Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Trƣớc hết, Việt Nam phải khuyến khích các nhà in hƣớng tới thị trƣờng xuất khẩu, quan trọng đặc biệt là tới các nƣớc Phƣơng Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan và sản xuất kinh doanh in ấn tạo ra việc làm cho nhiều ngƣời đồng thời đóng góp một phần gia tăng GDP. Mở rộng qui mô bằng cách chấp nhận luật chơi trong thời đại toàn cầu hóa … tiến vào những thị trƣờng mới nhƣ để tạo thƣơng hiệu ra nƣớc ngoài thậm chí quảng bá, giới thiệu công ty in của mình ra các nƣớc thông qua Internet.

36

Với thị trƣờng Đông Nam Á đƣợc mở rộng qua các hiệp ƣớc AFTA, cơ hội đang diễn ra cho ngành công nghiệp in, chúng ta cần nắm bắt những cơ hội này bằng cách xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình sang các nƣớc ASEAN khác hơn là chỉ tập trung vào thị trƣờng nội địa.

Dùng lợi thế chi phí sản xuất thấp hơn từ nhân công lao động rẻ hơn, phí thuê mƣớn, hỗ trợ thuế từ chính quyền địa phƣơng làm lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn việc từ nƣớc ngoài. Trong quá trình phát triển, Nhà nƣớc phải yêu cầu các công ty in phải luôn đi đôi với thay đổi, cập nhật những công nghệ mới nhất cho cả trƣớc in, in và sau in… để tăng hiệu quả và lợi nhuận cho các nhà in trong thị trƣờng quốc tế mang tính cạnh tranh. Nƣớc ta cần khuyến khích sự hình thành các dự án in công nghiệp sử dụng trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho thị trƣờng in xuất khẩu, cải tiến bằng cách cộng tác với các đối tác nƣớc ngoài đã có tiếng trên thị trƣờng.

Để tránh việc giá cả ngày càng tăng cao, lợi nhuận của các nhà in ngày càng giảm xuống đến mức một số nhà in phải in lỗ nhƣng các nhà cung cấp vật tƣ lại cố giữ nguyên mức lời của họ. Cách duy nhất để giải quyết thực trạng này là phải kết hợp các đơn vị kinh doanh giấy với nhà in thành các tập đoàn hoặc tự nhập khẩu giấy để tránh bị các nhà cung cấp vật tƣ nội địa ép giá.

Để nhanh chóng đáp ứng đƣợc thách thức và sẳn sàng thay đổi để thích nghi với môi trƣờng bên ngoài, phải luôn cập nhật các kỹ năng của ngƣời công nhân, tiếp thu các kỹ thuật mới bằng cách tham gia vào các khóa học về chuyên ngành in có cấp chứng chỉ, văn bằng hoặc trình độ cao nhất có thể thông qua các tổ chức đào tạo chuyên ngành. Hơn thế nữa, có thể liên kết với đại học lớn ở nƣớc ngoài để đào tạo kỹ thuật viên ngành in. Sau khi kết thúc thành công khóa học cơ bản, những ngƣời có bằng cấp này sẽ có cơ hội trở thành Quản đốc hay giám đốc nhà in trong tƣơng lai.

37

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2008 -2013

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 42 - 44)