Trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, phần lịch sử vấn đề này, tác giả khóa luận xin trích một số tài liệu tiêu biểu: - Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVI
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc của dân tộc Sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với cuộc đời sóng gió, bi kịch nhưng bản lĩnh kiên cường không khuất phục trước cường quyền Tâm hồn phóng khoáng khao khát vươn tới tự do, tình thơ chân thành dào dạt những xúc cảm cao đẹp là giá trị tinh thần vô giá mà Cao Bá Quát để lại cho di sản văn hóa truyền thống dân tộc
Thơ chữ Hán Cao Bá Quát là mảng sáng tác có vị trí quan trọng, thể hiện giá trị nghệ thuật và nội dung nhân đạo sâu sắc
1.2 Xưa nay việc nghiên cứu “Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” khá nhiều, xong “yếu tố tự sự” trong tác phẩm chưa được xem xét như một đề tài riêng biệt Tìm hiểu “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” không chỉ
giúp ta hiểu thêm tâm tư, tình cảm của nhà thơ mà còn bộc lộ nét nghệ thuật độc đáo của tác giả Đề tài khóa luận góp phần khẳng định vị trí, vai trò to lớn của tác giả đối với nền văn học
1.3 Mặt khác, Cao Bá Quát là tác gia khá phức tạp, có khối lượng sáng tác lớn chủ yếu bằng chữ Hán Những vấn đề trong thơ văn ông rất phong phú Tác phẩm của Cao Bá Quát được giới thiệu ở nhiều bậc học từ đại học, cao đẳng đến trung học phổ thông, trung học cơ sở
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tính tự sự
trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” Thực hiện đề tài này giúp tác giả khóa
luận tìm hiểu sâu sắc hơn con người, sự nghiệp văn chương của một nghệ sĩ lớn Kết quả thu được sẽ phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, giảng dạy sau này của mình
Trang 22 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong sáng tác văn học, tính tự sự thường được biết đến như là một yếu
tố cấu thành nên tác phẩm văn xuôi Tuy nhiên, trong lĩnh vực thi ca cũng đã
có nhiều bài viết nghiên cứu về tính tự sự hoặc dưới dạng thức yếu tố kể hay
một vài dạng thức khác
Từ trước Cách mạng tháng Tám, Cao Bá Quát đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu khá sớm Khảo sát những công trình nghiên cứu, chúng
tôi thấy vấn đề “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” xuất hiện rải rác
ở một số công trình Thứ nhất là những lời giới thiệu Thứ hai là một số tiểu luận trên các tạp chí Thứ ba là các công trình văn học sử Trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, phần lịch sử vấn đề này, tác giả khóa luận xin trích một số tài liệu tiêu biểu:
- Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Lộc dành chương 11 viết về Cao Bá Quát, ông đưa ra nhận
định: “Trong các bài miêu tả những cảnh khổ của con người, hay những bài
viết về quê hương Phú Thị của ông, ngòi bút của Cao Bá Quát lại có tính chất hiện thực Trong những bài viết về con người đau khổ, để đảm bảo tính chất khách quan trong việc thể hiện, Cao Bá Quát thường cho nhân vật tự nói lên cảnh ngộ của họ… Trong những bài viết về quê hương, nhà thơ trực tiếp miêu
tả thì ông cũng miêu tả hết sức tỉ mỉ, chi tiết” (tr.583, 584)
- Trong cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ Khiêu đã phần nào đề cập đến
“tính tự sự” trong Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát với những “hoàn cảnh
riêng” in bóng trong tác phẩm Đồng thời ông cũng chỉ ra đối tượng mà nhà
thơ hướng tới để kể, tả khá nhiều trong tập thơ Họ là người dân nghèo khổ,
các nhân vật lịch sử… và đôi khi là chính bản thân người nghệ sĩ Tác giả có
những nhận xét về biểu hiện tính tự sự trong thơ ca chữ Hán Cao Bá Quát
thông qua một số bài thơ cụ thể:
Trang 3+ “Trong bài thơ Cái roi song, Cao tả lại một cảnh ông bị tra tấn Bài
thơ rất sinh động, lôi cuốn và có một sắc thái hiện thực phê phán rất đậm đà” (tr.25)
+ “Trong 12 bài vịnh cảnh thôn quê, ông đã nêu lên đời sống nghèo khổ, vất vả của nhân dân Ông tả cảnh những người tát nước trên đồng cao
buổi sáng Trời rét, sương mù còn dày đặc mà người tát nước bụng đói, môi run cầm cập, lưng chỉ khoác một manh áo tơi ngắn mà cứ phải luôn tay thoăn thoắt kéo dây gầu
Trong bài Người đội hòm, ông kể cảnh khổ của một người bị đẩy vào
cảnh đói rét do sưu cao, thuế nặng” (tr.36)
+ “Trong bài Đêm 17 dưới ánh trăng, Cao mô tả một người con gái đẹp
đứng dưới ánh trăng trong như nước, người con gái ấy tựa lan can buồn
không nói…”(tr.51)
- Cuốn “Cao Bá Quát về tác gia và tác phẩm” (Nguyễn Hữu Sơn, Đặng
Thị Hảo chủ biên, Nxb Giáo dục, 2006), là công trình tập hợp khá nhiều bài
nghiên cứu Ở đó vấn đề “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” cũng
được lưu tâm Tiêu biểu là một số ý kiến sau đây:
+ Nguyễn Huệ Chi trong bài viết “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ
đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát” đưa ra nhận xét: “Cao Bá Quát là một tài thơ trác việt ở nửa đầu thế kỷ XIX Thơ ông có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ “kỷ sự” của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc đa nghĩa và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng” (tr.457)
+ Trương Chính qua bài viết “Cao Bá Quát – những khoảng đời và
thơ” nhận định rằng: “Trong thơ Cao Bá Quát ngoài chuyện mây, gió, trăng, sao ta còn thấy có chuyện về cảnh sống đời hiện thực Đó là những bài phỏng theo nhạc phủ cổ, tức là những bài làm theo tinh thần phong nhã ông nói
Trang 4trong bài tựa viết cho Thương sơn thi tập Toàn là thơ kể khổ, chủ yếu là khổ của nhân dân: đói kém, thuế má, lính tráng, phu phen…” (tr.278)
Ngoài ra, còn những bài viết khác như: “Cao Bá Quát trên văn đàn thế
kỷ XIX” của Nguyễn Đổng Chi; “Đọc thơ Cao Bá Quát” của Xuân Diệu;
“Cao Bá Quát và những suy tưởng trong thơ” của Nguyễn Hữu Sơn; “Nội
dung tư tưởng và đặc sắc văn chương Cao Bá Quát” của Phạm Thế Ngũ;…
cũng đề cập đến một số khía cạnh thuộc “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao
Bá Quát”
Từ những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề “Tính
tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” đã được đề cập đến ở những góc độ
khác nhau, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chưa đặt thành vấn đề riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện, hệ thống còn mang tính tản mạn Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu kết quả của những người đi trước, tác giả khóa luận này mong muốn ở mức độ nhất định sẽ lí
giải cụ thể, hệ thống “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” Qua đó,
người viết góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm và hiểu sâu hơn tâm sự cuộc đời tác giả, tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài khóa luận nhằm hướng tới những mục đích sau:
Góp phần tìm hiểu một cách có hệ thống, sâu sắc và cụ thể hơn vấn đề
“Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” Qua đó hiểu thêm nét độc đáo
nghệ thuật thể hiện của ngòi bút thi nhân, sự bứt phá bút pháp ước lệ tượng trưng của Cao Bá Quát; thấy rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống hiện thực đã ảnh hưởng, chi phối tư duy thơ ca của Chu Thần, giúp ta nhận ra thái
độ chính trị, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đối với bản thân và đồng loại, tấm lòng nhân đạo sâu sắc, khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà
Trang 5Tìm hiểu đề tài, chúng tôi mong muốn tập dượt nghiên cứu khoa học, đóng góp một phần nhỏ bé cho việc giảng dạy về tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát trong trường phổ thông sau này
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát’ có nhiệm vụ
sau:
Nêu được khái niệm tự sự, quan niệm về tính tự sự trong sáng tác thơ
ca, làm rõ “tính tự sự” trong sáng tác thơ ca dân gian và thơ ca trung đại; chỉ
ra được giá trị hiện thực và nội dung nhân đạo sâu sắc trong Thơ chữ Hán Cao
Bá Quát
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Về đối tượng và phạm vi tư liệu
Do hạn chế về tư liệu, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những sáng
tác thơ ca chữ Hán trong cuốn “Thơ văn Cao Bá Quát” do Vũ Khiêu và nhóm
tác giả tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997 Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm một số sáng tác khác của nhà thơ như phú, thơ Nôm trong quá trình thực hiện đề tài để có sự so sánh khi cần thiết
Tuy nhiên, để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về “Thơ chữ Hán
Cao Bá Quát”, trong khi phân tích, đánh giá, ở một chừng mực có thể, bài
viết đặt vấn đề nghiên cứu trong tương quan so sánh với một số sáng tác dân gian và một số tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận là chỉ tập trung tìm hiểu
tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát qua việc tác giả tự thuật về bản
thân, về gia đình, về thế giới cảnh vật và con người mà nhà thơ gặp, chứng kiến trong cuộc đời
Trang 6Đó là những nhân vật, những sự việc vừa cụ thể vừa có tính khái quát được nhà thơ đề cập nhiều lần và gắn liền với tư tưởng, tình cảm cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, khóa luận sử dụng những phương pháp chính sau đây:
7 Đóng góp của khóa luận
Về mặt lý luận: Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung nhân đạo sâu sắc của thơ ca chữ Hán Cao Bá Quát
Về mặt thực tiễn: góp phần vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của Cao Bá Quát trong nhà trường phổ thông và tác phẩm thuộc thể loại trữ tình nói chung
8 Bố cục khóa luận
Khóa luận được bố cục như sau:
Mở đầu: 6 trang
Nội dung: 45 trang
Chương 1: Tính tự sự trong sáng tác thơ ca dân gian và sáng tác thơ ca trung đại: 11 trang
Chương 2: Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát: 34 trang
Kết luận: 2 trang
Tài liệu tham khảo: 1 trang
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÍNH TỰ SỰ TRONG SÁNG TÁC THƠ CA DÂN GIAN VÀ
SÁNG TÁC THƠ CA TRUNG ĐẠI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm tự sự
Khái niệm tự sự thuộc một phương thức phản ánh cuộc sống của văn học nghệ thuật Ngoài loại hình tự sự, nghệ thuật còn lựa chọn phương thức trữ tình và kịch để phản ánh cuộc sống Trong loại hình tự sự bao gồm nhiều thể loại khác nhau: truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ Nôm, truyện ngắn, tiểu thuyết…
Đặc điểm chung nhất của tác phẩm tự sự là kể chuyện đời Thông qua
cách trần thuật, nghệ sĩ bày tỏ thái độ, tư tưởng, tình cảm trước hiện thực cuộc sống Nếu tác phẩm trữ tình lấy hướng nội là chính để khai thác thế giới nội tâm thì trong sáng tác tự sự lại lấy thế giới bên ngoài – thế giới khách quan làm điểm tựa cho sáng tạo Tác phẩm tự sự theo quan niệm truyền thống đó là kiểu sáng tác có cốt truyện
Với tác phẩm tự sự, tính chất tự sự biểu hiện rõ qua tính kể; tính miêu
tả lại những gì mà người nghệ sĩ chứng kiến ngoài cuộc đời
Theo GS Trần Đình Sử: “Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như có một cái gì tách biệt ở bên ngoài đối với tác giả thành một câu chuyện có diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh có sự phát triển của tâm trạng, tính cách, hành động của con người Đó là thể loại văn học phản ánh hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật… có đầu có cuối thông qua cốt
Trang 8truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bằng một người kể nào đó.” [14, tr.250]
Từ điển thuật ngữ văn học phân biệt rằng: “Tự sự là phương thức tái
hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”[2, tr.385]
Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Tự sự là thể loại văn học trong
đó nhà văn phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh” [9, tr.1332]
Như vậy, dù là các cách định nghĩa diễn đạt khác nhau nhưng có một yếu tố chung là: Tự sự là phương thức nhà văn tái hiện đời sống bằng cách nhà văn kể lại các sự việc, con người, hiện tượng xã hội…
Tìm hiểu tính tự sự trong các sáng tác thi ca cũng là một trong những
con đường giúp ta hiểu sâu sắc hơn chân dung cuộc sống qua hình thức diễn đạt trữ tình, tư tưởng của tác phẩm và tâm tư, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm
1.1.2 Quan niệm về tính tự sự trong sáng tác thơ ca
Tự sự không chỉ là một phương thức phản ánh cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật Tự sự có thể xuất hiện trong cuộc sống, người ta có thể kể cho nhau nghe những câu chuyện về gia đình, con cái, bè bạn, hay những câu chuyện về làm ăn, sản xuất, ứng xử, kinh nghiệm của bản thân,… những câu chuyện vui buồn, may rủi, chuyện riêng tư, chuyện của xóm làng, của phố phường… nhiều vô kể Cốt lõi của những câu chuyện như vậy là có một nội
dung – “cốt truyện” được kể lại
Trong sáng tác văn chương, đối với bản thân các tác phẩm tự sự thì
“tính tự sự” là thuộc tính Còn đối với các tác phẩm phi tự sự (ví như các tác phẩm trữ tình) thì “tính tự sự” được quan niệm như sau:
Tính tự sự bao gồm: Tính có cốt truyện (dù là cốt truyện mờ hay đơn
giản) và tính kể, tả Tính có cốt truyện xét về phương diện nội dung còn tính
Trang 9kể, tả thuộc về hình thức nghệ thuật Tính “kể” và “tả” là cách để trình bày
nội dung tự sự đó trong tác phẩm trữ tình
Khóa luận của chúng tôi tìm hiểu Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao
Bá Quát vừa bao hàm yếu tố thuộc về nội dung được tự sự Những đối tượng
ngòi bút nghệ sĩ có thể là con người, sự vật, thiên nhiên, xã hội… Song, nội
dung ấy lại được biểu hiện qua hình thức “kể”, “tả” lại như thế nào Thơ ca thuộc sáng tác trữ tình Tính tự sự trong sáng tác thơ ca được hiểu là tính kể
và tả là chính, cũng có thể tác phẩm nào đó có “cốt truyện” Có nghĩa là qua
sáng tác thơ ca của mình, nghệ sĩ thuật lại cho bạn đọc những điều bản thân
đã được chứng kiến hoặc nghe đến Cũng có những sáng tác thơ ca xuất hiện
dưới hình thức gần như một câu chuyện nào đó Thậm chí có một “cốt truyện”
nho nhỏ đem kể lại được cho người khác nghe Dĩ nhiên là cốt truyện thật đơn giản, có thể chỉ là một tình huống, một sự kiện nào đó, chẳng hạn như những
bài thơ sau: Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả của Nguyễn Du; Phúc Lâm
lão, Phụ tương tử của Cao Bá Quát… Sở kiến hành kể về câu chuyện Nguyễn
Du gặp bốn mẹ con người đi hành khất trên đường đi sứ ở Trung Hoa Thái
Bình mại ca giả là câu chuyện của hai bố con ông lão hát rong kiếm sống ở
đất Thái Bình (Trung Hoa) mà Nguyễn Du đã chứng kiến và kể lại
Có những điều xảy ra với chính bản thân, nhà thơ cảm nhận và ghi lại
Đó có thể là “tự tình” hay tự thuật – tự kể về mình Qua đó, nhà thơ bộc lộ thế
giới quan, tư tưởng, tình cảm của mình
Như vây, tìm hiểu “tính tự sự” trong sáng tác thơ ca nghĩa là tìm hiểu
về “hiện thực” cuộc sống và thế giới xã hội hay tâm tình con người trong các tác phẩm thơ ca đó Những yếu tố này được biểu đạt qua hình thức “thuật lại
– kể lại” Qua đó, phần nào ta hiểu được thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của
người nghệ sĩ gửi gắm qua nghệ thuật
Trang 10Tính tự sự trong sáng tác trữ tình không phục vụ mục đích để tự sự (kể chuyện đời) mà tự sự với mục đích khắc họa thế giới tâm trạng người cầm bút
1.2.1 Tính tự sự trong sáng tác thơ ca dân gian
Thơ ca dân gian là tiếng nói trữ tình xuất phát từ trái tim người diễn
xướng Người nghệ sĩ dân gian có nhu cầu hướng nội “Thơ ca là tiếng vang
tự nhiên của tâm hồn” ( Hêghen) Tuy nhiên, thơ cũng chính là nhu cầu giãi
bày tâm trạng của nhân vật trữ tình, khơi sâu thế giới tình cảm của bản thân
và muốn được sẻ chia với đời, điều đó cũng làm nên đặc điểm của thi ca xưa nay
Thông qua những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, gương mặt cuộc sống được phản ánh khá phong phú rõ nét Những đề tài tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, chuyện lao động như đi cấy đi cày, trồng dâu nuôi nuôi tằm, đi sông nước… chuyện nghi lễ cưới xin, tang ma… đều có thể đi vào lời ca dân gian
Thơ ca dân gian luôn được diễn xướng trong một “hoàn cảnh” nào đó
của nhân vật trữ tình Người ta có thể than thở về sự vất vả; một chuyện tình
không thành; một câu chuyện làm dâu khổ cực… Tính “tự tình” của thơ ca
dân gian được bộc lộ khá rõ trong nhiều lời diễn xướng Đặc biệt khi nhân vật
trữ tình gặp những “mắc mớ” – những hoàn cảnh có vấn đề không bình
thường trong nhịp sống thường nhật Cũng có thể là một câu chuyện nho nhỏ nào đó họ gặp trong cuộc sống Dĩ nhiên có câu chuyện buồn và có cả chuyện vui hay băn khoăn khó nói nên lời…
Trang 11Với những lời ca như vậy, tính tự sự được bộc lộ khá rõ Nhân vật tự sự tình cảnh của mình Có một cốt truyện đơn giản từ bài ca mà nhân vật “kể
lại” Chẳng hạn bài ca dao sau:
Ngày đi trúc chửa mọc măng Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre Ngày đi lúa chửa chia vè Ngày về lúa đã đỏ hoe đầy đồng Ngày đi em chửa có chồng Ngày về em đã con bồng con mang
Bài ca dao là lời của chàng trai xa quê lâu ngày khi trở về ngỡ ngàng trước sự thay đổi quá nhiều của cảnh vật và con người, đặc biệt là sự đổi thay của con người – của cô gái Bài ca giống như một câu chuyện được kể lại theo
trình tự thời gian, theo hành trình thời gian “ra đi” và “trở về” của chàng trai
Cảnh vật xung quanh và con người cũng “chuyển hóa”, trong khoảng thời gian ấy Những cặp song hành trong câu chuyện vừa như một ẩn dụ, vừa là những so sánh trực tiếp thú vị:
Trúc chửa mọc măng = Em còn nhỏ Trúc thành tre = Em có chồng, có con Lúa chửa chia vè = Em còn bé
Lúa đỏ hoe đầy đồng = Em có chồng, có con
Ta có thể hình dung ra logic câu chuyện và tóm lược như sau: Một chàng trai đi xa quê; khi ra đi có một cô bé (có thể là hàng xóm) mà anh quen biết còn nhỏ, anh chẳng để ý Khi chàng quay về quê thì cô bé ấy không chỉ
đã là thiếu nữ mà đã là thiếu phụ Thế là chàng trai quá hẫng hụt, quá ngạc nhiên; một tâm trạng nuối tiếc, một sự muộn màng; sự trở về quá muộn của chàng trai
Trang 12Cũng có thể thấy một tình huống truyện ở một lời ca khác:
Anh nói em cũng nghe anh Bát cơm đã trót chan canh mất rồi Nuốt vào đắng lắm anh ơi Nhổ ra thì để tội trời ai mang?
Đấy là lời của một người phụ nữ đã có chồng (bát cơm đã trót chan
canh) đang giãi bày với một chàng trai nào đó về tình cảnh hiện tại của mình
Lời ca cho thấy chàng trai đã ngỏ lời, có tâm tình với người phụ nữ (Anh nói)
mà cô cảm động đáp lại Sự đáp lại cũng là sự chối từ và cũng là “kể lại” nỗi khổ tâm (nuốt vào đắng lắm… nhổ ra tội trời) của nhân vật trữ tình Nói gọn
lại, bốn câu thơ kể lại một câu chuyện nhỏ về nỗi buồn tình yêu và duyên phận: một người phụ nữ đã có chồng gặp một chàng trai chưa có gia thất, chàng trai ngỏ lời, người phụ nữ thành thật giãi bày hoàn cảnh rằng nàng đã
có chồng Mặc dù cuộc sống gia đình bất hạnh nhưng nàng không thể dứt bỏ
nó để làm lại với chàng trai Bài ca diễn tả một nỗi ngậm ngùi, trớ trêu ta gặp trong cuộc sống hôn nhân tình yêu
Những câu chuyện có thể “kể lại” như thế ta gặp thật nhiều trong sáng tác thơ ca dân gian: Hôm qua tát nước đầu đình, Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Mình nói dối ta mình hãy còn son, Sáng ngày em đi hái dâu, Con cò mà đi ăn đêm… Đặc biệt là những bài đồng dao cho con trẻ diễn xướng: Con cò chết tối hôm qua, Con mèo mà trèo cây cau, Bà còng đi chợ trời mưa…thì tính tự
sự biểu hiện khá rõ
Tóm lại, tính tự sự trong những sáng tác thơ ca dân gian khiến cho đời
sống tâm hồn của nhân vật trữ tình được khắc họa sâu sắc hơn dưới hình thức
thể hiện “trần tình tự sự” Ở đó người nghệ sĩ dân gian thường tìm đến sự sẻ
chia đồng vọng với cuộc đời Thơ ca là tiếng nói nội tâm sâu lắng của muôn
vàn “hoàn cảnh” bắt nguồn từ đời sống
Trang 131.2.2 Tính tự sự trong sáng tác thơ ca trung đại
Văn học trung đại tồn tại trong khoảng thời gian diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại Vì thế văn học luôn bám sát lịch sử dân tộc, phản ánh những
sự kiện liên quan đến vận mệnh đất nước và luôn gắn bó với số phận con người Đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX khi xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng, chiến tranh phong kiến diễn ra liên miên thì những hiện tượng của đời sống đã được các tác giả ghi lại khá sinh động
và cụ thể trong các tác phẩm của mình Thơ ca giảm chất lãng mạn bay bổng, ngòi bút nghệ sĩ hướng về hiện thực đang diễn ra, ghi lại những sự thật đau
lòng, những điều “sở kiến, sở văn” Nhiều tác giả đã tái hiện bức tranh về con
người, cảnh vật và cả không khí thời đại Dù là các sáng tác thơ ca trữ tình
nhưng tính tự sự thể hiện rất rõ nét Tiêu biểu là các sáng tác thơ ca của các
tác giả như: Phạm Nguyễn Du (1740 – 1786); Bùi Huy Bích (1744 – 1818); Nguyễn Du (1765 – 1820); Nguyễn Công Trứ (1788 – 1858); Cao Bá Quát (1808 – 1954)…
Trong bài “Phó kinh Bắc” (Đi sang kinh Bắc), Phạm Qúy Thích đã
phản ánh khá rõ nét tình hình đời sống nhân dân lúc bấy giờ Qua lời một ông già, nhà thơ kể lại:
“Can qua nhất kinh niên, Trữ trục mị hữu di
Phú giả kim dĩ bần, Bần giả tồn cơ hy
Hoang ốc mại vi tân, Khang tỷ cam như di
Lại lai tróc nhân khứ, Thôn thôn như nhiên my
Tán loạn vị hữu định,
Trang 14Quân hưng phí bất xi.”
“Rằng: Nạn can qua kể đã hàng năm,
Đồ canh cửi không còn chút gì
Người giàu nay hóa nghèo, Người nghèo chẳng còn mấy
Nhà bỏ hoang đem bán làm củi,
Ăn tấm ăn cám coi ngọt như đường
Thế mà nha lệ còn đến bắt người đi, Thôn nào thôn nấy cấp bách như lửa sém lông mày
Cuộc loạn lạc biết bao giờ yên ổn?
Đã động đến việc quân, thì tốn phí kể bao tiền của!”
Ngòi bút nhà thơ đã vẽ lên tình cảnh cùng khốn của nhân dân: Đã hàng
năm nay rồi nhân dân phải chịu nạn “can qua”, phải sống trong loạn lạc, nhà
thì bỏ hoang, thức ăn thì chẳng có gì ngoài tấm cám Vì chiến tranh loạn lạc
mà cuộc sống của nhân dân đói khổ “người giàu nay hóa nghèo”, cấp bách như “lửa sém lông mày” Vậy mà cuộc loạn lạc không biết đến bao giờ mới
chấm dứt, cuộc sống của nhân dân không biết đến bao giờ mới yên ổn
Phạm Nguyễn Du đã thuật lại khá cụ thể cảnh xin ăn thậm chí cả cảnh
chết đói của dân tình qua nhiều bài thơ: Điếu ngã tử (Viếng người chết đói);
Cảm dân cư tán lạc (Cảm xúc thấy dân cư bị tán lạc); Văn cùng dương mẫu
tử tương thực hữu cảm (Cảm xúc khi nghe nói dân đói mẹ con ăn thịt lẫn
nhau); Điếu hành khất (Thương những người đi ăn xin); Kiến bị hình (Thấy
người bị hình phạt)…
Còn tác giả Bùi Huy Bích đã tả và kể lại rất xúc động cảnh dân tình đói
khổ nhân dịp ông phụng mệnh đi phát chẩn cho họ qua bài Phụng mệnh chẩn
cấp cơ dân (Vâng mệnh đi phát chẩn cho dân đói), và xót xa khi nghĩ đến
những người chết đường chết chợ không có mảnh chiếu để chôn
Trang 15Sự thật lịch sử, những cơn binh biến phong kiến đã khiến cho cuộc sống nhân dân đói khổ lầm than Hình ảnh nhân dân trở thành nhân vật chính cho các sáng tác Thơ ca gia tăng yếu tố tự sự để khắc họa bức tranh dân tình
khốn đốn Chính yếu tố thuật kể - tính tự sự đã làm nên giá trị hiện thực của
tác phẩm
Trong thơ Nguyễn Du, chúng ta nhiều lần chứng kiến tình cảnh tương
tự của người dân khốn cùng, của những người dưới đáy xã hội Bài thơ Thái
Bình mại ca giả (Người hát rong ở thành Thái Bình), Nguyễn Du kể về hai bố
con ông lão hát rong:
“Thái Bình có người mù áo vải, Con dắt tay ra bãi bến sông
Bấy giờ chập tối không đèn
Hơn chục người ngồi quanh im lặng, Gió hiu hiu nước phẳng trăng soi
Ông già tay nhủn miệng sùi, Đàn xong ngồi khép cáo lui quay mình
Ngót trống canh mồm khô cổ ráo, Được quăng cho năm sáu đồng tiền, Đứa con lại dắt lên thuyền,
Vẫn còn quay lại cân quyền cảm ơn.”
Nguyễn Du theo dõi vừa kể lại câu chuyện xảy ra vừa tả tỷ mỉ từng chi tiết cảnh ông già từ lúc xuất hiện đến lúc được đứa nhỏ dắt xuống thuyền; cảnh ông sờ soạng ra sao; cảnh ông ngồi vào một xó thuyền; cảnh ông già hát thật tội nghiệp,… đã diễn ra: Ông được con dắt xuống thuyền, ông sờ soạng ngồi vào một góc, tay ông nắn dây đàn và ông cất tiếng hát Tất cả trong thuyền đều lặng im, bị thu hút bởi tiếng đàn Ông già vừa đàn vừa hát từ
“chập tối” cho đến “trăng soi” tay mỏi nhừ và miệng sùi bọt Cuối cùng được
Trang 16người ta quẳng cho năm, sáu đồng tiền! Ấy thế mà lúc con dắt đi, ông vẫn còn quay lại tạ ơn rất chu đáo
Ngòi bút giàu tính tự sự, “tả” và “kể” như thế, Nguyễn Du khiến ta
hiểu thêm tâm tình xót thương của thi nhân đối với con người Sự quan sát thế giới nhân tình tỷ mỉ không thể có được bởi con người vô tình và dưng lạnh
Nghệ thuật bắt nguồn từ tài và tâm của người nghệ sĩ Những bài thơ: Sở kiến
hành (Những điều trông thấy), Trở binh hành (Bài hành về việc binh đao làm
nghẽn đường),… đều có đặc điểm tự sự rõ nét
Thơ ca văn học trung đại không chỉ nói đến cuộc sống nghèo khổ của
nhân dân mà còn viết về thiên nhiên, phong cảnh Viết về đề tài này, “tính tự
sự” cũng được thể hiện khá rõ nét thông qua nghệ thuật miêu tả là chính
Chẳng hạn như bài “Mạn thành, ký Đãn Trai Hy Thạc” (Thơ làm gửi cho ông Đãn Trai Hy Thạc), Bùi Huy Bích tả về phong cảnh và thời tiết vùng “Châu
Hoan, Châu Diễn”:
“Hạ lai phong tự hỏa, Thu khứ vũ như ma
Thập nguyệt giang hoàn lạo, Trùng dương cúc vị hoa Liên không duy điệp chướng Mãn địa tận hàn sa
Mễ tính cương ngoan thạch Trào lam cấp mộ nha”
“Mùa hạ gió nóng tựa lửa đốt, Mùa thu mưa sa như hạt vừng
Tháng mười sông còn lụt lội, Tiết trùng dương cúc chưa nở hoa Liền trời nhan nhản những núi bao bọc
Trang 17“nhan nhản” nối tiếp nhau như liền với trời, dưới mặt đất chi chít những bãi
cát, thủy triều lên mạnh hơn quạ bay… Những chi tiết về cảnh vật được nhà thơ tái hiện với những từ ngữ giàu tính tạo hình, tượng thanh đã dựng lên
phong cảnh tuyệt đẹp vùng “Châu Hoan, Châu Diễn”
Như vậy, biểu hiện của “tính tự sự” trong thơ ca khá đa dạng, phong
phú Nó không chỉ bị chi phối bởi thời đại, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà còn gắn liền với tâm tư, tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ Nó phản ánh thế giới quan, quá trình nhận thức cũng như tư duy nghệ thuật của nhà thơ văn học luôn gắn bó với cuộc đời Cao Bá Quát cũng là một trong số đó
Trang 18Cao Bá Quát sinh trưởng trong một gia đình nhà nho Họ Cao vốn là
một dòng họ lớn ở Phú Thị, trong bài “Tự tình khúc” Cao Bá Nhạ viết:
“Dõi đời khoa bảng xuất thân,
Trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia”
Dòng họ có dòng dõi khoa bảng nhưng đến đời thân sinh của Cao Bá Quát thì nghèo và không đậu đạt gì Ông từng phải đi dạy học để kiếm sống, cũng vì nghèo mà gia đình phải dời về phố Đình Ngang để làm ăn
Nhà thơ phải sống trong hoàn cảnh long đong cùng khốn nhất:
“Lều nho nhỏ kéo tấm chăn lướp tướp Ngày thê lương nặng dội hạt mưa sa Đèn cỏn con, gon chiếc chiếu lôi thôi Đêm tịch mịch soi chung vầng trăng tỏ”
(Tài tử đa cùng phú – Khóa luận có sử dụng
tác phẩm Tài tử đa cùng phú để liên hệ so sánh)
Có thể tạt một chút sang bài phú nổi tiếng của Cao Bá Quát – Tài tử đa
cùng phú để hiểu thêm gia cảnh của nhà thơ Phú là để phô bày, Cao Bá Quát
đang phô bày và tả thực tình trạng sống của mình Đó là một căn lều nho nhỏ
không có gì ngoài “tấm chăn lướp tướp, đèn cỏn con, chiếu lôi thôi”
Nhà thơ kể về chỗ ở của mình như sau: chỗ ông ở rất hẻo lánh, ngõ đi chật hẹp, nhà thì lụp xụp, đằng trước là trại lính, đằng sau sát nhà người khác, không có rào giậu Khi dời đi nơi khác, không bán được đồng tiền nào, chỉ vài
Trang 19tháng sau, nhà thơ trở về, đã thấy “phên tàn giậu đổ tan nát tơi bời, không còn
cái gì nguyên vẹn nữa”
Như vậy, đủ để biết gia cảnh ông nghèo như thế nào Và cảnh nghèo đói còn theo đuổi ông kể cả khi ông vào kinh làm quan
Có nhiều lúc, ông rơi vào cảnh không có cơm ăn, ông kể lại:
“Chiều nay không có cơm
Ruột quắt cồn cào như kiến bò”
(Mộ phạn bất cấp hý bút kí sự - Bữa chiều không cơm viết đùa ghi việc)
Ta thấy được cảnh sống chật vật của nhà thơ qua những vần thơ tự sự
Ông tự sự về thời gian: tối về; kể về bữa ăn: không có cơm ăn – Nhà thơ đã
đứt bữa! Ông tả cảm giác của mình, trạng thái con người của mình khi bị đứt
bữa đói “ruột cồn cào như kiến đốt”
Đó còn là cái nghèo, cái khổ không có áo mặc Ông không đủ áo mặc, lúc nào nhà thơ cũng phải đeo một manh áo vải, vì mặc lâu không thay đến nỗi có rận, ông phải than:
“Thả tình xa xăm, gửi hứng u ẩn trong những lúc quờ quạng bắt rận
Vũ trụ mênh mông thế này, vậy mà mình chỉ có một manh áo vải”
(Nhật mộ - Ngày chiều)
Rồi có những lúc vì túng thiếu quá, ông kể lại mình thường phải đi cầm
áo ở bên cầu sông Hương:
“Không biết bên cầu sông Hương ngày mấy lần cố áo”
(Được tha lại bổ vào viện Hàn Lâm, sắp khởi hành các học trò đi tiễn, theo vần cũ viết để từ biệt)
Những dòng thơ đọc đến xót xa và rơi nước mắt! Cảnh khốn cùng được Cao Bá Quát diễn tả lại khá chân thực
Trang 20Cao Bá Quát cũng thuật lại câu chuyện khoa cử và công danh trong đời mình Ông thật lận đận trong khoa cử và công danh sự nghiệp Mãi đến năm
22 tuổi, Cao Bá Quát mới đậu cử nhân, thi đỗ hạng nhì chẳng hiểu vì cơn cớ
gì bài của ông bị giáng xuống hạng gần cuối Thi xong, triều đình “bỏ quên”
ông, mười năm sau, 33 tuổi mới được làm một chức quan nhỏ - chức Hành tẩu bộ Lễ Sau đó, được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, vì sửa bài cho thí sinh, ông bị kết tội và được giảm từ tội trảm quyết xuống tội giảm giam hậu Thế là bị đẩy vào lao tù, tù tội khiến nhịp sống bình thường của con
người bị biến đổi, con người bị tước đoạt quyền tối thiểu “làm người”: Ở đó
họ bị đối xử tàn tệ nhất; họ bị gạt ra ngoài đồng loại; họ bị đồng loại trà đạp,
rẻ khinh
Câu chuyện xoay quanh nhà tù, đòn roi tra khảo trở đi trở lại chiếm nhiều câu chữ trong sáng tác của Cao Bá Quát tạo nên những ám ảnh nghệ
thuật gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả Hàng loạt bài thơ như: Đằng tiên
ca, Trường giang thiên, Tội định,… là những đám mây u ám trong tâm hồn
thi nhân Đoạn đời tăm tối tù ngục được Cao Bá Quát thuật lại trong thi ca bằng một sự trải nghiệm đầy cay đắng, uất hận và đau đớn Tù đày là một nghịch lý trong đời Cao Bá Quát Hơn thế nó đã bóp chết một tâm hồn phóng khoáng, một khát vọng sống để được bay cao, bay xa như nhà thơ của chúng
ta Nhà tù là thế giới của chết chóc, tàn bạo Dưới ngòi bút diễn tả của người
tù nhân – người nghệ sĩ Cao Bá Quát, độc giả có thể hình dung khá rõ cái
“địa ngục ở miền trần gian” ấy Ở đó, con người phải sống chung với gông
cùm, roi vọt,… chúng thân thiết và làm bạn với họ Đòn roi tra khảo là những nỗi đau hành hạ họ thường xuyên Đối với họ Cao, nghiên bút không thể thăng hoa để hát ca hoài bão của nam nhi Nó khóc thương cho một kiếp nổi chìm của kẻ sĩ mang thân tội với thể chế đương thời, không còn đâu hào
quang ngạo nghễ của kẻ tài tử “khổ dạng trâm anh” Thay vào đó là tình cảnh
Trang 21thê thảm Hãy đọc Đằng tiên ca (Bài ca cái roi song) và ba bài Trường giang
thiên (Vịnh cái gông dài) để thấy cuộc sống u ám, sinh mệnh mong manh của
nhà thơ: người bị lê kéo; những trận mưa roi tới tấp; thể xác bị tả tơi; tâm thần hoảng loạn…
“Roi quất nhoang nhoáng bay đi liệng lại như ánh chớp
Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở
Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sôi
Hai cái nọc sừng sững, có vẻ vững chắc”
(Đằng tiên ca – Bài ca cái roi song)
Dưới đòn khảo tra, con người thật bé nhỏ, hư huyễn, dập nát Bởi vì
đòn “roi quất như sấm sét” roi song giống như “thuồng luồng quật vào ao
lở” Cực hình vừa được miêu tả cụ thể vừa được “vũ trụ hóa” qua cảm nhận
của kẻ bị cực hình “Sấm sét” ấy, “thuồng luồng” ấy nuốt chửng tội nhân
Tất cả những tình cảnh ấy đã được tái hiện như đoạn phim tư liệu ngắn nhờ bút pháp kể và tả của Cao Bá Quát
Cao Bá Quát còn ghi lại cảnh bị tra tấn diễn ra như thế trong những bài thơ khác, cái đau đớn thể xác, sự chà sát về tinh thần cứ mãi nhân lên Những lần bị khảo tra của tù ngục là một hiện thực nghiệt ngã đã hằn sâu trong thơ
ông tạo nên nét độc đáo trong cách đặt thi đề Tính tự sự được bộc lộ ngay ở
tên của nhiều bài thơ Cũng bởi thế mà nhan đề thơ Cao Bá Quát quá dài so
với những cây bút khác Chẳng hạn các bài thơ sau: Ngày 17 tháng 10, sau
khi bộ Lễ tra tấn nghiêm ngặt rồi, gượng đau viết luôn bốn bài; Ngày 21 tháng giêng, bị giải sang giam ở ngục Thừa Thiên; Ông Đoàn Tính lúc sắp lên đường, nâng chén từ biệt viết chạy bài này để tặng; Thấy người ngoài Bắc tới, nhân nói chuyện tin tức trong làng; Đêm rằm tháng sáu, dưới ánh trăng viết gửi các bạn cũ;… Người đọc nhận ra thi đề của Cao Bá Quát thường nêu
Trang 22lên những sự việc cụ thể xảy ra đối với tác giả Đặt tiêu đề như vậy cũng là một đặc điểm trong sáng tác của Cao Bá Quát
Tuy nhiên, Cao Bá Quát không thừa nhận hành động của mình là phạm
tội, người tù đã “kháng án” Ông bày thuật sự oan khuất của mình Học tập Nghiêu Phu, ông muốn chẻ đôi cái gông để viết nên “Thiện sự ngâm” bi tráng
trong cõi lao tù
Từ lao tù, Cao Bá Quát lại phải đi dương trình hiệu lực Có lẽ đây là đoạn đời Cao Bá Quát càng thấm thía trải nghiệm tình cảnh xót xa Nếu trong
tù ngục bị giam hãm khảo đả thì xuất dương chỉ là kiểu đi đày xa xứ Thế giới rộng mở không thể thay đổi được thân phận kẻ tội tù Cao Bá Quát Nhà thơ
đã cảm nhận chua xót tình cảnh biệt ly quê hương để ra đi Ông bắt gặp mình trong số kiếp của Ngũ Viên và Trương Khiên Ngũ Viên tài giỏi vì là trung thần cương trực mà chết Trương Khiên đi sứ bị Hung Nô lưu đày trên mười năm ở xứ người… Nỗi uất hận của kẻ trung thần, nỗi thương thân của kẻ viễn
xứ cộng lại làm nên tình cảnh của một Cao Bá Quát phương Nam thuở ấy:
“Phiếm sà mạn tự đàm Trương Sứ, Quyết nhãn bằng thùy điếu Ngũ Vân (viên) Ngã thị Trung Nguyên cựu nhân vật,
Tây phong hồi thủ lệ phân phân”
“Cũng chuyện cưỡi bè, cứ nói tràn đến Trương sứ Ngẫm lời dặn “khoét mắt” nhờ ai viếng hộ Ngũ Viên
Ta cũng là nhân vật cũ ở Trung Nguyên, Trước ngọn gió tây, ngoảnh đầu lại, lệ tuôn lã chã.”
(Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự, triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi – Cùng với Hoàng Liên Phương nói chuyện
Trang 23việc hải ngoại, có điều cảm xúc, viết chạy bút đưa bạn)
Cuộc đời Ngũ Viên là một bài ca bi hận, cuộc đời Trương Khiên để lại thương cảm ngưỡng phục muôn đời Cao Bá Quát cũng sống mãi cùng nhân dân và cùng lịch sử như một tấm gương không khuất phục cường quyền
Cũng trong thời gian lìa xa quê hương đi chuộc tội, Cao Bá Quát giãi bày cảnh nhớ nước thương nhà Xứ người là một thế giới mới lạ, văn minh nhưng cũng là thế giới đẩy Cao Bá Quát ngày càng lìa xa gia đình thân thương Những vần thơ của kẻ lữ khách thấm ý vị buồn thương lưu lạc bơ vơ:
“Khách trình do vạn lý Hương tứ kịch tam thu Phù thế thùy thanh nhãn Kinh ba tự bạch đầu”
“Bước đường xa lạ, còn cách hàng muôn dặm, Lòng nhớ quê hương một ngày những tưởng ba thu, Cuộc đời trôi nổi, biết ai là người mắt xanh?
Ngọn sóng càng dữ dội, tự nhiên cứ bạc đầu”
(Thập lục nhật yết đĩnh Lữ Thuận, thứ Trần Ngộ Hiên – Ngày 16, neo thuyền ở bến Lữ Thuận, họa thơ của Trần Ngộ Hiên)
Sau thời gian dương trình hiệu lực trở về, ông giữ chức cũ một thời gian rồi bị thải
Bi phẫn tột cùng đã khiến Cao Bá Quát đứng lên chống lại cường quyền Ông cùng Lê Duy Cự làm cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương Rất tiếc là cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt, Cao Bá Quát tử trận Đó là con đường hành đạo của một kẻ sĩ đầy sóng gió, từ hành trình của một bậc trung thần đến một kẻ nghịch thần Từ giã quan trường trở về với nhân dân, Cao Bá Quát
Trang 24phủ nhận thể chế chính trị hà khắc Ông muốn tìm ý nghĩa mới của cuộc đời song không đi trọn được khát vọng tự do
Tóm lại, qua những vần thơ giàu tính tự sự, Cao Bá Quát đã tái hiện lại
được tình cảnh thực của thi nhân, đó là cuộc đời nhiều bất hạnh: nghèo khổ, công danh lận đận, ngục tù bi thương Thơ ca giàu tính tự sự góp phần khắc họa quan hệ giữa con người thi nhân và hoàn cảnh xã hội; mối quan hệ giữa cường quyền và thân phận kẻ bề tôi Hoàn cảnh và cuộc sống là điểm tựa cho nghệ thuật, chi phối ảnh hưởng lớn tư duy nghệ thuật Cao Bá Quát
2.1.1.2 Tự thuật về gia đình
Trước hết, Cao Bá Quát nói đến gia cảnh nghèo, cảnh gia đình nghèo túng xác xơ
Trong bài thơ “Mộng vong nữ’, Cao Bá Quát kể lại giấc mơ của mình:
“Đêm qua bỗng thấy chiêm bao
Gặp con giọt lệ tuôn trào như mưa
Áo đơn lạnh lẽo xác xơ
Ủ ê nét mặt bơ phờ hình dung.”
Với Cao Bá Quát, chiêm mộng cũng trở thành một câu chuyện đau lòng Nhờ ngòi bút giàu tính tự sự, mà những chi tiết, hình ảnh trong mơ cũng hiển hiện, sống động rõ nét: một vong linh nhỏ bé, siêu hình được hữu hình hóa như con người bằng xương bằng thịt, hiện ra trong giấc mơ ám ảnh độc
giả Đó là hình hài, dáng vẻ cô bé: từ “áo quần xác xơ”, đến “nét mặt buồn
bã, ủ ê”… người con gái tội nghiệp của Cao Bá Quát về với người cha của
mình trong mơ Nhà thơ thuật lại cuộc gặp gỡ âm dương đầy xót xa, sầu tủi Nhà thơ kể lại cuộc đối thoại âm dương ngậm ngùi: cha cầu xin con đừng chê nhà nghèo khó!
“Con ạ! Nhà ta tuy nghèo nhưng dưa muối không thiếu
Dù có tận khổ thì con hãy cứ trở về!”
Trang 25Nhà thơ nghẹn ngào nói với con gái của mình: dù là gia cảnh nhà mình nghèo nhưng xin con hãy cứ trở về
Như vậy, qua những hình ảnh chân thực, sống động của đứa con gái; qua tâm tình nhà thơ mà gia cảnh nghèo khó được hình dung khá rõ Cái nghèo hằn lên áo quần đứa bé mặc, cái nghèo hằn lên hình hài tâm tư… tất cả
đã được tái hiện Người đọc cũng nhận ra tình cha con thắm thiết của nhà thơ Cao Bá Quát còn viết về sự cách xa của những người thân Ông phải lưu lạc xa gia đình nên những vần thơ viết về vợ con, về anh chị em, về cha
mẹ của ông thật xúc động
Cao Bá Quát luôn kể về người vợ của mình với một giọng yêu thương trìu mến Khi bạn là Lưu Quỹ về quê, ông nhờ thăm vợ:
“Nhắn bác về thăm hỏi nhà tôi
Trong buổi gió mưa này hai bên cùng đầm đìa giọt lệ.”
(Văn Lưu Nguyệt Trì ra Bắc hành khuyết vi diện biệt phục ký nhị thủ - Nghe tin Lưu Nguyệt Trì ra Bắc,
không thân đến tiễn được, kính gửi hai bài)
Nhà thơ nhắn nhủ người bạn nhớ hỏi thăm vợ mình Trong tình cảnh ly biệt, nhà thơ luôn thường trực nỗi nhớ về người vợ thân yêu
Có những đêm mưa nằm thao thức suốt đêm không ngủ được, ông ngồi lặng bên đèn nghĩ đến vợ cũng đang nhớ đến mình:
“Chiếc gương nhỏ đã gửi vào tráp người đi xa, Tấm áo rét để lại trong phòng cũ
Giữ những vật ấy để cùng tự an ủi, Không để cho đôi ta quên nhau”
(Tự quân chi xuất hỹ - Từ ngày anh ra đi)
Tình cảnh cách chia giữa Cao Bá Quát và người vợ yêu thương được nhà thơ diễn tả qua những dòng thơ cảm động Ông kể về những kỉ vật rất
Trang 26riêng riêng giữa vợ chồng, nhờ đó mà người đời biết được qua lời “tự bạch”
của tác giả: chiếc gương nhỏ được xếp vào tráp và tấm áo rét Kể về những kỉ vật thiêng liêng đó cũng là nhà thơ trải lòng mình trước sự ly biệt, tình vợ chồng và sự cô lẻ, lòng thủy chung son sắt
Tiếp được thư của vợ từ ngoài Bắc gửi vào, đọc thư mà nước mắt ông ròng ròng Nhận được tấm áo bông của vợ gửi cho, ông cảm động trước lòng yêu thương chăm chút chu đáo của vợ, trong từng mũi chỉ đường kim:
“Một phong thư đọc dưới ánh đèn muôn hàng lệ chảy
Đêm nay mảnh hồn tàn trở về quanh quẩn chốn buồng thêu”
(Tiếp nội thư tính kí hàn y bút điều sở sự - Tiếp thư vợ gửi áo rét, bút và vài thứ)
Hình ảnh nhà thơ hiện lên trước mắt chúng ta rưng rưng bởi những chi tiết cụ thể, chân thực: đọc thư dưới ánh đèn, muôn hàng lệ chảy…
Thời gian đi hiệu lực ở Inđônêxia, khi Cao Bá Quát nhìn đôi vợ chồng người Anh trìu mến bên nhau, ông đã thuật lại cảnh người chồng nâng niu rót sữa cho vợ uống:
“Níu áo chồng nói chuyện ríu rít Tay cầm chén sữa một cách uể oải Đêm lạnh không chịu nổi gió bể Nghiêng mình, lại đòi chồng nâng dậy”
(Dương phụ hành – Bài hành “Người đàn bà Tây Dương”)
Cao Bá Quát kể lại cảnh tình tứ giữa hai vợ chồng người ngoại quốc bằng những chi tiết cụ thể, người vợ nũng nịu người chồng bằng những cử chỉ như: níu áo chồng, nói chuyện ríu rít, tay cầm chén sữa uể oải, nghiêng mình, đòi chồng nâng dậy,… Nhà thơ không nhân danh đạo đức phong kiến để phê
Trang 27phán Ông nhìn họ hạnh phúc mà chạnh thương tình cảnh ly biệt của bản thân:
“Các ngươi yêu nhau đâu biết ta đang ở cảnh biệt ly” (Dương phụ hành)
Cao Bá Quát thường nói về tình cảm thủy chung Ông muốn người đời
hát khúc “Bạch đầu ngâm” Tràng Khanh hãy ở lại với Trác Văn Quân đến
già, không nên theo đuổi những mối tình xa lạ khác
Cao Bá Quát khi nhớ về gia đình luôn buồn phiền day dứt như một người có lỗi Cái lỗi của người không làm tròn bổn phận làm cha, người bạn đời không có cơ hội chăm sóc gia đình Những nỗi niềm sâu thẳm day dứt ấy được thi nhân thuật lại nhiều lần trong thơ ca:
“Người không phải cây cỏ Bởi biết buồn biết vui
Ai chẳng có thân thích Đòi phen lệ sụt sùi Đời ta vì chữ danh Mười năm uổng miệt mài Than ôi tình cốt nhục Đau đớn kẻ xa xôi
Mới vắng nhà vài tháng
Đã bao sự đổi dời.”
(Đắc gia thư thị nhật tác – Viết hôm tiếp được thư nhà)
Ông tự soi vào lòng mình Thi nhân thuật lại tình cảnh day dứt của mình khi không thay đổi được hoàn cảnh Hình ảnh nhà thơ thường rơi lệ khi
“sụt sùi”, khi “tuôn chảy”, khi “lã chã”,… cũng trở thành một ám ảnh trong
lòng độc giả
Cao Bá Quát thường kể về nỗi nhớ nhung của mình với vợ con:
“Mưa bụi lất phất, ban đêm đóng cửa,
Ngọn đèn côi quạnh, lúc tỏ lúc mờ, im lặng chẳng nói năng gì
Trang 28Kẻ ở chân trời và người ở chốn phòng khuê,
Đã nhớ nhau thì ai ở đâu mà tâm hồn chẳng tan tác”
(Trệ vũ trung dạ cảm tác – Mưa dầm suốt đêm cảm tác)
Nhà thơ kể về gia đình của mình với những nỗi niềm buồn thương, nhớ nhung trong những tình cảnh khác nhau: lúc độc tọa, khi nhận được tin tức, lúc chiêm mộng… Qua ngòi bút giàu tính tự sự, cảnh vật và con người thi nhân được khắc họa một cách rõ nét Ta cảm được cái lạnh, cái cô đơn của thi nhân giữa thế gian này
Ông còn nhớ đến con của mình và hồi tưởng lại những ngày quá khứ:
“Ta cũng nhớ đến con ta Nào lúc bám lấy mẹ kêu đói Nào khi níu lấy ông học vái”
(Hữu sở tư – Nỗi nhớ)
Nỗi nhớ của nhà thơ dường như có hình hài sắc nét thông qua những chi tiết sống động ông mường tượng, kể lại cảnh gia đình ấm áp bên nhau:
đứa trẻ “bám lấy mẹ”, “kêu đói”, khi thì “níu lấy ông”, “học vái”… Tất cả
hiện lên chân thực qua lời văn giàu tính tự sự không hề tô vẽ
Cao Bá Quát còn miêu tả không khí gia đình quấn quýt, âu yếm, chan chứa, bình dị:
“Bà vợ vụng về, tựa vào gối chải mái tóc rối Con trẻ ngây thơ, kéo áo đòi khoanh tay để gối đầu”
(Bệnh trung – Trong lúc ốm)
Tình cảm yêu thương giữa vợ và chồng, cha và con được nhà thơ diễn
tả mộc mạc như đời sống đang diễn ra thông qua những cử chỉ, hành động: người vợ tựa vào gối để chải tóc, con trẻ thì đòi khoanh tay để gối đầu Bằng
những hình ảnh “tả thực” trên, nhà thơ không hề hư cấu trau chuốt, ở đây thơ
Trang 29ca mượn ưu thế của văn xuôi để diễn đạt cuộc sống Ông đã kể lại chuyện thường nhật trong cuộc sống của nhà mình Có sao kể vậy!
Cao Bá Quát còn tự thuật về sự lìa biệt của người thân Ông đã kể lại
cảnh đau lòng của gia đình mình khi con gái mất qua bài “Mộng vong nữ”
Nghe một người ở quê vào kinh báo tin bà chị mất, ông bàng hoàng câm lặng một mình trong đêm tối Nhà thơ trầm ngâm, day dứt hướng về phía Bắc quê hương mình – nơi có gia đình thân yêu ở đó
“Trời đã tối một mình trầm ngâm
Ba lần trở ra nhìn về phía Bắc thành”
(Đắc gia thư thị nhật tác – Viết hôm tiếp được thư nhà)
Qua những lời kể, lời tự thuật của Cao Bá Quát, chỉ thấy nỗi buồn thương xao xác Ông kể về gia đình bằng những vần thơ chân thực và chứa chan tình cảm Tự sự giúp nhà thơ giãi bày những cung bậc tình cảm với người thân yêu ruột thịt Một người cha, một người chồng, một người con nhân từ, thủy chung, hiếu đạo là chân dung Cao Bá Quát trong mối quan hệ gia đình
2.1.2 Tự thuật về chân dung con người thi nhân
2.1.2.1 Tự thuật về dáng vẻ bên ngoài
Dáng vẻ bên ngoài của con người được hiểu là dáng vẻ, đầu tóc, màu
da, nét mặt, trang phục,… Thậm chí là đi đứng, khóc cười… Xuất hiện trong sáng tác thơ ca, Cao Bá Quát dường như không họa rõ chân dung mình theo cách hình dung của người hiện đại Độc giả muốn biết được khuôn mặt, khổ
người,… muốn có một “bức ảnh” nhà thơ thật khó Trong khi khảo sát,
chúng tôi nhận thấy:
Những vần thơ tự thuật về bản thân Cao Bá Quát thường khắc họa chân
dung của một “con người hay khóc” Khóc là trạng thái không bình thường