Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 62 - 68)

Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: Tại trung ƣơng (Phòng Quản lý in, Cục Xuất bản, Bộ TTTT). Tại địa phƣơng (Phòng Báo chí - Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông, thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Công tác quản lý nhà nƣớc về chuyên môn, nghiệp vụ ở trung ƣơng và địa phƣơng chủ yếu tập trung vào công việc hành chính: nghiên cứu, tham mƣu, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp in theo từng giai đoạn và thực thi các quy định của pháp luật sau khi đƣợc ban hành. Cụ thể nhƣ sau:

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực in; - Xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển sự nghiệp in;

- Thẩm định, cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép của các cơ sở in;

- Thẩm định dự án đầu tƣ về hoạt động in theo quy định của Luật đầu tƣ;

56

- Triển khai đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực in;

- Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân ngành in;

- Xây dựng nội dung và kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, công nhân ngành in;

- Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực in;

- Công tác thi đua, khen thƣởng, kỷ luật đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực in;

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật trong hoạt động in.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia công tác quản lý hoạt động in;

- Thực hiện sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng với địa phƣơng;

Những nội dung trên đây chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nƣớc về chuyên môn, nghiệp vụ tại trung ƣơng thực hiện. Cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng chủ yếu tập trung vào việc thực thi các quy định của pháp luật, nhƣ việc cấp phép, đăng ký… hoặc tổ chức tập huấn tuyên truyền pháp luật.

2.2.3.2. Công tác quản lý nhà nước qua công tác thanh tra, kiểm tra:

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc quy định khá đầy đủ trong các quy định của Luật Thanh tra. Nội dung hoạt động quản lý nhà nƣớc đƣợc xác định cụ thể trong nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra các cấp từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng. Hoạt động quản lý nhà nƣớc bao gồm nhiều nội dung, tuy chƣa thật đầy đủ, song đều tập trung nhằm xây dựng hệ thống

57

Thanh tra vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nƣớc về thanh tra, kiểm tra đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc nhiều kết quả, phục vụ thiết thực cho công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đổi mới của công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nƣớc của tổ chức thanh tra bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều bất cập. Để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra đòi hỏi cần xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó rút ra những nguyên nhân, đƣa ra những giài pháp khắc phục.

Hằng năm, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và sự chỉ đạo của các cấp về việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động in, Thanh tra các cấp xây dựng Kế hoạch thanh tra trình trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Dựa trên Kế hoạch thanh tra đƣợc phê duyệt, Thanh tra các cấp tiến hành xây dựng chƣơng trình kế hoạch công tác cho việc thanh tra, kiểm tra và định hƣớng công tác thanh tra cho các cấp, gồm các cơ quan thanh tra bộ, ngành có liên quan và theo cấp hành chính.

Kế hoạch thanh tra hằng năm và Chƣơng trình kế hoạch công tác của Thanh tra Bộ chủ yếu tập trung vào các chƣơng trình hoặc các vùng, địa danh có nhiều tính chất phức tạp, nổi cộm hoặc những việc cụ thể mang tính quốc gia, nhƣ xuất bản lịch bloc. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ chủ trì, hƣớng dẫn Thanh tra tỉnh, thành phố tiến hành thanh tra chuyên đề diện rộng về các nội dung nổi cộm trên toàn quốc về in lậu, in giả giấy tờ hoặc việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động in. Tuy nhiên, qua tổng hợp kết quả thanh tra một số năm gần đây cho thấy một số vấn đề làm giảm hiệu quả hiệu lực của công tác thanh tra nhƣ sau:

58

- Thứ nhất, nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra từ trung ƣơng đến địa phƣơng rất mỏng, số lƣợng cơ sở in lớn nên việc thanh tra, kiểm tra rất khó khăn. Theo thống kê chƣa đầy đủ, cả nƣớc có khoảng 215 thanh tra viên chuyên ngành. Tại Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có 6 ngƣời cho 2 lĩnh vực là Báo chí và Xuất bản. Tại các Sở Thông tin và Truyền thông lực lƣợng thanh tra chuyên ngành chỉ đƣợc biên chế 3 ngƣời cho 5 lĩnh vực (Báo chí, Xuất bản, Viễn thông, Công nghệ thông tin và phát tranh, truyền hình). Cùng tham gia công tác Thanh tra, kiểm tra lĩnh vực in còn có một số nguồn lực của đơn vị khác bổ sung cho Đoàn Liên ngành phòng, chống in lậu trung ƣơng và một số thành viên của đội phòng, chống in lậu đia phƣơng. Đây là một nguồn nhân lực rất khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực thuộc ngành thông tin và truyền thông trƣớc yêu cầu về tăng cƣờng công tác hậu kiểm. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra càng khó khăn.

- Thứ hai, việc thực hiện đƣợc chƣơng trình, kế hoạch của mình. Trên thực tế, có rất nhiều phát sinh nên còn phải tiến hành thêm nhiều cuộc thanh tra đột xuất. Các cuộc thanh tra thƣờng kéo dài, trong quá trình thanh tra gặp nhiều tình huống phát sinh, kéo dài thời gian, giai đoạn kết thúc thƣờng chậm và phức tạp nhất là khi các cơ quan có liên quan có ý kiến khác nhau.

- Thứ ba, việc đánh giá tác động của hoạt động thanh tra nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực đã tiến hành thanh tra chƣa đƣợc thực hiện.

- Thứ tƣ, việc thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật phải thông báo trƣớc (trừ thanh tra đột xuất) cho cơ sở in nên hiệu quả thanh tra, kiểm tra thấp.

Trên thực tế, trong từng kết luận thanh tra cụ thể và sau các cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng, Thanh tra Bộ và cơ quan thanh tra các cấp đều đƣa ra kiến nghị hoàn thiện về chủ trƣơng, chính sách và pháp luật. Tuy nhiên, qua tổng hợp

59

kết quả thanh tra trong một số năm trở lại đây cho thấy, chất lƣợng của các kiến nghị này thƣờng không thống nhất, nhiều trƣờng hợp, kiến nghị còn thiếu cụ thể, chƣa thuyết phục. Việc theo dõi, đánh giá tác động tổng thể của hoạt động thanh tra đối với lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về hoạt động in để từ đó tiếp tục có các biện pháp tăng cƣờng chƣa đƣợc thực hiện.

Từ trƣớc đến nay, công tác thanh tra ở các địa phƣơng rất đƣợc coi trọng, trong bất cứ giai đoạn nào, hoạt động thanh tra đều đƣợc xác định là công cụ hữu hiệu phục vụ yêu cầu quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của chính quyền nhân dân các cấp. Hàng năm, Thanh tra các Sở đã tiến hành hàng trăm cuộc thanh tra về hoạt động in. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động in. Đã kiến nghị nhiều vấn đề có tính chất vĩ mô nhằm điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cƣờng hiệu lực pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy vậy, thực tế tổ chức và hoạt động thanh tra ở các địa phƣơng còn nhiều tồn tại. Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng về mặt tổ chức tƣơng đối hoàn chỉnh. Song, về số lƣợng, chất lƣợng cán bộ chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu. Trong hoạt động còn nhiều hạn chế, nhất là việc triển khai những cuộc thanh tra vụ việc có tính chất phức tạp. Năng lực công tác của cán bộ còn nhiều hạn chế. Những huyện ở miền núi, trung du, công tác thanh tra gặp rất nhiều khó khăn, nhƣng không đƣợc đầu tƣ cán bộ, điều kiện làm việc một cách đúng mức.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực, song công tác chỉ đạo, xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác thanh tra cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục. Việc xây dựng chƣơng trình thanh tra toàn ngành chƣa thật sự mang tính chủ động. Nội dung chƣơng trình chƣa mang tính vĩ mô, mới tập trung chủ yếu dựa vào những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu vi phạm. Chƣa chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra có tính chất phòng ngừa để tập trung làm rõ hiệu quả một chủ trƣơng hay một phƣơng thức quản lý. Trong hoạt động thanh tra đã mất khá nhiều thời gian tập trung vào việc xem xét, giải quyết những vụ

60

việc vi phạm đã xẩy ra. Do đó, kết luận, kiến nghị còn hạn chế trong phạm vi nhất định, chƣa mang tính dự báo nhằm khắc phục những vi phạm, những sơ hở trong quản lý có tính chất phổ biến.

Ngoài ra, trong việc xử lý các vấn đề sau thanh tra cũng thiếu sự thống nhất giữa Thanh tra bộ, ngành với Thanh tra tỉnh, thành phố. Giữa thanh tra địa phƣơng này với thanh tra địa phƣơng khác. Nhiều trƣờng hợp vì quá lệ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo địa phƣơng, bộ, ngành mà làm cho các quyết định xử lý thiếu công bằng, do đó không ít trƣờng hợp đã phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Công tác hƣớng dẫn nghiệp vụ, sự chỉ đạo cụ thể, trực tiếp của Thanh tra cấp trên đối với Thanh tra cấp dƣới chƣa đƣợc thực hiện tốt. Vì vậy, khi đụng chạm đến các vấn đề mới, vấn đề có tính chất chuyên sâu, các tổ chức thanh tra cấp dƣới gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xem xét, giải quyết. Do đó, hiệu quả thanh tra rất hạn chế. Việc tổng kết rút kinh nghiệm từ các cuộc thanh tra, nhất là các cuộc thanh tra diện rộng có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã hội chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, kịp thời. Vì vậy, không rút ra đƣợc bài học để chỉ đạo chung cho toàn ngành, đồng thời không đổi mới và nâng cao đƣợc nghiệp vụ công tác thanh tra.

Hiệu quả công tác thanh tra phụ thuộc chủ yếu vào chất lƣợng đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên. Một ngành Thanh tra mạnh không thể thiếu đƣợc đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có năng lực và phẩm chất tốt. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, trong những năm qua, ngành Thanh tra Thông tin và Truyền thông đã tiến hành nhiều biện pháp để bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, Thanh tra viên. Đã chú trọng đến việc bồi dƣỡng, đào tạo trƣớc mắt, đồng thời có kế hoạch lâu dài để đào tạo cho những cán bộ phục vụ lâu dài trong ngành Thanh tra.

61

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 62 - 68)