Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

2020:

3.2.1.3. Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực:

Dựa vào mục tiêu phát triển quản lý hoạt động kinh doanh, Bộ Thông tin và truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngành in khác cần tập trung vào phát triển nguồn nhân lực quản lý đủ về số lƣợng và có đủ năng lƣc chuyên môn quản lý. Muốn nguồn nhân lực đạt đƣợc hiệu quả cao đáp ứng đòi hỏi của hoạt động thực tiễn của quản lý trong hoàn cảnh công nghệ ngành in biến đổi nhanh chóng và hoạt động ngành in ngày càng đa dạng, Nhà nƣớc cần có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực hoàn chỉnh để làm cơ sở cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cả nƣớc. Đối với nguồn nhân lực quản lý ngành in, trƣớc hết để, Nhà nƣớc không chỉ đào tạo nguồn nhân quản lý mà còn cần phải đào tạo đội ngũ ngành in. Chính những ngƣời năm vững và tham gia hoạt động ngành in sẽ hiểu và quản lý tốt hơn sau này.

Nhà nƣớc cần tăng cƣờng đầu tƣ cho nguồn nhân lực ngành in Việt Nam tƣơng xứng với quá trình phát triển của công nghệ và trang thiết bị, số lao động không qua đào tạo chính quy chiếm tỉ trọng lớn. Theo thống kê của 44 Sở Thông tin và Truyền Thông, số lao động đƣợc đào tạo trình độ cao rất thấp,

73

gần 0,5% trên đại học, 16,5% đại học và cao đẳng, 17,6% trung cấp, số còn lại là học nghề tại các trƣờng trung cấp, trƣờng dạy nghề hoặc tại các cơ sở in kèm cặp trực tiếp. Nhu cầu về nhân lực ngành in mỗi năm một tăng nhƣng công tác đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các cơ sở in. Hiện nay có 5 cơ sở đào tạo tập trung tại hai thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh, hàng năm cung cấp cho thị trƣờng lao động ngành in một số lƣợng hạn chế. Đặc biệt, lao động có tay nghề cao và nhân lực ngành thiết kế đồ họa cho in rất hiếm hoi, những nhân lực này đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng lao động ngành in. Từ những cạnh tranh gay gắt nói trên dẫn đến tình trạng lao động trong các cơ sở in không ổn định, nhiều cơ sở in đã đƣa ra những chính sách khác nhau để giữ lao động nhƣng cũng rất khó khăn. Nhiều ngƣời sau thời gian làm việc tại một cơ sở in, khi trƣởng thành có kỹ thuật tốt đã chuyển làm việc tại nhiều cơ sở khác nhau mong có một mức lƣơng tốt hơn hoặc có lao động ra thành lập công ty riêng. Đây là những khó khăn thách thức mà các cơ sở in đang gặp phải trong thời gian qua.

Do đó, Nhà nƣớc cần tiếp tục đạo tạo kỹ sƣ và cao đẳng công nghệ in tại trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội và trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp in Hà Nội; tranh thủ điều kiện để đào tạo sau đại học và cử cán bộ có năng lực đi đào tạo, nghiên cứu ở các nƣớc có trình độ công nghệ in tiên tiến. Các trƣờng dạy nghề cần mở nhiều loại hình đào tạo, nâng chỉ tiêu tuyển sinh, đầu tƣ xƣởng trƣờng để thực hành, tránh học chay. Tăng thời gian thực hành để khi ra trƣờng có thể làm việc đƣợc ngay.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần nghiên cứu xây dựng trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật ngành in tại khu vực miền Trung hoặc khoa in tại trƣờng cao đẳng Việt - Hàn (Đà Nẵng) sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2020. Duy trì các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ để cập nhật kiến thức và nâng cao nghiệp vụ cho cán

74

bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cơ sở in. Tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý các cơ sở in mới thành lập.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)