7. Bố cục khóa luận
2.2.4. Không gian hải ngoại
Cùng với không gian thiên nhiên, xã hội, gia đình nguồn cội thì không gian hải ngoại cũng là một không gian thường xuất hiện trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát, chiếm một vị trí đặc biệt và rất đặc sắc. Không gian hải ngoại
xuất hiện trong thơ ông cũng là xuất phát từ cuộc sống từ những chuyến đi xa của nhà thơ. Không gian hải ngoại chính là không gian nơi xứ người. Ta thấy thật đặc biệt khi ở thời Cao Bá Quát sống, trong văn chương thơ ca, lại xuất hiện không gian hải ngoại - không gian trời biển mênh mang ở nước ngoài. Không gian hải ngoại đem đến cho ta những cảm nhận mới về thơ chữ Hán Cao Bá Quát bởi ta rất ít gặp nó trong thơ ca.
Sau gần ba năm bị tra tấn, giam cầm thì Cao Bá Quát được định tội. Triều đình tạm tha và cho ông đi xuất dương hiệu lực. Quan sát biển cả rộng lớn mênh mông, trong tâm hồn nhà thơ dâng trào bao cảm xúc. Ông cảm nhận không gian hải ngoại ấy tuyệt vời và đặc biệt. Ngồi trên thuyền, giữa trùng dương rộng lớn, ông lại cảm thấy trong lòng đầy hào hứng, hùng khí lại ngùn ngụt như xưa:
“Rồng leo, Rùa nổi núi xa khơi. Gió bấc lùa qua muôn vụng dài. Rộng bước cá hay nghìn dặm lớn, Hẹp nhìn báo thấy một vằn thơi. Khi mù biển tạnh trông xa tít.
Dưới bóng buồn râm hát thảnh thơi. Ước có thơ hay như Tiểu Tạ
Viết lên muôn núi khắp chân trời.”
Đó là không gian của biển cả nơi xứ người. Ngồi trên thuyền mà nhà
thơ biết bao tâm trạng cảm xúc. Trước “Rồng leo, Rùa nổi núi xa khơi” rồi “Gió bấc lùa qua muôn vụng dài”, không gian kì vĩ tuyệt vời ấy như thôi thúc
ước mơ muốn bứt phá, khát vọng thoát ra khỏi cái nhà tù chật hẹp cũng như xã hội nhỏ bé ấy.
Khi cánh buồm lộng gió đi vào trời nước bao la, ông tự hỏi:
“Mộng quê đã trải mùa mưa hạnh. Sầu khách ai mang mảnh áo nhỏ. Buồm thẳng mới hay xuôi sóng gió. Hiểm nghèo vượt khỏi thấy bao la.”
Ta thấy nhà thơ là một tâm hồn rộng mở: Ở quê hương hay nơi xứ người Cao Bá Quát đều cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hiện hữu, vượt qua khỏi những khó khăn, những hiểm nghèo lại là không gian bao la mênh mang,
không gian của những điều mới lạ, của một cuộc sống tươi đẹp hơn. “Ông ví
mình như con hạc bị ốm, con chim hồng bị đau, đã bao lâu không còn hi vọng, nay lại chắp cánh bay trên đường bay rộng lớn của chim bằng. Giận cho mình bao lâu chỉ làm một tài tử khốn cùng trong bút mực, anh trượng phu tầm thường giữa núi mây”. [5, 766 ].
Nhiều lúc nhà thơ đã tự trách mình: “Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng
cửa mà gọt giũa câu văn, lải nhải từng câu từng chữ. Có khác gì con sâu đo, muốn đo cả trời đất”. Ông giận mình bao lâu nay chỉ làm một tài tử khốn
cùng trong bút mực, một anh trượng phu tầm thường giữa núi mây. Không
gian hải ngoại nơi xứ người “bao la” đã khiến cho tầm nhìn “con mắt” của ông càng thêm rộng mở: “Cuộc hoạn du, mới biết cá lớn nghìn dặm, kiến
thức hẹp hòi, khác nào nhìn con báo qua một chiếc ống chỉ thấy nó có một vằn”.
Cao Bá Quát đã cùng phái đoàn của mình đi Inđônêxia và Campuchia. Đến đây ông đã thấy đời sống của người Tây phương, lại thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng. Phần nào nhận thức được sự phát triển của các nước Tây phương và nguy cơ bị xâm lược của các nước Á Đông, lòng yêu
nước được kích thích, ông càng nhìn rõ hơn sự nhu nhược và bất lực của triều đình, tin tưởng ở sức mạnh phản kháng của nhân dân.
Trong bài “Hồng mao hoả thuyền ca” ông đã miêu tả con tàu không
buồm, không chèo, không người đẩy mà đi ngang, chạy ngược, nhanh như ngựa phi, khói phun ngàn ngụt, sóng tung toé ầm ầm như sấm:
“Luồng khói bốc lên không. Cao trăm thước sừng sững. Ngoằn ngoèo như rồng sa. Gió mạnh thổi vẫn đứng.”
Không gian ở đây được đẩy lên chiều cao, kì vĩ đến lạ thường “cao” mà lại được đo bằng “trăm thước sừng sững”. Khói trắng ngang trời nhà thơ đã ví nó như một con “rồng sa”. Biện pháp so sánh được Cao Bá Quát sử dụng rất
thành công, sự ngang tàn của chiếc thuyền cũng giống như hình ảnh của nhà thơ, tâm thế của nhà thơ.
Nhà thơ đã kết luận đầy khí phách, cảnh cáo con tàu đừng chủ quan bởi sóng nước ở bể Đông không dễ dàng như ở bể Tây đâu:
“Chủ thuyền nhổm dậy, thuỷ thủ theo, Tứ phía ồn ào, cười nói reo.
Ta cũng xốc áo hướng đã ngắm.
Đây là chiếc tàu Tây đang tiến lại veo veo.”
Không gian ồn ào, náo nhiệt, đầy tiếng cười nói, reo vui của con người. Không gian của sự sum họp, đoàn tụ. Nhà thơ cũng như muốn hoà mình vào không gian ấy. Tiếp đến nhà thơ nhắc lại một điển tích nói rằng ở biển Đông có một cái vũng rất lớn gọi là Vĩ Lư, muôn dòng nước đều đổ dồn vào đây.
Lại có một tảng đá cực lớn gọi là Ốc Tiêu, khi nước dồn đến bốc cháy dữ dội, thiêu huỷ các vật và nước cũng khô diệt.
“Long Nha, Xích Khảm ngoài trăm dặm, Phút chốc đè sóng, đến nhẹ vèo.
Đầu bãi Lặc tử mây đen kịt.
Trước bến Bạch Thạch trào lui kịp. Mũ cao quần trắng đứng trên boong. Nghếch mũi gọi trẻ nói túi tít.
Bay chẳng biết
Nước Vĩ Lư rót về núi Ốc.
Ngọn lửa bừng bừng vượt thẳng mây. Xoay hướng sang đây hãy cẩn thận. Khác hẳn trào dâng bên bể Tây!”
Xuất hiện trong khổ thơ là một không gian bao la “ngoài trăm dặm” nhưng đầy hiểm trở. “Lửa thì bừng bừng”, phút chốc là có thể “đè sóng” và kéo “mây đen kịt”. Ấy vậy mà nhà thơ vẫn hiên ngang, và ung dung bình tĩnh: “mũ cao quần trắng đứng trên boong”. Người ta luôn nhận xét: Cao Bá Quát
là một tâm hồn cao thượng và khác thường. Trong cuộc đời như cái lồng chật, trong cái nhà tù thời Nguyễn chuyên chế Cao Bá Quát là một hiện tượng đột xuất. Ông luôn bất mãn và chống lại hiện thực. Ông luôn mơ ước một cuộc đời khác. Người ta thường ví ông với Lý Bạch. Khi bị đi đày vượt bể qua Ba Sơn vùng Hạ Châu ông thoát ra khỏi cái chân trời hẹp, u uất thường nhật khi ấy và nhìn thấy một chân trời khác.
Khi trở về trong bụng chứa đầy sách vở. Chà chà! Làm trai như thế mới thực là khoái!
Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt rũa câu văn. Lải nhải nhai lại từng câu, từng chữ.
Có khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời. Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn.
Mới cảm thấy vũ trụ là bao la.
Bốn bề đầy những núi đẹp như gấm vóc.
Mà không dám noi theo vết chân cao thượng của họ Cầm họ Hướng…”
- Yên đài anh ngữ khúc hậu –
Không gian hải ngoại và vũ trụ bao la rộng mở trước mắt nhà thơ. Biển mênh mông vô tận như chính tâm hồn và mơ ước của nhà thơ. Đẹp đến nỗi
nhà thơ phải ngợi khen “Bốn bề đầy những núi đẹp như gấm vóc…” Cao Bá
Quát ví bức tranh hiện thực không gian nơi đây đẹp như một bức tranh thêu, như gấm vóc lụa là. Trước khi cất bước đi nơi hải ngoại ông ví mình như một con sâu muốn đo cả đất trời, thực hiện nhiều ước mơ lớn lao không thể với tới. Tầm nhìn và con mắt được mở rộng ông lại thấy mình càng bé nhỏ hơn trước.
Trong bài thơ “Tảo phát biên cảng” Cao Bá Quát cho ta thấy một
không gian hải ngoại thật nên thơ, trữ tình:
“Liêu sơn đầy bến thuyền đi
Buổi mai đưa tiễn người về Hạ Châu Phía Nam xa ngóng non Liêu
Ngắm nhìn những cảnh trí đất khách - Singapo, thế nhưng tâm hồn giàu tình yêu, thương mến ấy vẫn thấy khác lạ. Dưới con mắt của nhà thơ sắc vẻ ban mai của núi Liêu, cũng như vẻ đẹp của núi Nam ta ấy, hình ảnh và không
gian dòng “sông trôi” ở đây lại nhắc ta nhớ đến quê hương Phú Thị của nhà thơ. Có ý kiến cho rằng “Cao Bá Quát muốn mượn những thú vị: cầm, kỳ, thi,
tửu, để đi vào cõi lãng quên những cuộc xô xát của thế sự, sống ung dung ra ngoài những lúc bon chen quá phiền toái: một chiếc thuyền tiến về cõi vô định, cởi nối những rằng buộc tầm thường …” [ 6, 600 ]
Khi trông ra Trung Quốc một nước lớn ở phía Bắc Việt Nam:
“Chiến sự Sơn Đông thật rộn ràng. Ải thành mấy chốn trống còi vang.
Dân qua ca ngợi người anh dũng.
Phòng sách treo cung nặng sáu quân.”
-Tạp đề - Kỳ ngũ -
Không gian nơi đây thì lại rộn ràng bởi chiến sự, bởi “trống còi vang”.
Rồi:
“Chướng khí khe, hang ngút tận mây, Tua vàng vừa tới oai hùng ngay. Dây đàn nếu biến dây cung nỏ. Hủ tục man di khó đến đây.”
-Tạp đề - Kỳ lục -
Hay:
“Đất Hán có trang xuất chúng thay.
Người người thuê chép chẳng ngơi tay. Phố đường giông ngựa trên đường lớn. Ẩn sĩ như non tấp nập đây.”
-Tạp đề - Kỳ thất -
Cao Bá Quát vẫn nhìn thấy ở đất bạn những con người tài giỏi, có chí khí đó là Trần Huyền Trang. Điều đó cho thấy tầm nhìn, sự đánh giá khách quan ở ông.
Dù ở đâu trong nước hay ngoài nước, dù thơ ông có viết về con người hay cảnh vật thì ta vẫn thấy sự nhất quán trong tâm hồn nhà thơ. Cao Bá Quát luôn tin tưởng, có một tình yêu thương mến chân thành sâu sắc đối với con người, với nhân dân, và một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hoá.
Không gian hải ngoại là một nét đặc sắc trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát cả về mặt nội dung cũng như nghệ thuật. Không gian hải ngoại thể hiện tầm nhìn xa và rộng của nhà thơ, một tâm hồn luôn rộng mở. Có lẽ chính điều đó đã tạo nên một Cao Bá Quát một hiện tượng chỉ xuất hiện một lần trong văn học Việt Nam.
Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát nói nhiều về cảm xúc về suy nghĩ của ông. Trong đó, ta thấy được một tâm hồn dồi dào cảm xúc, hai mặt trên kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhà thơ ít khi bó hẹp cảm xúc trong không gian giới hạn cụ thể, mà luôn có xu hướng mở rộng, nâng cao cả hiện tượng thiên nhiên lẫn hiện tượng xã hội.
Nhà thơ viết về không gian thiên nhiên, viết về cây cỏ trong vườn, về cơn mưa, về bãi cá, về tiếng ễnh ương kêu, về sự thay đổi của trời đất thời tiết, về các cuộc du lãm, về không gian nắng mới sau hôm lập xuân một ngày. Dù là không gian xã hội, không gia đình nguồn cội hay không gian hải ngoại thì tất cả đều là những đề tài có giới hạn cụ thể mà không nông cạn. Qua các đề tài, các sự vật hay sự việc mà nhà thơ nhắc đến trong thơ ta thấy được bao vấn đề xã hội và nhân sinh có ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Cao Bá Quát là một nhà thơ vĩ đại hàng đầu của văn học dân tộc một hiện tượng kì vĩ không chỉ của văn chương, mà còn là một tượng đài kỳ vĩ bằng lời của một con người của đất nước, nhân dân, làm vẻ vang cho hai tiếng
“Con người”. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát để lại nhều giá trị cả về mặt nội
dung cũng như nghệ thuật. Chính vì thế mà càng ngày nó càng được bạn đọc quan tâm và yêu thích.
Những trang thơ của ông về mặt phóng khoáng, hào mại,...có thể sánh với Lý Bạch, về mặt yêu dân có thể sánh ngang Đỗ Phủ. Ông thừa kế chí khí anh hùng, phẩm chất cao khiết của Nguyễn Trãi, có thể thua Nguyễn Du ở mặt làm thơ chữ Nôm và chữ nghĩa nhân văn trác tuyệt, nhưng lại vượt qua Nguyễn Du về tầm nhìn, chí khí, thương yêu nhân dân và hoài bão to lớn.
“Văn chương không cần đến những người thơ khéo tay làm theo một
vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo nhữn gì chưa có.” (Đời thừa - Nam Cao). Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, đặc biệt khi ta tìm hiểu về các
hình thức không gian và thơ ông, ta thấy ông thực sự đã để lại những dấu ấn,
những “cái riêng” cái “Cao”- có một không hai và khó phai trong lòng độc
giả.
Khi tìm hiểu các tác phẩm văn học của Cao Bá Quát nói chung và tìm hiểu thơ chữ Hán của ông nói riêng, bạn đọc có dịp khám phá cuộc sống cũng như thế giới tinh thần của người nghệ sĩ, thấy được quan điểm cách nhìn nhận đánh giá của nhà thơ về xã hội, con người và đặc biệt chúng ta thấy được
những nét sáng tạo độc đáo về không gian nghệ thuật của “Thánh Quát” -
luôn trác tuyệt ý mới, lời mạnh, độc đáo và luôn sống cùng với thời gian. Cao Bá Quát đã để lại trên một ngàn bài thơ chữ Hán. Chỉ nói đến số lượng thôi ta cũng thấy đồ sộ. Qua nhiều bài thơ ta thấy hiện lên chân dung và tính cách của một nhà thơ vĩ đại. Đó là một con người có một hoài bão lớn, một ý chí khác thường, một lòng ưu ái đối với vận mệnh của Tổ Quốc và nhân dân. Trên một ngàn bài thơ chữ Hán có thể nói nó là một di sản vĩ đại của một nhà thơ kỳ tuyệt. Nó làm hiện lên tuy dường như đã quen mà vẫn bất ngờ, cái tầm vóc sừng sững, ít người sánh kịp, dường như cô đơn giữa rừng tác giả thơ hàng ngàn năm của chúng ta…
Không gian nghệ thuật với sự biểu hiện đa dạng phong phú: không gian thiên nhiên, không gian xã hội, không gian gia đình nguồn cội và không gian hải ngoại,… trong thơ chữ Hán đã góp phần làm nổi bật một con người vĩ đại, một tính cách phi thường, một cá tính độc đáo và đặc biệt đó là tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ. Cao Bá Quát không chỉ sáng tạo mà còn rất linh hoạt uyển chuyển trong nghệ thuật đặc biệt là trong hiện tượng và không gian thơ. Tất cả cuộc sống xã hội cũng như thiên nhiên vũ trụ, nhiều cái tự nhiện và đời thường nhất đều đi vào thơ ông rất đỗi chân thật mà sâu sắc.
Mỗi kiểu không gian được biểu hiện dưới nhiều hình thức và góc độ khác nhau song nó đều mang tính chủ quan của tác giả. Cao Bá Quát đã gửi gắm nhiều tâm sự, những nỗi niềm muốn chia sẽ để giúp bạn đọc hiểu và đi sâu cảm nhận được thể giới tâm hồn tư tưởng riêng và độc đáo của mình trong thơ.
Ở không gian thiên nhiên ta thấy một Cao Bá Quát say đắm tự hào về cảnh sắc non sông đất nước, một Cao Bá Quát tinh tế nhạy cảm và có cách nhìn có thế đứng, thế ngắm mà chỉ Cao mới có. Một không gian thiên nhiên rộng mở, bao quát hùng vĩ luôn sánh bước cùng con người.
Trong không gian xã hội tác giả lại thấy một Cao Bá Quát giàu lòng cảm thông yêu mến một Cao Bá Quát của hiện thực đời sống xã hội sự đau khổ bế tắc của người dân … đều hiện lên sống động sâu sắc trong thơ chữ Hán.
Gia đình nguồn cội cũng là một không gian nghệ thuật mang tính nhân sinh. Qua đó ta thấy một Cao Bá Quát yêu thương, thuỷ chung với gia đình, bạn bè, dù đi đâu dù bôn ba nơi đâu ông vẫn một lòng hướng về nơi chôn rau cắt rốn. Quê hương trong tâm hồn ông luôn là một bến đậu bình an.