huygo và Ts.Aitmatov đã gặp nhau ở một tư tưởng lớnrất nhân văn đó là: Mỗi con người cần nâng niu quý trọng cuộc sống và dành tình cảm yêuthương cho nhau để kéo dài quỹ thời gian trong cuộc đời của mỗi con người Hai tác giả đềumượn chuyện những người đi biển để nói chuyện với con người trong tương quan con ngườiđối mặt với không gian vô tận và thời gian vô cùng, đối mặt với sức mạnh kì vĩ nhưng mùquáng của thiên nhiên

Thêm nữa, Aitmatov đã tạo ra hiệu quả sự có mặt rất cao, rất chân thực Người đọc có

cảm giác như mình đang ngồi trên thuyền cùng các nhân vật, chứng kiến toàn bộ quá trìnhcon thuyền phải giành giật quyết liệt từng khoảnh khắc sự sống, chứng kiến những conngười cao thượng đang nhường nhau từng chút nước để duy trì sự sống, người đọc đồng cảmsâu sắc với nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần mà họ phải chịu đựng Chúng ta đặc biệt xúcđộng khi đọc đến những trang nói về tâm trạng của Enraphim - Bố cậu bé Khi ông phải lựachọn ra đi để dành phần nước ít ỏi lại cho con Hi sinh để con được sống nhưng lại đau đớnkhôn xiết khi để lại thằng bé bơ vơ, trơ trọi một mình giữa biển khơi, trong sương mù vô tậnkhông biết bao giờ sương tan và ngày mai nó sẽ chống trọi ra sao và sẽ kéo dài sự sống đượcbao lâu Aitmatov đã cho chúng ta cảm nhận thật sâu sắc tình phụ tử thiêng liêng và cảmđộng của con người trong tình huống éo le, nghịch cảnh Để thấy hết ý nghĩa của mối quan

hệ huyết thống, máu mủ ruột rà, của tình cảm gia đình quí giá nhường nào

1.4.2 Hoang mạc Xarư- Ôzêk (Và một ngày dài hơn thế kỷ)

Trong Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: “ Hoang mạc có hai nghĩa tượng trưng

chủ yếu: đó là trạng thái bản nguyên chưa phân biệt hoặc là khoảng diện tích khô cằn, ta phải tìm ra cái Thực Tại ở bên dưới” và trong từ điển cũng chỉ ra “quan niệm của đạo Hồi

về hoang mạc sử dụng ý nghĩa tượng trưng theo nghĩa thứ hai nói tới sự tích người Do Thái xưa kia vượt qua hoang mạc Sinai để đi tìm Đất Hứa và tới sự tích tìm kiếm chiếc bình thánh Graal” [13, 433- 434]

Hẳn là xuất phát từ nhiều tầng ý nghĩa như trên mà trong tiểu thuyết Và một ngày dài

hơn thế kỷ, Aitmatov đã tạo ra một không gian nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm của mình.

Đó là hoang mạc Xarư - Ôzêk:

“Ở vùng này, những đoàn tàu chạy từ đông sang tây và từ tây lại sang đông

Còn hai bên đường là khoảng không gian bao la hùng vĩ của hoang mạc Xarư Ôzêk,vùng trung phần hoang mạc vàng

Trang 40

Ở vùng này, mọi khoảng cách không gian đều được tính bằng cách lấy đường tàu làmmốc, tựa như đó là đường kinh tuyến Grinvisơ vậy …

Còn những đoàn tàu thì vẫn chạy từ đông sang tây và từ tây lại sang đông …” [3, 16]

Điệp khúc này được trở đi trở lại tới 12 lần trong tác phẩm Và qua dòng chảy tâm

trạng của Eđigây- Bão tuyết, nhân vật chính trong tác phẩm Chúng ta thấy hiện lênquang cảnh hoang mạc vàng rộng mênh mông không biết nơi đâu là tận cùng Cụm từ

“hoang mạc vĩ đại; Xarư-Ôzêk vĩ đại; hoang mạc mênh mông” luôn được tác giả nhắc đinhắc lại để tô đậm thêm không gian rộng lớn của hoang mạc “miền đất hoang mênhmông vô tận” [3, 107] “Xarư-Ôzêk vĩ đại cứ mỗi lúc lại mở rộng thêm ra mãi những dảiđất mới khô cằn, trải dài tít tắp đến tận chân trời Không gian của hoang mạc quả là mênhmông thật” [3,180] “Chỉ có một đường tàu như sợi chỉ chạy dài vô tận Xa hơn một chút

và cả hai bên đường là đồng không, là những sườn dốc của các thung lũng, là hoang mạc

và chỉ có hoang mạc mà thôi” [3, 119]

Không gian địa lí thì hoang sơ, rộng lớn, gần như rất ít, thậm chí là không có dấuchân con người Lại thêm khí hậu vô cùng khắc nghiệt “Bao giờ cũng vậy, ban ngày thìnóng bức còn ban đêm lại se lạnh, rồi lạnh cóng Vì thế mà xung quanh chỉ toàn là nhữnghoang mạc khô cằn - cây cỏ rất khó thích nghi Ban ngày chúng hướng về mặt trời vươnthẳng cành lá khao khát sự ẩm ướt Thế mà đêm đến, chúng lại bị cái giá rét dội xuống Vàđấy, chỉ còn lại được những cây nào sống sót, đó là các loại cây dại, phần lớn là ngải cứu,còn ở những sườn bờ vực là những loại cỏ mọc thành từng bụi từng khóm, những loại cỏnày có thể cắt phơi khô” [3, 68]

Bốn mùa trong năm, gần như mùa nào chỉ chực gây hấn với sự sống của muôn loài

“Khoảng không gian bao la hùng vĩ của vùng hoang mạc chỉ có màu xanh khoảng thời gian

ngắn vào mùa xuân” [3, 107] “Mùa xuân khi hoang mạc sống dậy, những mương xói cùng những trạm nghỉ chân lưng đèo rờn lên làm cho cả vùng ngập trong một màu xanh” [3, 170].

Đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trên hoang mạc nhưng lại qua đi rất mau Tiếp ngay

sau đó là mùa hè: “Mùa hè thời tiết vô cùng nóng bức Mặt đất khô rang, nóng đến nỗi cả

những con thằn lằn vùng Xarư-Ôzêk cũng không chịu nổi, với cái cổ phân phồng, mồm há hốc, chúng liều mình bò đến tận cửa các ngôi nhà cốt sao tìm được nơi tránh nắng… khi làmtrên mặt đường, người ta buộc phải đi găng tay, vì nếu để tay trần thì không động nổi vào một hòn đá, chứ chưa nói là động vào thanh sắt Mặt trời chiếu trên đầu như một chiếc lò nung Mà nước uống thì vẫn như mọi khi, phải chở từ nơi khác đến, và lúc tới được ga này

thì nó đã trở thành một thứ nước sôi Vai áo ta mặc chỉ sau vài ngày là cháy ròn” [3, 169] Mùa thu đến “Quang cảnh hoang mạc Xarư-Ôzêk vào những ngày trời sắp chuyển sang thu với vẻ tiêu điều rộng mở đến có thể nhìn thấu suốt” [3, 157] Còn mùa đông thì “ảm đạm, rét

mướt…tuyết rơi Trong sự vắng lặng vĩ đại của hoang mạc Xarư-Ôzêk cái màu trắng trinh bạch từ trời rơi xuống ấy như một tấm thảm phủ kín, trải dài vô tận trên khắp các mặt phẳng,các sườn dốc và các thung lũng Và lập tức những ngọn gió của vùng Xarư-Ôzêk của mình vờn nhẹ trên mặt tuyết còn chưa kịp cứng lại thành từng tảng Nhưng đấy chỉ là những cái vừn thử sức, sau đó gió mới bắt đầu quay cuồng gầm rít, cuốn lên những trận bão tuyết khổng lồ” [3, 355-356]

Aitmatov đã khắc hoạ rất sinh động thiên nhiên khắc nghiệt nơi đây Đó là thử tháchghê gớm đối với giới hạn chịu đựng của con người “Có những người ngồi trong toa tàu nhìn

Ngày đăng: 06/08/2016, 07:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aitmatov Ts. (2011), “Giamilia - Truyện núi đồi và thảo nguyên”, Nhiều người dịch, Anđrây Turcốp giới thiệu, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giamilia - Truyện núi đồi và thảo nguyên”
Tác giả: Aitmatov Ts
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2011
2. Aitmatov Ts. (1982), “Con tàu trắng”, Phạm Hùng dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con tàu trắn"g
Tác giả: Aitmatov Ts
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1982
3. Aitmatov Ts. (1986), “Và một ngày dài hơn thế kỷ” - Chu Nga dịch, Lê Sơn giới thiệu, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Và một ngày dài hơn thế kỷ”
Tác giả: Aitmatov Ts
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1986
4. Aitmatov Ts. (1989), “Đoạn đầu đài” Vũ Việt dịch, Nxb Cầu vồng - Mátxcơva & Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoạn đầu đài”
Tác giả: Aitmatov Ts
Nhà XB: Nxb Cầu vồng - Mátxcơva & NxbTác phẩm mới
Năm: 1989
5. Aitmatov Ts “Con đường của thế hệ trẻ không dễ dàng”, xem trên trang web http://www.phongdiep.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường của thế hệ trẻ không dễ dàng”
6. Trịnh Bình An (2010), “Hình tượng ông già trong truyện vừa của Ts.Aitmatov”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hình tượng ông già trong truyện vừa của Ts.Aitmatov”
Tác giả: Trịnh Bình An
Năm: 2010
7. Tạ Thị Mai Anh (2003), “Nghệ thuật truyện ngắn Ts. Aimatov - Một vài đặc điểm”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật truyện ngắn Ts. Aimatov - Một vài đặc điểm”
Tác giả: Tạ Thị Mai Anh
Năm: 2003
8. Đào Tuấn Ảnh (2001) “Văn học Nga từ điểm nhìn cuối thế kỉ XX”, Tạp chí Văn học số (1) 9. Lại Nguyên Ân (2004), “150 thuật ngữ văn học”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga từ điểm nhìn cuối thế kỉ XX”", Tạp chí Văn học số (1)9. Lại Nguyên Ân (2004), “"150 thuật ngữ văn học”
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh (2001) “Văn học Nga từ điểm nhìn cuối thế kỉ XX”, Tạp chí Văn học số (1) 9. Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2004
10. Nguyễn Thị Thanh Bình (2012), “Cái lãng mạn trong truyện của Ts .Aitmatov”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái lãng mạn trong truyện của Ts .Aitmatov”
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Năm: 2012
11. Lê Nguyên Cẩn (1999), “Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac”
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
12. Đoàn Văn Chúc (1997), "Văn hoá học" - Viện Văn hoá - Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá học
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 1997
13. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, nhiều người dịch, NXB Đà Nẵng –Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”
Tác giả: Jean Chevalier, Alain Gheerbrant
Nhà XB: NXB Đà Nẵng –Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 1997
14. Đặng Anh Đào (2001), “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại”, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại”
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb ĐHQGHà Nội
Năm: 2001
15. Gamzatôp R. (1984), “Đaghextan của tôi” (Tập I & II), Nxb Cầu Vồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đaghextan của tôi”
Tác giả: Gamzatôp R
Nhà XB: Nxb Cầu Vồng
Năm: 1984
16. Trần Thị Hồng Giang (2006),“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm trong truyện của TS. Aitmatov”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm trong truyện củaTS. Aitmatov”
Tác giả: Trần Thị Hồng Giang
Năm: 2006
17. Đỗ Xuân Hà (1987), “Đặc sắc tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatov”, Tạp chí văn học, (2) 18. Đỗ Xuân Hà (1987), “Những đổi mới về tư tưởng văn học Xô Viết”, Tạp chí văn học (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đặc sắc tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatov”", Tạp chí văn học, (2)18. Đỗ Xuân Hà (1987), "“Những đổi mới về tư tưởng văn học Xô Viết”
Tác giả: Đỗ Xuân Hà (1987), “Đặc sắc tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatov”, Tạp chí văn học, (2) 18. Đỗ Xuân Hà
Năm: 1987
19. Nguyễn Hải Hà - Đỗ Xuân Hà (1988), “Văn học Xô Viết”, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Xô Viết”
Tác giả: Nguyễn Hải Hà - Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1988
20. Nguyễn Hải Hà (2002), “Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp”
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
21. Nguyễn Văn Hạnh, “Về bản chất và ý nghĩa của văn chương” xem trên trang Web http://tapchisonghuong.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về bản chất và ý nghĩa của văn chương”
22. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2004),“Không gian, thời gian nghệ thuật trong Và một ngày dài hơn thế kỉ - Ts. Aitmatov”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Không gian, thời gian nghệ thuật trong Và một ngày dàihơn thế kỉ - Ts. Aitmatov”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w