Sử dụng “Sơ đồ tư duy” trong giảng dạy để hệ thống hóa kiến thức, học sinh sẽhứng thú, tích cực hơn so với các phương pháp khác.. Nghiên cứu đề tài giúp học sinh lớp 12 có được một phươn
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2
THANH HOÁ NĂM 2019
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI 1 ( CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 12 THPT)
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1 Xuất phát điểm của vấn đề 4
2.2 Thực trạng dạy – học lịch sử ở trường phổ thông 5
6
Trang 31 Lí do chọn đề tài:
- Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh củađất nước Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại chobiết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học vàcuộc sống Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốtđẹp cho học sinh Trong nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cácyếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,năng lực của người học” Để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quátrình giảng dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học,trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là vấn đềquan trọng
- Trong thực tế hiện nay, có nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơnthuần là nhớ kiến thức máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy, ý thức tự học.Học sinh học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung các môn, mà chưa có sự liên hệkiến thức với nhau, chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống
Sử dụng “Sơ đồ tư duy” trong giảng dạy để hệ thống hóa kiến thức, học sinh sẽhứng thú, tích cực hơn so với các phương pháp khác Tuy nhiên, khi thực hiện Sơ
đồ tư duy, giáo viên cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để giúp học sinh tiếp
Trang 4Đề tài nghiên cứu lí luận về phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy họcnói chung, môn lịch sử nói riêng Nhằm khẳng định việc dạy và học bằng sơ đồ tưduy là một phương pháp dạy học tích cực, thiết thực cho cả giáo viên và học sinhtrong quá trình học tập và ôn tập lịch sử lớp 12 Đề tài đi sâu vào xác định nhữngkiến thức cơ bản cần thể hiện trên sơ đồ tư duy khi giảng dạy bài học lịch sử.
Nghiên cứu đề tài giúp học sinh lớp 12 có được một phương pháp tự học, tự ôntập, nâng cao tinh thần say mê, khám phá, học tập bộ môn lịch sử, từ đó góp phầnhoàn thiện kiến thức cho học sinh, chuẩn bị hành trang tri thức cho các em bướcvào cuộc sống
Trong đề tài này, mức độ nghiên cứu chủ yếu tập trung ở vấn đề lớn là dùng sơ
đồ tư duy để hệ thống kiến thức một bài học cụ thể phần lịch sử thế giới hiện đại từnăm 1945 đến năm 2000 lớp 12- ban cơ bản
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu ý nghĩa, vai trò của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc soạn giảng
Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
4 Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về vấn đề giáo dục nói chung, giáodục lịch sử nói riêng, lí luận về phương pháp dạy học bộ môn
Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như: phân tích, tổnghợp, đối chiếu, so sánh, nghiên cứu tài liệu về: phương pháp dạy học nói chung vàdạy học bằng sơ đồ tư duy nói riêng, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên,chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử lớp 12, đề tài sử dụng hai phương pháp cơ bản lànghiên cứu thực tiễn (thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tìm hiểu thựctiễn dạy - học lịch sử lớp 12 ở trường THPT Chu Văn An) và phương pháp thựcnghiệm sư phạm, thực hành lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức bài học
PHẦN II: NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận:
Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa họcLịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ biết, ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử màcòn phải hiểu, đánh giá và vận dụng kiến thức vào cuộc sống Lịch sử cũng nhưnhững môn học khác nó giúp học sinh phát triển tư duy độc lập sáng tạo Tuynhiên, hiện nay có quan niệm cho rằng học Lịch sử học sinh chỉ cần học thuộc lòng
Trang 5hoặc là ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử là được, không cần phải động nãosuy nghĩ hay tư duy, không cần có bài tập thực hành Đó là quan niệm sai lầm trongdạy và học lịch sử, gây tâm lí chán, ngại học lịch sử dẫn đến chất lượng bộ mônthấp.Như vậy, muốn thay đổi nhận thức của người học, nâng cao chất lượng bộmôn thì đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học tập bộ môn Lịch sử Ngày nay việc“Đổi mới phương pháp dạy học” là một cụm từ không hề xa lạvới ngành giáo dục nói chung, giáo viên đứng lớp và bộ môn Lịch sử nói riêng Nó
là một đòi hỏi cấp bách, một xu hướng tất yếu của các trường học.Các phươngpháp mới không những giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mà quan trọng hơn là giúpcác em tự học để nắm vững kiến thức, tái hiện kiến thức, vận dụng kiến thức vàocuộc sống và hoàn thành tốt bài thi
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về Sơ đồ tư duy được phát minh bới TonyBuzan, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếuvận dụng vào dạy học sẽ gây hứng thú và niềm say mê học tập cho học sinh
Sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cánhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duytheo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quantoàn bộ kết quả của nhóm ra sao Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc tronghọc tập do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ýlớn nào
Do tính hiệu quả của sơ đồ tư duy trong dạy và học nên việc sử dụng Sơ đồ tưduy vào dạy- học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đến các Sở - trường từrất sớm
Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường Phổthông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trongviệc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông quabiểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách… hệ thống lại kiếnthức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới Sơ đồ tư duy còngiúp cho người học sáng tạo hơn , tiết kiệm thời gian hơn, tổ chức, phân loại và ghinhớ sự kiện tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể một cách đầy đủ rõ ràng
Như vậy, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh rất nhiều trong việc nắmvững và khắc sâu kiến thức Nó vừa phát huy tốt ưu thế của bộ môn Lịch sử, vừakhắc phục được tâm lí “ngại” và tạo được sự hứng thú học tập ở học sinh Sơ đồ tưduy giúp học sinh tự vươn lên chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức đã học vào
Trang 6học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thốngdân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắntrong đời sống xã hội.
Mục tiêu của việc dạy học lịch sử ở trường THPT thể hiện qua ba nhiệm vụ cơ bản:giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
2.1.2 Đặc trưng của bộ môn lịch sử
Đặc trưng của việc học tập lịch sử ở trường phổ thông là những sự kiện, hiện tượngmang tính quá khứ Nội dung kiến thức lịch sử rất phong phú và mang tính toàn diện.Điều này đòi hỏi giáo viên lịch sử phải có kiến thức sâu rộng để cung cấp cho học sinhnhững tri thức lịch sử mang tính hệ thống và hoàn chỉnh
2.1.3 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT
Có rất nhiều phương pháp dạy học, tuy nhiên không có phương pháp nào là vạnnăng.Mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế.Vì vậy, yêu cầu đổi mớiphương pháp dạy học là phải kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiệnđại, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.Đặc biệt, đổi mới phương pháp dạyhọc phải phát huy được tính tích cực của học sinh
2.2.Thực trạng dạy - học lịch sử ở trường phổ thông
2.2.1 Thuận lợi:
Giáo viên được tập huấn về việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó cóphương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử, đồng thời cũng có nhiềutài liệu về sơ đồ tư duy
Trong bộ môn Lịch sử các giáo viên đều giảng dạy nhiệt tình, vận dụng khá linhhoạt các phương pháp dạy học tích cực, từng bước chuyển từ chỗ trang bị kiến thứccho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức, hình thành
kĩ năng riêng và vận dụng tri thức vào cuộc sống
Qua giảng dạy và ôn tập tốt nghiệp THPT quốc gia cho học sinh lớp 12, bản thântôi thấy sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát huy được sự tự tin, tư duy lô gic,sáng tạo, đồng thời giúp học sinh có thể nắm bài ngay tại lớp Phương pháp nàylàm cho học sinh không thụ động mà luôn chủ động, hào hứng thảo luận tìm ra cáccụm từ khóa, các vấn đề cốt lõi của nội dung bài học
Là học sinh lớp 12, các em đều ý thức được vai trò quan trọng của việc học và
ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia, nên các em đều tích cực tham gia họctập theo sơ đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Hiện nay các phần mềm sơ đồ tư duy khá phổ biến (ImindMap) và được nângcấp nên tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình vận dụng vào dạy –học, ôn tập cũng như thực hiện việc trình bày sơ đồ tư duy trên máy chiếu
2.2.2 Khó khăn:
Đây là phương pháp dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi
lúng túng trong một số kĩ năng như sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ,…
Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng họcsinh
Trang 7Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp: số học sinh, không gianlớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thời gian tiết học…
Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc vẽ sơ đồ tư duy trong họctập là sự máy móc, không hiệu quả
Một số học sinh có tư tưởng ỷ lại hoặc không tích cực tham gia hoạt động họckhi giáo viên hướng dẫn và giao bài Trong các giờ học lịch sử tôi đều nhận thấyphần lớn học sinh vẫn còn học rất thụ động Học sinh thường trả lời câu hỏi củagiáo viên thông qua việc đọc lại nguyên đoạn kiến thức trong sách giáo khoa màchưa biết chọn lọc kiến thức.Học sinh chỉ có thể trả lời những câu hỏi dễ, đơn giảncòn những câu hỏi tính vận dụng thì rất lúng túng
Từ những thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn dạy học nói trên, tôi quyết địnhdùng sơ đồ tư duy để nâng cao kĩ năng dạy học của bản thân và giúp các em họcsinh có được một phương pháp học tập, ôn tập lịch sử hiệu quả
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1 Giải pháp:
3.1.1 Khái niệm sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy còn gọi là Bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy…, là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của mộtnội dung, hệ thống hóa một chủ đề…, bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, từngữ, đường nét, màu sắc kích thích hoạt động của não bộ
Sơ đồ tư duy là công cụ ghi chép ưu việt, thể hiện dễ dàng với các quan hệ logicthứ bậc, thông qua việc chọn lọc từ ngữ và hình ảnh ấn tượng có tính độc đáo
Sơ đồ tư duy là bản vẽ phản ánh được bản chất của hiện tượng, sự vật theo nhậnthức của con người Là hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằngviệc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết Đặc biệt đây là sơ đồ mở, việc thiết kế sơ
đồ tư duy theo mạch tư duy của mỗi người không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết khắt khe, cóthể vẽ hoặc thêm bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc,hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người cóthể “thể hiện” nó theo một cách riêng Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy đượctối đa khả năng sáng tạo của mỗi người
Trang 8
Cha đẻ của sơ đồ tư duy là Tony Buzan (1942), người Anh Ông là người đãsáng tạo ra phương pháp tư duy MindMap(Bản đồ tư duy) Ông nghiên cứu chuyênsâu về bộ não, trí nhớ, tìm ra quy luật khi xây dựng sơ đồ tư duy gồm nhiều nhánh,
Trang 9giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống Sơ đồ tư duy giúp luyện tập trínhớ.
3.1.2 Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và ôn tập lịch sử.
- Sơ đồ tư duy một phương pháp có nhiều ưu điểm và lợi ích vượt trội trong quá
trình dạy – học:
Ưu điểm:
- Dễ nhìn, dễ viết
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não
- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic
Lợi ích:
- Thuthập và xử lý thông tin nhanh chóng, hình thức độc đáo
- Ghi nhớ tốt hơn
- Sáng tạo hơn
- Học nhanh hơn
- Tự học, tự nghiên cứu
- Tiết kiệm thời gian
- Tưởng tượng phong phú
- Liên tưởng nhanh
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Phát triển nhận thức, tư duy…
Trang 10- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử một phương pháp dạy học tích cực.
Trang 11Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, đây là một phương pháp dễ nhất
để chuyển tải thông tin vào bộ não của học sinh rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não
Sơ đồ tư duy là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúngnghĩa là “sắp xếp” ý nghĩ của học sinh
Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của sơ đồ tư duy, chúng ta có thể ápdụng được ở nhiều dạng như: Kiểm tra bài cũ, dạy bài mới; Củng cố kiến thức saubài học; Ôn tập, hệ thống chương hoặc một giai đoạn lịch sử…
Trang 12Trên thực tế trong quá trình dạy học và ôn tập môn lịch sử, tôi nhận thấy nhiềuhọc sinh không biết cách đọc và lưu giữ thông tin (nghe giảng thì không ghi được,ghi thì không nghe được, sắp xếp ý lộn xộn, ghi xong quên ngay…) Vì vậy, sơ đồ
tư duy giúp học sinh có phương pháp học tập tích cực, tăng tính độc lập, chủ động,sáng tạo và phát triển tư duy
Khi thực giảng dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh mô phỏng kiến thức bài họcbằng cách vẽ sơ đồ tư duy, giúp học sinh tư duy, sáng tạo, tận dụng khả năng ghinhớ và hồi tưởng những kiến thức đã ghi nhớ Học sinh có thể thể hiện nội dung bàihọc theo cách của mình qua các từ khóa, từ chủ đề trung tâm đến các ý lớn đến các
ý nhỏ, qua đó phát triển năng lực tri thức, khả năng hệ thống hóa kiến thức, khảnăng sáng tạo, khả năng liên hệ và vận dụng tri thức vào cuộc sống Khác với cáchghi chép thông thường sơ đồ tư duy giúp chúng ta tự do suy nghĩ và phát huy tiềmnăng sáng tạo của bộ não Học sinh không còn thụ động ngồi nghe giáo viên giảngbài rồi ghi bài một cách máy móc mà trái lại các em sáng tạo ra “tác phẩm” củariêng mình qua sự định hướng, gợi ý của giáo viên
Với việc dùng Sơ đồ tư duy để củng cố bài học, giáo viên sẽ có một định hướng
rõ rệt, một kế hoạch cụ thể nắm vững và trình bày những nội dung cơ bản một cáchđơn giản hơn để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt được tính hệ thống và mối quan hệcủa những tri thức mà không rơi vào những chi tiết vụn vặt, thứ yếu hoặc khôngthấy rõ tính hệ thống của bài học…
3.2 Biện pháp thực hiện:
3.2.1.Các bước sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy tiết 1- bài 1 phần lịch
sử lớp 12.
Bước thứ nhất: trong buổi học tại lớp, tôi phát phiếu học tập gợi kiến thức cơ
bản của bài học cho học sinh Sau khi học sinh hoàn thiện sơ đồ vào giấy A0 tôi gọiđại diện học sinh lên bảng thuyết trình nội dung sơ đồ kiến thức vừa học
Bước thứ hai: tôi yêu cầu các học sinh khác thảo luận, nhận xét, chỉnh sửa, bổ
sung, hoàn thiện sơ đồ
Bước thứ ba: tôi đưa sơ đồ tư duy hoàn chỉnh do tôi đã chuẩn bị ra cho học sinh
đối chiếu và củng cố chốt lại kiến thức lần cuối
Cách khác, tôi sử dụng sơ đồ mở trong khi giảng dạy Tôi chỉ vẽ chủ đề trung tâm
và một số nhánh chính, thậm chí vẽ không đủ hoặc thiếu hoặc thừa thông tin rồi tôiyêu cầu học sinh tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin, để cuối cùng toàn lớp lậpđược một sơ đồ tư duy với hệ thống kiến thức hoàn chỉnh và hợp lí Cách làm này
sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh (suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn,tranh luận nhiều hơn).Tôi chỉ đóng vai trò là người định hướng, gợi nhắc kiến thứccho học sinh bằng các câu hỏi, chỉnh sửa và giúp các em hoàn thiện sơ đồ bài học Trong quá trình thực hiện tôi sẽ gọi nhiều học sinh, mỗi học sinh chịu tráchnhiệm vẽ, thuyết minh về một hoặc hai nhánh chính, các học sinh khác sẽ nhận xét,
bổ sung và hoàn thiện sơ đồ củng cố