1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ: Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư

115 722 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 557 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng nghiên cứu 8 4. Phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của luận văn 9 7. Cấu trúc luận văn 10 CHƯƠNG 1. YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 11 1.1. 1.2. Mạch trữ tình trong truyện ngắn qua một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại 21 1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai đoạn 1930 – 1945 21 1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng trong giai đoạn 1945 – 1985 26 1.2.3. Yếu tố trữ tình với việc thể hiện cảm hứng thế sự đời tư từ năm 1986 đến nay 30 Tiểu kết chương 1 34 CHƯƠNG 2. CHẤT TRỮ TÌNH NGHĨA HIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN LẬP EM 36 2.1. Nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em 37 2.1.1. Nhân vật sống tình nghĩa 39 2.1.2. Nhân vật hành động trượng nghĩa 46 2.2. Tình huống truyện cưu mang trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em 52 2.3. Kết cấu hồi tưởng trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em 57 2.4. Không gian sông nước lênh đênh trong truyện của Nguyễn Lập Em 61 Tiểu kết chương 2 64 CHƯƠNG 3. NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ CHẤT TRỮ TÌNH CẢM THƯƠNG 66 3.1. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – Những nốt nhạc buồn 69 3.1.1. Nhân vật mang tính cách Nam Bộ Bao dung và rộng lượng 71 3.1.2. Nhân vật phụ nữ những số phận bất hạnh 79 3.1.3. Nhân vật người nghệ sĩ – Đam mê và đánh đổi 82 3.2. Kết cấu tâm lý và chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 88 3.2.1. Kết cấu tâm lý tuyến tính 89 3.2.2. Kết cấu tâm lý hồi tưởng 93 3.3. Nghệ thuật kết truyện bi kịch nhưng không bi lụy 95 3.4. Không gian văn hóa trữ tình Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 103 Tiểu kết chương 3 109 KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học s phạm hà nội

-˜˜˜ -Vũ thị quỳnh trang

Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ nam bộ: Nguyễn lập em và nguyễn ngọc t

Chuyên ngành: Lí LUậN VĂN HọC Mã số : 60.22.01.20

Luận văn thạc sĩ khoa học NGữ VĂN

Ngời hớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tùng

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-˜˜˜ -Vũ thị quỳnh trang

Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ nam bộ: Nguyễn lập em và nguyễn ngọc t

Chuyên ngành: Lí LUậN VĂN HọCMã số : 60.22.01.20

Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn – Trờng Đại học S phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Lí luận văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.

Hà Nội ngày 20 thỏng 7 năm 2015

Tác giả

Vũ Thị Quỳnh Trang

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng nghiên cứu 8

4 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

Trang 3

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc luận văn 10

CHƯƠNG 1 YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 11

1.1 1.2 Mạch trữ tình trong truyện ngắn qua một số giai đoạn văn học

Việt Nam hiện đại 21

1.2.1 Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân

trong giai đoạn 1930 – 1945 21

1.2.2 Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng trong giai đoạn 1945 – 1985 26

1.2.3 Yếu tố trữ tình với việc thể hiện cảm hứng thế sự - đời tư

từ năm 1986 đến nay 30

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2 CHẤT TRỮ TÌNH NGHĨA HIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN LẬP EM 36

2.1 Nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em 37

2.1.1 Nhân vật sống tình nghĩa 39

2.1.2 Nhân vật hành động trượng nghĩa 46

2.2 Tình huống truyện cưu mang trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em 52

2.3 Kết cấu hồi tưởng trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em 57

2.4 Không gian sông nước lênh đênh trong truyện của Nguyễn Lập Em 61

Tiểu kết chương 2 64

CHƯƠNG 3 NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ CHẤT TRỮ TÌNH

CẢM THƯƠNG 66

3.1 Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – Những nốt nhạc buồn 69

3.1.1 Nhân vật mang tính cách Nam Bộ - Bao dung và rộng lượng 71

3.1.2 Nhân vật phụ nữ - những số phận bất hạnh 79

3.1.3 Nhân vật người nghệ sĩ – Đam mê và đánh đổi 82

Trang 4

3.2 Kết cấu tâm lý và chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 88

3.2.1 Kết cấu tâm lý tuyến tính 89

3.2.2 Kết cấu tâm lý hồi tưởng 93

3.3 Nghệ thuật kết truyện bi kịch nhưng không bi lụy 95

3.4 Không gian văn hóa trữ tình Nam Bộ trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư 103

Tiểu kết chương 3 109

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề giao thoa giữa tự sự và trữ tình lâu nay đã được nhiều nhà nghiêncứu đề cập đến Nói về sự giao thoa giữa các phương thức sáng tác trong văn

học, K.Pauxtopxki đã nhận định: “…khi văn xuôi đã đạt đến mức hoàn thiện

toàn mỹ thì về bản chất nó thực sự đã là thơ” Giao thoa thể loại trong văn học

là một hiện tượng đặc sắc, chính sự giao thoa này đã tạo ra thể loại văn xuôitrữ tình, một trong những thể loại mang âm hưởng khác lạ, không chao chát, ồnã; không gai góc, sắc nhọn; văn xuôi trữ tình mang đến sự thi vị, trong trẻo, ấm

áp dù hiện thực cuộc sống trong tác phẩm phản ánh là bi kịch hay hạnh phúc.Văn xuôi trữ tình nước ngoài ghi dấu ấn với tên tuổi của các tác giả nhưK.Pauxtopxki, hay T.S.Aimatop… Ở Việt Nam, dòng chảy văn xuôi trữ tìnhhiện đại có khởi nguồn từ giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX với tên tuổi của các

tác giả như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu Trong cuốn “Sổ tay truyện

ngắn”, Vương Trí Nhàn có nhận định về văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX:

“…chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi Sự xích lại gần nhau làm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội họa, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng chữ Việc xích lại gần thơ làm cho văn xuôi trở nên sâu sắc, dễ hiểu hơn” Không khó để

thấy rằng, sự giao thoa giữa trữ tình và tự sự tiếp tục phát triển trong giai đoạnvăn học 1945 – 1986 với một số cây bút tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu,Nguyên Ngọc, Anh Đức, Lưu Quang Vũ… Đến giai đoạn văn học sau 1986,văn xuôi trữ tình vẫn như một mạch nước ngầm chảy không ngừng với tên tuổicủa nhiều tác giả như Lê Minh Khuê, Đỗ Chu, Nhật Chiêu, Nguyễn Thị ThuHuệ ở miền Bắc và Dạ Ngân, Bích Ngân, Nguyễn Lập Em, Nguyễn Ngọc Tư ởmiền Nam…

Trang 6

Trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại, bên cạnh sự pháttriển mạnh mẽ của bộ phận văn học miền Bắc, không thể không nhắc đến vănhọc khu vực Nam Bộ với những trang văn được nhiều người mến mộ Chúng

ta biết tới mảnh đất Nam Bộ như một vùng đất trù phú thiên nhiên ban tặng,những miệt vườn sông nước thơ mộng qua trang văn của Sơn Nam, Đoàn Giỏi.Chúng ta cũng luôn nhắc đến hình ảnh người Nam Bộ trượng nghĩa, khinh tàibước ra từ những trang văn của Hồ Biểu Chánh, hay sau này là Nguyễn QuangSáng, Trang Thế Hy Từ sau năm 1986, văn học khu vực Nam Bộ bắt đầu pháttriển và hình thành một khu vực văn học riêng, mang tiếng nói, cá tính rất Nam

Bộ Cho đến nay, văn học khu vực này vẫn khiến nhiều nhà nghiên cứu tranhbiện và trăn trở Trăn trở xem liệu các nhà văn trẻ khu vực này có cần sự “bứtphá” để vượt ra khỏi tính tự sự, địa phương để vươn ra chân trời mới haykhông? Trăn trở phải chăng văn chương phương Nam quá phẳng lặng, hiềnhậu như đất như người nơi đây, để dẫn đến hiện tượng “một màu trong vănchương”?

Khảo sát văn chương Nam Bộ, đặc biệt là thời kỳ sau 1986, có thể thấy,các tác phẩm đã giúp người đọc hình dung ra khuôn mặt của một vùng đấtmang những nét văn hóa khác biệt so với miền Bắc Từ sau khi đất nước thốngnhất và đổi mới, thế hệ những cây bút nữ đang phát triển mạnh mẽ ở cả haimiền Trong đó, nhiều cây bút trẻ miền Nam bắt đầu ghi những dấu ấn ấntượng trên văn đàn như Nguyễn Lập Em, Bích Ngân của thế hệ trước hayNguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai ở thế hệ sau Tuy hình thành nênmột khu vực văn học riêng, nhưng tình hình nghiên cứu sáng tác của các nhàvăn nữ Nam Bộ trưởng thành sau 1986 chưa thực sự sôi động Duy chỉ có hiệntượng Nguyễn Ngọc Tư được các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm hơn cả

sau khi tác phẩm Cánh đồng bất tận tạo ra tiếng vang trên văn đàn cả nước.Đối với các tác giả Nam Bộ trưởng thành giai đoạn trước đáng chú ý có nhàvăn nữ Nguyễn Lập Em, các sáng tác của bà có thể coi như sự tiếp nối nhuần

Trang 7

nhị của văn xuôi trữ tình Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.Bằng thứ văn phong trữ tình đậm chất Nam Bộ, truyện ngắn Nguyễn Lập Emtuy không trở thành hiện tượng nhưng đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín củahội văn học nghệ thuật Việt Nam

Tựu chung lại, chúng tôi nhận thấy, trước hết đó là sự hấp dẫn của vănchương phương Nam, thứ văn chương đôn hậu, chất phác mang đến cho nềnvăn học nước nhà những tiếng nói đa dạng, phong phú như nhà văn Hữu Thỉnh

từng khẳng định “Đây là một khu vực văn xuôi đặc sắc, có giá trị bổ sung độc

đáo cho nền văn xuôi cả nước, khó có thể hình dung nền văn học Việt Nam hiện đại nếu thiếu vắng khu vực văn học đồng bằng sông Cửu Long” Thứ hai,

đó là sự xuất hiện của yếu tố trữ tình trong văn xuôi Nam Bộ Bên cạnh nộidung các sáng tác có giá trị ngợi ca thiên nhiên, con người; phê phán nhữngđổi thay của xã hội; thì truyện ngắn khu vực Nam Bộ thường sử dụng phươngthức sáng tác trữ tình, tập trung phần lớn ở các tác giả nữ Đó là Dạ Ngân,Nguyễn Lập Em, Bùi Thị Cao Nguyên, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn NgọcTư Sáng tác của các nhà văn nữ này có thể được coi như sự tiếp nối liềnmạch với loại hình văn xuôi trữ tình đã hình thành ở Việt Nam từ trước 1945 Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy sự nhất quán trong việc sử dụng yếu

tố trữ tình trong các sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc

Tư Nếu như các nhà văn khác sử dụng yếu tố này trong một, hoặc một vàitruyện ngắn, thì hai tác giả nữ trên định hình phương thức sáng tác trữ tìnhtrong hầu hết các tác phẩm tự sự của mình Nguyễn Lập Em là nhà văn nữtrưởng thành sau 1975 còn Nguyễn Ngọc Tư trưởng thành sau 1986, nhưngthời điểm xuất hiện và có chỗ đứng trên văn đàn của hai nhà văn này gần trùngkhít nhau, đó là vào khoảng sau những năm 2000 Nguyễn Lập Em dành giảithưởng đầu tiên của Hội văn học nghệ thuật năm 2002, còn Nguyễn Ngọc Tưcũng nhận giải cho tác phẩm của mình vào năm 2001 Cùng viết về con người,văn hóa Nam Bộ bằng việc khắc họa tâm trạng nhân vật, hai nhà văn đã mang

Trang 8

đến cho văn học Nam Bộ nói riêng những sáng tác trữ tình đặc sắc mang hơithở phương Nam, và mang đến cho văn học nước nhà sự kế thừa và phát triểndòng truyện ngắn trữ tình có nguồn cội vững chắc từ những năm 30 của thế kỷtrước Lựa chọn nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc

Tư, một mặt chúng tôi muốn cho thấy sự giao thoa của trữ tình và tự sự trongtruyện ngắn Nam Bộ, mặt khác chúng tôi muốn đặt hai tác giả trong sự đốisánh, bởi mỗi tác giả lại truyền tải vào trong sáng tác của mình chất trữ tìnhriêng, rất cá tính và đặc sắc

Với mong muốn chỉ ra một cách hệ thống và trọng tâm vào chất trữ tìnhtrong văn xuôi Nam Bộ sau 1986, qua các sáng tác của hai cây bút nữ Nam Bộ

là Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thực hiện đề tài “Yếu tố trữtình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ: Nguyễn Lập Em và NguyễnNgọc Tư”

2 Lịch sử vấn đề

Hai thập niên trở lại đây, văn học Nam Bộ nhận được sự quan tâm củagiới nghiên cứu phê bình Các nhà văn Nam Bộ đạt được nhiều giải thưởng vănhọc và ghi được dấu ấn của mình trên văn đàn cả nước Qua khảo sát chúng tôinhận thấy như sau:

2.1 Lịch sử nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Nam Bộ

Về lịch sử nghiên cứu chất trữ tình trong truyện ngắn Nam Bộ nóichung, qua khảo sát chúng tôi ghi nhận được một số luận án, luận văn, và khánhiều các bài viết tập trung nghiên cứu truyện ngắn khu vực Nam Bộ, tuynhiên việc nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức khái quát như sau:

Luận án Tiến sĩ Tương tác thể loại trong văn học Việt Nam sau 1986, tác

giả Trần Viết Thiện qua việc khảo sát tổng quát về sự tương tác thể loại trongvăn học Việt Nam, cũng có nhắc đến bộ phận các nhà văn Nam Bộ với nhữngsáng tác mang đậm chất trữ tình như Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Tư

Trang 9

Luận án Tiến sĩ Khảo sát đặc điểm truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay

có chỉ ra diện mạo và cảm hứng chung trong sáng tác của các tác giả ĐBSCL

sau 1975 Trong đó, có khái quát “Có thể thấy, nhân vật trong truyện ngắn

ĐBSCL thường đa sầu, đa cảm Các nhân vật thường lặng lẽ, ưu tư với muộn phiền, đau khổ” [19, tr.152] Hay “ Truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, các tác giả rất chú ý đến việc xây dựng các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái tâm trạng, trạng thái cảm xúc của nhân vật” [19, tr.155] Những

ý kiến khái quát trên đều khẳng định một trong những đặc điểm của văn họcĐBSCL là biểu hiện tâm trạng, tuy nhiên, tác giả chưa khẳng định được đâychính là sự tương tá giữa tự sự và trữ tình trong truyện ngắn ĐBSCL, và cũngnhư chỉ ra được hệ thống biểu hiện cụ thể của chất trữ tình đó

Ngoài các luận văn, luận án, nhiều bài viết trong quá trình chỉ ra thànhtựu cũng như tổng quan về văn học Nam Bộ, cũng chỉ ra phong vị trữ tình nóichung trong các truyện ngắn của các tác giả Nam Bộ

Bài viết “Truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay – Thành tựu và những

điều trăn trở”, tác giả Hoài Phương có nhận định: “Truyện có sự vận động và

phát triển rất nhanh ( ) Chính sự chuyển tải nhanh và kịp thời nhiều vấn đề bức xúc, gần gũi với đời sống, cùng giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng, tâm tình như len lỏi vào tận đáy sâu tâm hồn con người”

Bài viết “Bàn về thế giới truyện ngắn Bích Ngân”, tác giả Huỳnh Phan

Anh có nhận định: “ Điều đáng nói và cũng hiện rõ ràng trong tài năng của

cô là chất giọng Nam Bộ vẫn in đậm trên từng trang viết nhưng không nặng phần câu nệ, hay cứng nhắc đến cường điệu trong từng câu, từng chữ, mà vẫn toát ra nét tinh tế và trữ tình riêng mở toang mọi giới hạn ”

Nhận xét về văn học ĐBSCL, trong bài phỏng vấn “Diện mạo văn xuôiĐBSCL”, đăng trên Văn học quê nhà, tác giả Nguyễn Lập Em có nhận xét:

“Lối viết giản dị, nhìn nhận cuộc sống có hậu và nhiều mặt tốt đẹp, thể hiện

phẩm chất con người của vùng đất mới với những tính cách nhân vật phóng

Trang 10

khoáng, cởi mở, hào hiệp, nhân hậu, sống có nghĩa có tình… là nét chung của các tác giả ở đây.”

Tóm lại, có thể nhận thấy, hầu hết trong các bài nghiên cứu, các tác giảđều nhận thấy sự nhẹ nhàng, giản dị trong lối viết, lối miêu tả tâm trạng tinh tếcủa các nhà văn Nam Bộ Tuy nhiên, chưa có bài viết nào chỉ ra cụ thể yếu tốtrữ tình biểu hiện trong các sáng tác của nhà văn Nam Bộ một cách mạch lạc

Về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, qua khảo sát chúng tôi thấy việc nghiên cứuyếu tố trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mới ở một vài góc độ nhỏ lẻ,chưa hệ thống Các tác giả mới chỉ nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư trong việc nghiêncứu các vấn đề khác Chúng tôi ghi nhận được điều này ở các bài viết sau:

Trong Luận án Tiến sĩ Tương tác thể loại trong văn học Việt Nam từ

1986 đến nay của tác giả Trần Viết Thiện có nhắc đến sự thâm nhập của yếu tố

trữ tình vào truyện ngắn tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc, đặc biệt cáctruyện ngắn đậm chất thơ chảy trong văn phong của Nguyễn Huy Thiệp,Nguyễn Ngọc Tư hay Nhật Chiêu… Để làm rõ biểu hiện của sự tương tác thểloại trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, tác giả có minh họa bằng nhiềutác phẩm, trong đó một vài truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Tác giả khẳngđịnh sự có mặt của cái tôi trữ tình và chất thơ trong văn của Nguyễn Ngọc Tư

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư, tác giả Nguyễn Ngọc Thành Bảo trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm

Trang 11

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có đề cập tới xu hướng trữ tình hóa trong truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, cốt

truyện Nguyễn Ngọc Tư là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được kể đơn giản về số lượng và rất gọn gàng, ít nhân vật và tính cách được mô tả một cách rất tập trung, cô đọng, nhiều khi chỉ là lát cắt của cuộc sống được phản chiếu hay chỉ một đoạn đời nào đó của nhân vật chính được quan tâm mà thôi Qua khảo sát, nhìn chung có thể kết luận các truyện ngắn của chị có cốt truyện khá mờ nhạt, nhiều chuyện có thể nói là không có cốt truyện (nó có thể chỉ là một nét tâm trạng, một tình huống, một hoàn cảnh của nhân vật), và một

số truyện ngắn của chị chịu sự xâm nhập mạnh mẽ của một thể loại trữ tình là thơ mà chúng tôi tạm gọi là những truyện ngắn – trữ tình hóa, tiêu biểu như những truyện ngắn: Cái nhìn khắc khoải, Một trái tim khô, Một mối tình…” [4,

tr.63]

Cũng trong luận văn này, tác giả có đề cập đến thủ pháp “dòng ý thức”trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Thủ pháp này góp phần biểu hiệnsâu sắc nội tâm của nhân vật và là một trong những yếu tố tạo nên chất trữ tìnhtrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Tác giả Nguyễn Thị Phương trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm sáng tác

Nguyễn Ngọc Tư khi nghiên cứu về ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư có nhận định, giọng điệu cơ bản trong các sáng tác của chị là

giọng điệu trữ tình, mượt mà “Có thể nói đây là giọng điệu cơ bản để tạo nên

chất nữ tính và cũng là sức hút trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, trữ tình nhẹ nhàng, câu văn mềm mại Cái nhẹ nhàng, thủ thỉ của chất trữ tình dường như thấm trong từng câu chữ, cất lên từ những lời tâm sự, trong những hoài niệm về quá khứ của nhân vật.[35]

Trả lời thắc mắc của độc giả về “Chất thơ trong văn xuôi” trên báo

Quân đội nhân dân năm 2012, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy điểm đến tên

nhiều tác giả tác phẩm minh họa cho “chất thơ trong văn xuôi”, trong đó có

Trang 12

khẳng định, một trong những truyện ngắn giàu chất thơ của văn xuôi Việt Nam

hiện đại là Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Tuy nhiên, chất thơ trong

Cánh đồng bất tận không đóng vai trò chủ đạo trong cốt truyện, mà chỉ đóng

vai trò yếu tố phụ làm nên thành công của truyện ngắn, và chất thơ trong Cánhđồng bất tận mang âm hưởng của một bài thơ buồn

Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết Chất thơ trong Cánh đồng bất tận

đăng trên báo Văn nghệ, số 32 (12/8/2006) có nhận xét về truyện ngắn này trànngập chất thơ, một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn trữ tình:

“Cánh đồng bất tận là một bài thơ bằng văn xuôi Chất thơ đó nằm trong sự

lặp lại ở các cấp độ từ ngữ, hình ảnh thấm tình người được diễn đạt bằng một giọng văn dung dị, hiền lành Bài viết sẽ bắt đầu bằng “nỗi nhớ” và “cánh đồng” từ chính văn bản truyện ngắn này”

Nhìn lại những đánh giá, nghiên cứu về Nguyễn Lập Em và NguyễnNgọc Tư, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên tập trung và hệ thống vềchất trữ tình trong sáng tác của hai cây bút nữ Nam Bộ này Chính vì thế,chúng tôi nhận thấy yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam BộNguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư cần phải được nghiên cứu một cách hệthống, có lý giải và cắt nghĩa

3 Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu vàođối tượng chính là chất trữ tình trong truyện ngắn của hai tác giả Nguyễn Lập

Trang 13

- Truyện ngắn lẻ gồm: Sông vơi, Ngọn gió mùa thương, Chờ bên sông

mưa, Bến sông xưa, Đò khuya, Mộng hoa vàng, Đất trầm thủy

4.2 Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

- Các tập truyện ngắn: Giao thừa (2003); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư (2005); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008); Khói trời lộng lẫy

(2010); Đảo (2014);

- Truyện ngắn: Cánh đồng bất tận (2004)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp nghiên cứu tác giả của thi pháp học

Cùng với các phương pháp trên là những thao tác: tổng phân hợp, phântích tác phẩm, so sánh, đối chiếu…

6 Đóng góp của luận văn

Với mong muốn có sự quan tâm thỏa đáng cho khu vực văn học Nam Bộnói chung và các cây bút nữ Nam Bộ nói riêng, luận văn muốn khai thác và chỉ

ra một cách hệ thống sự tiếp nối của chất trữ tình trong văn xuôi Việt Nam ởkhu vực văn học phương Nam, cũng như cho thấy những nét riêng đặc sắc chỉ

có ở chất trữ tình trong sáng tác của hai nhà văn nữ Nguyễn Lập Em vàNguyễn Ngọc Tư Hi vọng luận văn sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàndiện hơn về văn chương Nam Bộ, cũng như hiểu nhiều hơn về các sáng tác củahai nhà văn Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và thể loại truyệnngắn trữ tình nói chung

Trang 14

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Yếu tố trữ tình trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam

1.1.Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn

1.2.Mạch trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại

Chương 2: Nguyễn Lập Em và chất trữ tình nghĩa hiệp

1.1 Nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em

1.2 Tình huống truyện “cưu mang” trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em

1.3 Kết cấu hồi cố trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em

1.4 Không gian sông nước lênh đênh trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em

Chương 3: Nguyễn Ngọc Tư và chất trữ tình cảm thương

1.1 Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – Những nốt nhạc buồn 1.2 Kết cấu tâm lý và chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

1.3 Nghệ thuật kết truyện bi kịch nhưng không bi lụy

1.4 Không gian văn hóa trữ tình Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Trang 15

CHƯƠNG 1 YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn

“Trữ tình” hay “Chất trữ tình” hoặc “Yếu tố trữ tình” là một thuật ngữ lý

luận văn học, dùng như một khái niệm để nói đến một tính chất của văn học.Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận được một số quan niệm về khái niệm trữ tìnhnhư sau:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học [13,374]: “Trữ tình (tiếng Pháp

lyricque) là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học.[…] Trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh […] Nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng Do đó nó thường không có “cốt truyện” hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của

nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài)”

Theo Từ điển văn học[21,1854]: “Trữ tình là một thuật ngữ chỉ một

trong ba phương thức biểu đạt của văn học (bên cạnh tự sự và kịch), ở đây cái được để lên hàng đầu là chủ thể phát ngôn và thái độ của nó đối với cái được

mô tả”

Trong Giáo trình Lý luận văn học [35,189] có nhắc đến tác phẩm trữtình và nội dung của các tác phẩm trữ tình, trong đó khái niệm trữ tình được

Trang 16

hiểu là sự “miêu tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những

cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ trực tiếp”

Trữ tình còn được hiểu là “chất thơ”: chất thơ hay là chất trữ tình - tính

chất được tạo nên từ sự cô đọng của tâm hồn, sự hoà quyện giữa vẻ đẹp củacảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơigợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn Nhà nghiên cứu Đỗ Lai

Thúy có nhận định về chất thơ như sau: “Chất thơ trước tiên hiểu theo nghĩa

rộng phải gắn với cái đẹp Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa ” Như vậy, có thể thấy dù được gọi tên khác nhau, nhưng yếu tố trữ tình

vẫn thống nhất ở nguồn gốc: xuất phát từ tâm hồn, và biểu hiện: qua cảm xúc

và tâm trạng chủ thể

Tựu chung lại, khái niệm trữ tình được hiểu là phương thức thể hiện củavăn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc Nguyên nghĩa từHán Việt “trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ ; “tình” là tìnhcảm, cảm xúc Phương thức này chủ yếu được dùng trong các tác phẩm trữ tìnhnhư thơ trữ tình, kí trữ tình v.v Tuy nhiên, yếu tố trữ tình không những chỉxuất hiện trong các tác phẩm trữ tình, mà trong các tác phẩm tự sự hay kịchcũng có thể sử dụng theo phương thức này Do vậy, đôi khi người ta dùng cáchnói như “chất trữ tình”, “tính trữ tình” hay “yếu tố trữ tình” để diễn tả đặc điểmnày trong các tác phẩm tự sự Trữ tình là một khái niệm dùng để chỉ mộtphương thức trong sáng tác văn học, trong đó chú trọng đến miêu tả cảm xúc,tâm trạng, tình cảm chủ quan của chủ thể trữ tình Chúng tôi sử dụng cách hiểuthống nhất này để nghiên cứu về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ở nhữngphần tiếp theo của luận văn

1.1.2 Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn

Trang 17

Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nhà văn sử dụng nhân vật, sựkiện, biến cố… để bộc lộ tư tưởng nghệ thuật về cuộc sống con người Khácvới tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toànvẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng,phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn củacon người Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyệnngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyệnngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều

ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết Trong truyện ngắn, yếu

tố tự sự là chủ đạo và xuyên suốt Tuy nhiên, do bị phụ thuộc vào nội dungđược trần thuật, phụ thuộc vào thể tạng của nhà văn mà trong một số sáng tác,yếu tố tự sự bị giảm nhẹ Khi đó, các yếu tố như trữ tình, nghĩ luận sẽ tăng, tạo

ra sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn

L.Tônxtôi từng thốt lên: “Tôi không bao giờ hiểu đâu là ranh giới giữa

văn xuôi và thi ca” Còn Pauxtôpxki, “nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá

của văn xuôi”, trong Truyện cuộc đời cũng bộc bạch rằng: “Tôi đã nhìn thế

giới xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ… Tôi biết rằng thơ – đó

là cuộc sống được thể hiện ở dạng hoàn thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất

cả chiều sâu mà cặp mắt dửng dưng lười nhác không thể nào bao quát được”…

“Chất thơ của văn xuôi" là chữ dùng K.Pauxtopxki khi nói đến sự giaothoa giữa trữ tình và tự sự K.Pauxtôpxki đã chỉ rõ quan niệm của mình về thơ

trong văn xuôi: “Thứ văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất - đó là thứ văn xuôi

cô đúc, trong đó loại bỏ tất cả những gì thừa, những gì có thể không nói, chỉ

để lại những gì nhất thiết phải nói Nhưng để viết cho cô đọng cần phải biết đầy đủ, ngọn ngành điều mình sẽ viết, sao cho có thể dễ dàng tạo ra những gì thú vị nhất, đáng kể nhất, không hoà loãng câu chuyện trong nước lã của

Trang 18

những chi tiết thừa thãi Tính cô đọng là do kiến thức đem lại” Nói về vị trí

chất thơ trong văn xuôi tác giả viết tiếp: “Văn xuôi là sợi cốt, còn thơ là sợi

ngang” Có thể thấy, quan niệm của K.Pauxtopxki đã chỉ rõ vai trò cũng như vị

trí của thơ trong văn xuôi

Ở Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân khi bàn luận về chất của văn xuôi

có khái quát về yếu tố trữ tình nói chung và yếu tố trữ tình trong văn xuôi như

sau: “trữ tình thường gắn với những xung động tâm lý căng và ngắn Ngôn từ

ở trữ tình có ưu thế biểu cảm hơn là mô tả (tạo hình), bộc bạch thế giới bên trong của chủ thể phát ngôn hơn là vẽ ra thế giới bên ngoài chủ thể ấy Tất nhiên, với tư cách là một tố chất thẩm mỹ không nhất thiết phải đi kèm với ngôn ngữ có vần điệu nghiêm ngặt, trữ tình chẳng những có thể được thể hiện bằng thơ mà còn có khả năng thể hiện ở văn xuôi Văn xuôi trữ tình không phải bao giờ cũng là dạng trữ tình "thuần túy", nhưng chính vì vậy, đây lại là chỗ lộ rõ dấu vết ảnh hưởng của thơ đối với văn xuôi.”[56]

“Chất thơ” là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của vănxuôi, đó chính là yếu tố trữ tình trong văn xuôi Tác phẩm văn xuôi được xem

là có yếu tố trữ tình khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tảdiễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế

Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn có thể nằm trong hình thức thể hiện

Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ phápnghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn Yếu tố trữ tình trongtruyện ngắn cũng có thể thể hiện ở mạch kết cấu, ở những rung động tinh tếtrong tâm hồn nhân vật, ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình Có thể thấy,yếu tố trữ tình trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác vàbiểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vậthoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm

và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảmxúc, tâm hồn Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là truyện

Trang 19

ngắn trữ tình khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại mộtbiến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sốnghoặc của tâm hồn con người

Khi tổng kết thành tựu văn học viết Việt Nam qua hơn mười thế kỷ, G.S

Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát: “Trong truyền thống văn học Việt Nam, loại

hình trữ tình vẫn trội hơn tự sự, sự kết tinh nghệ thuật thể hiện ở những tác phẩm cỡ nhỏ hơn là những tác phẩm cỡ lớn Thực tế đã chứng mình, từ thời kỳ

văn học trung đại, yếu tố trữ tình đã xuất hiện trong nhiều thể loại tự sự như

tiểu thuyết chương hồi mà điển hình là Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay các

truyện Nôm cũng đều mượn hình thức thơ để sáng tác Đến văn học hiện đại,yếu tố trữ tình đã tạo thành dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc gắn với tên tuổicác tác gia như Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh…

Có thể thấy, qua từng thời kỳ yếu tố trữ tình thâm nhập vào truyện ngắnvới sự đậm nhạt khác nhau Sự tham gia của yếu tố trữ tình vào cấu trúc truyệnngắn khi được thể hiện qua cái tôi cảm xúc, cảm nghĩ, một cái tôi đầy suy tưcủa chủ thể trữ tình; khi khác lại được thể hiện qua âm hưởng hào hùng, ngợi

ca trong chiến tranh Sự thâm nhập và tương tác của tự sự và trữ tình, tạo nêndấu ấn thẩm mĩ đậm nét Lịch sử văn học đã ghi nhận, phần lớn truyện ngắntrữ tình đều xuất hiện sau 1936, và thực sự trở thành một dòng văn học bắt đầu

từ giai đoạn 1936 – 1945 với số lượng các tác phẩm đáng kể và sự định hìnhphong cách Yếu tố trữ tình thâm nhập vào văn xuôi tạo nên truyện ngắn trữtình đã đưa vào văn học Việt Nam một chất thơ rất riêng, mang lại cho ngườiđọc cảm giác cũng như ấn tượng sâu lắng trong tâm hồn Việc khám phá và đisâu vào thế giới nội tâm của con người khiến cho truyện ngắn trữ tình dần trởthành một trong những thể loại được mến mộ trong tiến trình phát triển của vănhọc hiện đại

1.2 Mạch trữ tình trong truyện ngắn qua một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại

Trang 20

1.2.1 Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai đoạn 1930 – 1945

Nếu như dòng truyện ngắn hiện thực thời kỳ trước 1945 đi sâu vàonhững vấn đề xã hội nhức nhối như chiến tranh, áp bức, cuộc sống khốn khócủa các giai tầng trong xã hội, sự ngột ngạt về thể chế chính trị, thì dòng truyệnngắn trữ tình trước 1945 hầu như không đào sâu vào những vấn đề mang tínhbức xúc của xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà thường cảm nhận và tái hiệncuộc sống từ cái Tôi trữ tình cá nhân Nếu như những nhà văn hiện thực miêu

tả cuộc sống như nó đang diễn ra thì nhà văn trữ tình miêu tả cuộc sống thôngqua lăng kính chủ quan của mình; lăng kính ấy chính là thế giới nội tâm, làcảm xúc, tâm trạng của nhà văn trước diễn biến của xã hội Đây chính làphương thức sáng tác cho mọi nhà văn đi theo dòng truyện ngắn trữ tình trước

1945, dù ở mỗi nhà văn, cái tôi biểu hiện khác nhau

Tác giả Phạm Thị Thu Hương có nhận xét về truyện ngắn trữ tình Việt

Nam giai đoạn 1930: “ Yếu tố chủ quan của tác giả bao giờ cũng đậm nét:

Dù tả cảnh, tả ngoại hình nhân vật hay tả nội tâm nhân vật” [15] Sự giao hòa

giữa hai thể loại tự sự và trữ tình mang đến cho người đọc một thể loại văn học

mà ở đó cái tôi tâm trạng diễn biến xuyên suốt chiều dài của các sáng tác Nếunhư thơ trữ tình biểu hiện cái tôi qua từng vần thơ, âm điệu, thì truyện ngắn trữtình biểu hiện cái tôi qua dòng tâm trạng của nhân vật Truyện trữ tình thường

có cốt truyện bị giảm nhẹ Nó có cấu tứ gần như thơ trữ tình “Truyện ngắn trữ

tình thường đi sâu miêu tả một cách tinh tế những phản ứng của tâm thức đối với “kinh nghiệm sống” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) Ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí, tâm trạng bàng bạc của tác phẩm” [15,tr.10]

Từ năm 1936 – 1942, phong cách truyện ngắn trữ tình mới thực sự đượcđịnh hình với cây bút truyện ngắn đặc sắc Thạch Lam Chỉ từ sau khi ba tậptruyện ngắn của Thạch Lam được in trên các báo, truyện ngắn trữ tình mớithực sự trở thành một khuynh hướng trên văn đàn Khi đã trở thành một

Trang 21

khuynh hướng, dĩ nhiên sẽ được nhiều nhà văn đi theo và thử nghiệm, XuânDiệu, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh hay Đỗ Tốn đã lần lượt bắt nhịp thể nghiệm cácsáng tác của mình, làm nên một dòng phong cách truyện ngắn trữ tình đặc sắc

và đa dạng

Chúng tôi muốn điểm qua vài tác giả để cho thấy rõ hơn cái tôi cá nhân

cá thể trong các truyện ngắn trữ tình thời kỳ này Trước tiên là người được coinhư đã đặt nền móng cho dòng phong cách trữ tình trong văn xuôi giai đoạn

1930 – 1945: Thạch Lam

Phần lớn truyện của Thạch Lam thuộc loại truyện không có cốt truyện.Mỗi truyện là một tâm trạng, một bài thơ trữ tình Nói về cái tôi trong truyệnngắn trữ tình của Thạch Lam có nhận định cho rằng truyện ngắn Thạch Lam,các nhân vật không tồn tại với tư cách là đại diện cho những tầng lớp, giai cấphay địa vị xã hội nhất định, mà tồn tại với tư cách là những cá tính của cá nhân,

cá thể Với tư cách là nhưng cá nhân, nhân vật của Thạch Lam là một cái tôitinh thần… Cái tôi của Thạch Lam thường khiêm nhường, ẩn trong những conngười bình thường, nhỏ bé, cái tôi của cảm giác, cảm xúc mơ hồ thoáng qua,khó nắm bắt Tác giả Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét về bút pháp của

Thạch Lam: "ngòi bút của Thạch Lam thường hướng vào thế giới bên trong

Với sự phân tích cảm giác tinh tế, giàu chất thơ” [41]

Trong truyện Thạch Lam, ta thấy hiện lên một cái tôi của một ngườitừng trải điểm tĩnh Cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đa dạng và biến hóa:khi là một thế giới nhân vật nhỏ bé, nghèo khổ, nhưng luôn mang một tấm lòng

trắc ẩn trong Gió lạnh đầu mùa; là cái tôi tự vấn của Thanh trong Một cơn

giận, Liên, Huệ trong Tối ba mươi, hay Sinh, Mai trong Đói; đó cũng có thể là

cái tôi đồng cảm như Dung (Hai lần chết) hay mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) Có thể

thấy, dù đa dạng, nhưng cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đều thể hiện sựtrải đời, điềm tĩnh của chính tác giả

Trang 22

Xuân Diệu cũng là một trong những tác gia cần phải nhắc tới khi nói về

truyện ngắn trữ tình 1930 – 1945 Với hai tập truyện Phấn thông vàng (1939)

và Trường ca (1945) Nổi lên ở hai tập truyện này là cảm xúc trữ tình của một cái tôi khao khát mạnh mẽ Một cơn giận, Sợi tóc hay Tình xưa của Xuân Diệu

đều sử dụng cái tôi để bộc lộ thế giới nội tâm Hình tượng cái tôi trong truyệnngắn Xuân Diệu là cái tôi khao khát yêu thương, khao khát giao cảm với đời,vừa là cái tôi giàu lòng trắc ẩn

Sự thành công của Thạch Lam, Xuân Diệu trong việc thể nghiệm việcbiểu hiện tâm trạng trữ tình trong văn xuôi đã tạo cảm hứng cho những nhà văntrưởng thành sau ông như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh Đi cùnghướng đi, các tác giả này cũng được ghi nhận với những sáng tác đậm chất trữ

tình: đó là Quê mẹ, Chị và em, Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh; là Chân

trời cũ của Hồ Dzếnh;

Qua khảo sát, chúng tôi cũng ghi nhận những nhận xét của các nhànghiên cứu về chất trữ tình trong sáng tác của hai tác giả Thanh Tịnh và HồDzếnh Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng mỗi truyện ngắn củaThanh Tịnh như một bài thơ trong đó nhiều chuyện có khuynh hướng lãng

mạn rõ rệt, còn một số truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực Một chủ

nghĩa hiện thực trữ tình Trong lời giới thiệu Văn xuôi lãng mạn Việt Nam,

Nguyễn Hoành Khung đi sâu vào phân tích chất thơ trong Chân trời cũ: "Đó

là chất thơ của hoài niệm, cũng là chất thơ của vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam, "quê ngoại" mà tác giả đữ gắn bó bằng cả máu thịt tâm hồn mình ”.

"Truyện của Hồ Dzếnh thường rất buồn, văn Hồ Dzếnh giàu cảm xúc, ý vị,

tuy mực thước trau chuốt mà lắng đọng dư ba [41] Vũ Quần Phương nhận

định "Truyện ngắn Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình"

Về cái tôi trữ tình tiếp nối trong truyện ngắn các tác giả sau Thạch Lam,chúng tôi nhận thấy có sự đồng điệu trong chất trữ tình của những truyện ngắn

Trang 23

trữ tình giai đoạn này, đó là hình tượng những cái tôi mà nhiều nhà nghiên cứunhận định đó là quá trình “cái tôi gọi những cái tôi, thúc đẩy nhau sáng tạo”

Với Thanh Tịnh, đó là cái tôi tâm trạng ẩn sâu trong cái nhìn của mộtcậu bé từ ấu thơ tới lúc trưởng thành trước những đổi thay của làng quê Làng

Mỹ Lý xuất hiện trở đi trở lại trong 13 truyện ngắn tập Quê mẹ Từ cảm xúc rưng rưng ngày trở lại trường của cậu bé trong Tôi đi học, đến những rung động đầu đời của Mẫn và Hương trong Quê bạn,và rồi là tình quê khi xa làng

Mỹ Lý đi làm ăn xa của Đông và Thuyên trong Tình quê hương

Với Hồ Dzếnh, chỉ với một tập truyện Chân trời cũ, ông cho thấy một

cái tôi trẻ thơ nhưng luôn ám ảnh bởi những cảm nhận về gia tộc, dòng họ, quê

hương, đất nước Toàn bộ 15 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ, Hồ Dzếnh

viết theo bút pháp trữ tình tự truyện về mối quan hệ, về tư tưởng, tình cảm của

tác giả với từng người thân trong gia đình Thực vậy, trong Chân trời cũ, chân

dung người mẹ chịu thương chịu khó nuôi con ăn học, chân dung những ngườianh, người em, cả một đại gia đình Dường như, cái tôi tác giả trong truyện vừa

là chủ thể, vừa là đối tượng thẩm mỹ tạo nên tác phẩm là hiện thực nội tâm củachính nhà văn

Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã gópphần thúc đẩy những cái tôi xuất hiện Bằng dòng cảm xúc tinh tế, nhữngtruyện ngắn trữ tình thời kỳ này thiên về sự trải nghiệm và thể nghiệm lần đầu

của những cái tôi Đó có thể là cảm xúc của “qua một đêm mưa rào, trời bỗng

đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt”, nơi những đứa trẻ nghèo sống đầy nhân hậu, nơi một

mảnh áo ấm sẵn sàng được sẻ chia Đó có thể là tâm trạng của một cái tôi trong

trẻo giữa không gian nên thơ “Hàng năm, cứ vào độ cuối thu, lá ngoài đường

rụng nhiều, lòng tôi lại man mác nhớ về những kỷ niệm ấu thơ Hay đơn giản,

chỉ là ánh mắt lấp lánh hi vọng của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ, ánh mắt

gửi gắm những ước mơ, những khát khao về cuộc sống Yếu tố trữ tình giúp

Trang 24

các nhà văn phát hiện và gieo những thứ xúc cảm tinh tế nhất của con người,tạo nên một dòng truyện ngắn trữ tình mang âm hưởng đặc biệt, đặt nền móngcho dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam hiện đại

Phổ âm trữ tình trong truyện ngắn lãng mạn giai đoạn trước 1945 là thứ

âm hưởng của một cái tôi cá nhân, cá thể rõ nét Sự kế thừa, nối tiếp của các thế

hệ từ Thạch Lam, đến Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh hay Đỗ Tốn khiến cho dòngphong cách truyện ngắn trữ tình chính thức được khơi nguồn ở Việt Nam

1.2.2 Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng trong giai đoạn 1945 – 1985

Từ đầu thập kỷ 60 và trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ,dòng văn xuôi trữ tình tiếp tục nảy nở và phát triển ngay trong hoàn cảnh chiếntranh như là một biểu hiện của sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của con người ViệtNam Truyện của các tác giả thời kỳ này tập trung khai thác vẻ đẹp thiên nhiên,đất nước và nhất là vẻ đẹp tâm hồn con người

Thế giới trong truyện ngắn trữ tình thường thể hiện qua tâm trạng, cảmxúc, cảm giác chủ quan của nhà văn Trong ba thập kỷ đấu tranh bảo vệ vàthống nhất đất nước, hiện thực xã hội là một hiện thực đầy máu, khói lửa vàbom đạn Văn học hiện thực nước nhà đã đảm nhận vai trò ghi lại lịch sử cuộckháng chiến đầy đau thương nhưng cũng thực đáng tự hào ấy Còn văn học trữtình đảm nhận nhiệm vụ ca ngợi, phát hiện những vẻ đẹp tiềm tàng trong mưabom lửa đạn, thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng triệt để và sâu sắc

Truyện ngắn trữ tình thời kỳ này tập trung khai thác hai chủ đề chính, đó

là vẻ đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất nước Con người ViệtNam xuất hiện trong truyện ngắn trữ tình, trước hết là những con người có mộtthế giới tâm hồn đẹp Tâm tư thái độ nỗi niềm của họ đối với đời sống, đối vớinhau là cái nền để tác giả sáng tác nên truyện ngắn Phẩm chất của họ là cáichất phù sa lắng đọng qua bao đời nay từ Đất và Nước Thái độ đối với cáchmạng, với vận mệnh của Tổ quốc lúc lâm nguy là thước đo phẩm giá của một

Trang 25

con người Họ có ở mọi nơi, mọi thành phần, lứa tuổi: những anh chiến sĩ lái

xe, những cô thanh niên xung phong, những anh bưu tá, anh thợ gốm.

Hình tượng con người mang tình yêu và niềm tin vào cách mạng như làmột phẩm chất lý tưởng giúp thi vị hóa các sáng tác về đề tài chiến tranh Đó làmột ông già người Mèo tên Cắm dành cả cuộc đời mình cho cách mạng trong

Rẻo cao của Nguyên Ngọc Truyện gần như không có cốt truyện, nhưng lại

mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc: đó là vẻ đẹp tâm tư, tinh thần nhiệthuyết với cách mạng, với Đảng của ông Cắm, là vẻ đẹp của thiên nhiên, núirừng Tây Bắc Nhận xét về truyện ngắn này, nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “

Rẻo cao, tập truyện ngắn trong sáng, tinh tế, vô cùng hồn hậu, chan chứa tình yêu và ước mơ hạnh phúc, được sống trong hòa bình ấy, thực chất là bức tâm thư của người chiến sĩ miền Nam, gửi độc giả miền Bắc trước khi lên đường trường chinh trở lại quê hương, đang lụt chìm trong lửa đạn chiến tranh tàn khốc” [70] Trần Đăng Khoa trong tập Chân dung và đối thoại cũng khẳng

định rằng: “Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm

ướp một làn hương rất đặc biệt Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi” [40] Chất

trữ tình chảy trong mạch truyện Rẻo cao là chất trữ tình xuất phát từ cảm hứng

lãng mạn cách mạng, với xúc cảm lý tưởng hóa con người, cảnh vật

Những nhân vật mang một gương mặt tinh thần đẹp từ vóc dáng đếnphẩm chất cũng xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Đỗ Chu Với bútpháp ước lệ, và lý tưởng hóa con người trong truyện ngắn Đỗ Chu hiện lênthanh tú, lịch lãm, hiền lành, và hơn hết, họ đều là những con người lý tưởng

của cách mạng Đó là Chuyên trong Ráng đỏ, cô thanh niên xung phong đã anh

dũng hy sinh để cứu xe trong trận bom của giặc Mỹ Đó là Quế, một cô văncông hiền lành nhưng gan góc; kín đáo nhưng sôi nổi Hay là Vĩnh trong

Tháng Hai, một cán bộ địa chất xông xáo nhưng cũng là một nghệ sĩ tài hoa,

sống đẹp… Nhìn chung, diện mạo nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chu là hóathân của lý tưởng cách mạng, mang vẻ đẹp của con người thời đại

Trang 26

Chiến tranh đã gõ cửa từng mái nhà, bao nhiêu thử thách khốc liệt đãđến với mỗi người Việt Nam chúng ta Nhưng những thử thách ấy không làmcho những người dân Việt Nam chùn bước, trái lại càng quyết tâm trên tuyếnđầu chống Mỹ Đọc truyện của Nguyễn Thi, Đỗ Chu, Nguyễn Thành Longchúng ta thấy sự vĩ đại ấy, sự thật khiến cả thế giới phải kinh ngạc, thán phục,biểu hiện ra ở những lúc, những con người tưởng như bình thường nhất Đó có

thể là hai đứa trẻ mang tên Đực và Bỉnh trong truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Thi Chuyện xóm tôi (1964), chúng chỉ là hai đứa trẻ bình thường sống ở một

ngôi làng nhỏ nơi miệt vườn Nam Bộ, nhưng trong tâm can hai đứa trẻ ấy, lại

ẩn chứa một sức mạnh phi thường, đại diện cho lòng quật khởi của bao con dânViệt Nam Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù giặc đã cướp đi tính mạngngười cha,sức mạnh ấy biến thành ý chí quyết tâm, trả thù nhà, đền nợ nước

Hay truyện ngắn Người mẹ cầm súng, mang đến cho người đọc chân dung

những người phụ nữ anh hùng, giỏi việc nước, đảm việc nhà trong chiến tranh

Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn cách mạng thời kỳ này đã mang đến nhữngthiên truyện ngắn đẹp, những con người lý tưởng đẹp từ vóc dáng đến tâm hồn

Nói về truyện ngắn trữ tình giai đoạn này không thể không nhắc tới

Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu Hình tượng nhân vật Nguyệt

và Lãm với những phẩm chất cao quý, và niềm tin vào tương lai trong hoàncảnh bom đạn khốc liệt khiến cho truyện ngắn đậm chất thơ Nhà nghiên cứu

N.Nicolin có nhận xét về các tác giả văn học thời kỳ này: “Nhà văn thời ấy

đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật Đây vừa là chỗ mạnh của anh vừa là chỗ yếu: niềm tin vào chất bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” Mảnh trăng cuối rừng là một truyện ngắn trữ tình, đậm chất thơ từ cách đặt tên, cho

đến khung cảnh thiên nhiên “Xe trôi trong sương bồng bềnh dưới trăng

thanh”, và tạo hình nhân vật từ vẻ bề ngoài đến phẩm chất Truyện như một

Trang 27

bản giao hưởng tình yêu giữa chiến tranh khốc liệt, người đọc vẫn cảm thấy

vẻ đẹp con người thiên nhiên đầy thơ mộng giữa chiến tranh

Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước cũng được đưa vào trong các truyện ngắn

trữ tình giai đoạn này Đó là phong cảnh Sa Pa (Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành

Long) với núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối

rậm rạp cứ chen nhau hiện dần lên: “Cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một

cách kì lạ Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi, xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe” Tất cả như

muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác mới lạ, thơ mộng về một vùngđất, về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên bước chân đến một vùng đấtmới

Đó là những câu chuyện nhẹ nhàng, lấy cảnh làm duyên cớ để biểu lộtâm trạng của nhận vật trong các sáng tác của Đỗ Chu Cảnh sắc thiên nhiêntrong truyện ngắn Đỗ Chu gắn liền với sinh hoạt của làng quê, đó là cánh đồng,lũy tre, dòng sông… Thiên nhiên gắn bó mật thiết với cuộc sống con người,

lãng mạn và thật gần gũi, khiến ai đi xa cũng nhớ : “Mùa xuân rồi mùa hạ,

năm lại năm, anh trở về với con sông Cầu lãng mạn như một câu quan họ”,

khiến ai cũng xót đau khi chứng kiến cảnh quê hương bị giặc tàn phá: “từng

con sóng đang đập vào bờ, từng đám lau dưới đê đang bị gió đánh lả lướt đều muốn nói với cô một điều gì xót xa lắm” Cảnh vật ở đây giúp bộc lộ nội tâm,

từ đó khiến chất trữ tình chảy tràn trong các truyện ngắn với những cảm xúcđến từ tâm trạng các nhân vật

Nhìn chung, có thể thấy, truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1945 – 1986mang âm hưởng của thời đại, một thời đại cách mạng hào hùng Sự hào hùng

ấy đã thổi vào trong văn thơ những cảm hứng đặc biệt, trong đó, truyện ngắn

Trang 28

trữ tình mang đậm cảm hứng lãng mạn cách mạng, với hình tượng con người,quê hương, đất nước lý tưởng và đẹp đẽ Vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngườigóp phần thi vị hóa các sáng tác văn học thời kỳ này, ngược lại, yếu tố trữ tìnhcũng khiến thể hiện được cảm hứng lý tưởng hóa con người, thiên nhiên trongcách mạng, đem lại lại dòng truyện ngắn trữ tình - cách mạng độc đáo.

1.2.3 Yếu tố trữ tình với việc thể hiện cảm hứng thế sự - đời tư từ năm 1986 đến nay

Chất trữ tình quả thực như một mạch ngầm len lỏi trong văn học ViệtNam từ cội nguồn của nó cho đến tận ngày nay Tác giả Trần Viết Thiện đã

Rũ bỏ khuynh hướng sử thi lãng mạn với hình tượng con người lýtưởng, văn học thời kỳ mới hướng ngòi bút vào những lát cắt nhiều chiều củacuộc sống, vào tâm trạng, suy nghĩ của con người trước xã hội mới Với tônchỉ văn học là khám phá hiện thực cuộc sống ở nhiều chiều, dòng truyện ngắntrữ tình được dịp phát huy hết khả năng của mình trong việc đi sâu vào những

ẩn ức, những dòng ý thức, hay đơn giản là tâm trạng của thế hệ những conngười trong thời đại mới

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những truyện ngắn đậm chất thơ trongcác sáng tác của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư, NhậtChiêu, Nguyễn Ngọc Thuần…

Trang 29

Nhắc đến Nguyễn Khải, người đọc từng biết đến những tác phẩm hiệnthực đầy gai góc về chiến tranh của ông trước 1986, thì đến sau 1986, chúng tabắt gặp một cái tôi đầy suy tư trước cuộc sống thường nhật luôn thường trựctrong các sáng tác của ông Cái tôi tác giả “phủ sóng” đến quá nửa số sáng táccủa Nguyễn Khải sau 1986 Hiện thực của Hà Nội thời đại mới hiện lên qua

cảm xúc, tâm trạng của cái tôi tác giả ấy Trong chùm truyện ngắn Hà Nội

trong mắt tôi, chúng ta có thể nhận thấy tâm trạng suy tư, những nghĩ suy trăn

trở của tác giả khi đứng trước một Hà Nội quen thuộc mà lạ lẫm

Ta cũng bắt gặp muôn vàn trạng thái cảm xúc trong truyện của NguyễnHuy Thiệp Hướng vào mô tả cuộc sống đời tư, Nguyễn Huy Thiệp lại phơi

bày sự khủng hoảng của xã hội qua việc thay đổi các giá trị và lối sống (Tướng

về hưu, Không có vua) Truyện của Nguyễn Huy Thiệp thời sự, nhưng biểu

hiện ra bằng âm hưởng trữ tình, chủ yếu qua tâm trạng nhân vật Đó là dòng

nội tâm đầy ám ảnh của Chương trong Con gái thủy thần, nhân vật suốt cuộc đời ám ảnh bởi huyền thoại về mẹ Cả, để rồi cuối cùng nhận ra: “Trước mắt tôi

dòng sông đang thao thiết chảy Sông chảy ra biển Biển rộng vô cùng Tôi chưa biết biển mà tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy… Tôi đứng lên đi về nhà Ngày mai tôi đi ra biển Ngoài biển không có thủy thần”

Nguyễn Huy Thiệp thường gửi gắm chất thơ vào trong các sáng tác củamình Văn Nguyễn Huy Thiệp bởi thế rất có nhịp, có điệu, và mang tiết tấu

riêng Thương nhớ đồng quê là một truyện ngắn mang đậm chất thơ Tác giả đã

lồng thơ vào văn rất tinh tế để biểu hiện nội tâm của nhân vật Bài thơ “Đám

ma em gái trên đồng” trong truyện là một chi tiết đặc sắc, qua đó chất trữ tình,

hay nói cách khác là sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi được biểu hiện khá rõ

Tôi đi đưa đám ma em gái trên đồng Cái chết trắng, cái chết trắng xoá Những con bướm trắng, những bông hoa trắng Những tâm hồn trắng, những cuộc đời trắng.

Trang 30

Ngoài Nguyễn Huy Thiệp, văn học giai đoạn này tiếp tục cho ra đờihàng loạt các sáng tác đậm âm hưởng thi ca, hướng sâu vào nội tâm con người.

Đó là nỗi niềm của người con trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, là tâm

sự của đứa con chưa chào đời trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, hay

một thế giới xúc giác ảo thực trong truyện ngắn Nhật Chiêu…

Bức thư gửi mẹ Âu Cơ là một truyện ngắn đầy bi kịch nhưng cũng đậm

chất thơ Chất thơ trong truyện ngắn giai đoạn này không đến từ vẻ đẹp tâmhồn hay phẩm chất, chất thơ được tác giả gửi gắm qua kết cấu câu chuyện, vàodòng nội tâm của nhân vật Những đau đớn, rối ren, khủng hoảng không ngừngchảy, không ngừng tuôn ra ngòi bút, để thành hình những con chữ đứng ngayngắn, nối tiếp nhau

Mẹ ơi, ai đã dạy con ư? Mẹ dạy Ngày hè con nằm quay đầu ra bờ ao, gió từ ba cây nhãn thổi vào, mẹ ngồi bắt chấy cho con, con thiếp đi ngon lành Lúc tỉnh ngủ không thấy mẹ đâu Mẹ đã đi làm rồi Con bâng khuâng, buồn thiếu mẹ.Con cứ muốn nằm mãi trong lòng mẹ.

Mẹ ơi, ai đã dạy cho con ư? Đất đấy, thiên nhiên đấy, mầu vàng của lúa, mầu xanh của cây, miền quê con sông ấy đã kiến tạo nên tâm hồn con, để con biết khóc trong tiếng mưa, biết cười trong nắng, biết múa hát trong tiếng cây cỏ trỗi dậy sau trận mưa rào (Trích Bức thư gửi mẹ Âu Cơ)

Truyện ngắn đi theo kết cấu tâm lý, chỉ hiển hiện dòng suy nghĩ củanhân vật, nhưng qua đó người đọc thấy được cả hành trình của nhân vật: từ khi

ấu thơ cho đến khi trưởng thành, rồi vấp ngã, lầm lỡ Phản ánh một vấn đề hiệnthực, nhưng tác giả Y Ban kết cấu tác phẩm theo kiểu trữ tình qua cách sửdụng các biện pháp lặp cấu trúc, điệp từ, điệp ngữ như trong các tác phẩm trữtình

Các sáng tác văn học này vì tập trung vào khai thác những lát cắt đờisống, cụ thể là những trăn trở của con người trước xã hội mới, những suy nghĩtrước các giá trị sống cũ – mới đan xen, khiến cho nội tâm trở thành đề tài

Trang 31

được nhiều nhà văn lựa chọn khai thác Chỉ đi sâu vào các góc khuất trong tâmtrạng con người, các nhà văn giúp khám phá ra những cảm xúc trăn trở trongsâu thẳm tâm hồn, giúp phát hiện ra những băn khoăn về đời sống, từ đó phảnánh sự đổi thay của xã hội, sự phức tạp của lòng người Yếu tố trữ tình gópphần giúp biểu hiện tâm trạng con người qua các tác phẩm tự sự Bằng sự giaothoa này, dòng truyện ngắn trữ tình lấy cảm hứng từ những góc khuất đời tưphát triển mạnh mẽ trên văn đàn Đặc biệt, với sự xuất hiện của ngày càngnhiều những nhà văn nữ, yếu tố trữ tình trở thành cảm hứng trong các sáng tácvăn chương nữ giới Các truyện ngắn của Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị ThuHuệ… mang lại xúc cảm tế vi về những nhân vật đứng giữa nhiều biến độngcủa xã hội

Bên cạnh đó, không thể không kể tới phát triển của một bộ phận văn họcmới, đó là văn học Nam Bộ Tiếp nối từ tên tuổi của những bậc thầy vănchương như Hồ Biểu Chánh, sau này là Đoàn Giỏi, Sơn Nam… các tác giả giaiđoạn sau này đã tập hợp và phát triển một bộ phận văn học mang những cá tínhriêng biệt và ghi được nhiều thành công trên văn đàn Sau thời kỳ đổi mới, sốlượng các tác giả tăng mạnh cùng số lượng các sáng tác Qua khảo sát, chúngtôi nhận thấy, nhiều tác giả khu vực này lựa chọn dòng văn xuôi trữ tình đểtheo đuổi Ngoài Dạ Ngân (sau này chuyển ra ngoài Bắc), hay Nguyễn ThịDiệp Mai, có hai nhà văn nữ mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là Nguyễn Lập

Em và Nguyễn Ngọc Tư Chất trữ tình trong truyện ngắn của hai tác giả nữ nàyngoài mang âm phổ chung của phong cách truyện ngắn trữ tình hiện đại ViệtNam, còn hòa theo bản phối khí mang âm hưởng Nam Bộ Đọc truyện ngắncủa Nguyễn Lập Em, ta thấy hiện lên một thế giới cảm xúc của những ngườiNam Bộ nghĩa hiệp, còn truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, là một thế giớinhững số phận bi thương được soi nhìn qua con mắt cảm thương của chính tácgiả Đây có thể coi là hai đại diện tiêu biểu cho dòng văn xuôi trữ tình pháttriển ở Nam Bộ từ sau 1986 đến nay

Trang 32

Bằng việc khái quát chất trữ tình trong truyện ngắn Việt Nam từ trước

1945 đến nay, có thể nhận thấy một dòng chảy phong cách xuyên xuốt trongquá trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại Chúng tôi đặc biệt muốnnhấn mạnh đến thời kỳ sau 1986 với sự hình thành, phát triển của bộ phận vănhọc Nam Bộ và dòng văn học trữ tình khu vực này Qua việc khảo sát hai tácgiả là Nguyễn Lập Em, và Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi hi vọng sẽ cho thấychất trữ tình Nam Bộ khác biệt nhưng không lạc dòng, tiếp nối và hòa nhịp vớiphong cách truyện ngắn trữ tình hiện đại nói chung

Tiểu kết chương 1

Tổng quan truyện ngắn Việt Nam từ 1930 – 1945 đến nay qua góc nhìnvăn hóa, xã hội, văn học, cũng như khảo sát yếu tố trữ tình xuất hiện trongtừng thời kỳ, có thể thấy, sự giao thoa giữa thể loại tự sự và trữ tình đã xuấthiện từ những năm đầu tiên của văn học thời kỳ hiện đại Đáng chú ý có thểthấy, sự giao thoa này có những đặc điểm tương ứng với văn học từng thời kỳ.Nếu như văn học 1930 – 1945 tràn đầy cảm hứng về cái tôi mới được khámphá, thì sự giao thoa giữa tự sự và trữ tình cũng mang tính chủ quan trong cảmnhận của những cái tôi cá nhân Văn học giai đoạn 1945 – 1986 lại tràn ngậpcảm hứng lãng mạn cách mạng, đây là thứ cảm xúc thúc đẩy chất trữ tình nhiều

ý nghĩa từ tình yêu đất nước, con người Sau 1986, văn học được cởi trói, đivào khai thác những lát cắt của tâm hồn, số phận con người, chất trữ tình càngchảy mạnh mẽ trong các sáng tác đa dạng và đặc sắc thời kỳ này

Qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dòng cảm hứng trữ tình trongthể loại truyện ngắn từ 1930 đến nay vẫn có sự phát triển đi lên, kế thừa và tiếpnối những truyền thống của thế hệ các nhà văn đi trước trong việc khám phácon người, khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của mỗi cá nhân Tuy nhiên theo sự pháttriển của thời gian, các nhà văn cũng đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mớilàm cho cảm hứng trữ tình luôn đổi mới và phong phú hơn Nếu như giai đoạn

Trang 33

1930 - 1945 là sự tìm tòi một xu hướng sáng tác mới, giai đoạn 1945 - 1985 làcảm hứng lãng mạn cách mạng thì từ năm 1986 đến nay là sự miêu tả sâu sắcnội tâm nhân vật, đi sâu vào ngóc ngách, góc cạnh của từng thân phận conngười Cách nhìn về con người, về mỗi số phận mang tính đa chiều cả tích cựclẫn tiêu cực Dòng chảy chung của truyện ngắn trữ tình có lúc sôi động, có lúc

êm ả nhưng vẫn tiếp tục làm phong phú và làm giàu thêm gia sản của dòng vănhọc Việt Nam

CHƯƠNG 2 CHẤT TRỮ TÌNH NGHĨA HIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN LẬP EM

Nguyễn Lập Em xuất hiện ở khu vực văn học Nam Bộ với tư cách làmột nhà thơ nhiều hơn là nhà văn Tuy nhiên, ở tư cách của một nhà văn,những tác phẩm của bà cũng rất ấn tượng Tên thật là Nguyễn Lập Em, ngoài

ra bà còn được biết đến với một vài bút danh khác như Nguyễn Lan Đình,Đông Quân, Hạnh Nguyên, Nguyễn Trúc Viên, Nguyễn Thị Tường Vi…

Nguyễn Lập Em sinh ngày 22 2 1955 tại Châu Đốc- An Giang, là họcsinh ban văn trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa – tỉnh Châu Đốc (trước năm1975); Nguyễn Lập Em viết văn, làm thơ từ năm học lớp 9 Bà là trưởng đàitruyền thanh Châu Đốc năm 1980, tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du (HàNội) khóa 2 (1983- 1985) Sau khi tốt nghiệp, bà về đảm nhiệm chức vụ Phóchủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2 (1987-1992); Ủy viên BCH Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh An Giang nhiệm kỳ

3 (1993 – 1997); Phân hội trưởng phân hội văn học An Giang nhiệm kỳ 6(2010- 2015); Chủ nhiệm Tao Đàn An Giang (từ mới thành lập, tháng 1.2012); Hội viên Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật An Giang (từ khi thànhlập Hội đến nay); Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam(1993); Hội viên Hội Nhàbáo Việt Nam (1995)

Trang 34

So với thơ thì số lượng truyện ngắn của Nguyễn Lập Em không nhiều,

nhưng có phong cách riêng, mang đặc sắc Nam Bộ Tập truyện ngắn Bến nước

kinh Cùng xuất bản năm 2002, đã đạt giải B – Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các

hội VHNT Việt Nam năm 2003; Giải A đồng hạng – tác phẩm xuất sắc viết về

đề tài nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong 30 năm (từ 2010) - Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

1980-Nam tặng năm 2011 Sắp tới, tập truyện ngắn mới nhất của bà sẽ được xuất

bản, tập hợp những tác phẩm xuất sắc đã đăng trên báo Văn nghệ những nămgần đây

Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Nam Bộ, nơi thiên nhiên nhiều ưuđãi nhưng cũng đầy thử thách và khắc nghiệt, Nguyễn Lập Em đã tích lũynhiều kinh nghiệm và vốn sống để truyền tải vào trong truyện ngắn của mìnhthứ âm hưởng của vùng đất ấy Đó là một hiện thực Nam Bộ nhiều thử thách từthiên nhiên, xã hội, nhưng vẫn ấm nồng tình người Nguyễn Lập Em phản ánhkhông gian Nam Bộ trong sáng tác của mình bằng cái nhìn của những ngườibình thường nhất, chất phác nhất và Nam Bộ nhất Không đưa vào những chitiết sắc sảo, gai góc, truyện của Nguyễn Lập Em là những trải nghiệm đến từnội tâm các nhân vật, nhẹ nhàng và sâu lắng Không thiên về miêu tả hànhđộng, truyện của bà đặc sắc ở những hi sinh thầm lặng, ở lối sống nghĩa tìnhcủa con người Nam Bộ Lối sống tình nghĩa của các nhân vật trong truyệnngắn của Nguyễn Lập Em vừa có nét chung mà ta nhìn thấy ở đâu đó, lại cónét riêng không trộn lẫn với tính cách và khí phách của người Nam Bộ Nhữngcâu văn đẹp, giàu chất thơ để lại cho người đọc những khắc khoải và vươngvấn về một vùng sông nước miệt vườn Có thể thấy, truyện ngắn của NguyễnLập Em giàu chất trữ tình, nhưng là một chất trữ tình độc đáo – chất trữ tìnhmang vẻ nghĩa hiệp của con người Nam Bộ

Với mong muốn khảo sát văn chương khu vực Nam Bộ nói chung, vănchương tác giả Nguyễn Lập Em nói riêng để cho thấy chất trữ tình – nghĩa hiệp

Trang 35

trong truyện ngắn của bà, chúng tôi đi vào nghiên cứu những phương diện nổibật nhất của chất trữ tình trong truyện Nguyễn Lập Em đó là: nhân vật, tìnhhuống truyện, kết cấu truyện và không gian nghệ thuật trong truyện củaNguyễn Lập Em.

2.1 Nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em

Khi nhận xét về văn hóa Nam Bộ, tác giả Đinh Văn Hạnh nhận định

rằng: “Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm địa lý - sinh thái Nam Bộ

không những tác động trực tiếp đến quá trình lao động mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân và hình thành nên cá tính Nam Bộ”[61] Thực vậy, Nam Bộ từ xưa dến nay vẫn được biết đến là một vùng đất

có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, nước và khíhậu Thế nhưng, Nam Bộ là một đồng bằng mới bắt đầu được khai phá từ hơn

300 năm qua Qua nhiều thế kỷ chưa có ai đặt chân tới, nên thiên nhiên Nam

Bộ cũng hết sức khắc nghiệt Chính sự khắc nghiệt này đã hình thành nên tínhcách của con người nơi đây Tác giả Đinh Văn Hạnh cho rằng: “Ý thức cộngđồng, tinh thần đoàn kết, sống vì nhau, lo cho nhau, dám xả thân cứu bạn bè,dám hy sinh vì nghĩa lớn là đặc trưng nổi bật của những người đi khai hoang

mở đất Chữ “nghĩa” và tinh thần tương thân, tương ái được đặt lên hàng đầutrong cuộc sống:

“Rồng chầu ngoài Huế Ngựa tế Đồng Nai Nước sông trong chảy lộn sông ngoài Thương người xa xứ lạc loài đến đây”

Từ góc nhìn văn hóa – địa lý, chúng tôi đi vào khảo sát văn học khu vựcNam Bộ và nhận thấy, cảm hứng đạo lý, tư tưởng xả thân vì nghĩa là cảm hứngnổi bật trong các sáng tác văn học khu vực này từ Hồ Biểu Chánh, đến TrangThế Hy, sau này là Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng… Càng về sau, tư tưởngtrọng nghĩa không còn được đưa vào văn học một cách khiên cưỡng, gò ép

Trang 36

nữa Qua những trang văn của Sơn Nam, Đoàn Giỏi, chúng ta cảm nhận sựchuyển tải tinh tế, uyển chuyển hơn tư tưởng này Đến sau năm 1986, khi vănhọc đi sâu vào tìm hiểu những góc khuất của đời sống, thì hình ảnh con ngườiNam Bộ sống nhân hậu và nghĩa tình, lại càng được đưa vào thơ văn nhiềuhơn, hay hơn Các truyện ngắn của Nguyễn Lập Em cũng đi theo mạch nguồnnhư thế Truyện phản ánh những con người, những số phận của một vùng đất,nơi ta có thể dễ dàng nhìn thấy những kênh rạch chằng chịt, những cánh đồng

cò bay mỏi cánh, chiếc ghe, con thuyền trở thành vật dụng quen thuộc trongđời sống người dân Một điều đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em đó làkiểu nhân vật hay kiểu con người được tác giả lựa chọn khắc họa Trong truyệnngắn thường có ba kiểu nhân vật hay kiểu con người hành động, kiểu conngười tư tưởng và kiểu con người tình cảm, thì nhân vật trong truyện củaNguyễn Lập Em thuộc dạng thứ ba Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Lập Em,chúng tôi nhận thấy, trong các sáng tác của bà, các nhân vật chủ yếu được xâydựng và khai thác trên phương diện đời sống tình cảm, đó là những nhân vậtsống và hành động, hi sinh vì nhau trên nền tảng hai chữ “đạo nghĩa” Tuyếnnhân vật này chúng tôi tạm gọi là nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắnNguyễn Lập Em

Chúng tôi chia nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Emthành hai loại: Nhân vật sống tình nghĩa và nhân vật hành động trượng nghĩa

Sở dĩ có cách phân chia này, bởi mặc dù đều xoay quanh chữ nghĩa, nhưngtuyến nhân vật sống tình nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em là nhữngnhân vật cả cuộc đời sống vì một điều nghĩa, sống để trả nghĩa cho người đãcưu mang mình một cách lặng lẽ, không biểu hiện rõ ra hành động, còn tuyếnnhân vật hành động trượng nghĩa là những nhân vật mang tính cách nghĩa hiệp,luôn có lý tưởng vì sự công bằng Họ là những nhân vật sẵn sàng giúp đỡ, cưumang người khác trong hoạn nạn mà không màng lợi ích cá nhân Cả hai tuyếnnhân vật dù khác nhau về cách biểu hiện, nhưng đều xoay quanh hai chữ “đạo

Trang 37

nghĩa” Tuyến nhân vật này tạo nên chất trữ tình – nghĩa hiệp trong các truyệnngắn của Nguyễn Lập Em

2.1.1 Nhân vật sống tình nghĩa

Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách, được bộc lộdần trong không gian, thời gian và mang tính quá trình Muốn xây dựng nhânvật thành công, nhà văn phải có một quá trình thai nghén, một khả năng đồngcảm, nhập thân vào nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, nghĩa là quá trình sáng tạo

ra một nhân vật đòi hỏi nhà văn phải huy động toàn bộ tư cách nghệ sĩ và nănglực tinh thần cá nhân Sự tìm tòi những hình thức mới cho thể loại trước hết là

sự tìm tòi đổi mới ở nhân vật Trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em, ta thấy hiệnlên những tuyến nhân vật có tính cách đặc thù, tuyến nhân vật xuất phát từ đồngbằng Nam Bộ Bằng vốn sống và những kinh nghiệm tích lũy lâu năm khi sinh

ra và lớn lên trên mảnh đất này, Nguyễn Lập Em đã dựng nên một thế giớinhững nhân vật đậm chất Nam Bộ Chất Nam Bộ trong các nhân vật củaNguyễn Lập Em không biểu hiện ra qua lời nói khẳng khái, cử chỉ anh hùng, màbiểu hiện qua suy nghĩ, qua hành động, qua những quyết định trong cuộc đời

Và hầu hết những biểu hiện đó đều xuất phát từ hai chữ “tình nghĩa”

“Đồng bằng Nam bộ không chỉ có lúa gạo, cây trái, cá, tôm mà còn có

cả thơ văn, đạo nghĩa…” Tác giả Huỳnh Công Tín đã chọn lời đề từ như vậy

cho tập Văn chương miền sông nước Nam Bộ [50] Nhà văn Hồ Tĩnh Tâm, trong một lần trả lời phỏng vấn có nhận định: “Người Phương Nam có cá tính

mạnh, nhưng lại sống sâu lắng về tình người, bởi vậy, dòng chảy của văn xuôi Nam Bộ sau 1975 là dòng chảy sâu lắng của tình người ấy”.[66]

Có thể thấy, hai chữ “tình nghĩa” hay “tình người” thường được các nhàphê bình nhắc đến rất nhiều khi nói về văn học khu vực Nam Bộ Trong truyệnNguyễn Lập Em, chúng tôi nhận thấy hai chữ tình nghĩa được khắc họa mộtcách tinh tế vào tính cách, và hình tượng các nhân vật Tuyến nhân vật đó,

Trang 38

chúng tôi tạm gọi tên là nhân vật sống tình nghĩa Họ là những nhân vật mà cảcuộc đời sống, hay hi sinh vì hai chữ “ tình nghĩa”

“Tình nghĩa” trong truyện của Nguyễn Lập Em tồn tại ở hai dạng thức:thứ nhất là tình nghĩa của con người dành cho nhau trong lúc khó khăn, hoạnnạn Đó có thể là tình làng xóm, tình cha con, tình thầy trò Thứ hai, tình nghĩađôi khi còn xuất phát từ tình yêu Ở dạng thức này, tình nghĩa ở đây cùng phạmtrù với “tình yêu” ở chữ tình, nhưng lại được khu biệt hoàn toàn bởi chữ

“nghĩa” Vì chữ nghĩa, mà đôi khi tình yêu của họ buộc phải nén lại, giấu đi, đểnhường chỗ cho chữ “nghĩa” Họ bỏ qua tình cảm cá nhân, và sống để trảnghĩa cho người đã cưu mang mình

Nhân vật sống tình nghĩa trong truyện Nguyễn Lập Em có những xuấtthân khác nhau, nhưng không có nhân vật nào thuộc tầng lớp những người giàu

có trong xã hội Họ đều là những con người bước ra từ đời sống, giản dị vàbình thường đến quá đỗi Đó là những người lao động bình thường như vợ

chồng ông lão ngư dân trong Lời của dòng sông, họ bình thường đến mức không

có tên, tuổi, lai lịch rõ ràng, nhưng những gì vợ chồng ông lão ấy làm đượctrong cuộc đời nhiều biến cố lại khiến bao người phải cúi đầu nhìn lại chínhmình Đó cũng có thể là những con người tứ cố vô thân, rơi vào hoàn cảnh khốn

cùng, ba gia đình trong truyện Xóm mồ côi là một tuyến nhân vật như thế Cùng

chung cảnh không nhà, không người thân, không một mảnh đất cắm dùi, họnương tựa vào nhau mà sống trên cái nghĩa địa, sống nhờ đất người âm, nơi mà

“có đào cũng không dám đào sâu, sợ động tới tro cốt của người đã khuất” Họ còn là những con người lầm lỡ, như cô Út Sen (Bãi sông xanh), chị Hai Hường (Sông Hậu xuôi về), dù trong quá khứ cuộc đời họ có những sai lầm không thể

thay đổi được, nhưng phẩm chất và cách sống tình nghĩa vốn là bản chất của họkhiến ai ai cũng phải độ lượng và bao dung hơn

Biểu hiện của những nhân vật sống tình nghĩa này cũng không giống nhaunhưng họ không khi nào kể lể hay được tác giả miêu tả về những việc mình làm,

Trang 39

mà thường thấy nhất là sự biểu hiện tâm trạng qua sự hi sinh thầm lặng Bảnthân họ không khi nào nghĩ là làm một điều gì đó to tát, mà tất cả mọi hành độngđều xuất phát từ trái tim, từ xúc cảm tự nhiên không thể khác Những hành độngcủa họ không cần người khác biết tới, cả cuộc đời họ hi sinh vì hạnh phúc củangười khác, hi sinh vì tình nghĩa, họ sẵn sàng chịu đựng một cuộc sống khókhăn hơn, khắc nghiệt hơn để trả cho bằng được ơn nghĩa mà mình đang nặng

nợ Tất cả những diễn biến hành động ấy, không biểu hiện qua hành động, màthường biểu hiện bằng nội tâm Nguyễn Lập Em miêu tả sự xung đột trong nộitâm nhân vật một cách tài tình: khi thì dâng trào, nồng nhiệt, rồi lại bị ghìm lại,

để cho chữ tình không thể trở thành tình yêu mà hóa thành tình nghĩa; để rồi họlại day dứt, tiếc nuối, nhưng quyết chỉ chịu đựng sự day dứt ấy một mình, vàmang nó theo đến hết cuộc đời

Có lẽ bởi tính chất của sự hi sinh thầm lặng, của nội tâm, cho nên nhữngnhân vật sống tình nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em phần đa là phụ nữ

Từ khi sinh ra, phụ nữ đã chịu nhiều thiệt thòi, phụ nữ Nam Bộ có khi còn chịunhiều thiệt thòi hơn thế Họ không chao chát, sắc sảo, sâu cay như phụ nữ Bắc,thứ dễ nhìn thấy nhất ở những người phụ nữ Nam Bộ đó là sự nồng hậu, bao

dung và cam chịu Nếu như ta từng thấy một cô Đào trong Mùa lạc, vượt qua

cái ranh giới giữa khổ đau và hạnh phúc để trở thành một con người mới, thấy

cô thanh niên xung phong tên Nguyệt đầy bản lĩnh trong Mảnh trăng cuối

rừng… thì ta lại thấy những Út Na, Út Sen, Hai Hường, Hai Cà trong truyện

của Nguyễn Lập Em, những người phụ nữ hi sinh thầm lặng, hy sinh cả tuổixuân của mình vì hai chữ nghĩa tình

Cô Hai Cà trong Bến nước Kinh cùng là chân dung điển hình cho người

phụ nữ đã hi sinh cả cuộc đời cho một mối tình không lời ước hẹn của mìnhvới anh nghệ sĩ tài hoa mang tên Út Chót Hai Cà cảm mến anh Út Chót từnhững lần anh ghé nhà đàn hát với tía, với em trai cô Út Chót được xây dựngnhư một thanh niên tài hoa nhưng có phần vô cảm, anh chưa hề biết đến tình

Trang 40

cảm của cô Hai Cà, cũng như cả cuộc đời tuổi trẻ, chưa khi nào anh nhớ về Hai

Cà như một bến đợi của mình nơi quê nhà Ấy vậy, mà với tình thương, niềmtin, cô Hai Cà ở vậy hơn năm chục năm, chứng kiến Út Chót bỏ quê, thànhdanh rồi xuống cấp, Hai Cà vẫn ở đó, chờ đợi đến một ngày, anh nghệ sĩ ÚtChót thức tỉnh, biết tới tình cảm của cô Hình ảnh bến nước kinh Cùng, nơi Hai

Cà sống và chờ đợi Út Chót, như là quê hương, là hậu phương, nơi cuối cùngcủa con đường, nhưng luôn sẵn sàng đón nhận những người con phiêu bạt, cóthể lầm lỗi trở về

Nhân vật sống cả cuộc đời vì chữ “nghĩa” như cô Út Sen trong Bãi sông

xanh “Bãi đất này rồi sẽ lở… nhưng ơn nghĩa của ông Hai Hùm với gia đình

này sẽ còn mãi đầy.” Chữ nghĩa trong truyện Bãi sông xanh là ơn nghĩa của

một người đàn bà không chồng và đứa con gái nhỏ, với một người đàn ông xa

lạ, đã giúp đỡ, cưu mang mình Chữ nghĩa còn tồn tại trong quan hệ giữa haingười đàn bà và một người đàn ông, ấy là vợ chồng ông Hai Hùm và cô ÚtSen Chính chữ nghĩa ấy đã giữ cho mối quan hệ của họ trọn vẹn đến hết cảcuộc đời, chữ nghĩa khiến cho bà Út Sen sau này về già, luôn dặn dò con cháunhớ ơn nghĩa của vợ chồng ông Hai Hùm, nhớ sự trong sạch của ông Hai Hùm

Đó là chị Ba Hiền trong Ngọn gió mùa thương, một điển hình cho đức

hy sinh của người phụ nữ Chị đã dành cả cuộc đời hi sinh, chăm chút chochồng và con Chị âm thầm chịu đựng mọi rắc rối của xã hội để giữ gìn chochồng mình – anh Ba Hiền Bao lời ra tiếng vào về quan hệ của anh Ba Hiềnvới cô thư kí, biết bao lời trực tiếp và gián tiếp rót vào tai chị biết bao lời khónghe, nhưng chị ngậm nín, và nuốt vào trong, đôi khi chỉ âm thầm cười buồn

một mình khi thấy chồng vô tâm “Sau mười tám năm chung sống với chồng,

chị nghiệm ra một điều: Có những món nợ tình nghĩa, mà cả đời, người ta mang theo không làm sao trả được; cũng có những thứ quý giá trong đời người mà khi đang trong tầm tay người ta lại không biết quý trọng, nâng niu; chỉ khi đổ vỡ, mất mát rồi, người ta mới thấy hối tiếc, xót thương; lại muốn tìm

Ngày đăng: 09/09/2016, 08:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kim Anh (2004), “Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo”, Văn nghệ trẻ, 2004(15), tr.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim Anh (2004), “Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư - Điềmđạm mà thấu đáo”, "Văn nghệ trẻ, 2004(15)
Tác giả: Kim Anh
Năm: 2004
2. Nguyễn Thị Bích (2009), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bích (2009), "Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn NgọcTư
Tác giả: Nguyễn Thị Bích
Năm: 2009
3. Phan Quý Bích (2006), “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ trẻ, (46), tr.10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Quý Bích (2006), “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”, "Vănnghệ trẻ
Tác giả: Phan Quý Bích
Năm: 2006
4. Nguyễn Ngọc Thành Bảo (2008), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Thành Bảo (2008), "Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thành Bảo
Năm: 2008
5. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu (1994), "Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1994
6. Đoàn Ánh Dương (2007), “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số tháng 2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Ánh Dương (2007), “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự vàngôn ngữ trần thuật”, "Tạp chí nghiên cứu văn học
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2007
7. Phạm Thùy Dương (2007), “Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thủy và Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ Quân đội, (661) số 661, tr.101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thùy Dương (2007), “Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của ĐỗBích Thủy và Nguyễn Ngọc Tư”, "Văn nghệ Quân đội, (661)
Tác giả: Phạm Thùy Dương
Năm: 2007
8. Trần Phỏng Diều (2006), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ quân đội, 2006 (467), tr.94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Phỏng Diều (2006), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn NguyễnNgọc Tư”, "Văn nghệ quân đội, 2006 (467)
Tác giả: Trần Phỏng Diều
Năm: 2006
9. Trần Phỏng Diều (2004), “Con người Nam Bộ qua truyện ngắn Sơn Nam”, Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 01/04/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Phỏng Diều (2004), “Con người Nam Bộ qua truyện ngắn Sơn Nam”,"Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Phỏng Diều
Năm: 2004
10. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), "Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2003
11. Đoàn Giỏi (2005), Đoàn Giỏi tuyển tập, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Giỏi (2005), "Đoàn Giỏi tuyển tập
Tác giả: Đoàn Giỏi
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2005
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), "Từđiển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
14. Cao Xuân Hải (2009), “Trữ tình và triết lý trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống (1,2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Xuân Hải (2009), “Trữ tình và triết lý trong truyện ngắn Bến quê củaNguyễn Minh Châu”, "Tạp chí ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Cao Xuân Hải
Năm: 2009
15. Phạm Thị Thu Hương(1995), Ba phong cách văn xuôi trữ tình trong văn học Việt Nam 1932 – 1945. Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.LAPTSKH Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Thu Hương(1995), "Ba phong cách văn xuôi trữ tình trong vănhọc Việt Nam 1932 – 1945. Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 1995
16. Lê Thị Hường (1999), “Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, 99(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Hường (1999), “Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắnhôm nay”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Thị Hường
Năm: 1999
17. Nguyễn Thái Hòa (chủ biên) (2000), Những vấn đề thi pháp trong truyện, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thái Hòa (chủ biên) (2000), "Những vấn đề thi pháp trong truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
18. Nguyễn Công Hoan(2009), Hỏi chuyện các nhà văn, NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Hoan(2009), "Hỏi chuyện các nhà văn
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 2009
19. Trần Mạnh Hùng (2011), Khảo sát đặc điểm truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Mạnh Hùng (2011), "Khảo sát đặc điểm truyện ngắn ĐBSCL từ 1975đến nay
Tác giả: Trần Mạnh Hùng
Năm: 2011
20. Văn Công Hùng (2007), “Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ trẻ, 2007(25) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Công Hùng (2007), “Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư”, "Văn nghệ trẻ,2007(
Tác giả: Văn Công Hùng
Năm: 2007
62. Bùi Đức Hào, “Thử nhận định về Gió lẻ sau Cánh đồng bất tận trong hành trình văn học Nguyễn Ngọc Tư, http://www.viet-studies.info Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w