Không gian xã hội

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong thơ chữ hán cao bá quát (Trang 33)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2. Không gian xã hội

Trong các tác phẩm văn học, người ta luôn coi nhân vật là yếu tố then chốt. Dù là thơ hay truyện ngắn cũng vậy. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát không dừng lại ở việc miêu tả thiên nhiên vũ trụ trời đất - những thứ thuộc về tự nhiên. Mà sâu sắc hơn, đó là cái nhìn toàn diện, toàn cảnh của ông về xã hội về đời sống - không gian xã hội trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.

Cao Bá Quát sinh ra và lớn lên ở thế kỉ XVIII - một thế kỉ có nhiều hỗn loạn và những biến động dữ dội. Nhà thơ đã đem tài năng và tâm huyết của mình vào những trang thơ ấy cái nhìn, sự yêu ghét chế độ, sự cảm thông yêu mến đối với con người, cảnh vật xung quanh. Xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII đã được thu nhỏ phản ánh phần nào trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Đời sống sinh hoạt bình thường của người dân, rồi chốn quan trường hay trong ngục tù đều được nhà thơ nghi chép lại.

“Suốt đêm gió lộng làm rung động cả toà Hải đài. Ngoài cửa Thuận An, Tiếng sóng gầm như sấm

Hùng khí của chàng họ Chu nghìn thủa vẫn còn bốc lên.

Như muốn đánh cho cái tàu lớn của bọn Hồng - Mao phải lùi trở lại”

Không gian xã hội trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát được chia ra làm ba mảng chính đó là: không gian đời sống bình thường của người dân, không gian chốn quan trường và không gian ngục tù. Trong những câu thơ trên ta thấy chỉ là một chuyện, một việc đời thường: Gió lớn vào đêm rằm - ấy thế mà cũng thành thơ. Trận gió ấy đã khơi lên trong tâm hồn nhà thơ bao cảnh bao sự đời: chàng họ Chu rồi bọn Hồng - Mao. Không gian trong đêm tối, những trận gió, tiếng sóng gầm như sấm,…những hình ảnh này làm cho đoạn thơ đầy hào khí.

Từ nhỏ, Cao Bá Quát đã luôn gắn bó và dành cho quê hương những tình cảm chân thành, trìu mến nhất. Làng Phú Thị - nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên đã đi vào thơ ông rất đỗi tự nhiên sâu sắc. Chỉ là một cây gạo ở đầu làng thôi, ông cũng nhắc đi nhắc lại như một biểu tượng về quê hương.

Cao Bá Quát mải mê ngắm nhìn và ca ngợi quê hương:

“Sông tựa giải là cô gái đẹp. Núi như chén ốc khách làng say.”

-Ninh Bình dạo trung-

Không gian xã hội ở đây có nhiều điểm tương đồng với không gian

thiên nhiên. Hình ảnh “cô gái đẹp” và “khách làng say” lại được lấy ra để so

sánh như thiên nhiên sông và núi.

“Sáng lên Hoành Sơn trông, Chiều xuống Bàn thạch tắm. Nhặt hòn đá mỗi nơi.

Núi sông không đầy nắm.”

Đi tắm ở khe Bàn Thạch Cao Bá Quát cũng viết thơ. Ông quan sát thấy

“núi sông không đầy nắm”. Đó là những cảnh, những không gian sinh hoạt,

không gian cuộc sống rất gần gũi và quen thuộc đối với mỗi chúng ta.

Khi nhàn rỗi, tiếp xúc với đời sống nhân dân, tận mắt chứng kiến những cảnh túng thiếu đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính,…Cao Bá Quát đau xót vô cùng, ông ngày đêm day dứt nung nấu làm thế nào để cứu dân cứu nước. Trong 12 bài vịnh cảnh thôn quê, qua không gian xã hội - không gian nghệ thuật trong thơ, ông đã lột tả được hiện thực đầy đau khổ cũng như sự tủi nhục vất vả của người dân. Những không gian tát nước trên đồng cao buổi sáng, khi trời rét, bụng đói, môi run cầm cập, lưng chỉ khoác có một manh áo tơi ngắn của con người:

“Sương nặng đầu môi kéo lên, Môi run, bụng lép, chiếc tơi quần. Ven đê, có cỏ ngoài trăm đám,

Dăm thước vừa gieo mạ ruộng trên.” - Hiểu lũng quán phu-

Không gian buổi chiều gió rét, ông gặp người con gái đứng trên cầu. Cô đi bán áo và đang trở về. Khi đó nhân dân đói khổ, gạo quý như vàng, tấm cám đắt như ngọc. Cô gái bán áo để đong gạo là chuyện bình thường. Hình

ảnh cô gái qua cầu đẹp biết bao. Nhà thơ như đồng cảm cùng cô. Không gian của mùa đông, gió sương cứ vun vút thổi, tái buốt da thịt mà cô vẫn thản nhiên đi, không hề thấy rét, thấy sợ. Nghĩ đến những người thân trong gia đình mà cô thấy ấm lòng:

“Rét so với đói vẫn còn thua. Cám đắt hơn vàng, cố áo mua. Sương gió qua cầu không biết rét. Tưởng người tựa cửa nóng lòng chờ”.

Ở bên trên là không gian của buổi chiều gió rét, ven đê trăm đám cỏ vỡ, ruộng vừa gieo mạ. Ở bên dưới là hình ảnh người con gái nghĩ đến gia đình tổ

ấm của mình - không gian của đời sống gia đình. “Sương gió qua cầu không

biết rét”- sức mạnh của ý chí nơi cô gái qua cầu.

Trong “Hiểu biệt, phục hoa phương đình thứ vận” ta thấy không gian

đời sống xã hội hiện lên nhiều màu sắc riêng biệt:

“Gà vàng còn hát khúc bình minh, Mời bác ấm trà ngon đã rót. Mặc ánh sáng xuân còn mờ mờ,

Cơn say đêm trước hãy còn sót…

Hoa lá ngày xuân ngạo nghễ sao!

Giậu vắng ngập tràn ánh trăng bạc.

Cảnh thơ tình chưa phôi pha, Khi cốt vẫn vững, tinh thần khác. Chỉ sợ ngâm tràn hứng khó tìm,

Gió mạnh xoay chiều hoa tan tác. Hãy chờ thi hứng dịp trùng phùng. Vườn cũ cùng ông ta hoan lạc.”

Trong không gian ánh sáng xuân còn mờ mờ ấy, chú gà vàng thì hát

khúc bình minh,… hoa lá cỏ cây thì ngạo nghễ… con người: “mời bác ấm trà

ngon đã rót”. Trước cảnh sắc thiên nhiên nhà thơ muốn hoà mình vào “vườn cũ cùng ông ta hoan lạc”. Không gian đời sống trong đoạn thơ chính là cảnh

sinh hoạt uống trà của con người. Trong bức tranh sinh hoạt trên ta thấy mọi việc, mọi cảnh đều diễn ra bình thường. Cao Bá Quát có con mắt quan sát, nhìn nhận và đánh giá mọi việc thật tinh nhạy, chỉ là không gian sinh hoạt đời sống bình thường nhưng dưới ngòi bút chân thật sắc sảo của ông ta thấy bức

tranh ấy, không gian ấy như sống động thật như cuộc sống. “Thật vậy, văn

chương của chú cháu họ Cao, Bá Quát và Bá Nhạ, đã làm cho một vườn văn học nổi bật màu sắc lên… thật là những áng văn thiên cổ bất hủ. Chúng ta sùng kính họ Cao chính ở về phương diện văn chương ấy”.

Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Trên nền hiện thực xã hội, ngòi bút sắc sảo Cao Bá Quát đã dựng lên không gian nhiều chiều.

Ở bài thơ “Người đội hòm” trên nền hiện thực là cảnh khổ của một

người bị đẩy vào đói rét bởi sưu cao thuế nặng, không có tiền gạo để nộp thuế, anh ta phải bỏ ra đi làm công cho một nhà buôn lớn bị ăn roi vọt và bị đánh mắng nhà thơ đã dựng lên trong bài thơ mình một không gian đời sống đầy hiện thực:

Há không muốn khỏe mạnh. Hết chửi đến roi đòn.

Nhà trên thức ngon ngọt. Dưới toàn gầy giơ xương… Nợ thuế lâu ngày chất. Tiền ở mấy quan đôi. Sáng nay bày tiệc rượu. Bình ngọc lỡ tay rơi.”

Hiện lên trên những trang thơ là không gian của những ngày thuế khóa: người dân vì cực khổ mà phải bỏ đi làm ăn xin. Khắp mọi nơi đều thấy đói kém, “nợ thuế lâu ngày chất”:

“Nhà trên thức ngon ngọt Dưới toàn gầy giơ xương”.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đối: “trên” và “dưới” làm nổi bật hai

không gian sống, hai hoàn cảnh sống hoàn toàn khác nhau. Vua quan thì ngày đêm tiệc rượu thức ăn ngon ngọt, người đi ở thì cơm không đủ ăn đến nỗi

“gầy giơ xương”

Đã không ít lần nhà thơ tận mắt chứng kiến những người ăn xin, cảnh họ bị trẻ con chế giễu:

“Người ăn xin tần ngần đứng lặng. Đói rét mà cũng chẳng giám kêu. Áo thì mảnh nón ghép đeo.

Việc sưu thuế đương hồi cấp thiết. Bước lênh đênh chi xiết tội đời. Hèn chăng thì cũng là người. Trẻ con chớ có trêu cười rẻ khinh.”

Lại là không gian sống, cảnh sống của người dân khi đói và rét.

“Bước lênh đênh” chính là cuộc đời sự trôi nổi của số phận, sự bấp bênh của

kiếp người.

Mỗi khi rảnh rỗi Cao Bá Quát thường đi vào những xóm nghèo khổ ngoài bãi. Tình cờ môt hôm ông vào chợ Phúc Lâm, trông thấy cảnh mọi

người nhốn nhác chạy trốn, gọi nhau í ới: “nhanh lên! Có ông sai về đấy”.

Hỏi nhà thơ mới biết ở đây người ta cứ phải lẩn trốn như chuột vì nhà vua sai người về bắt đi lính tráng. Quan huyện và sai nha đánh đập dân như chém tre không hề thương xót. Những năm mất mùa đói kém xảy ra liên tục, vì thế dân phải bỏ làng đi nơi khác rất nhiều. Hơn thế, thuế má mỗi năm lại càng tăng:

“Hết hạn không có ai, thì người ta lùng bắt tứ tung. Quan huyện là cha mẹ dân đã chẳng xót cho.

Nha lại còn đánh đập dân như chém tre.

Những người còn chút hơi tàn chưa chết mười phần chỉ có một hai. Nào lính nào phu nỗi khổ chưa qua.

Con bé, cháu nghèo đều bỏ làng đi hết …”

- Phúc lâm lão-

Sống cảnh “lùng bắt tứ tung”, “đánh đập dân như chém tre…” Không chịu được họ đành “bỏ làng đi hết”. Ta thấy không gian đời sống thật là chật

nhau áp bức người dân. Nhận xét về những trang thơ của ông Xuân Diệu viết:

“Thơ Cao Bá Quát thật là rất mực phong phú…Thơ Cao Bá Quát kết hợp sâu sắc xúc cảm với suy nghĩ, những suy nghĩ phải có trong xã hội áp bức suy tàn phong kiến” [4, 662].

Nghệ thuật xây dựng không gian đời sống trong thơ Cao Bá Quát rất uyển chuyển, phong phú. Ông đã lưu lại trong tâm trí người sau một ấn tượng ngang tàng, một tình cảm tiếc nuối sâu xa qua hình ảnh một thi nhân tài hoa lạc phách, một ngòi bút tinh tế sâu sắc.

Khi nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, vua quan lại phát chẩn họ làm cái

việc “trả cho dân từng thìa cái mà họ cướp của dân từng thùng”. Cao Bá

Quát đã chứng kiến một buổi phát chẩn… Ông đã nói lên tâm sự buồn bực, ấm ức của mình. Đáng thương biết bao cho những người khi nghe tin phát chẩn đã bồng bế con cái đến từ hôm trước:

“Chạy xem tiếng nhộn ở ngoài đường. Tranh đói nhờ ai vẽ một trương. Thấy nói sáng mai ngày phát chẩn. Cảnh vùng bồng bế cảnh nên thương. Lòng hẹn với lòng nay hóa hão. Cúi đầu lẳng lặng dựa bên tường.”

Hiện thực là một buổi phát chẩn do vua quan ban phát. Không gian đời sống xã hội mang đầy tâm trạng của con người. Trong bức tranh ấy con người

nhốn nháo ngoài đường, cảnh “bồng” cảnh “bế” trở nên đáng thương.

Ở thế kỷ XVIII, dưới triều Nguyễn do bị áp bức bóc lột quá đáng, nhân dân ở mọi miền đã nổi dậy đấu tranh. Những cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra không bao giờ tắt. Nhà vua đã tổ chức những cuộc đánh dẹp. Nhân dân bị

chém giết tang thương. Trong lúc ấy thì bọn con buôn lại nhân đó đầu cơ, phè

phỡn. Trong bài thơ “Nửa đêm” nhà thơ bày tỏ sự oán ghét của mình, vẽ lên

bức tranh không gian đời sống đầy chân thật.

“Sấm gầm, giận ai chăng? Mưa sao mà xối xả.

Trời đất của muôn loài. Không nên như thế nữa. Xuân sang sấm sét nhiều. Đánh chết người khắp ngả. Thần sấm không biết điều. Thu rồi ai khiến gã.

Hiện nay lúa ngoài đồng. Đã bắt đầu vàng quả. Sông ngòi không chờ tiêu. Mà mưa vẫn không đã.

Quỷ thần thực lờ mờ. Dân đáng được thủ thả. Bỗng mây đen kín tường. Trời trông mù mịt lại. Suốt sáng ngồi một mình. Ngậm ngùi trên ghế tựa.”

Trong đoạn thơ trên không gian đời sống đầy màu sắc: “mưa xối xả”, lúa bắt đầu vàng quả, “mây đen kín tường”, trời trông mù mịt lạ. Những dòng

thơ năm chữ đã gợi lên trong ta bao suy nghĩ, bao tưởng tượng về cảnh sống, không gian sống của người dân.

Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thời Cao Bá Quát sống, nhân dân thì loạn lạc điêu linh, vua quan thì ăn chơi hưởng lạc. Trốn quan trường xảy ra

biết bao bất bình trái ngang. Các bậc nam nhi đại trượng phu “đầu đội trời

chân đạp đất” luôn đề cao con đường công danh sự nghiệp, trong những ngày

chưa được thành đạt vẫn không quên tự nhắc nhở mình.

“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”.

Tuy rằng con đường thi cử, công danh sự nghiệp đã làm cho Cao Bá Quát thấy chán nản mệt mỏi có khi phải chen chúc, nhưng ông vẫn chưa

muốn về. Không những thế, ông còn quả quyết: “Vào cuộc đời là phận sự của

bọn ta”. Những tâm sự đó không hề giống với tâm sự hoài cổ của bà Huyện

Thanh Quan. Cũng không phải thái độ buồn nản của Nguyễn Du khi ông bất đắc dĩ phải làm quan với triều đại mới. Cao Bá Quát đã đi thi và làm một chức quan nhỏ trong triều đình. Tận mắt chứng kiến những cảnh mà bất kì ai,

người dân nào cũng phải “chướng tai gai mắt”, Cao Bá Quát như muốn phá

vỡ khuôn lồng chật hẹp. Ông đã viết thơ, viết về chốn quan trường bằng những cảm nhận tinh tế mà sâu sắc của bản thân. Không gian chốn quan trường hiện lên trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát thật đầy đủ:

“Mặt trời lặn, các tiếng động đều im bặt. Trời cao đêm mờ mờ.

Trên có vì sao muốn rơi.”

Đó là tâm sự của Cao Bá Quát. Tấm lòng u uất của ông, những vầng sao lấp lánh trên trời kia như cảm thông với ông suốt đêm chẳng ngủ. Nhà thơ

đã sử dụng biện pháp đối lập: “Dưới có người không ngủ - trên có vì sao

muốn rơi”, không gian trời cao đêm mờ mờ như không gian thực chốn quan

trường cũng mịt mù, mờ ám. Người không ngủ trong đêm, thao thức trằn trọc chính là Cao Bá Quát. Trước tình cảnh của nhân dân, đất nước của bản thân ông đã hành động:

“Bức thành xây trên bụng rồng, ngất trời hùng tráng. Dòng nước cuốn theo đất đỏ, thành làn sóng hoa đào. Quan hà lồng lộng gợi lên bao ý nghĩ cổ kim.

Thân này ví có gì lại cứ phải làm một ông ngâm thơ!”

Chốn quan hà lồng lộng, đầy khó khăn, bon chen, và nguy hiểm. Nhà

thơ lấy những hình ảnh “dòng nước”, “làn sóng” để so sánh ví von với những bấp bênh chốn quan trường. Không gian chốn quan trường bao sợ hãi, “ngất

trời hùng tráng.”

Ta biết rằng trong tâm trí Cao Bá Quát ông luôn muốn thay đổi triều đại của mình, ý chí đó giúp cho niềm lạc quan và hi vọng lại dần trở về với ông. Sau ngày lập xuân, nhìn hoa xuân muôn ngàn hồng tía đua nhau nở, ông viết:

“Ước gì việc đời cũng như việc hoa,

Sau mỗi cơn mưa gió, non sông lại tươi sáng hơn.”

- Nắng mới sau hôm lập xuân một ngày -

“Cây nghe chim hót mừng xuân mới. Sân ngắm thông cằn bớt vẻ già. Muôn việc từ đây đều mới mẻ. Xõm làng nên bỏ thói hư xưa”

- Ngày mồng một tết -

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát không chỉ miêu tả những cảnh sinh hoạt đời thường của đời sống nhân dân - không gian đời sống quen thuộc đầy hiện thực. Đó còn là không gian chốn quan trường bon chen, nhiều trái ngang. Những vần thơ mang giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Từ khi còn niên thiếu, Cao Bá Quát đã nổi tiếng thông minh, tài năng và rất mực đức hạnh, văn hay chữ tốt. Thơ văn của ông được mọi người biết đến và truyền đi rộng

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong thơ chữ hán cao bá quát (Trang 33)