Nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nƣớc tại trung ƣơng và địa phƣơng, bao gồm: cán bộ quản lý hành chính tại phòng chuyên môn, nghiệp vụ và cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.
- Nguồn nhân lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động in
+ Tại trung ƣơng: gồm Phòng quản lý in - Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị trực tiếp tham mƣu cho lãnh đạo Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) thực hiện việc quản lý hoạt động in trên cả nƣớc. Nguồn nhân lực tại phòng quản lý in hiện nay có 02 ngƣời, trình độ Đại học, thâm niên công tác trong ngành in hơn 30 năm. Trong đó, thời gian làm công tác quản lý nhà nƣớc lĩnh vực in gần 20 năm.
+ Tại địa phƣơng: Phòng Báo chí - Xuất bản là đơn vị trực tiếp tham mƣu cho lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông ( Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng) thực hiện việc quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng. Số liệu thống kê nguồn nhân lực tại phòng Báo chí - Xuất bản và nguồn nhân lực trực tiếp quản lý hoạt động in của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Xem phụ lục 1).
Bên cạnh nguồn nhân lực tại Phòng Báo chí - Xuất bản của Sở Thông tin và Truyền thông còn có nguồn nhân lực tại Phòng Văn hóa - Thông tin Quận (Huyện) và ban Văn hóa - Thông tin Phƣờng (Xã) trực tiếp tham gia giám sát quản lý hoạt động in, các đơn vị này chƣa có số liệu thống kê. Hoạt động của các đơn vị này chủ yếu thực hiện việc giám sát và báo cáo tình hành hoạt động in trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo hoặc phân công, phân cấp.
Với nguồn nhân lực nhƣ trên thì việc quản lý hoạt động của hàng nghìn cơ sở in là hết sức khó khăn trong bối cảnh bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chƣa đƣợc phát triển.
49
Số lƣợng trên đây là định biên của các thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tại các tỉnh (mỗi tỉnh 3 ngƣời), riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc nhiều hơn (HN 5 và HCM 7 ngƣời). Số lƣợng thanh tra trên không chỉ làm công tác thanh tra lĩnh vực in mà phải đảm nhiệm cả 5 lĩnh vực là Báo chí; Xuất bản; Công nghệ thông tin; Viễn thông; Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh số liệu nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra trong bảng trên còn có lực lƣợng Đội liên ngành phòng, chống in lậu tại địa phƣơng (lòng cốt là thanh tra Sở TTTT có bổ sung nhân lực của phòng nghiệp vụ báo chí - xuất bản và công an tỉnh…). Lực lƣợng công an, quản lý thị trƣờng đều tham gia công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động in, số liệu nguồn nhân lực này đến nay chƣa thống kê đƣợc, nhƣng với chức năng nhiệm vụ của các đơn vị này thì việc thanh tra, kiểm tra hoạt động in chỉ là một phần công việc rất nhỏ. Vì không phải là việc chính nên lực lƣợng này chỉ mang tính chất phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành để xử lý khi cần.
Sơ đồ 2.2. Nguồn lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động in
Tổng nguồn lực phòng quản lý nghiệp vụ về hoạt động in toàn quốc
106 ngƣời
Tổng nguồn lực thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về hoạt động in toàn quốc: 215 ngƣời
12.130 cơ sở in các loại
Bao gồm: Cơ sở in xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả, bao bì, nhãn hàng hóa, quảng cáo, in lƣới,
photocopy… Cấp phép, đăng ký, xác
nhận…và kiểm soát một số cơ sở in có cơ chế hành chính.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
50
2.2.2. Hệ thống văn quy phạm pháp luật quản lý kinh doanh ngành in
Hoạt động in đang đƣợc điều chỉnh bằng 15 văn bản quy phạm pháp luật theo nhiều điều kiện và tiêu chí khác nhau trên hai kênh riêng biệt là in xuất bản phẩm và các sản phẩm không phải xuất bản phẩm và quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Luật xuất bản năm 2004 - 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật chỉ điều chỉnh lĩnh vực hoạt động in xuất bản phẩm, bao gồm: - Quy định về điều kiện thành lập và hoạt động in của cơ sở in in xuất
bản phẩm,
- Quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in cho cơ sở in in xuất bản phẩm và cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nƣớc ngoài,
- Quy định các điều kiện về việc nhận in xuất bản phẩm,
- Quy định về việc phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở in xuất bản phẩm, cụ thể:
- Tại trung ƣơng, Cục Xuất bản giúp Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý cơ sở in xuất bản phẩm của khối Bộ, ngành và các tổ chức, đoàn thể trung ƣơng,
- Tại địa phƣơng, Sở TTTT giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cơ sở in in xuất bản phẩm của địa phƣơng, bao gồm: cơ sở in xuất bản phẩm do cơ quan, tổ chức của địa phƣơng quyết định thành lập và toàn bộ các cơ sở in tƣ nhân đƣợc thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ để hoạt động in xuất bản phẩm.
Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành điều chỉnh hoạt động in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm, bao gồm:
51
- Quy định về điều kiện hoạt động in của cơ sở in in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm cho cơ sở in phải cấp giấy phép và cơ sở in không phải cấp giấy phép;
- Quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in cho cơ sở in in báo chí và tem chống giả
- Quy định về cấp giấy phép in gia công các sản phẩm không phải xuất bản phẩm cho nƣớc ngoài,
- Quy định về việc nhập khẩu thiết bị in là không phải cấp giấy phép, khi nhập khẩu chỉ làm thủ tục tại Hải quan,
- Quy định về việc cấp giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu; - Quy định về đăng ký in vàng mã;
- Quy định các điều kiện về việc nhận in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm, nhƣ: in báo, tạp chí, tem chống giả, bao bì, nhãn hàng hóa, giấy tờ quản lý nhà nƣớc…
- Quy định về việc phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở in in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm, cụ thể:
+ Tại trung ƣơng, Cục Xuất bản giúp Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý cơ sở in của khối Bộ, ngành và các tổ chức, đoàn thể trung ƣơng,
+ Tại địa phƣơng, Sở TTTT giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cơ sở in của địa phƣơng, bao gồm: cơ sở in báo, tạp chí, tem chống giả, bao bì, nhãn hàng hóa, giấy tờ quản lý nhà nƣớc do cơ quan, tổ chức của địa phƣơng quyết định thành lập và toàn bộ các cơ sở in tƣ nhân đƣợc thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ để hoạt động in xuất bản phẩm.
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Thông tƣ số 153 của Bộ Tài chính quy định các điều kiện nhận in, giao nhận, bảo quản khuôn in, bản in, hủy hóa đơn, in và gia công hóa đơn, chế độ thông tin báo cáo....
52
Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản quy định các điều kiện nhận in xuất bản phẩm liên kết là việc nhận in xuất bản phẩm do đối tác liên kết đến đặt in thì phải có giấy ủy quyền đặt in của Giám đốc nhà Xuất bản.
Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự trong hoạt động in. Nghị định này quy định các điều kiện về an ninh, trật tự trong các doanh nghiệp in phải đáp ứng.
Nghị định số 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí - xuất bản;
Thông tƣ số 16/2009/TTLT - Bộ TTTT - BCA của Bộ Thông tin và Bộ Công an quy định về việc phối hợp giữa hai Bộ và các Bộ có liên quan về công tác phối hợp phòng, chống in lậu. Trách nhiệm việc chấp hành pháp luật của cơ sở in.
Có thể nói, hoạt động in đƣợc điều chỉnh bằng hai khung pháp lý là Luật Xuất bản năm 2004 - 2012 và nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 đã xã hội hóa toàn bộ hoạt động in, làm thay đổi căn bản trong đầu tƣ phát triển, mọi thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia hoạt động in bình đẳng trƣớc pháp luật, diện mạo ngành in đƣợc thay đổi nhanh chóng, hiện đại hơn, chất lƣợng sản phẩm in đẹp hơn, giá trị gia tăng nhiều hơn, đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu in của xã hội. In là một ngành công nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có in, dù sản phẩm đó có nội dung là xuất bản phẩm hay sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm cũng phải trải qua ba công đoạn là chế bản, in và gia công sau in, nhƣng luật pháp lại không thống nhất trong một khung pháp lý, coi hoạt động in xuất bản phẩm là một đặc thù cho sản phẩm văn hóa, tƣ tƣởng, các sản phẩm in khác lại coi là một sản phẩm in thông thƣờng, trong đó có cả báo chí nên khó cho công tác quản lý nhà nƣớc.
Quy định không cho đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia hoạt động in xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả với tiêu chí ngƣời đứng đầu cơ sở in phải là công
53
dân Việt Nam, có hộ khẩu thƣờng trú tại Việt Nam, đây là quy định mang tính lo ngại đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội của đất nƣớc thông qua việc in xuất bản phẩm, báo chí để phổ biến đến nhiều ngƣời, việc này công tác quản lý nhà nƣớc đã làm tốt, chƣa phát hiện đƣợc cơ sở in có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc cấp phép hoạt động in. Tuy nhiên, với quy định nhƣ vậy đã làm hạn chế đến việc đầu tƣ thiết bị công nghệ cao, hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động, liên hoàn trong lĩnh vực in.
Việc cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả với các công cụ đƣợc định sẵn trong các văn bản quy phạm phápluật, nhƣ có thiết bị để in, có mặt bằng nhà xƣởng, có văn bằng hoặc chứng chỉ đã đƣợc bồi dƣỡng về quản lý in và phù hợp với quy hoạch mạng lƣới in xuất bản phẩm, đây là tiêu chí đảm bảo cho cơ sở in khi thành lập và hoạt động đƣợc ổn định, bền vững và phát triển, việc này công tác quản lý nhà nƣớc cũng đã làm tốt, trƣớc khi cấp phép có thẩm tra hồ sơ và kiểm tra cơ sở vật chất của cơ sở in. Tuy nhiên, tiêu chí về quy hoạch chƣa đƣợc cụ thể nên việc thực thi công tác quản lý còn khó khăn và không khả thi.
Với quy định về điều kiện nhận in xuất bản phẩm là tiêu chí nhằm kiểm soát các sản phẩm in hợp pháp và loại trừ in lậu, in trái phép. Tuy nhiên, việc này rất khó khăn. Việc giao dịch đặt in và nhận in do hai đối tác thực hiện không thông qua nhà nƣớc, dẫn đến khả năng nhận in trái phép là rất cao, do thị trƣờng nhận in bị cạnh tranh gay gắt, nhiều cơ sở in thiếu việc làm, làm liều. Nguồn lực thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nƣớc còn mỏng không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn, dẫn đến nhiều cơ sở in coi thƣờng pháp luật, vi phạm pháp luật gia tăng, nạn in lậu phát triển. Công tác quản lý nhà nƣớc nhiều khi bất lực.
Tuy hoạt động in đƣợc điều chỉnh bằng hơn 10 văn bản quy phạp pháp luật nhƣng các quy định chƣa chặt chẽ, thiếu thống nhất, thiếu công cụ, còn lỗ hổng. Hiện nay, chỉ cấp phép quản lý đối với cơ sở in in xuất bản phẩm, báo chí
54
và tem chống giả; hoạt động in các sản phẩm khác không phải cấp phép, không có thông tin nên khó kiểm soát, công tác quản lý đối tƣợng này rất khó khăn.
Từ khái niệm hoạt động in hiện nay mới chỉ xoay quanh đến một vài công nghệ chủ đạo mang tính sản xuất công nghiệp là chính nên việc đƣa ra các quy định để quản lý là không thể bao quát hết đƣợc. Trong khi đó, khái niệm về nhân bản thƣờng đƣợc bao quát rộng hơn nhƣng chƣa đƣợc thể chế hóa thành các chế định của pháp luật. Hiện nay, việc nhân bản đƣợc thực hiện bằng nhiều công nghệ, thiết bị in khác nhau, từ thô sơ đến hiện đại, nhƣ: in typo, offset, flexo, ống đồng, kỹ thuật số, in lƣới (lụa), photocopy siêu tốc… nhƣng việc quản lý đối với thiết bị này cũng bị pháp luật bỏ qua, không có chế định, các công nghệ này đều có thể in, nhân bản đƣợc xuất bản phẩm, báo chí.
Nghị định số 51 và Thông tƣ số 153 quy định đối với cơ sở in in hóa đơn tài chính. Đây là những văn bản do Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo, không đồng bộ, không thống nhất với các quy định pháp luật chuyên ngành, Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 không đƣa việc in hóa đơn vào điều chỉnh, nhƣng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP lại bắt buộc cơ sở in in hóa đơn tài chính phải có giấy phép hoạt động in in xuất bản phẩm hoặc giấy phép hoạt động in in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm đã gây khó khăn cho công tác thực thi pháp luật.
Nghị định 72 và Thông tƣ số 33/2010/TT-BCA là các văn bản do Bộ Công an chủ trì soạn thảo quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với cơ sở in hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ sở in không hoạt động kinh doanh (in nội bộ) thì cơ quan công an không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự. Đây cũng là kẽ hở, vì một số cơ sở in nội bộ cũng tham gia in kinh doanh, nhƣng không đăng ký, khó kiểm soát.
Nghị định số 02/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí - xuất bản có tiến bộ hơn Nghị định số 56/2006/NĐ-CP
55
về các hành vi và mức xử phạt, nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc với yêu cầu thực tiễn, mức xử phạt thấp không đủ sức răn đe, một số hành vi thiếu, khi kiểm tra phát hiện nhƣng không xử lý đƣợc.
Tóm lại, các quy định của pháp luật trong hoạt động in do nhiều Bộ ngành xây dựng, thiếu sự phối hợp, không đồng bộ, không thống nhất, bất cập và tạo kẽ hở, lỗ hổng pháp lý trong các quy định gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nƣớc dẫn đến hoạt động in hiện nay rất lộn xộn, bừa bãi, khó kiểm soát làm giảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc.