(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(Luận văn thạc sĩ) Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
–––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ THÁI
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
–––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ THÁI
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG THIỀU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thái
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học,Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn - TS Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thái
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 13
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 13
5 Phạm vi nghiên cứu 14
6 Cấu trúc của luận văn 14
7 Đóng góp của luận văn 14
Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU VỚI DÒNG CHẢY CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 16
1.1 Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo 16
1.1.1 Khái niệm kì ảo 16
1.1.2 Yếu tố kỳ ảo trong văn học 19
1.2 Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ ảo ở Việt Nam 24
1.2.1 Khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ ảo ở Việt Nam 24
1.2.2 Nguyễn Quang Thiều và các truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo 26
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU 33
2.1 Thế giới nhân vật kì ảo 33
2.1.1 Thế giới hồn ma hiển hiện 34
Trang 62.1.2 Thế giới thần thánh hiển linh 45
2.1.3 Thế giới người có khả năng đặc biệt 50
2.2 Không gian kì ảo 59
2.2.1 Quãng sông nước bí hiểm 59
2.2.2 Khu vườn ruộng hoang vu 63
2.2.3 Vùng rừng núi thâm trầm 65
2.3 Thời gian kì ảo 67
2.3.1 Thời gian tâm tưởng 68
2.3.2 Thời gian huyền thoại 70
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU 73
3.1 NT xây dựng cốt truyện kỳ ảo 72
3.1.1 Tình huống kì ảo 77
3.1.2 Kết cấu lồng ghép 73
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 81
3.2.1 Ngôn ngữ 81
3.2.2 Giọng điệu 84
3.3 Xây dựng môtip trần thuật 89
3.3.1 Môtíp giấc mơ 90
3.3.2 Môtíp người chết báo oán 93
3.3.3 Môtíp ở hiền gặp lành 95
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kỳ ảo là một thủ pháp hiệu quả và độc đáo của văn xuôi, đã được áp dụng
từ lâu đời để gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả Thông qua yếu tố kỳ ảo, nhà văn thể hiện cái nhìn về hiện thực, đồng thời bộc lộ những quan điểm mới mẻ
về thế sự, nhân sinh
Lý luận về văn học kỳ ảo và yếu tố kỳ ảo trong văn học đã được xây dựng
từ thập niên 80 của thế kỷ trước và ngày càng được quan tâm rộng rãi, sâu sắc
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của một nhà văn cụ thể vừa đóng góp vào việc xây dựng hệ thống lý luận này, vừa góp phần khắc họa rõ nét diện mạo văn học hiện đại Việt Nam đương đại
Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa tài và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí Từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, chân dung văn học, ở “cuộc chơi” nào Nguyễn Quang Thiều cũng định vị được cho mình một
cá tính riêng, độc đáo Với quan niệm “Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó”, ông đã đóng góp cho nền văn
học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị Những giải thưởng cao quý trong sự nghiệp văn chương của ông: hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc
tế, trong đó có giải của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1993); Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với các tác phẩm:
“Sự mất ngủ của lửa” (1992), “Những người đàn bà gánh nước sông” (1995)
và “Mùa hoa cả bên sông” (1989) năm 2017 và tháng 9/2018 là giải thưởng
văn học quốc tế Hàn Quốc Changwon đã khẳng định vị trí của Nguyễn Quang Thiều trong nền văn học Việt Nam đương đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung
Nguyễn Quang Thiều từng dành nhiều giải thưởng về thơ, song bên cạnh
đó ông cũng ghi dấu ấn đậm nét về tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng
Trang 8quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới, trong đó phải kể đến đóng góp trong
lĩnh vực truyện ngắn, đúng như nhận định của nhà biên tập cuốn Mùa hoa cải bên sông: “Nguyễn Quang Thiều là một cây bút truyện ngắn tài hoa .Văn chương và con người anh như một thứ rượu để lâu, uống vào rất dễ say” (Dẫn
theo [18, tr 19])
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - một yếu tố có vai trò quan trọng, làm nổi bật phong cách riêng của nhà văn Từ đó giúp người đọc khám phá thêm lối
đi riêng về nghệ thuật viết truyện ngắn, đồng thời cảm nhận được chiều sâu nhân văn và triết lý được ẩn chứa đằng sau mỗi câu chuyện kể của ông
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về yếu tố kỳ ảo trong văn học
Cội nguồn của yếu tố kỳ ảo trong văn học có từ sáng tác dân gian, nhưng việc nghiên cứu những sáng tác thuộc về văn học kỳ ảo và những sáng tác có yếu tố kỳ ảo chỉ bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam từ những năm 80 của thế
kỷ XX Một trong những bài viết đầu tiên về văn học kỳ ảo được công bố ở
Việt Nam là bài viết “Huyễn tưởng văn học - một hình thái nhận thức thẩm mỹ” của Nguyễn Văn Dân Ông cho rằng: "Văn học huyễn tưởng là những truyện hay tiểu thuyết viết về cái lạ lùng, cái li kì, gây hồi hộp và có sức hấp dẫn cao Ở huyễn tưởng thì cái hư bao giờ cũng xen lẫn cái thực Hai cái đó ràng buộc nhau, kết hợp với nhau và có khi chuyển hóa lẫn nhau" [7, tr 7] Từ đây,
nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định: huyễn tưởng là một hình thái nhận thức thẩm mĩ dùng thủ pháp kết hợp hư thực để thể hiện tư tưởng tác giả Tuy ông
dùng khái niệm “huyễn tưởng” (không dùng khái niệm “kì ảo”) nhưng đây là
bài viết sớm nghiên cứu về yếu tố kì ảo và văn học kì ảo ở nước ta
Cùng tiếp cận cái kì ảo ở phương diện thủ pháp nghệ thuật như tác giả Nguyễn Văn Dân, nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch có nhận xét như sau:
"Cái kì ảo là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú thêm cách
Trang 9tiếp cận hiện thực Đối với nhà văn, huyền thoại không tồn tại tự nó, họ dùng chúng như những hình tượng hoang đường để khắc họa quan niệm của con người về cái thế giời mà nhà văn mô tả chứ không phải để giải thích những hiện tượng nào đó cũng như diễn biến của chúng” [28, tr 16] Như vậy,
theo tác giả, kì ảo là một phương tiện nghệ thuật giúp nhà văn tiếp cận hiện thực để bày tỏ quan điểm về thế giới Đây là một nhận xét quan trọng cho tác giả luận văn khi tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
Trong bài nghiên cứu “Dư ba của truyện truyền kỳ, chí dị trong truyện Việt Nam hiện đại”, tác giả Vũ Thanh đã chỉ ra rằng: “Các tác phẩm truyền kỳ đời mới cũng mang một đặc trưng lớn của thể loại truyền kỳ cổ điển: phần lớn cốt truyện đều xuất phát từ các truyền thuyết và chuyện kể dân gian, trong đó, yếu tố thần kỳ là một đặc trưng quan trọng”[47, tr 17] Hay khi xem xét:
"Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam"
tác giả cũng đưa ra ý kiến: "Trong truyện truyền kì các tác giả sử dụng yếu tố
kì không phải chỉ với chức năng là vỏ bọc, che đậy dụng ý sâu xa của nhà văn
mà còn với tư cách là một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại Các tác giả phản ánh hiện thực qua cái kì lạ" [47, tr 17] Như vậy tác giả
Vũ Thanh cũng đồng quan điểm với Nguyễn Trường Lịch khi nhìn nhận yếu
tố kì ảo với tư cách là một phương thức nghệ thuật
Trong chuyên luận "Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac", PGS TS Lê Nguyên Cẩn cũng đã xem "Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác biệt, phi thường, độc đáo Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức của trí tưởng tượng" [6, tr 12] Nhận định này đã
cho thấy tính chất độc đáo và tính chất tồn tại phổ biến của yếu tố kỳ ảo, một gợi ý quý báu cho việc nghiên cứu yếu tố kì ảo và văn học kì ảo của nước ta
Trang 10Trong bài viết Cái kì ảo và văn học huyễn ảo đăng trên Tạp chí nghiên cứu Văn học số 8 năm 2006 Tác giả Lê Huy Bắc đã dùng khái niệm “huyễn ảo” (còn gọi là “huyễn tưởng”) để chỉ chung những tác phẩm văn học chứa
đựng những yếu tố mà con người chúng ta không thể lí giải được bằng tư duy logic thông thường Trong những tác phẩm đó, tồn tại cả hai yếu tố “thực” và
“ảo” nhưng yếu tố “ảo” trở thành đối tượng chính của nội dung và nghệ thuật
Từ đây ông nhấn mạnh: “thế giới của văn học huyễn ảo là thế giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ, hoang đường, thần diệu luôn ngự trị Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến họ hoang mang, khiếp đảm và có lúc khiến họ hoài nghi, bối rối” [5, tr 37] Đó là nhận định mới mẻ, sâu sắc về
văn học kỳ ảo, là gợi ý quan trọng cho việc tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
Bàn “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học”,
Lê Nguyên Long cũng nhận định: “Cái kì ảo không chỉ đơn thuần là cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra; cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra ấy muốn trở thành cái kì ảo thì phải có tác dụng tạo ra hiệu ứng hoang mang cho những người nào đối diện với nó” [26, tr 7] Theo ông “Ở truyện kì ảo, khép sách lại, độc giả không thôi băn khoăn, hoang mang, chính bởi trong quá trình đọc, độc giả luôn bị ràng buộc và liên hệ thường xuyên các sự kiện siêu nhiên với tính hiện thực” [26, tr 9] Và cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, ông cho rằng “Ở những câu chuyện đó, thế giới ma quái hư ảo được tạo ra không hoàn toàn nhằm mục đích cuối cùng là hiệu ứng hoang mang trước sự rạn nứt của hiện thực mà chủ yếu chỉ là phương tiện để chuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời” [26, tr 9].
Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã có bài tổng thuật sâu sắc về văn học kỳ ảo trên thế giới với những đặc trưng thi pháp quan trọng của loại hình tác phẩm
trong bài viết “Văn học kì ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan” Tác giả đã đặt
các vấn đề như: Tuổi thọ của văn học kì ảo là tuổi thọ của văn học; Cơ sở
Trang 11nghiên cứu loại hình văn học kì ảo là hệ hình thế giới quan; Kiểu tư duy hiện thực và các dạng cấu trúc của văn học kì ảo [35] Bài viết đã thể hiện cái nhìn bao quát về văn học kì ảo trong tiến trình lịch sử phát triển của nó
Trên cơ sở khảo cứu những tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường phát triển của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam, Đặng Anh Đào đã đưa ra
nhận định: “Cái kỳ ảo ở truyện Việt Nam hướng về cái thần diệu, siêu nhiên của truyện dân gian Ở nhiều truyện, nó không thể chỉ được coi là bút pháp Bởi mỗi chi tiết kì ảo đã là một đơn vị ngữ nghĩa tạo ra phản ứng đặc trưng của nhân vật lan tỏa tới người đọc cảm giác mơ hồ, bất định trước sự đột nhập của một hiện tượng siêu nhiên” [10, tr 22-23] Bài viết đã tập trung, chú trọng
đến vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu
Thông qua việc liên hệ, so sánh với “truyện không kì ảo”, Đặng Anh Đào đã
nêu ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc về vấn đề này, góp phần giúp người
đọc hiểu rõ hơn về văn học kì ảo nước ta
Ở bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại sau năm 1975” - Phùng Hữu Hải đã tìm hiểu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở hai bình diện “vi mô” và “vĩ mô” Tác giả cho rằng “Ở tầm vĩ mô, yếu tố kỳ ảo thể hiện một quan niệm mới của nhà văn về thế giới, là sự mở rộng và chiếm lĩnh hiện thực hết sức sinh động Ở tầm vi mô, yếu tố kỳ ảo chính là các hình thức nghệ thuật cụ thể như: đối thoại tâm linh, giấc mơ, cổ tích hóa… Yếu tố kỳ ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ
đó “thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu ấy” (Dẫn theo [24, tr 10] Từ đó, tác giả bài viết chỉ ra yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn này vừa mang nét chung của cái kì ảo phương Đông, vừa mang nét riêng của bầu không khí thời đại
Cũng khảo cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Phạm
Thị Thanh Nga trong bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau
Trang 121975” lại tập trung trình bày mối quan hệ giữa yếu tố kì ảo với tình huống
truyện Tác giả chỉ ra ba loại tình huống tiêu biểu trong các truyện có yếu tố kì ảo: Tình huống kì lạ, ma quái; tình huống mang tính chất ngẫu nhiên, đột biến
và tình huống căng thẳng, kịch tính Trên cơ sở đó tác giả đưa ra kết luận:
“trong các truyện ngắn, cái kì ảo đóng vai trò như một tình huống quan trọng đối với sự chuyển biến của cốt truyện Nó gắn kết các nhân vật cùng tham gia một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó, góp phần bộc lộ quan hệ và tính cách nhân vật hoặc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm” (Dẫn theo [24, tr 10]
Đi tìm nguyên nhân “Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam”, tác giả Bùi Thanh Truyền cho rằng: từ những thay đổi trong
đời sống xã hội - văn học, những đổi thay trong giao lưu văn học, từ sự mở rộng quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học, từ sự mở rộng quan niệm về phương pháp sáng tác tiếp cận hiện thực và xuất phát từ truyền thống văn hóa, văn học dân tộc là những lý do khiến yếu tố kì ảo hồi sinh trở lại trong văn xuôi Việt Nam đương đại [60]
Trong bài nghiên cứu “Cái kì ảo - một phương tiện hữu hiệu trong việc thể hiện đời sống tâm linh, vô thức của con người trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975”, tác giả Nguyễn Thị Hải Phương đã chỉ ra các dạng thức biểu hiện
của yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học như: Yếu tố kì ảo thể hiện ở những lời nói, hành động kì lạ của nhân vật; yếu tố kì ảo thể hiện qua sự hiện hồn của người chết, hay như yếu tố kì ảo thể hiện ở hình thức hóa thân của nhân vật (Dẫn theo [24, tr 11])
Công trình nghiên cứu “Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975” của Hoàng Thị Văn đã nêu lên những dạng thức biểu hiện,
đặc điểm và hiệu ứng thẩm mỹ của yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975, đồng thời chỉ ra vai trò của yếu tố huyền ảo trong tổ chức tác phẩm văn học, hiệu quả nghệ thuật của yếu tố huyền ảo trong việc biểu đạt ý đồ nghệ thuật của nhà văn [63]
Trang 13Ngoài ra, có thể đến kể đến những luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố kì
ảo của những tác giả cụ thể như: “Truyện kỳ ảo hiện đại - dư ba của truyện truyền kỳ truyền thống” của Bùi Thị Thiên Thai; “Truyện ngắn kỳ ảo Việt Nam thế kỷ XX” của Trần Thế Mạnh; “Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác Nguyễn Tuân” của Nguyễn Thị Thanh Vân; “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Ngọc Anh; “Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những chuyện không nên đọc lúc nửa đêm” của Cao Thị Thu Hoài
Từ những khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy: các nhà nghiên cứu đã khảo cứu và nhìn nhận yếu tố kì ảo trong văn học ở nhiều khía cạnh, đồng thời đã chỉ ra vai trò và hiệu ứng thẩm mỹ của nó trong những phạm vi nghiên cứu nhất định Mặc dù chưa thật hoàn toàn thống nhất, song tựu trung các ý kiến đều khẳng định vị trí, vai trò của cái kì ảo; phần nào giúp người nghiên cứu có cái nhìn khái quát thế nào là kì ảo và phương thức thể hiện của yếu tố kì ảo trong văn học Đó là những đóng góp ban đầu nhưng vô cùng ý nghĩa, giúp chúng ta có thể nhận ra được những tín hiệu lạc quan cho việc nghiên cứu khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại nói chung cũng như đi sâu nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nói riêng
2.2 Về văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều
2.2.1 Về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều từ khi ra đời đã tạo được nhiều ấn tượng, dư vang trong lòng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều
sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng
Khi nghiên cứu “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay”, Lê Thị
Hường cũng đã khảo sát và đánh giá kết thúc của truyện ngắn Mùa hoa cải bên
sông của Nguyễn Quang Thiều:“cách kết thúc của Nguyễn Quang Thiều tiêu
Trang 14biểu cho kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay và là mô hình kết thúc phổ biến” (Dẫn theo [18, tr 5]
Trong bài “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975” nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu cũng khẳng định “Nguyễn Quang Thiều cùng với nhiều nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Thu Huệ…
đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn thời kì đổi mới” (Dẫn theo [18,
tr 5]
Học giả Nguyễn Khắc Viện cũng đã đọc và phân tích rất kỹ truyện ngắn
“Gió dại” trong tập truyện “Người đàn bà tóc trắng” của Nguyễn Quang Thiều
và ông đưa ra kết luận: “Chỉ qua một truyện ngắn mà tác giả đã nêu lên bao nhiêu vấn đề tâm lý đi sâu vào những manh mối thầm kín nhất của tâm tư con người Nguyễn Quang Thiều quả là nhà tâm lý học xuất sắc (Dẫn theo [18, tr
8]
Trong bài Ra mắt tuyển thơ Nguyễn Quang Thiều in trong Tác phẩm và
dư luận ngày 26 - 1 - 2011, tác giả Hoài Khánh đã khẳng định:“Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén” (Dẫn
bồ tù ngục nơi đô thị phồn hoa” (Dẫn theo [45, tr 5])
Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam lần thứ III, ngày 20/4/2016, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức buổi giao lưu giới thiệu cuốn sách mới nhất của nhà thơ
Nguyễn Quang Thiều “Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng”
Trong buổi giao lưu này, TS Đỗ Hải Ninh cho biết tác giả đã gặp ở cuốn sách
Trang 15này “một sự hòa quyện, hô ứng đến nhịp nhàng, nhuần nhuyễn giữa các văn bản văn xuôi và thơ” Nhà văn Nguyễn Việt Hà cho rằng mình đọc cuốn sách này “thấy thích nhưng sẽ thích hơn nếu Nguyễn Quang Thiều không phải là nhà thơ viết văn xuôi mà là nhà văn viết văn xuôi “toàn tòng” Họa sĩ Lê Thiết Cương lại cho rằng, “vì là nhà thơ viết văn xuôi nên văn xuôi Nguyễn Quang Thiều càng độc đáo 25 bài thơ như văn bản thứ hai của 25 câu chuyện Ở đây
có sự tương tác, xâm nhập, giao thoa, mở rộng đường biên thể loại” PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái lại quan điểm:“chính sự rậm rịt, rườm rà, dài dòng, ngồn ngộn chi tiết mới là thứ làm nên “văn hiệu” Nguyễn Quang Thiều, cho thấy sức nghĩ ngợi và sự tham lam nghĩ cho đến đáy, tạo được hiệu ứng ám ảnh nơi người đọc của Nguyễn Quang Thiều” Để nói về tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Tác giả đã khắc họa một không gian âm tính đậm nét Văn phong của Nguyễn Quang Thiều
là sự giao thoa giữa trường phái văn học hiện đại và văn học hậu hiện đại”.Còn PGS- TS Chu Văn Sơn chia sẻ: “Tôi là người đọc văn Nguyễn Quang Thiều rất sớm và khá trọn vẹn Trong văn của anh hình ảnh sông Đáy trở đi trở lại như một ám ảnh Nhưng ám ảnh sâu nhất trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều lại là ám ảnh về cái chết Trong cuốn sách này ta sẽ bắt gặp hàng loạt các sự vật, hiện tượng đối lập nhau cùng tồn tại như: bóng tối- ánh sáng, sự sống- cái chết Dường như Nguyễn Quang Thiều quan tâm nhiều đến “phần âm” của cuộc sống Nói về nó là cách anh khơi gợi lên sự phục sinh và cội nguồn của cuộc sống” (Dẫn theo [45, tr 5])
Các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều khi được dịch và xuất bản ở nước ngoài cũng tạo được sự chú ý và nhận được những đánh giá cao
Đó là “Những truyện ngắn bình dị nhưng đẹp và xót xa Mỗi trang viết ngừng lại trước một hình ảnh, hiện ra giữa vùng sáng một Việt Nam của hôm nay, một mảng ghép hài hòa một cách lạ lùng giữa truyền thống và hiện đại…” (Dẫn theo [45, tr 5]) Hay: “Thế mạnh của nhà văn trẻ Việt Nam này (Nguyễn Quang
Trang 16Thiều) tập trung trong sự giản dị nhưng đẹp ngời ngợi của câu chữ và vấn đề được đặt ra! Đẹp và thống thiết!”(Dẫn theo [45, tr 5])
Và: “Với phong cách viết nhẹ nhàng, trong sáng chảy xuyên yên ả như sông Đáy chở ta đi giữa dòng yêu thương, tươi mát và tràn đầy xúc cảm, tác giả tìm kiếm một nơi ẩn ngụ thanh bình Vẻ thanh bình, giản dị và tươi mát kia chỉ là một phần hiển hiện từ một tảng băng giấu che những vết thương chưa lành hẳn, những kỷ niệm nặng nề, những nỗi đau còn sót lại của một cuộc chiến Nhưng, như con phượng hoàng, dân tộc Việt Nam hôm nay đang gắng làm sống lại từ tro bụi một kỷ nguyên mới thanh bình” (Dẫn theo [45, tr 5])
Trong những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu và tìm hiểu những khía cạnh khác nhau trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều như:
Trương Thị Thường (2006) với đề tài “Chất thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều”, Nguyễn Thị Liên (2007) với đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều”, Trịnh Thị Thảo (2010) với đề tài “Cấu trúc truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều”, Tăng Thị Hoàn (2012) với đề tài “Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại”, Phạm Thị Thảo (2017) với
đề tài “Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Thiều qua truyện ngắn và ký”,Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) với đề tài “Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái”,
Nhìn chung, các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đều cho thấy vị trí của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong văn học đương đại, đồng thời chú
ý nhiều đến những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn vốn phản ánh phần nào phong cách của nhà văn Đó là những gợi dẫn quý báu cho chúng tôi khi thực hiện đề tài “Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều”
2.2.2 Về yếu tố kỳ ảo trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều
Những năm gần đây, việc nghiên cứu yếu tố kì ảo trong văn học đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta.Trong quá trình tìm hiểu về những sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, đặc
Trang 17biệt là những sáng tác văn xuôi, yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của ông cũng được nhiều bài viết đề cập đến
Đông La trong bài “Nguyễn Quang Thiều - những khúc bi ca về tình yêu bất tử”đã nêu rõ“rất nhiều yếu tố vừa cụ thể vừa mơ hồ: ký ức, kinh nghiệm, phong tục, văn hóa, ẩm thực, thổ ngữ, dòng họ, hàng xóm, những ngôi mộ, con sông, cánh đồng, đình làng, những câu chuyện ma thủa nhỏ, những đầm nước, những năm tháng đói rét, những cơn ốm đau, mối tình thủa học trò, những người đàn bà tắm trần trên bến sông, những phiên chợ, những đám tang, những thôn nữ tóc dài, ngực nở rắn chắc tưởng chỉ chạm khẽ là mang thai, những nhân vật đặc biệt của làng ” [23] Tất cả những cái đó là nguồn cội đã sinh ra
ý thức, sinh ra tình cảm, sinh ra đam mê và cuối cùng đã sinh ra văn chương Nguyễn Quang Thiều
Trong bài:“Hộp đen”, tác giả Thiên Sơn nhận định: “Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc đáo và cả sắc màu kỳ ảo, chiều sâu nhân văn và triết lý Anh thường tạo ra những chi tiết đầy bất ngờ cuối mỗi truyện, gây được ấn tượng sau mỗi cái kết” (Dẫn theo
[17, tr 15])
PGS.TS Đinh Trí Dũng trong bài “Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế
hệ nhà văn sau 1975” đã chú ý đến truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều như là một trong những cây bút văn xuôi trữ tình tiêu biểu: “Chất thơ thấm đẫm trong các truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều ngay từ tiêu đề: Chiều hoa tầm xuân, Giấc mơ hoa cỏ trắng, Lời hứa của thời gian, Người nhìn thấy trăng thật, Khúc hát của dòng sông… Truyện ngắn của anh, dù viết về làng quê, tình yêu hay số phận những người phụ nữ, đều hòa trộn tài tình cái ảo vào cái thực, thể hiện sâu đậm chất cổ tích giữa đời thường Dõi theo dòng chảy bất tận của cuộc đời, truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều luôn phản ánh những mâu thuẫn, nghịch
lý của đời sống, nhưng luôn tràn đầy hy vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp Mùa hoa cải bên sông, Tiếng đập cánh của chim thần, Tiếng gọi cuối mùa
Trang 18đông, Ngựa trắng… vừa là những câu chuyện thời sự của hiện tại, vừa là những chuyện tình thi vị, phảng phất màu cổ tích” (Dẫn theo [45, tr 2])
Trong lời giới thiệu cùng bạn đọc đầu tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn
Quang Thiều - “Người nhìn thấy trăng thật”, tác giả Nguyễn Chí Hoan khẳng định: “Truyện của anh giàu chất thơ, hơi thở huyền tích, thấm đẫm nhân văn, lại không lạm dụng kỹ thuật nên đi vào tâm hồn thật tự nhiên, thật đầy đặn”(Dẫn theo [45, tr 3])
Bùi Việt Thắng trong bài “Một số gương mặt truyện ngắn 1993” viết:
“Nguyễn Quang Thiều là cây bút có hạng hiện nay Mùa hoa cải bên sông, Cái chết của bầy mối, Bầu trời của người cha là những truyện ngắn đẫm chất thơ Bút pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều từ thơ mà ra tinh tế, bay bổng, giàu chất liên tưởng” (Dẫn theo [17, tr 7])
Nhìn chung, có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ được đặt ra ở một chừng mực nhất định Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của ông đã được đề cập đến nhưng chỉ là những ý kiến tạt qua, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này Vì vậy, chọn
đề tài “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều”, luận văn mong
muốn sẽ có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả, từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về những đóng góp của nhà văn Nguyễn Quang Thiều cũng như khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều
Trang 193.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu yếu tố kì ảo cũng như phương thức tạo dựng yếu
tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều để làm rõ giá trị của yếu
tố kì ảo trong truyện ngắn của ông, từ đó khám phá thêm lối đi riêng về nghệ thuật viết truyện ngắn của tác giả Điều này phục vụ nghiên cứu các thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ đương đại
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều qua các khía cạnh: nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật
- Tìm hiểu phương thức tạo dựng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của tác giả và rút ra hiệu quả nghệ thuật của nó
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Vận dụng lí thuyết thi pháp về không gian, thời gian, nghệ thuật và thi pháp nhân vật
4.2.2 Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong mối quan hệ hệ thống với các phương diện khác trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều
4.2.3 Phương pháp thống kê, khảo sát
Nhằm nhận biết những tín hiệu “kỳ ảo” truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều làm cơ sở để hệ thống hoá thành những luận điểm khoa học của vấn đề
4.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trang 20Làm rõ đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, đối chiếu so sánh với các đối tượng văn học khác để thấy được nét mới mẻ, độc đáo của nhà văn
5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khai thác các truyện ngắn có yếu tố kì ảo trong hai tập
truyện: Mùa hoa cải bên sông (NXB Hội nhà văn,1998) và Cô gái áo xanh,
những chuyện kỳ bí của làng(NXB Trẻ, 2018) Ngoài ra, để làm nổi bật đặc
trưng, luận văn còn đối chiếu với yếu tố kỳ ảo trong các tác phẩm thuộc thể loại khác (tản văn, tạp văn) của Nguyễn Quang Thiều và trong các tác phẩm của những nhà văn khác
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Truyện ngắnNguyễn Quang Thiều với dòng chảy của yếu tố
kỳ ảo trong văn học Việt Nam đương đại
Chương 2: Thế giới hình tượng kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều Chương 3: Nghệ thuật xây dựng các yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
7 Đóng góp của luận văn
7.1 Đạt được các mục đích đề ra luận văn sẽ có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả Từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về những đóng góp của nhà văn Nguyễn Quang Thiều cũng như khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại
7.2 Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nguyễn Quang Thiều
và văn học Việt Nam đương đại
Trang 21Chương 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU VỚI DÒNG CHẢY CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Trang 221.1 Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo
1.1.1 Khái niệm kì ảo
* Định nghĩa trong các từ điển
Cái kì ảo là một khái niệm đã được xuất hiện từ thời cổ đại Trong vòng mấy thập kỉ trở lại đây, hình thái nhận thức thẩm mĩ này càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu văn học Đã có rất nhiều ý kiến, tranh luận xoay quanh khái niệm này như: Cuốn Từ điển Petit Pobert của Pháp định
nghĩa: "Cái kì ảo được sinh ra bởi sự tưởng tượng, cái không tồn tại trong thực tế, cái có tính tưởng tượng siêu nhiên" (Dẫn theo [50, tr 12]).Theo Từ điển Ngôn ngữ Pháp, "Kì ảo" là tính từ, bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, để chỉ những
gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng, chứ không tồn tại trong thực tế" (Dẫn theo
[50, tr 12]) Còn trong Từ điển các ý kiến về Văn học (Pháp), Adrian Marino
quan niệm “cái kì ảo là chỉ những cái không tồn tại trong hiện thực, những cái không có thực và được tạo ra do tưởng tượng”(Dẫn theo [50, tr 12])
Khái niệm kỳ ảo cũng được đề cập đến trong nhiều cuốn Từ điển của Việt Nam Trong cuốn từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, tác giả sử dụng
thuật kì lạ: "Kì lạ là tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng" [32,
tr 499] Từ điển từ và ngữ Việt Nam (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) cũng đồng quan điểm khi giải thích: Kì, có nghĩa là lạ lùng, khác thường, bất ngờ Ảo, là không có thực Kì ảo mang ý nghĩa có một vẻ lạ lùng, không có thực, bí ẩn (Dẫn theo [24, tr 17])
* Quan niệm của các nhà nghiên cứu
Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “cái kì ảo” là một học
giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719) Theo ông, những sáng tác
kì ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thỏa mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó Chúng nuôi dưỡng trong trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích
Trang 23thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải
lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên” [26, tr 43]
Hay Tzvetan Todorv, trong "Dẫn luận về văn học kì ảo" đã quan niệm
"Cái kì ảo là sự do dự của người nào đó vốn chỉ quen thuộc với những luật lệ
tự nhiên đã bị đặt vào hoàn cảnh đối mặt với một hiện tượng mà bề ngoài có
vẻ siêu nhiên" (Dẫn theo [33, tr 18])
Cùng với Joseph Addison, Tzvetan Todorv, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều
ý kiến của các nhà nghiên cứu khác như: M Renard, H Benac, M Jarrety, Geogre Munteanu, Tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng nhìn chung
họ đều cho rằng: kì ảo được gợi lên từ cái siêu nhiên, chuyện ma quỉ, những giấc mơ quái dị, có tính chất nửa tin nửa ngờ, gây ra một cảm giác mãnh liệt nào đó cho người đọc
Ở Việt Nam, xoay quanh khái niệm kỳ ảo cũng có nhiều ý kiến được đưa
ra Xin được điểm qua một số ý kiến nổi bật: Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong
chuyên luận "Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac" cho rằng “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại Nó tồn tại trên trục thực
ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [6, tr 16]
Theo Phùng Văn Tửu “kỳ ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trên thế gian này, nói chung là những yếu tố siêu nhiên, nếu ta hiểu siêu nhiên là những cái gì không tồn tại trên đời” [44, 47]
Lê Nguyên Long thì khẳng định: "Cái kì ảo phải diễn ra trong một môi trường có tính hiện thực, ở đó sự tưởng tượng được phép phát triển ồ ạt, và đi cùng với điều đó thì tính chất mơ hồ, lưỡng trị là đặc trưng cơ bản của thể loại Cái kì ảo chỉ tồn tại khi đối diện với chính nó, người ta luôn có ý thức về một
sự đối lập giữa những cái siêu nhiên hư huyền với thế giới thực tại Cái kì ảo
Trang 24là cái không thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại" (Dẫn theo [8, tr 20]) Cũng trong bài viết này, Lê Nguyên
Long đã nhìn nhận yếu tố kỳ ảo chính là một hình hình thức nghệ thuật cụ thể như đối thoại tâm linh, giấc mơ,
Tác giả Phùng Hữu Hải nhận định: “yếu tố kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, là phương thức tư duy nghệ thuật được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lý tính của con người Nó tham gia vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ánh nhận thức của người tiếp nhận một cách mạnh mẽ, hay nói cách khác nó tạo nên những
cú “sốc” về tâm lý, nhận thức, làm xuất hiện những dấu hỏi về nguồn gốc xuất hiện Yếu tố kỳ ảo không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng, không bao gồm biện pháp nhân hóa” (Dẫn theo [24, 18])
Còn PGS TS Trần Lê Bảo trong bài “Thể nghiệm mộng ảo của các tác giả cổ đại Trung Quốc” lại cho rằng: "Cho dù nội dung của mộng có kì ảo, phi lôgic tới đâu thì xét tới cùng cũng vẫn là sự phản ánh có nguồn gốc từ hiện thực cuộc sống Bởi vì trong khi mộng, đại não của con người ở trạng thái vô thức, thiếu sự khống chế và điều tiết của hệ thống tín hiệu thứ hai, cho nên cảnh mộng thường xa rời hiện thực, thậm chí hoang đường, quái đản, vừa thực vừa ảo" [4, tr 62]
Từ tập hợp một số ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bàn
về cái kỳ ảo, chúng tôi nhận thấy có hai luồng quan điểm: Một số ý kiến cho là
kỳ ảo là không có thực, hoàn toàn do tưởng tượng mà ra Đa số ý kiến thì cho rằng kỳ ảo dù là sản phẩm của trí tưởng tượng, chứa đựng yếu tố hoang đường, siêu nhiên nhưng vẫn liên quan đến hiện thực, nó tồn tại trên hai trục thực - ảo Trên cơ sở ý kiến nêu trên, luận văn đi đến thống nhất về cách hiểu cái kỳ ảo như sau:
- Kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, là những cái siêu nhiên, khác thường, quái dị
Trang 25- Kỳ ảo có tác dụng tạo ra những “cú sốc” tâm lý khiến cho người đọc
cảm thấy khi thì hoang mang, lo sợ, hồi hộp, khi thì thích thú bởi yếu tố khác thường, quái dị đầy bất ngờ của nó Vì thế truyện kỳ ảo luôn có sự hấp dẫn riêng đối với độc giả
- Thông qua yếu tố kỳ ảo nhà văn bộc lộ quan niệm về đời sống, về con người Cho nên yếu tố kỳ ảo còn đống vai trò là phương tiện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm văn học
Từ đây, chúng tôi nhận thấy rằng, truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều cũng chứa đựng yếu tố kì ảo như một mạch riêng trong dòng chảy của văn học thời
kì đổi mới Thông qua yếu tố kỳ ảo, nhà văn thể hiện cái nhìn về hiện thực, đồng thời bộc lộ những quan điểm mới mẻ về thế sự, nhân sinh
1.1.2 Yếu tố kỳ ảo trong văn học
Từ nội hàm khái niệm yếu tố kỳ ảo như đã lý giải ở trên, chúng ta có thể hiểu văn học kỳ ảo là những tác phẩm văn học đề cập đến các nhân vật, hiện tượng hay có chứa những tình tiết siêu nhiên, hoang đường, ma quái Trong đó nhà văn sẽ phát huy tối đa trí tưởng tượng, liên tưởng của mình để tạo nên một câu chuyện ly kì, đưa người đọc vào một thế giới mộng ảo, huyễn hoặc Còn độc giả sẽ theo dõi câu chuyện trong sự băn khoăn, hoang mang và rồi mò mẫm tìm cách vén màn cho những điều kì bí vừa xảy ra Có câu chuyện bức màn bí
ẩn sẽ được vén lên ở cuối tác phẩm, cho người đọc sự thoải mái, toại nguyện Cũng có những tác phẩm khi gấp trang sách lại, người đọc vẫn không thôi đặt câu hỏi Những nghĩ suy, băn khoăn và cả sự hoang mang, lo lắng ấy phải chăng
là độc giả cũng đang “đồng sáng tạo” với nhà văn Các tầng ý nghĩa, tư tưởng chủ đề của tác phẩm vì thế cũng dần được hé mở Như vậy một tác phẩm văn học kì ảo được nhà văn sáng tạo ra không phải chỉ nhằm mục đích giải trí mà
nó còn là một sản phẩm nghệ thuật đích thực, một phương tiện nghệ thuật để nhà văn chuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời
1.1.2.1.Cái kì ảo có mầm mống từ trong văn học dân gian
Trang 26Văn học dân gian là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưutruyền Các thể loại văn học dân gian chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo phải kể đến thần thoại, truyền thuyết, sử thi và truyện cổ tích thần kì, như: Thần Trụ Trời, Thần Mưa, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Truyền thuyết An Dương Vương và
Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Tấm Cám, Đam San, Mỗi thể loại, mỗi câu chuyện đều hướng đến mục đích, ý nghĩa riêng Thần thoại tập trung nhận thức và lí giải các hiện tượng tự nhiên Tuy nhiên với trình độ nhận thức buổi sơ khai chưa cho phép họ thực hiện được điều đó Thế là con người đã mượn yếu tố kì
ảo để giải thích (tạo ra trời, đất, núi, sông, biển cả là Thần Trụ Trời; tạo ra mưa cho cây cối tốt tươi, thế gian có nước uống, bà con cấy cầy là Thần Mưa; Nữ thần Lúa là con của Ngọc hoàng được sai xuống trần gian nuôi sống con người, ) Truyện cổ tích thần kì phản ánh xung đột, mẫu thuẫn xã hội Trong
đó xung đột giữa người tốt và kẻ xấu, giữa người thật thà, lương thiện và kẻ tham lam, độc ác là xung đột có tính phổ biến trong truyện cổ tích thần kì Thực tế xã hội phân chia giai cấp lúc bấy giờ, những người dân nghèo lương thiện, hiền lành khó có thể giành chiến thắng dễ dàng trước những thế lực giàu
có, độc ác Và yếu tố thần kì đã xuất hiện như một cứu cánh, bênh vực, bảo vệ, giúp cái thiện trừng trị cái ác, giúp người hiền gặp điều lành Kết thúc truyện
cổ tích thần kì vì vậy thường có hậu,qua đó gửi gắm niềm tin, ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng,ở đó người tốt sẽ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc Cô Tấm thảo hiền chỉ biết khóc mỗi khi bị mẹ con Cám hành hạ luôn được ông Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm mất yếm đào – Bụt cho cá bống Tấm mất bống – Bụt cho quần áo mới đi dự hội Tấm không được đi hội – Bụt cho chim sẻ đến giúp Tấm, đưa Tấm đến hội, gặp nhà vua, được làm hoàng hậu và đạt đến đỉnh cao hạnh phúc Cùng với Bụt, con gà biết cảm thông với Tấm, chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tấm trên đường tới hạnh phúc Thậm chí xã hội càng phi lý, bất công thì niềm tin, mơ ước của người dân lao động càng tha thiết, mãnh liệt Điều đó
Trang 27cũng lý giải vì sao truyện cổ tích thần kì dù là những câu chuyện hư cấu vẫn luôn được nhân dân yêu mến, gìn giữ từ đời này sang đời khác
1.1.2.2.Cái kì ảo trong văn học trung đại
Đây là thời kì nhiều tư tưởng triết học song song tồn tại gắn bó chặt chẽ:
tư tưởng triết học Phật giáo, Lão Trang, Nho giáo, cùng dung hòa với tín
ngưỡng dân gian để góp phần tạo ra bản sắc dân tộc Việt Nam “Nếu Nho giáo coi trọng “tam cương, ngũ thường”, trói buộc tầng lớp nho sĩ vào những quy định khắt khe của đạo vua – tôi, cha – con, chồng - vợ, không khuyến khích hư cấu, tưởng tượng, chủ trương không nói chuyện “quái, lực, loạn, thần”, “kính quỷ thần nhi viễn chi” thì chính học thuyết đề cao vai trò của Tâm, “vạn pháp duy tâm tạo” (toàn bộ thế giới là hình ảnh do tâm tạo ra) đã đề cao vai trò của trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn, giúp người viết vượt lên trên tình trạng sao chép đơn giản hiện thực để hư cấu, tưởng tượng” [61] Điều đó dễ dàng dàng giúp tầng lớp nho sĩ - vốn chịu sự kìm toả bức bối của “tam cương, ngũ thường” - tìm được con đường để giải thoát những ẩn ức dồn nén, đồng thời thông qua đó bộc lộ những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời Trong “Truyền
kì mạn lục”, thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái , Nguyễn Dữ muốn
gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hắc ám, gian thần nịnh hót; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người Trong một xã hội rối ren như thế, tệ nạn tất sẽ nảy sinh Cờ bạc, trộm cắp, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái;
sư sãi, học trò, người thương nhân, kẻ lại đắm chìm trong dục vọng Tương tự
“Truyền kì mạn lục”,Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đều là những
câu chuyện về cuộc đời, về con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam được biểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản Cái chết
tự nguyện của nàng Bích Châu trong “Hải khẩu linh từ” là kết quả của một sự
suy nghĩ lâu dài về vận mệnh đất nước, dân tộc; và hình tượng của nàng còn có
ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa.Quả đúng như vậy“Đằng sau những
Trang 28câu chuyện có phần hoang đường, kì quái, mục tiêu của họ không phải chỉ là
để mua vui, giải trí đơn thuần, mà như sự hé lộ của tác giả Lĩnh Nam chích quái:“Chỉ cốt khuyên điều thiện, răn điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục mà thôi” Suy cho cùng, động cơ sáng tác truyện kì ảo của Nguyễn
Dữ, Phạm Đình Hổ, Vũ Trinh, Tùng Niên, Phạm Đình Dục, Đoàn Thị Điểm cũng không ra ngoài phạm vi “tải đạo ngôn chí” của văn chương chính thống Chỉ có điều, họ “tải đạo” bằng con đường khác và đã thoáng nói đến những cái “chí” khác” [61] Như vậy, truyện kỳ ảo trung đại do là sáng tác của cá
nhân người viết (khác truyện kì ảo dân gian là sản phẩm của tập thể) nên dù vẫn có bóng dáng của văn học dân gian thì vẫn thể hiện rõ quan điểm, lập trường của nhà văn về hiện thực được phản ánh
1.1.2.3.Yếu tố kì ảo trong văn học đầu thế kỉ XX
Đây là thời kì văn học dân tộc dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và hội nhập với nền văn học phương tây mà cụ thể là nền văn học Pháp “Sự gặp gỡ, kết hợp giữa hai nền văn hoá Đông - Tây đã tạo ra cho truyện ngắn kì ảo thời kì này một màu sắc tươi mới về hiện thực, con người Một loạt cây bút đã khẳng định được vị trí của mình ở lĩnh vực này: Trọng Miên (Trăng xanh huyền hoặc, Người đẹp Đông phương, Đàn bồ câu trắng, Người đàn bà trong trăng, Pho tượng sống), Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn), Nam Cao (Ma đưa, Chú Khì - người đánh tổ tôm vô hình), Bùi Hiển (Một trận bão cuối năm, Chiều sương), Thanh Tịnh (Làng, Am cu-ly xe, Ngậm ngải tìm trầm), Đỗ Huy Nhiệm (Một chuyện lạ, Ngủ với ma, Tết trên Mường) ” [61]
Đặc biệt, phải kể đến nhóm Tự lực văn văn đoàn, những người ngay từ nhỏ đã từng mê mẩn bao giai thoại, truyền kì dân dã Đến với những câu chuyện kì ảo của Tự lực văn đoàn, người đọc không khỏi ám ảnh bởi những cảnh huyền ảo,
ma quái chập chờn ẩn hiện trong cõi tâm linh Bằng cách ấy, các truyện như
Bóng người trong sương mù, Linh hồn, Ma xuống thang gác… bước đầu chạm
đến mảng hiện thực cao nhất trong đời sống tinh thần của con người vốn luôn bí
Trang 29ẩn, phức tạp, gợi bao suy nghiệm về cách hành xử phải đạo với cõi vô hình – phần tất yếu của cuộc sống con người trần thế
Nghệ thuật biểu hiện của các truyện ngắn gia đoạn này vẫn có sự âm thầm tiếp nối truyền thống, nhưng khác với trước đây, yếu tố kì ảo lúc này không đơn thuần chỉ là công cụ nhận thức, khám phá thế giới, hơn thế nữa, nó đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để văn học tích cực nắm bắt mọi biểu hiện của đời sống, khái quát thành những vấn đề có tính xã hội và nhân sinh sâu sắc
1.1.2.4 Văn học kì ảo từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước đổi mới (1986)
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cũng hình thành
Đó là nền văn học của xã hội mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Đường lối văn nghệ của Đảng đã góp phần tạo ra một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhân văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ Công cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chỉ nghĩa ở miền Bắc và hai cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, đặt ra văn học những nhiệm vụ cách mạng quan trọng, bức thiết Gắn với nhiệm vụ cao cả đó đòi hỏi văn học phải vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, hình thành một nền văn học hướng về đại chúng Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn chi phối các sáng tác giai đoạn này Kì ảo, vì thế, cũng vắng bóng
trên văn đàn “Ở miền Bắc, truyện thần kì trở thành mảng văn học dành riêng cho trẻ nhỏ Ở miền Nam trước giải phóng, một số truyện vẫn sử dụng yếu tố
kì ảo như một tấm bình phong hữu hiệu để dễ qua được mũi kéo kiểm duyệt của chế độ Mĩ - Ngụy, giúp người viết bộc lộ những tâm sự yêu nước thầm kín của
Trang 30mình như Bút máu (Vũ Hạnh), Cái đèn lồng, Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu (Vũ Bằng)” [61])
Tuy nhiên, trong mạch nguồn truyền thống của văn học kì ảo, nhu cầu khám phá thế giới của các nhà văn đã giúp cho văn học kì ảo không hề bị lãng quên mà chỉ tạm thời lắng xuống để thực hiện nhiệm vụ của nó Và khi có cơ hội thì lập tức “hồi sinh” mạnh mẽ
1.2 Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ
ảo ở Việt Nam
1.2.1 Khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ ảo ở Việt Nam
Nếu văn học kì ảo từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước đổi mới
(1986) có phần lắng xuống thì văn học kì ảo từ sau 1986 đến nay lại “hồi sinh”
mạnh mẽ Đó là do chủ trương đổi mới trong công tác lãnh đạo, quản lí văn học nghệ thuật của Đảng, sự dân chủ trong giao lưu văn hóa, sự đa dạng trong nhu cầu và thị hiếu người đọc, đặc biệt phải kể đến những thay đổi căn bản trong quan niệm văn học của nhà văn Số lượng tác giả sáng tác theo khuynh hướng này và tác phẩm có yếu tố kì ảo đều có sự vượt trội so với những giai đoạn trước Trong đó phải kể đến các tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh,
Hồ Anh Thái, Ngô Tự Lập, Võ Thị Hảo, Qua khảo sát tác phẩm của các nhà văn trên, chúng tôi nhận thấy yếu tố kỳ ảo xuất hiện dày đặc trong các truyện
Có tập truyện, tất cả các truyện đều có yếu tố kì ảo (Nhữngtruyện không nên đọc lúc nửa đêm - Võ Thị Hảo) Có tập truyện, số lượng truyện kỳ ảo chiếm đa
số như: Tập truyện Hồn trinh nữ của Võ Thị Hảo có 6/12 truyện; Tập truyện Tháng có mười lăm ngày của Ngô Tự Lập (Nxb HN 1993) có 9/12 truyện; Tập truyện Người đứng một chân của Hồ Anh Thái (Nxb trẻ 1995) có 7/10 truyện; Tập truyện Luân hồi của Tạ Duy Anh (Nxb Văn học 1994) có 9/12 truyện; Những ngọn gió Tua Hát của Nguyễn Huy Thiệp gồm 10 truyện nhỏ thì cả 10
truyện đều chứa đựng yếu tố kì ảo Tính chất kì ảo còn xuất hiện nhiều trong
các tiểu thuyết như Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),
Trang 31Thoạt kì thuỷ (Nguyễn Bình Phương), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) (Dẫn
theo [19, tr 20])
Về đội ngũ sáng tác, đặc điểm chung dễ nhận thấy là phần nhiều họ trưởng thành, xuất hiện và tạo được chỗ đứng của mình trên văn đàn chủ yếu từ sau
ngày đất nước thống nhất Họ thuộc thế hệ nhà văn ít hoặc không bị "đóng gông"
trong những phương pháp sáng tác đã trở thành điển phạm, lại nhạy bén với cái mới, thích thử nghiệm và phiêu lưu mạo hiểm Đây chính là những cây bút tích cực góp phần làm mới cho văn học kì ảo Việt Nam đương đại Sự nở rộ của lớp
nhà văn này “có thể diễn giải như một cơn lốc giải tỏa những khát vọng sáng tạo bị dồn nén từ lâu Các nghệ sĩ trẻ đang tìm kiếm bản sắc riêng của mình dựa trên những trải nghiệm cá nhân và cách nhìn riêng biệt, càng ngày càng tỏ ra
tự tin và táo bạo trong công việc sáng tạo” (Dẫn theo [2, 75])
Đề tài hậu chiến tranh là một trong những đề tài được nhiều nhà văn quan tâm, phản ánh trong sáng tác của mình Điều đáng nói ở mảng đề tài này là
“mối tương quan giữa cuộc sống và cái chết, kí ức và sự lãng quên, người sống
và người chết, hiện tại và quá khứ, không gian và thời gian… đã được các nhà văn thể hiện thấu tình, đạt lí Đời sống tâm linh của con người cũng được nhiều tác giả quan tâm như một cái gì hiện hữu mà vô hình, một ẩn số mà mỗi tác giả cố đuổi theo, nắm bắt và khám phá” [61] Từ hiện thực kháng chiến hào
hùng, tràn ngập âm hưởng sử thi, con người bước vào một mặt trận mới vắng
xa tiếng súng nhưng cũng không kém phần dai dẳng, khốc liệt Đó là cuộc chiến
đấu chống tiêu cực xã hội, chống lại chính "ma quỷ trong lòng ta" với những
nỗ lực, quyết tâm mới: "phê phán cái sai", "lên án cái xấu", "tích cực cổ vũ cho cái mới thắng lợi" Điều đó đặt nhà văn trước những trách nhiệm, thử
thách mới, với sự ý thức mới về thiên chức của người nghệ sĩ Họ sớm nhận ra rằng: không thể khuôn đối tượng nhận thức, phản ánh của văn học vào những lĩnh vực hạn hẹp, cứng nhắc nhằm phục vụ cho những mục tiêu, nhiệm vụ không thực sự phù hợp với bản chất của nó, mà chính là phải mở rộng phạm vi
Trang 32khám phá của văn học để loại hình nghệ thuật này ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi mới của người đọc, với tư duy của người thời nay, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội hiện đại, và quan trọng hơn là khắc phục tình trạng phản ánh sơ lược, một chiều về cuộc sống Biên độ của hiện thực trong quan niệm của người cầm bút hôm nay đã được mở rộng hơn, được soi chiếu từ nhiều góc độ tạo điều kiện để họ có thể thâm nhập vào những địa hạt mới mẻ phù hợp với cá tính sáng tạo của mình Quan niệm hiện thực - nói như Hồ Anh Thái -
gồm "những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ Hiện thực còn là cái
ta cảm nữa” (Dẫn theo [60, tr 4]) Hay quan điểm của Trương Vũ Thiên An trong Nước mắt Chí Phèo "Nghệ thuật cũng sẽ không là gì nếu không ôm hết cái dữ dằn, đanh đá của cuộc sống, cả cuộc chết nữa! Sẽ chẳng đi đến đâu một thứ nghệ thuật không thấy hết, không nói hết cái bờ bên kia của hiện thực" (Dẫn theo [60, tr 5])
Việc sử dụng yếu tố kì ảo với tư cách là "thủ pháp nghệ thuật mới ra đời"
đã giúp người viết tạo được sự đa dạng trong văn phong và những đặc trưng về phong cách nghệ thuật Bên cạnh bút pháp tả thực của chủ nghĩa hiện thực cổ điển, việc xuất hiện bút pháp kì ảo, phi thực đa dạng, nhiều biến ảo này đã khiến văn học trở nên phong phú, sinh động hơn và người viết bước đầu cũng
đã có được gương mặt riêng, sức cuốn hút riêng của mình Đây chính là những tín hiệu lạc quan của sự phát triển theo chiều hướng tích cực của văn học Vì vậy không ít người nghiên cứu tin tưởng rằng sự trở về của yếu tố kì ảo là dấu hiệu đáng mừng cho thấy bước phát triển theo hướng đa dạng hóa của văn học Việt Nam
1.2.2 Nguyễn Quang Thiều và các truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo
Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa venbờ sông Đáy thuộc xã Sơn Công – Huyện Ứng Hòa – Tỉnh Hà Tây cũ (Nay thuộc
Hà Nội) Những ký ức về làng quê nghèo, nơi có dòng sông Đáy hiền hòa thơ mộng gắn liền với những huyền thoại, lễ nghi, với những hủ tục, lề thói của
Trang 33người làng quê và cả những con người nồng hậu, chân chất chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ông từ tuổi ấu thơ, là điểm tựa tinh thần để nhà văn tìm về sau bao bươn trải gian nan và nó cũng đã trở thành ngồn cảm hứng sáng tạo vô tận trong mỗi trang văn, trang thơ của ông
Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí Và ở bất cứ một lĩnh vực nghệ thuật nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định và tạo được những dấu ấn sâu đậm đối với bạn đọc Có sức viết dồi dào ở nhiều loại hình nghệ thuật nhưng Nguyễn Quang Thiều chủ yếu được biết đến là nhà thơ,
như chính ông đã nói: “Bạn muốn gọi tôi là gì cũng được nhưng thơ ca vẫn là thứ tôi mê đắm nhất Bởi đó là nơi tôi được sống thật với mình nhất, được tự
do nhất, thậm chí… ‘rồ dại’ nhất! Thi ca là giấc mơ của tôi, toàn bộ thế giới bên trong tôi - nơi không ai có thể vào được” [30] Tuy nhiên cũng không thể
phủ nhận vị trí đáng kể của văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của ông với 20 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch Ông cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá là
cây bút “có nghề” Để tạo được những thành công đó, ngoài sự nỗ lực và quá
trình làm việc nghiêm túc, sự say mê và tài năng của bản thân còn bởi nhà văn
có luôn có sự sáng tạo, làm mới mình trong cách viết Xuất phát từ quan niệm
như một tuyên ngôn trong văn chương: “làm mới lại những gì đã cũ, làm sống lại những gì đã chết”, Nguyễn Quang Thiều đã đem đến những cách tân nghệ thuật đáng chú ý cho văn học đương đại Việt Nam Theo ông “nghệ thuật chân chính phải sinh ra từ sự đam mê, không vụ lợi Để có thể chìm đắm trong đời sống nhằm phát hiện những vẻ đẹp hay cảm nhận nỗi đau chung để truyền đi, gợi mở những thông điệp nhân văn thì trước hết, người sáng tác phải được là chính mình, sống cho chính mình Người cầm bút phải viết như một nhu cầu, thói quen hàng ngày, coi đó là một lẽ đương nhiên, một việc cần phải làm Còn nếu viết chỉ như một cuộc chơi, một sự giải tỏa ẩn ức, phiền muộn tức thời hay
để ám chỉ một cá nhân, sự việc nào đó thì không bao giờ đến được văn chương đích thực” [30]
Trang 34Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều không có độ dày về sự kiện, nhân vật,
mà chỉ là một lát cắt, có khi rất nhỏ về cuộc đời; ông cũng không tập trung khai khác những kịch tính, những cao trào mà thiên về cốt truyện tâm lý, đậm chất trữ tình, được xây dựng từ những chất liệu đời thường, giản dị nhưng luôn được điểm vào đó những mạch cảm xúc, suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật làm cho câu chuyện trở nên sâu lắng Yếu tố trữ tình trong văn xuôi của ông đã góp phần tạo nên những trang văn giàu chất thơ đan xen với nội dung phản ánh hiện thực, tạo được ấn tượng sâu sắc đối với độc giả Đúng như nhận định của
PGS.TS Đinh Trí Dũng trong bài Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975: “Người đọc cũng khó quên một mùa hoa cải bên sông, một làng Chùa với những bến sông, cổng làng, bờ đê, ruộng lúa ”(Dẫn theo [45, tr 15]).
Cũng khai thác đề tài chiến tranh, nhưng nhà văn đã không nhìn lên những ánh hào quang của chiến công và sự chiến thắng mà ông cúi xuống để thấy, để cảm nhận và phản ánh những sự thật đau lòng mà chiến tranh gây ra cho con người, đó là những bi kịch thời hậu chiến, bi kịch của những người lính sau chiến tranh, bi kịch của những người phụ nữ Viết về con người, nhà văn quan tâm đến
số phận của cá nhân Nổi bật lên trong đó là những chuyện đời tư, những số phận riêng, những bi kịch, những mâu thuẫn trong đời sống tình cảm con người Nhà văn xoáy sâu vào những sự thật nghiệt ngã, những tình cảnh trớ trêu, phũ phàng của cuộc đời, dù là trong chiến tranh hay trong cuộc sống thường nhật, để từ đó khắc họa nên những số phận khác nhau của con người
Nguyễn Quang Thiều cũng luôn suy nghĩ về lẽ sinh tử trong cõi đời Trong
một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn có nói rằng: “Để cái chết trở nên giản dị và mang những bí ẩn khám phá đối với tôi thì chỉ có đời sống của chúng ta đang sống và suy nghĩ về đời sống ấy Khi ấy, cái chết không phải là chết nữa mà nó
là một đời sống với hình thức mới Tôi quan niệm đời sống là hiện tại (hôm nay) và cái chết là tương lai (ngày mai) Và chúng ta nhìn nhận cái chết như
là một ban mai đến với thế gian này”(Dẫn theo [45, tr 20]) Điều đó càng làm
Trang 35ông thêm chắt chiu những giây phút mình sống; chia sẻ, cảm thông và nhân ái với con người hơn Cõ lẽ vì thế mà khi viết về những câu chuyện của những hồn ma, tác giả lại cho rằng“Những câu chuyện ma ấy đều liên quan đến những
người cụ thể ở mỗi làng quê và có cả những câu chuyện liên quan đến những người thân yêu đã khuất của trong gia đình mình Nhưng vì khi sống có những oan khuất, những trắc trở, những đau buồn, những tiếc nuối, những ân nghĩa, những khát khao mà khi chết vẫn hiện về như muốn nói với những người đang sống một điều gì đó hoặc muốn làm một điều gì đó Nó thật như những câu chuyện tôi được nghe lúc nhỏ nơi thị trấn xưa kia Nó thật như chính những gì chúng ta nếm, cầm nắm, chạm vào Những gì chưa giải quyết xong ở "cõi này" thì sẽ được giải quyết nốt ở "cõi bên kia", mọi sự rất công bằng Sống tốt nhận tốt, sống xấu nhận xấu, tất cả đều nhân quả và có lí do của nó”[56, tr 6].
Trong ký ức của nhà văn, những câu chuyện ma ấy gắn liền với những năm tháng ấu thơ Ngày đó, thôn quê với những mái nhà lợp rạ lúp xúp, cây cối rậm rạp, nhiều chim chóc, nhiều hoang thú và côn trùng Đêm xuống, cả làng chìm trong bóng tối, không có tivi, không có đài phát thanh, không có sách, thậm chí không có đèn vào các buổi tối Lũ trẻ con ngày đó chẳng biết làm gì vào những buối tối như thế ngoài việc được bà hay mẹ kể chuyện cho nghe Điểm nổi bật nhất của những chuyện kể hồi đó là hầu hết các câu chuyện đều mang tính kỳ
bí mà chúng ta gọi là chuyện ma Tập truyện “Cô gái áo xanh, những chuyện
kì bí của làng” lấy cảm hứng từ những câu chuyện kể như thế Bối cảnh câu
chuyện chính là làng Chùa ven sông Đáy, quê hương ông Tập truyện có hai mươi truyện ngắn là hai mươi câu chuyện về ma Đó là bóng ma của một cô gái trẻ, cứ vào đêm trăng mùa hạ lại khỏa thân, tóc thả dài trôi theo dòng nước lấp loáng, cất lời hát rờn rợn, rủ đàn ông xuống sông tắm cùng rồi dìm chết; Đó
là hồn ma của một thầy giáo cứ nửa đêm lại trở về ngôi làng than khóc, đến nhà nào là lấy những ngón tay móng dài cào ngang dọc lên tất cả những cánh cửa
gỗ của nhà đó; Đó là hồn ma của cô gái chửa hoang, vừa chèo đò lại chợt cười khúc khích và chợt khóc như trẻ sơ sinh lừa người dân trong làng lên đò rồi
Trang 36dìm chết; Đó là ma nồi chõ với lời năn nỉ đau đớn “Xin đưa tôi về nhà”; Đó là
hồn ma của con trai cụ Doãn đêm đêm lại đi hái trộm trầu và xé cau trộm cau
về cho mẹ; Đó là hồn ma của cậu bé Đúc hiện lên rủ chúng bạn đá bóng cùng Mỗi câu chuyện đều chứa trong mình đầy huyền bí của cuộc sống, có vay có trả, nhân quả báo ứng Và điểm thú vị ở cuốn sách là tác giả đều cố gắng đi tìm nguồn gốc sự sinh ra của những bóng ma đó Những hồn ma là ảo nhưng lại luôn xuất phát từ những câu chuyện thật với những con người thật Người đọc hiểu bóng ma cô gái trên sông kia do bị hãm hiếp mà chết, giờ cô hiện lên để lôi kéo, giết những kẻ có dã tâm muốn chiếm đoạt thân xác cô Để cô không còn hại người nữa, làng bèn lập đàn tế, với đại diện các xóm, cùng lá bùa là lời xin lỗi gửi tới cô gái bị hãm hại khi còn quá trẻ Chuyện về người chèo đò lúc nửa đêm thì hóa ra chẳng có gì xa lạ Người chèo đò đó vốn là người làng, chửa hoang, bị cạo đầu bôi vôi, buộc bè chuối trôi sông mà chết Nay làng biết nguồn gốc, bỏ đi hủ tục cạo đầu, bóng ma thấy an ủi không tìm về nữa Hay chuyện hồn ma cứ tối tối hiện lên ăn trộm cau và trầu, không phải nghịch phá, mà đằng sau đó là câu chuyện của tình mẫu tử, lòng hiếu nghĩa Khi bà mẹ già nghiện trầu cau hơn nghiện cơm, nhà lại nghèo, người con trai duy nhất chết đi bà sống một mình Nay hồn ma anh con trai về đi ăn trộm cho mẹ Người mẹ chết, từ đấy trong làng chẳng nhà nào mất trầu cau nữa Lý giải được nguồn gốc sự
sinh ra những bóng ma đó chúng ta sẽ thấy những con ma trong “Cô gái áo xanh, những chuyện kì bí của làng” không hề đáng sợ, không có răng nanh,
lưỡi đỏ như cách người ta vẫn tưởng tượng để dọa nạt trẻ con Đó đều là con người Đặc biệt, những câu chuyện trên luôn kết thúc rất có hậu Ở đó, bạn đọc gặp được sự sẻ chia về sự công bằng và biết ơn, sẽ nhận ra từ những câu chuyện
kỳ bí ấy những thông điệp nhân văn cho cuộc sống hiện tại
Tập truyện “Mùa hoa cải bên sông” không dày đặc yếu tố kì ảo như “Cô gái
áo xanh, những chuyện kì bí của làng” mà chỉ thấp thoáng những điều kỳ ảo: Những giấc mơ kì lạ của Ân và Mật trong “Hai người đàn bà xóm trại”; Lời
khẳng định của người cô cứ vào mùa hoa tầm xuân nở người chồng đã mất của cô
Trang 37lại trở về trong “Người với hoa tầm xuân”; Ngần thấy mình xinh đẹp hơn khi nhặt được chiếc lông chim mầu đỏ huyền diệu trong “Chiếc lông chim mầu đỏ”; Hình
ảnh một đứa trẻ mới đẻ mắt trong như mắt cá, nhìn vào bờ, cứ cười ba tiếng rồi
lại khóc ba tiếng trong “Mùa hoa cải bên sông”;Tiếng gọi của mẹ May nghe âm
ấm, mơ hồ trong đêm trong “Gió dại”; Những câu chuyện đó luôn chứa đựng
đời sống tâm linh hiện hữu ngoài cuộc sống thực Chính nỗi niềm mong nhớ, tình yêu, sự thủy chung chờ đợi của Ân và Mật, của những người vợ lính trong chiến tranh đã khiến giấc mơ về một ngày đoàn tụ với người chồng thân yêu luôn hiển hiện trong tâm trí Chiếc lông chim màu đỏ nhỏ nhoi, nhưng mang theo cả một huyền thoại của làng quê, đem đến cho Ngần niềm tin vào bản thân và tình yêu,
cô không còn tự ti về sắc vóc của mình Chính niềm tin vào bản thân và tình yêu
đã làm cho cuộc đời cô thay đổi, để đón nhận một tình yêu thật chân thành Hay bằng một giác quan kì lạ của tình máu mủ mà May dường như nghe thấy tiếng gọi của mẹ dù chưa tìm thấy mẹ
Kỳ diệu đấy, mà cũng rất đỗi thân quen, gần gũi Và ở ngay bên mình, quanh mình đấy, nhưng cũng đầy gợi mở con người vươn xa bằng đời sống tâm hồn phong phú, phóng khoáng Nhà văn nói với chúng ta rằng, biết cảm nhận, thẩm thấu và nâng niu những điều nhỏ bé, bình dị, thì bản thân chúng, bản thân đời sống chung của chúng ta, và bản thân mỗi người nữa, sẽ lớn lên đến vô
cùng Đó cũng chính là điểm chung của “Mùa hoa cải bên sông” và “Cô gái
áo xanh, những chuyện kỳ bí của làng”
Tiểu kết chương 1
Với việc tìm hiểu và trình bày quan niệm về yếu tố kì ảo, dòng chảy kì ảo trong tiến trình văn học Việt Nam, chúng tôi đã có những cơ sở cần thiết bước đầu cho việc nghiên cứu khái quát về khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại cũng như xác định được vai trò, vị trí của Nguyễn Quang Thiều trong khuynh hướng ấy
Trang 38Văn học có yếu tố kì ảo là một dòng chảy âm thầm mà bền bỉ trong nền văn học nhân loại Bản thân nó cũng không ngừng biến đổi qua những giai đoạn khác nhau nhằm truyền đạt những quan niệm khác nhau về thế giới và con người Trong văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo cũng luôn có sự biến đổi trong các giai đoạn vận hành của nó, lúc rầm rộ khi trầm lắng nhưng cũng chứng tỏ được sức sống của mình Sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới yếu tố kì ảo một lần nữa tái sinh trong văn học đương đại Sự tái sinh này đã góp phần đem lại cho văn học đương đại Việt Nam một diện mạo mới mẻ trên cơ sở bảo lưu truyền thống và kế thừa những tinh hoa của văn học thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
Trong mạch nguồn dòng chảy kỳ ảo của văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Quang Thiều đã để lại những dấu ấn khó phai Dưới ngòi bút của ông, yếu tố kì ảo đã trở thành công cụ đắc dụng trong việc truyền tải những vấn đề của con người đương đại Từ đó giúp người đọc khám phá thêm lối đi riêng về nghệ thuật viết truyện ngắn, đồng thời cảm nhận được chiều sâu nhân văn và triết lý được ẩn chứa đằng sau mỗi câu chuyện kể của ông
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2 THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU
2.1 Thế giới nhân vật kì ảo
“Nhân vật văn học là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật” [36, tr 689] Tuy nhiên, nhân vật văn
học không trùng khít với con người có thực ngoài đời bởi nhân vật văn học là
do nhà văn tạo ra trên cơ sở sự quan sát, cảm nhận về thế giới xung quanh
“Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ
sở quan niệm ấy”; “nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm
để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách” [3, tr.242 - 243]; Mỗi nhân vật văn học sẽ cung cấp cho nhà
văn và bạn đọc một điểm nhìn để khám phá đời sống Nó là chiếc chìa khóa quan trọng giúp nhà văn mở rộng các mảng đề tài mới, rộng lớn và sâu sắc Tóm lại nhân vật văn học được nhà văn sáng tạo ra để khái quát, biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu, cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người
“Mùa hoa cải bên sông” và “Cô gái áo xanh, những chuyện kì bí của làng”của Nguyễn Quang Thiều là hai tập truyện ngắn mang sắc thái kỳ ảo nên
thế giới nhân vật của ông cũng có những dấu ấn khác thường, kỳ lạ.Thế giới nhân vật ấy hết sức phong phú, đa dạng, gồm các loại hình nhân vật: hồn ma, thần thánh và cả những con người có khả năng đặc biệt… Tất cả cùng đan xen tạo thành bức tranh đa diện về hiện thực cuộc đời Mỗi loại hình nhân vật luôn
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tồn tại trong nó quan điểm riêng của nhà văn về sự lý giải cắt nghĩa bản chất của con người
2.1.1 Thế giới hồn ma hiển hiện
Ma là hồn người chết hiện về Có ma hay không? Đó là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác Riêng trong tâm thức người Việt, người ta tin rằng con người bao gồm phần hồn và phần xác Khi con người chết đi chỉ mất phần xác còn phần hồn vẫn tồn tại nhưng sang một thế giới khác, thế giới
đó tồn tại song song với thế giới cõi dương mà con người đang sống Người ta gọi đó là cõi âm Quan niệm trong dân gian dần được đưa vào văn học Những câu chuyện về hồn ma bóng quỷ đã xuất hiện từ rất lâu đời trong các trang văn học, từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học đương đại sau này Song nếu như trong các truyện liêu trai trước đây, sự quấy nhiễu của các linh hồn khi trở về dương gian thường mang đến cho người đọc cảm giác khiếp sợ thì thế giới hồn ma trong các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều lại mang đến cho người đọc niềm xót xa, thương cảm, thậm chí cả sự thương nhớ vì gọi
là ma nhưng đó là những người thân yêu, ruột thịt của mình Đó là linh hồn của người đã mất nhưng còn trăn trở với đời nên quay về gặp mặt, đôi khi các hồn
ma trở về chỉ để được một lần nếm trải cảm giác yêu thương, có khi sự quay trở về của họ là do tâm nguyện chưa hoàn thành hoặc để giúp đỡ người còn sống, để trả ơn, báo oán
2.1.1.1 Nhân vật báo oán
Nhân vật báo oán trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều là những linh hồn phải chịu nhiều đau khổ, oan ức khi còn sống Nên khi chết, hồn ma của họ không thể siêu thoat mà đã quay trở về cõi dương gian để tìm cách trả thù, rửa hận
Đó là nỗi oan và nỗi đau khi bị làm nhục và giết chết Trong “Lá bùa trừ ma”, báo oán là hồn ma của một cô gái còn rất trẻ Vào những đêm trăng mùa