Các kiểu tiếp nhận xin lỗi tiêu cực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN: XIN LỖI VÀ TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI NHèN TỪ GểC ĐỘ GIỚI

3.2. Một vài nhận xét về hành vi tiếp nhận xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới

3.2.1. Cách thức tiếp nhận lời xin lỗi giữa các giới

3.2.2.2 Các kiểu tiếp nhận xin lỗi tiêu cực

Mặc dù kiểu tiếp nhận theo hướng này là điều không được Sp1 mong muốn, bởi nó sẽ không giữ được thể diện cho Sp1 và thậm chí cho chính bản thân Sp2, tức chiến lược lịch sự không được thể hiện. Tuy nhiên, dù rất hạn chế, song nó vẫn xảy ra trong một số trường hợp, chẳng hạn Sp2 vì một lí do nào đó không thể chấp nhận lời xin lỗi của Sp1, hoặc lỗi của Sp1 quá lớn khiến Sp2 không thể tha thứ được. Trong số các hồi đáp xin lỗi theo hướng tiêu cực cũng bao gồm kiểu tiếp nhận lời xin lỗi trực tiếp và kiểu tiếp nhận lời xin lỗi gián tiếp. Chúng tôi cũng khảo sát được một số kiểu tiếp nhận lời xin lỗi trực tiếp và gián tiếp mang ý nghĩa tiêu cực sau:

(1) Kiểu tiếp nhận lời xin lỗi trực tiếp mang ý nghĩa tiêu cực Là: Sp2 không chấp nhận lời xin lỗi của sp1

Sp2 không chấp nhận lời xin lỗi của Sp1, tức là Sp2 từ chối thẳng thừng, không e dè, không chấp nhận, không bỏ qua. Có thể là lỗi quá lớn hoặc Sp2 không muốn tha thứ.

Cá từ phủ định ở mức độ cực cấp (không được, không bao giờ, không đời nào, không đồng ý…

(122) Anh chồng đã lừa dối vợ để cặp kè với một người phụ nữ khác trong khi vợ anh ta đang có thai:

Chồng: Hãy tha lỗi cho anh! Anh xin hứa với vợ sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Vợ: Không bao giờ.

Ở trường hợp này, vợ là người ở vai thấp hơn. Nhưng đối với người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt, bị chồng lừa dối ngoại tình đã đau đớn, trong trường hợp này còn là người phụ nữ đang mang thai, nỗi đau đớn do đó càng tăng thêm gấp bội, khi nỗi đau quá lớn, đến mức vượt qua giới hạn của lòng vị tha thì khó có thể tha thứ được. Bởi vậy, ở trường hợp này chị vợ đã không chấp nhận lời xin lỗi của anh chồng, không những thế còn từ chối một cách thẳng thừng.

Xét từ góc độ giới, kiểu cấu trúc – chiến lược này thường được nam giới sử dụng hơn nữ giới: nam giới chiếm 81% (24/30) và nữ giới chiếm 77% (23/30) và những người vai cao đối với người vai thấp. Trong một số trường hợp người xin lỗi mắc lỗi quá lớn thì người phụ nữ mới không thể tha thứ được, như trường hợp trên chẳng hạn, còn hầu hết khi nhận được lời xin lỗi thì nữ giới đều có thể tha thứ. Nam giới bảo thủ và thường đề cao vai trò, thể diện của bản thân nên nhiều khi khó tha thứ hơn nữ giới.

(2) Kiểu tiếp nhận lời xin lỗi gián tiếp mang ý nghĩa tiêu cực

Là: Sp2 lưỡng lự, băn khoăn, phân vân, có thể tha thứ, có thể không tha thứ cho Sp1 .

Ví dụ:

(123) Sếp giao cho Lan một khoản tiền lớn để đi giao dịch với nhà đầu tư, không may trên đường tới gặp đối tác Lan làm mất tiền. Cô trở về gặp sếp và xin lỗi sếp:

- Lan: Em xin sếp tha thứ cho em! Em sẽ sắp xếp và trả lại số tiền cho công ty sớm nhất có thể.

- Sếp: Chuyện không đơn giản đâu. Cô tưởng xin lỗi và đền tiền là xong à?

Từ ví dụ cho thấy, Lan ở vai giao tiếp thấp hơn sếp của mình. Lan biết việc mình làm mất tiền là lỗi nghiêm trọng, vì việc làm mất tiền của cô sẽ ảnh hưởng đến công việc của công ty và tài chính của công ty nên đã xin sếp tha thứ cho mình. Tuy nhiên, việc làm mất tiền của cô không phải chỉ đền tiền là xong vì còn liên quan đến đối tác của công ty, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa công ty với đối tác làm ăn của công ty nên rất khó tha thứ, có thể còn bị đuổi việc nên sếp không nói là tha thứ hay không tha thứ cho Lan mà nói rằng

“chuyện không đơn giản đâu”.

Với kiểu cấu trúc – chiến lược này cả nam giới và nữ giới đều sử dụng, song nữ giới hay sử dụng hơn nam giới: nam giới chiếm 57% (17/30) so với nữ giới chiếm 43% (13/30), vì nữ giới có bản tính tế nhị, không nhìn xa trông rộng, suy nghĩ không sâu sắc, chín chắn nên hay phân vân, lưỡng lự. Còn nam giới có bản tính nhìn xa trông rộng, suy nghĩ chín chắn, kĩ càng, sâu sắc “một lời như một”, không hay phân vân, lưỡng lự như nữ giới.

Như vậy, nhìn từ góc độ giới, dựa vào việc phân tích, lí giải và đưa ra số liệu cụ thể như trên, chúng tôi nhận thấy rằng thì kiểu cấu trúc – chiến lược tiếp nhận xin lỗi trực tiếp được nam giới sử dụng nhiều hơn và kiểu cấu trúc – chiến lược tiếp nhận xin lỗi gián tiếp được nữ giới sử dụng nhiều hơn. Điều này đã được chúng tôi phân tích, lí giải cụ thể qua từng trường hợp ở trên.

Cú thể hiểu rừ hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Mức độ sử dụng các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng tiêu cực giữa các giới

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN: XIN LỖI VÀ TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w