hoạt động kinh doanh ngành in:
1.2.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với kinh doanh ngành in:
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh ngành in, trực tiếp quản lý bên dƣới có cơ quan quản lý về ngành in nói chung và ngành xuất bản nói riêng. Ở Việt Nam là Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể là Cục Xuất bản, in và phát hành. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động xuất bản (bao gồm các lĩnh vực: xuất bản; in; phát hành xuất bản phẩm); chỉ đạo, hƣớng dẫn phát triển sự nghiệp xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Đối với các địa phƣơng, tỉnh thành, một số chức năng quản lý ngành in đƣợc phân cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông.
1.2.2.2. Một số tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực đội ngũ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngành in: đối với hoạt động kinh doanh ngành in:
Các tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực đội ngũ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh ngành in bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ kỹ năng chuyên môn và phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc.
Thứ nhất, về phẩm chất chính trị là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định đến năng lực quản lý nhà nƣớc của đội ngũ quản lý tất cả các ngành nói chung và đội ngũ quản lý hoạt động kinh doanh ngành in nói riêng. Phẩm chất chính trị chính là động lực tinh thần thúc đẩy họ luôn cố gắng vƣơn lên hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất. Phẩm chất chính trị cũng là yêu cầu cơ bản nhất đối với đội ngũ cán bộ quản lý và đặc biệt là đội ngũ quản lý ngành in do đặc thù hoạt động in là ngành bao hàm giá trị văn hóa cao, nhạy cảm và có nhiệm vụ chính trị, an ninh cũng nhƣ góp phần đẩy mạnh xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Phẩm chất chính trị đòi
22
hỏi đội ngũ quản lý ngành in phải thấm nhuần chủ nghĩa Mac – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quán triệt đƣờng lối chủ chƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, có tinh thần cƣơng quyết đấu tranh chống tiêu cực xã hội nhƣ: tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tha hóa, sa sút về đạo đức lối sống chạy theo địa vị danh lợi, tranh giành kèn cựa lẫn nhau dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, dối trá, lƣời biếng, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị. Hay cụ thể hơn là ngăn chặn các biểu hiện làm ăn phi pháp, các hoạt động sản xuất in trái phép nhƣ việc in và truyền bá các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, in lậu... ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống văn hóa của nhân dân, đi ngƣợc với đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta gây mất an ninh, ổn định xã hội.
Thứ hai, về trình độ bao gồm: trình độ học vấn, trình độ quản lý hành chính nhà nƣớc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Trình độ học vấn (Trình độ văn hóa) không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của đội ngũ quản lý hoạt động ngành in nhƣng đây là tiêu chuẩn quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động của đội ngũ này. Nó là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; là tiền đề tổ chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, các quy định của pháp luật, cản trở việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. Do đó, trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nƣớc của các cán bộ quản lý ngành in.
- Trình độ quản lý nhà nƣớc: Quản lý nhà nƣớc là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nƣớc. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có để giải quyết các vụ việc cụ thể gặp phải trong quá trình điều hành, quản lý. Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu đội ngũ quản lý ngành in phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể. Thực tế cho thấy
23
trong quá trình quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi chƣa đủ mà phải đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nƣớc, để quan đó nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc. Hiện nay hạn chế lớn nhất của đội ngũ quản lý ngành in chính là trình độ quản lý nhà nƣớc, để nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc thì cần phải nhanh chóng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc cho đội ngũ cán bộ này.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc hiểu là những kiến thức chuyên môn sâu về một lĩnh vực nhất định đƣợc biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học... Đây là những kiến thức mà đội ngũ quản lý không thể thiếu khi giải quyết công việc của mình. Đối với đội ngũ quản lý ngành in thì trình độ chuyên môn còn đòi hỏi mức độ am hiểu về nghề cao. Họ sẽ quản lý tốt hơn nếu đã có các độ chuyên môn nhất định và đặc biệt quá trình đào tạo đó gắn với chuyên môn ngành in, thông thạo về thiết bị cơ bản của ngành in, hiểu đƣợc cơ bản thế nào là quy trình in hay cơ chế vận hành, tổ chức hoạt động của các cơ sở in mà mình quản lý. Nếu thiếu các kiến thức này các cán bộ quản lý chắc chắn sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, công việc sẽ khó hoàn thành, hiệu quả quản lý nhà nƣớc sẽ thấp.
Thứ ba, về phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc.
Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc của đội ngũ quản lý ngành in là cách thức mà họ sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngành in đạt hiệu quả cao nhất.
Các phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc đƣợc chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất: Các phƣơng pháp chủ yếu của khoa học quản lý gồm: Phƣơng pháp giáo dục tƣ tƣởng, phƣơng pháp tổ chức, phƣơng pháp kinh tế, phƣơng pháp hành chính.
24
- Nhóm thứ hai: Các phƣơng pháp của các môn khoa học khác đƣợc sử dụng trong quản lý nhà nƣớc gồm: Phƣơng pháp kế hoạch hóa, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp toán học, phƣơng pháp xã hội học...
Ngoài ra, còn có các yếu tố nhƣ sức khỏe, tác phong làm việc, kiến thức thực tế... cũng có ảnh hƣởng tới năng lực quản lý nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh ngành in.