ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết nghiên cứu 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.2 Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Đóng góp mới của đề tài 8. Kết cấu của đề tài A . phÇn MỞ ĐẦU : 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng giáo dục đại học nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNHHĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của các bộ môn Giáo dục công dân nói chung, mảng kiến thức giáo dục pháp luật nói riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn giũa, định hướng, giáo dục hành vi đúng đắn cho học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển cao của hoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (trong đó có phương pháp dạy học tình huống) là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân. 1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, phương pháp dạy học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống
nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trêng THCS
Người hướng dẫn: TS Phạm Việt Thắng
Học viên: Bïi ThÞ ViÖt Ph¬ng Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A §¬n vÞ : Trêng THCS Xu©n Léc - Can Léc
Hà Tĩnh, năm 2015
Trang 2ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết nghiên cứu
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.2 Phạm vi nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Đóng góp mới của đề tài
8 Kết cấu của đề tài
Trang 3A phÇn MỞ ĐẦU :
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng giáo dục đại học nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay
1.2 Xuất phát từ tầm quan trọng của các bộ môn Giáo dục công dân nói chung, mảng kiến thức giáo dục pháp luật nói riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn giũa, định hướng, giáo dục hành vi đúng đắn cho học sinh Đặc biệt, trong điều kiện phát triển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển cao của hoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (trong đó có phương pháp dạy học tình huống) là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân.
1.3 Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công Tuy nhiên, phương pháp dạy học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép
1.4 Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy học tích cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh,… Giáo dục công dân là môn học có ý nghĩa cao trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh Việc áp dụng phương pháp dạy học tình huống vào giảng dạy môn GDCD là cấp thiết.
Trang 4Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn: “Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân” làm tiểu luận khoa học
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống và những đặc thù của môn Giáo dục công dân, đề tài đi sâu nghiên cứu việc áp dụng phương pháp này trong dạy học mảng kiến thức pháp luật thuộc môn Giáo dục công dân với mục đích góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ, hành vi đúng đắn cho học sinh
3 ĐỐI TƯỢNG
Phương pháp dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân tại trường THCS Xu©n Léc
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng PPNCTH vào giảng dạy mảng kiến thức pháp luật ở môn Giáo dục công dân theo qui trình hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân.
5 NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng việc dạy và học môn GDCD tại trường THCS Xu©n Léc
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
Trang 5- Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS Xu©n Léc
- Xây dựng tuyển tập hệ thống bài tập tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Những năm gần đây
- Không gian: Tại trường THCS Xu©n Léc
- Nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tình huống và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn GDCD hiện nay.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tổng kết
lý thuyết.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thực nghiệm, khảo sát điều tra, đo đạc xử lý kết quả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng vấn sâu, tổng kết kinh nghiệm, quan sát, lịch sử, logic.
Trang 67.3 Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh.
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, Tiểu luận kết cấu thành 02 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương II: Tiến trình thực hiện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
B phÇn NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN
GDCD
I Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình
huống trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học
1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về phương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục
Trang 7Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạy học Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học Trong sự thống nhất này phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở lại đối với phương phápdạy
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo Phương pháp học cũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý,
và bằng lôgic của nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn
và kiểm tra, đánh giá) sự học tập của trò Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó hữu cơ với nhau, chúng không thể thiếu nhau được Trong thực tiễn, nhiều giáo viên chỉ chăm lo việc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo Người giáo viên phải kết hợp hai chức năng trên đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy vừa giảng vừatruyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc tự họccủa trò Vì vậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho
phương pháp học trong tất cả các giai đoạn của sự học tập
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải tự điều khiển quá trình học tập của bản thân Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội dung do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực chỉ đạo sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra - đánh giá ) Người học sinh giỏi
Trang 8thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của bài giảng của thầy, rồi
tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân Vậy, trong phương pháp học, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học, và đồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền đạt và chỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học Nói cách khác, dạy học tối ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc ba phép biện chứng:
Giữa dạy và học
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phươngpháp học ứng với ba giai đoạn học tập
Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin
Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộ nhớ những điều thầy giảng
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó thành học vấn riêng Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề Nhiệm vụ của
nó là vận dụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức
Trang 9Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong cả ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả cao.
1.1.1.2 Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
*
Quan niệm tình huống:
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâuthuẫn xung đột Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc cácphương án giải quyết khác nhau Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế Tình huống dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học”
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quancủa bài toán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và
có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới Trong đó, vấn
đề học tập là những tình huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết”
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế,khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn
ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”
Trang 10Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của con người gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước,
mà bằng tìm tòi sáng tạo tích cực đầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là: tình huống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tayvào việc giải quyết vấn đề đó Nghĩa là tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề đã đề xuất
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, mộtnhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ Và do vậy, kết quả củaviệc nghiên cứu và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới đối với chủ thể
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học
Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng về cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh
*
Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Trang 11Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗlực của nhận thức
Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cần tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạonên nhu cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh Học sinh chấp nhận mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới(mục đích cần đạt được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề
Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực
Trang 12Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về lý luận và thực tiễn Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không sát thực tế Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình huống, hoặc giải quyết sai.
1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1 Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ
hiểu và dễ nhớ các vấn đề phức tạp’’ Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài Nếu học
lý thuyết, người học có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết
mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp giảng dạy tình huống giúpngười học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trình giải quyết tình huống đó
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng
cao khả năng tư duy độc lập, sáng tạo” Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau Trong đó, học sinh được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan điểm đó Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo
Trang 13viên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo Bên cạnh đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phú hơn vốn tri thức của họ.
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để
liên kết, vận dụng các kiến thức đã học được” Để giải quyết một tình huống,học viên có thể phải vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trongcùng một môn học hoặc của nhiều môn học khác nhau
Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình
huống giúp người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ kiến thức giải quyết” Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao giờ Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả năngngười học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho cả người học lẫn người dạy
Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học
có thể rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình” Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học
có thể thành công trong tương lai Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác trong quá trình giải quyết tình huống Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác Phương pháp học bằng tình huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông