Tham khảo 10 tài liệu phân tích tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” đầy đủ nhất 

Chinh phụ ngâm khúc và hai bản dịch nôm 

“Chinh phụ ngâm khúc” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Đặng Trần Côn. Chuỗi thơ sử dụng thể song thất lục bát – đây là thể thơ rất giàu nhạc, phù hợp cho con người bộc lộc cảm xúc của mình. Với ngòi bút tài tình, tác giả để thể hiện được dòng tâm trạng của người phụ nữ qua từng hoàn cảnh khác nhau. 

Nếu bạn đang tìm hiểu, tham khảo để phân tích “Chinh phụ ngâm khúc”, đừng bỏ qua những tài liệu được chúng tôi tổng hợp ngay dưới đây. 

I. 10 tài liệu phân tích, tìm hiểu chinh phụ ngâm khúc

1. Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng và chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn 

Đề tài này được thực hiện nhằm làm rõ, phân tích hình ảnh người phụ nữ. Với kết cấu 3 chương như sau: 

  • Chương 1: hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến và văn học Việt Nam trung đại 
  • Chương 2: Hình ảnh người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc và thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương: nêu ra những điểm tương đồng với nhiều khía cạnh khác nhau. 
  • Chương 3: Người phụ nữ trong sáng tác của hai nhà thơ: nêu những điểm khác biệt trong 4 khía cạnh cụ thể. 
Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng và chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn 
Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng và chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

Download tài liệu

2. Chinh phụ ngâm khúc lớp 7: Đoạn trích sau phút chia ly 

Sau phút chia ly là đoạn trích trong tác phẩm chinh phụ ngâm khúc, được giới thiệu và giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 7. 

Tài liệu dưới đây có đầy đủ những nội dung bao gồm: phần tìm hiểu chung về văn bản như tác giả, tác phẩm; phân tích nội dung chi tiết của tác phẩm, hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 

Chinh phụ ngâm khúc lớp 7: Đoạn trích sau phút chia ly 
Chinh phụ ngâm khúc lớp 7: Đoạn trích sau phút chia ly

Download tài liệu

3. Chinh phụ ngâm khúc và hai bản dịch nôm 

Chinh phụ ngâm khúc được nhiều tác giả dịch nôm. Mỗi bản dịch sẽ có sự khác nhau ít nhiều. Và hai bản đó cũng sẽ thể hiện nội dung có phần khác nhau. 

Tài liệu dưới đây giới thiệu và phân tích để chúng ta biết được 2 bản dịch nôm này có những điểm nào đặc biệt, cái hay của từng bản, bản nào sát và chính xác nhất với ý đồ biểu đạt của tác giả. 

Chinh phụ ngâm khúc và hai bản dịch nôm 
Chinh phụ ngâm khúc và hai bản dịch nôm

Download tài liệu

4. Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại qua chinh phụ ngâm 

Những tác phẩm viết về nỗi niềm của nhân vật phụ nữ không hề ít. Tác phẩm chinh phụ ngâm khúc có giá trị nội dung và nghệ thuật rất lớn nên có nhiều đề tài phân tích và tìm hiểu tác phẩm nhằm tìm ra những cái hay, nét độc đáo nhất của tác phẩm. 

Đề tài này được thực hiện nhằm phân tích và tìm hiểu chi tiết về nhân vật chinh phụ và cung nữ – một chủ đề mà chưa có ai nghiên cứu tỉ mỉ. 

Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại qua chinh phụ ngâm 
Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại qua chinh phụ ngâm

Download tài liệu

5. Ý thức về con người cá nhân trong chinh phụ ngâm 

Đây là luận văn thạc sĩ ngữ văn với đóng góp vào cơ sở lý luận và thực tiễn rất lớn. Tìm hiểu ý thức về con người cá nhân là một trong những yếu tố chúng ta cần tìm hiểu để có thể hiện được sự phát triển của văn học Việt Nam. Qua tác phẩm chinh phụ ngâm khúc của Đặc Trần Côn, chúng ta có thể thấy được sự khẳng định ý thức về con người cá nhân đã phát triển mạnh mẽ, có sự thay đổi căn bản so với văn học trước đó. 

Cùng tìm hiểu về tài liệu dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

Ý thức về con người cá nhân trong chinh phụ ngâm 
Ý thức về con người cá nhân trong chinh phụ ngâm

Download tài liệu

6. Soạn bài chinh phụ ngâm khúc lớp 7: Sau phút chia ly 

Việc soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp là vô cùng cần thiết. Đó là cách dạy học để học sinh có thể hiểu bài, nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng nhất khi nghe giảng.

Soạn bài cần phải tìm hiểu chi tiết về tác giả, tác phẩm, những nội dung chính của bài. Đồng thời cũng phải trả lời các câu hỏi và thực hiện luyện tập.

Soạn bài chinh phụ ngâm khúc lớp 7: Sau phút chia ly 
Soạn bài chinh phụ ngâm khúc lớp 7: Sau phút chia ly

Download tài liệu

7. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc 

Đây là khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa ngữ văn trường đại học Vinh. Trong tác phẩm, người phụ nữ được hiện lên trong xã hội xưa cũ. Với ngòi bút tài tình của mình, tác giả đã thể hiện được thực trạng bi kịch, diễn biến tâm trạng của người phụ nữ trong hoàn cảnh đó. Từ đó cũng bày tỏ lòng thương cảm, thể hiện được khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. 

Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc 
Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc

Download tài liệu

8. Cảm hứng danh đạo trong chinh phụ ngâm khúc 

Đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đây là một đề tài rộng, tổng hợp tri thức vì vậy, người thực hiện đã phải chuẩn bị, sưu tầm và tổng hợp kiến thức rất đầy đủ.

Cảm hứng nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua lời văn, nội dung cũng như việc xây dựng, miêu tả hình ảnh người phụ nữ được hiện lên.

Bạn có thể Tham khảo đề tài này để thấy được hiệu quả trong việc phân tích cảm hứng nhân đạo.

Cảm hứng danh đạo trong chinh phụ ngâm khúc 
Cảm hứng danh đạo trong chinh phụ ngâm khúc

Download tài liệu

9. Chinh phụ ngâm khúc một tác phẩm giàu tính nhân văn

Chinh phụ ngâm khúc thật sự là một tác phẩm có giá trị và thấm đượm chủ nghĩa nhân văn. Lời văn, nội dung của tác phẩm tố cáo chiến tranh phi nghĩa và thể hiện niềm khao khát về một cuộc sống hòa bình, con người được yêu thương, được sống trong hạnh phúc, tự do của tình yêu lứa đôi.

Chinh phụ ngâm khúc một tác phẩm giàu tính nhân văn
Chinh phụ ngâm khúc một tác phẩm giàu tính nhân văn

10. Không gian và thời gian nghệ thuật trong chinh phụ ngâm khúc

Bằng phương pháp đọc, cảm nhận và phân tích, tác giả của tiểu luận này đã thể hiện được không gian và thời gian nghệ thuật một cách chi tiết nhất.

Để đạt được mục tiêu, cấu trúc đề tài được chia thành bốn phần rõ ràng bao gồm:

  • Khái quát về tác giả, tác phẩm để việc nghiên cứu dễ dàng hơn
  • Thời gian nghệ thuật
  • Không gian nghệ thuật
  • Tổng kết và đưa ra nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm. 
Không gian và thời gian nghệ thuật trong chinh phụ ngâm khúc
Không gian và thời gian nghệ thuật trong chinh phụ ngâm khúc

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc hay

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

II. Tác giả, tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc 

1. Tác giả

Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ông là người làng Nhân Mục (Mọc), huyện Thanh Trì, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông nổi tiếng là người học rộng, tài cao và là tác giả của một số bài phú, thơ chữ Hán

2. Tác phẩm chinh phụ ngâm khúc

Bản chữ Hán gồm 478 câu thơ làm theo thể đoản trường cú (ngắn dài khác nhau: 3 – 11 chữ). Bản diễn Nôm gồm 408 câu thơ làm theo thể song thất lục bát

Ngâm khúc – là thể thơ trữ tình dài hơi, thường được làm theo thể song thất lục bát để bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền, đau xót triền miên day dứt.

Nội dung: Miêu tả diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong thời gian chồng đi chinh chiến. Là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đòi quyền sống, hạnh phúc lứa đôi. 

III. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” lớp 10 

1.  Giá trị nội dung

Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. Nỗi buồn ấy là sự tuyệt vọng, khắc khoải của người phụ nữ, dù biết chắc chồng sẽ khó có thể quay về nhưng trong thâm tâm vẫn hi vọng. Hi vọng càng lớn thì tuyệt vọng càng đau đớn, quằn quại.

Đoạn trích cũng miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Khao khát ấy đã bị chính xã hội phong kiến thối nát, đồi bại vùi dập, chà đạp.

2. Giá trị nghệ thuật

Thể thơ song thất lục bát – thể thơ do người Việt sáng tạo, rất giàu nhạc tính phù hợp với việc bộc bạch, thổ lộ cảm xúc của con người đã tạo ra âm hưởng buồn thương như dòng tâm trạng của người phụ nữ trong suốt cả đoạn trích

Đồng thời, hệ thống những từ láy kết hợp với lối thơ vắt dòng và biện pháp điệp từ, điệp ngữ càng làm cho những câu thơ trở nên nặng trĩu tâm trạng, mở ra một một nỗi buồn thương bao trùm lên cảnh vật.

IV. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm chinh phụ ngâm khúc lớp 7

1. Giá trị nội dung 

Về nội dung, tác phẩm bao gồm cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo 

Giá trị hiện thực chủ yếu là lên án, tố cáo chiến tranh dữ dội và thời đại khốc liệt đã đầy đọa hoàn cảnh của con người. 

  • Thời đại, chế độ với những tranh chấp, xung đột không đáng có của các thế lực cầm quyền đã làm khổ nhân dân vô tội.
  • Chiến tranh là sản phẩm của lòng tham, tội ác đã chia cắt tình yêu của đôi lứa

Về giá trị nhân đạo của bài thơ:

  • Đồng cảm sâu sắc, chia sẻ đầy tình người với nỗi sầu chia ly.
  • Khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. 

2. Giá trị nghệ thuật

Với thể thơ song thất lục bát – thể thơ do người Việt sáng tạo, rất giàu nhạc tính phù hợp với việc bộc bạch, thổ lộ cảm xúc của con người đã tạo ra âm hưởng buồn thương như dòng tâm trạng của người phụ nữ trong suốt cả đoạn trích

Đồng thời, hệ thống những từ láy kết hợp với lối thơ vắt dòng và biện pháp điệp từ, điệp ngữ càng làm cho những câu thơ trở nên nặng trĩu tâm trạng, mở ra một một nỗi buồn thương bao trùm lên cảnh vật.

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ được nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm chinh phụ ngâm khúc. Đồng thời, những tài liệu mà chúng tôi vừa đưa ra có thể giúp bạn tìm hiểu, hoàn thiện bài phân tích, đề tài của mình nhanh chóng nhất.