1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian nghệ thuật trong thơ chữ hán cao bá quát

70 692 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 552,99 KB

Nội dung

Tìm hiểu không gian trong tác phẩm văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận của cuộc sống một cách nghệ thuật và thẩm mĩ ở trong đó, từ đó cảm nhận được tâm hồn, tình cảm và cách cảm nhận

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ THUỲ

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG

THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoá học:

Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng

viên chính Nguyễn Thị Tính, tác giả khoá luận xin gửi tới cô giáo lời cảm ơn

chân thành, sâu sắc nhất

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt

Nam và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành

khoá luận này

Hà Nôi, ngày 10 tháng 05 năm 2010

Người thực hiện

Bùi Thị Thuỳ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu trong khoá luận này là trung thực Khoá luận này không trùng khít với bất

cứ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đó Nếu sai, tôi xin hoàn

thoàn chịu trách nhiệm

Hà Nôi, ngày 10 tháng 05 năm 2010

Người thực hiện

Bùi Thị Thuỳ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của khoá luận 8

7 Bố cục khóa luận 8

NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: CAO BÁ QUÁT - TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM 10

1.1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX 10

1.1.1.Chính trị 10

1.1.2.Kinh tế 11

1.1.3.Về văn hoá 11

1.1.4.Về tư tưởng 11

1.1.5.Về ngoại giao 12

1.1.6.Tình hình văn học 12

1.2 Tác gia Cao Bá Quát 12

1.2.1.Gia đình và quê hương 12

1.2.2 Thân thế, cuộc đời Cao Bá Quát 13

1.3 Tác phẩm Cao Bá Quát 15

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT 16

2.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật 16

2.1.1 Không gian 16

2.1.2 Không gian nghệ thuật 17

2.1.3 Các hình thức không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học 19

2.2 Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát 20

2.2.1 Không gian thiên nhiên 20

2.2.2 Không gian xã hội 33

2.2.3 Không gian gia đình, nguồn cội 49

2.2.4 Không gian hải ngoại 58

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

a Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ vĩ đại hàng đầu của văn học

dân tộc, là một hiện tượng lạ của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế

kỷ XIX

Có thể nói ông là một nhà thơ, một nhân vật đặc biệt ở thế kỷ XIX,

một tài hoa lỗi lạc luôn được dân chúng xưng tán là “Thần Siêu thánh Quát”

Vua Tự Đức đã phải hết lời khen ngợi rằng:

“Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường.”

Không những vậy, ông còn được mệnh danh là một thi hào nổi tiếng - người

làm giàu cho tao đàn Việt Nam bằng những “hàng châu ngọc” đầy giá trị

b Cao Bá Quát để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ có giá

trị to lớn về cả nội dung và nghệ thuật Nhưng nổi bật hơn cả về mọi mặt,

những sáng tác đã làm nên tên tuổi của nhà thơ đó là mảng thơ chữ Hán

Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đạt được thành công xuất sắc trên mọi

phương diện: giá trị, nội dung, tư tưởng, nghệ thuật… cả về số lượng Những

tác phẩm ấy đã vẽ lên chân dung một người nghệ sĩ tài ba, một nhà thơ lớn

của văn học dân tộc

c Trong thơ luôn có không gian, thời gian nghệ thuật, chúng chính là

hình thức để con người cảm thụ thế giới và con người

Tìm hiểu không gian trong tác phẩm văn học chính là tìm hiểu cách

cảm nhận của cuộc sống một cách nghệ thuật và thẩm mĩ ở trong đó, từ đó

cảm nhận được tâm hồn, tình cảm và cách cảm nhận của nhà văn

d Có rất nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu thơ văn Cao Bá

Quát, đặc biệt là những tác phẩm thơ chữ Hán Nhưng tìm hiểu không gian

Trang 6

nghệ thuật trong thơ ông là một đề tài mới, chưa được nhiều nhà nghiên cứu

phê bình văn học đặt bút đến Khám phá tìm hiểu một đề tài mới lạ, ta góp

phần làm phong phú, đặc sắc về giá trị cho các tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá

Quát

e Hiện nay, vấn đề không gian nghệ thuật, cùng với thời gian nghệ

thuật trong tác phẩm văn chương là thành tựu nghiên cứu của ngành thi pháp

học - một ngành nghiên cứu hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc tìm hiểu,

khám phá tác phẩm và đang được giới nghiên cứu quan tâm chú ý

2 Lịch sử vấn đề

Hiện nay, việc khám phá tác phẩm văn chương từ góc độ tìm hiểu không

gian nghệ thuật - sự phát triển của ngành thi pháp học, đang được giới nghiên

cứu quan tâm khai thác nhiều Đã có nhiều công trình văn học khai thác về

vấn đề không gian nghệ thuật như: không gian nghệ thuật của ca dao dân ca

trữ tình, không gian nghệ thuật trong thần thoại, truyện cổ tích, trong “Chinh

phụ ngâm khúc”, “Cung oán ngâm khúc”, hay trong thơ chữ Hán Nguyễn

Du…”

Cao Bá Quát là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, là người đem

đến một tiếng nói riêng một cá tính sáng tạo độc đáo, để lại những dư âm đậm

sâu trong lòng người đọc Cao Bá Quát là một nhà nho học uyên bác, một văn

gia đã được văn giới Việt Nam tặng cho huy hiệu “Thánh Quát” Hiện nay

việc đánh giá về tác gia này đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ nhiều phương

diện Chính vì vậy các công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát và tác phẩm của

ông ngày càng tăng lên với một số lượng đáng kể

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng có rất nhiều bài viết, công trình

nghiên cứu lớn Nhưng vấn đề không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán của

ông thì số lượng bài viết còn ít

Trang 7

Dưới đây là một số công trình nghiên cứu và bài viết về thơ chữ Hán

Cao Bá Quát :

1 Nguyễn Huệ Chi (1961), “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong

thơ Cao Bá Quát”, Tạp chí nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 6

2 Tảo Trang (1963), “Một số tài liệu về thơ văn Cao Bá Quát”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 2

3 Vũ Khiêu (1969), “Lời giới thiệu” trong sách “Thơ chữ Hán Cao Bá

Quát” tuyển dịch, in lần thứ 1 - 1970 và lần thứ 2 - 1976, Nxb Văn học, Hà

Nội

4 Nguyễn Ngọc Quận (2002), “Chất tự sự trong thơ chữ Hán của Cao

Bá Quát” - Khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, hợp tuyển

nghiên cứu - Giảng dạy văn học và ngôn ngữ, Nxb Đà Nẵng

5 Nguyễn Ngọc Quận (2002), “Vài nhận xét về tập thơ văn Cao Bá

Quát”, tập san khoa học xã hội và nhân văn số 20

Những bài viết và một số tài liệu đã có ý nghĩa mở đường, định hướng

Trên cơ sở ấy đề tài xin được tiếp tục nghiên cứu, mở rộng và bổ sung nhiều ý

kiến, quan điểm của bản thân về không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán

Cao Bá Quát

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ tác phẩm thơ chữ

Hán Cao Bá Quát

Đề tài chúng tôi giới hạn trong phạm vi không gian nghệ thuật trong

thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Bên cạnh đó để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và khách quan trong phân

tích, nhận xét, đánh giá chúng tôi đặt cách chiếm lĩnh không gian nghệ thuật

Trang 8

trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát với cách chiếm lĩnh không gian trong ca dao

dân ca Việt Nam, và một số nhà thơ trước và cùng thời với ông

4 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến các mục đích sau:

a Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống sâu sắc, và cụ thể hơn vấn

đề không gian nghệ thuật trong tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá Quát Từ đó có

cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn về con người và giá trị thơ văn của ông

b Thực hiện đề tài mục đích lớn nhất là có một cái nhìn mới mẻ từ góc độ

nghệ thuật - không gian ở những tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá Quát Có cách

tiếp cận, điểm nhìn mới - không gian nghệ thuật trong tác phẩm thơ chữ Hán

Cao Bá Quát - về con người về giá trị tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm của

ông

c Đề tài góp phần phục vụ cho việc giảng dạy về tác gia và tác phẩm

Cao Bá Quát ở trường phổ thông sau này

d Người viết bước đầu tập tìm hiểu nghiên cứu khoa học

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp đối chiếu so sánh

- Phương pháp bình giảng văn học

6 Đóng góp của khoá luận

Tìm hiểu phân tích hệ thống không gian trong thơ chữ Hán Cao Bá

Quát làm nổi bật con người, phong cách và những sáng tạo độc đáo của

nhà thơ

7 Bố cục khóa luận

Mở đầu : Nội dung :

Trang 9

Chương 1: Cao Bá Quát - Tác gia và tác phẩm

1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ

XIX

1.2 Thân thế, cuộc đời Cao Bá Quát

1.3 Tác phẩm Cao Bá Quát

Chương 2 : Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán - Cao Bá Quát

2.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật

2.2 Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Kết luận :

Tài liệu tham khảo

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

CAO BÁ QUÁT - TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM

1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

Cao Bá Quát sống ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, cùng thời với

các nhà thơ lớn của dân tộc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công

Trứ… Đây là giai đoạn tổng khủng hoảng một cách toàn diện sâu sắc của chế

độ phong kiến, biểu hiện trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…

1.1.1 Chính trị

Chính trị trong nước khủng hoảng trầm trọng Sự khủng hoảng bắt đầu

từ các tập đoàn phong kiến thống trị Trung ương Đó là sự thất thế liên tục

của triều đại phong kiến Cao Bá Quát đã tận mắt chứng kiến sự hưng thịnh

cũng như suy vong của ba triều đại: triều Tây Sơn, triều Lê, triều Nguyễn

Đời sống nhân dân vì vậy vô cùng cực khổ: loạn lạc, đói kém, mất mùa,

bệnh dịch, đau ốm… Đặc biệt là sự hoành hành, lan rộng từ Nam ra Bắc của

bệnh dịch

Cũng lúc đó xảy ra hành loạt các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp

giật, lừa đảo…

Nông dân ở khắp mọi nơi đã bùng lên khởi nghĩa đòi quyền sống, đòi

sự công bằng, đòi sắp xếp lại trật tự xã hội

Mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra vô cùng gay

gắt, quyết liệt: mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị, mâu thuẫn giữa nhân

dân lao động với địa chủ quan lại vua chúa

Bị áp bức bóc lột đến thậm tệ khốn cùng, nhân dân không thể chịu

đựng được nữa họ vùng lên đấu tranh, khởi nghĩa Các cuộc khởi nghĩa nông

Trang 11

dân xảy ra liên tiếp và rộng khắp: họ đòi ruộng đất, đòi giảm sưu thuế, chống

áp bức bóc lột: Những cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh

Phương, Hoàng Công Chất… mà đỉnh cao, kết tinh sức mạnh của khởi nghĩa

nông dân là chiến thắng lừng lẫy của đội quân áo vải Tây Sơn do Nguyễn

Hữu Cầu lãnh đạo

Đây được mệnh danh là thế kỉ nông dân khởi nghĩa

1.1.2 Kinh tế

Nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu thì đến giai đoạn này càng bị trì trệ

nghiêm trọng Kinh tế hàng hoá vốn đã nảy nở đến giai đoạn này đã bị kìm

hãm bởi rất nhiều nguyên nhân: thiên tai, chiến tranh, những chính sách bảo

thủ phản động của giai cấp phong kiến

1.1.3.Về văn hoá

Đây là giai đoạn trưởng thành của ý thức dân tộc, mà bản sắc văn hoá

chính là biểu hiện đẹp đẽ của ý thức dân tộc ấy Trên cơ sở của văn học dân

gian và sự tiếp nhận văn học Trung Quốc, dưới tinh thần tự hào dân tộc, văn

học dân tộc dần thoát khỏi tư tưởng sùng ngoại để đi vào một khuynh hướng

tiếp nhận sáng tạo tinh hoa văn hoá nước ngoài

Ở thời kì này các ngành nghệ thuật phát triển như: nghề in, văn tự, nghệ

thuật sân khấu, điêu khắc kiến trúc…

1.1.4 Về tư tưởng

Từ sự khủng hoảng của xã hội dẫn đến Nho giáo - hệ tư tưởng chính

thống của chế độ phong kiến cũng bị phá sản Đồng thời với nó là sự xuất

hiện của hệ tư tưởng mới, tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc: tư tưởng dân

chủ

Trang 12

1.1.5 Về ngoại giao

Các quan niệm và các giai thoại xưa cho rằng: giai cấp phong kiến giai

đoạn này tỏ ra phản động, họ đã bán nước, làm tay sai cho quân xâm lược mà

tiêu biểu là Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh… Điểm sáng ngoại giao bừng

lên trong thời của vua Quang Trung …

Cao Bá Quát đã sống và chứng kiến sự chìm nổi trong thời đại ấy Ông

là một nhân chứng của thời đại đau thương mà quật khởi có bi kịch cũng có

anh hùng ca Những điều đáng thương, những điều “trông thấy mà đau đớn

lòng”, những cuộc thay thầy đổi chủ ấy, hiện thực chốn quan trường, cuộc

sống sự mưu sinh cực khổ ấy đã ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến thế giới

quan của nhà thơ

1.1.6 Tình hình văn học

Đồng thời thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX cũng là thế kỉ của sự chuyển

biến về chất trong văn học: Lần đầu tiên trong văn học con người cá nhân

được đặt vào vị trí trung tâm được soi sáng từ bên trong, từ nội tâm và nhu

cầu hạnh phúc, nhu cầu phát triển nhân cách, tài năng được đặt ra Tuy vậy thì

những vấn đề lớn của dân tộc và đất nước vẫn được các nhà thơ quan tâm và

thể hiện

1.2 Tác gia Cao Bá Quát

1.2.1.Gia đình và quê hương

Cao Bá Quát sinh năm 1808 mất năm 1855

Cao Bá Quát sinh trưởng trong gia đình có truyền thống Nho học tại

một làng cách Hà Nội 17 km về phía Đông Đó là làng Phú Thị, huyện Gia

Lâm, tỉnh Bắc Ninh Nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội

Trang 13

Thân phụ Cao Bá Quát là nhà nho nghèo có đi thi nhưng không đỗ đạt,

sau đó ở nhà làm nghề dạy học - được gọi là thầy đồ Giảng Ông kì vọng

nhiều ở con cái, ông muốn hai con ông đỗ cao và sẽ trở thành những bậc hiền

thần nên đã đặt tên cho con trùng tên với những hiền sĩ nhà Chu thời xưa

Anh trai Cao Bá Quát là Cao Bá Đạt

Cao Bá Quát hầu như không được thừa hưởng gì từ gia đình vì

nghèo.Thủa nhỏ, ông sống ở khu Hoành Đình, tức Đình Ngang phía Nam

thành Đó là căn nhà lụp xụp giữa nơi hẻo lánh, ngõ vào chật hẹp, với xóm

giềng xung quanh không có giậu rào

Vì vậy cái nghèo theo ông từ nhỏ đến suốt cuộc đời

1.2.2 Thân thế, cuộc đời Cao Bá Quát

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Mẫn Hiên và Cúc Đường Anh em

ông được đi học rất sớm, đều nổi tiếng thông minh từ nhỏ Cả hai đều được

chính Hương cống Cao Huy Diệu là ông trong họ trực tiếp dạy dỗ

Cao Bá Quát nổi tiếng thông minh, cá tính: Có một lần vua Minh Mệnh

ra Bắc, trên đường đi gặp Cao Bá Quát đang tắm ở hồ Tây Cao Bá Quát cứ

thế chạy lên xem và bị lính bắt trói lại Vua ra câu đối:

“Nước trong leo lẻo cá đớp cá”

Cao Bá Quát đối lại:

“Trời nắng chang chang người trói người”

Một hôm có một ông quan dạy học, Cao Bá Quát tò mò liền đứng xem

Tỏ thái độ khinh bạc, ông thầy liền ra câu đối:

“Nhi tiểu sinh hà khứ đáo lai Cảm thuyết trình, Chu sự nghiệp”

Trang 14

(Mày là học trò oắt con từ đâu đến đây

Mà dám bàn về sự nghiệp của ông Trình ông Chu)

Cao Bá Quát liền đáp lại:

“Ngã quân tử, kiến cơ nhi tác dục

Vi Nghiêu thuấn quân dân”

(Ta là bậc quân tử biết thời cơ

Mà dấy lên muốn làm vua và dân thời Nghiêu Thuấn.)

Cao Bá Quát là một người lận đận trong thi cử và trong công danh sự nghiệp:

Năm 1821, Cao Bá Quát 14 tuổi đi thi Hương lần đầu nhưng không đỗ

Năm 1831, Cao Bá Quát 23 tuổi đi thi hương, đậu Á Nguyên thứ nhì

Đầu năm 1832, Cao Bá Quát đi thi Hội nhưng bị trượt

Đến năm 1835 và 1838, ông cũng tham gia các kì thi Hội nhưng đều bị

trượt

Đến 1841, Cao Bá Quát mới được gọi đi làm quan và nhận một chức

quan nhỏ (hành tẩu bộ lễ) nhân viên để sai vặt

Năm 1841, Cao Bá Quát được cử đi sơ khảo ở phủ Thừa Thiên Thấy

có nhiều bài học trò làm giỏi nhưng lại phạm huý, Cao Bá Quát rủ một người

bạn chấm thi cùng là Phạn Nha chữa bài thi cho học trò Chuyện bị phát giác

Cao Bá Quát liền bị bắt giam và đánh đập dã man Ông bị giam trong hai năm

từ 1841 đến 1842

Đến 1843, thì Cao Bá Quát được ra tù và đi phục dịch trên một tàu ra

nước ngoài (tàu của triều đình phong kiến nhà Nguyễn.)

Mùa hè năm 1843, ông được về nước Tuy nhiên, sau khi về nước Cao

Bá Quát không được làm quan nữa, ông trở về quê hương

Trang 15

Năm 1847, Cao Bá Quát lại được triều đình gọi vào Huế làm ở viện

Hàn lâm Công việc rất buồn, tẻ nhạt Ông rất chán nản

Năm 1851, Cao Bá Quát lại bị đổi từ viện Hàn lâm sang làm giáo thụ

(quan giáo dục) ở Quốc Oai Hà Tây Lúc bấy giờ, Quốc Oai là một nơi hẻo

lánh, Cao Bá Quát buồn và đã viết thơ

“Nhà trống ba gian một thầy, một cô, một chó cái

Học trò dăm đứa nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.”

Năm 1853, Cao Bá Quát thôi làm quan và về nuôi mẹ

Năm 1854, ông tôn một người là Lê Duy Cự làm minh chủ, mình là

minh sự khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn Họ tiến hành cuộc khởi nghĩa Mỹ

Lương đánh ở Thanh Oai - Hà Tây và một phần của Vĩnh Phúc

Đầu 1855 (tháng 12 Giáp Dần), Tự Đức cho phái 500 quân ở Thanh

Hoá đến đóng giữ Sơn Tây, đồng thời treo giải thưởng 500 lạng cho ai bắt

sống, hoạc 300 lạng cho ai giết chết được Cao Bá Quát

Cuối cùng Cao Bá Quát đã bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết

Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp Cao Bá Quát còn nhiều ý kiến,

tranh luận, bàn bạc Đó là một câu hỏi lớn cho các thế hệ độc giả đi sau giải

mã và tìm hiểu

1.3 Tác phẩm Cao Bá Quát

Sau khi chống lại triều đình, dòng họ Cao bị tru di tam tộc Cao Bá

Quát có hai người con cũng đều bị giết, vợ thì không rõ tên chỉ biết là có họ

Đỗ Sự nghiệp văn chương của ông cũng chịu chung số phận bị mang đi thiêu

hủy

Trang 16

Sáng tác thơ văn của Cao Bá Quát do người đời sau sưu tầm và thu

thập gồm:

12 đầu sách

1553 bài thơ và 21 bài văn

Thơ văn của Cao Bá Quát được sáng tác rải rác trong suốt cuộc đời

ngắn ngủi của mình, từ thời là học trò đến khi là một thuộc quan

Cao Bá Quát viết thơ, văn bằng chữ Nôm, chữ Hán

Thơ văn Cao Bá Quát thể hiện rõ cuộc đời tâm sự của nhà thơ: chân

dung một con người có hoài bão, có tài năng và có chí lớn, một con người

giàu tình cảm yêu quê hương, làng xóm, vợ con bạn bè, một con người dám

đấu tranh đương đầu với chế độ phong kiến, một con người trọng nghĩa khí

cảm thương xót xa cùng nhân dân

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHỮ HÁN

CAO BÁ QUÁT

2.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật

2.1.1 Không gian

“Không gian là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, là một hình

thức tồn tại của vật chất Trong cuộc sống không có gì có thể tồn tại ngoài

không gian và thời gian”

Con người luôn phải tồn tại thể hiện tính xác định của mình trong thế

giới khách thể lớn chiều Đó là ba chiều không gian một chiều thời gian Thơ

phải thích nghi với ba chiều không gian một chiều thời gian đó Giữa ba chiều

không gian và một chiều thời gian có mối quan hệ biện chứng với nhau Cũng

vì thế quan niệm khoa học hiện đại đã coi thời gian là chiều thứ tư của không

gian là ý nghĩa ấy

Trang 17

Không gian là một định lượng để xác định quá trình tồn tại vận động và

phát triển của mọi sự vật sự việc trong thế giới tự nhiên Không gian là hình

thức tồn tại cơ bản của thế giới vật chất Ở trong đó, các vật có thể có kích

thước, độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia

Con người có thể nhìn ngắm, đo đạc thậm chí chạm được vào không

gian một cách trực tiếp, có thể cảm nhận được một cách cụ thể chân thực

bằng trực giác Tuy vậy, đó chưa phải là không gian nghệ thuật chỉ là không

gian cụ thể, không gian vật chất

2.1.2 Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật,

không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật

nào không có nền cảnh nào đó Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình

cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên

trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả

trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng cũng xuất phát từ một điểm nhìn,

diễn ra trong trường nhất định, qua đó thể hiện thế giới nghệ thuật cụ thể,

cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục

cách quãng, nối tiếp, cao thấp, xa gần, rộng dài, tạo thành viễn cảnh nghệ

thuật Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính

chủ quan…” [1, 160 ]

Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng

tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm

nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh đơn giản

không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất.” Và “không gian nghệ

Trang 18

thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ

của các biểu tượng không gian” [2, 108 - 109 ]

Trong cuốn “Một số vấn đề thi pháp học hiên đại” GS.Trần Đình Sử

lại đưa ra một cách hiểu khác về không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ

thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển

khai thế giới nghệ thuật Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và

mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn cách nhìn”

I.U.Lôman cho rằng: “Việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là

hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một trong những không gian

được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình

một đối tượng vô hạn - là thế giới ngoài tác phẩm” [3, 376 ]

Nói chung không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một vấn đề

có nhiều tranh cãi, nhiều quan niệm khác nhau Tuy nhiên, các quan điểm đều

thống nhất ở chỗ cho rằng: Không gian nghệ thuật không đồng nhất với

không gian hiện thực Đó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người

đang sống đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong không gian đó

Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của

thế giới nghệ thuật, là phạm trù của thế giới nghệ thuật Tuy nhiên điều đặc

biệt ở chỗ, không gian nghệ thuật là hình thức mang tính nội dung

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm

biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống Do đó

không thể quy không gian nghệ thuật về sự phản ánh giản đơn không gian địa

lí không gian vật chất Trong nghệ thuật, cụ thể là trong tác phẩm văn học

ngoài không gian vật thể còn không gian tâm tưởng

Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò

chơi, nằm trong quy ước chung giữa tác giả và người đọc, do tác giả đề xuất

và người đọc đồng cảm

Trang 19

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình

hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như: Tôn giáo, xã hội, đạo đức, luật

pháp… Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm tính phân giới, tính

cản trở… Không gian nghệ thuật cho thấy cấu trúc bên trong của tác phẩm

văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ

của một tác giả hay một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để

khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng

nghệ thuật

Sự biến đổi không gian trong tác phẩm văn học gắn với sự thay đổi xã

hội, sự tự ý thức của con người và tư duy nghệ thuật trong văn học Việc tìm

hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm có tầm quan trọng

lớn, cho phép khám phá phong cách cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ một

cách khoa học về đời sống

Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải là không gian hiện thực,

vật lý mà là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình tượng con

người trong thế giới nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn liền với quan

niệm về con người góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy

Tóm lại, không gian nghệ thuật là mô hình của thế giới nghệ thuật Sự

đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian, các miền phương vị: cao - thấp;

xa - gần; các chiều: sâu – cao - rộng…tạo thành các ngôn ngữ nghệ thuật để

biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm Sự lặp lại cuả các hình thức không

gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật

2.1.3 Các hình thức không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học

Hình thức không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một vấn đề

phức tạp, đa diện bởi nó có nhiều cách tiếp cận khác nhau

Trang 20

Tuy nhiên để thuận lợi nhất cho việc triển khai đề tài khóa luận chúng

tôi tạm chia hình thức không gian nghệ thuật thành hai kiểu: không gian nghệ

thuật trong các loại tiểu thuyết, không gian nghệ thuật trong các thể loại phi

tiểu thuyết

Ở đây chúng tôi chỉ lưu ý đến không gian nghệ thuật trong các thể loại

phi tiểu thuyết Bao gồm không gian trong thần thoại, không gian trong sử thi,

không gian trong cổ tích và không gian văn học viết trung đại

Văn học viết trung đại lại gồm hai thể loại đó là văn xuôi và thơ trữ

tình Ta thấy, con người trung đại luôn ý thức về vị trí của mình giữa thế giới,

tự cảm nhận mình như là một khách thể của vũ trụ, nhìn mình từ bên ngoài,

trên cao (đăng cao) hoặc ngoài xa (viễn vọng)… từ đó mà cảm nhận nhân thế,

sướng vui đau khổ Không gian nghệ thuật trong văn học trung đại cũng là

không gian trong tâm hồn con người Chẳng hạn như: sân trường, mái ngói,

lều tranh là không gian thân thuộc; ngọn núi, suối vắng, luống cúc, giò

lan…thể hiện sự ẩn dật, vắng vẻ, thanh sạch, chân trời, góc bể, quan tài, biểu

hiện sự xa cách, tha hương, lạnh lẽo Điều này tạo cái nhìn siêu cá thể - nhìn

thế giới và bản thân trong toàn cảnh thế giới (người ta còn gọi đó là cái nhìn

“hùng tâm đa chí”)

2.2 Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Không gian thiên nhiên là không gian bao rộng lớn: không gian trời

đất, không gian đồi núi…những mây, gió, trăng, hoa, tuyết… không gian từ

xưa đến nay miêu tả nhiều không gian thiên nhiên

Trong ca dao, ta bắt gặp hình ảnh:

Trang 21

“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều,,

Hình ảnh của “biển lúa” của “đỉnh Trường Sơn”, một không gian đất

nước thật nên thơ mờ ảo : “mây mờ , rập rờn”, không gian thiên nhiên lại có ở

thơ trữ tình, ở truyện ngắn, ở tiểu thuyết… nó hiện hữu trong mọi hoàn cảnh

và không gian Các nhà thơ, nhà văn dù ở thời đại nào, dù sáng tác với mục

đích gì, nội dung thế nào… thì thiên nhiên, đất trời… luôn là một mảng và đề

tài không thể thiếu, Hồ Chí Minh khẳng định:

“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết núi sông.”

Cao Bá Quát đã tiếp thu và sáng tạo nguồn mạch ấy của văn học dân

tộc Ông là một nhà thơ lớn, là một tâm hồn giàu cảm thông, yêu mến.Thơ

ông chan chứa những cảm xúc chân thành, thắm thiết: yêu quê hương, yêu

làng xóm…Ông luôn say mê những cảnh đẹp của đất nước, có thể ông đã đi

rất nhiều nơi, thăm quan nhiều danh lam thắng cảnh Từ Bắc vào Trung ông

đã đều tới thăm và đều có thơ ngâm vịnh Đối với Cao Bá Quát, thiên nhiên

chính là niềm tự hào của đất nước Vì thế mà không gian thiên nhiên trong thơ

của ông xuất hiện nhiều, và với nhiều loại không gian khác nhau, đa dạng:

không gian trời đất, không gian đồi núi, không gian biển cả…có những không

gian rất đặt biệt - không gian con đường, không gian bãi cát… tạo nên một

Cao Bá Quát mới mẻ, độc đáo

Trong bài thơ “Quá Dục Thúy Sơn” ta thấy không gian trời đất kỳ vĩ:

Trang 22

“Trời đất có núi ấy

Muôn thủa có chùa này

Phong cảnh đã kỳ tuyệt

Lại thêm ta đến đây

Ta muốn lên đỉnh núi

Hát vang gửi nước mây.”

Đây là một trong những bài thơ hay viết về phong cảnh thiên nhiên

Xuất hiện trước mắt bạn đọc là không gian trời đất, sông núi bao la rộng mở

“Trời đất có núi ấy Muôn thủa có chùa này” “Trời đất” đã bao quát toàn bộ

khung cảnh thiên nhiên trong đó Không có chim muông, hoa cỏ, cây lá

nhưng ta thấy dường như không thiếu Trong những câu thơ ngũ ngôn ngắn

mà bao cảnh, bao tình, thật là “kỳ tuyệt” Thiên nhiên đẹp và quyến rũ đã kích

thích nhà thơ phải làm sao cho thiên nhiên không gian ấy thật tuyệt hơn nữa:

Ông muốn trèo lên đỉnh núi để cất cao giọng, hát khúc ca khải hoàn Cả trời

đất, sông núi, nước mây như ngập tràn một nét tâm trạng, cảm xúc của tác

giả: hân hoan đầy tự hào

Trong những thi phẩm chữ Hán, không gian thiên nhiên xuất hiện

nhiều, bao quát nhất là không gian trời đất

“Đầu non ném hạt mai gieo, Giống thanh gửi chốn núi đèo xanh tươi

Nữa mai xuân điểm bầu trời

Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung.”

-Tài mai-

Trang 23

Không gian ở đây có một điểm nhấn, đó là hình ảnh hạt “mai gieo” trên

đỉnh núi đồi Chỉ mới đem đi gieo thôi mà ta như tưởng tượng thấy một rừng

mai rực rỡ giữa bầu trời Vũ Khiêu trong “Lời giới thiệu” - “Thơ chữ Hán

Cao Bá Quát” NXB.VH - 1976 có nhận xét về thiên nhiên và con người trong

thơ Cao Bá Quát như sau: “Càng lớn, càng đi sâu vào cuộc đời thì thiên

nhiên càng gắn bó với ông Thiên nhiên trở thành bạn tâm tình của ông, cùng

ông suy nghĩ trong hoàn cảnh cô đơn, thất vọng,…yêu thiên nhiên cũng là yêu

đất nước, yêu những con người đang sống và đã từng sống trên dải đất này”

Nhà thơ như muốn giang rộng cánh tay của mình để ôm trọn lấy “đất trời”

Trong mắt nhà thơ, núi cao biển cả nói lên khí phách hào hùng của dân tộc

Chính vì thế không gian thiên nhiên đất trời luôn hiện hữu rất lạ - hùng vĩ đến

khác thường:

“Đứng sừng sững đầu non đỉnh tuyêt vời

Son phai phấn lạt biết vĩ ai ? Người nơi nao vắng không tin tức?

Đường mây trùng xa cách biển trời?

Mây phủ rêu xanh làn tóc rũ, Khói dầm trăng bạc, giọt châu rơi

Trời già đất cỗi tình khôn chuyển

Động biếc chuông đêm vẫn đổ hồi!”

-Vọng phu thạch-

Một mình đứng trên đỉnh núi cao, ngắm nhìn cảnh trời đất, sông núi

nhà thơ thấy không gian khác lạ: “trời già, đất cỗi” Không cảnh như bị tách

biệt giữa trời và đất

Trang 24

Ở “Đăng hải vân quang” lại là một không gian đất trời - một bức tranh

Không gian trong lành, tươi mát biết bao! Trước không gian thiên nhiên

trời đất ấy, tác giả cảm thấy “mắt dường ngủ mê”, đẹp và cuốn hút đến lạ kì

“Đỉnh trời thấp giữa bốn bề núi quây” Nhìn ra xa lại là biển rộng , những

chiếc thuyền trên biển được ví như những chiếc lá cây Không gian trời đất

trong thơ Cao Bá Quát thật tự nhiên Trong một bài thơ khác ta thấy xuất hiện

những địa danh :

Côn hứng lâng lâng , dạo khán sơn Tam Đảo, Tân Viên, lừng thắng cảnh,

Hồ Tây, sông Nhị, nhích gần hơn

Thôn xa, đồng rộng phô mây trắng, Gác tía, lầu son ứng bóng gương.”

- Đăng Khán sơn hữu hoài –

Trang 25

Giữa trời đất, vầng dương ló sáng, Cao Bá Quát một mình thong

dong tình cờ lên núi.Trước mắt ông là một không gian “đồng rộng, mây

trắng”, “gác tía lầu son” ở những địa danh nổi tiếng Nó không giống với thơ

Nguyễn Du:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín trục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

-Truyện Kiều - Nguyễn Du

Không gian thiên nhiên đất trời trong thơ Nguyễn Du là không gian

nhiều mầu sắc với “cỏ non xanh tận,… cành lê trắng điểm” trong mùa xuân,

thật tươi vui ấm áp mà rộn rã Còn không gian thiên nhiên, đất trời trong thơ

của bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương thì lại khác:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

- Tự tình số 3 –

Trên mặt đất ấy từng đám rêu mọc xiên ngang, còn ở phía chân trời

kia là những tảng đá lổm ngổm “mấy hòn”, trời đất như thấp hơn, gần nhau

hơn

Thơ ca chính là sự cảm nhận về thế giới con người Dưới con mắt nhà

thơ Cao Bá Quát trời đất, không gian thiên nhiên ấy hiện lên bao la rộng mở

Ta thấy số lượng bài thơ viết về không gian trời đất là rất nhiều Nó như một

Trang 26

lời khẳng định, niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên, đất trời Hai từ “trời” và

“đất” thường có mặt ở mỗi bài thơ tạo âm hưởng hùng cường, hào sảng

Không gian thiên nhiên trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát đa dạng và đặc

sắc Không chỉ không gian trời đất xuất hiện nhiều, không gian sông nước,

sóng biển cũng xuất hiện không ít và rất đặc biệt Tâm hồn của nhà thơ trẻ

tuổi và tài năng ấy lúc nào cũng rộng mở và như muốn bao trùm đất nước

Trong bài thơ “Hoành sơn vọng hải ca” xuất hiện một không gian lạ kỳ:

“Sóng biển trào lên như đầu bạc lô nhô,

Gió giận giữ đánh chìm cả những chiếc thuyền to

Chớp giật sấm ran ai nấy đều xanh mắt

Giữa cảnh con chim hải âu vẫn nhởn nhơ

Biển như cuốn núi, núi sừng sững Non Bắc, non Nam ngàn bạt ngàn’’

Sóng biển cùng với gió làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên động

Sấm chớp làm con người phải khiếp đảm Nhà thơ đã so sánh thật kỳ lạ: so

sánh sóng biển với đầu bạc lô nhô Tiếng con sóng tung bọt trắng xoá cứ trào

lên đầy khoẻ khoắn Một không gian thật tươi mới Trong không gian biển

rộng ấy có cả những chiếc thuyền to, trên bầu trời sấm ran chớp giật Điều lạ

kỳ và thu hút trong bức tranh thiên nhiên là hình ảnh “con chim hải âu vẫn

nhởn nhơ” Trước bão bùng của thiên nhiên, trời đất sóng biển - chú chim hải

âu vẩn lềnh bềnh hiên ngang như những cái chấm Hình ảnh ấy như một điểm

nhấn, một nút thắt cho toàn bức tranh Dường như bạn đọc bị cuốn hút bởi sự

“nhởn nhơ” Phải chăng đó là sự thanh thản trong tâm hồn thi nhân?

Trang 27

Không chỉ dừng lại ở sóng biển, gió biển nhà thơ còn mở rộng không gian

bằng cách phóng tầm mắt của mình ra xa hơn để quan sát, để khám phá Đó là

cái “hơi biển muôn dặm.”

Có thể nói trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay chưa có nhà thơ

nào, sáng tác văn học nào lại miêu tả không gian thiên nhiên, trời đất đến rộng

mở và kì hùng đến như Cao Bá Quát Đặc biệt trong những tác phẩm thơ chữ

Hán, ta thấy một sự riêng biệt, một nét đặc thù vể cả nội dung cũng như nghệ

thuật - không gian thiên nhiên kỳ lạ, nhưng thật đẹp thật sống động - đó là sự

rộng mở và bao quát của cái nhìn của thế đứng

Trong hoàn cảnh chia li ở Thanh Trì, nhà thơ nhìn thấy một không

gian:

“Chiều hôm, bãi rộng, mây vàng

Vòm trời thâm thấp, ánh dương trầm trầm

Cảnh sông đêm tối âm thầm

Thuyền ai giá lạnh lâng lâng băng ngàn”

-Thanh Trì phiêm châu nam hạ-

Không gian trời đất cùng không gian sông núi, trong đoạn thơ đã làm bật

lên bức tranh tâm cảnh tâm trạng của con người trong cuộc đưa tiễn, chia ly

Buổi chiều trên đầm Thanh Trì không gian bao la “bãi rộng”, đầy mầu sắc

tâm trạng: “mây vàng, ánh dương trầm trầm”.Còn “vòm trời” thì “thâm thấp”

như muốn trĩu xuống đổ và ôm lấy đất - như tâm trạng của con người - không

muốn ra đi mà lưu luyến, bịn rịn Giữa cảnh trời đất và con người như thế lại

xuất hiện một dòng sông trong đêm tối “âm thầm”, chiếc thuyền cứ vậy lạnh

lùng trôi trên mặt nước Không gian thiên nhiên rộng, dài như lòng người

vậy!

Trang 28

Xuất hiện sau những bức tranh thiên nhiên kì vĩ tươi đẹp đó, luôn là

bức tranh tâm trạng của nhà thơ Nhà thơ như muốn gửi vào không gian trời

đất sông núi lớn và bao la ấy những suy nghĩ, những tâm sự, những trăn trở,

băn khoăn…

“Mũi lọng mình đi bước lếch thếch,

Công danh đường ấy mấy an nhàn”

- Hoành sơn vọng hải ca - “Ví không sóng gió phũ phàng

Thì sao biết được dặm trường chí xa”

- Thanh trì phiếm châu nam hạ -

Phải yêu thiên, phải say đắm cảnh trí non sông đất nước tươi đẹp ấy

nhà thơ mới đưa vào trong thơ mình - thơ chữ Hán, những bức tranh, những

không gian “có một không hai” ấy Thiên nhiên sông núi đẹp đã quyến rũ Cao

Bá Quát, kích thích ông phải làm gì để nó đẹp hơn nữa: Có khi ông muốn

trồng lên núi mai một rừng mai, để sau này mọi người được thưởng thức bức

tranh tuyệt đẹp của núi hoa mai Khi nhắc đến động Thái Nguyên, nhà thơ

muốn đem nó đặt giữa hồ Tây cho thêm phần rực rỡ Nhà thơ rất yêu quý hồ

Tây Là một chàng trai nơi đô thành - có phải ông đã quá thiên vị cho phong

cảnh của địa phương mình, hay vì bản thân hồ Tây có nhiều nét đặc sắc,

quyến rũ

Cao Bá Quát có đến tám bài thơ hay, nổi tiếng vịnh về hồ Tây, ngoài ra

hồ Tây còn được nhắc tới trong nhiều bài thơ khác nữa Đối với nhà thơ, hồ

Tây không chỉ là hòn ngọc của đất nước mà còn là tâm hồn của dân tộc, gợi

lên hình ảnh của hai vị anh hùng: Trương Vương và Lê Lợi Trong mắt nhà

thơ hồ Tây là một kì quan, một danh lam số một

Không gian thiên nhiên trời đất ở hồ Tây thật đẹp:

Trang 29

“Tiếng chày khua rộn vẻ xuân

Gò hang lớp lớp góp phần xinh tươi Đất qua ngày tháng sầu vơi

Sông hồ trời tặng riêng người thế gian”

Hồ Tây đẹp với những gò và hang Không gian có vẻ tĩnh lặng, bởi đất

trời tạo hoá đã ban tặng cho hồ Tây những vẻ đẹp tự nhiên vốn có

Những bài thơ viết về không gian thiên nhiên “thật là lời lẽ thanh thoát,

ý tứ thâm trầm, đã tả được hết tính tình người cao sĩ” Trong thơ ông không

gian thiên nhiên còn rất đặc biệt khi đó là không gian con đường không gian

của nghìn núi, muôn cây:

“Con đường quanh quất núi bao la,

Đi mãi đi hoài nghĩ vẩn vơ Nghìn núi quét xanh màu khói nội, Muôn cây nghe lọt tiếng khe xa

Chim chừng luyến khách kêu khi biệt, Hoa đợi đưa ai nở cuối mùa?”

- Lạc sơn lữ trung –

Đó là không gian của con đường đi hay là không gian của đường đời,

không gian tâm trạng con người Nhà thơ cứ bước và đi mãi, lòng thì nghĩ lan

man, vô tận và sâu thẳm Khói ngoài đồng màu trắng nhưng lại phớt một màu

biếc trên nghìn ngọn núi Trước cảnh vật và không gian ấy loài chim cũng

muốn từ giã con người, cất cánh bay đi rồi nhưng còn hót, bông hoa kia cũng

muốn tiễn khách đến mùa tàn mới nở ra Không gian thiên nhiên trời đất như

Trang 30

muốn bao bọc lấy cảnh vật “Con đường” luôn rộng mở nhưng đầy khó khăn

và chông gai

Trong bài “Khách lộ cảm hoài” đó là không gian con đường:

“Cờ xanh, quán rượu, rũ cành dương,

Bên giậu dừng xe khách dặm trường

Xập xè én liệng suối bên đường

Đường dài còn bị mưa ngăn trở Hoa thắm ngại lòng kẻ viễn phương”

Hay trong “Khách trung tảo khơi”

“Quán cỏ gà mới gáy

Trăng lên trời đầy sương

Bên ngoài xe lịch kịch

Có kẻ sớm lên đường”

Không gian con đường không phải chỉ là không gian thiên nhiên “Con

đường” ở đây còn là đường đời là những bước đi, những chặng đường Sau

này trong thơ của Hồ Chí Minh ta cũng gặp hình ảnh:

“Đi đưòng mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”

- Nhật kí trong tù –

Trang 31

Không gian bãi cát cũng là một không gian nghệ thuật đặc sắc trong

thơ chữ Hán Cao Bá Quát, một nét đặc thù và sinh động trong không gian

thiên nhiên Viết về không gian bãi cát, ta không thể không kể đến “Sa hành

đoản ca” - một trong những bài thơ hay và nổi tiếng của nhà thơ:

“Bãi cát, bãi cát dài

Mỗi bước lại như lùi

Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ

Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối, giận không nguôi

… Bãi cát, bãi cát, ngao ngán lòng

Đường phẳng mờ mịt, đường hiểm vô cùng!

Nghe ta ca cùng đổ một khúc!

Phía Bắc núi Bắc, núi muôn lớp!

Phía Nam núi Nam, sóng muôn đợt

Sao mình anh còn trơ trên bãi cát ?”

Một không gian kì lạ chưa từng thấy: không gian bãi cát Rồi từ đó

nhà thơ lại nhìn ra xa hơn: phía Bắc là muôn núi, phía Nam cũng là muôn núi

cùng sóng biển Vậy mà người khách bộ hành này vẫn còn trơ trên bãi cát dài,

anh còn đứng làm chi trên đó ? “Bãi cát, bãi cát dài” như một lời than thở làm

cho câu thơ như dài ra Nhịp thơ 2/3 và chỉ với năm từ trong một câu thơ đã

mở ra trước mắt bạn đọc một không gian rộng lớn cùng một màu vàng trắng

của cát đến mênh mang

Không gian bãi cát còn xuất hiện nhiều trong thơ Cao Bá Quát:

Trang 32

“Khu rừng bát ngát toả thành chắn, Bãi cát mênh mang mặt biển xa

Nghe nói sáu rồng vừa ngự tới, Cung vua sẵn đó lại cung vua!”

- Quá Quảng Trị tỉnh-

Hay:

“Sông Hương triều xuống bãi cát trơ Khu rừng Hòn Chén đã mờ bóng hôm Chiều nhau có trận gió nồm,

Rèm thưa nửa cuốn, tâm hồn thảnh thơi”

-Thôn cư vãn cảnh-

rồi:

“Ngàn trăng núi một ngựa, Muôn dặm thu, cát dài Muốn bẻ cành mai gửi, Cao xanh lặng ngắm trời”

-Bảo xuyên ông nhục kiến thức tọa, tẩu bút thù chi-

Không gian thiên nhiên trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát là không gian

trời đất hùng vĩ, kì lạ, uyển chuyển tinh tế, là không gian sông núi trời biển bao

la, mênh mông, là không gian con đường rộng mở thênh thang, là không gian của

bãi cát dài, cũng là không gian của những danh lam thắng cảnh, những địa danh

nổi tiếng:

“Bên sông xa thấy Vệ Linh san, Khó thể trèo thăm cảnh núi Yến

Trang 33

Bậc nhất phồn hoa kinh khuyết cũ Cao sâu Nùng Nhị vẫn sơn hà!

Thành trì trơ mấy hồi kim cổ Phường phố thay bao lớp trẻ già

Hồ Tây khôn nỡ thuyền trăng dạo Sáo gợi hồn quê rộn bóng tà!

-Long thành lãm thắng hữu cảm-

Qua không gian thiên nhiên trong thơ chữ Hán Cao Ba Quát ta thấy

được một tâm hồn thanh cao, luôn tự hào về những vẻ đẹp của thiên nhiên,

đất nước Ông luôn say đắm, khát khao được bày tỏ nổi lòng của mình cùng

thiên nhiên

2.2.2 Không gian xã hội

Trong các tác phẩm văn học, người ta luôn coi nhân vật là yếu tố then

chốt Dù là thơ hay truyện ngắn cũng vậy Thơ chữ Hán Cao Bá Quát không

dừng lại ở việc miêu tả thiên nhiên vũ trụ trời đất - những thứ thuộc về tự

nhiên Mà sâu sắc hơn, đó là cái nhìn toàn diện, toàn cảnh của ông về xã hội

về đời sống - không gian xã hội trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Cao Bá Quát sinh ra và lớn lên ở thế kỉ XVIII - một thế kỉ có nhiều hỗn

loạn và những biến động dữ dội Nhà thơ đã đem tài năng và tâm huyết của

mình vào những trang thơ ấy cái nhìn, sự yêu ghét chế độ, sự cảm thông yêu

mến đối với con người, cảnh vật xung quanh Xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII

đã được thu nhỏ phản ánh phần nào trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát Đời

sống sinh hoạt bình thường của người dân, rồi chốn quan trường hay trong

ngục tù đều được nhà thơ nghi chép lại

Trong “Thập ngũ dạ đại phong” ông viết:

Trang 34

“Suốt đêm gió lộng làm rung động cả toà Hải đài

Ngoài cửa Thuận An, Tiếng sóng gầm như sấm

Hùng khí của chàng họ Chu nghìn thủa vẫn còn bốc lên

Như muốn đánh cho cái tàu lớn của bọn Hồng - Mao phải lùi trở lại”

Không gian xã hội trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát được chia ra làm

ba mảng chính đó là: không gian đời sống bình thường của người dân, không

gian chốn quan trường và không gian ngục tù Trong những câu thơ trên ta

thấy chỉ là một chuyện, một việc đời thường: Gió lớn vào đêm rằm - ấy thế

mà cũng thành thơ Trận gió ấy đã khơi lên trong tâm hồn nhà thơ bao cảnh

bao sự đời: chàng họ Chu rồi bọn Hồng - Mao Không gian trong đêm tối,

những trận gió, tiếng sóng gầm như sấm,…những hình ảnh này làm cho đoạn

thơ đầy hào khí

Từ nhỏ, Cao Bá Quát đã luôn gắn bó và dành cho quê hương những

tình cảm chân thành, trìu mến nhất Làng Phú Thị - nơi nhà thơ sinh ra và lớn

lên đã đi vào thơ ông rất đỗi tự nhiên sâu sắc Chỉ là một cây gạo ở đầu làng

thôi, ông cũng nhắc đi nhắc lại như một biểu tượng về quê hương

Cao Bá Quát mải mê ngắm nhìn và ca ngợi quê hương:

“Sông tựa giải là cô gái đẹp

Núi như chén ốc khách làng say.”

-Ninh Bình dạo trung-

Không gian xã hội ở đây có nhiều điểm tương đồng với không gian

thiên nhiên Hình ảnh “cô gái đẹp” và “khách làng say” lại được lấy ra để so

sánh như thiên nhiên sông và núi

Trong “ Dục bàn thạch kính”, Cao Bá Quát viết:

Trang 35

“Sáng lên Hoành Sơn trông, Chiều xuống Bàn thạch tắm

Nhặt hòn đá mỗi nơi

Núi sông không đầy nắm.”

Đi tắm ở khe Bàn Thạch Cao Bá Quát cũng viết thơ Ông quan sát thấy

“núi sông không đầy nắm” Đó là những cảnh, những không gian sinh hoạt,

không gian cuộc sống rất gần gũi và quen thuộc đối với mỗi chúng ta

Khi nhàn rỗi, tiếp xúc với đời sống nhân dân, tận mắt chứng kiến

những cảnh túng thiếu đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính,…Cao Bá

Quát đau xót vô cùng, ông ngày đêm day dứt nung nấu làm thế nào để cứu

dân cứu nước Trong 12 bài vịnh cảnh thôn quê, qua không gian xã hội -

không gian nghệ thuật trong thơ, ông đã lột tả được hiện thực đầy đau khổ

cũng như sự tủi nhục vất vả của người dân Những không gian tát nước trên

đồng cao buổi sáng, khi trời rét, bụng đói, môi run cầm cập, lưng chỉ khoác có

một manh áo tơi ngắn của con người:

“Sương nặng đầu môi kéo lên, Môi run, bụng lép, chiếc tơi quần

Ven đê, có cỏ ngoài trăm đám, Dăm thước vừa gieo mạ ruộng trên.”

- Hiểu lũng quán phu-

Không gian buổi chiều gió rét, ông gặp người con gái đứng trên cầu Cô

đi bán áo và đang trở về Khi đó nhân dân đói khổ, gạo quý như vàng, tấm

cám đắt như ngọc Cô gái bán áo để đong gạo là chuyện bình thường Hình

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w