1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ từ góc độ tâm lí học. docx

8 3,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 97 KB

Nội dung

Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 Môn : Văn học Việt Nam 2 Giảng viên : T.S Nguyễn Thị Nương Sinh viện thực hiện : Hoàng Minh Thành Tiếp cận đoạn trích : Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ từ góc độ tâm học. 1, Sự ảnh hưởng của tâm học đối với văn học Tâm học là một ngành khoa học ảnh hưởng sâu, rộng tới các ngành khoa học khác. Đối tượng của tâm học là nghiên cứu về tâm con người ( một thế giới vô cùng phức tạp ẩn chứa tất cả những gì thuộc về bề sâu, bề xa, bề sau của con người). Riêng về văn học các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về nhân vật hay dùng một khái niệm đó là “tâm nhân vật”. Thuật ngữ này được chấp nhận bởi các nhân vật văn học vẫn được coi là hình bóng của con người bên ngoài xã hội. Tuy rằng, mối quan hệ giữa nhân vật văn học và con người xã hội là mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất : thống nhất bởi các nhân vật văn học mang những đặc điểm của con người của bên ngoài xã hội về hành động về tính cách tâm lí. Nhưng không đồng nhất bởi nhân vật văn học hay con người văn học đã được hình tượng hóa qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Việc tiếp cận nhân vật trong văn học ở góc độ tâm đem lại cho nhân vật văn học nhiều ý nghĩa. Đối với các tác phẩm tự sự việc xem xét nhân vật ở góc độ tâm sẽ cho người đọc có một sự giải lôgic hợp những hành động, lời nói, cũng như suy nghĩ của nhân vật. Như vậy cũng có nghĩa là người đọc đã thẩm thấu ở cấp độ bề sâu nhân vật chứ không phải chỉ ở bề nổi của nhân vật, và người đọc không chỉ dừng lại ở cấp độ “biết” nhân vật mà nâng lên mức “hiểu” nhân vật. Đối với tác phẩm trữ tình, việc xem xét tâm nhân vật trữ tìnhgóc độ tâm càng làm rõ nguyên nhân dẫn đến các trạng thái tâm của chủ thể trữ tình. 1 Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 Như vậy các nhà văn không đơn thuần là các nhà văn mà còn là những nhà Tâm học. Cái khác nhau giữa các nhân vật và tâm học là ở chỗ khi nói tâm con người, các nhà tâm phát biểu thành cả một hệ thống khái niệm. Còn các nhà văn lại phát biểu tâm bằng hình tượng nhân vật và thông qua nhân vật bộc lộ sự am hiểu tâm con người của nhà văn. Bài viết này xem xét tâm trạng của người chinh phụ dựa trên cơ sở tâm học mà cụ thể là qua ba quá trình đó là : trạng thái tâm lí. Nhằm khắc họa rõ nét hơn nữa (Bi kịch tinh thần của người chinh phụ). Qua đó thấy được sự am hiểu, sự cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi lòng của người chinh phụ nhằm tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung. 2, Tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích - là trạng thái tâm lí. Trong cuốn (Tâm học đại cương) do thầy Nguyễn Quang Ẩn chủ biên_NXB Thế giới, có đưa ra khái niệm “trạng thái tâm của con người là những hiện tượng tâm diễn ra trong thời gian tương đối dài mà việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng”. Hiểu như vậy thì tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích – Sách giáo khoa lớp 10 tập 2 với tiêu đề : “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ một trạng thái tâm lí”. Đoạn trích này được trích từ câu 193 – 228 của Chinh phụ ngâm. Sau buổi sáng tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi tại sao đôi lứa phải chia cắt, vì sao bao lần hò hẹn với nhau mà không thành. Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời (bất khả tri). Rồi nàng ái ngại cho thân phận của chính mình – tình cảnh lẻ loi, sầu khổ. “Gam chủ đạo” đầu tiên cho bản đàn “sầu oán” của đoạn trích này là tâm trạng “cô đơn, nhung nhớ” của người chinh phụ. Tâm trạng này của người chinh phụ được tác giả tập trung khắc họa từ câu 1 đến câu 16 của đoạn trích. Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen Ngoài rèm thước chẳng mach tin Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ? 2 Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 Đèn có biết dường bằng chẳng biết ? Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi Buồn rầu nói chẳng lên lời Hoa đèn kia với bóng người khá thương ! Gà eo óc gáy sương năm trống Hòe phất phơ ủ bóng bốn bên Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sâu dằng dặc tựa miền biển xa. Hương đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn. Đứng trên góc độ tâm học mà nói nỗi cô đơn nhung nhớ của một người chinh phụ là một kết quả tất yếu. Trước khi có sự kiện chồng của nàng phải ra chiến trận – hoàn cảnh nảy sinh trạng thái tâm xuất hiện. Cuộc chia tay người chồng ra đi không biết khi nào quay về đã để lại cho người chinh phụ một khoảng trống vô cùng lớn về mặt tình cảm trong tâm hồn người chinh phụ - cảm thức về trạng thái cô đơn xuất hiện. Để phản ứng lại với trạng thái cô đơn ấy, nàng tự tìm những hành động, việc làm cụ thể những mong thông qua việc làm, hành động cụ thể sẽ lấp đầy trống vắng để quên đi nỗi cô đơn. Nhưng không, càng cố gắng lấp đi khoảng trống trong cõi lòng thì khoảng trống ấy dường như là vô tận, càng cố quên thì nỗi cô đơn càng bủa vây người chinh phụ. Tâm trạng cô đơn này càng được đẩy lên cao trong hoàn cảnh Đặng Trần Côn đặt người chinh phụ trong giữa đêm thâu vắng lặng quạnh hiu, trong không gian căn phòng nhỏ ở đó chỉ có người chinh phụ ngọn đèn dầu cháy rực “hoa đèn” và hình bóng của chính mình. Thời gian này, không gian này như một chất xúc tác mạnh để người chinh phụ tự phơi bày hết những cô quạnh trong lòng mình. Một nỗi cô đơn trải rộng tràn ngập bể tâm hồn trải dài suốt đêm thâu. Chính nỗi niềm 3 Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 này làm cho cảm giác thời gian như ngưng chảy lắng đọng để nỗi cô đơn (gặm nhấm) trái tim người vợ trẻ. Cảm giác thời gian của người chinh phụ là thời gian tâm kết quả của trạng thái tâm lí. Khắc giờ mà người chinh phụ có cảm giác như một năm vậy. Ta nhớ câu thơ trạng thái tâm Nguyễn Du tả về tâm trạng của Thúy Kiều “Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”. Như vậy, với cách một trạng thái tâm đã chi phối mạnh mẽ tới cuộc sống của người chinh phụ. Sự chi phối thâm nhập ngay từ những việc làm hành động, ý nghĩ và cảm thức của người chinh phu. Nhìn vào bảng trên ta thấy sự trôi chảy thời gian, sự xuất hiện hành động, tâm trạng, cảm thức đã phản ánh một khối sầu cô đơn trong tâm hồn người chinh phụ. Ở đoạn này để làm nổi bật trạng thái tâm nỗi cô đơn sầu khổ của người chinh phụ Đặng Trần Côn đã so sánh một giờ với một năm, cái sâu và cái cô đơn cũng được nổi hình nổi khối. Nhưng sự so sánh làm nổi bật nỗi cô đơn, buồn sâu, lấy cái hữu hình mà hình dung cái vô hình. Trạng thái tâm cô đơn, buồn sầu của người chinh phụ tiêp tục được phát triển trong đoạn hai từ câu 16 đến câu 28. Ở đoạn này, tâm trạng nhớ nhung mới là 4 Thời gian Hành động Trạng thái tâm Cảm thức Sáng Dạo hiên vắng Rủ thác đòi phen Nghe chim thước báo tin Âm thầm Bối rối Về chính mình Sự cô đơn, quạnh vắng. Tối Nhìn hoa đèn cháy Nghe gà eo óc gáy Bi phẫn Cảm thức về thời gian, lắng đọng, dồn nén. Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 gam (chủ đạo) , nó chính là hệ quả liên đới từ tâm trạng cô đơn buồn sầu của người chinh phụ mà ra. Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng . Lòng này gửi gió đông có tiện ? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên . Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chằng thăm thẳm đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đạm tiếng trùng mưa phun Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô Giọt sương phủ bụi chim gù Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi. Nhớ hình bóng của chồng, người chinh phụ thỗn thức hướng cái nhìn nội tâm về miền biên ải xa xôi. Nếu như ở khổ trước người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn buồn sầu tới bao nhiêu thì ở khổ thơ này nỗi nhớ nhung của người chinh phụ lại càng tăng lên bấy nhiêu và cùng với sự thương nhớ ấy là tâm trạng lo lắng cho số phận của người chồng nơi biên ải. Trạng thái “lo lắng” của người chinh phụ được Đặng Trần Côn thể hiện như một mạch ngầm. Người chinh phụ không nói ra song ta vẫn cảm nhận được sự thể hiện tinh tế của tác giả. Vì quá nhớ chồng người chinh phụ đã nhân hóa ngọn gió đông như một người đưa tin. Mà phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt, đưa tin một cái tin đặc biệt - cái tin vô hình (tình cảm yêu thương, nhung nhớ của người vợ giành cho người chồng). Nỗi nhớ đằng đẵng canh thâu - nỗi nhớ “vô hình” ấy của người 5 Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 chinh phụ đã được tác giả “hữu hình” qua sự so sánh “ Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời” Từ câu 23 đến câu 28 trong đoạn hai. Tác giả đã diễn tả trạng thái tâm của người chinh phụ qua việc miêu tả ngoại cảnh. Nếu như trong văn học, việc dung ngoại cảnh diễn tả tâm trạng của chủ thể lại là sự thể hiện mối quan hệ giữa ngoại cảnhtâm người làm nổi bật “tính chủ quan” của con người với ngoại cảnh xung quanh. Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đạm tiếng trùng mưa phun Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô Giọt sương phủ bụi chim gù Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi. Có thể nói, nếu không có chiến tranh, không có cuộc chia ly, người chinh phụ không phải xa chồng thì mùa đông – cái giá lạnh có khắc nghiệt đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng chỉ dừng lại ở mức độ cảm giác da thịt, còn trong lòng người vợ - người chồng đều được sưởi ấm bằng tình yêu thương, sự quây quần sum họp như vậy mùa đông lạnh hóa ra ấm áp. Vẫn là mùa đông ấy, vẫn cái giá lạnh ấy nhưng con người thì đã chia ly. Đôi ngả, người vợ đã trở thành người chinh phụ, còn người chồng lên miền biên ải rừng thiêng nước độc – làm người chinh phu. Cái cảm giác lạnh lẽo mùa đông này không chỉ dừng lại ở sự cảm nhận (da thịt) bên ngoài mà ăn sâu thẩm thấu vào tận trong lòng người chinh phụ. Cái cô quạnh lạnh lẽo trong cõi lòng của người chinh phụ còn khắc nghiệt hơn cả mùa đông (như vậy mùa đông lạnh - không lạnh mà lạnh ở lòng người). Cũng như cảnh vốn không buồn mà cái buồn ở trong lòng người. Có như vậy nhà thơ Nguyễn Du mới viết “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Và đến Đặng Trần Côn thì viêt “ cảnh buồn người thiết tha lòng” Cũng bởi vậy mà trong đoạn này cái giá lạnh của mùa đông, những sự vật, hiện tượng quen thuộc trong mùa đông như ( tuyết,sương ,gốc liễu, cây ngô đồng, tiếng chim gù, tiếng sâu tường kêu,tiếng chuông chùa) tất cả đều đã được khúc xạ 6 Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 qua sự cảm nhận của người chinh phụ trong trạng thái tâm – buồn sầu , nhớ thương mà như xa la và khắt nghiệt hơn . Tất cả những hiện tượng, những hình ảnh trong đoạn thơ từ câu 23 đến câu 28 qua mắt người chinh phụ tạo nên một bức tranh mùa đông khắc nghiệt, ảo não, quạnh hiu trong bức tranh lạnh lẽo ấy nổi lên bóng dáng lẻ loi, đơn chiếc của người chinh phụ. Cũng qua đó mà ta cảm nhận được từ ngươi chinh phụ một nỗi lo lắng giành cho người chinh phu nơi biên ải xa xôi. Mùa đông này, nơi quê nhà còn khắc nghiệt như vậy, thì ở nơi biên ải xa xôi cái khắc nghiệt còn lớn lao đến chùng nào và người chinh phu chồng của nàng sẽ ra sao. Câu hỏi này ám ảnh người chinh phụ và làm động lòng chắc ẩn, thương cảm của người đọc. Như vậy nỗi nhớ nhung của người chinh phụ ở đoạn trích này cũng là một trạng thái tâm nảy sinh từ hoàn cảnh tâm như bên trên. Trạng thái tâm của người chinh phụ tiếp tục được diễn tả thông qua một loạt những hình ảnh sóng đôi từ câu 29 đến câu 36. Đây là đoạn phát triển cao nhất bi tình cảm của người chinh phụ. Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên Lá màn lay ngọn gió xuyên Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm Hoa đãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu ! Ở đoạn này tác giả luôn đặt người chinh phụ trong thế so sánh ngầm, giữa tâm trạng người chinh phụ và những hình ảnh sóng đôi ở bên ngoài.Con người thì buồn, buồn đến (vô hình) mà sự vật xung quanh lại hữu hình (hữu tình hữu ý ) . Tất cả gợi nên sự sum họp , sự quây quần, khăng khít bên nhau, nó hoàn toàn trái ngược với sự cô đơn, buồn rầu, sầu tủi, lẻ loi… của người chinh phụ. Trước những hình ảnh sóng đôi như sự tương giao của đôi lứa ấy lại càng làm người chinh phục 7 Hoàng Minh Thành Ngữ Văn E-K58 cảm thức rõ về số phận của bản thân mình cái buồn sâu lắng càng tăng lên trở thành sự tủi hổ, bẽ bang. Chính sự tương giao hữu hình của những hình ảnh trăng hoa, còn gợi lên trong lòng người chinh phụ một niềm khao khát thầm kín, niềm khao khát mang bản chất nhân văn, bản chất người đó là được sống trọn vẹn, được hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống vợ chồng. Có thể nói đây là đoạn thơ hay nhất trong đoạn trích, thể hiện bi kịch tinh thần của người chinh phụ, cũng là đoạn hay nhất thể hiện sự am hiểu sâu sắc hết sức tinh tế và tế nhị của tác giả đối với những mơ ước, những ham muốn bình dị của con người. Ở góc độ này tác giả như một nhà tâm thực thụ, không chỉ am hiểu sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ mà còn thật sự đồng điệu, thật sự cùng hòa tấu với bản nhạc mà người chinh phụ đang gảy. Và đó cũng chính là những mong mỏi của những con người biết khao khát hạnh phúc, khao khát yêu thương, muốn được sống thật với tình cảm nội tâm của chính mình. Ở đây tác giả Đặng Trần Côn (bản chữ Hán) và Đoàn Thị Điểm (bản diễn Nôm) cũng chỉ nói hộ những con người đó và qua đây phải chăng họ cũng đang nói chính mình, những con người sống dưới chế độ hà khắc của xã hội phong kiến mà không thực hiện được cái ẩn chứa trong tâm hồn của con người. 3, Kết luận Như vậy, dưới góc độ tâm học tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích được xem như là một trạng thái tâm (đa thanh sắc). Nó thể hiện bi kịch tinh thần của người chinh phụ nói riêng và của người phụ nữ nói chung trong chế độ xưa. Đồng thời thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm người phụ nữ của tác giả từ góc độ này tác giả thực sự như một nhà tâm học. 8 . nhung của người chinh phụ ở đoạn trích này cũng là một trạng thái tâm lí nảy sinh từ hoàn cảnh tâm lí như bên trên. Trạng thái tâm lí của người chinh phụ. phụ từ góc độ tâm lí học. 1, Sự ảnh hưởng của tâm lí học đối với văn học Tâm lí học là một ngành khoa học ảnh hưởng sâu, rộng tới các ngành khoa học khác.

Ngày đăng: 17/12/2013, 08:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhìn vào bảng trên ta thấy sự trôi chảy thời gian, sự xuất hiện hành động, tâm trạng, cảm thức đã phản ánh một khối sầu cô đơn trong tâm hồn người chinh phụ. - Tài liệu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ từ góc độ tâm lí học. docx
h ìn vào bảng trên ta thấy sự trôi chảy thời gian, sự xuất hiện hành động, tâm trạng, cảm thức đã phản ánh một khối sầu cô đơn trong tâm hồn người chinh phụ (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w