Kiểu tiếp nhận lời xin lỗi trung gian

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN: XIN LỖI VÀ TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI NHèN TỪ GểC ĐỘ GIỚI

3.2. Một vài nhận xét về hành vi tiếp nhận xin lỗi trong tiếng Việt từ góc độ giới

3.2.1. Cách thức tiếp nhận lời xin lỗi giữa các giới

3.2.2.3. Kiểu tiếp nhận lời xin lỗi trung gian

Bên cạnh kiểu cấu trúc chiến lược hồi đáp tích cực, tiêu cực. Chúng tôi xem xét thêm một kiểu nữa là hồi đáp trung gian, tức người nghe im lặng trước lời xin lỗi của Sp1. Im lặng vốn là một hành vi rất khó nắm bắt, bởi nó phụ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh. Nó khác với sự trì hoãn, sự lưỡng lự, phân như ở mục (2). Im lặng là kiểu hành vi khó lí giải nên số lượng nam, nữ chọn sự tiếp nhận im lặng cho hành vi xin lỗi chiếm tỉ lệ không cao. Do phép lịch sự và do yêu cầu của giao tiếp: mọi hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự phản hồi dù là tích cực hay tiêu cực.

Với kiểu tiếp nhận này thì nữ giới hay sử dụng hơn nam giới, phái nữ rất giàu tình cảm, lại tế nhị và hay sợ mất lòng người khác nên khi không biết xử trí thế nào họ thường im lặng để khỏi mất lòng đối tượng giao tiếp với mình.

Ví dụ:

(90) Chàng kéo Mai vào lòng thổn thức:

- Em tha lỗi cho anh nhé!

Mai lặng lẽ ngước mắt nhìn chồng. Khóe mắt nàng đẫm lệ; bao nhiêu nỗi buồn trong lòng nàng tan đi, chìm đắm trong tình yêu mến.

Nàng giơ tay quàng lên vai Vân, gục đầu vào ngực chồng, Vân sẽ hôn trên vừng trán đã răn của nàng, nhưng chàng tưởng ôm Mai khi xưa.

Hai người đều yên lặng không nói, cùng nhìn ngọn lửa reo hồng trong bóng tối. [Bóng người xưa – Thạch Lam]

Từ ví dụ trên ta thấy, Sp1 là Vân (chồng) và Sp2 (vợ). Mai và Vân yêu nhau từ ngày còn trẻ, nhưng vì hoàn cảnh Mai phải lấy người khác. Sau 5 năm Mai góa chồng, Vân lại lấy Mai. Nhưng vì ghen Vân thường hay hành hạ, tàn ác với Mai, Mai vẫn luôn chịu đựng và nhường nhịn chồng. Ví dụ trên là cảnh Vân và vợ bên lò sưởi, trong căn phòng ấm áp, nhìn ngắm vợ mình, Vân thấy vô cùng thương xót và hối hận về những việc mà mình đã làm nên đã xin vợ tha thứ cho mình. Khi nhận được lời xin lỗi của chồng thì trong lòng Mai dấy lên bao cảm xúc, những tủi hờn mà nàng phải chịu đựng bấy lâu tan dần đi vì nàng cảm nhận được tình yêu thương của chồng dành cho mình. Sự im lặng của Mai đã ngầm ẩn sự tha thứ cho chồng.

Theo khảo sát của chúng tôi, nữ giới sử dụng kiểu tiếp nhận này nhiều hơn nam giới: nam chiếm so 46% (12/25) với nữ chiếm 54% (13/25).

Để kết quả trên cụ thể hơn, chúng tôi tiếp tục mô hình hóa chúng dưới dạng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Mức độ sử dụng các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng trung gian giữa các giới

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tôi tiếp tục tập trung đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát đối tượng thứ hai của luận văn đó là hành vi tiếp nhận lời xin lỗi trong tiếng Việt và cụ thể là những đặc điểm cơ bản của hành vi tiếp nhận lời xin lỗi trong tiếng Việt: mức độ tiếp nhận lời xin lỗi, các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hai hướng là tích cực và tiêu cực. Cũng qua việc nghiên cứu, khảo sát và thu thập tư liệu, chúng tôi đưa ra một số nhận xét và kết luận về đặc điểm của hành vi tiếp nhận lời xin lỗi giữa mỗi giới với người cùng giới, khác giới và với từng đối tượng trong nhóm xã hội. Cụ thể như sau:

(1) Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, như đã trình bày ở các phần trước, thường mỗi khi người nói phát ngôn ra một biểu thức xin lỗi thì người nhận sẽ tùy vào những trường hợp khác nhau mà có những phản ứng tương thích với hành vi ngôn ngữ ấy, do vậy các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi được phát sinh từ mối quan hệ tương tác với lời xin lỗi. Tùy vào kiểu cấu trúc – chiến lược xin lỗi mà có kiểu tiếp nhận lời xin lỗi tương ứng. Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được một số kiểu tiếp nhận lời xin lỗi tiêu biểu.

(2) Nhìn từ góc độ giới, từ kết quả khảo sát có thể nhận thấy, tương ứng với mỗi lời xin lỗi thì mỗi giới đều đưa ra cách tiếp nhận phù hợp với lời xin lỗi ấy. Kết quả là dù cả nam giới và nữ giới đều sẵn sàng tha thứ cho đối tượng giao tiếp khi họ đã nhận ra lỗi lầm của mình và hạ mình xin lỗi, song nam giới thường ưa sử dụng các kiểu tiếp nhận ngắn gọn như chấp nhận hoặc không chấp nhận lời xin lỗi của đối tượng giao tiếp, ít mang tính biểu cảm hơn. Còn nữ giới lại ưa sử dụng các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi mang tính biểu cảm, trình bày cao do bị chi phối nhiều bởi tình cảm, cảm xúc của bản thân.

Đồng thời cả hai giới đều có tỉ lệ tiếp nhận lời xin lỗi mang tích tích cực nhiều nhất, sau đó đến tiếp nhận tiêu cực và tỉ lệ tiếp nhận trung gian là ít nhất. Sở dĩ như vậy là do phép lịch sự, yêu cầu của giao tiếp và truyền thống văn hóa ứng xử người Việt.

(3) Trong truyền thống văn hóa ứng xử, người Việt vị tha, không chỉ riêng đối với phái nữ mà cả đối với những người đàn ông vốn bản tính mạnh mẽ như nam giới cũng rất giàu lòng nhân ái, có lẽ phần nhiều do ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Đông. Cho nên khi nhận được lời xin lỗi kể cả lời xin lỗi từ người nước ngoài thì người Việt dù là nam hay nữ phần nhiều cũng sẵn lòng tha thứ nếu lỗi lầm của đối phương không phải quá lớn đến mức không thể tha thứ được.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN: XIN LỖI VÀ TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w