MỤC LỤC
Với mong muốn có sự quan tâm thỏa đáng cho khu vực văn học Nam Bộ nói chung và các cây bút nữ Nam Bộ nói riêng, luận văn muốn khai thác và chỉ ra một cách hệ thống sự tiếp nối của chất trữ tình trong văn xuôi Việt Nam ở khu vực văn học phương Nam, cũng như cho thấy những nét riêng đặc sắc chỉ có ở chất trữ tình trong sáng tác của hai nhà văn nữ Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư. Hi vọng luận văn sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về văn chương Nam Bộ, cũng như hiểu nhiều hơn về các sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và thể loại truyện ngắn trữ tình nói chung.
Cấu trúc luận văn
Yếu tố trữ tình trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam
Nếu như dòng truyện ngắn hiện thực thời kỳ trước 1945 đi sâu vào những vấn đề xã hội nhức nhối như chiến tranh, áp bức, cuộc sống khốn khó của các giai tầng trong xã hội, sự ngột ngạt về thể chế chính trị, thì dòng truyện ngắn trữ tình trước 1945 hầu như không đào sâu vào những vấn đề mang tính bức xúc của xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà thường cảm nhận và tái hiện cuộc sống từ cái Tôi trữ tình cá nhân. Nhận xét về truyện ngắn này, nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “ Rẻo cao, tập truyện ngắn trong sáng, tinh tế, vô cùng hồn hậu, chan chứa tình yêu và ước mơ hạnh phúc, được sống trong hòa bình ấy, thực chất là bức tâm thư của người chiến sĩ miền Nam, gửi độc giả miền Bắc trước khi lên đường trường chinh trở lại quê hương, đang lụt chìm trong lửa đạn chiến tranh tàn khốc” [70].
Sở dĩ có cách phân chia này, bởi mặc dù đều xoay quanh chữ nghĩa, nhưng tuyến nhân vật sống tình nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em là những nhân vật cả cuộc đời sống vì một điều nghĩa, sống để trả nghĩa cho người đã cưu mang mỡnh một cỏch lặng lẽ, khụng biểu hiện rừ ra hành động, cũn tuyến nhân vật hành động trượng nghĩa là những nhân vật mang tính cách nghĩa hiệp, luôn có lý tưởng vì sự công bằng. Nếu như ta từng thấy một cô Đào trong Mùa lạc, vượt qua cái ranh giới giữa khổ đau và hạnh phúc để trở thành một con người mới, thấy cô thanh niên xung phong tên Nguyệt đầy bản lĩnh trong Mảnh trăng cuối rừng… thì ta lại thấy những Út Na, Út Sen, Hai Hường, Hai Cà trong truyện của Nguyễn Lập Em, những người phụ nữ hi sinh thầm lặng, hy sinh cả tuổi xuân của mình vì hai chữ nghĩa tình.
Nói đến truyện ngắn trữ tình là ta nhấn mạnh đến đặc trưng cơ bản vừa nêu trên của loại tác phẩm trữ tình, có nghĩa là, truyện ngắn mang chất thơ, truyện ngắn không mang nét đặc trưng của thể loại đó mà mang những yếu tố thuộc về thế giới chủ quan, thuộc về tình cảm, cảm xúc của con người, được viết theo một lối văn mang đậm chất thơ với các biểu hiện: nhạc tính, nhịp điệu, hình ảnh. Do ở nơi hẻo lánh, xa quê hương, những người tha phương lập nghiệp này rất hiếu khách… Do có cùng cảnh ngộ, cùng thân phận, cùng trải qua những khó khăn, vất vả, thành công và thất bại như nhau trong quá trình chinh phục thiên nhiên nơi đất mới, đã giúp lưu dân nhận ra rằng: muốn chiến thắng mọi trở lực thì phải cố kết với nhau thành một khối, phải cưu mang, đùm bọc lẫn nhau.
Ấy vậy mà sau những chi tiết tưởng như vu vơ, từ câu dặn dò của chị Hai Hường với thằng em khi đi lấy chồng, đến những lần hai vợ chồng già vặc nhau thằng bộ chỉ nghe lừm bừm, đến khi anh Hai Vẹn trở về thưa với bố mẹ vợ, người ta mới hiểu ra sự tình, thằng em nuôi ấy chính là con của chị Hai Hường với một người trong gánh hát một lần đi qua. Có thể nói nghệ thuật xây dựng tình huống truyện mang tính chất hồi cố của Nguyễn Lập Em giúp cho các truyện ngắn của bà tuy nhẹ nhàng nhưng không mất đi sự hấp dẫn, dẫn dắt người đọc đi đến các bất ngờ, giúp cho các nhân vật bộc lộ hết tính cách, phẩm chất mà hầu hết các tính cách phẩm chất ấy mang tính đạo nghĩa cao cả mà không mấy khi có tính tiêu cực.
Út Sen (Bãi sông xanh) được Hai Hùm cứu mạng trên sông, cậu Đại Nghĩa (Lời của dòng sông) được vợ chồng ông lão vớt được từ dưới sông trong một đêm trằn trọc mất ngủ… Dù cuộc sống hiện tại chị Ba Hiền (Ngọn gió mùa thương) phải chấp nhận nhiều hy sinh thiệt thòi về tình cảm nhưng ký ức của chị không thể quên cái đêm chạy trốn trên sông để đến với chàng trai chị hiểu và yêu thật lòng. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của chị phần lớn được giới phê bình nghiên cứu dưới góc độ tự sự: từ đặc điểm truyện ngắn đến nghệ thuật trần thuật; từ đặc điểm ngôn ngữ, đến văn phong Nam Bộ; từ quan niệm nghệ thuật đến thế giới nhân vật… Thế nhưng, một trong những đặc điểm nổi bật của truyện Nguyễn Ngọc Tư được các nhà nghiên cứu nhắc đến, nhưng gần như chưa có công trình nào nghiên cứu nó một cách hệ thống, đó là xu hướng trữ tình hóa truyện ngắn trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Bằng hình tượng những người phụ nữ đẹp, cao cả, vị tha trong những hoàn cảnh bi thương, khắc nghiệt nhất cuộc đời, Nguyễn Ngọc Tư đã mang chất trữ tình len lỏi trong từng truyện ngắn, khiến cho bi kịch không chỉ là đau thương, mà bi kịch nơi con người Nam Bộ bộc lộ bản chất về thứ vẫn được gọi là “lẽ sống tình thương”, lẽ sống này khơi gợi nên nỗi niềm cảm thương, sự đồng cảm thấu hiểu của người đọc với những số phận phụ nữ bất hạnh nhưng bao dung đến thương cảm trong truyện. Câu chuyện về Phi gợi nên cảm xúc trữ tình buồn thương, bởi chính sự cô đơn của Phi hiện tại, bởi chính những lúc Phi thèm lắm một hơi ấm tình người dù rằng từ rất sớm, Phi đã nhận thức rằng, để sống được với nghề, thì quanh anh sẽ không có ai ngoài biển người mờnh mụng, xa lạ, khụng rừ mặt, khụng rừ hỡnh“Sỏng sau, lỳc Phi cũn đang ngủ thì ông già Sáu vỗ vách, "Qua đi đây, chú em nhớ dòm chừng con quỷ sứ dùm qua nghen".
Kết cấu tâm lý theo trật tự tuyến tính thường gặp trong những truyện ngắn tưởng như không có cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư, nghĩa là những truyện ngắn không thu hút người đọc bởi cốt truyện mà ở chính sự phân tích tâm lý sâu sắc của nó, ở giọng văn tâm tình gần như không có khoảng cách giữa nhân vật và người đọc. Chỉ với hai sự kiện, bắt đầu và kết thúc mà mang lại cho chúng ta quá nhiều cảm xúc, những biến cố với cuộc tình của Ngoại được miêu tả rất nhanh như một đoạn phim tua nhanh qua cuộc đời Ngoại khiến cho người đọc vừa kịp hiểu, vừa kịp ngẫm, và đến cuối truyện thì vừa kịp thấm, để rồi cảm xúc cứ lan mãi ra, thấy “Bà già đi bụi” dù chẳng lên gân, không một chút thắt nút, cao trào, mà chỉ hiện lên không gian đẹp tuyệt qua đoạn phim ký ức, chỉ thấy hiện lên một “bà già đi bụi” với một tình yêu đáng trân trọng….
Có thể thấy hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều có kết cục buồn thảm: những người yêu nhau tha thiết, sâu nặng lại không đến được với nhau; những người nông dân quanh năm vất vả lao tâm khổ tứ nhưng kết quả cuối cùng lại trắng tay và mang nợ ; Lại có người phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra vì cuộc sống mưu sinh; người nghệ sĩ lao tâm khổ tứ cả cuộc đời nhưng vẫn chỉ là “xướng ca vô loài”, nhận được cái nhìn thương hại của bạn bè về chính cái nỗi nghề nỗi nghiệp của mình. Chị không chỉ phản ánh những hậu quả đau xót của chiến tranh dù thời gian đã lùi xa nhưng trong mỗi gia đình, mỗi chòm xóm, nỗi đau vẫn còn nguyên đó mà qua tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, người ta thấy cần lắm những tấm lòng nhân ái, vị tha, những ngổn ngang công việc cần giải quyết sau cuộc chiến không chỉ về kinh tế mà còn về tâm hồn, tình cảm con người.
Bây giờ anh xuống kinh giăng lưới bắt cá phi, cá chốt bán kiếm tiền mua gạo, nuôi hai đứa con thơ” (Đi qua những cơn bão khô). Không gian nghề nghiệp đặc trưng là nền cảnh biểu hiện tính cách các nhân vật. Nghề nuôi vịt chạy đồng vốn chẳng phải nghề nhàn hạ, đó là công việc không nặng nhọc nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro. Đó cũng là nghề của những con người đang mưu sinh, kiếm sống. Không gian này tạo nên cái nhìn chân thực, thương cảm về số phận những người nông dân nghèo Nam Bộ, họ tỉ mẩn, chất phác, giản dị và chăm chỉ. Cái nghèo không khiến họ buông xuôi số phận mà trong khó khăn vẫn chống đỡ, vươn lên. Không gian văn hóa Nam Bộ còn hiện lên qua hình ảnh những đoàn hát cải lương, hay mộc mạc như những gánh hát rong ở chợ. Đó là cái sân khấu tự phát, nơi người nghệ sĩ già hát phục vụ bà con mỗi buổi chiều, nơi đào Hồng – người nghệ sĩ suốt đời sống với nghề được ca những bài cải lương của cuối. đời, trong Cuối mùa nhan săc: “Sân khấu là cái hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống giành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm cây ghi ta thùng, cây nhị cũ mè. Không micrô, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho, nghiệp đãi. Ðào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế, ngồi trên ghế mà lẫy roi sải ngựa coi lạ hết biết”. Đó là cái sân nơi Sáu Tâm dạy con San “lê gối” trong vở cải lương Phàn Lê Huê, hay nơi cái sàn diễn đổ sập xuống cướp đi đôi chân của Sáu Tâm, chấm dứt nghiệp diễn của người nghệ sĩ trẻ trong Bởi yêu thương). Qua việc chỉ ra những yếu tố biểu hiện chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là nhân vật, tình huống, kết cấu truyện và không gian trong truyện, ngoài việc chứng minh sự giao thoa thể loại tự sự - trữ tình trong sáng tác của chị, luận văn đã gọi tên chất trữ tình đó, để cho thấy sự đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: chất trữ tình cảm thương biểu hiện tinh tế qua tâm trạng, tính cách nhân vật trong bi kịch.
Lê Vĩnh Trang, “Hãy nâng niu và trân trọng một nhân tài”, http://evan.vnexpress.net/News. Anh Vân, “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi viết như cảm xúc của mình”, http://vnexpress.net.