MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng giáo dục đại học nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNHHĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của các bộ môn Giáo dục công dân nói chung, mảng kiến thức giáo dục pháp luật nói riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn giũa, định hướng, giáo dục hành vi đúng đắn cho học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển cao của hoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (trong đó có phương pháp dạy học tình huống) là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân. 1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, phương pháp dạy học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép. 1.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy học tích cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh,… Giáo dục công dân là môn học có ý nghĩa cao trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh. Việc áp dụng phương pháp dạy học tình huống vào giảng dạy môn GDCD là cấp thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn: “Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân” làm tiểu luận khoa học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống và những đặc thù của môn Giáo dục công dân, đề tài đi sâu nghiên cứu việc áp dụng phương pháp này trong dạy học mảng kiến thức pháp luật thuộc môn Giáo dục công dân với mục đích góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ, hành vi đúng đắn cho học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG Phương pháp dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân tại trường THCS Đan Trường Hội, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu áp dụng PPNCTH vào giảng dạy mảng kiến thức pháp luật ở môn Giáo dục công dân theo qui trình hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân. 5. NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu Điều tra thực trạng việc dạy và học môn GDCD tại trường THCS Đan Trường Hội, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS Đan Trường Hội, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh Xây dựng tuyển tập hệ thống bài tập tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân. 5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Thời gian: Những năm gần đây Không gian: Tại trường THCS Đan Trường Hội, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh Nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tình huống và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn GDCD hiện nay. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tổng kết lý thuyết. 6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thực nghiệm, khảo sát điều tra, đo đạc xử lý kết quả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng vấn sâu, tổng kết kinh nghiệm, quan sát, lịch sử, logic. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7.1 Đề tài nghiên cứu tổng kết, hệ thống hóa các cơ sở lý luận, các quan điểm về PPNCTH trong dạy học. 7.2. Bước đầu vận dụng và rút ra kinh nghiệm cho công việc giảng dạy của giáo viên GDCD 7.3. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh. 8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, Tiểu luận kết cấu thành 02 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Chương II: Tiến trình thực hiện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TIỂU LUẬN
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường THCS Đan Trường Hội,
huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh.
Người hướng dẫn: TS Phạm Việt Thắng Học viên: Hoàng Thị Dung
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật K2A
Hà Tĩnh, năm 2015
Trang 2MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất lượnggiáo dục đại học nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nướctrong giai đoạn hiện nay
1.2 Xuất phát từ tầm quan trọng của các bộ môn Giáo dục công dân nói chung, mảngkiến thức giáo dục pháp luật nói riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, rèngiũa, định hướng, giáo dục hành vi đúng đắn cho học sinh Đặc biệt, trong điều kiện pháttriển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển cao củahoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy họctích cực (trong đó có phương pháp dạy học tình huống) là việc làm cần thiết đối với giáoviên dạy môn Giáo dục công dân
1.3 Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổthông hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũngnhư hình thức tổ chức Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thôngnhững năm gần dây gặt hái được nhiều thành công Tuy nhiên, phương pháp dạy học ởnhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học chay, truyềnthụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép
1.4 Phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương pháp dạy học tíchcực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăngtính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đềthực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh,… Giáo dục công dân là môn học có ýnghĩa cao trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh Việc áp dụng phươngpháp dạy học tình huống vào giảng dạy môn GDCD là cấp thiết
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn: “Sử dụng phương pháp dạyhọc bằng tình huống nhằm Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông qua dạy học mônGiáo dục công dân” làm tiểu luận khoa học
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống
và những đặc thù của môn Giáo dục công dân, đề tài đi sâu nghiên cứu việc áp dụngphương pháp này trong dạy học mảng kiến thức pháp luật thuộc môn Giáo dục công dânvới mục đích góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ, hành vi đúngđắn cho học sinh
3 ĐỐI TƯỢNG
Trang 3Phương pháp dạy học tình huống trong môn Giáo dục công dân tại trường THCSĐan Trường Hội, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh.
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng PPNCTH vào giảng dạy mảng kiến thức pháp luật ở môn Giáo dụccông dân theo qui trình hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học mônGiáo dục công dân
5 NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng việc dạy và học môn GDCD tại trường THCS Đan Trường Hội,huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH vào dạy học môn Giáo dục công dân ởtrường THCS Đan Trường Hội, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh
- Xây dựng tuyển tập hệ thống bài tập tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Những năm gần đây
- Không gian: Tại trường THCS Đan Trường Hội, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh
- Nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tình huống và áp dụng vào thực tiễn giảngdạy môn GDCD hiện nay
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tổng kết lýthuyết
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thực nghiệm, khảo sát điều tra, đođạc xử lý kết quả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng vấn sâu,tổng kết kinh nghiệm, quan sát, lịch sử, logic
7.3 Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, Tiểu luận kết cấu thành 02 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương II: Tiến trình thực hiện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNGPHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG NHẰM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌCSINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học.
1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học
Trong các tác phẩm về lý luận dạy học, ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa vềphương pháp dạy học như:
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợpthống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tớimục đích dạy học
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của giáoviên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo cho tròlĩnh hội được nội dung trí dục
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quátrình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnhhội được nội dung trí dục
Những định nghĩa này đã nêu lên được một cách khái quát về phương pháp dạyhọc Qua quá trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ta thấy rằng giữa dạy và học cómối liên hệ mật thiết với nhau
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, chúng làhai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác độngqua lại với nhau và là hai mặt của một quá trình dạy học Trong sự thống nhất nàyphương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương đối,chịu sự chi phối của phương pháp dạy, nhưng phương pháp học có ảnh hưởng trở lại đốivới phương pháp dạy
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo Phương pháp họccũng có hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo
Thầy truyền đạt cho trò một nội dung nào đó, theo một lôgic hợp lý, và bằng lôgiccủa nội dung đó mà chỉ đạo, ( định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá) sựhọc tập của trò Trong bản thân phương pháp dạy, hai chức năng này gắn bó hữu cơ vớinhau, chúng không thể thiếu nhau được Trong thực tiễn, nhiều giáo viên chỉ chăm loviệc truyền đạt mà coi nhẹ việc chỉ đạo Người giáo viên phải kết hợp hai chức năng trên
Trang 5đây bằng chính lôgic của bài giảng, với lôgic hợp lý của bài giảng, thầy vừa giảng vừatruyền đạt ), vừa đồng thời điều khiển việc tiếp thu ban đầu và cả việc tự học của trò Vìvậy phương pháp dạy chính là mẫu, là mô hình cơ bản cho phương pháp học trong tất cảcác giai đoạn của sự học tập.
Còn về phía học sinh, khi học tập vừa phải tiếp thu bài thầy giảng, lại vừa phải tựđiều khiển quá trình học tập của bản thân Nói cách khác, học sinh phải tiếp thu nội dung
do thầy truyền đạt, đồng thời dựa trên toàn bộ lôgic bài giảng của thầy mà tự lực chỉ đạo
sự học tập của bản thân ( tự định hướng, tự tổ chức, tự thực hiện, tự kiểm tra - đánh giá ).Người học sinh giỏi thường là người biết nắm bắt được lôgic cơ bản của bài giảng củathầy, rồi tự sáng tạo lại nội dung đó theo lôgic của bản thân Vậy, trong phương pháphọc, hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau,
bổ sung cho nhau, như hai mặt của cùng một hoạt động
Dạy tốt, học tốt, xét về mặt phương pháp phải là sự thống nhất của dạy với học, vàđồng thời cũng là sự thống nhất của hai chức năng riêng của mỗi hoạt động truyền đạt vàchỉ đạo trong dạy; tiếp thu và tự chỉ đạo trong học Nói cách khác, dạy học tối ưu phải là
sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc ba phép biệnchứng:
Giữa dạy và học
Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy
Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và tổ hợp ba phương pháp họcứng với ba giai đoạn học tập
Giai đoạn 1: Tiếp thu ban đầu các thông tin
Trong giai đoạn này thầy giảng bài mới Trò nghe, nhìn, hiểu, ghi chép và sơ bộnhớ những điều thầy giảng
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sự tự học để xử lý thông tin, biến nó thànhhọc vấn riêng Ở đây trò phải sử dụng toàn bộ các thao tác tư duy
Giai đoạn 3: Vận dụng thông tin để giải bài tập
Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề Nhiệm vụ của nó là vậndụng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo việc giải quyết các bài tập nhận thức
Trong quá trình dạy và quá trình học thì quá trình dạy có vai trò chỉ đạo trong cả
ba giai đoạn của quá trình học, quá trình dạy hợp lý thì quá trình học sẽ đạt kết quả cao
1.1.1.2 Quan niệm về tình huống và phương pháp dạy học bằng tình huống
*
Quan niệm tình huống:
Trang 6“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn xungđột Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải quyếtkhác nhau Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện,nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng một vấn
đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế Tình huống dạy học là những tình huốngthực hoặc mô phỏng theo tình huồng thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học”
Tình huống bao giờ cũng là tình huống có vấn đề
“Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bàitoán nhận thức được chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyếtđược, kết quả là họ nắm được tri thức mới Trong đó, vấn đề học tập là những tình huống
về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết”
“Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh tachưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tớimục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tình huống này kích thích con ngườitìm tòi cách giải thích hay hành động mới Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạtđộng nhận thức sáng tạo, có hiệu quả Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động tưduy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết vấn đề”
Xét về khía cạnh tâm lý thì: “Tình huống là trạng thái tâm lý độc đáo của conngười gặp chướng ngạy nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyếtmâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước, mà bằng tìm tòi sáng tạo tích cựcđầy hứng thú, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến thức và
cả niềm vui sướng của người phát hiện kiến thức”
Qua một số định nghĩa ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học là: tìnhhuống học tập mà khi học sinh tham gia thì gặp một số khó khăn, học sinh ý thức đượcvấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì hy vọng
có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó Nghĩa là tình huống
đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và giải quyết vấn
đề đã đề xuất
Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụcần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu vàgiải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức hànhđộng mới đối với chủ thể
Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề:
- Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học
Trang 7- Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
- Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực
Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng vềcách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹnăng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không đòihỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh
*
Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó giáoviên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách quan củabài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, có khảnăng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là họ giành đượckiến thức và cả phương pháp giành kiến thức
Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các emthấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng thờicảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng thiếu sótnày có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức
Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau:
Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cầntìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới
Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhucầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh Học sinh chấp nhận mâuthuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan
Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh Từnhững điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt được)học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề
Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới nộidung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương phápdạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực
Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về lýluận và thực tiễn Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra đượcnhững tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không sát thực
tế Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình huống, hoặcgiải quyết sai
1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
1.1.2.1 Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống
Trang 8Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm,dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ
nhớ các vấn đề phức tạp’’ Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, ngườihọc có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này mộtcách dễ dàng trong thời gian dài Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình trạng
“học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp giảngdạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trìnhgiải quyết tình huống đó
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả
năng tư duy độc lập, sáng tạo” Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá trìnhtiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáoviên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì phươngpháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữahọc sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau Trong đó, học sinh được đặt vào trongmột hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ phải dùng hếtkhả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan điểm đó Họ không
bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết một tình huống cụ thể
mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo Bên cạnh đó, dạy học bằng tìnhhuống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; học được những
ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phú hơn vốn tri thức củahọ
Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận
dụng các kiến thức đã học được” Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải vậndụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của nhiềumôn học khác nhau
Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp
người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủkiến thức giải quyết” Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả năngphát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao giờ.Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy độc lập,sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả năng ngườihọc sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho cả người họclẫn người dạy
Trang 9Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể rèn
luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình”.Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong tương lai.Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bảnthân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác trong quá trìnhgiải quyết tình huống Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận
và thuyết trình từ những học viên khác Phương pháp học bằng tình huống cũng giúpngười học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách khúc chiết, mạchlạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu rộng, biết vận dụnglinh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm
cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt,biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiến thứccủa mình
Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹnăng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể đạtđược cả ba mục tiêu này
Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng
nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của họcsinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học” Thông qua việc phân tích
và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề khác nảysinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có thể tự định hướnghọc tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp
Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của phần
lớn học sinh đối với môn học” Trong phương pháp học bằng tình huống, học sinh làngười chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên cứu vàhọc hỏi Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học vì nó kíchthích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra giảipháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình Sau khi thảoluận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả lời những câuhỏi được đặt ra trong buổi thảo luận
Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng tình
huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời họcũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên để làmgiàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học sinh có tưduy nhanh nhẹn sáng tạo Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình huống, giáo
Trang 10viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và cónhững điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.
1.1.2.2 Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống còn
có một số điểm hạn chế nhất định
Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng tình
huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau tùythuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm củangười học Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con đường
và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là trong nhữnglớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khác nhau, và giáoviên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”
Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ
làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động Tuy nhiên, hiệnnay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ không
có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu quả củaphương pháp dạy học bằng tình huống”
Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người
học” Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định, giáoviên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic cho họcsinh Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học sinh phải tựmình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp nhiều lần sovới phương pháp học truyền thống Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi giảngviên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức và kỹ năng mới.Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật thay đổi mộtcách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất ngắn Có khi giảng viên mới xâydựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần đã phải thay đổi cho phù hợp
Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì trongkhi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm Đây là một ý kiến sailầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn tronggiảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyếnkhích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện… Đây thật sự lànhững thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng phương pháp này
1.1.3 Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống
1.1.3.1 Các loại tình huống dạy học
Trang 11Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng tìnhhuống một cách rất linh hoạt Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết giảnghay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học Tùy thuộc vào từng bối cảnh
sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những loại như sau:
Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng các
ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản Độ dài của các tình huống này thường chỉ khoảng 4
- 5 câu Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của giáo viênnhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và (2) kích thíchhọc sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”
Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơnLoại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyếtgiảng Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm gợi
mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới Các tình huống này cần đượcgiao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc Các tình huốngkhông cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu và ghi nhớnhững khái niệm khởi đầu của bài học”
Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất vàđược chuẩn bị kỹ lưỡng nhất Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp dụngcác kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực tiễn vàqua đó học thêm kiến thức mới Loại tình huống này yêu cầu học sinh không những phảinghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị theo yêu cầu củagiáo viên Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình huống, trong đó học sinh
là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh Về nội dung, tìnhhuống này có độ phức tạp cao nhất Nó thường bao gồm ít nhất ba vấn đề xuyên suốttrong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn bị của cả học sinh và giáo viêncũng ở mức độ cao nhất”
Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ mởcủa vấn đề trong tình huống Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng các tìnhhuống mở và các tình huống đóng Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó lời giải đểngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau Loại tình huống này rất tốt trong việc kích thíchkhả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh Khi học sinh xử lý các tình huốngthuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là cách thức để điđến kết luận đó Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới một kết quả cốđịnh Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ định hướng cho
Trang 12học sinh tới kiến thức chính thống Loại tình huống này rất tốt để giáo viên bổ sung thêmcho học sinh kiến thức nội dung.
1.1.3.2 Cách thức xây dựng một tình huống dạy học
Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề nào
đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức Vì vậy, quy trình xây dựng bàitập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải quyết bàitập tình huống của học sinh Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước sau:
Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt
Bước 2 - Hình thành vấn đề
Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề
Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống
“Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt tớihọc sinh Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn học sinhnắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là mộtnguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào thựctiễn Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà thôngthường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp thu Việcgiải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề nhỏ khác vànếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định Trên cơ sở các vấn đề và tiểu vấn
đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình huống hoàn chỉnh
Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng tình tiết sự kiện Thứnhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã được giải quyết một cáchsáng tạo Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung kiến thức mà giáo viênđang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết của vụ việc đó rồi điềuchỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình Thứ hai, nếu không tìm được
vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình huống giả định Trongtrường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân tích trên đây phải đượctuân thủ”
Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trìnhdạy học bằng tình huống
1.2 Thực trạng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn GDCD
ở trường Trung học cơ sở Đan Trường Hội, huyện nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh
1.2.1 Đặc điểm của địa bàn khảo sát.
* Về nội dung dạy học.