MỤC LỤC
Việc đưa quan điểm tích hợp vào dạy học VBK trong CT Ngữ văn lớp 12 (Ban cơ bản) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học VBK ở THPT.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các báo cáo khoa học, đề cương và ý kiến góp ý của GV giàu kinh nghiệm hướng dẫn về dạy học tích hợp…. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các đơn vị kiến thức trong bài học để có định hướng dạy học tích hợp.
GV những ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học đang được sử dụng và định hướng dạy học tích hợp.
Lấy điểm tựa sự thật khách quan trong đời sống, kí văn học có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo giá trị nhận thức, tạo sức thuyết phục lay động với người đọc, có thể nói: “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình ảnh ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện biện luận về những sự kiện con người có thật trong cuộc sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” (Hà Minh Đức). Theo tiêu chí thời đại sáng tác, có thể chia VBK ở THPT thành hai giai đoạn đó là VBK Trung đại (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Hương Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần thủ Độ, Vào phủ chúa Trịnh), và VBK Hiện đại (Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?).
Việc xác định tất cả các nội dung kiến thức có khả năng tích hợp với nội dung bài học là một bước quan trọng cần thiết, tuy nhiên trong thực tế dạy học chúng ta chỉ có thể áp dụng một vài nội dung có khả năng tích hợp vào bài dạy học đọc- hiểu cho HS bởi trong phạm vi thời gian của một tiết dạy chúng ta khó có thể thực hiện hóa tất cả những khả năng tích hợp này. Việc dạy học “Người lái đò Sông Đà” theo hướng tích hợp giúp định hướng cho HS hai nội dung kiến thức chính đó là: rèn luyện cho các em cách đọc hiểu các bài tùy bút khác trong CT hay ngoài CT; Rèn luyện cho HS năng lực liên tưởng, tượng tượng khi cảm thụ văn học và viết văn. - Nghệ thuật nhân hóa: Tiếng nước “oán trách- van xin- khiêu khích- gằn- chế nhạo- rống lên”: Thể hiện sự hung bạo của con sông Đà thể hiện ở sức mạnh của âm thanh, ban đầu thì “van xin, oán trách” rồi đột ngột thét gào đầy hoang dại “rống lên như một ngàn con trâu mộng lồng lộn…”.
Ví dụ như: Hình tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”- Một người tài hoa nghệ sĩ (viết chữ đẹp), một người có “thiên lương” trong sáng (biết quý trọng cái tài, cái đẹp). Kiến thức thuộc phân môn Làm văn - Luyện viết tiểu sử tóm tắt- lớp 11: Tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân. - Kiểu văn miêu tả, phát biểu cảm nghĩ- lớp 5: Miêu tả và trình bày cảm nghĩ, tình cảm của mình về sông Đà, thạch trận sông Đà, cuộc chiến đấu của người lái đò với dòng sông Đà hung bạo. - Luyện tập thao tác nghị luận, phân tích- lớp 11): Phân tích nghệ thuật ngôn từ sắc. Từ việc xây dựng nội dung tích hợp trong hai VBK lớp 12 (Ban cơ bản), giúp quá trình tiếp thu kiến thức của HS có sự mở rộng, liên hệ phong phú, tăng hứng thú học tập cho HS, đồng thời giúp quá trình tiếp thu kiến thức có tính hệ thống và liên kết chặt chẽ với kiến thức của lĩnh vực đời sống.
Thiết kế giáo án: “Người lái đò Sông Đà”
• Năng lực cần hình thành: Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; Năng lực liên tưởng, tưởng tượng; Năng lực giải quyết vấn đề. - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của Sông Đà và vẻ đẹp bình dị, tài hoa của người lái đò nói riêng và người dân Tây Bắc nói chung.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Phương pháp, phương tiện
- Cũng có thể nghĩ thêm rằng: lựa chọn và viết về sông Đà, con sông hung bạo và trữ tình, con sông có nhiều thác ác ở thượng nguồn nhưng lại êm ả ở hạ nguồn, Nguyễn Tuân có điều kiện để thể hiện cái tài hoa độc đáo của mình. Phối hợp với các động từ mạnh và những so sánh liên tưởng độc đáo, nhịp điệu của câu văn cũng góp phần thể hiện cái dữ dội của sông Đà: Đá, sóng, gió phối hợp với “xô, cuồn cuộn, gùn ghè, đòi nợ xuýt” và nhịp văn ngắn, nhiều chỗ ngắt, quãng dừng, kết thúc bằng thanh trắc, nhịp văn gối đầu trùng điệp liên hoàn, câu chữ như xô đẩy nhau đã mô phỏng bằng nhịp điệu sự vận động của sóng to, gió cả, thể hiện cái dồn dập, gấp gáp, mạnh mẽ, hoang dại và nguy hiểm của sông Đà. Nguyễn Tuân diễn tả rất tài tình, và việc dùng những âm thanh vốn thuộc về sự vật có nhân tính nay dùng cho sông Đà đã khiến sông Đà hiện lên như một con quái vật, “một mụ dì ghẻ ác nghiệt” lắm tâm nhiều tính, điên cuồng phá phách, hay gắt gỏng, cáu bẳn và khó chiều.
=> - Để chạy đua với tốc độ và sức mạnh của dòng nước sông Đà, Nguyễn Tuân, trong một đoạn văn ngắn đã tung ra không biết bao nhiêu động từ chỉ hoạt động quõn sự và vừ thuật vốn thuộc trường người nay được tác giả sử dụng với con sông Đà đã tạo cho con sông bộ mặt của một kẻ địch cực kì nguy hiểm, vừa mạnh mẽ, vừa mưu mô và có cảm xúc, ấy là khi con sông đã “thua”. Hoạt động 4: Luyện tập (mở rộng kiến thức). Tích hợp với kiến thức thuộc phân môn Làm văn. - Luyện viết tiểu sử tóm tắt- lớp 11: Tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân. - Kiểu văn miêu tả, phát biểu cảm nghĩ- lớp 5: Miêu tả và trình bày cảm nghĩ, tình cảm của mình về sông Đà, thạch trận sông Đà, cuộc chiến đấu của người lái đò với dòng sông Đà hung bạo. - Luyện tập thao tác nghị luận, phân tích- lớp 11): Phân tích nghệ thuật ngôn từ sắc xảo được Nguyễn. - Với bản lĩnh của một nhà văn tài hoa, có phong cách nghệ thuật độc đáo, có vốn tri thức văn hóa sâu rộng, có bút pháp miêu tả linh hoạt cùng với một vốn từ ngữ rất phong phú, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên sông Đà đặc sắc.
=> - Bút pháp đối lập tương phản được nhà văn sử dụng triệt để, thể hiện tài năng của ông đò, sự khéo léo và kinh nghiệm dạn dày của ông trong nghề sông nước (mà như tác. giả đã nói: với ông đò, sông Đà như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả dấu chấm than, dấu câu và những đoạn xuống dòng).
- Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế đặc biệt là dòng sông Hương, thấy được vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của dòng sông này. - Hiểu được những cảm nhận tinh tế, sâu sắc tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông Hương, cho xứ Huế thơ mộng. - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí và phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
• Thái độ: Bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước và con người cho HS.
Dòng sông chính của Tả Trạch dài khoảng 67km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 con thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng. > Trường Sơn là môi trường để hình thành, thử thách, rèn luyện tính cách và tâm hồn cho sông Hương- giống như: Quá trình trưởng thành từ cô gái mạnh mẽ, sôi nổi đầy cá tính, đầy khát vọng tự do thành bà mẹ dịu dàng, đằm thắm, là cái nôi của một vùng văn hóa. + Lễ hội: Một lễ hội hoa đăng rực rỡ, huyền ảo chỉ có thể có ở văn hóa của cơ dân sông quanh lưu vực các dòng sông, lễ hội là biểu tượng của tình cảm con người còn sống dành cho những người đã khuất trong con mắt của nhà văn nó mang nỗi lòng của con sông dành cho mảnh đất của mình.
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bút kí đậm chất trữ tình, bút kí là một cuộc đi tìm nguồn cội, phát hiện cắt nghĩa về sức sống trường tồn của một dân tộc, gửi gắm ước vọng mang “cái đẹp và hương thơm xây đắp cho văn hóa lịch sử”. - Cái tên sông Hương là biểu tượng cho cái đẹp, cái thơ và không phải do một cá nhân- cá lẻ, riêng biệt nào đó đặt tên mà nó là tiếng gọi chung của cộng đồng người qua các thời đại với ước mong mang cái đẹp và tiếng thơm xây đắp cho văn hóa lích sử.