MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 9 7. Cấu trúc của luận văn 10 PHẦN NỘI DUNG 11 1.1. Lí thuyết chung về ngữ dụng học 11 1.1.1. Cặp thoại 11 1.1.2. Hành vi ngôn ngữ 11 1.1.3. Hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi 16 1.2. Một số vấn đề về giới 22 1.2.1. Phân biệt giới – giới tính 22 1.2.2. Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ 23 Tiểu kết chương 1 26 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 28 2.1. Đối tượng, phương pháp và kết quả khảo sát 28 2.2. Một vài nhận xét về hành vi xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới 32 2.2.1. Mục đích của hành vi xin lỗi trong tiếng Việt 32 2.2.2. Mức độ xin lỗi giữa các giới 34 2.2.3. Các kiểu cấu trúc – chiến lược xin lỗi nhìn từ góc độ giới 36 Tiểu kết chương 2 52 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 53 3.1. Đối tượng, phương pháp và kết quả khảo sát 53 3.2. Một vài nhận xét về việc tiếp nhận xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới 53 3.2.1. Cách thức tiếp nhận lời xin lỗi giữa các giới 53 3.2.2. Mức độ tiếp nhận lời xin lỗi giữa các giới 53 3.2.3. Các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi nhìn từ góc độ giới 55 Tiều kết chương 3 64 PHẦN KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGUYỄN THỊ THÙY LINH
XIN LỖI VÀ TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Hồng Ngân – người đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫntôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này trong suốt thời gian qua
Tôi xin cảm ơn Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Sưphạm Hà Nội, Phòng tư liệu khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cậnvới nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn thạc sĩ của tôi
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ơn các thầy, các cô trong tổNgôn ngữ và các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm HàNội đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu luận văn
Xin cám ơn gia đình, bạn bè và các học viên Cao học Ngôn ngữ họcK23 đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thựchiện luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thùy Linh
Trang 3BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
HVXL : hành vi xin lỗiTNLXL : Tiếp nhận lời xin lỗiBTNV : biểu thức ngữ vi
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và tư liệu nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 9
7 Cấu trúc của luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG 11
1.1 Lí thuyết chung về ngữ dụng học 11
1.1.1 Cặp thoại 11
1.1.2 Hành vi ngôn ngữ 11
1.1.3 Hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi 16
1.2 Một số vấn đề về giới 22
1.2.1 Phân biệt giới – giới tính 22
1.2.2 Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ 23
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 28
2.1 Đối tượng, phương pháp và kết quả khảo sát 28
2.2 Một vài nhận xét về hành vi xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới 32
2.2.1 Mục đích của hành vi xin lỗi trong tiếng Việt 32
2.2.2 Mức độ xin lỗi giữa các giới 34
2.2.3 Các kiểu cấu trúc – chiến lược xin lỗi nhìn từ góc độ giới 36
Tiểu kết chương 2 52
Trang 5CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI NHÌN
TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 53
3.1 Đối tượng, phương pháp và kết quả khảo sát 53
3.2 Một vài nhận xét về việc tiếp nhận xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới .53
3.2.1 Cách thức tiếp nhận lời xin lỗi giữa các giới 53
3.2.2 Mức độ tiếp nhận lời xin lỗi giữa các giới 53
3.2.3 Các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi nhìn từ góc độ giới 55
Tiều kết chương 3 64
PHẦN KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Tổng quát về hành vi xin lỗi với biểu thức xin lỗi 29
trong tiếng Việt 29
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát tổng quát các kiểu xin lỗi theo tiêu chí Giới 30
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng quan tỉ lệ các kiểu xin lỗi theo giới 30
Biểu đồ 2.2 Mục đích, chức năng 34
của hành vi xin lỗi trong tiếng Việt theo giới 34
Bảng 2.3 Mức độ sử dụng lời xin lỗi giữa hai giới 34
Biểu đồ 2.3 Mức độ sử dụng lời xin lỗi giữa hai giới 36
Bảng 2.4 Mức độ sử dụng lời xin lỗi giữa hai giới đối với mỗi mụch đích xin lỗi 37
Bảng 2.5 Bảng kết quả khảo sát các kiểu cấu trúc – chiến lược xin lỗi gián tiếp theo giới 44
Biểu đồ 3.1 Cách thức tiếp nhận lời xin lỗi dưới góc độ giới 54
Bảng 3.1 Cách thức sử dụng các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo giới 56
Biểu đồ 3.2 Các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng tích cực giữa các giới .60
Biểu đồ 3.3 Các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng tiêu cực giữa các giới .63
Trang 8đó, “xin lỗi” được sử dụng phổ biến và rộng rãi Nhà văn Nikolai Vasilyevich Gogol đã từng nói “Không có ai trên đời mà lương tâm không có vài tội lỗi”.
Thật vậy, mỗi người chúng ta trong cuộc sống này để làm đúng tất cả mọi việcmọi lúc, mọi nơi và không làm tổn thương ai là điều không hề dễ dàng Có lúcchúng ta cố tình mắc lỗi, sau đó, cảm thấy hổ thẹn Nhưng cũng có lúc lỗi lầmxảy ra lại do chúng ta vô tình Song dù là vô tình hay cố ý thì một lời xin lỗitrong các tình huống đó là hoàn toàn hợp lý Nhà văn Stephen Gosson đã từng
nói “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn là im lặng” Do đó, việc sử dụng lời xin
lỗi trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng cần thiết, bởi “xin lỗi” không chỉ đơngiản là giúp chúng ta nhận ra sai lầm của mình để từ đó sửa sai và hoàn thiện
mình hơn mà “xin lỗi” còn góp phần củng cố, tạo lập và cải thiện mối quan hệ
với mọi người xung quanh, đồng thời thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử củangười Việt Như vậy, con người sử dụng hành vi xin lỗi, ngoài mục đích xin lỗi còn
có nhiều những ý định và cảm xúc khác nhau, do đó cũng dẫn đến những sự tiếpnhận rất khác nhau Với mỗi giới, việc thực hiện hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xinlỗi cũng có nhiều điểm không giống nhau
Trong đời sống văn hóa – xã hội, “xin lỗi” không chỉ là một nghi thức giao
tiếp cần thiết mà còn là nét văn hóa ứng xử của người Việt Nói lời xin lỗi trong
Trang 9giao tiếp không chỉ thể hiện sự hối lỗi của người nói trước một sự việc không nên
do mình gây ra, mà trong nhiều trường hợp, nó còn thể hiện phép lịch sự, sự tôntrọng của người nói đối với người nghe
Từ góc độ dụng học, xin lỗi là một hành động ngôn ngữ hướng tới nhucầu xoa dịu thể diện của người tiếp nhận và có ý muốn sửa lại cho đúng một
sự vi phạm mà người xin lỗi biểu lộ trách nhiệm, giúp tái thiết sự cân bằnggiữa người xin lỗi và người tiếp nhận Hay nói cách khác, xin lỗi là hành độngxin được tha thứ vì đã biết lỗi
Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi xin lỗi được nghiên cứu theoquan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội Theo định hướng này,với tư cách là một biến thể, hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi được xemxét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, địa vị, giới, nghề nghiệp, họcvấn… của người xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi
Như vậy, theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội, giới là một trongnhững biến xã hội quan trọng có tác động mạnh mẽ vào hoạt động giao tiếpcủa con người, trong đó có hành vi xin lỗi Và nếu như trong ngôn ngữ học xãhội có “phong cách ngôn ngữ của mỗi giới” thì tất sẽ có phong cách ngôn ngữcủa mỗi giới ở hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi
Có thể nói, hành vi xin lỗi cho đến nay cũng được nghiên cứu nhiều ởgóc độ dụng học và văn hóa, nhưng chưa có công trình nào tìm hiểu, nghiêncứu sâu về sự tác động của nhân tố giới đến hành vi xin lỗi và tiếp nhận lờixin lỗi trong tiếng Việt Đây chính là lí do khiến tôi lựa chọn vấn đề “Xin lỗi
và tiếp nhận lời xin lỗi của người Việt nhìn từ góc độ giới” làm đề tài luậnvăn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu về hành vi xin lỗi từ góc độ ngôn ngữ
Trang 10Vận dụng lý thuyết dụng học vào nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ(HVNN) nói chung và hành vi xin lỗi (HVXL) nói riêng trong khoảng thờigian gần đây cũng bắt đầu được các nhà ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu.
Các HVNN được thực hiện trong thực tiễn giao tiếp vô cùng phong phú
và đa dạng như: mời, hỏi, khen, chê, chào, chúc, tặng, cấm, cám ơn, hứa, camkết, thề, giới thiệu, cảm thán, khuyên bảo, yêu cầu, tuyên bố, miêu tả, kể,khẳng định, phủ định, nhận xét, đe dọa, phân tích, đánh giá, phê phán,đềnghị… Đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu các HVNN này Hành vixin lỗi là một trong những hành vi thuộc nghi thức lời nói, được sử dụng phổbiến đến nhưng nghiên cứu về nó chưa thật đầy đủ và toàn diện Dưới đây làmột số công trình chúng tôi đã khảo sát được:
Năm 1989, luận văn Thạc sĩ “Bước đầu tìm hiểu nghi thức lời nói tiếng Việt” của Nguyễn Văn Lập đã đi vào phân loại, miêu tả các HVNN thuộc
nghi thức lời nói tiếng Việt theo các phạm vi giao tiếp khác nhau như phạm vigiao tiếp xã hội hóa; phạm vi giao tiếp của những hành vi bày tỏ thái độ vềnhân cách, đạo đức và phạm vi giao tiếp của những hành vi bày tỏ thái độ cầukhiến Với hành vi xin lỗi, tác giả đã chia thành hai loại tương ứng với haiphạm vi giao tiếp là phạm vi giao tiếp xã hội hóa và phạm vi giao tiếp củanhững hành vi bày tỏ thái độ về nhân cách, đạo đức
Ở phạm vi giao tiếp xã hội hóa, tác giả xác định hành vi xin lỗi vớiđộng từ “xin lỗi” như một tín hiệu thu hút sự chú ý của người không quen đểthông báo, yêu cầu, hỏi về một điều gì đó với thái độ lịch sự Tác giả đã đưa
ra công thức ở dạng này như sau:
Xin lỗi B + làm ơn cho A (hỏi)…
Ví dụ:
(1) Xin lỗi, anh làm ơn xem hộ tôi mấy giờ rồi?
Trang 11Ở phạm vi giao tiếp thứ hai – phạm vi giao tiếp của những hành vi bày
tỏ thái độ về nhân cách, đạo đức, tác giả khái quát những cách biểu hiện củahành vi xin lỗi như sau:
- Xin lỗi bằng động từ ngữ vi “xin lỗi”
Ví dụ:
(2) Anh xin lỗi em!
- Xin lỗi bằng các động từ tha lỗi, thứ lỗi, tha thứ, lượng thứ.
Ví dụ:
(3) Dạ, thầy thứ lỗi cho con Xin thầy thứ lỗi cho con!
- Xin lỗi bằng cách từ chối lịch sự
Ví dụ:
(4) - Ấy! Ông ngồi chơi đã Đi bây giờ nắng chết.
- Ông tha phép (cho)…! Tôi phải ra tỉnh ngay cho kịp.
- Xin lỗi bằng sự nhận lỗi
Ví dụ:
(5) Bác, cháu thật có lỗi với bác!
Từ đó, tác giả đồng thời cũng đưa ra hai dạng lời đáp cho hành vi xin lỗitrong phạm vi giao tiếp này: Sp2 chấp nhận lời xin lỗi và Sp1 không chấp nhậnlời xin lỗi
Cũng theo hướng nghiên cứu này, Phạm Thị Thành trong luận án củamình (1995) đã đi sâu tìm hiểu và chia các phát ngôn xin lỗi ra thành hai loại:
- Các phát ngôn xin lỗi được thực hiện một cách tường minh: là cácphát ngôn có động từ ngữ vi “xin lỗi” Với kiểu HVXL này, tác giả đã kế thừa
và phát triển quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Lập
- Các phát ngôn xin lỗi được thực hiện một cách hàm ẩn: là các phátngôn không chứa động từ ngữ vi “xin lỗi” Với kiểu HVXL này, tác giả bước
Trang 12đầu đưa ra được những cấu trúc xin lỗi gián tiếp Đây chính là điểm nổi bậttrong công trình của tác giả.
Năm 2007, trong công trình “Hành vi xin lỗi của người Việt”, Trần Thị
Kim Oanh dựa vào lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về phép lịch sự đãphân tích, miêu tả các phát ngôn xin lỗi theo hai hình thức thể hiện (trực tiếp vàgián tiếp) trên các phương diện là cấu trúc, hoàn cảnh sử dụng và lời đáp
- Với hành vi xin lỗi trực tiếp: Tác giả đưa ra cấu trúc là: dạng đầy đủ
và dạng khuyết thiếu Trong hai hoàn cảnh sử dụng là: xin lỗi khi có lỗi thực
sự và xin lỗi khi thực hiện mục đích khác Lời hồi đáp được thực hiện theohai hướng là: hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực
- Với hành vi xin lỗi gián tiếp: Tác giả đã chỉ ra những hành vi ngônngữ có khả năng thực hiện gián tiếp hành vi xin lỗi là: cầu khiến, hỏi, phântrần, xác tín, ăn năn, phân trần – xác tín, phân trần – cầu khiến, xác tín – hứa,cám đoan, xác tín – cầu khiến Với mỗi hành vi cụ thể tác giả lại đưa ra những
mô hình cấu trúc, hoàn cảnh sử dụng và lời đáp tương ứng
Năm 2009, trong luận văn Thạc sĩ “Xin lỗi, cám ơn – biểu hiện của phép lịch sự trong văn hóa ứng xử người Việt”, Nguyễn Thị Thủy đã trình
bày khái quát về phép lịch sự, về hành vi xin lỗi và hành vi cám ơn Đặt haihành vi xin lỗi và hành vi cám ơn trong mối tương quan với phép lịch sự củangười Việt Tác giả kết luận hành vi xin lỗi có vai trò quan trọng trong việcthể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam
Gần đây nhất, năm 2013, trong khóa luận tốt nghiệp “Sự biến đổi của lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay”,
Nguyễn Thị Lành qua khảo sát sự xuất hiện của lời xin lỗi, cảm ơn trong cáctác phẩm văn học từ năm 1930 đến nay đã chỉ ra rằng, lời xin lỗi trong cácgiai đoạn 1930 – 1954, 1954 – 1975 và từ 1975 đến nay có một số biến đổinhất định Theo thời gian, nếu sự biến đổi trong giai đoạn 1954 – 1975 còn
Trang 13mờ nhạt thì giai đoạn từ năm 1975 đến nay lại có những thay đổi đậm néthơn Nếu ở giai đoạn trước hình thức xin lỗi sử dụng động từ ngữ vi xin lỗikèm điệu bộ, cử chỉ thì từ năm 1975 đến nay ngoài việc sử dụng hành vi xinlỗi có chứa động từ ngữ vi xin lỗi, còn sử dụng những cái bắt tay, vỗ vai thânthiện thỉnh cầu sự tha thứ ở người phạm lỗi, có khi là những nụ cười tỏ ý xinlỗi.
Như vậy, tuy không nhiều và chưa thật sâu, hành vi xin lỗi cũng đãđược tìm hiểu cả ở phương diện ngữ nghĩa lẫn cấu trúc với những mục đíchkhác nhau Tuy nhiên, hành vi xin lỗi từ góc độ giới cho đến nay chưa có đềtài, luận văn nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết
2.2 Các công trình nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, hành vi xin lỗi
Luận án Tiến sĩ “Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt (qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen)” của Phạm Thị Hà (2013) đã nghiên
cứu hành vi khen theo hướng của ngôn ngữ học xã hội Tác giả đã xem hành
Trang 14vi khen như một biến xã hội và việc sử dụng hành vi khen – tiếp nhận lờikhen có sự phân biệt khá rõ giữa các giới Cụ thể:
- Đối với khen: Tác giả chỉ ra rằng, chiếm tỉ lệ cao là lời khen dành cho
nữ, trong đó cao nhất là nam khen nữ, tiếp đó là nữ khen nữ và nữ khen nam,chiếm tỉ lệ khiêm tốn nhất là nam khen nam Hình thức khen gián tiếp xuất hiệnchủ yếu khi nam khen nữ và nữ khen nữ Trong lời khen, khi nam khen nữ và nữkhen nữ rất ưa sử dụng các tình thái từ làm yếu tố tăng cường cho lời khen Nữkhen nam ít sử dụng tình thái từ hơn và nam khen nam là cặp giao tiếp có sốlượng tình thái từ được sử dụng hạn chế nhất Về chủ đề khen, với 13 chủ đề cómặt trong các lời khen về ngoại hình, nam giới chỉ chiếm ưu thế trong việc nhậnđược lời khen về ngoại hình nói chung, phong thái và trang phục Hầu hết cácchủ đề còn lại như: dáng, da, mắt, nụ cười, khuôn mặt… đều dành cho nữ giới
Đối với tiếp nhận lời khen, nữ giới sử dụng triệt để 8 chiến lược hồi đápkhen bằng lời gồm: cảm ơn, chia sẻ kinh nghiệm, khẳng định lời khen, khenphản hồi, hỏi lại, phủ định lời khen, giảm bớt mức độ khen và không hồi đápvào nội dung khen Trong khi đó, nam giới sử dụng ít hơn và nhiều khi lấy sự
im lặng để thay cho trẻ lời
Đây là những phát hiện khá mới mẻ và là tiền đề cho một chuỗi cáccông trình nghiên cứu theo hướng này ra đời
Trong công trình “Hành vi chê và tiếp nhận lời chê của người Việt nhìn
từ góc độ giới khảo sát trong một số tác phẩm văn học”, Vũ Thị Mai Hương
đã tiến hành phân tích làm rõ mối quan hệ giữa hành động chê và giới tínhqua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1986 ở các phương diện cụ thểlà:
- Cấu trúc – chiến lược chê: Tác giả chỉ ra rằng cấu trúc – chiến lượcchê của nam giới thường mang tính áp đặt, còn nữ giới thường mang tínhmềm mỏng, lịch sự
Trang 15- Đối tượng bị chê: Tác giả xác định nam giới lấy đối tượng bị chê làbản thân mình nhiều hơn nữ giới, còn nữ giới lại có xu hướng lựa chọn đốitượng bị chê là ngôi thứ ba nhiều hơn.
- Nội dung chê: Tác giả cho rằng nam giới có xu hướng lựa chon nộidung chê là hành động, còn nữ giới có xu hướng lựa chọn nội dung chê là đạođức, phẩm chất
Trong công trình“Hành vi chào và tiếp nhận lời chào của người Việt nhìn từ góc độ giới (khảo sát trong giới học sinh – sinh viên)”, Dương Thị
Minh Hạnh đã tiếp cận hành vi chào trong sự so sánh về cách sử dụng lờichào giữa các giới Phạm vi của đề tài được giới hạn trong giới học sinh –sinh viên nên đã được tác giả tiến hành khá cụ thể, từ đó đưa ra kết quả khảosát và những nhận xét rất chân thực về cách sử dụng, tần suất và cấu trúc lờichào theo từng giới ở lứa tuổi này Cụ thể, tác giả xác định học sinh – sinhviên nam ưa sử dụng kiểu chào trực tiếp, tích cực, ngắn gọn, ít động chạm tớithể diện, tránh vấn đề liên quan đến đời tư và bình giá chủ quan Còn học sinh– sinh viên nữ lại thường sử dụng kiểu chào gián tiếp nhằm đảm bảo sự tế nhị,kín đáo, mang biểu cảm, cảm xúc
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu trên cơ sở của tư liệu tiếng
Việt hoặc theo hướng đối chiếu (tiếng Việt với các ngôn ngữ khác) đã chỉ ra tácđộng của giới đối với giao tiếp ngôn ngữ của người Việt:
– Nghiên cứu vấn đề lịch sự gắn với yếu tố giới: Vũ Thị Thanh Hương
“Giới tính và lịch sự”; Vũ Tiến Dũng “Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính(qua một số hành động nói)”.
– Nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt của người Việt dưới tác động của nhân tố
giới có: Nguyễn Đức Thắng “Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt”– Nghiên cứu về sự tác động của yếu tố giới tới tư duy ngôn ngữ có
Trang 16Nguyễn Trà My “Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và
tư duy của người Việt (khảo sát trên đối tượng là sinh viên)”.
– Nghiên cứu đối chiếu sự tác động của nhân tố giới tới sử dụng ngônngữ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác Ví dụ: Luận văn Thạc sĩ của
Hoàng Thị Hải Yến nghiên cứu đối sánh “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong hành vi chào hỏi Nga – Anh – Việt” và nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân về “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của hành động chào hỏi trong tiếng Đức và tiếng Việt”.
Một số công trình nghiên cứu quan niệm về giới cũng như sự kì thị về
giới nữ được thể hiện trong ngôn ngữ và qua đó góp phần vào việc kế hoạchhóa ngôn ngữ chống kì thị, tạo ra sự bình đẳng về giới Ví dụ: Nguyễn Văn
Khang “Kế hoạch hóa ngôn ngữ về chống kì thị giới tính”, Nguyễn Văn Khang “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch hóa ngôn ngữ chống
kì thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ”.
Mặc dù đã có một số công trình đi sâu vào nghiên cứu các hành vi ngônngữ theo hướng của ngôn ngữ học xã hội xong mới chỉ xuất hiện ở hành vikhen, chê, chào, trong khi hành vi ngôn ngữ còn rất nhiều kiểu hành vi khácnhau, trong đó có hành vi xin lỗi – được sử dụng thường xuyên cuộc sốnghàng ngàylại chưa được nghiên cứu Vì vậy, chúng tôi quyết định tiến hành đisâu nghiên cứu khảo sát hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi dưới sự tácđộng của nhân tố giới để làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu HVXL từ góc độ giới để tìm ra những
sự khác nhau khi thực hiện và tiếp nhận hành vi này giữa giới nam và giới nữ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích như vừa nêu ở trên, luận văn cần hoàn thànhnhững nhiệm vụ sau:
Trang 17- Thứ nhất, đưa ra những kiến thức khái quát về hành vi ngôn ngữ, vềngôn ngữ học xã hội, đặc biệt là ngôn ngữ và giới.
- Thứ hai, tìm hiểu về hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi từ góc độ giới
- Thứ ba, thống kê – khảo sát – điều tra: Chúng tôi tiến hành thống kê,khảo sát ngữ liệu trong các tác phẩm của một số tác giả là Nam Cao, NguyễnMinh Châu, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… và trong cuộcsống hàng ngày
4 Đối tượng và tư liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xinlỗi
- Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu theo bằng hai nguồn là giaotiếp nói và giao tiếp viết
+ Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, luận văn tiến hành thu thập tư liệubằng cách ghi âm, quan sát ghi chép và tiến hành phỏng vấn
+ Luận văn sử dụng tư liệu từ các phim phát sóng trên các chương trìnhtruyền hình của Việt Nam
+ Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, luận văn tiến hành thu thập tư liệu từ một
số tác phẩm văn của một số tác giả là Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, NguyễnTuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… và trong cuộc sống hàng ngày
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện được luận văn này chúng tôi đã sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu sau:
- Phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấntheo cách trò chuyện để thu thập thông tin về lời xin lỗi
- Nhập thân vào vai giao tiếp: Cách điều tra này đòi hỏi chúng ta thamgia trực tiếp vào cuộc trò chuyện (trở thành một vai giao tiếp) Khi gặp gỡ, tròchuyện, bản thân mình cố gắng dẫn cuộc trò chuyện có liên quan đến xin lỗi
và hồi đáp xin lỗi để thu thập tư liệu Chẳng hạn, chúng tôi sử dụng lời xin lỗi
Trang 18kèm theo việc làm phiền tới người khác: nhờ xem hộ giờ đồng hồ, xin đi nhờxe… Trong các cuộc bàn bạc như vậy sẽ xuất hiện các lời xin lỗi và hồi đápxin lỗi.
- Quan sát: Có thể nói, đi tới đâu, gặp gỡ bất cứ ai chúng ta cũng có thểbắt gặp những cuộc giao tiếp bắt đầu với lời xin lỗi Bởi vậy, ta có thể cố gắngquan sát và ghi chép khi lời xin lỗi và hồi đáp lời xin lỗi xuất hiện
- Điều tra bằng anket: Chúng tôi xây dựng anket theo hai cách là mở vàđóng: ngoài những câu hỏi có sẵn các phương án trả lời để cộng tác viên lựachọn còn có những câu hỏi mở để cộng tác viên phát biểu ý kiến, suy nghĩ củamình
- Việc chọn mẫu điều tra: trong hai loại mẫu chủ ý và mẫu ngẫu nhiêu,chúng tôi sử dụng chủ yếu là mẫu ngẫu nhiên Lí do là phạm vi tư liệu rộng
và nhiều, nếu chọn mẫu chú ý sẽ có thể làm hạn chế tư liệu nên chúng tôi sửdụng mẫu ngẫu nhiên để có cho nguồn tư liệu được phong phú hơn
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành thống kê các ngữliệu về hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi của cả nam và nữ ở phạm virộng, cả trong văn chương và giao tiếp hàng ngày Sau đó, tiến hành phân loạichúng theo các nội dung cần phân tích như: hành vi xin lỗi dưới sự tác độngcủa nhân tố giới, tiếp nhận lời xin lỗi dưới sự tác động của nhân tố giới, cấutrúc của hành vi xin lỗi và của hành vi tiếp nhận lời xin lỗi…
- Phương pháp phân tích, miêu tả kết hợp với phương pháp so sánh, đốichiếu: Chúng tôi tiến hành phân tích và miêu tả các ngữ liệu tìm được về hành
vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi Từ đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra
sự giống và khác nhau giữa nam và nữ trong việc sử dụng lời xin lỗi và tiếpnhận lời xin lỗi
6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa lí luận
Trang 19Về mặt lí luận, chúng tôi thực hiện luận văn này nhằm góp phần vàoviệc nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm lí thuyết hành vi ngôn ngữ và lí thuyếtcủa ngôn ngữ học xã hội cụ thể là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, thực hiện luận văn này đã đóng góp vào việc nghiêncứu hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi của người Việt thông qua giao tiếpdưới tác động của nhân tố giới Trên cơ sở đó thấy được những sự khác biệt
về lối ứng xử văn hóa – ngôn ngữ từ góc độ giới của người Việt
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tối có cấu trúc như sau: Ngoài phần mở đầu, phầnnội dung của luận văn được chia thành 3 chương là :
Chương 1 Cơ sở lí luận
Chương 2 Đặc điểm của hành vi xin lỗi của người Việt nhìn từ góc độgiới
Chương 3 Đặc điểm của của việc tiếp nhận lời xin lỗi của người Việtnhìn từ góc độ giới
Trang 21PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Lí thuyết chung về ngữ dụng học
1.1.1 Cặp thoại
Khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ không thể tách rời nó với hội thoại,
vì thông qua hội thoại, tất cả các vấn đề thuộc về giao tiếp bằng ngôn ngữ củacon người đều được bộc lộ như: hành vi ngôn ngữ, chiếu vật và chỉ xuất, vấn
+ Nhóm 2: Là những đơn vị đơn thoại do một nhân vật hội thoại tạo ra
và nằm trong một lần trao lời, gồm có: tham thoại và hành vi ngôn ngữ
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất, còn gọi là cặp trao đáp haycặp kế cận, gồm một hành vi dẫn nhập và một hành vi hồi đáp, hoặc có thểhơn hai hành vi Đây là đơn vị cơ sở quan trọng cấu thành hội thoại, nó do cáctham thoại của người nói và người nghe đi với nhau tạo nên
- Cấu trúc cặp thoại:
Một cặp thoại đầy đủ là một cặp thoại có hai tham thoại, tham thoại thứnhất do người nói thực hiện gọi là tham thoại dẫn nhập (initiatives), thamthoại thứ hai do người nghe thực hiện gọi là tham thoại hồi đáp (reactives)
Ví dụ:
(105) Sp1: - Xin lỗi bạn, tớ vô ý quá!
Sp2: - Không sao.
Trang 22Ở ví dụ trên, chúng ta thấy, cặp thoại có hai tham thoại, tham thoại thứ
nhất, Sp1 thực hiện hành vi xin lỗi “Xin lỗi bạn, tớ vô ý quá!” và tham thoại
thứ hai, Sp2 hồi đáp lại hành vi xin lỗi của Sp1 “Không sao”
- Chức năng của các tham thoại trong cặp thoại:
+ Chức năng ở lời dẫn nhập: là chức năng quy định quyền lực và tráchnhiệm đối với nhân vật hội thoại Các chức năng ở lời dẫn nhập có thể là chứcnăng yêu cầu được thông tin, được tán đồng, ủng hộ, nhận xét, đánh giá Chức năng ở lời dẫn nhập thường là tham thoại chủ hướng trong cặp thoại
+ Chức năng ở lời hồi đáp: Là chức năng ở lời của các tham thoại hồiđáp, đáp lại chức năng ở lời dẫn nhập Chức năng này thuộc các tham thoạiđáp nói chung và chỉ rõ mức độ thỏa mãn các trách nhiệm mà tham thoại ở lờidẫn nhập đặt ra Khi một cặp thoại thỏa mãn được cả chức năng ở lời dẫnnhập và chức năng ở lời hồi đáp thì tạo thành một cặp kế cận như: hỏi – trảlời, ra lệnh – nhận lệnh, thỉnh cầu – đồng ý, cảm thán – an ủi, xin lỗi – thathứ
- Cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực:
Khi tham thoại hồi đáp có chức năng hồi đáp tích cực, tức là thỏa mãnđược đích ở lời của hành vi thực hiện tham thoại dẫn nhập, ta có cặp thoạitích cực
Ví dụ:
Trang 23- Sp1: Cái bút đẹp thế!
- Sp2: Ừ! Đẹp thật!
Hành vi ngôn ngữ của Sp1 là hành vi khen với mục đích cụ thể là khenchiếc bút đẹp và hành vi ngôn ngữ phản hồi của Sp2 là đồng tình với lời khencủa Sp1 Cả hai hành vi của Sp1 và Sp2 tạo thành một cặp thoại tương tácmang tính tích cực
Khi tham thoại hồi đáp mang chức năng hồi đáp tiêu cực, đi ngược lạivới đích của tham thoại dẫn nhập
Ví dụ:
(107) Sp1: - Em biết lỗi rồi Anh tha lỗi cho em!
Sp2: - Không bao giờ.
Sp1 đã nhận lỗi và xin Sp2 tha thứ cho lỗi lầm mình mắc phải, nhưngSp2 không tha thứ cho Sp1 Như vậy, sự phản hồi của Sp2 đã đi ngược lại vớimong muốn của Sp1 Vì vậy, đây là cặp thoại mang tính tiêu cực
Rõ ràng HVXL và TNLXL sẽ tương thích với nhau và tạo thành mộtcặp thoại Với sự hồi đáp tích cực sẽ tạo nên cặp thoại tích cực như ví dụ(106) và ngược lại, với sự hồi đáp tiêu cực sẽ tạo nên cặp thoại tiêu cực như
ví dụ (107)
1.1.2 Hành vi ngôn ngữ
1.1.2.1 Định nghĩa, phân loại các hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ (speech act): vốn có nhiều cách dịch là hành động ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói Với cách dịch là hành vi ngôn ngữ thì hành động này được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương tiện
ngôn ngữ, là vai nói có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả mọi hiện tượng, đểthuật lại một sự việc, để khẳng định, để bày tỏ sự nghi vấn, để đưa ra một yêucầu, để khuyên nhủ, để đe dọa, để khen ngợi, để chúc mừng, để cám ơn…Ứng với cách dùng ngôn ngữ trên, ta có hành vi miêu tả, kể, khẳng định, nghi
Trang 24vấn, yêu cầu, khuyên nhủ, đe dọa, khen ngợi, chúc mừng, cám ơn… Đó lànhững hành vi bộ phận trong hoạt động giao tiếp nói chung Khi miêu tả,nhận xét, khuyên, khen, chê, chào, hỏi… tức là chúng ta thực hiện một hành
Hành vi mượn lời (act perlocutoire) là những hành vi “mượn” phươngtiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệuquả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói
Chẳng hạn, nghe một người phàn nàn “Hôm nay lại bị mất nước rồi.” có
người sẽ tỏ ra lo lắng cho chủ nhà, có người tỏ ra thờ ơ, có người thương hại,
có người sung sướng, vui mừng…
Hành vi ở lời (act illocutoire) là những hành vi người nói thực hiệnngay khi nói năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, cónghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở ngườinhận Khác với các hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích –intentionnel), quy ước (conventionnel) và có thể chế (institutionnel) (tức lànhững quy tắc được mọi người trong một cộng đồng tuân theo một cáchkhông tự giác) Điều này cho thấy việc sử dụng một hành động ở lời nào đóphải căn cứ vào những quy định chung của cộng đồng sao cho phù hợp vớingữ cảnh, với người tiếp nhận để tránh bị xem là không lịch sự trong giao
tiếp Chẳng hạn, khi một người nói “Mời bác vào xơi cơm ạ.” Thì người nói
đã thực hiện hành vi “mời” ngay khi đưa ra phát ngôn trên
Trang 25Nói rõ thêm về hành vi ở lời, O Ducrot chỉ ra rằng hành vi ở lời khácvới hành vi tạo lời và hành vi mượn lời ở chỗ chúng thay đổi tư cách phápnhân của người đối thoại Chúng đặt người nói và người nghe vào nhữngnghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi
ở lời đó Chẳng hạn, ngay khi một người nói “Anh hứa với em anh sẽ im lặng” thì anh ta phải có trách nhiệm thực hiện hành vi của mình là giữ im
lặng, còn người nghe được quyền chờ đợi và hưởng kết quả từ lời hứa của anh
ta là sự yên tĩnh, im lặng
Tóm lại, cả hành vi mượn lời và ở lời đều đem lại cho phát ngôn nhữnghiệu lực nhất định Tuy nhiên hiệu lực mượn lời không phải là đối tượng củaNgữ dụng học, vì Ngữ dụng học chỉ quan tâm tới các hiệu lực ở lời
Hành động ở lời lại được phân ra thành nhiều loại khác nhau và chođến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về việc phân loạicác hành động này bởi các hành động này có số lượng rất lớn Dưới đâychúng tôi chỉ đưa ra một số cách phân loại đáng chú ý như sau:
Trước tiên là Austin, ông đã dựa trên sự liệt kê của Wittgenstein về cáchành vi ngôn ngữ trước đó và phân loại thành 5 phạm trù, đó là:
(1) Phán xử (verditives, verditifs) là những hành vi đưa ra những lờiphán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên
hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc như: xử trắng án, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại…
(2) Hành xử (exercitives, exercitifs) là những hành vi đưa ra nhữngquyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ
huy, khẩn cầu, xin, khuyến cáo, biện hộ cho và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc…
Trang 26(3) Cam kết (commissives, commissifs) là những hành vi ràng buộc
người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền…
(4) Trình bày (expositives, expossitifs) là những hành vi được dùng đểtrình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như:
khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác…
(5) Ứng xử (behabitives, comportementaux) là những hành vi phản ứngvới cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng
là cách biểu hiện thái độ với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám
ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, thách thức, nghi ngờ…
Như vậy, theo Austin, hành vi xin lỗi thuộc phạm trù Ứng xử, tức thuộcnhóm hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện cóliên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ với hành vi hay số phận củangười khác
Tiếp theo là cách phân loại của Searle Ông đã chỉ ra những hạn chếtrong cách phân loại của Austin và đưa ra cách phân loại của bản thân mìnhdựa trên tiêu chí là “12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ” Cụ thểông phân ra thành 5 loại hành vi ở lời như sau:
(1) Tái hiện (representatives): đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đangđược nói đến Hướng khớp ghép là lời – hiện thực, trạng thái tâm lí là niềmtin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các hành vi
thuộc nhóm này gồm: tán thành, khẳng định, xác nhận, giải thích…
(2) Điều khiển (directives, directifs): đích ở lời là đặt người nghe vàotrách nhiệm thực hiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực –lời; trạng thái tâm lí là sự mong muốn của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành
Trang 27động tương lai của Sp2; các hành vi thuộc nhóm này gồm: ra lệnh, yêu cầu,
đề nghị, cho phép, cấm, khuyên
(3) Cam kết (commissives, commissifs): đích ở lời là trách nhiệm phảithực hiện hành động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc, hướng khớp ghép hiệnthực – lời; trạng thái tâm lí là ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành
động tương lai của Sp1; các hành vi của nhóm này gồm: thề, hứa hẹn, cam đoan, tặng, biếu…
(4) Biểu cảm (expositives, expossitifs): đích ở lời là bày tỏ trạng tháitâm lí phù hợp với hành vi ở lời; hướng khớp ghép hiện thực – lời; nội dungmệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của người nói hay ngườinghe; trạng thái tâm lí là sự thay đổi tùy theo từng loại hành vi; các hành vi
thuộc nhóm này gồm: chúc mừng, khen ngợi, tán thưởng, cảm ơn, xin lỗi…
(5) Tuyên bố (declarations, declaratifs): đích ở lời là nhằm làm cho cótác dụng nội dung của hành vi hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa làhiện thực – lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các hành vi thuộc nhóm
này gồm: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ…
Như vậy, theo Searle, xin lỗi thuộc phạm trù biểu cảm, tức thuộc nhómhành vi có đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời;hướng khớp ghép là thực tại – lời; nội dung mệnh đề là một hành động haymột tính chất nào đó của người nói hay người nghe; trạng thái tâm lí là sựthay đổi tùy theo từng loại hành vi
Từ cách phân loại của Austn và Searle, chúng tôi nhận thấy, dù hành vixin lỗi thuộc phạm trù Ứng xử hay Biểu cảm thì cũng đều hướng tới mục đích
để bày tỏ thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe
Tuy nhiên, các cách phân loại trên mới chỉ nhằm mục đích là hướng tớicác hành động ở lời khi chúng được sử dụng đúng với biểu thức của hànhđộng ấy và chúng còn được gọi là các hành động ở lời trực tiếp Trong thực tế
Trang 28giao tiếp, còn xuất hiện những trường hợp mà hành động ở lời được sử dụngthông qua một hành động ở lời khác Từ đó dẫn đến quan điểm phân chiahành động ở lời thành hai loại đó là hành động ở lời trực tiếp và hành động ởlời gián tiếp:
“Hành động nói trực tiếp là hành động được sử dụng đúng với mụcđích mà câu chữ thể hiện Hành động nói gián tiếp là hành động mà người nói
cố ý sử dụng hình thức biểu đạt của hành động nói này để hướng tới một mụcđích khác, một hiệu lực ở lời của một hành động nói khác” [26, 181]
“Một hành vi ngôn ngữ trực tiếp được chúng ta hiểu như là một sự nóithẳng, công khai, không giấu giếm một điều gì Ngược lại, một hành vi ngôn ngữgián tiếp là điều không được nói ra lớn hơn, khác điều được nói ra” [5, 34]
“Khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì
ta có một hành vi ở lời trực tiếp Khi nào ta có một quan hệ gián tiếp giữa mộtcấu trúc và một chức năng thì ta có một hành vi ở lời gián tiếp” [5, 34]
1.1.1.2 Biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi
(1) Biểu thức ngữ vi
Biểu thức ngữ vi là một kiểu cấu trúc biểu thị một hành vi ở lời Biểuthức ngữ vi là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi ở lời Nhờcác biểu thức ngữ vi chúng ta nhận biết được các hành vi ở lời Austin đãdựa vào sự có mặt hay vắng mặt của động từ ngữ vi để chia biểu thức ngữ
Trang 29- Bác có thể vứt rác vào thùng được không? Đây là biểu thức ngữ vi nguyên cấp có chứa các dấu hiệu đặc trưng của hành động hỏi là “có không”,
nhưng nó được phát ra nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của hành vi đề nghị, mặc
dù nó không chứa động từ ngữ vi “yêu cầu”, “đề nghị”.
(2) Động từ ngữ vi
Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu: “Động từ ngữ vi là những động từ mà khiphát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thứcngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu
thị” Ví dụ: mời, yêu cầu, ra lệnh, cấm, khuyên, chào hỏi, tuyên bố, khẳng định, xin lỗi, cam kết, phê bình….
Tuy nhiên, các động từ ngữ vi nói trên chỉ hiệu lực khi chúng được sửdụng đúng với các điều kiện mà Austin đã đưa ra như sau:
- Chủ ngữ của câu chứa động từ ngữ vi phải ở ngôi thứ nhất
- Động từ đó được dùng ở thể chủ động và ở thời hiện tại
- Thức của động từ là thức thực thi
- Một động từ nói năng được dùng ở chức năng ngữ vi thì nhất thiết phải cómặt của người nghe trực tiếp và không đi kèm bất kì một yếu tố tình thái nào
Ví dụ:
- Con xin lỗi mẹ!
- Yêu cầu anh không được hút thuốc trong phòng làm việc!
- Chúc anh lên đường may mắn!
Khi đưa ra các phát ngôn trên, người nói đã thực hiện các hành vi “xinlỗi”, “yêu cầu”, “chúc”, chủ ngữ của câu ở ngôi thứ nhất, thể chủ động và thờihiện tại
Như vậy, chúng tôi đã đưa ra một số lí thuyết khái quát về hành vi ngônngữ bao gồm định nghĩa, cách phân loại và một số thuật ngữ liên quan nhưBTNV, ĐTNV Sở dĩ chúng ta cần đưa ra một số lí thuyết căn bản trên bởihành vi xin lỗi và tiếp nhận xin lỗi cũng là một hành động ở lời nên khi tìmhiểu những lí thuyết về hành vi ngôn ngữ và cụ thể là hành động ở lời, chúng
Trang 30ta sẽ có thể đi sâu nghiên cứu tìm hiểu một cách sâu sắc về hành vi xin lỗi vàtiếp nhận lời xin lỗi ở phần dưới đây.
1.1.2 Hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi
1.1.2.1 Hành vi xin lỗi
Theo lí thuyết chung về hành vi ngôn ngữ, “xin lỗi” thuộc vào nhómhành vi ở lời, nghĩa là khi phát ngôn kết thúc thì cũng là lúc người nói thựchiện xong HVXL của mình
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “xin lỗi” được hiểu là:
1 Xin được tha thứ vì đã biết lỗi
2 Dùng để mở đầu lời nói một cách lịch sự khi có việc phải làm phiềntới người khác [29, 1470]
Như vậy, đối với người Việt, “xin lỗi” không chỉ là một hành động đểngười thực hiện hành vi đó nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa và trở nêntốt đẹp hơn “Xin lỗi” còn là biểu hiện của truyền thống ứng xử văn hóa, làhành vi lịch sự trong các mối quan hệ xã hội
Người Việt thường có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” Với lối
sống trọng tình cảm, coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng nênlời xin lỗi cũng thường được người Việt sử dụng để duy trì và củng cố cácmối quan hệ trong xã hội khiến mọi người xích lại gần nhau hơn
Người Việt thường ít có một lời xin lỗi chung chung như “sorry”, “excuseme” ở các nước phương Tây, mà đối với mỗi trường hợp lại có một cách xin lỗikhác nhau
Ở luận văn này, chúng tôi quan tâm đến trường hợp thứ nhất, tứcHVXL là HVNN được thực hiện nhằm sửa chữa những sai lầm để duy trì vàcủng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người
Trang 31HVXL có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng xét về cách thức, nó đượcchia thành hai kiểu: xin lỗi trực tiếp và xin lỗi gián tiếp.
- HVXL trực tiếp là hành vi có chứa ĐTNV xin lỗi và có BTNV xinlỗi Ở dạng đầy đủ, hành vi xin lỗi chứa cả 3 yếu tố là: chủ thể thực hiện hành
vi xin lỗi Sp1, động từ ngữ vi thể hiện hành vi xin lỗi và chủ thể tiếp nhậnhành vi xin lỗi Sp2 Dạng này có cấu trúc là:
SP1+ ĐTNV (xin lỗi/cáo lỗi/tạ lỗi) + SP2.
Ví dụ:
(8) Bà Nghị quỳ thụp dưới chân Hải Vân ngước mắt lên kêu van khe khẽ rồi the thé nói:
- Tôi xin lỗi ông! Tôi xin lỗi ông! Suốt một đời tôi, tôi chỉ kính yêu
một mình ông mà thôi! [Giông Tố - Vũ Trọng Phụng]
Hành vi xin lỗi ở ví dụ trên đã tuân thủ đúng theo cấu trúc xin lỗi ởdạng đầy đủ bao gồm cả 3 yếu tố là: chủ thể giao tiếp Sp1 (tôi – bà Nghị),ĐTNV xin lỗi và đối tượng giao tiếp Sp2 (ông – Hải Vân)
- HVXL gián tiếp là hành vi không chứa ĐTNV xin lỗi mà mượn cácHVNN khác như hỏi, cầu khiến, xác tín,… để đưa ra lời xin lỗi ở dạng hàm
ẩn, phụ thuộc vào ngữ cảnh
Ví dụ:
(4) Dâu vẫn quỳ dưới đất, nước mắt đẫm lệ nhìn Vinh đau đớn:
- Vinh ơi! Hãy tha tội cho em! Em đã lấy Tự, em đã có một đứa con.
[Nửa sau cuộc đời – Vũ Đảm]
Về mặt hình thức, phát ngôn của Sp1 là Dâu (nữ, ít tuổi) “Vinh ơi!
Hãy tha tội cho em!” có hình thức của câu cầu khiến vì có sử dụng phụ từ
mệnh lệnh “hãy” Song thực chất mục đích của Sp1 (Dâu) là nhằm để xin lỗiSp2 (Vinh), vì Sp1 (Dâu) ý thức được hành động của mình đã làm tổn thươngtới Sp2 (Vinh) nên mới mong muốn Sp2 (Vinh) tha thứ cho mình Vì vậy,Sp1 (Dâu) đã mượn hành vi cầu khiến để đưa ra lời xin lỗi một cách gián tiếp
Trang 321.1.2.2 Điều kiện sử dụng hành vi xin lỗi
Hành vi ở lời, cũng như các hành vi khác như sinh lí, vật lí , khôngphải được thực hiện một cách tùy tiện Hơn nữa, hành vi ở lời về căn bản đãđược xem xét và xác định là một trong những hành vi xã hội Do đó, các hành
vi ở lời chỉ được thực hiện và có hiệu lực khi chúng thỏa mãn và đáp ứngđược các điều kiện sử dụng mà xã hội qui ước
Searle trên cơ sở phân tích một hành vi ở lời đó là hành vi “hứa” (tiếngAnh là “promise”) đã bổ sung vào những điều kiện may mắn mà Austin đưa
ra trước đó khiến cho chúng hoàn thiện hơn, ông gọi chúng là điều kiện sửdụng, cụ thể là bốn điều kiện sau:
(1) Điều kiện nội dung mệnh đề: là điều kiện chỉ ra bản chất nội dungcủa hành vi; nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với cáchành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả) cũng có thể là một hàm mệnh đề (đốivới các câu hỏi khép kín, tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời cóhoặc không…); nội dung mệnh đề cũng có thể là một hành động của ngườinói (hứa hẹn) cũng có thể là một hành động của người nghe (yêu cầu)
(2) Điều kiện chuẩn bị: là điều kiện bao gồm những hiểu biết của ngườiphát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữngười nói, người nghe
(3) Điều kiện chân thành: là điều kiện chỉ ra các trạng thái tâm lí tươngứng của người phát ngôn, chẳng hạn hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói,xác tín đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín…
(4) Điều kiện căn bản: là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà ngườinói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra Tráchnhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đốivới tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịutrách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra)
Trang 33Theo bốn điều kiện nói trên, chúng tôi có thể đưa ra các điều kiện sửdụng mà hành vi xin lỗi phải đáp ứng là:
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động X do SP1 thực hiện có thểdiễn ra trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai
- Điều kiện chuẩn bị: SP1 nghĩ rằng hành động X đã, sẽ, đang ảnhhưởng tiêu cực tới SP2
- Điều kiện chân thành: SP1 thực sự hối hận vì hành động X của mình
- Điều kiện căn bản: SP1 thực hiện hành vi xin lỗi nhằm mong SP2 thathứ cho lỗi lầm của mình
1.1.2.3 Động từ ngữ vi xin lỗi – biểu thức ngữ vi xin lỗi
(1) Động từ ngữ vi xin lỗi
Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu đi trước, các động từ
thuộc nhóm xin lỗi là: xin, tha, xin lỗi, tha lỗi, thứ lỗi, tạ lỗi, cáo lỗi, lượng thứ, dung thứ, tha thứ, bỏ qua, bỏ quá, tha tội, thông cảm, xá tội, đại xá…
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu có 3 động từ được sử dụng đúng với chứcnăng ngữ vi khi chúng được sử dụng làm phương tiện thể hiện hành vi xin lỗitrực tiếp, nghĩa là người nói đồng thời thực hiện hành vi xin lỗi mà động từ đóbiểu thị Đó là:
- Xin lỗi: là “xin được tha thứ vì đã biết lỗi” hay “dùng để mở đầu lời
nói một cách lịch sự khi có việc phải làm phiền tới người khác” [34,1470]
Ví dụ:
(108) Con xin lỗi mẹ vì đã làm mẹ buồn!
- Tạ lỗi: là “bày tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi một cách trân trọng”
[34,1136]
Ví dụ:
(109) Xin tạ lỗi với anh!
- Cáo lỗi: là “xin lỗi, xin thứ lỗi” [34,157].
Ví dụ:
Trang 34(110) Hôm qua gặp tôi nóng tính đã nói lời không phải với anh, xin
cáo lỗi, cáo lỗi!
Khi khảo sát ngữ liệu, chúng tôi dựa theo tiêu chí của ba động từ này
để xác định hành vi xin lỗi từ đó phân tích mục đích, cách sử dụng hành vixin lỗi theo từng giới
(2) Biểu thức ngữ vi xin lỗi
Căn cứ vào sự phân loại biểu thức ngữ vi, biểu thức ngữ vi xin lỗi cũngđược chia ra thành hai loại là:
- Biểu thức xin lỗi tường minh: Là những biểu thức có chứa một trong
các động từ ngữ vi thuộc nhóm xin lỗi động từ ngữ vi là xin lỗi, tạ lỗi, cáo lỗi…
Ví dụ:
(111) Em xin lỗi chị!
Đây là biểu thức xin lỗi trực tiếp có chứa động từ ngữ vi “xin lỗi”
- Biểu thức ngữ vi xin lỗi nguyên cấp: Sử dụng biểu thức của hành vikhác để thực hiện hành vi xin lỗi
Ví dụ:
(112) Hãy tha thứ cho anh nhé!
Đây là biểu thức ngữ vi xin lỗi nguyên cấp có chứa các dấu hiệu đặc trưngcủa hành động cầu khiến là phụ từ mệnh lệnh “hãy” và ngữ điệu cầu khiến (!),nhưng nó được phát ra nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của hành vi xin lỗi, mặc dù
nó không chứa động từ ngữ vi “xin lỗi”
1.1.2.1 Tiếp nhận lời xin lỗi
Mọi HVNN đều đòi hỏi sự hồi đáp Ngay như hành vi cảm thán ngườinói cũng mong muốn sự chia sẻ, cảm thông Đáng sợ nhất là lời nói bị rơi vàokhoảng trống
Khi nhận được một hành vi xin lỗi từ người khác thì người tiếp nhận sẽtùy vào những trường hợp khác nhau mà có những phản ứng tương thích với
Trang 35hành vi ngôn ngữ ấy Do vậy, tương thích với HVXL trực tiếp và gián tiếp
cũng có các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi (TNLXL) trực tiếp và gián tiếp
- TNLXL trực tiếp tùy thuộc vào các nhân tố như mức độ lỗi mà Sp1gây ra cho Sp2, thái độ xin lỗi của Sp1 đối với Sp2, hình thức xin lỗi của Sp1,tính cách, tâm lí của Sp2 mà Sp2 có sự hồi đáp tương thích Thường là theohai hướng:
+ Tiếp nhận tích cực: Sp2 chấp nhận lời xin lỗi của Sp1, có thái độ vui vẻ
Ví dụ:
(113) Con xin lỗi mẹ vì đã làm vỡ bát!
- Được rồi, may mà không bị đứt tay đấy.
Sp1 là con (ít tuổi) và Sp2 là mẹ (nhiều tuổi) Người con mắc lỗi là làm
vỡ bát vì vậy xin mẹ tha lỗi.Thấy con biết sai và xin lỗi, người mẹ sẵn sàngtha thứ cho con mình Hồi đáp của người mẹ đã thỏa mãn mong muốn củangười con nên mang tính tích cực
+ Tiếp nhận tiêu cực: Sp2 không chấp nhận lời xin lỗi của Sp1 hoặc tỏ
vẻ khó chịu khi tiếp nhận lời xin lỗi của Sp1…
(114) Lừa dối cậu là tớ sai Xin cậu hãy tha thứ cho tớ!
- Tớ không thể.
Sp1 và Sp2 có vai giao tiếp ngang nhau (cậu và tớ), Sp1 đã lừ dối Sp2
vì vậy xin Sp2 tha thứ cho mình Nhưng Sp2 không tha thứ cho Sp1, hồi đápnày không thỏa mãn mong muốn của Sp1 nên mang tính tiêu cực
- Kiểu TNLXL gián tiếp cũng tương tự như HVXL gián tiếp, nghĩa làcũng mượn các HVNN khác để đưa ra lời tiếp nhận ở dạng hàm ẩn
Trang 36- Bà đồ nói:
Sao con hư đốn thế? Đời thủa con gái lại bỏ nhà, bỏ làng, bỏ xóm, bỏ
bố mẹ ra đi! [Hồn quê – Huy Cờ]
1.2 Một số vấn đề về giới
1.2.1 Phân biệt giới – giới tính
Trong đời sống xã hội hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn giới và giớitính, thậm chí đánh đồng hai thuật ngữ ấy là một Tuy nhiên, chúng là hai thuậtngữ mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau và được phân biệt một cách rõ ràng
Tổ chức Y tế thế giới WHO phân biệt:
+ Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học và sinh lí học giúp phân biệt đượcđàn ông và phụ nữ Ví dụ: hệ xương của đàn ông phát triển hơn phụ nữ…
+ Giới chỉ các vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quanniệm xã hội hình thành nên được gọi là chuẩn mực của nam giới và nữ giới Giớichỉ các quan niệm, mong đợi, và các chuẩn mực được công nhận rộng rãi liênquan đến phụ nữ và đàn ông Ví dụ: Ở Việt Nam, đàn ông thường tập trung vàovai trò sản xuất (chẳng hạn: lao động kiếm sống, làm kinh tế…) phụ nữ thườngđảm nhận vai trò tái sản xuất như việc nội trợ, việc chăm con cái…)
Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt chỉ ra rằng:
+ Giới tính là “ những đặc điểm chung phân biệt nam và nữ, giống đựcvới giống cái”
+ Giới là “những lớp người trong xã hội được phân theo một đặc điểm rấtchung nào đó như nghề nghiệp, địa vị xã hội (giới báo chí, giới trí thức, giớiquân sự)… đơn vị phân loại sinh học lớn nhất, trên ngành (giới thực vật)”
Trong tiếng Anh có hai từ tương đương với giới tính và giới là sex và gender.Sex được giải thích là “tình trạng là đực hay là cái” Gender được giải thích là “(i)
Sự phân chia danh từ hay đại từ thành giống đực và giống cái; (ii) Sự phân chia vềgiới tính”
Trang 37Như vậy, hiểu một cách khái quát, giới tính là thuật ngữ bao hàmnhững đặc điểm sinh học để phân biệt giữa nam và nữ, giống đực và giốngcái Còn giới là thuật ngữ bao hàm những đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan
hệ về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ để phân biệt những lớp người khácnhau trong xã hội
1.2.2 Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ
Giới liên quan đến nhiều mặt, nếu không muốn nói là mọi mặt của đời
sống con người Vì thế chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành,trong đó đáng chú ý là các ngành như nhân chủng học, xã hội học, dân tộc học,ngôn ngữ học Có bao nhiêu nhóm xã hội trong xã hội thì tương ứng với chúng
là bấy nhiêu phương ngữ xã hội (sociatal dialect) Cùng với nghề nghiệp, tuổitác, giới trở thành 1 trong 3 biến xã hội (variable) quan trọng đối với nghiên cứungôn ngữ học xã hội Mối quan hệ giữa giới với ngôn ngữ được xem xét
Thứ nhất, ngôn ngữ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà cụ thể ởđây là phản ánh cách nhìn nhận về giới của con người, vì thế, những đặc điểm
về giới sẽ được thể hiện trong ngôn ngữ, đó là sự khác nhau về ngôn ngữ củamỗi giới, bao gồm:
1) Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể ngườinhư vị trí của phần ngôn ngữ ở trong não, đặc điểm sinh lí cấu âm như giọngnói, tần số HZ, khác nhau giữa nam và nữ
2) Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ để nói
về mỗi giới, chẳng hạn, dường như trong mỗi ngôn ngữ đều có những từ ngữchỉ dùng cho giới này mà không thể dùng cho giới khác, hoặc chỉ giới này sửdụng thì phù hợp
3) Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ đượcmỗi giới sử dụng, hay còn gọi là phong cách ngôn ngữ của mỗi giới
Trang 38Thứ hai, ngôn ngữ có chức năng tác động vào tư duy, theo đó, ngônngữ có thể tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới.
Đó chính là vai trò của ngôn ngữ đối với việc chống kì thị về giới, nhằm tạo
ra sự bình đẳng giới
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới thể hiện ở sự giống nhau và khácnhau được biểu hiện ở trong ngôn ngữ về hai giới cũng như trong việc sửdụng ngôn ngữ của mỗi giới
Robin Lakoff là người tiên phong trong những nghiên cứu về mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và giới Như đầu đề của cuốn sách, R.Lakoff muốn hướngđến hai mục tiêu, đó là:
1) Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
2) Nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn gópphần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị đối với nữ giới)
Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn và giới, R.Lakoff tập
trung vào phong cách ngôn ngữ giới nữ Đương nhiên, khi nói đến phongcách ngôn ngữ của nữ giới cũng là ngầm so sánh với phong cách ngôn ngữcủa nam giới Về phong cách ngôn ngữ của nữ giới, R.Lakoff nghiên cứucách phát âm, cách sử dụng từ, cách sử dụng câu cũng như cách diễn đạt.Dựa vào quá trình xem xét nội quan và khả năng trực giác của mình,R.Lakoff đã đề xuất một nhóm những đặc trưng nổi bật về ngữ âm, từ vựng,ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt để nhận diện ngôn ngữ của phụ nữ Cụthể:
Về ngữ âm: 1/ Phụ nữ khi phát âm các nguyên âm dòng trước thườngđẩy vị trí của lưỡi ra phía trước nhiều hơn (so với nam) và khi phát âm cácnguyên âm dòng sau, phụ nữ thường đẩy vị trí của lưỡi ra phía sau nhiều hơn(so với nam); 2/ Trong nhiều biến thể phương ngữ khu vực của tiếng Anh Mĩ,phụ nữ có xu hướng phát âm cao hơn nam giới khi phát âm các nguyên âm
Trang 39cao và ngược lại phát âm thấp hơn nam giới khi phát âm các nguyên âm thấp;3/ Phụ nữ sử dụng khá đa dạng cao độ, ngữ điệu trong giao tiếp cũng nhưcách thể hiện sự cường điệu hóa, dùng trong dấu “…” mà Lakoff gọi đó là
speaking in italics (nhấn âm) tạo thành câu hỏi cho những phát ngôn tường thuật Ví dụ: Excuse me, you are standing on my foot? (Xin lỗi, ngài đang
dẫm lên chân tôi?)
nữ thường sử dụng một số từ và cấu trúc như well, you know,…nghe có vẻ như
một lời phân trần, một hành vi rào đón để làm giảm áp lực của thông tin; 4/ Đốivới những từ thiên về bộc lộ cảm xúc hơn là cung cấp thông tin, phụ nữ thường
sử dụng một số từ “dịu dàng” như adorable (thay vì great), charming (thay vì terrific), sweet (thay vì coll), lovely, divine (thay vì neat); 5/Phụ nữ thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh như so, very, really, absolutely,… Ví dụ, phụ
nữ thích cách nói kiểu That was so nice; How absolutely marvellous; so intelligent nhằm tăng hiệu quả giao tiếp, đồng thời lại thích sử dụng cách giảm nhẹ như kind of (kiểu như, hơi hơi) trong kind of difficult (hơi hơi khó) để làm
Trang 40yêu cầu ở dạng kết hợp và gián tiếp để thể hiện tính lịch sự Ví dụ: I wonder if you would mind handing me that book (Tôi phân vân rằng liệu có làm phiền ngài lắm không khi tôi muốn mượn cuốn sách đó); 3/ Phụ nữ thiên về sử dụng
các dạng thức ngôn ngữ chuẩn, thể hiện qua việc tránh dùng các từ ngữ đượcxem là thiếu thẩm mĩ, hay việc phát âm chính xác các âm như âm /g/ trong từ
going thay vì cách nói thân mật goin Đặc điểm này có mối liên hệ với đặc
điểm ngôn ngữ “siêu lịch sự” trong lịch sự
Thứ hai, nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ từ đó mong muốn góp
phần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị), R Lakoff đã chứng minh rằng, sự kìthị về nữ giới thể hiện trong ngôn ngữ, đó là: 1/ Các từ chỉ nghề nghiệp “có giá
trị”, các chức vụ “có vai vế” trong xã hội đều được cấu tạo bằng yếu tố -man (spokerman, congressman saleman, chairman,…), thậm chí ngay từ woman/women cũng phải có hậu tố man); trong trường hợp mà nữ đảm nhận thì lập tức sẽ thêm yếu tố woman- women/lady/female doctor, women/female lawyer) hoặc có cách cấu tạo riêng để nhận diện (actor/ actress, ambasador/ ambasadress, hero/ heroin); 2/ Trong tiếng Anh, cách xưng gọi Mr, Miss, Mirs
khiến nguời ta đặt câu hỏi, tại sao nữ giới lại phải phân biệt giữa phụ nữ chưa
chồng (Miss) với phụ nữ có chồng (Mirs) trong khi đó nam giới chỉ có một cách gọi Mr mà không có hai cách gọi (hai từ) để phân biệt giữa đàn ông chưa vợ với đàn ông có vợ; 3/ Khi sử dụng ở ngôi trung tính, người ta thường dùng he/his mà không dùng she/her,ví dụ: Every one is required to remove his shoes (Tất cả mọi người đều phải bỏ giày); 4/ Ở Mĩ, trong các lễ hội, khi giao tiếp, người ta thường hỏi phụ nữ “What does your husband do?” (Xin hỏi, phu quân của quý bà làm gì ạ?), chứ tuyệt nhiên không có ai hỏi “What does your wife do?” (Xin hỏi, phu
nhân của quý ông làm gì ạ?); nếu có người hỏi về công việc của người vợ thì lập
tức sẽ được nghe câu trả lời của đức ông chồng là “She is my wife, that’s what she does” (Cô ấy là vợ tôi, đó là công việc cô ấy làm).