Năm 2008, tuy ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng ngành in nƣớc ta vẫn giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng, mặc dù không cao so với những năm trƣớc liền kề. Đến cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 lạm phát khoảng 18%, các chỉ số sản xuất công nghiệp và tiêu dùng đều gia tăng đáng kể, doanh thu ngành in cũng tăng lên, do giá nguyên vật liệu đầu vào và mọi chi phí cho sản xuất đều tăng cao, ngƣợc lại, giá bán ra không tƣơng xứng.
Theo số liệu thống kê của 717 cơ sở in (do 59 Sở TTTT và khối in Quân đội báo cáo) thì sản lƣợng trang in năm 2008 tăng khoảng 9,7%, đạt hơn 640 tỷ trang in 13 x 19 cm; năm 2009 tăng khoảng 15,9% đạt hơn 742 tỷ trang in 13 x 19 cm; năm 2010 tăng khoảng 15% đạt hơn 838 tỷ trang in 13 x 19 cm. Tổng số cơ sở in của cả nƣớc khoảng gần 1500 cơ sở, số liệu trên ƣớc đạt khoảng 80 - 85% thực tế vì chủ yếu là các cơ sở in lớn.
Số lƣợng cơ sở in có những biến động mạnh và theo chiều hƣớng tích cực hơn do có sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trƣờng, nhƣng vẫn có chiều hƣớng gia tăng. Song song với một số cơ sở in đƣợc đầu tƣ tốt ra đời là các cơ sở in cũ kỹ, lạc hậu về công nghệ thiết bị, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị
42
trƣờng đã phải giải thể chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác. Các cơ sở in có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu vẫn sản xuất mảng sản phẩm bao bì, nhãn hàng hóa chất lƣợng cao, tuy vẫn tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nhƣng không nhiều, có lúc chững lại, cầm chừng.
Các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục đƣợc hoàn thiện đã thể chế hóa nhiều nội dung chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc đối với hoạt động in, dần dần hƣớng tới một định chế thông thoáng hơn do đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Quy định của pháp luật đối với hoạt động in tiếp tục đƣợc tháo gỡ và cởi mở hơn. Sản phẩm in là hóa đơn tài chính đƣợc Chính phủ cho phép tự các doanh nghiệp đặt in, tiếp tục tạo điều kiện cho môi trƣờng hoạt động in bình đẳng, tạo sự cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thu hút mọi nguồn lực đầu tƣ để từng bƣớc hiện đại hóa ngành in. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các công đoạn sản xuất in, tự động một phần hoặc toàn phần vẫn đang từng bƣớc đƣợc nghiên cứu áp dụng. Cán bộ kỹ thuật và công nhân ngành in nƣớc ta tiếp tục đƣợc tiếp cận và làm chủ những thiết bị in hiện đại, tiên tiến. Cán bộ quản lý của các cơ sở in cũng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kịp thời. Chính vì vậy, ngành in cả nƣớc đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, ngành in nƣớc ta vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhất là giai đoạn suy giảm kinh tế hiện nay. Năng lực công nghệ, năng lực quản lý tuy đƣợc nâng lên, nhƣng mới tập trung vào một số cơ sở in lớn. Hiệu quả sản xuất thấp do chi phí sản xuất tăng cao, nguyên liệu đầu vào gia tăng nhanh nhƣng giá công in tăng không tƣơng xứng, gây khó khăn cho các cơ sở in. Sản xuất in của các cơ sở in chủ yếu phục vụ trong nƣớc chƣa vƣơn ra đƣợc nhiều thị trƣờng nƣớc ngoài. Cơ sở in nƣớc ta tuy nhiều nhƣng đa số quy mô nhỏ bé, nhiều cơ sở in thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu. Các cơ sở in bao bì, nhãn hàng hóa chƣa có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp dẫn đến vi phạm pháp luật trong hoạt động in. Thu nhập của ngƣời lao động
43
ngành in tuy có đƣợc cải thiện, nhƣng không theo kịp tốc độ tăng giá tiêu dùng nên đời sống còn rất nhiều khó khăn.
Tuy gặp nhiều khó khăn, nhƣng các cơ sở in trong cả nƣớc đã làm tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ giáo dục đào tạo, văn hóa - xã hội góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế đất nƣớc, đáp ứng tốt nhu cầu đọc của nhân dân và các sản phẩm in thƣơng mại khác. Tập trung mọi nỗ lực hoàn thành tốt việc in sách, báo và các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc. Đặc biệt, đối với việc in sách giáo khoa phổ thông vẫn luôn là mối quan tâm và là trách nhiệm của các cơ sở in đối với nền giáo dục nƣớc nhà, tuy giá công in thấp do nhiều năm không đƣợc tăng giá nên lợi nhuận thấp, nhƣng với tinh thần trách nhiệm cao vì sự nghiệp giáo dục, các cơ sở in đã vƣợt qua mọi khó khăn, động viên tinh thần ngƣời lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, đáp ứng đúng, đủ, kịp thời có sách giáo khoa trong ngày khai giảng của từng năm học.
Theo số liệu lƣu chiểu tại Cục Xuất bản trong 3 năm (2008 - 2010) số xuất bản phẩm của các nhà xuất bản đƣợc in ra là gần 820 triệu bản sách tƣơng đƣơng gần 270 tỷ trang in 13 x 19cm; trong đó: Sách chính trị - xã hội - pháp luật gần 32 triệu bản; Sách giáo khoa gần 290 triệu bản; Sách giáo viên gần 164 triệu bản; Sách tham khảo hơn 244 triệu bản; và một số loại sách khác gần 92 triệu bản.
Đối với sản phẩm in là báo chí: cả nƣớc có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm, số lƣợng phát hành khoảng 600 triệu bản/năm, tƣơng đƣơng khoảng gần 70 tỷ trang 13 x 19cm đã đƣợc một số cơ sở in chủ chốt hoàn thành tốt, với chất lƣợng cao, đáp ứng kịp thời thông tin chính xác đến bạn đọc.
Việc in lịch hàng năm cũng đƣợc các cơ sở in đáp ứng kịp thời, phục vụ đầy đủ nhu cầu thị trƣờng với hình thức đẹp và chất lƣợng kỹ thuật in tốt. Chỉ tính riêng số lƣợng lịch bloc in ra mỗi năm khoảng 17 triệu bản. Nếu tính cả giai đoạn 3 năm thì số lƣợng lịch bloc đƣợc in ra khoảng hơn 50 triệu bản, tƣơng đƣơng hơn 50 tỷ trang in 13 x 19 cm.
44
Các tài liệu, xuất bản phẩm nhất thời của các cơ quan, tổ chức ở trung ƣơng, địa phƣơng, và các tổ chức nƣớc ngoài nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, tài liệu hội thảo, hội nghị, kỷ yếu... với sản lƣợng in ƣớc khoảng vài tỷ trang in mỗi năm đều đƣợc các cơ sở in ở trung ƣơng và địa phƣơng phục vụ tốt.
Tuy có suy giảm của nền kinh tế, nhƣng các sản phẩm in mang tính thƣơng mại nhƣ bao bì, tem nhãn, sản phẩm quảng cáo vẫn có chiều hƣớng gia tăng nhƣng không nhiều, nhất là bao bì, hộp giấy, nhãn hàng hóa. Mảng sản phẩm này có lợi nhuận tốt hơn so với in xuất bản phẩm, nhƣng phải đầu tƣ công nghệ tốt hơn, phức tạp hơn và đa dạng hơn để đáp ứng những tiêu chí khắt khe về chất lƣợng của từng loại bao bì, nhãn hàng hoá. Các cơ sở in và gia công mặt hàng này chủ yếu tập trung ở các trung tâm và trọng điểm in.
Tại hai trung tâm in lớn nhất của cả nƣớc là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tuy vẫn tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nhƣng không nhiều so với những năm liền kề trƣớc đó, do đầu tƣ giai đoạn này có sự lựa chọn trọng tâm hơn, tập trung vào những thiết bị mới, hiện đại, tiên tiến, tự động hóa cao và thiết bị in kỹ thuật số. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vị trí hàng đầu về hoạt động in ấn, sản xuất trên 60% sản lƣợng in toàn quốc, là nơi luôn đi đầu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, đầu tƣ thiết bị và công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, tạo ra năng lực công nghệ mạnh ở cả 3 công đoạn trƣớc in, in và gia công sau in.
Việc in gia công cho nƣớc ngoài hiện nay chƣa nhiều. Tuy chƣa có số liệu thống kê đầy đủ, nhƣng ƣớc khoảng vài tỷ trang in một năm, tập trung vào các nƣớc nhƣ: Lào, Căm-pu-chia, Mỹ, Canađa, Nhật bản... do một vài cơ sở in đáp ứng nhƣ: Công ty in Trần Phú, Nhà in báo Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Công ty in TNHH một thành viên Quân đội 2, Công ty in và Văn hóa phẩm, Công ty in Thanh Bình...
45
Hoạt động quản lý chất lƣợng vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở in trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt. Việc gia tăng các cơ sở in đăng ký quản lý chất lƣợng theo hệ thống ISO đã chứng minh điều sống còn của doanh nghiệp đi liền với chất lƣợng sản phẩm.
Việc chấp hành pháp luật về hoạt động in, đa số cơ sở in trong cả nƣớc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động in. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở in vi phạm, nhất là vi phạm pháp luật về xuất bản, nhƣ: Hoạt động in chƣa có giấy phép hoặc có nhƣng hết hạn (do không làm thủ tục đổi theo quy định của pháp luật) hoặc không đúng chức năng, không có hợp đồng in, ký hợp đồng không đúng nội dung trong quyết định xuất bản, in nối bản không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nƣớc… Đặc biệt, có cơ sở in đã tiếp tay cho in lậu, bị khởi tố vụ án để điều tra, bắt tạm giam một số nhân sự lãnh đạo, quản lý.
Một số cơ sở in chƣa chấp hành nghiêm Luật lao động, thể hiện là việc không ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ cho ngƣời lao động, tình trạng này vẫn đang diễn ra tại một số cơ sở in dân doanh.
Việc chấp hành chế độ báo cáo hoạt động in theo quy định của pháp luật của nhiều cơ sở in không đƣợc tốt, vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc chƣa có thông tin đầy đủ để xây dựng quy hoạch phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn. Ví dụ, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội báo cáo đến nay cả thành phố có khoảng hơn 400 cơ sở in công nghiệp, nhƣng đến thời điểm này chỉ có hơn 40 cơ sở in báo cáo số liệu theo yêu cầu; Thành phố Hồ Chí Minh có gần 300 cơ sở in công nghiệp nhƣng chỉ có hơn 150 cơ sở in có số liệu báo cáo... Đây là một phần của hệ quả buông lỏng công tác quản lý nhà nƣớc khi nhiều doanh nghiệp hiểu không đúng về việc bãi bỏ thủ tục hành chính đối với hoạt động in.
Tình trạng in lậu vẫn tiếp diễn, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về quyền tác giả, ảnh hƣởng đến ngƣời làm ăn chân chính và thất thu thuế nhà nƣớc. Năm
46
2010, 2011 có 3 cơ sở in lậu quy mô lớn bị bắt quả tang, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam bị can, là: Xƣởng in - Công ty cổ phần phát hành sách và thiết bị trƣờng học Việt Nam (nhà sách Tiến Thọ) tại Hà Nội; Công ty cổ phần in Hoa Mai Tp Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Minh Tâm (nhà sách Minh Thắng) tại Hà Nội.