1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giáo dục công dân: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân bài 4 GDCD lớp 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

31 543 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 179 KB

Nội dung

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả GDĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Nội dung quan trọng của nó chính là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực tự giác của học sinh, lấy người học làm trung tâm như NQ hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục đào tạo phải bằng: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học ”. Đặc biệt trong môn GDCD thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một điều hết sức cần thiết. Bởi đây là bộ môn mang tính khái quát và trừu tượng cao nhưng lại gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống. Đối với cấp THPT học sinh có trình độ nhận thức tư duy còn hạn chế, khả năng am hiểu thực tế còn ít và sự quan tâm đến bộ môn chưa cao. Do đó để tạo nên sự hứng thú, say mê và lôi cuốn cho học sinh thì giáo viên dạy môn GDCD phải có sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng bài. Việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề không chỉ riêng ngành giáo dục mà là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Không có một phương pháp dạy học nào mang tính vạn năng, tuy nhiên dựa vào đặc thù bộ môn cũng như thực tiễn dạy học và trình độ tiếp thu của học sinh mà giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp tối ưu nhất. Môn GDCD là môn học luôn được học sinh, phụ huynh, thậm chí một bộ phận lớn trong xã hội đánh giá là môn phụ, không cần thiết phải đầu tư thời gian, chỉ học cho có… Chính vì thế hơn ai hết chính những giáo viên tham gia giảng dạy môn học này phải tự mình đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp nhằm tạo ra sự hứng thú đối với học sinh, kích thích các em tham gia nhiệt tình vào bài giảng, chủ động lĩnh hội kiến thức. Nội dung chương trình GDCD lớp 12 chủ yếu là kiến thức pháp luật rất khô khan và thường được các em cảm nhận theo kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Do vậy để các em chủ động lĩnh hội kiến thức và quan trọng hơn để các em hình thành kĩ năng sống, biến kiến thức thành hành động cụ thể trong cuộc sống rất cần sự đổi mới một cách tâm huyết của giáo viên. Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đang học. Do vậy trong quá trình dạy học bản thân tôi đã tích cực sử dụng các phương pháp dạy học mang tính tích cực trong đó phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp thường xuyên được sử dụng. 2. Mục đích nghiên cứu Khắc phục tình trạng đọc chép do lượng kiến thức của bài học quá nhiều Tạo không khí thoải mái trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh suy nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy và rèn luyện kĩ năng trình bày kiến thức theo một hệ thống logic. Giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn, tiết kiệm thời gian. Rèn luyện kĩ năng sống, phát triển các năng lực cho học sinh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

TIỂU LUẬN

Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân bài 4- GDCD lớp 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống

xã hội.

Người hướng dẫn: TS Phạm Việt Thắng Học viên: Nguyễn Thị Thuỳ Trang Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A

Hà Tĩnh, năm 2015

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, đổi mới và nâng cao chấtlượng hiệu quả GD&ĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đàotạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước Nội dung quan trọng của nó chính

là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực tự giác của họcsinh, lấy người học làm trung tâm như NQ hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII

đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục đào tạo phải bằng: “Đổi mới mạnh mẽ phươngpháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duysáng tạo của người học ”

Đặc biệt trong môn GDCD thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một điềuhết sức cần thiết Bởi đây là bộ môn mang tính khái quát và trừu tượng cao nhưng lạigắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống Đối với cấp THPT học sinh có trình độ nhậnthức tư duy còn hạn chế, khả năng am hiểu thực tế còn ít và sự quan tâm đến bộ mônchưa cao Do đó để tạo nên sự hứng thú, say mê và lôi cuốn cho học sinh thì giáo viêndạy môn GDCD phải có sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng bài Việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề không chỉ riêng ngành giáo dục mà

là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm Không có một phương pháp dạy học nàomang tính vạn năng, tuy nhiên dựa vào đặc thù bộ môn cũng như thực tiễn dạy học vàtrình độ tiếp thu của học sinh mà giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp tối ưunhất Môn GDCD là môn học luôn được học sinh, phụ huynh, thậm chí một bộ phậnlớn trong xã hội đánh giá là môn phụ, không cần thiết phải đầu tư thời gian, chỉ họccho có… Chính vì thế hơn ai hết chính những giáo viên tham gia giảng dạy môn họcnày phải tự mình đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp nhằm tạo ra sự hứng thúđối với học sinh, kích thích các em tham gia nhiệt tình vào bài giảng, chủ động lĩnhhội kiến thức

Nội dung chương trình GDCD lớp 12 chủ yếu là kiến thức pháp luật rất khôkhan và thường được các em cảm nhận theo kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” Do vậy

để các em chủ động lĩnh hội kiến thức và quan trọng hơn để các em hình thành kĩ năngsống, biến kiến thức thành hành động cụ thể trong cuộc sống rất cần sự đổi mới mộtcách tâm huyết của giáo viên

Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạtđộng do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó học sinh có thể tựkhám phá và chiếm lĩnh tri thức Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy độngkhai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên khuyến khíchhọc sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đang học Do vậy trong quátrình dạy học bản thân tôi đã tích cực sử dụng các phương pháp dạy học mang tính

Trang 3

tích cực trong đó phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp thường xuyênđược sử dụng.

2 Mục đích nghiên cứu

- Khắc phục tình trạng đọc chép do lượng kiến thức của bài học quá nhiều

- Tạo không khí thoải mái trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh,kích thích học sinh suy nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy và rèn luyện kĩ năngtrình bày kiến thức theo một hệ thống logic

- Giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn, tiết kiệm thời gian

- Rèn luyện kĩ năng sống, phát triển các năng lực cho học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Dạy học bằng phương pháp tình huống bài 4 chươngtrình GDCD lớp 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đờisống xã hội

4 Giả thiết nghiên cứu

Theo Soul.Robinsohn dạy học theo tình huống dựa trên quan điểm giáo dục: “ Giáo dục là chuẩn bị cho người học hướng vào giải quyết các tình huống của cuộcsống”

Trong các phương pháp dạy học hiện nay thì phương pháp dạy học theo tìnhhuống là một phương pháp khá phổ biến trong thực hiện các mục tiêu giáo dục Tạocho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó Tạo điềukiện để người học trao đổi lẫn nhau và trao đổi với giáo viên

Như vậy dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, theo đó việc dạyhọc được tổ chức theo những chủ đề phức hợp, gắn với tình huống trong thực tiễncuộc sống thông qua đó người học có thể vận dụng các tình huống của cuộc sống đểhình thành các kĩ năng, năng lực của mình

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh học bài bằng phương pháp tình huống

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu:

Trang 4

Mặc dù phạm vi đề tài chỉ đi sâu trình bày về sử dụng phương pháp tình huốngtrong một bài học GDCD lớp 12, song với hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn tác giả đãnêu ra trong đề tài, hy vọng nó sẽ làm nền tảng để có thể áp dụng cho các bài họcGDCD khác có sử dụng phương pháp này.

Nếu biết khai thác tốt phương pháp tình huống sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viêntrong quá trình giảng dạy Cùng với sự kết hợp các phương pháp, phương tiện trựcquan và kỹ thuật dạy học sẽ góp phần đẩy lùi hiện tượng “đọc chép” một cách có hiệuquả

SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD

1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông

1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống

1.1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học

Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về phương pháp dạy học như:

Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học

Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục

Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục

Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy học Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học

có mối liên hệ mật thiết với nhau

Trang 5

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng làhai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học Trong sự thống nhất này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở lại đối với phương pháp dạy.

Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo Phương pháp học cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo

Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá) sự học tập của trò Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được Trong thực tiễn, nhiều giáo viên chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo Người giáo viên phải kết hợp hai chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầyvừa giảng vừa truyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc

tự học của trò Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập

Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải

tự điều khiển quá trình học tập của bản thân Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra - đánh giá ) Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của bàigiảng của thầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân Vậy, trong phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động

Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học,

và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học Nói cách khác, dạy học tối

ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc

ba phép biện chứng:

Giữa dạy và học

Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy

Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phương pháp họcứng với ba giai đoạn học tập

Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin

Trang 6

Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộnhớ những điều thầy giảng.

Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học

Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó thành học vấn riêng Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy

Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập

Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề Nhiệm vụ của nó là vận dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức

Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong

cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả cao

1.1.1.2 Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống

*

Quan niệm tình huống:

“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn xung đột Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải quyết khác nhau Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứngmột vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế Tình huống dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học”

Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề

“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới Trong đó, vấn đề học tập là những tình huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giảiquyết”

“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh tachưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động

tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”

Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của con người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyếtmâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòi sáng tạo tích

Trang 7

cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”.

Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là: tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì

hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó Nghĩa là tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề đã đề xuất

Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm

vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu

và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới đối với chủ thể

Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:

Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học

Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết

Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực

Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng vềcách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh

*

Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống

Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhucầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là

họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức

Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các

em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồngthời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức

Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:

Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cầntìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới

Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhu cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh Học sinh chấp nhận mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan

Trang 8

Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh

Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề

Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực

Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về

lý luận và thực tiễn Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không sát thực tế Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình huống, hoặc giải quyết sai

1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống

1.1.2.1 Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống

Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:

Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ

nhớ các vấn đề phức tạp’’ Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này mộtcách dễ dàng trong thời gian dài Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trình giải quyết tình huống đó

Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả

năng tư duy độc lập, sáng tạo” Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong

đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau Trong đó, học sinh được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họphải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan điểm đó Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo Bên cạnh

đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phú hơn vốn tri thức của họ

Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận

dụng các kiến thức đã học được” Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải

Trang 9

vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của nhiều môn học khác nhau

Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp

người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ kiến thức giải quyết” Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp baogiờ Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho

cả người học lẫn người dạy

Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể

rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình” Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong tương lai Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạnchế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác trong quá trình giải quyết tình huống Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác Phương pháp học bằng tình huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiến thức của mình

Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹnăng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể đạt được cả ba mục tiêu này

Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng

nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học” Thông qua việc phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn đềkhác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có thể tựđịnh hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp

Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của

phần lớn học sinh đối với môn học” Trong phương pháp học bằng tình huống, học sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên cứu và học hỏi Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học

vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu,

Trang 10

tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận.

Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng

tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời

họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên

để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìnhhuống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp

1.1.2.2 Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống còn có một số điểm hạn chế nhất định

Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng

tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm của người học Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khácnhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”

Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái

độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”

Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người

học” Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định, giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic cho học sinh Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấpnhiều lần so với phương pháp học truyền thống Phương pháp dạy học bằng tình huốngđòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức

và kỹ năng mới Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất ngắn

Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần đã phảithay đổi cho phù hợp

Trang 11

Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm Đây là một ý kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức

và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện… Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng

phương pháp này

1.1.3 Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống

1.1.3.1 Các loại tình huống dạy học

Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng tình huống một cách rất linh hoạt Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học Tùy thuộc vào từng bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những loại như sau:

Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản Độ dài của các tình huống này thường chỉ khoảng 4 - 5 câu Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng củagiáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và (2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”

Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyết giảng Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới Các tình huống này cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc Các tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu

và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”

Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất

và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới Loại tình huống này yêu cầu học sinh không những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình

huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh Về nội dung, tình huống này có độ phức tạp cao nhất Nó thường bao gồm ít nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn

bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức độ cao nhất”

Trang 12

Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ

mở của vấn đề trong tình huống Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng các tình huống mở và các tình huống đóng Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau Loại tình huống này rất tốt trong việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh Khi học sinh xử lý các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là cách thức để đi đến kết luận đó Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới một kết quả cố định Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tới kiến thức chính thống Loại tình huống này rất tốt để giáo viên bổ sung thêm cho học sinh kiến thức nội dung

1.1.3.2 Cách thức xây dựng một tình huống dạy học

Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức Vì vậy, quy trình xây dựngbài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải quyết bài tập tình huống của học sinh Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước sau:

Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt

Bước 2 - Hình thành vấn đề

Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề

Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống

“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt tới học sinh Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn học sinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể làmột nguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào thực tiễn Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà thông thường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp thu Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề nhỏ khác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định Trên cơ sở các vấn

đề và tiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình huống hoàn chỉnh Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng tình tiết sự kiện Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã được giải quyết một cách sáng tạo Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dungkiến thức mà giáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết của vụ việc đó rồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình Thứ hai, nếu không tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình huống giả định Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân tích trên đây phải được tuân thủ”

Trang 13

Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trìnhdạy học bằng tình huống.

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

* Thuận lợi:

Chương trình GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh toàn bộ kiến thức pháp luật

cơ bản, có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, vì vậy nhiều nội dung không những phù hợpvới dạy học theo tình huống mà còn phát huy hiệu quả rất tốt khi giáo viên tổ chức chohọc sinh làm bài tập tình huống

- Giáo viên được đào tạo, tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học

- Giáo viên có nhiều kênh thông tin khác nhau để khai thác tình huống phục vụ côngtác dạy học của mình

- Kích thích tư duy giải quyết vấn đề, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh, các emhứng thú học tập

- Đây là phương pháp phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh khối 12, kích thích lôi cuốnhọc sinh, là cơ hội để các em khẳng định cái tôi của mình trong giải quyết tình huống

* Khó khăn:

- Nội dung kiến thức pháp luật thường khô, khó, dài….học sinh khó tiếp thu

- Tài liệu tham khảo mang tính chính thống rất ít, chủ yếu giáo viên khai thác từ cáctrang mạng xã hội

- Đòi hỏi rất nhiều thời gian, giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng lênlớp

- Quan niệm của học sinh, phụ huynh và xã hội vẫn xem GDCD là môn phụ, khôngcần thiết phải đầu tư học tập, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình học tập, tiếpnhận tri thức của học sinh Các em hoàn toàn không chủ động tiếp nhận tri thức, íthứng thú say mê vì nghĩ mất thời gian mà lại không phục vụ thi cử…

Chương 2: Sử dụng tình huống một cách có hiệu quả khi dạy học bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Chương trình GDCD lớp 12

2.1 Nguyên lí ứng dụng phương pháp tình huống

Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực nghiêncứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra

2.1.1.Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tình huống

Tính tích cực của phương pháp tình huống là không thể phủ nhận Tuy nhiên trong quátrình ứng dụng cũng gặp một số khó khăn nhất định Cụ thể:

*Ưu điểm

- Nâng cao tính thực tiễn của môn học;

Trang 14

- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hứng thú cho học sinh;

- Nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, kĩ năng giải quyết vấn đề, trìnhbày và phản biện ý kiến trước đám đông cho học sinh;

- Giáo viên tiếp thu được những kinh nghiệm, những cách giải quyết mới từ học sinh

để làm phong phú thêm bài giảng và có thể điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứucho phù hợp;

- Nếu tình huống tốt có tính chất liên kết lí thuyết rất cao

*Hạn chế

- Giáo viên:

+ Tăng khối lượng làm việc;

+ Luôn luôn cập nhật thông tin, kiến thức và kĩ năng mới Đây là một quá trình liên tụcđòi hỏi thời gian và sức lực;

+ Phải chọn lọc tình huống kĩ càng trước khi sử dụng nếu không sẽ phản tác dụng,điều này xẩy ra sẽ rất nguy hiểm;

+ Giáo viên phải biết phối hợp các phương pháp khác, nếu không học sinh chỉ chú tâmđến tình huống và cho rằng thực tế sẽ diễn ra như thế

- Học sinh:

Đặt ra thách thức với học sinh về tính năng động, yêu thích kiến thức và khảnăng tư duy độc lập Phương pháp này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nhận được sựtham gia chủ động và yêu thích của học sinh

2.1.2 Những lưu ý khi sử dụng tình huống

- Tình huống có thể dài hay ngắn tuỳ từng nội dung vấn đề

- Để có những tình huống thu hút được sự chú ý của học sinh giáo viên cần đầu tư mộtcách nghiêm túc, phải thường xuyên thu thập thông tin trên báo chí, các trang thông tinchính thống, các thông tin ở địa phương các em sinh sống….như vậy mới hy vọng tạo

ra tình huống hay và mang tính thời sự

- Tình huống không nhất thiết phải do giáo viên cung cấp mà có thể sử dụng các tìnhhuống do học sinh nêu ra Giáo viên có thể chỉnh sửa cho phù hợp với ý đồ truyền dẫnkiến thức của mình

- Tình huống phải được kết thúc bằng các câu hỏi hoặc các vấn đề khác như: theo emvấn đề này nên giải quyết như thế nào? Em nghĩ điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo ? Em sẽlàm gì nếu là nhân vật A, nhân vật B…

*Các bước tiến hành:

+ Học sinh đọc, nghe hoặc xem tình huống và suy nghĩ

+ Giáo viên đưa ra các câu hỏi (số lượng câu hỏi nhiều hay ít tuỳ nội dung kiến thứccần tìm hiểu) liên quan đến tình huống

+ Thảo luận tình huống thực tế

Trang 15

+Thảo luận các vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế.

+ Kết luận vấn đề

- Sau khi học sinh giải quyết xong yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên là phải nhận xét,đánh giá, động viên bằng nhiều hình thức( có thể cho điểm) để khuyến khích các em

- Từ tình huống học sinh vừa giải quyết xong, giáo viên liên hệ với lí thuyết bài học, từ

đó giúp các em nắm vững và ghi nhớ nội dung cần thiết

2.2 Hướng dẫn học sinh học bài 4 - GDCD 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội bằng phương pháp tình huống

Như chúng ta biết tình huống để sử dụng trong dạy học có thể yêu cầu học sinhchuẩn bị Nhưng để chủ động giáo viên nên chuẩn bị những tình huống phục vụ chobài dạy của mình một cách chu đáo và có chọn lọc

Sau khi có tình huống giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện vậtchất cần thiết để phục vụ cho việc giải quyết tình huống

Giáo viên cần phải nhận thức rõ việc đưa ra tình huống để các em giải quyếtvới mục đích là tiếp cận kiến thức cơ bản của bài học Do vậy trong quá trình hướngdẫn học sinh làm việc giáo viên cần định hướng tránh việc sa đà vào giải quyết theoquan điểm cá nhân, làm loãng vấn đề, thậm chí đi chệch ý tưởng thiết kế ban đầu Đây

là điều hết sức cấm kị, giáo viên tuyệt đối phải tuân thủ

Tương ứng với tâm thế đó giáo viên cũng cần hình thành ở học sinh tâm thếchủ động tiếp nhận tình huống, các em hiểu đây là những tình huống giả định, phảivận dụng kiến thức môn học để giải quyết

2.3 Phương pháp áp dụng dạy học theo tình huống vào bài 4 – GDCD 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Để thực hiện thành công phương pháp này giáo viên cần phải biết kết hợp mộtcách nhuần nhuyễn với các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác

Bản thân tôi với kinh nghiệm dạy học đã từng có, tôi đã kết hợp cùng vớiphương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật phòng tranh

Khi thực hiện bài dạy tôi phân lớp thành 3 nhóm Mỗi nhóm thực hiện một nộidung của bài học Trong quá trình thực hiện thảo luận nhóm tôi sẽ thực hiện kĩ thuậtkhăn trải bàn Sau khi giáo viên nêu tình huống xong HS làm việc cá nhân ghi ý kiếnvào phần phiếu của mình Sau khi cá nhân làm việc xong nhóm sẽ thảo luận dưới sựđiều hành của nhóm trưởng, thống nhất ý kiến, thư kí sẽ ghi ý kiến của nhóm mình vào

vị trí trung tâm Khi nhận được yêu cầu từ giáo viên đại diện nhóm sẽ trình bày Trìnhbày xong phiếu học tập của các nhóm sẽ được treo ở phòng học ở những vị trí dễ quansát

Tóm lại, để bài giảng lôi cuốn, có sức hấp dẫn với học sinh giáo viên cần cómột kĩ năng sư phạm vững vàng, kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp và

Ngày đăng: 06/08/2016, 22:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w