1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính tự sự trong thơ chữ hán nguyễn khuyến

68 72 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 883,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ KIM THƯƠNG TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ KIM THƯƠNG TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS AN THỊ THÚY HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ An Thị Thúy, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và viết khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Thương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kiến thức trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Thương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 3 3 Mục đích nghiên cứu 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5 Phương pháp nghiên cứu 7 6 Đóng góp của khóa luận 7 7 Bố cục của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG 8 1.1 Tác giả và tác phẩm 8 1.1.1 Tác giả 8 1.1.1.1 Bối cảnh thời đại 8 1.1.1.2 Cuộc đời và con người 10 1.1.2 Tác phẩm 13 1.2 Tính tự sự trong sáng tác thơ ca 14 1.2.1 Khái niệm tự sự 14 1.2.2 Khái quát về tính tự sự trong thơ ca trung đại thế kỷ XVIII - XIX 15 Chương 2 TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN 20 2.1 Tự sự về bản thân 20 2.1.1 Tự thuật về ngoại hình, phẩm chất, tính cách 20 2.1.1.1 Tự thuật về ngoại hình, dáng vẻ 20 2.1.1.2 Tự thuật về phẩm chất, tính cách 26 2.1.2 Tự thuật về hoàn cảnh và đời sống sinh hoạt 32 2.2 Tự sự về hiện thực xã hội 46 2.2.1 Tự sự về bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân nửa phong kiến 46 2.2.2 Tự sự về cuộc sống cơ cực của người nông dân 51 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Về mặt khoa học Trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ Nguyễn Huệ Chi đã cho rằng “Trong bước chuyển mình quan trọng của văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến là một trong số những tài năng hiếm hoi đã chứng tỏ được thiên bẩm nghệ sĩ và bản lĩnh sáng tạo của mình, bất chấp quy luật đào thải phũ phàng của lịch sử Ông là nhà thơ mà tác phẩm có sự phong phú về cung bậc và giọng điệu và cũng là người mở đầu cho một trường thơ không còn bị chi phối quá chặt chẽ trong các quan niệm công thức, ước lệ của văn học cổ truyền” [2, tr.3] Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc Sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với nhiều thăng trầm nhưng bản lĩnh kiên cường, tâm hồn thanh cao không khuất phục trước cương quyền Tâm hồn luôn hướng đến sự tự do, cảm xúc dạt dào yêu thương là những giá trị vô cùng cao đẹp ông để lại trong những vần thơ Nguyễn Khuyến để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca phong phú Ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, ở cả hai loại chữ đều được Nguyễn Khuyến sử dụng rất điêu luyện, song chữ Hán vẫn là thể loại được nhà thơ sử dụng trong sáng tác thơ ca nhiều hơn cả Thể loại trong sáng tác của ông cũng được lựa chọn khá đa dạng như: thơ, phú, văn tế, câu đối Trong tất cả những thể loại mà Nguyễn Khuyến lựa chọn sáng tác thì thơ ca là thể loại ông đặt nhiều tâm huyết và mang giá trị lớn nhất trong sự nghiệp của ông Phần lớn thơ văn Nguyễn Khuyến thể hiện thái độ của mình đối với thời thế Sáng tác của Nguyễn Khuyến đã góp phần tạo nên chỗ đứng vững vàng của nhà thơ trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng và sự phát triển của nền văn học dân tộc nói chung 1 Bắt đầu với sự nghiệp thơ ca, Nguyễn Khuyến được biết đến với một hồn thơ trữ tình đằm thắm bởi những vần thơ viết về nông thôn, quê hương, làng cảnh, tình cảm gia đình Về sau, bằng cái nhìn chân thực về thời thế và sự trải nghiệm thực tế của bản thân, Nguyễn Khuyến còn được biết đến là một nhà thơ trào phúng với giọng điệu mỉa mai Qua mỗi bài thơ, độc giả sẽ thấy được sự đa dạng và linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật của tác giả Đồng thời, thấy được chân dung, cuộc đời con người nhà thơ cùng với hiện thực bối cảnh xã hội được hiện lên qua những dòng thơ mà Nguyễn Khuyến tự thuật Xét trên khảo sát thực tế, Nguyễn Khuyến là tác giả đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình đặt giấy bút để tìm hiểu về cả tác giả lẫn sự nghiệp thơ ca của ông, họ đã thành công và đạt được những thành tựu to lớn Nhưng trên thực tế chưa có một công trình nào nghiên cứu về “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” Từ những lí do trên, tôi quyết định đi vào nghiên cứu đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” Trên đây là một gợi mở để người viết đi vào tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận của mình 1.2 Về mặt thực tiễn Nguyễn Khuyến là tác gia có khối lượng tác phẩm sáng tác bằng chữ Hán lớn Những vấn đề trong thơ ông khá phong phú Ngoài ra, Nguyễn Khuyến là tác gia được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhiều cấp học, bậc học như: Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học Có nhiều tác phẩm của Nguyễn Khuyến được lựa chọn đưa vào giảng dạy như: “Khóc Dương Khuê”, “Thu điếu”, “Bạn đến chơi nhà” Vì thế tôi quyết định đi vào tìm hiểu đề tài này với hy vọng sẽ giúp tác giả nghiên cứu cũng như người đọc có thêm sự hiểu biết về con người, sự nghiệp thơ ca của tác gia Nguyễn Khuyến Kết quả thu được từ việc nghiên cứu đề tài sẽ phục vụ tốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau này của mình 2 Lịch sử vấn đề Trong sáng tác văn học, tính tự sự thường được biết đến như là một yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn xuôi Tuy nhiên, trong lĩnh vực thi ca cũng có nhiều bài nghiên cứu về tính tự sự hoặc dưới dạng thức yếu tố kể hay một vài dạng thức khác Là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học dân tộc Cuộc đời cũng như sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị Đối với đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” chưa có một công trình nghiên cứu và bài viết của tác giả nào đề cập đến một cách tổng quát và toàn diện về đề tài này Trước năm 1945, Nguyễn Khuyến còn là tác giả ít được biết đến và có được biết đến cũng chủ yếu qua thơ Nôm của ông Phan Kế Bính là người có ý kiến về Nguyễn Khuyến sớm nhất với công trình Việt - Hán văn khảo (1930) khi “luận riêng về phép làm thơ” Nhà thơ Xuân Diệu với công trình nghiên cứu “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” không chỉ ca ngợi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu còn cho rằng: “Hai trục xúc cảm rất rõ trong thơ Nguyễn Khuyến, là quê hương làng nước, và đồng bào nhân dân; không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trụ cột như thế” [4, tr.411] Từ quan niệm của Xuân Diệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến chúng ta có thể thấy Nguyễn Khuyến là một nhà thơ không chỉ gắn bó mật thiết với quê hương làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ thấu hiểu được những nỗi thống khổ của nhân dân “Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ” do Nguyễn Huệ Chi chủ biên là công trình nghiên cứu nhằm “Cố gắng ghi nhận những bước đổi thay đáng kể trong quá trình nhận diện lại Nguyễn Khuyến, đánh dấu bằng hội nghị khoa học lớn về Nguyễn Khuyến năm 1985, nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà thơ” [2, tr.24] Bên cạnh việc đi sâu vào tìm hiểu, tập hợp những tài liệu, những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huệ Chi còn nhận định về nhà thơ như sau: “So với các văn khoa khác cùng thời, Nguyễn Khuyến là một con người vận động rõ rệt trong tư tưởng Văn chương của một số sĩ phu khác có thể có một sự thay đổi về màu sắc, chủ yếu là do sự thay đổi của đối tượng phản ánh (từ đề tài quan trường, ngâm vịnh chuyển sang đề tài đánh giặc chẳng hạn), nhưng nội dung truyền tải của nó vẫn là nội dung “trung quân ái quốc” không có gì khác trước Văn chương Nguyễn Khuyến thì không phải như vậy Trong thơ ca của mình, Nguyễn Khuyến ít nói đến những chuyện đánh giặc, trung vua, ca ngợi “sự bền vững ngàn đời” của non sông xã tắc Đề tài chính thống và truyền thống khá mờ nhạt trong thơ ông” [2, tr.13] “Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm” do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (Nxb Giáo dục – 2007) là “Sự tập hợp một cách rộng rãi những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay nhằm đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong những tác gia văn học lớn nhất cuối thế kỷ XIX Cuốn sách ra đời với mong muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà thơ được cả dân tộc yêu mến” [20, tr.44] Quyển sách gồm có bốn phần chính: Phần một: Nguyễn Khuyến giữa bước ngoặt lịch sử và sự chuyển mình của văn học dân tộc; Phần hai: Từ những biến đổi trong quan niệm thẩm mĩ đến nhà thơ của con người và làng cảnh Việt Nam; Phần ba: Sự kết hợp phức điệu và tài hoa trong một phong cách thơ; Phần bốn là phụ lục Như vậy tác giả đã tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu và phân chia theo nội dung của mỗi bài để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như phong cách nghệ thuật của thơ văn ông Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho chúng ta tham khảo về nhà “Quốc vận nhược vi gia vận ách, Đại nhân ứng tác thí nhân hô.” (Hung niên - Kỳ ngũ) (Ví phỏng vận nước cũng tai ách như vận nhà, Thì những hạng “ông lớn” đều đáng gọi “ông lợn” cả!) (Năm mất mùa - Bài năm) Một số tên quan theo bước của Nguyễn Hữu Độ, Lê Hoan, kèn cựa tranh nhau, ai nịnh giỏi hơn thì đươc nhiều bổng lộc hơn, được làm chức quan to hơn nên chúng can tâm bán đứng nước nhà, làm chó săn cho thực dân Pháp Nói về những lời nịnh nọt dơ bẩn, trong bài Tiểu thán (Vài lời than) có hai câu thơ dẫn đến điển tích rất hay mà Nguyễn đã viết như sau: “Vị ngã phất tu chung hữu khích, Thức nhân thóa diện tích tằng ưu” (Tiểu thán) (Kẻ phẩy râu cho mình, rốt cuộc cũng gây nên hiềm khích Người ta nhổ vào mặt mình mà mình chùi đi, đời xưa còn cho là đáng lo.) (Vài lời than) Triều đình, vua quan là nơi cho dân dựa vào, là chính quyền giúp nhân dân thoát khỏi lầm than đói khổ Nhưng chính ông vua, ông quan to nhất lại làm tay sai cho giặc, giết hại, bắt ép đồng bào ta ghê gớm hơn cả, Nguyễn Khuyến nhìn ra cuộc đời: “Đồng loại tương tranh trúc phọc trúc Lợi tâm vô yếm ngư thôn ngư” (Độc thán) (Cùng giống mà tranh giành nhau, thật là tre trói tre Lòng tham lợi quá đỗi thành ra cá lại nuốt cá) (Than một mình) Giữa con người với con người nhưng không có tình thương mà nuốt nhau như vật với vật Trong trong một khuôn viên vườn nhỏ của mình mà cũng xảy ra sự tranh giành, đấu đá nhau: “Nhiều thế thiềm tranh kình lạp nghĩ Cách chi tước tứ bộ thiền lang” (Tiểu viên) (Bên thềm, cóc đớp kiến đang tha hạt gạo Nơi cành cây bên cạnh, chim sẻ rình bọ ngựa đang bắt ve.) (Vườn nhỏ) Nguyễn Khuyến là nhà thơ trữ tình, ông cũng thiên về sáng tác các vần thơ tâm tình, dịu ngọt Nhưng những rối ren của xã hội khiến thơ ông không thể sống mãi với những dòng thơ trữ tình Thơ Nguyễn Khuyến ngày càng trầm lắng mà thâm sâu, đọc mà vừa thấy thâm vừa thấy thấm Trong hai câu thơ cuối của bài Hung niên I là là một ví dụ điển hình: “Niên cơ, khước quái thi thi giả, Hà xứ phần gian yếm túc lai?” (Hung niên - Kỳ nhất) (Năm đói, nhưng lạ thay có kẻ nét mặt vẫn hớn hở, Chẳng biết no nê từ nơi cồn mả nào mà đến?) (Năm mất mùa - Bài một) Nhân dân lao động sợ mỗi khi vào mùa thời tiết sẽ không ủng hộ lại mất mùa, nhưng cái đáng sợ hơn là đám “chuột lớn” cắn lúa với chính sách tham tàn, thuế khóa nặng nề, là người chứng kiến nhà thơ kể lại: “Tuyết hoa hữu ý tô dân mạc Thạc thử hà cừu thực ngã miêu” (Miễn nông phu) (Hoa tuyết đã có ý cứu dân khỏi nạn đói Chuột lớn có thù gì mà lại cắn lúa của ta.) (Khuyên người làm ruộng) Trong bài Cơ thử Nguyễn Khuyến có kể lại bộ mặt của bọn quan lại bằng hình ảnh của lũ chuột và nỗi khổ của người nông dân lao động Những năm lúa thóc được mùa, “lũ chuột” vẫn êm ả nương náu vách tường nhà nông Nhưng nay mất mùa, lũ chuột đánh nhau lục đục thấy láng giềng bên tây gặt lúa chúng lại muốn sang bên ấy hưởng nhờ: “Nhĩ ỷ ngã tường bích Hà lai nhất tịch tịch Phủ dữu cập ngô gia Ngô bối thủy thiếp tịch” (Cơ thử) (Chúng mày nương náu ở vách tường nhà ta Xưa nay vẫn rất êm ả Khi nào nhà ta có một vài thúng Thì lưng ta mới được nằm yên trên chiếu) (Chuột đói) Triều đình càng ngày càng suy thoái, vua quan vì danh lợi trước mắt mà theo giặc, bóc lột, chèn ép nhân dân lao động, xã hội biến chất Nguyễn Khuyến cất tiếng mỉa mai hình ảnh “vài chục con đĩ Tây trần truồng” kéo nhau ra ngăn cản phái bộ triều đình nhà Nguyễn ở Pháp trở về Ông vẽ lên bức tranh đầy màu sắc châm biếm về hình ảnh “vài chục con đĩ Tây”, “vơ lấy cái lược ngà, lọ nước hoa, chải lông rửa ghét” không chút ngượng ngùng Kết hợp yếu tố tròa lộng và miêu tả, Nguyễn Khuyến dí dỏm châm biếm, đả kích độc địa Nhà thơ viết: “Thiên biên sứ bộ thướng xa hồi Sổ thập Tây tường giải bội lai Cánh thủ nha sơ hương hạp khứ Tư mao địch cấu vị tằng sai!.” (Tây kỹ) (Bên trời sứ bộ sắp lên xe về Vài chục con đĩ Tây trần truồng kéo đến Còn vơ lấy cái lược ngà và lọ nước hoa Chải lông rửa ghét, chẳng sượng sùng gì!) (Đĩ tây) Qua những lời thơ tự sự của Nguyễn Khuyến, chủ quan chúng tôi nhận thấy Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nhân dân, ông luôn đứng về chính nghĩa, thương cho dân tình khốn khổ nên vạch trần tội ác xấu xa của thế lực phong kiến Bằng những vần thơ đậm chất tự sự, Nguyễn Khuyến cũng vẽ lên được bức tranh về một xã hội mục ruỗng, tàn bạo, bóc lột nặng nề Đồng thời thông qua những lời đả kích, phê phán, tố cáo tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả cũng được bộc lộ trực tiếp 2.2.2 Tự sự về cuộc sống cơ cực của người nông dân Sáng tác của Nguyễn Khuyến không chỉ đơn điệu một mặt, ông không chỉ bộc lộ tâm tư, tình cảm mà còn phản ánh hiện thực, tư duy về đời sống của con người và cuộc đời Có những ngòi bút đanh thép tố cáo cũng có những ngòi bút dịu ngọt thiết tha Do bản chất vốn có và do cũng xuất thân trong gia đình nhà nghèo, bản thân nếm trải nhiều đắng cay nên ngòi bút của ông đặc biệt quan tâm và bênh vực những con người nơi vùng quê lam lũ Chứng kiến và gần gũi với con người và cuộc sống thôn quê, ông vẽ lại bức tranh về sự thống khổ của người nông dân qua những lời thơ tự sự đầy xúc động Cuộc sống thường ngày của nhà nông chỉ trông cậy vào mảnh ruộng, con gà Để có được mùa lúa tốt người nông dân phải cày sâu, bừa kĩ, đêm ngày chăm bón không nghỉ ngơi, sợ mưa dầm nước lụt làm mất mùa Năm nay thời thời tiết thuận lợi thì trái ngang thay lại gặp lũ chuột lớn ngang tàn phá hoại: “Hạnh nhi tứ thời điều Phương vọng tân cốc hảo An tri tân cốc hảo Hựu vị thạc thử giảo” (Điền gia tự thuật) (May mà được bốn mùa điều hòa Mới mong lúa được tốt Nào hay lúa mới tốt Lại bị chuột cắn) (Nhà nông tự thuật) Chuột lớn là chuột và cũng là bọn quan lại cậy cương quyền, dân nào đâu có gây thù hằn gì mà lại cắn lúa của ta? Ở quê, chuột đã lắm nay cả muỗi cũng nhiều, cố gắng đuổi đi nhưng chúng vẫn đến quấy rối dân ta, chúng thay nhau bắt chẹt người nông dân: “Cử phiến khu phục lai Thích thích nhập nhân nhĩ Nhĩ ngã bất tương can Tương ách hồ nãi nhĩ.” (Văn ) (Ta giơ quạt xua đi, chúng lại đến Cứ nhoi nhói vào tai người ta Mày với ta chẳng liên can gì với nhau Sao mày bắt chẹt ta như vậy?) (Muỗi) Những năm Nguyễn Khuyến về làng quê ẩn dật đói khổ vô cùng! Đời loạn, người cùng, năm thì lại mất mùa Ban đêm dế kêu ầm ĩ không ngừng như khóc lên bao điều ấm ức Thế nhưng chỉ có dân ta là đói, là khổ, bọn quan lại chức quyền vẫn hớn hở: “Cố quốc sơn hà chân thảm đạm, Tha hương hồng nhạn tối bi ai Niên cơ khước quái thi thi giả, Hà xứ phiền gian yếm túc lai?” (Hung niên - Kỳ nhất) (Trông vời non sông nước cũ thật là thảm đạm Lũ chim hồng nhạn lạc loài nơi tha hương, rất là đau thương Năm đói nhưng lạ thay có kẻ nét mặt vẫn hớn hở, Chẳng biết no nê từ nơi cồn mả nào mà đến!) (Năm mất mùa - Bài một) Hay như trong bài Hung niên II, chứng kiến cảnh mất mùa, ruộng đồng lúa chẳng trổ bông, đói kém triền miên người ăn xin nháo nhác, người khóc đói xin ăn, Nguyễn Khuyến xót xa kể lại: “Hung niên an đắc ngã điền tang Sách thực đề cơ xứ xứ mang” (Hung niên - Kỳ nhị) (Năm mất mùa, ruộng ta tốt sao được Người xin ăn, kẻ khóc đói, nơi nơi nháo nhác) (Năm mất mùa - Bài hai) Càng xa với triều đình quan lại, danh vọng vật chất xa hoa bao nhiêu thì Nguyễn Khuyến lại gần với dân tình bấy nhiêu Nhân dân ta cực khổ quá! Trong thơ tự sự Nguyễn Khuyến, ông luôn nói đến “chất muối” của cuộc đời Ngày hè dài nóng nực, việc đồng áng bận rộn, người dân vừa lo thóc sinh hơi nóng vừa lo không có cơm ăn: (Hơi nắng nóng rực, ngày mùa hè dài, Việc đồng áng của nhà nho rất là bận rộn Muôn việc đời nếu cứ mong là có được, Thì ta muốn gió đầy cửa, thóc đầy nhà) Khó khăn nối tiếp khó khăn, lũ chuột lớn cắn phá nay lại thêm hạn hán mất mùa Người nông dân trông cậy vào “thần mưa” mong “thần mưa” cầu cho mưa xuống khiến dân đỡ vất vả, đói nghèo, nhưng đắng cay thay thần cũng chỉ “thích ăn uống thôi” còn mưa thì “ta không làm được”: “Bất vũ hà bất cáo Sử dân lao thả ky Thần viết lai nhữ dân Thử phi ngã sở tri Ngô duy thị ẩm thực Vũ phi ngô năng vi” (Đảo vũ) (Không có mưa sao thân không kêu cầu cho Khiến dân vừa vất vả vừa đói Thần rằng: “Dân ơi, lại đây ta bảo Việc ấy ta không được biết Ta chỉ thích ăn uống thôi Còn mưa thì ta không làm được”) (Cầu mưa) Nhà nông khổ đủ đường, hạn hán cũng lo, nạn lụt đến cũng cùng cực, thời tiết không ủng hộ là nhà nông lại đói khổ cả năm Mùa lụt nước dâng lên ngập hết bờ ao, nơi nông thì cũng ba thước Ngoài vườn, rau nát hết lá, con ngỗng con chó nháo nhác nhảy cả lên giường Một khung cảnh khổ cùng, tan thương: “Vô đoan thu lạo trướng pha đường Thu vũ thu phong thu khí lương Thụy khởi đông phong sầu độc tọa Kiêm hà diểu diểu vọng thiên phương” (Thu lạo) (Bỗng dưng nước lụt mùa thu dâng lên ngập hết bờ ao Mưa thu gió thu làm cho khí thu mát mẻ Ngủ dậy ngồi buồn một mình với gió đông Xã xa khắp mọi phía chỉ thấy một màu lau lách) (Lụt mùa thu) Thuế khóa, bóc lột nặng nề kèm theo mất mùa hạn lụt, nhân dân lầm than đói khổ Ăn mày nhiều vô kể Ngày xưa mỗi khi làng có đám, mõ đi rao cả xóm, lớn bé phải ngồi theo thứ tự Nhưng về sau đói kém, thiếu thốn sinh ra nhiều ăn mày, nếp cũ ấy chẳng còn, thay vào đó là những tên ăn mày sấn sổ đuổi, bóp cổ nhau tranh giành cướp miếng gà lợn Có những lão ăn mày già thì không đủ sức mà chạy đuổi nên đành men tường nhặt nhạnh cơm thừa, mắng mỏ những tên ăn mày trẻ vô lễ Nguyễn Khuyến xúc động kể lại: “Tích nhật ấp trung xã Đạc nhân tuyên hương thôn Tịch bãi các tán khứ Nhật sắc tương hoàng hôn” (Xã nhật cái) (Ngày xưa khi làng vào đám Mõ rao khắp cả xóm Cỗ bàn xong ai nấy ra về Thì lúc đó bóng chiều đã ngả) (Ăn mày ngày đám) Cũng vì nỗi khổ áp bức, cảnh nghèo đói triền miên, chỉ vì chuyện áo cơm không đủ mà khiến nhiều gia đình trở nên lục đục, người trong nhà không thương yêu nhau, vợ chồng con cái đánh lộn lẫn nhau, trong bài Đích gia tức sự ngâm Nguyễn Khuyến xót xa kể lại câu chuyện: “Ai tai nhất gia trung Hà dĩ chí như thử Phụ tử, phu phụ gian Khởi bất thức luân lý Chỉ vị y thực mưu, Sở dĩ sinh đố kỵ.” (Điền gia tức sự ngâm ) (Thương thay trong một nhà! Làm sao lại đến nỗi thế? Giữa cha con, vợ chồng, Họ há không biết gì là đạo lý Chỉ vì chuyện áo cơm Mà sinh ra ghét bỏ lẫn nhau) (Chuyện nhà người nông phu) Thương cảm cho người nông dân nói chung, Nguyễn Khuyến cũng xót xa cho số phận của ông lão đã có tuổi vẫn phải lam lũ nói riêng Nguyễn Khuyến kể câu chuyện về ông lão trong làng Nhà ông có “ba chục cái đó”, ngày nào cũng như ngày nào cứ chập tối ông lão đi thả đó, sáng sớm ông lão lại đi cất đó, vất vả làm lụng để nuôi miệng mình qua ngày, qua bữa Được cá ông lại mang đi đổi lấy gạo, cuộc sống hàng ngày cứ thế, ăn xong lão “lại tất tưởi đi làm”: “Ngô thôn nhất điền tẩu Gia hữu tam thập cẩu Mại ngữ mãi mễ quy Thực bãi hựu bôn tẩu” (Điền tẩu) (Ông già làm ruộng ở xóm tôi Nhà có ba chục cái đó Bán cá đong gạo về Ăn xong lại tất tưởi đi làm) (Ông già làm ruộng) Bằng sự chứng kiến lịch sử và trải nghiệm của bản thân cùng với tài năng của mình, qua những vần thơ giàu tính tự sự nhà thơ đã tái hiện lại hiện thực khổ đau của nông thôn vùng quê ta ngày đó bằng bút pháp miêu tả sắc nét Nhưng rõ ràng, đằng sau những bi kịch, thống khổ ấy vẫn là một nụ cười nhân hậu, yêu đời biết mấy! Nguyễn Khuyến có cái nhìn nhân bản khiến cho con người dù trong khổ đau những vẫn có quyết tâm sống và tồn tại cho những ngày tới Và có lẽ cũng chính điều này đã khiến Nguyễn Khuyến trở thành nhà thơ mang nhiều màu sắc khi viết về bức tranh nông thôn KẾT LUẬN 1 Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn, tài năng về nhiều mặt, một tâm hồn cao cả Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông mãi là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam và cả dân tộc Các sáng tác nói chung và sáng tác chữ Hán Nguyễn Khuyến nói riêng là minh chứng rõ ràng nhất về cuộc đời, phẩm chất, tình cảm, tâm hồn nhà thơ Đồng thời cũng là bức tranh rõ nét nhất về cuộc sống thường ngày, sự trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc của cá nhân nhà thơ về cuộc sống, đồng loại Nguyễn Khuyến là nghệ sĩ có trái tim nhân hậu bẩm sinh, có ước mơ hoài bão, mong muốn dựng xây đất nước giúp nhân dân thoát khỏi ách đô hộ, cuộc sống thoát khỏi cảnh lầm than Nhưng cuộc đời ông lận đận và gặp nhiều biến cố thăng trầm Đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” góp phần cho việc khắc họa chân dung cuộc đời, con người nhà thơ Từ vấn đề nghiên cứu về tính tự sự trong thơ chữ Hán ta thấy chân dung Nguyễn Khuyến hiện lên khá sinh động, đầy đủ và chân thực Đó là một nghệ sĩ tài năng, một con người ý chí, cốt cách vững bền, phẩm chất thanh cao, một tâm hồn trong sáng Đồng thời là cho thấy tâm tư, tình cảm, thái độ của nhà thơ trước con người và cuộc đời 2 Là một trong những nhà nho sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến với những cái lố lăng, kệch cỡm, rởm đời Nguyễn Khuyến với ngòi bút giàu tính tự sự đã mạnh dạn vẽ lên bức tranh chân thực về toàn bộ bối cảnh xã hội bấy giờ Triều đình nhà Nguyễn thiết lập lại chính quyền Những chính sách trái lí do nhà nước đưa ra ngày càng siết chặt để chèn ép nhân dân, đẩy đồng bào ta vào cuộc sống cơ cực, đói nghèo Cùng với đó là những ông quan ham lợi trước mắt mà bán lương tâm trở thành tay sai cho thực dân Pháp, cấu kết với giặc để bắt chẹt đồng bào ta Vua quan trong triều thì kèn cựa, tranh giành nhau Xã hội ngày đó dần trở nên rối ren, bế tắc và mục ruỗng Từ đó kéo theo cuộc sống của nhân dân ta cơ cực vô cùng, nạn lụt, nạn hán khiến nhà nông mất mùa kèm theo thuế khóa nặng nề khiến người nông dân nghèo đói, người ăn xin ngày càng nhiều Từng giữ một chức quan trong triều và sau về ở ẩn chốn thôn quê, Nguyễn Khuyến sống và và có cái nhìn sâu sắc với thực tế, ông ý thức rõ được hiện thực xã hội bấy giờ và đưa hiện thực ấy vào trong thơ một cách độc đáo và tinh tế Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến mang đặc điểm chung là sâu sắc mà chân thực, mang đậm bút pháp hiện thực Để sáng tác nên những lời thơ tự sự mang đậm bút pháp hiện thực, một mặt là do ở Nguyễn Khuyến vốn có trái tim nghệ sĩ bẩm sinh cùng với tài năng sáng tác thiên bẩm, mặt khác là do Nguyễn Khuyến có khiếu quan sát tinh tế, nhìn thấu được sự thật qua những chứng kiến lịch sử và trải nghiệm thực tế Từ nghiên cứu những bài thơ về hiện thực xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng: thơ của Nguyễn Khuyến không chỉ thể hiện “ngôn chí” mà sâu xa hơn là hướng về cuộc đời, con người trong xã hội Trong khuynh hướng văn học phản ánh hiện thực xã hội thế kỉ XVIII- XIX, tính tự sự trong sáng tác chữ Hán Nguyễn Khuyến thể hiện rõ nét quan niệm nghệ thuật trong sáng tác văn chương của ông Tất cả tạo nên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến Nghiên cứu đề tài “Tính tự sự trong thơ thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” một mặt mang lại cho bạn đọc những hiểu biết về nhà thơ Tam Nguyễn Yên Đổ, có thêm nguồn kiến thức chân thực và tích cực về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của thi nhân Một mặt, nghiên cứu đề tài này cũng giúp cá nhân tôi có thêm kiến thức về nhà thơ trong thời kì văn học trung đại, góp phần nhiều cho sự nghiệp sau này của mình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Văn Cường (1984), Giai thoại về Nguyễn Khuyến, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam xuất bản 2 Nguyễn Huệ Chi (1994), Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ, Nxb Giáo dục 3 Xuân Diệu (1982), Đọc thơ Nguyễn Khuyến, in trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học 4 Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 5 G Genette (2010) Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại- Tự sự học kinh điển, Nxb Văn học, Hà Nội 6 Nguyễn Văn Huyền (1984), Nguyễn Khuyến tác phẩm, NXB Khoa học xã hội 7 Mai Hương (2006), Nguyễn Khuyến - những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin 8 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội 9 Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 10 Nguyễn Lộc (1984), Từ điển văn học, tập III, Nxb Khoa học xã hội 11 Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội 12 Nhiều tác giả (1997), Tổng hợp văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội 13 Nguyễn Đăng Na (2007), Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm 14 Trần Văn Nhĩ (2016), Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến, Nxb văn hóa - văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 15 Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn, Lê Thước (1957), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Giáo dục 16 Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 17 Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Thị Hảo (2006) Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội 18 Trần Đình Sử (2006), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội 19 Văn Tân (1959), Nguyễn Khuyến nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, Nxb VănSử- Địa 20 Vũ Thanh (1998), Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục ... 1.2 Tính tự sáng tác thơ ca 14 1.2.1 Khái niệm tự 14 1.2.2 Khái quát tính tự thơ ca trung đại kỷ XVIII - XIX 15 Chương TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN 20 2.1 Tự. .. khơng nói đến đa màu sắc tính tự tác giả Nguyễn Khuyến Chương TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN 2.1 Tự thân 2.1.1 Tự thuật ngoại hình, phẩm chất, tính cách 2.1.1.1 Tự thuật ngoại hình,... đứng, nói chuyện Trong thơ ca trung đại, Nguyễn Khuyến nhà thơ hay vẽ lại chân dung thơ ca Trong q trình khảo sát thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến, nhận thấy, Nguyễn Khuyến có nhiều thơ tự thuật ngoại

Ngày đăng: 11/09/2019, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Cường (1984), Giai thoại về Nguyễn Khuyến, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại về Nguyễn Khuyến
Tác giả: Bùi Văn Cường
Năm: 1984
2. Nguyễn Huệ Chi (1994), Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1994
3. Xuân Diệu (1982), Đọc thơ Nguyễn Khuyến, in trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc thơ Nguyễn Khuyến", in trong "Các nhà thơ cổ điểnViệt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1982
4. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
5. G. Genette (2010) Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại- Tự sự học kinh điển, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại- Tựsự học kinh điển
Nhà XB: Nxb Văn học
6. Nguyễn Văn Huyền (1984), Nguyễn Khuyến tác phẩm, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Văn Huyền
Nhà XB: NXB Khoa học xãhội
Năm: 1984
7. Mai Hương (2006), Nguyễn Khuyến - những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến - những lời bình
Tác giả: Mai Hương
Nhà XB: Nxb Văn hóa thôngtin
Năm: 2006
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thếkỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1978
10. Nguyễn Lộc (1984), Từ điển văn học, tập III, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1984
11. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2004
12. Nhiều tác giả (1997), Tổng hợp văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp văn học Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
13. Nguyễn Đăng Na (2007), Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
14. Trần Văn Nhĩ (2016), Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến, Nxb văn hóa - văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến
Tác giả: Trần Văn Nhĩ
Nhà XB: Nxb vănhóa - văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2016
15. Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn, Lê Thước (1957), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn NguyễnKhuyến
Tác giả: Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn, Lê Thước
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1957
16. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2008
17. Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Thị Hảo (2006) Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại những côngtrình nghiên cứu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Trần Đình Sử (2006), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2006
19. Văn Tân (1959), Nguyễn Khuyến nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, Nxb Văn- Sử- Địa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến nhà thơ Việt Nam kiệt xuất
Tác giả: Văn Tân
Nhà XB: Nxb Văn-Sử- Địa
Năm: 1959
20. Vũ Thanh (1998), Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Vũ Thanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w