1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp

99 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

MỤC LỤCMỞ ĐẦU11. Lí do chọn đề tài12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề32.2. Lịch sử nghiên cứu về dạy học văn bản kí trong chương trình THPT52.3. Lịch sử nghiên cứu dạy học văn bản kí lớp 1263. Mục đích nghiên cứu84. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu85. Phương pháp nghiên cứu86. Cấu trúc khóa luận9NỘI DUNGCHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC10CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP101.1. Cơ sở lí luận101.1.1.Quan điểm tích hợp và dạy học theo hướng tích hợp101.1.2.Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn131.1.3. Đặc điểm của văn bản kí151.2.Cơ sở thực tiễn181.2.1.Chương trình và Sách giáo khoa Ngữ văn THPT biên soạn theo hướng tích hợp181.2.2.Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở THPT191.2.3. Văn bản kí trong chương trình THPT201.2.4. Thực trạng dạy học văn bản kí trong chương trình lớp 12 (Ban cơ bản)21TIỂU KẾT CHƯƠNG 123CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN KÍ24TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 (BAN CƠ BẢN)24THEO HƯỚNG TÍCH HỢP242.1. Nguyên tắc dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn 12 theo hướng tích hợp242.2. Cách thức xây dựng bài học tích hợp trong giảng dạy văn bản kí lớp 12 (Ban Cơ bản)252.2.1. Quy trình xây dựng bài học tích hợp252.2.2. Xây dựng bài học tích hợp trong dạy học văn bản kí lớp 12 (Ban cơ bản)25TIỂU KẾT CHƯƠNG 244CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM463.1. Đối tượng học sinh463.2.Điểm mới của bài soạn463.3.Những khó khăn473.4.Giáo án thể nghiệm.483.4.1. Thiết kế giáo án: “Người lái đò Sông Đà”483.4.2. Thiết kế giáo án “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”81TIỂU KẾT CHƯƠNG 399KẾT LUẬN100TÀI LIỆU THAM KHẢO102PHỤ LỤC106

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phan Thị Hồng Xuân- người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt

quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phươngpháp dạy học Ngữ văn, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đãnhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

Xin gửi lời cảm ơn đến phòng tư liệu khoa Ngữ văn, thư viện trườngĐại học Sư phạm Hà Nội và các thầy cô đã giúp đỡ tôi trong quá trình thuthập tài liệu nghiên cứu đề tài này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đãluôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận

Hà Nội, Tháng 4 năm 2016

Nguyễn Thị Kim Hoa

Trang 2

DANH MỤC QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

VBK : Văn bản kíTHPT : Trung học phổ thôngTHCS : Trung học cơ sở

HS : Học sinh

GV : Giáo viên

CT : Chương trìnhSGK : Sách giáo khoa

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học- côngnghệ, mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi, chúng ta dầnquen với các khái niệm liên môn, xuyên môn… Bên cạnh đó, quan điểm tíchhợp chiếm vị trí chủ đạo trong nền giáo dục của các nước như: Mĩ, Úc, Pháp,Đức… Họ đã đưa quan điểm này vào biên soạn chương trình (CT) và chỉ đạophương pháp dạy học Lí thuyết dạy học tích hợp đã được đưa vào kiểmnghiệm và đạt được kết quả khách quan Như vậy, quan điểm tích hợp khôngđơn thuần chỉ là một đề xuất bước đầu mà đã trở thành một vấn đề mang tínhkhoa học được vận dụng và có những thành tựu đáng kể

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy, tích hợp là một nguyên tắc trongbiên soạn chương trình và Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn hiện hành Với tưtưởng tích hợp hóa hoạt động học tập của học sinh (HS), tác giả Nguyễn Khắc

Phi, tổng chủ biên SGK Ngữ văn lớp 6, khẳng định: “Bên cạnh những hướng cải tiến chung của bộ chương trình như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, nét cải tiến nổi bật của chương trình và SGK môn Ngữ văn là hướng tích hợp” Đúng như vậy, HS trong quá trình học tập, các phân môn kiến thức tuy

được chia ra riêng theo từng môn học, nhưng một thực tế là kiến thức của cácmôn học có sự liên quan, gắn kết với nhau Chính vì vậy, dạy học hiệu quả làdạy học theo hướng tích hợp các phân môn, liên môn để tránh trường hợp HStiếp thu kiến thức một cách rời rạc và biệt lập

Đổi mới quan điểm dạy học thể hiện từ nội dung đến phương pháp đều

“Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp dạy học”.

Chúng tôi cũng nhận ra hiện trạng dạy học Ngữ văn còn nhiều hạn chế

Về CT dạy học, cơ bản đã có những đổi mới theo hướng tích hợp Bộ Giáodục trong những năm qua đã từng bước thay đổi SGK ở các cấp, tiến hành

Trang 5

thay sách và sửa nội dung sách cho phù hợp với điều kiện nhận thức hiện nay

và đổi mới bắt kịp với tri thức nhân loại Bên cạnh đó, nền giáo dục củachúng ta hội nhập và phát triển còn chậm so với các nước trong khu vực vàtrên thế giới, bị ảnh hưởng của xu hướng tách bạch trong các môn học nóichung và trong các phân môn của môn Ngữ văn nói riêng Vì vậy, đã làm cho

CT học bộc lộ những hạn chế như: tình trạng trùng lặp, dư thừa kiến thức gây

áp lực lớn cho người học

Đối với môn Ngữ văn- một môn học có vai trò quan trọng trong CTdạy học hiện nay chưa phát huy được hết vai trò và hiệu quả cao nhất Việcđổi mới quan điểm dạy học thay đổi vai trò tích cực chủ động của HS vẫnchưa được quan tâm sát sao, lối học truyền thống vẫn còn xuất hiện trongnhiều giờ học Chính vì vậy, đổi mới dạy học là vấn đề cấp thiết giống như

GS Trần Thanh Đạm đã viết: “Trong điều kiện lịch sử chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay, cơ hội ngàn năm có một cho sự nghiệp giáo dục đổi mới và phát triển, để vuột mất cơ hội này, thậm chí để giáo dục lâm vào khủng hoảng, nguy cơ, thật là trách nhiệm lịch sử rất lớn của thế hệ hôm nay đối với tương lai và những người hi sinh trong quá khứ” (báo văn nghệ ngày 22-02-

2003)

Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy việc dạy học văn bản kí (VBK) ởTrung học phổ thông (THPT) có nhiều tiềm năng tích hợp VBK – một thể

loại nằm giữa báo chí và văn học, “hợp nhất truyện và nghiên cứu”

(M.Gorki) Số lượng các tác phẩm kí trong CT khá lớn Trong CT lớp 12(Ban cơ bản) có hai tác phẩm đó là tùy bút “Người lái đò sông Đà” củaNguyễn Tuân và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ NgọcTường Đây là hai tác phẩm có nội dung khá gần gũi với cuộc sống đồng thờivới hai tác phẩm này người viết đã khai thác nhiều kiến thức có liên quan vàbộc lộ sự liên môn khá rõ theo từng trang viết Tuy nhiên, trong nhóm bàinày, lại có một số hạn chế đó là chưa tìm được hướng dạy học tối ưu nhất để

Trang 6

giúp HS khai thác tối đa nội dung bài học, mà kiến thức khi truyền đạt còn rờirạc, giáo viên (GV) vẫn còn bỡ ngỡ, lúng túng trong phương pháp dạy học.

Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp để tìm

hiểu, nghiên cứu và ứng dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy học VBK trong

CT Ngữ văn lớp 12, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học VBK ở THPT

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu về phương pháp dạy học tích hợp

Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xâydựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tậptrung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào trường phổ thông, tiêu biểu làcác công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong bài viết in

trên Tạp chí khoa học Giáo dục số 6/2006: Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

cũng đã có cái nhìn khá toàn diện về tích hợp, những cơ sở, cách tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn và tác dụng của việc tích hợp.

Ở bậc Trung học cơ sở (THCS), Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong cuốn

Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS (NXB Giáo dục, 2002) đã có

một hệ thống bài viết về quan điểm tích hợp và việc dạy học văn theo hướngtích hợp Tác giả chỉ rõ tính chất trong CT Ngữ văn THCS được thể hiện nhưthế nào, những điểm mới và những điểm cần chú ý khi thực hiện CT, đặc biệt

là phương pháp dạy học Trong bài viết Dạy học môn Ngữ văn THCS theo nguyên tắc tích hợp, tác giả đã đưa ra khái niệm tích hợp trong dạy học Ngữ

văn, biểu hiện của tích hợp, chỉ ra những ưu điểm của nguyên tắc dạy học tíchhợp, tích hợp thể hiện trong việc xây dựng cấu trúc SGK, trong quá trình tổchức giờ học, thay đổi cách soạn giáo án, việc đánh giá chất lượng học tậpcủa HS

Tác giả Nguyễn Văn Đường, trong báo cáo khoa học Tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở bậc THCS, cũng đề cập đến một số cơ sở lí luận và thực

Trang 7

tiễn, bản chất của tích hợp và đề ra những hướng thực hiện trong bài học Ngữvăn THCS.

Ở bậc THPT, SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 1, NXBGD do GS.

Phan Trọng Luận chủ biên, trong phần “Một số vấn đề chung về chương trìnhmôn học và sách giáo khoa Ngữ văn” đã nêu rõ mục tiêu và cấu trúc của SGK

về việc kế thừa và phát triển, vận dụng hướng tích hợp ở mức cao hơn, linhhoạt hơn, phù hợp với trình độ tư duy HS bậc THPT, Sách chỉ ra: Trên cơ sở

đã đạt được của chương trình Ngữ văn THCS, bồi dưỡng và nâng cao thêmmột bước năng lực Ngữ văn cho HS bao gồm năng lực đọc, hiểu các văn bảnthông dụng, năng lực viết một số văn bản thông dụng và giao tiếp lời nóitrước công chúng Bên cạnh đó SGK còn thể hiện tính chất tổng hợp và tính

chất công cụ môn học “Ngữ văn không chỉ là môn học tích hợp giữa ngữ và văn- hai nội dung khoa học cơ bản, vừa cung cấp khoa học, vừa giáo dục tư tưởng mà còn là một môn học công cụ, có mục tiêu thực tiễn là đào tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho học sinh”.

Trên thế giới, các nghiên cứu về cách tích hợp: nhìn chung có 3 quanđiểm lớn đó là quan điểm của FORGARY, quan điểm XAVIER ROEGIERS

và quan điểm của SUSAN M DRAKE

Dạng 3: Băng và thông qua việc học, gồm các cách: nhúng chìm, đắmmình (Immersed), nối mạng (Networked)

Theo quan điểm của Susan M Drake (2007) tích hợp được thực hiệntheo mức độ: Tích hợp trong một môn học; kết hợp lồng ghép; tích hợp đa

Trang 8

Còn theo quan điểm của Xavier Rogier có bốn cách tích hợp môn học,được chia thành hai nhóm lớn: Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều mônhọc và phối hợp quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau Bốn cáchtích hợp gồm:

Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học, được thực hiện ởcuối năm học, cuối cấp học

Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ởnhững thời điểm đều đặn trong năm học

Cách 3: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đềtài tích hợp Cách này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bảnchất, mục tiêu hoặc cho những môn học có đóng góp bổ sung cho nhau,thường dựa vào một môn học công cụ Trong trường hợp này môn học tíchhợp cùng một GV dạy

Cách 4: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng cáctình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn,tạo thành môn học tích hợp

Drake and Burns (2004) đề xuất các định nghĩa của mình về ba hướngtích hợp đó là: Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Intergation); Tích hợp liênmôn: (Interdisciplinary Intergration); tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary)

Theo Từ điển Giáo dục học, có các cách tích hợp sau: tích hợp các bộ

môn, tích hợp dọc, tích hợp ngang, tích hợp chương trình, tích hợp kiến thức,tích hợp kĩ năng Có thể tích hợp hoàn toàn hoặc tích hợp một phần, trong đólại có các cách: liên hợp, tổ hợp, tích hợp

2.2 Lịch sử nghiên cứu về dạy học văn bản kí trong chương trình THPT

Thể kí là thể loại văn học có từ lâu đời, trong nền văn học Việt Nam cáctác phẩm kí cũng có vị trí đáng kể Thời hiện đại, kí được phát triển và chia làmnhiều tiểu loại Tùy bút là tiểu loại của kí và là tiểu loại giàu tính văn học nhất

Trang 9

Một số công trình nghiên cứu khoa học bàn về thể kí nói chung như: Năm bài giảng nghiên cứu văn học của GS Hoàng Ngọc Hiến có bàn khá kĩ về đặc

điểm của kí, trong đó có chú ý đến tiểu loại tùy bút; PGS.TS Nguyễn Đăng

Na trong cuốn Văn xuôi tự sự thời trung đại (Tập 2) đã tổng kết và đưa ra

những ý kiến về quá trình hình thành và phát triển thể loại kí trong tiến trìnhlịch sử văn học Việt Nam

Dạy văn học phải theo đặc trưng thể loại Trong cuốn Vấn đề giảng dạy văn học theo thể loại GS Trần Thanh Đạm chủ biên, việc giảng dạy kí được

bàn đến với tư cách là một thể loại ngang hàng với các thể loại khác như truyện

thơ, kịch Trong phần “Kí và giảng dạy kí” GS Hoàng Như Mai đã trình bày

tương đối chi tiết về đặc trưng và cách phân loại các tiểu loại kí

Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể loại đã đặc biệt chú ý đến việc xác định “Chất

của loại” trong thể trọng giảng dạy văn, nhưng tác giả chưa đề cập vị trí vàvai trò của kí như một thể loại

2.3 Lịch sử nghiên cứu dạy học văn bản kí lớp 12

Hai văn bản Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai VBK trong CT Ngữ văn

lớp 12 (Ban cơ bản) Đến nay, có một số công trình nghiên cứu khoa học vềphương pháp dạy học hai văn bản này

Về văn bản Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân có các công trình

nghiên cứu như:

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Trần Thị Hằng với đề

tài Dạy học “Người lái đò sông Đà” từ góc nhìn ngôn ngữ nghệ thuật, đã

chỉ ra được tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Tuân trong tùy

bút “Người lái đò sông Đà” và đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm hướng

dẫn HS tìm hiểu tác phẩm từ góc nhìn ngôn ngữ

Trang 10

Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục của tác giả Trần Thị Quỳnh Trang

Hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà” từ góc độ trường nghĩa, đã bước đầu sử dụng con đường tiếp cận tác phẩm văn

học dưới góc độ trường nghĩa để khám phá cách sử dụng ngôn từ của nhà văn,bóc dần các lớp ý nghĩa của từ ngữ, tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa và cáchiện tượng cộng hưởng ý nghĩa để thấy nội dung tư tưởng cũng như giá trịnghệ thuật của tác phẩm Công trình vừa có hiệu quả trong dạy học Văn vàtrong dạy học Tiếng Việt Tuy nhiên, luận văn mới đề ra các phương pháp,biện pháp dạy học tác phẩm trên bình diện trường nghĩa- một phạm vi nhỏcủa ngôn ngữ nghệ thuật mà chưa khai thác hết nội dung kiến thức thuộcnhiều lĩnh vực có trong tác phẩm

Về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

đến nay có những công trình nghiên cứu như:

Khóa luận tốt nghiệp Đại học của tác giả Nguyễn Phương Lan Dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa, công trình nghiên cứu này đã góp phần đưa nội dung văn bản

lại gần hơn với thực tế, giúp HS có cái nhìn gần gũi đối với tác phẩm, khaithác tác phẩm từ góc nhìn văn hóa nhằm tìm một hướng đi mới cho tác phẩm

Khóa luận tốt nghiệp Đại học của tác giả Trịnh Thị Quỳnh Dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trên cơ

sở so sánh với tùy bút “Người lái đò sông Đà”, công trình này rất mới và

sáng tạo Từ việc tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu, sự nhìn nhận đánh giá củangười đọc về tác phẩm này, người viết đã tổng hợp lại để khai thác tác phẩmtrên cơ sở so sánh đối chiếu với tùy bút “Người lái đò sông Đà” của NguyễnTuân như một hướng đi mới cho tác phẩm Từ đó tìm ra phương pháp nhằmmục đích nâng cao hiệu quả dạy học

Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Quế Hằng Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông? Với đề tài này tác

Trang 11

giả đã tìm hiểu về lí thuyết đọc hiểu và đưa ra các hình thức tổ chức hướngdẫn HS tiếp cận tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Còn rất nhiều công trình nghiên cứu về hai văn bản trên nhưng chủ yếu

là dạy học theo phong cách của tác giả hay theo đặc trưng thể loại và dạy họchai VBK lớp 12 theo hướng tích hợp là vấn đề mới mẻ, thú vị Dạy học theohướng tích hợp giúp HS có cái nhìn bao quát nội dung kiến thức có trong tácphẩm, vừa giúp HS thấy được tri thức uyên bác, phong phú và phong cáchnghệ thuật của nhà văn và từ đó HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách có hệthống, bao quát nhiều lĩnh vực Theo hướng dẫn của GV, HS có khả năng tiếpthu có chọn lọc tri thức trong tác phẩm

3 Mục đích nghiên cứu

Việc đưa quan điểm tích hợp vào dạy học VBK trong CT Ngữ văn lớp

12 (Ban cơ bản) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học VBK ở THPT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do thời lượng có hạn, nên chúng tôi xin phép giới hạn đề tài trongphạm vi vận dụng những lí luận và quan điểm tích hợp để bước đầu xây dựng

mô hình dạy học VBK trong CT (không kể VBK trong phần nội dung đọcthêm, với văn bản đọc thêm chúng tôi sẽ tìm hướng nghiên cứu trong mộtcông trình khác) theo hướng tích hợp

5 Phương pháp nghiên cứu

Triển khai để tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp tổng hợp, khái quát tài liệu: Phương pháp này được sửdụng để nghiên cứu, khái quát tài liệu về thể loại kí và VBK lớp 12 Thôngqua đó chúng tôi đưa ra được những kết luận khái quát, đồng thời giải quyếtđược nội dung đề tài

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: Ở phương pháp này,chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn về CT dạy học THPT đặcbiệt là thực tiễn dạy học thể loại kí ở lớp 12 Qua đó, thu nhận từ phía HS,

Trang 12

GV những ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học đang được sử dụng

và định hướng dạy học tích hợp

- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các báo cáo khoa học, đề cương

và ý kiến góp ý của GV giàu kinh nghiệm hướng dẫn về dạy học tích hợp…chúng tôi tiến hành tham khảo, chỉnh lí, hoàn thiện và bổ sung đề tài nghiêncứu của mình

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kêcác đơn vị kiến thức trong bài học để có định hướng dạy học tích hợp

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận của chúng tôi triển khai thành 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở khoa học của việc dạy học theo hướng tích hợp

Chương 2 Tổ chức dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp

12 (ban cơ bản) theo hướng tích hợp

Chương 3 Thiết kế giáo án thể nghiệm sư phạm

Trang 13

loại nhưng lớn hơn [41;465] Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự lắp

ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệthống toàn bộ” [41;981]

Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống: “Tích hợp là tinh thần ba phân môn hợp nhất lại “hòa trộn” trong nhau, học cái này trong cái kia và ngược lại” Có

nghĩa là trong môn học Ngữ văn, ba phân môn: Tiếng Việt, Làm văn, Văn học

có sự liên kết chặt chẽ với nhau và có thể tích hợp kiến thức của các phânmôn trong dạy học

Theo tác giả Nguyễn Khắc Phi trong Ngữ văn 6, tập 1, SGV : “Tích

hợp là phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau”.

Theo ý kiến của TS Nguyễn Văn Đường: “Tích hợp (intergation) không phải tổ hợp (combination) cũng không phải sự ghép nối hay phép cộng đơn giản Tích hợp được biểu hiện ở các cấp khác nhau trên các bình diện khác nhau”.

Trang 14

Như vậy, tích hợp về cơ bản là sự hợp nhất, sự kết hợp, đan trộn kiếnthức có liên quan với nhau theo hệ thống, để vận dụng vào giải quyết vấn đềchung trong một phạm vi kiến thức nhất định.

2 Quan điểm về dạy học tích hợp

Theo cách hiểu truyền thống từ trước đến nay, dạy học tích hợp nghĩa

là liên kết nội dung kiến thức của các môn học, các lĩnh vực có liên quan vớinội dung kiến thức của môn học Ví dụ khi dạy học một văn bản nhật dụngnhư: “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử” có thể lồng ghép kiến thức củamôn lịch sử, môn địa lí đồng thời kết hợp kiến thức về môi trường, giao thông

và xã hội…Và để hiểu nội dung trên một cách khoa học thì theo Từ điển giáo dục cũng đã viết: “Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng

nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

Dạy học tích hợp hiểu theo nghĩa hẹp là: “Việc đưa những vấn đề nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình duy nhất trong đó những khái niệm khoa học được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất” [22;12], có thể tích hợp hoàn toàn hoặc một phần của các môn học.

Có các kiểu tích hợp như:

Tích hợp các bộ môn: Quá trình xích gần và liên kết các ngành khoahọc lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau,chung cho các bộ môn, ngược lại với quá trình phân hóa chúng

Tích hợp dọc: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn họcthuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau

Tích hợp ngang: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết các đối tượng họctập, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học khác nhau

Tích hợp chương trình: Tiến hành liên kết hợp nhất nội dung các mônhọc có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung gần gũi nhau

Tích hợp kiến thức: Hành động liên kết nối liền các tri thức khoa họckhác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất

Trang 15

Tích hợp kĩ năng: Hành động liên kết rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năngthuộc cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để nắm vững một thể.

Như vậy, có thể thấy rằng dạy học tích hợp về bản chất là sự liên kết, phốihợp các đơn vị kiến thức có liên quan với nhau và cùng dạy học trong một đơn

vị giờ học Những kiến thức lồng ghép vào nhau sẽ được khai thác triệt để bằngcác phương pháp dạy học tích cực, tích hợp, hiện nay trong dạy học chủ yếu sửdụng cách tích hợp dọc và tích hợp ngang

1.1.1.3 Mục tiêu của dạy học tích hợp

Để đáp ứng những đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại, quan điểm tíchhợp cũng xác định được những mục tiêu rõ ràng, xây dựng trên cơ sở nhữngquan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học

Thứ nhất, các kiến thức trang bị cho HS trong quá trình học tập không chỉnâng cao kiến thức khoa học cho các em mà đồng thời nó còn phục vụ thiết thựccho cuộc sống Chính vì vậy mục tiêu đầu tiên của dạy học tích hợp đó là tăngcường tối đa sự vận dụng kiến thức vào cuộc sống cho HS

Thứ hai, dạy học theo hướng tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữacác khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khácnhau Đồng thời dạy học tích hợp giúp tránh những nội dung kiến thức trùnglặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học và có thể tạo ra những nội dung, kĩnăng mà việc dạy học riêng rẽ không thể có được Do đó, vừa tiết kiệm thờigian, vừa phát triển thêm năng lực, nội dung xuyên môn cho HS thông quagiải quyết các vấn đề phức tạp

Thứ ba, dạy học theo hướng tích hợp giúp giải quyết những nội dungphức tạp, có tính vấn đề nhằm phát huy được sự tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS

Thứ tư, để dạy học theo hướng tích hợp có hiệu quả, cần tránh các nộidung học tập ngang bằng nhau, vì những nội dung có tính quan trọng hơn,khó hơn sẽ tạo động lực và phục vụ cho nội dung ở quá trình học tập tiếp

Trang 16

Như vậy, quan điểm dạy học theo hướng tích hợp giúp thúc đẩy quátrình học tập đạt được kết quả cao, đồng thời nội dung kiến thức tránh được

sự rời rạc, lẻ tẻ, HS có thể tiếp thu kiến thức một cách hệ thống Dạy học tíchhợp giúp khai thác tốt nhất năng lực vốn có và nhu cầu giải quyết vấn đề củaHS

2 Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Quan điểm tích hợp trong CT Ngữ văn hiện nay đã được chú trọng, CTmới khẳng định: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nộidung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”

Có thể nói quan điểm dạy học tích hợp đã xuyên suốt CT từ nội dung đếnphương pháp dạy học

Tác giả Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) trong lời nói đầu SGK Ngữ văn 6 đã khẳng định: “Bên cạnh hướng cải tiến chung của bộ chương trình

như giảm tải, tăng thực hành, gắn đời sống, nét cải tiến nổi bật của chươngtrình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp” và CT THPT là sựtiếp tục hoàn thiện và phát triển quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn thể hiện ở nội dung CT vàSGK như sau:

Môn học Ngữ văn hiện nay là sự kết hợp của 3 phân môn đó là: TiếngViệt, Làm văn, Văn học Ba phân môn này có sự liên kết với nhau trong dạyhọc: Ví dụ khi dạy phân môn Tiếng Việt, người dạy lấy ví dụ minh họa từphân môn Văn học hay trong cuộc sống, các ví dụ đưa ra linh hoạt, khéo léo.Không như trước kia khi chưa đổi mới, môn Ngữ văn được chia làm 3 mônhọc riêng rẽ khiến cho GV gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức

mà người học cũng khó tiếp thu kiến thức một cách hệ thống vì ba phân mônnày có sự đan lồng, liên kết về mặt nội dung với nhau

Nội dung chương trình Ngữ văn: CT lấy kiểu văn bản làm trục đồng quy, lựa chọn văn bản văn học, lựa chọn kiến thức kĩ năng Tiếng Việt và Làm

văn để giải mã văn bản, rồi từ giải mã đến tạo lập văn bản, quá trình này cũng

Trang 17

đồng thời củng cố phát triển hai phân môn còn lại Nội dung ở mỗi bài, mỗiđơn vị dạy học thường có đủ ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn Nhưvậy, trên tinh thần tích hợp, cả ba phân môn đã trở thành những bộ phận hữu

cơ của một cơ thể hoàn chỉnh, không tách rời mà có sự liên kết nội tại, phụthuộc nhau, bổ sung cho nhau Từ một kiểu văn bản cả ba phân môn sẽ khaithác và hình thành những kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của từng phân mônxung quanh kiểu văn bản đó Việc kết hợp cả ba phân môn như vậy đã đápứng nội dung CT dạy học mới theo hướng tích cực

Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng CT:

- Nguyên tắc kế thừa và phát triển: Kế thừa những thành quả, kinh

nghiệm, tri thức, kỹ năng mà CT SGK môn Văn trước đây đã đạt được trên cơ

sở đó xây dựng CT với nội dung mới

- Nguyên tắc hành dụng: Tiếp thu những tinh hoa giáo dục nhân loại

nhưng đồng thời phải biết xây dựng CT theo mục tiêu thực tế, tăng cườngthực hành, phù hợp với truyền thống, lối sống của dân tộc, đáp ứng yêu cầuđào tạo con người mới của chủ nghĩa xã hội

- Nguyên tắc hiện đại: Tiếp thu những tiến bộ mà CT môn học ở các

nước tiên tiến trên thế giới đang thực hiện

- Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh: Lấy HS làm trung

tâm, định hướng, thúc đẩy khả năng tự học, chủ động, tự giác tìm hiểu, mởrộng tri thức

- Khắc phục tính hàn lâm, giảm tải: Hạn chế được kiến thức quá tải, CT

quá nặng đối với người học như trước đây Tuy nhiên vấn đề này cần cânnhắc kĩ lưỡng trong quá trình tiến hành

- Nguyên tắc tích hợp: Rất quan trọng, phát huy được năng lực hỗ trợ

lẫn nhau giữa các đơn vị kiến thức giữa các phân môn trong cùng môn học,hoặc giữa các môn học với nhau

Các phương pháp dạy học:

Trang 18

Ba phân môn trong bộ môn Ngữ văn tuy có liên quan với nhau, nhưng

để tìm ra hướng dạy học đạt hiệu quả cao nhất trước nay vẫn là một vấn đềkhó Dựa trên cơ sở nội dung CT xây dựng theo hướng tích hợp, GV triểnkhai dạy học bộ môn theo hai hướng chính:

Tích hợp “Trong từng thời điểm” (một tiết học, một bài học) là tích hợpngang (intégaration horizontale) Đó là kiểu tích hợp nội dung văn bản với nộidung của hai phân môn như Tiếng Việt và Làm văn

Tích hợp “Theo từng vấn đề” (integration vertical)- tích hợp dọc: Làgiúp HS củng cố, ôn tập kiến thức cũ, vận dụng rèn luyện kiến thức mới vàogiải quyết vấn đề mới, vừa khơi gợi hứng thú ở HS về những bài học sau quaviệc liên hệ bài học với nội dung đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phân môn kia và ởchính phân môn ấy

Quan điểm dạy học tích hợp thể hiện một cách thống nhất từ mục tiêuchương trình, tên gọi, nguyên tắc và phương pháp dạy học bộ môn Để ápdụng quan điểm này vào dạy học Ngữ văn yêu cầu GV phải nắm vững cơ chếdạy học hiện đại lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sángtạo của người học

1.1.3 Đặc điểm của văn bản kí

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Kí bao hàm những loại văn xuôi

như: Bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí” Trước kia, “kí” có nghĩa là

ghi chép, khi chuyển thành khái niệm thể loại, kí được dùng để chỉ văn thiên

về ghi chép sự thật- người thật, việc thật Sau đó, theo lịch sử phát triển củangôn ngữ và văn học nghệ thuật, kí dần dần xâm nhập vào văn học

Theo GS Phương Lựu “Kí là thể loại văn xuôi tự sự, trần thuật những người thật, việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất

hư cấu, trọng vai trò của người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm kết cấu và cốt truyện”

Theo GS Trần Đình Sử khẳng định “Kí thực sự là một lĩnh vực văn học đặc thù Đó là các tác phẩm văn xuôi, tái hiện các hiện tượng đời sống

Trang 19

và nhân vật như là các sự thật xã hội không tô vẽ Đó là hình thức văn học để chiếm lĩnh các sự thực văn học trong đời sống”.

Có thể thấy, ngay trong khái niệm của thể kí đã thể hiện rất rõ nhữngđặc điểm của thể loại này như:

Thứ nhất, kí phản ánh hiện thực khách quan.Về bản chất, kí trước hếtnhằm thông tin sự thật Tác giả Trần Cự khẳng định “Kí không cần hư cấu, hưcấu làm giảm tác dụng của kí”[23;23] Chức năng “ghi nhớ không quên” có từcội nguồn thể loại khiến các nhà viết kí trước hết phải hướng về tìm tòi,nghiên cứu, phát hiện rồi ghi lại những người thật, việc thật những biến cố,những vấn đề trong đời sống Lấy điểm tựa sự thật khách quan trong đời sống,

kí văn học có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo giá trị nhận thức, tạo sứcthuyết phục lay động với người đọc, có thể nói: “Các thể kí văn học chủ yếu

là những hình ảnh ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tườngthuật, miêu tả, biểu hiện biện luận về những sự kiện con người có thật trongcuộc sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời

sự của đối tượng miêu tả” (Hà Minh Đức) Các nhà viết kí thường đi nhiều,

biết nhiều, những hiện thực khách quan phong phú đã “mở ra cho thể kí khả năng tháo vát hiếm có so với các thể loại văn xuôi khác” (Hoàng Phủ Ngọc

Tường) Không một thể loại văn học nào có thể cung cấp những kiến thức vềvăn hóa (Địa lí, lịch sử, nghệ thuật…) sâu sắc như thể kí

Thứ hai, “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”, kí là một thể loại văn

học với đầy đủ các phẩm chất của một tác phẩm văn học, tập trung cái hay,cái đẹp của một tác phẩm nghệ thuật Ngôn ngữ thể kí phong phú, tinh tế,giàu màu sắc Theo Nguyễn Tuân cách diễn đạt của thể kí rất đa dạng và phứctạp Ở kí các biện pháp tu từ ngữ âm và tu từ cú pháp như: sử dụng láy, sosánh nhân hóa, liên tưởng được sử dụng tạo âm hưởng, nhịp điệu cho câu văn

Nhận xét về câu văn trong thể kí, Nguyễn Trung Thành từng viết: “Có

gì đấy đang trào dậy trong tôi, như một linh cảm mơ hồ, như một hơi men

Trang 20

giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa Việt Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóc mất người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng” (Đường chúng

ta đi- Nguyễn Trung Thành) và nói như Nguyễn Tuân “Kí có quyền dùng tất

cả các cách của truyện, kịch, thơ ca, và cả các cách thức của điện ảnh, sân khấu, ca vũ, hội họa, điêu khắc…” Như vậy, so với những ngôn từ nghệ thuật

khác kí có xu hướng mở rộng, dung nạp nhiều hình thức, sáng tạo phong phúhơn

Thứ ba, hình tượng tác giả trong thể kí có vai trò vô cùng quan trọng vànổi bật Trong tác phẩm kí, sự thật của cuộc sống được tác giả đưa vào khôngcòn thô kệch mà nhờ có những chất liệu nghệ thuật mà chúng trở nên tinh tế,độc đáo đầy tính nghệ thuật Thể loại này vừa có yếu tố truyện vừa có sự

tham gia của tư duy Yếu tố truyện- “Những hình ảnh có hồn, những truyện sinh động, những nhân vật sống, những bức tranh có không khí… hoặc những hình ảnh thổi hồn vào đối tượng được miêu tả” Tư duy nghiên cứu thì chủ

yếu là những dữ liệu, tri thức thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của con người.Chính vì vậy, người viết kí là những người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, vừaquan sát hiện thực khách quan vừa có khả năng mang hiện thực khách quan

ấy vào tác phẩm một cách tự nhiên mà hiện thực ấy vẫn là nó đồng thời hiệnthực đó không trần trụi mà qua ngôn từ nghệ thuật nó trở nên tinh tế, đầy sứchút

Như vậy, có thể thấy VBK mang đặc trưng chung của văn bản, nhưngvới ba đặc điểm như vừa nêu trên, thì thể kí có sự khác biệt so với những thểloại văn học khác

Sự khác biệt đó được thể hiện ở những nội dung như:

- Thể kí tập trung phản ánh hiện thực khách quan, nội dung hiện thựckhách quan chân thực chính là mục tiêu chung của thể loại Đồng thời văn

Trang 21

bản kí cũng mang tính nhật dụng khá rõ Sự khác biệt này thể hiện khi so sánh

kí với thể loại văn học trữ tình như thơ, tiểu thuyết

- Hình tượng tác giả bộc lộ một cách trực tiếp, tác giả không chỉ làngười có tâm hồn nhạy cảm mà quan trọng hơn đó là tư duy nghệ thuật logic.Sắp xếp hiện thực khách quan thành một thể thống nhất tạo nên tính chỉnh thểtrong tác phẩm kí

- Nghệ thuật kí không chú trọng nhiều đến tính biểu cảm, mà chú trọng đếnngôn từ điêu luyện, sắc nét, khéo léo Trong thể kí, không chỉ có nghệ thuật ngôn

từ mà có đa dạng, phong phú các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật khác Chính vìvậy, đòi hỏi trình độ và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện, tinh tế

Tóm lại, để tiếp cận và lĩnh hội những tinh hoa của thể loại kí, đòi hỏi

sự trau dồi kinh nghiệm và hình thức truyền đạt sáng tạo rất lớn của GV đểgiúp cho HS vừa tiếp thu được bài học vừa rèn luyện cho bản thân những kĩnăng, năng lực phong phú cần vận dụng trong cuộc sống

học, Làm văn, Tiếng Việt CT lấy kiểu văn bản làm trục đồng quy, mỗi văn

bản văn chương ưu tú cung cấp nhiều dữ kiện cho sự trau dồi Tiếng Việt vàLàm văn Ngược lại kiến thức về Tiếng Việt và Làm văn càng giúp quá trìnhĐọc- hiểu văn bản của HS có hiệu quả hơn Chính vì thế, nội dung của mỗibài học thường có đủ ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn Như vậy, trêntinh thần tích hợp cả ba phân môn đã trở thành một bộ phận hữu cơ của một

cơ thể hoàn chỉnh, không tách rời mà có sự liên kết nội tại, phụ thuộc và bổsung cho nhau

Học Ngữ văn để trau dồi tình cảm, thầm mĩ và nhân cách Đó là một

Trang 22

phương diện văn hóa của văn bản văn chương Văn chương trong nhà trườngcung cấp những hiểu biết về nhiều phương diện của đời sống Nếu như vănbản nghị luận xã hội và văn bản nhật dụng đối với CT THCS là một kiểu vănbản còn khá mới mẻ, quá trình tiếp nhận văn bản không thể tránh khỏi những

bỡ ngỡ thì đến bậc học THPT, nội dung CT ở cấp học này chú trọng thêm ởhai kiểu văn bản đó

Như vậy, việc đổi mới CT dạy học theo hướng tích hợp là vô cùng hợp lí,điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơnvới HS- đối tượng có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học có thể tiếp thukiến thức một cách có hệ thống, tích cực, chủ động sáng tạo trong lĩnh hội kiếnthức CT và SGK Ngữ văn THPT đã kế thừa nền tảng kiến thức có từ cấp họcdưới đồng thời phát triển hoàn thiện kiến thức cho HS Tuy nhiên sự đổi mới

ấy cũng gây không ít khó khăn đối với GV do khả năng tích hợp còn hạn chế.Chính vì vậy, để dạy và học tốt môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp, GV và

HS cần chú ý đến phương pháp dạy học phải có sự liên kết chặt chẽ với nộidung kiến thức, kĩ năng của cả ba phân môn trên tinh thần nắm vững từngphân môn Kết hợp việc học tập văn hóa với các hoạt động ứng dụng kiếnthức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả

2 Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở THPT

Hiện nay, vấn đề dạy học theo hướng tích cực, hiện đại đang được quantâm và áp dụng rộng rãi trong cả nội dung và phương pháp dạy học Về nộidung CT thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những đổi mới biểu hiện qua việcđổi mới SGK, thay tên gọi, kết hợp ba phân môn thành một Những biểu biệntích cực đó đã tạo ra hiệu quả không nhỏ trong quá trình dạy học nói chung vàtrong quá trình dạy học Ngữ văn nói riêng

Nhưng bên cạnh đó, vì sự đổi mới này xuất hiện và diễn ra trong thờigian ngắn, nên phần lớn GV trong dạy học vẫn chưa thực sự áp dụng đúng vàhiệu quả quan điểm dạy học này, kéo theo ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhậnkiến thức của HS Có lẽ, quan điểm dạy học cũ đã trở thành một thói quen và

Trang 23

trong vấn đề đổi mới GV còn gặp những hạn chế Định hướng dạy học tíchhợp đó là vận dụng tối đa tinh thần làm việc của HS, đồng thời huy động tối

đa các kiến thức liên quan đến bài học để khai thác triệt để vấn đề có trong bàihọc Các hoạt động được tổ chức trong lớp học, hay trong các tiết học ngoạikhóa góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy năng lực tự học của HS Nhưngthực tế thì ít GV thực hiện được điều đó

Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên, phải có CT tậphuấn hơn nữa về chuyên môn cho GV, đồng thời nhà trường phải tạo điềukiện tốt nhất, có những chính sách khích lệ GV, để từ đó chất lượng dạy họcngày càng được nâng cao

1.2.3 Văn bản kí trong chương trình THPT

Hưng Đạo Đại Vương Trần

Quốc Tuấn (CT đọc thêm)

Thái sư Trần Thủ Độ (CT đọc

thêm)

Hiền tài là nguyên khí quốc gia Thân Nhân Trung 10

Những ngày đầu của nước Việt

Nam mới (CT đọc thêm)

Người lái đò sông Đà (Trích) Nguyễn Tuân 12

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

(Trích)

Hoàng Phủ Ngọc Tường 12 Các VBK trong CT THPT được phân bố hợp lí và đa dạng trong nộidung CT, nhìn chung được chia làm các dạng như: bút kí, tùy bút, hồi kí…

Theo tiêu chí thời đại sáng tác, có thể chia VBK ở THPT thành hai giai

đoạn đó là VBK Trung đại (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Hương Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần thủ Độ, Vào phủ chúa Trịnh), và VBK Hiện đại (Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

Theo phân phối CT ở lớp 10 và lớp 11 thì số tiết tìm hiểu về VBKchiếm vị trí rất nhỏ trong nội dung CT Ở lớp 10, ngoài hai VBK nằm trong

Trang 24

lượng dạy học trong hai tiết học Nhưng sang đến CT lớp 12, số lượng VBK

trong CT đã tăng lên, thời lượng dạy học hai văn bản Người lái đò sông Đà

và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Không kể văn bản đọc thêm Những ngày đầu của nước Việt Nam mới) là 4 tiết học Điều đó khẳng định ở nội dung

CT lớp 12 đã có sự chú trọng đến kiểu văn bản này Đồng thời, nhìn ởphương diện nội dung đề tài: VBK Hiện đại có nội dung bám sát thực tế, vớinhững tri thức vô cùng phong phú mà qua dạy học bài này có thể cung cấpcho HS đồng thời kiến thức ấy bộc lộ sự liên môn rõ rệt

1.2.4 Thực trạng dạy học văn bản kí trong chương trình lớp 12 (Ban

cơ bản)

Tuy đã có những đổi mới trong tìm tòi, nghiên cứu và thực hành các líthuyết dạy học mới, nhưng hiện nay việc dạy và học VBK ở THPT nói chunghay trong CT lớp 12 nói riêng còn gặp phải một số hạn chế do những lí dosau:

Về thời gian: Định hướng dạy học tích hợp mới xuất hiện và áp dụngvào dạy học Phần lớn GV và HS còn bỡ ngỡ Chính vì vậy, hiệu quả đạt đượcchưa cao

Về phương tiện: Hiện nay cơ sở vật chất đã có những bước cải tiến,nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu học tập Công nghệ thông tin mớichỉ áp dụng nhiều ở một số trường học lớn

Với người hướng dẫn là GV, có thể nói đây là nhóm bài chiếm vị trí nhỏtrong CT dạy học, nên thường không được sự quan tâm và nghiên cứu nhiều.Các GV thường có những nhận thức sai lầm như: Đây là nhóm bài cũng giốngnhư các tác phẩm văn xuôi, thường hướng về lối phân tích tác phẩm văn xuôi

mà quên đi một mặt phản ánh hiện thực và yếu tố nhật dụng của văn bản kí.Hơn nữa, vốn kiến thức của giáo viên về dạng văn bản này chưa được mở rộng,chuyên sâu, phương pháp dạy học chưa đạt được kết quả cao…

Với chủ thể tiếp nhận là HS thường có tâm lí coi trọng môn khoa học tựnhiên đã có trong tiềm thức của các em và lớn dần theo từng cấp học Đến

Trang 25

năm lớp 12 thì các em chủ yếu chuyên sâu vào môn chính theo khối học củamình mà gần như quên đi những môn học phụ dẫn đến tình trạng xa lánh mônNgữ văn hay HS thường không có hứng thú với những dạng văn bản lạ, các

em chưa tìm thấy được nguồn cảm hứng để đi sâu tìm hiểu

Từ những lí do như vậy mà dạy học kí nói chung hay hai VBK lớp 12nói riêng đã chưa có được những hiệu quả cao nhất Hướng dạy học tích hợpphù hợp và sẽ góp phần nâng cao hiểu quả dạy học nhóm bài này

Trang 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn vấn đề dạy học VBK trong

CT Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp, chúng tôi rút ra nhữngkết luận như sau:

Một là, đổi mới quan điểm dạy học là một xu thế diễn ra trên toàn cầu,vấn đề phát huy tính chủ động sáng tạo của HS trong dạy học có tầm quantrọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS,nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn, đặc biệt với phần nội dung VBK.Quan điểm dạy học theo hướng tích hợp là một trong những hướng dạy họchiệu quả nhằm cung cấp kiến thức một cách có hệ thống cho HS, tạo cho các

em có một vốn tri thức phong phú… góp phần nâng cao chất lượng dạy họcmôn Ngữ văn Việc dạy học theo hướng tích hợp thể hiện nhiều ưu điểm vượttrội, nhưng GV không nên ôm đồm, tích hợp quá nhiều kiến thức trong mộtgiờ học điều đó sẽ gây áp lực và khiến cho giờ dạy học trở nên nặng nề khôngđạt được hiệu quả tốt nhất

Hai là, từ việc điều tra thực trạng dạy học VBK lớp 12 ở nhà trườngTHPT, chúng tôi nhận thấy hiện nay vấn đề dạy học theo hướng tích hợp đãđược quan tâm và áp dụng rộng rãi trong cả nội dung và phương pháp dạyhọc Nhưng bên cạnh đó, vì đây là một quan điểm mới nên không tránh khỏinhững bỡ ngỡ khi áp dụng nội dung tích hợp vào bài học Những hạn chếtrong dạy học theo hướng tích hợp này xuất phát từ cả hai phía GV và HS.Lối dạy học truyền thống đã có từ lâu, GV hình thành thói quen với phươngpháp ấy nên việc làm quen với một quan điểm dạy học mới với nhữngphương pháp dạy học hiện đại là một điều không dễ Đối với HS, tâm lí họcđối phó, thụ động làm cho HS không có thái độ nhiệt tình trong giờ học,không tích cực tham gia, xây dựng bài học cùng với tâm lí coi nhẹ các mônkhoa học xã hội

Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy, đổi mới quan điểm dạy họcVBK lớp 12 theo hướng tích hợp là một vấn đề vô cùng cấp thiết Với những

Trang 27

đặc trưng của thể loại văn học này, hướng dạy học tích hợp phù hợp để khaithác tối đa kiến thức phong phú có trong VBK, giúp các em không chỉ tiếpthu những nội dung có trong bài học mà còn bổ sung vốn tri thức thực tế cầnthiết trong cuộc sống.

Trang 28

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN KÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 (BAN CƠ BẢN)

- Đảm bảo nội dung chương trình

Môn Ngữ văn trong nhà trường có hai đặc trưng cơ bản kết hợp chặt chẽvới nhau đó là tính khoa học và tính nghệ thuật Trong quá trình dạy học VBK,

GV cần chú ý không làm thay đổi đặc tính chung của môn học như: không biếnmột bài đọc hiểu văn bản thành bài giảng Lịch sử, Địa lí,… Có nghĩa là các kiếnthức được tích hợp vào văn bản phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải

có quan hệ logic chặt chẽ trong bài học

- Khai thác nội dung tích hợp một cách có tính hệ thống

VBK là loại văn bản có tính nhật dụng nên phạm vi tích hợp của vănbản khá lớn Chính vì vậy, nếu GV đưa hết khối kiến thức liên quan vào bàihọc mà không có xử lí, sắp xếp thì kiến thức đó sẽ trở thành gánh nặng đốivới HS Nên trong một tiết học không nên quá ôm đồm kiến thức để giới thiệuhết cho học sinh Cần chọn lọc nội dung kiến thức phù hợp với lứa tuổi vàtrình độ nhận thức của các em

- Đảm bảo tính vừa sức

Có thể nói đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng Trong giờ dạy học,điều quan trọng nhất đó là kết quả học tập, mức độ tiếp thu của HS GV phảinhận thức được trình độ của HS để đưa nội dung kiến thức phù hợp tới các

Trang 29

em đồng thời nắm rõ tâm lí lứa tuổi THPT để tìm ra phương pháp dạy họcthật tốt, thật lôi cuốn từ đó nâng cao hiêu quả dạy học.

2.2 Cách thức xây dựng bài học tích hợp trong giảng dạy văn bản

kí lớp 12 (Ban cơ bản)

2.2.1 Quy trình xây dựng bài học tích hợp

Trước hết, chúng tôi thiết kế quy trình xây dựng dạy học bài học theohướng tích hợp Quy trình xây dựng bài học tích hợp gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Rà soát CT, SGK để tìm ra các nội dung kiến thức có liên quan

chặt chẽ với môn học của CT, SGK hiện hành; những nội dung liên quan đếnvấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp

Bước 2: Xác định bài học tích hợp bao gồm tên bài học, bài học đó

thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên hay lĩnh vực khoa học xã hội- nhân văn vàđóng góp của các môn học vào bài học

Bước 3: Dự kiến thời gian dạy học

Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: năng lực cần

hình thành, kiến thức, kĩ năng, thái độ,

Bước 5: Xây dựng nội dung bài học tích hợp.

2.2.2 Xây dựng bài học tích hợp trong dạy học văn bản kí lớp 12 (Ban cơ bản)

2.2.2.1 Xây dựng bài học tích hợp trong dạy học văn bản “Người lái

đò sông Đà”

Bước 1: Rà soát CT và SGK để tìm những khả năng tích hợp của văn

bản với nội dung kiến thức của các môn học khác và kiến thức thực tiễn:

Việc xác định tất cả các nội dung kiến thức có khả năng tích hợp vớinội dung bài học là một bước quan trọng cần thiết, tuy nhiên trong thực tế dạyhọc chúng ta chỉ có thể áp dụng một vài nội dung có khả năng tích hợp vàobài dạy học đọc- hiểu cho HS bởi trong phạm vi thời gian của một tiết dạychúng ta khó có thể thực hiện hóa tất cả những khả năng tích hợp này Chính

vì vậy, ở bước đầu tiên này, chúng tôi chỉ lựa chọn những nội dung có khả

Trang 30

năng tích hợp cao, cần thiết và phù hợp với trình độ tiếp nhận của HS Chúngtôi đề xuất nội dung tích hợp cụ thể như sau:

- Tích hợp với phân môn Tiếng Việt:

Điểm đặc biệt và hấp dẫn trong cách viết văn của Nguyễn Tuân thểhiện rõ nhất trong ngôn ngữ của ông Một số nội dung Tiếng Việt có thể tích

hợp trong bài như (Nghĩa của từ, nghĩa của câu,- lớp 11; Một số biện pháp tu

từ nghệ thuật- lớp 6,7; Trường từ vựng- lớp 8,…)

- Tích hợp với phân môn Làm văn: (luyện viết tiểu sử tóm tắt- lớp 11; Kiểu văn miêu tả, phát biểu cảm nghĩ- lớp 5; Luyện tập thao tác nghị luận, phân tích- lớp 11)

- Tích hợp với kiến thức của môn học khác:

+ Địa lí: Vị trí địa lí, đặc điểm dòng chảy của sông Đà

+ Mỹ học: Quan niệm về “cái đẹp”

- Tích hợp với kiến thức Điện ảnh: Giới thiệu về điểm nhìn trong lĩnh vực điệnảnh (điểm nhìn từ trên cao, điểm nhìn gần) hay kĩ thuật quay phim dướinước)

- Tích hợp với kiến thức Quân sự: Chiến thuật trong quân sự (tấn công, phòngthủ)

- Tích hợp với kiến thức Thể thao: môn thể thao bóng đá (thuật ngữ chuyênmôn, chiến thuật sắp xếp đội hình)

- Tích hợp với kiến thức Hội họa: Bức tranh về các khúc đoạn của sông Đà

Việc dạy học “Người lái đò Sông Đà” theo hướng tích hợp giúp địnhhướng cho HS hai nội dung kiến thức chính đó là: rèn luyện cho các em cáchđọc hiểu các bài tùy bút khác trong CT hay ngoài CT; Rèn luyện cho HS nănglực liên tưởng, tượng tượng khi cảm thụ văn học và viết văn

Bước 2: Xác định tên bài học: “Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc” Bước 3: Xác định thời gian dạy học: 2 tiết

Bước 4: Xác định mục tiêu bài học.

- Năng lực cần hình thành cho HS: Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp;Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; Năng lực liên tưởng, tưởng tượng; Nănglực giải quyết vấn đề

- Về kiến thức:

Trang 31

+ Hiểu được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc

+ Nhận biết và phân tích biện pháp nghệ thuật trong văn bản

- Về kỹ năng: Có kỹ năng tìm hiểu và phân tích một VBK Tiêu biểu đó

là phân tích hình ảnh con sông Đà và Người lái đò

- Về thái độ: Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, đất nước và con người

Bước 5: Xây dựng bài học tích hợp

Văn bản Người lái đò sông Đà là một văn bản đặc sắc, nội dung kiến

thức có thể tích hợp trong văn bản này rất phong phú, đa dạng và được thểhiện xuyên suốt tác phẩm nên khi sắp xếp kiến thức đó vào từng nội dung bàihọc chỉ là tương đối

Nội dung bài học Nội dung tích hợp

Tìm hiểu chung

Xuất xứ của tác phẩm:

Tác phẩm được in trong tập bút

kí Sông Đà (1960) Trong

chuyến đi thực tế đầy gian khổ

và thú vị trên miền đất Tây Bắc

180 km, với một số đỉnh núi cao từ 2800đến 3000m Dãy núi sông Mã dài 500km

Có những đỉnh núi cao trên 1800m Giữahai dãy núi này là vùng đồi núi thấp khuvực sông Đà (còn gọi là địa hình mángsông Đà) Ngoài sông Đà là con sông lớn,vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suốigồm cả thượng lưu sông Mã Trong địamáng sông Đà còn có một dãy caonguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổđến Thanh Hóa, có thể chia nhỏ thành cáccao nguyên Tà Phình Mộc Châu, Nà Sàn.Cũng có các lòng chảo như Điện biên,Nghĩa lộ, Mường Thanh

Trang 32

a Hình tượng con sông Đà

ngọ có mặt trời” diễn tả được độ

cao và cái lạnh lẽo, âm u của

khúc sông có đá dựng vách

thành

- Nghệ thuật so sánh: Chỗ “vách

đá… như cái yết hầu”.

- Cái xoáy nước: “ Trên cái mặt

cái hút xoáy tít đáy, cũng đang

quay lừ lừ những cánh quạt

đàn”

 Con sông Đà hung bạo: con sông

Đà như một loài thủy quái khổng

lồ, nham hiểm, hung ác và rất

khôn ngoan sẵn sàng tiêu diệt

con người

* Sông Đà bày thạch trận

- Mưu mô: ở các thạch trận 1.2.3

sông Đà lần lượt thay đổi các

chiến thuật, khi thì ẩn nấp mai

phục rồi đánh du kích, … hết lần

- Giới thiệu về lưu vực sông Đà: “Sông

Đà dài 910km từ Vân Nam vào nước tatheo hướng tây bắc- đông nam gần nhưsong song với sông Hồng Đoạn chảy ởđịa phận nước ta dài trên 500km Qua LaiChâu, dòng sông chảy trong một thunglũng sâu giữa khối cao nguyên đá vôivùng Tây Bắc nên lắm thác, ghềnh và điqua những hẻm hùng vĩ Đến Hòa Bình,gặp núi Ba Vì, song quặt lên phía bắc rồi

đổ ra sông Hồng ở Trung Hà” (SGK Địalí)

Kiến thức thuộc phân môn Tiếng Việt

(Nghĩa của từ, nghĩa của câu,- lớp 11; Một số biện pháp tu từ nghệ thuật- lớp 6,7; Trường từ vựng- lớp 8,…)

- Liệt kê một loạt biện pháp so sánh, liêntưởng:

Trang 33

này đến lần khác lừa người lái đò

vào cửa tử

 Nhà văn thể hiện tài quan sát thật

tinh tế, chính xác cùng với ngôn

ngữ bậc thầy khi miêu tả về con

sông Đà

- Hình ảnh con sông Đà như

“thành ra diện mạo và tâm địa

của một kẻ thù số một” đối với

con người nơi đây

- Dòng nước mùa thu được miêu

tả như “da mặt người bầm đi vì

rượi bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận

dữ ở một người bất mãn bực bội

gì mỗi độ thu về”

- Nghệ thuật nhân hóa: nhân hóa

con sông như một sinh thể sống

biết: “oán trách, gào thét, van

xin, khiêu khích, chế nhạo, cười

khàn, rống lên một tiếng như

ngàn con trâu mộng đang lồng

lộn”.

+ Vách đá chẹt Sông Đà- như cái yết hầu + Ngồi trong khoang đò quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ

mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt vụt đèn điện.

+ Cái hút nước- như cái giếng bê tông thả xuống sông

+ Nước (thở, kêu)- như cái cửa cống bị sặc

+ Nước (ặc ặc lên)- như vừa rót dầu sôi vào

+ Nước (so sánh với cái giếng)- thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày- khối pha

lê xanh như sắp vỡ vào người xem- người xem như thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt lấy ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng…

> Trí tưởng tượng phong phú, độc đáocủa tác giả Các từ ngữ vốn chỉ sự vậtnhân tạo (giếng, dầu, pha lê, thủy tinh…)được huy động vừa tạo nên một góc nhìnmới mẻ về sông Đà, vừa cho thấy cáchnhìn, cách cảm rất riêng của NguyễnTuân về sự vật Qua đó, ta thấy được sựhiểm trở của dòng sông

- Sử dụng các động từ mạnh

+ Vách đá: dựng vách thành, chẹt lòng Sông Đà

+ Gió: cuồn cuộn, gùn ghè, đòi nợ xuýt, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió + Hút nước: lôi tuột (thuyền) xuống, (thuyền) trồng cây chuối ngược, vụt biến,

bị dìm, tan tác,…

+ Tiếng nước: thở, kêu, ặc ặc lên, oán trách, van xin, khiêu khích, gằn chế nhạo, rống lên…

=> Thể hiện sự hung bạo, cuồng loạn vàđáng sợ của dòng nước sông Đà

- Sử dụng trường nghĩa từ vựng

Trang 34

phân loại như:

+ Trường từ vựng- ngữ nghĩa chỉ sự vật(ứng với danh từ): Sự chuyển nghĩa cácdanh từ thuộc trường nghĩa sự vật nhântạo vào trường sự vật tự nhiên Để miêu

tả sự ồ ạt của dòng nước được mô tả như

“một ấm nước sôi”, sông Đà trong trí nhớ của ông lái đò được miêu tả “như một trường thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”

+ Trường từ vựng- ngữ nghĩa chỉ hoạtđộng, trạng thái (ứng với các động từ)

Sự chuyển nghĩa của các động từ thuộctrường nghĩa người vào trường sự vật tự

nhiên “trườn đi, thích ăn (da)…”

Sự chuyển nghĩa của các động từ thuộctrường người vào trường sự vật nhân tạo:

“không dám men gần, đi nghênh ngang, tan xác…”

+ Trường từ vựng- ngữ nghĩa chỉ tínhchất (ứng với các tính từ) Sự chuyểnnghĩa của các tính từ thuộc trường ngườivào trường sự vật tự nhiên khi miêu tả

sông Đà có lúc đáng yêu “đằm dịu, hiền lành, nhân từ, dịu dàng, hồn nhiên…”

- Nghệ thuật nhân hóa: Tiếng nước “oán trách- van xin- khiêu khích- gằn- chế nhạo- rống lên”: Thể hiện sự hung bạo

của con sông Đà thể hiện ở sức mạnh của

âm thanh, ban đầu thì “van xin, oán trách” rồi đột ngột thét gào đầy hoang dại “rống lên như một ngàn con trâu mộng lồng lộn…”

Kiến thức về Điện ảnh.

Sau khi phân tích sự hung bạo và trữtình của con sông Đà, đặc biệt đoạn vănmiêu tả sông Đà từ trên cao nhìn xuống

“Tôi…tình”, “ Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình đầu tóc và chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương

Trang 35

- Trong điện ảnh, Angle: cụm từ diễn tả

góc nhìn của ống kính khi quay phim, nóbao gồm 6 góc chính: góc nhìn Bìnhthường, góc nhìn Thấp, góc nhìn Cao,góc nhìn Rộng (giúp máy quay ghi lạitoàn bộ nhân vật cũng như bối cảnh), gócnhìn Trung bình, góc nhìn Hẹp (cung cấpVideo về sông Đà)

- Quay phim dưới nước là quá trình quaykhi ở dưới nước Công việc này thườngđược thực hiện khi lặn biển để làm phimtài liệu, phim điện ảnh…

Kiến thức về Quân sự

Trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”,Nguyễn Tuân có sử dụng những từ ngữthuộc lĩnh vực quân sự để miêu tả thạchtrận sông Đà, và cuộc chiến đấu quyết liệtcủa người lái đò với sông Đà Vì vậy,nhằm giúp các em có thêm những hiểubiết về lĩnh vực Quân sự, GV có thể giớithiệu những kiến thức sau:

- Quân sự: theo nghĩa rộng (là lĩnh vựchoạt động đặc biệt của xã hội liên quanđến đấu tranh vũ trang, chiến tranh vàquân đội hay các lực lượng vũ trang, theonghĩa hẹp (một trong những hoạt động cơbản trong quân đội, cùng với hoạt độngkhác như: chính trị, hậu cần… tạo nênsức mạnh chiến đấu của quân đội)

- Chiến thuật: cách đánh trong từng trận(Chiến thuật phục kích, chiến thuật lấy ítđánh nhiều)

Trong khi tham chiến thì chiến thuật lànhững mưu kế sử dụng trên chiến trường

để giành thắng lợi Có hai cách cơ bản để

Trang 36

b Hình tượng con sông Đà trữ

tình

- Tác giả đã chuyển điểm nhìn

con sông sang điểm nhìn từ trên

- Tác giả miêu tả con sông qua

màu nước: nhiều hình ảnh so

sánh độc đáo đó là màu nước

của mùa xuân “mùa xuân dòng

xanh ngọc bích, chứ nước sông

Đà không xanh màu xanh canh

hến như Sông Gâm Sông Lô”,

=> Vẻ đẹp dịu dàng trong sáng

của con sông Đà

4 Hình tượng người lái đò

a Ngoại hình của ông lái đò

b Ông lái đò trí dũng song

giao chiến hoặc cắt các nguồn tiếp tếkhiến nó không duy trì được vũ khí,không còn thuốc men, lương thực, nướcuống và cối cùng là kiệt sức

- Nguyên tắc của trận đánh: Chiến thuậtdàn hàng (dàn quân thành hàng ngang đốimặt), giữ khoảng cách, cơ động, bảo vệ

- Thuật ngữ sử dụng trong quân sự:

+ Thúc: dùng tay chân hoặc đầu một vậtnhọn đưa ngang cho chạm mạnh vào(Thúc gối) [41;962]

+ Phục kích: Bí mật bố trí lực lượng chờsẵn đánh úp khi đối phương đi ngang qua[41;791]

Kiến thức về Thể thao

Giới thiệu kiến thức về chiến thuật trongmôn thể thao bóng đá giúp cho HS mởrộng vốn hiểu biết ngoài các môn văn hóahọc trong nhà trường

- Bóng đá: là môn thể thao chia thành haiđội, người chơi tìm cách dùng chân hoặcđầu đưa bóng lọt vào khung thành của đốiphương

- Từ thập niên 1880 đến khoảng năm

1925, chiến thuật phổ biến của các độibóng là bố trí đội hình gồm 5 cầu thủ tấncông (tiền đạo), 3 cầu thủ chơi giữ sân(tiền vệ), 3 cầu thủ chơi giữa sân (tiền vệ)

và 2 cầu thủ phòng ngự (hậu về) Khigiảm số lượng tiền đạo xuống còn 2 đãảnh hưởng lớn đến chiến thuật và sốlượng bàn thắng

Bóng đá hiện đại ngày nay thường sửdụng đội hình 4-4-2, 5-3-2, 4-5-1…

Trang 37

- Cuộc chiến không cân sức với

dòng sông Đà hung bạo, hiểm

THẮNGCUỘC

+ Con người cưỡi lên thác

ghềnh, xé toang hết lớp này đến

lớp khác khiến sông Đà tức giận,

rồi lại tiu nghỉu cái mặt xanh lè,

không thể làm gì được người lái

đò

+ Nguyễn Tuân đã sử dụng ngòi

bút hết sức sắc xảo và khéo léo,

cho câu văn mang đầy kịch tính

khiến cho người đọc có tâm

trạng hồi hộp khi chờ xem kết

Quan niệm về cái đẹp hết sức mới mẻ,độc đáo của Nguyễn Tuân: Cái đẹp rấtđộc đáo trước hết có thể là cái bìnhthường, gần gũi nhưng phải đạt đến độ kĩnăng, kĩ xảo Ví dụ như: Hình tượngHuấn Cao trong “Chữ người tử tù”- Mộtngười tài hoa nghệ sĩ (viết chữ đẹp), mộtngười có “thiên lương” trong sáng (biếtquý trọng cái tài, cái đẹp)

Kiến thức thuộc phân môn Làm văn

- Luyện viết tiểu sử tóm tắt- lớp 11: Tóm

tắt về cuộc đời và sự nghiệp của nhà vănNguyễn Tuân

- Kiểu văn miêu tả, phát biểu cảm

nghĩ-lớp 5: Miêu tả và trình bày cảm nghĩ, tìnhcảm của mình về sông Đà, thạch trậnsông Đà, cuộc chiến đấu của người lái đòvới dòng sông Đà hung bạo

- Luyện tập thao tác nghị luận, phân

tích-lớp 11): Phân tích nghệ thuật ngôn từ sắc

Trang 38

c Ông lái đò tài hoa nghệ sĩ.

- Sự thông minh, dứt khoát và

chính xác phá tan các thạch trận

của sông Đà

- “Rảo bơi chèo lên, đứa thì ông

đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở

đường tiến lên” Ông nhớ mặt

được bọn đá tướng, quân đá, nên

mỗi vòng thạch trận ông đều có

cách xử lí khôn khéo

- Có nghệ thuật lái chèo: Chiến

thắng cả ba thạch trận

phẩm

Tích hợp với kiến thức về hội họa: Bức

tranh về khúc đoạn của sông Đà

- Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật

(Tranh của Búi Xuân Phái- Sông Đà)

Trang 39

- Tâm hồn nghệ sĩ: Ung dung

“đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh

vũ cá dầm xanh” “Chẳng ai thèm bàn thêm một lời nào về cuộc chiến đấu” Họ coi đó như

một chuyện bình thường, vìngười dân nơi đây đã sống quenvới tính khí bà chằn thất thườngcủa con sông Đà

Tổng kết

Nội dung

Nghệ thuật

IV Luyện tập

- Phân tích hình tượng con sông

Đà trong “Người lái đò sông Đàcủa Nguyễn Tuân”

Trang 40

những gợi ý của Nguyễn Tuân

trong “Người lái đò sông Đà để

vẽ một bức tranh về 1 khúc đoạn

của con sông Đà

2.2.2.2 Xây dựng bài học tích hợp trong dạy học văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

Bước 1: Rà soát chương trình và SGK để tìm ra những khả năng tíchhợp của văn bản với nội dung kiến thức của các môn khoa học khác và kiếnthức thực tiễn:

• Tích hợp với phân môn Tiếng Việt:

Một số nội dung Tiếng Việt có trong bài như (Nghĩa của từ, nghĩa của câu- lớp 11; Một số biện pháp tu từ nghệ thuật- lớp 6,7,…)

- Tích hợp với phân môn Làm văn:

(Luyện viết tiểu sử tóm tắt- lớp 11; Kiểu văn miêu tả, phát biểu cảm nghĩ- lớp 5; Luyện tập thao tác nghị luận, phân tích- lớp 11, Cách viết một bài kí…)

Ngày đăng: 26/08/2016, 07:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Hình tượng người lái đò a. Ngoại hình của ông lái đò b.   Ông   lái   đò   trí   dũng   song - Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp
4. Hình tượng người lái đò a. Ngoại hình của ông lái đò b. Ông lái đò trí dũng song (Trang 36)
3.5. Hình tượng cái tôi - Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp
3.5. Hình tượng cái tôi (Trang 45)
Hình ảnh minh họa: chiến thuật 4-4-2 - Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp
nh ảnh minh họa: chiến thuật 4-4-2 (Trang 61)
4. Hình ảnh người lái đò - Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp
4. Hình ảnh người lái đò (Trang 74)
3.5. Hình tượng cái tôi tác giả - Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Dạy học văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) theo hướng tích hợp
3.5. Hình tượng cái tôi tác giả (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w