THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH NGÀNH IN ở VIệT NA M

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 44 - 48)

2.1.1. Mô hình tổ chức, loại hình hoạt động và loại hình sản phẩm kinh doanh ngành in

Mô hình hoạt động in hiện nay đƣợc chia thành 2 loại chính:

- Cơ sở in là doanh nghiệp đƣợc thành lập thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tƣ, bao gồm:

+ Doanh nghiệp in nhà nƣớc có vốn nhà nƣớc từ 51% trở lên; + Doanh nghiệp in cổ phần có vốn nhà nƣớc dƣới 50% trở xuống;

+ Doanh nghiệp in 100% vốn tƣ nhân (Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân);

+ Hộ kinh doanh về in.

Cơ sở in sự nghiệp (đƣợc thành lập và hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ), bao gồm:

+ Cơ sở in sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động;

+ Cơ sở in sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động;

+ Cơ sở in sự nghiệp không có thu, kinh phí do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Các cơ sở in này chủ yếu thuộc sở hữu nhà nƣớc, nhƣ Xƣởng in của các đơn vị lực lƣợng vũ trang, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở đào tạo…

38

Hoạt động in cần phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành in cấp (Cục Xuất bản và Sở Thông tin và Truyền thông), nhƣ hoạt động in xuất bản phẩm, báo, tạp chí, tem chống giả.

Hoạt động in không cần phải có giấy phép chuyên ngành, chỉ cần đăng ký kinh doanh của ngành kế hoạch đầu tƣ (theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ) là đƣợc hoạt động, nhƣ: hoạt động in bao bì, nhãn hàng hóa, giấy tờ quản lý nhà nƣớc, văn hóa phẩm…

Hoạt động in hiện nay đƣợc quy định khá đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhƣ đối tƣợng hoạt động in cần phải có giấy phép chuyên ngành và đối tƣợng hoạt động in không cần giấy phép chuyên ngành. Việc nhận in cũng đƣợc quy định khá chi tiết đến từng sản phẩm, nhƣ phải có hợp đồng, các giấy tờ chứng minh tính pháp lý của sản phẩm đặt in, nhận in nhƣng việc chấp hành của nhiều cơ sở in không nghiêm do không hiểu biết về các quy định của pháp luật hoặc chủ động làm sai, không chấp hành.

Thực trạng hiện nay có nhiều vấn đề phức tạp, từ mô hình tổ chức đến loại hình hoạt động, nhƣ in kinh doanh và in không kinh doanh (in nội bộ), in phục vụ nhiệm vụ chính trị và in thƣơng mại, cơ sở in đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ và cơ sở in không đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ, nhiều cơ sở in nội bộ đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ 100% để in phục vụ nội bộ nhƣng vẫn tham gia in kinh doanh ngoài thị trƣờng gây bất bình đẳng trong hoạt động in, Tuy nhiên, bên cạnh sự đầu tƣ là sự thiếu hiểu biết về lĩnh vực in và kiến thức pháp luật của nhiều lãnh đạo cơ sở in, có lãnh đạo không biết nên tƣ duy đầu tƣ ngắn hạn, manh mún, nhỏ lẻ, thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, thiếu việc làm dẫn đến làm liều, chộp giật, vi phạm pháp luật gia tăng gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nƣớc.

Các sản phẩm kinh doanh ngành in đƣợc chia ra thành các loại ấn phẩm chính nhƣ sau:

39

- Sách: Sách điện tử ở Việt Nam chƣa thực sự phổ biến nên chƣa có ảnh hƣởng lớn đến sách in, nhƣng trong tƣơng lai không xa chắc chắn sẽ thay thế dần sách in. Theo số liệu của Cục Xuất Bản, năm 2012 số đầu sách xuất bản trong năm là 28.009 cuốn, tổng số bản sách xuất bản là 301,717 triệu bản tăng chút ít so với năm trƣớc. Tuy vậy số lƣợng in bình quân trên một đầu sách có xu hƣớng ngày một giảm. Trong 64 nhà xuất bản chỉ có nhà xuất bản Giáo Dục có số bản in bình quân là 69.000 bản/đầu sách, nhà xuất bàn Kim Đồng 9.000 bản/đầu sách; còn 62 nhà xuất bản còn lại số lƣợng in bình quân chỉ khoảng 2.000 bản/ đầu sách, trong đó có 14 nhà xuất bản in dƣới 1.000 bản/đầu sách. Xu thế tăng đầu sách, giảm số lƣợng và giảm số trang đang là một thực tế kể cả đối với nhà xuất bản Giáo Dục khi chủ trƣơng một môn học nhiều bộ sách đƣợc thực hiện. Lƣợng sách khâu chỉ sẽ ngày một giảm. Những thông tin đó cần đƣợc các nhà in đang in sách là chủ yếu cần lƣu ý trong giai đoạn tiếp theo.

- Báo, tạp chí: Số lƣợng đầu báo và tạp chí hiện nay là trên 800 nhƣng số lƣợng in đang giảm dần, công suất in loại sản phẩm này đang dƣ thừa nên giá cả in giảm sút, trong khi chi phí sản xuất đang tăng hàng năm. Số tờ báo và tạp chí có lợi nhuận rất ít nên khả năng thanh toán yếu, nợ kéo dài, thậm chí xù nợ và chuyển nhƣợng lại giấy phép. Hầu hết các nhà in có in báo, tạp chí nhiều đều đang giảm sản lƣợng, thu hẹp sản xuất hoặc phải chuyển hƣớng mặt hàng. Tình trạng này sẽ ngày một xấu hơn khi báo mạng đang lấn lƣớt báo in và các phƣơng tiện điện tử thông minh đƣợc cải tiến liên tục.

- Văn hóa phẩm: Mảng sáng duy nhất trong lĩnh vực in văn hóa phẩm là lịch bloc với số lƣợng hàng năm gần 20 triệu cuốn với mẫu mã ngày một đẹp, đa dạng và tiện dụng. Nhƣng in lịch bloc cũng chỉ tập trung ở khoảng hơn 20 nhà in trên cả cƣớc, nơi có những thiết bị và công nghệ sản xuất phù hợp, giá cả cạnh tranh. Các loại lịch tờ, lịch bàn, lịch sổ v.v… số lƣợng đã ở mức giới hạn. Tranh, ảnh, bƣu thiếp và các loại văn hóa phẩm khác sản lƣợng không đáng kể. Phần

40

lớn các loại sản phẩm này chỉ tập trung in ở các trung tâm lớn và một số tỉnh trọng điểm để tiện cho việc phát hành, không phải chia đều cho các nhà in.

- Vé số: Đây là nguồn công việc khá ổn định và mang lại doanh thu cao cho nhiều nhà in ở các tỉnh phía Nam. Gần đây Bộ Tài Chính có những quy định tăng mệnh giá và giảm số lƣợng phát hành cũng làm cho sản lƣợng trang in của các nhà in giảm xuống. Các nhà in cũng lo ngại trong tƣơng lai nếu xổ số điện tử ra đời thì ngành in cũng mất đi một sản lƣợng đáng kể.

- Các loại hóa đơn, chứng từ thanh toán: Hiện nay cả nƣớc có hơn 100 cơ sở in có giấy phép in hóa đơn tài chính. Nhiều nhà in cũng có công nghệ in các loại thẻ cào, giấy nhiệt cho các trạm ATM, hệ thống siêu thị, ngân hàng v.v… Năm 2011, một số nhà in đã bội thu nhờ các loại công việc này.Gần đây Bộ Tài Chính cho phép các doanh nghiệp tự in hóa đơn, việc điện toán hóa trong thanh toán của một số doanh nghiệp lớn cũng ảnh hƣởng lớn đến nguồn công việc này của một số doanh nghiệp in. Do đó các thiết bị và công nghệ đầu tƣ sẽ bị dƣ thừa công suất.

- Catalogues, brochures, tờ rơi, kỷ yếu và các ấn phẩm cá nhân riêng biệt: Trong lĩnh vực in thƣơng mại thì chỉ có mảng công việc này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Việc quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm hàng hóa và các nhu cầu riêng biệt ngày một cần thiết. Mặc dù khủng hoảng kinh tế đã buộc các doanh nghiệp cắt giảm nhiều khoản chi phí, nhƣng để tiếp tục tồn tại và phát triển thì việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và củng cố thƣơng hiệu lại cần thiết hơn bao giờ hết. Do vậy gần đây các tổ chức thƣơng mại, các hãng sản xuất và phân phối sản phẩm ngoài các kênh quảng cáo thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đã không ngừng gia tăng quảng bá thông qua các ấn phẩm riêng nhƣ các tờ rơi, các catalogues, brochures, các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng… với tổng chi phí hàng năm không nhỏ. Nhu cầu về các ấn phẩm mang tính cá nhân riêng biệt cũng bắt đầu xuất hiện. Tuy vậy không phải nhà in nào cũng có đủ năng lực để đáp ứng các nhu cầu này của thị trƣờng do số lƣợng in hoặc cực lớn, chất lƣợng

41

cao hoặc thời gian giao hàng ngày một rút ngắn. Dự báo mảng sản phẩm này sẽ tiếp tục phát triển trong tƣơng lai khi các nhà sản xuất và thƣơng mại lớn của quốc tế đang tiếp tục nhảy vào thị trƣờng 90 triệu dân của Việt Nam và các ấn phẩm cá nhân riêng biệt đang trở thành một xu thế.

- Bao bì và nhãn hàng: Đây là thị phần lớn nhất của ngành in Việt Nam cũng nhƣ quốc tế. Qua số liệu khảo sát thì không có một nhà in nào đạt đƣợc doanh số 350 tỷ đồng/năm nếu không tham gia thị phần in nhãn hàng và bao bì, thậm chí doanh số từ 100 tỷ đồng trở lên cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó số cơ sở in bao bì có doanh số hàng trăm cho tới trên dƣới 1.000 tỷ đồng/năm khá đông.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)