Xây dựng chiến lược sản phẩm của ngành in:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 84 - 85)

2020:

3.2.2.3.Xây dựng chiến lược sản phẩm của ngành in:

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hƣớng tăng sản lƣợng ấn phẩm có giá trị cao, trong đó sách khoảng 10 - 15%, báo chí 25 - 30% và còn có xu hƣớng tăng trong một vài năm tới (chủ yếu do tăng trang quảng cáo, tăng kỳ và tăng màu); bao bì, nhãn hàng trên giấy khoảng 30%; ấn phẩm chuyên quảng cáo khoảng 10 - 15% và có xu hƣớng tăng những năm tới, còn lại là các nhu cầu về giấy tờ quản lý, các loại chứng từ, sổ sách và các loại ấn phẩm khác.

Cần tập trung nghiên cứu và đầu tƣ vào lĩnh vực in các sản phẩm bao bì trên các loại vật liệu khác nhau nhƣ màng mỏng phức hợp, giấy, các tông và kim loại. Đặc biệt, cần gắn việc nghiên cứu nói trên với việc bảo vệ môi trƣờng, ƣu tiên sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm hoặc các vật liệu không phải tốn kém khi xử lý rác thải do khối lƣợng tiêu dùng bao bì ngày càng tăng lên. Đây đang là vấn đề nan giải và tốn kém từ kinh nghiệm của các nƣớc công nghiệp phát triển. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng sản xuất bao bì phân huỷ nhanh, tăng tỷ lệ bao bì loại này cung cấp cho xã hội.

Phải dành một vị trí xứng đáng cho in sách giáo khoa, giáo trình, phục vụ quốc sách hàng đầu là giáo dục và đào tạo. Mảng sản phẩm này còn có ý nghĩa kinh tế đối với nhiều cơ sở in trong nhiều năm nữa. Vì vậy, trƣớc mắt không nên đặt vấn đề xây dựng mới các cơ sở chuyên in sách giáo khoa với sản lƣợng lớn mà cần tận dụng công suất của các cơ sở in hiện có. Giải pháp này vẫn đạt đƣợc cùng lúc hai mục đích: phục vụ nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo đủ sách giáo khoa phổ thông và ổn định công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ngành in.

78

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam (Trang 84 - 85)