CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHèN TỪ GểC ĐỘ GIỚI
2.1. Đối tượng, phương pháp và kết quả khảo sát 1. Đối tượng khảo sát
Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện lời xin lỗi nhưng đối tượng khảo sát của chúng tôi trong luận này là HVXL được thực hiện bằng lời. Đó là hành vi mà người nói thực hiện để xin được tha thứ vì đã nhận ra lỗi. Xin lỗi còn dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người nói với người nghe trong giao tiếp, từ đó tạo lập, củng cố mới quan hệ giữa họ.
Ở góc độ dụng học, “xin lỗi” là hành động ngôn trung có bản chất lịch sự. Như đã trình bày ở chương 1:
- HVXL có thể được thể hiện trực tiếp bằng biểu thức ngôn ngữ có chứa ĐTNV như:
Ví dụ: Học sinh đi học muộn xin lỗi cô giáo:
(115) Em xin lỗi cô ạ!
- hoặc được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức không chứa ĐTNV Ví dụ: Anh chồng đi làm về muộn nói với vợ:
(116) Anh biết vợ anh là người độ lượng, luôn hiểu và thông cảm cho công việc của anh mà.
Do bị quy chiếu bởi phép lịch sự tối thiểu đó nên xin lỗi là hành vi cần thiết và phổ biến. Ai cũng có thể thực hiện lời xin lỗi và có thể xin lỗi bất cứ
ai mà bản thân người đó mắc lỗi với họ dù quen thân hay sơ. Đối với mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau, chủ thể giao tiếp sẽ đưa ra những lời xin lỗi, những biểu thức xin lỗi khác nhau phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, mức độ lỗi và mối quan hệ giữa họ: xin lỗi để mong được tha thứ, xin lỗi để thể hiện phép lịch sự, xin lỗi để tạo lập mối quan hệ... Có thể quan sát bảng sau:
Chủ thể thực hiện
hành vi xin lỗi Cách thức Đối tượng tiếp nhận lời xin lỗi
X
Xin lỗi trực tiếp
Y
Xin lỗi gián tiếp
Bảng 2.1. Tổng quát về hành vi xin lỗi với biểu thức xin lỗi trong tiếng Việt
2.1.2. Phương pháp và kết quả khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về cách sử dụng HVXL bằng các phương pháp là phỏng vấn và anket, với các đối tượng sau:
350 em học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Ngạn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên – có độ tuổi từ 15 đến 18. Trong nhà trường, từ nhỏ các em đã được học những phép tắc ứng xử tối thiểu là chào, cảm ơn, xin lỗi... Vì vậy, các em là những người trưởng thành đủ để hiểu được nội dung các câu hỏi trong bảng anket và trả lời các câu phỏng vấn của chúng tôi.
60 hộ dân (380 người) thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Các hộ này chủ yếu làm nông nghiệp, một số hộ là gia đình công chức và buôn bán nhỏ.
Các thành viên mà chúng tôi là những người từ 15 tuổi trở lên, hoàn toàn
khỏe mạnh và minh mẫn đủ khả năng trả lời phỏng vấn và các câu hỏi trong bảng anket.
40 hộ dân (270 người) thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Các hộ này chủ yếu là công chức, một số là gia đình quan chức và buôn bán nhỏ. Các thành viên mà chúng tôi khảo sát cũng ở lứa tuổi từ 15 trở lên và đáp ứng được các điều kiệt về thể chất và tinh thần đủ để trả lời phỏng vấn và các câu hỏi trong bảng anket.
Chúng tôi đã phát ra 1000 phiếu và thu về 860 phiếu, trong đó đã chọn lọc được số lượng phiếu của nam là 430 và của nữ là 430. Câu hỏi trong phiếu điều tra (phần phụ lục) được chúng tôi diễn đạt bằng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu. Đồng thời hệ thống hóa các kiểu xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi vào các bảng khi sử dụng với người cùng giới hoặc khác giới. Các cộng tác viên chỉ cần đọc đầy đủ nội dung trong phiếu điều tra và tích vào các mục thích hợp.
Nghiên cứu tác động của nhân tố giới đối với HVXL, dưới đây, chúng tôi tập trung xem xét HVXL trong sự tương tác giữa người nói và người nghe, theo mô hình: X có hành vi xin lỗi đối với Y vì A. Trong đó: X là người đưa ra HVXL; Y là hành vi tiếp nhận HVXL (có phản hồi); A là lí do để X phải đưa ra lời xin lỗi đối với Y. Mặc dù lấy tâm điểm là giới nhưng các nhân tố như nghề nghiệp, tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo, dân tộc… vẫn là các nhân tố có tác động ít nhiều khi nghiên cứu hành vi xin lỗi. Nếu gọi người đưa ra lời xin lỗi là nam1, nữ1 và người tiếp nhận lời xin lỗi là nam2, nữ2 thì ta sẽ thu được các cặp tương tác xin lỗi – tiếp nhận lời xin lỗi như sau: nam1 – nam2, nam1 – nữ2, nữ1 – nữ2, nữ1 – nam2.
Dưới đây là kết quả khảo sát tổng quát các kiểu xin lỗi trực tiếp và gián tiếp theo tiêu chí giới:
Kiểu xin lỗi Giới
Xin lỗi trực tiếp Xin lỗi gián tiếp
Nam (430) 63% (270/430) 32% (137/430)
Nữ (430) 37% (159/430) 68% (292/430)
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát tổng quát các kiểu xin lỗi theo tiêu chí Giới Để kết quả trên cụ thể hơn, chúng tôi tiếp tục mô hình hóa chúng dưới dạng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tổng quan tỉ lệ các kiểu xin lỗi theo giới
Qua số liệu khảo sát trên, một cách khái quát, chúng ta thấy rằng, xin lỗi là hành vi quan trọng tạo nên nghi thức giao tiếp của người Việt. Cả hai giới khi xin lỗi đều sử dụng cả lời xin lỗi trực tiếp và lời xin lỗi gián tiếp tùy theo hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, nam giới hay dùng kiểu xin lỗi trực tiếp, chiếm 63% (270/430), còn nữ giới thường dùng kiểu xin lỗi gián tiếp, chiếm 68% (292/430). Có rất nhiều lí do giải thích sự chênh lệch này như hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, song phần nhiều là do sự quy định đặc trưng về giới và văn hóa truyền thống của người Việt.
Người phụ nữ Á Đông nói chung hay phụ nữ Việt xưa nói riêng đều mang vẻ đẹp của người phụ nữ với “tam tòng, tứ đức”. Tứ đức là bốn yếu tố quan trọng của người phụ nữ: công – dung – ngôn – hạnh. Ngôn ở đây chính là lời ăn tiếng nói của người phụ nữ, phụ nữ Việt do có truyền thống ăn nói nhẹ nhàng, ưa tế nhị, kín đáo nên nếu có mắc lỗi lầm thì cũng tế nhị, khéo léo khi đưa ra lời xin lỗi chứ không trực tiếp, sỗ sàng. Ngoài ra, tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp,
mục đích giao tiếp, mức độ lỗi, vị thế giao tiếp, mối quan hệ thân sơ mà nam và nữ cũng đưa ra những lời xin lỗi khác nhau. Chẳng hạn:
- Với lỗi nhẹ: Tình huống: Học sinh vội vào lớp cho kịp giờ vô tình va phải cô giáo chủ nhiệm. Ý thức được hành vi sai trái của mình, em vội xin lỗi cô giáo:
Lời xin lỗi của hai giới:
+ Nữ giới: Em xin lỗi cô ạ, em vô ý quá!
+ Nam giới: Em xin lỗi cô ạ!
=> Chúng ta nhận thấy, cả nam giới và nữ giới đều sử dụng lời xin lỗi trực tiếp và gián tiếp. Song đối với giới nữ, kèm theo hành vi xin lỗi còn có lời giải thích cho việc gây ra lỗi lầm của mình.
- Với lỗi nặng, xét ngữ cảnh: Một người đi xe máy với tốc độ cao đam vào một đứa trẻ chạy từ cổng ra đường. Đứa trẻ bị thương nặng phải nằm viện. Tại phòng bệnh, người đó xin lỗi bố mẹ đứa trẻ:
Lời xin lỗi của hai giới:
+ Nữ giới: (Khóc, nắm tay bố mẹ đứa trẻ)… Cháu xin hai bác tha thứ cho cháu. Lỗi tại cháu đi nhanh quá nên ko điều khiển được tay lái khi em chạy ra. Hai bác trừng phạt cháu thế nào cháu cũng chịu.
+ Nam giới: Cháu thành thật xin lỗi hai bác. Cháu xin hứa sẽ đền bù mọi thiệt hại cho gia đình.
=> Ở ví dụ trên, chúng ta thấy, nữ giới sử dụng lời xin lỗi gián tiếp, dài dòng, giàu tính biểu cảm, cảm xúc, còn nam giới sử dụng lời xin lỗi trực tiếp với từ chỉ mức độ “thành thật”. Khi thực hiện hành vi xin lỗi trên, nữ giới không chỉ xin tha thứ mà với thái độ vô cùng tha thiết, nam giới cũng xin được tha thứ với thái độ rất chân thành.
2.2. Một vài nhận xét về hành vi xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới