Môi trường kinh tế vĩ mô:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Những tác động mang tính quốc tế :

 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 đến nay vẫn chƣa chấm dứt, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đang bị hạ bậc tín dụng, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang tiềm ẩn những bất ổn, nhiều khu vực kinh tế lớn của thế giới, kể cả Trung Quốc đang bị lạm phát hoành hành.

 Những thiên tai lớn của thế giới trong các năm qua đều gây tác động tiêu cực trực tiếp đến ngành công nghiệp in. Trận động đất tháng 02/2010 tại Chilê làm giảm lƣợng cung bột giấy toàn thế giới và làm giá giấy tăng vọt sau đợt tăng giá dữ dội vào tháng 6/2008. Động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào tháng 03/2011 lại tạo nên một đợt khan hiếm giấy nữa do nhiều nhà máy giấy bị thiệt hại nghiêm trọng, đến nay vẫn chƣa thể phục hồi hoàn toàn. Các loại nguyên liệu khác của ngành in, đặc biệt là mực in, phim và hóa chất tăng giá khá mạnh do giá dầu và chi phí môi trƣờng, chi phí vận chuyển tăng cao.

 Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành Công nghệ Thông tin là kỳ tích của nhân loại trong đầu thế kỷ 21, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn cầu, mặt khác các phƣơng tiện truyền thông hiện đại

Chủ Tịch Nƣớc

Chính Phủ Quốc Hội

Các Bộ, UBND các cấp

30

đã trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký và lâu dài của truyền thông in vốn phát triển liên tục và mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ qua.

Những yếu tố tác động trong nước :

 Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2007 đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc hội nhập kinh tế và ngƣợc lại sức ép của thị trƣờng quốc tế cũng tác động trở lại thị trƣờng Việt Nam.

 Luật Doanh nghiệp 2005 tạo sự bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp và thuận lợi hơn cho việc thành lập doanh nghiệp mới, kể cả các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

 Luật Xuất bản 2004 - 2012 và các văn bản dƣới luật ban hành vào các năm tiếp theo đã thông thoáng hơn so với trƣớc đây, tạo môi trƣờng thuận lợi hơn cho hoạt động doanh nghiệp xuất bản, in và phát hành.

 Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc tuy có nhiều tiến bộ nhƣng còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Tình trạng lạm phát và giá cả tăng cao, lãi suất tín dụng ngân hàng khó chấp nhận nhƣ hiện nay là những thử thách không nhỏ cho các doanh nghiệp ngành in phần lớn có quy mô còn khá nhỏ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 36 - 37)