CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI NHèN TỪ GểC ĐỘ GIỚI
3.2. Một vài nhận xét về hành vi tiếp nhận xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới
3.2.1. Cách thức tiếp nhận lời xin lỗi giữa các giới
3.2.2.1 Các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi tích cực
Kiểu xin lỗi theo hướng tích cực được sử dụng phổ biến hơn kiểu xin lỗi theo hướng tiêu cực ở cả hai giới. Sở dĩ như vậy có lẽ bởi khi Sp1 nói ra lời xin lỗi là để nhằm mục đích nhận lỗi và mong muốn Sp2 tha thứ cho lỗi lầm của mình một cách chân thành nên thường bộc lộ thái độ thành thật, thiết tha, van nài. Do đó, Sp1 thường hạ thấp mình trước Sp2, điều này cũng có nghĩa là thể diện của Sp1 có thể bị đe dọa và có thể còn bị đe dọa hơn khi hồi đáp của Sp2 là tiêu cực, không chấp nhận lời xin lỗi hay lảng tránh, im lặng trước lời xin lỗi của Sp1. Cho nên, yêu cầu đặt ra đối với lời hồi đáp của Sp2 là cần phải chứa đựng những nhân tố tích cực để tránh xúc phạm tới thể diện của Sp1, tức là Sp2 cần có một lời hồi đáp tích cực, hồi đáp có lịch sự. Trong số các hồi đáp xin lỗi theo hướng tích cực lại bao gồm kiểu tiếp nhận lời xin
lỗi trực tiếp và kiểu tiếp nhận lời xin lỗi gián tiếp. Chúng tôi khảo sát được một số kiểu tiếp nhận lời xin lỗi trực tiếp và gián tiếp sau:
(1) Kiểu tiếp nhận lời xin lỗi trực tiếp mang ý nghĩa tích cực
Nghĩa là: Sp2 chấp nhận lời xin lỗi của Sp1 thông qua các cách hồi đáp như: vâng, ừ, được rồi, ok, không sao…
(104) Mong ông đội tha lỗi cho sự vô ý của tôi!
- Không sao! [Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán]
(2) Bà Văn Minh đang tập luyện quần vợt ở sân cùng với Xuân tóc đỏ.
Ông Văn Minh phát hiện ra Xuân tóc đỏ và cô Tuyết có tình cảm với nhau, vì vậy ông muốn nói chuyện riêng với vợ mình:
- Này mình! Hãy ra đây tôi bảo điều này một lát đã.
Vợ ụng gừ vợt xuống sàn ba cỏi ra hiệu hóy ngừng cuộc, rồi đến với ông.
Muốn khỏi bất nhã, ông Văn Minh lại nói to với Xuân:
- Xin lỗi nhé!
Xuân Tóc đỏ vừa thở vừa đáp:
Vâng. Xin cứ tự nhiên... [Số đỏ - Vũ Trọng Phụng]
Xét ví dụ (2), ta thấy, Sp1 (ông Văn Minh, nhiều tuổi) ở vai cao hơn Xuân tóc đỏ (ít tuổi, có tình cảm với cô Tuyết con gái ông Văn Minh). Vì ở vai cao hơn nên dù không sử dụng kiểu cấu trúc ở dạng đầy đủ mà khuyết thiếu cả Sp1 và Sp2 thì lời xin lỗi của ông ta đã thể hiên được sự quyền uy của ông với đối tượng giao tiếp của mình là Xuân tóc đỏ. Ông Văn Minh thấy việc mình gọi vợ đi trong lúc vợ mình đang tập luyện quần vợt với Xuân là bất lịch sự, vì hành động của ông đã phiền đến việc tập luyện của Xuân với vợ ông nên ông ta đã xin Xuân tha thứ cho hành động “bất nhã” của mình. Lời xin lỗi của ông Văn Minh đã có tác dụng làm giảm nhẹ đi sự hẫng hụt trong lòng Xuân khi Xuân không được tập luyện quần vợt cùng bà Văn Minh nữa và Xuân sẵn sàng tha thứ cho ông Văn Minh. Vì ở vai thấp hơn ông Văn
Minh, nên Xuân không thể dùng từ “ok” hay “ừ” mà phải dùng từ “vâng”,
“dạ” để thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hơn mình. Trong văn hóa ứng xử, người Việt rất coi trọng các yếu tố như vị thế, tuổi tác, giới tính… Vì vậy, khi tiếp nhận cũng phải căn cứ vào tùy hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp mà có những cách tiếp nhận khác nhau.
Xét từ góc độ giới, nam giới hay sử dụng kiểu tiếp nhận này hơn nữ giới, bởi kiểu tiếp nhận này ngắn gọn, thẳng thắn rất phù hợp với bản tính của nam giới. Kết quả khảo sát của chúng tôi là nam giới chiếm 53% (16/30) so với nữ giới chiếm 47% (14/30).
(2) Kiểu tiếp nhận lời xin lỗi gián tiếp mang ý nghĩa tích cực
Theo khảo sát của chúng tôi, có hai kiểu tiếp nhận gián tiếp mang ý nghĩa tích cực, gồm:
(i) Sp2 tha thứ, nhận lỗi về mình và xin lỗi lại Sp1 Ví dụ:
(6) Buổi sáng hai vợ chồng Đức cãi nhau, trong lúc nóng giận Đức chửi vợ, vợ giận quá chửi lại Đức. Đến tối, vợ Đức nấu cơm, vừa dọn cơm lên vừa ngon ngọt xin lỗi chồng:
Buổi sáng hôm nay, cậu nóng mà em cũng nóng. Trong lúc quá giận, em ăn nói có quá lời. Như thế là em không phải,bây giờ em biết hối, em xin cậu, cậu bỏ quá cho em..
- … Đã thế thì được. Chúng ta đều không phải, tôi xin lỗi mợ. [Nửa đêm – Nam Cao]
Ở ví dụ trên, Sp1 là vợ Đức (nữ, ít tuổi) và Sp2 là Đức (nam, nhiều tuổi). Đức ở vai cao hơn người vợ. Bị chồng mắng chửi, lúc nóng giận vợ Đức chửi lại chồng, có lỗi với chồng nên vợ Đức mong chồng tha thứ cho mình. Thấy vợ biết lỗi và xin tha thứ, Đức cũng sẵn sàng tha thứ cho vợ mình.
Có hai hành vi xin lỗi từ vợ Đức “em xin cậu, cậu bỏ quá cho em..” đều nhằm
mục đích xin tha thứ và một hành vi tiếp nhận lời xin lỗi là “đã thế thì được”
nhằm mục đích tha thứ cho hai hành vi xin lỗi trên. Ngoài ra, trong lượt lời của Đức còn có thêm hành vi nhận lỗi về mình và xin lỗi lại “Chúng ta đều không phải”, “tôi xin lỗi mợ”. Điều này cho thấy, Đức không chỉ tha thứ cho vợ mà đồng thời anh ta cũng kịp thời nhận ra cái sai và xin lỗi lại vợ mình.
Với kiểu tiếp nhận xin lỗi này, nam giới hay sử dụng hơn nữ giới: nam giới chiếm 54% (16/30) so với nữ giới chiếm 46% (14/30), bởi khi hai người cùng có lỗi thì nữ giới ở vai giao tiếp thấp hơn nên hay chủ động xin lỗi trước sau đó nam giới mới tha thứ và xin lỗi lại, vì nam giới ở vai cao hơn, coi trọng thể diện hơn.
(ii) Sp2 cho rằng lỗi của Sp1 là lỗi nhỏ, không đáng kể Ví dụ:
(121) Khi đi học về, Linh hẹn Hằng ngày mai đi học thì gọi Linh rồi cùng đi, nhưng vì hôm sau trời mưa to nên Linh đi học trước mà không kịp rủ bạn mình, Hằng ở nhà chờ Linh nên bị đi học muộn, Đến giờ giải lao, Linh xin lỗi bạn:
- Linh: Xin lỗi! Hôm nay trời mưa quá nên tớ đến trường mà không kịp gọi cậu.
- Hằng: Chuyện vặt, đáng kể gì.
Ở trường hợp này, Linh và Hằng có vai ngang nhau. Linh có lỗi vì không sang rủ bạn đi học được nhưng cũng không gọi điện báo cho bạn biết để bạn chờ mình mà bị muộn học, vì vậy Linh đã xin lỗi Hằng để mong Hằng tha thứ cho mình. Thấy bạn mình biết lỗi, Linh cũng không chấp nhặt và tha thứ cho bạn.
Xét từ góc độ giới, nữ giới hay sử dụng kiểu tiếp nhận này hơn: nam giới chiếm 45% (13/30) so với nữ giới chiếm 55% (17/30), vì nữ giới không thẳng thắn tiếp nhận là có tha thứ hay không tha thứ mà hay dài dòng, vòng
vo. Khi họ tha thứ họ thường sử dùng hành vi tiếp nhận xin lỗi này để thể hiện rằng họ xem nhẹ lỗi lầm của người phạm lỗi.
Từ các ví dụ trên có thể thấy những hồi đáp tích cực của Sp2 không chỉ nhằm mục đích giữ thể diện cho Sp1 mà còn góp phần làm vơi bớt đi mặc cảm tội lỗi của Sp1, đồng thời giúp tăng thêm thể diện cho bản thân. Thêm nữa, những hồi đáp tích cực còn góp phần làm cho hoàn cảnh giao tiếp dễ chịu hơn, từ đó giúp củng cố, duy trì mối quan hệ giữa Sp1 và Sp1 ngày càng tốt đẹp hơn.
Nhìn từ góc độ giới, dựa vào việc khảo sát thực tế và nguồn tư liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy trong các kiểu chiến lược tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng tích cực vừa nêu trên thì kiểu tiếp nhận xin lỗi trực tiếp được nam giới sử dụng nhiều hơn và kiểu tiếp nhận xin lỗi gián tiếp được nữ giới sử dụng nhiều hơn. Điều này đã được chúng tôi phân tích, lí giải cụ thể qua từng trường hợp ở trờn. Cú thể hiểu rừ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2. Mức độ sử dụng các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng tích cực giữa các giới