7. Bố cục khóa luận
2.2.3. Không gian gia đình, nguồn cội
Cao Bá Quát là người sớm được rèn luyện ngày đêm theo những giáo lý của đạo Khổng và phát triển theo hướng nâng cao hoc vấn, tu dưỡng bản thân. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng đức hạnh. Ông lớn lên trong những tình cảm trìu mến, tốt đẹp với gia đình bạn bè và quê hương. Đặc biệt, ông luôn có những tình cảm thắm thiết đối với nhân dân và đất nước.
Một số giai thoại cho rằng Cao Bá Quát là một đứa trẻ ngỗ ngược. Nhưng qua thơ văn của ông đã chứng minh rằng: ông luôn tỏ ra là một người biết gìn giữ phẩm hạnh, đối xử đúng mực với cha mẹ, anh em, hàng xóm.
Đặc biệt trong những trang thơ chữ Hán chúng ta luôn thấy trong đó những tình cảm lớn, có tính chất nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc, chứ không phải là thứ tình cảm đóng khung trong khuôn khổ của lễ giáo, không bó hẹp trong quan niệm nhân ái của đạo Khổng; hay cũng không phải thứ tình cảm của một kẻ bề trên rủ xuống ban ơn cho kẻ dưới. Trong những năm xa nhà lưu lạc, một trong những tình cảm đằm thắm nhất hay trở đi trở lại trong sáng tác của Cao Bá Quát là tình yêu đối với quê hương, gia đình. Xa nhà không lúc nào ông không nhớ tới gia đình, bạn bè. Những lời thắm thiết viết cho anh, nỗi kinh hoàng khi nghe tin chị chết, lòng thương cha mẹ già không người chăm nom, an ủi, khiến cho ta khó tin rằng ông là một người luôn kèn cựa với anh, coi thường bố mẹ.
Không gian gia đình, nguồn cội là một tất yếu trong những trang thơ chữ Hán. Trong gia đình, ông đặc biệt quan tâm đến người vợ của mình. Mỗi khi nhắc tới vợ ông đều nói với một giọng rất trìu mến. Có người bạn là Lưu Quỹ về quê, ông nhờ bạn:
“Nhắc bác về thăm hỏi nhà tôi.
Trong buổi gió mưa này hai bên cùng đầm đìa giọt lệ.”
Không gian của buổi tiễn đưa hai bên cùng đầm đìa giọt lệ. Trời thì mưa và gió. Điều đó cho chúng ta thấy tình thương yêu và sự nhớ nhung mà Cao Bá Quát dành cho vợ không lúc nào vơi cạn.
Những đêm mưa, ông ngồi lặng bên đèn, nghĩ đến vợ cũng đang nhớ mình:
“Từ ngày anh ra đi.
Đêm đêm giường quạnh hiu. Trăng khơi soi mộng lẻ.
Gió bên lạnh hơi chiều. Áo rét em cất giữ,
Gương nhỏ anh mang theo. Tạm để cùng yên ủi.
Không lạt tình thương yêu”.
- Từ ngày anh ra đi -
Không gian gia đình hiện lên qua những vật dụng trong ngôi nhà bé nhỏ của hai vợ chồng: chiếc giường nằm, chiếc áo rét, chiếc gương nhỏ,... Ngôi nhà xinh xắn ấy đã gắn bó cùng những kỉ niệm thân thương,... Dù đi đâu, ở đâu nhà thơ cũng nhớ về không gian về tổ ấm thương yêu của mình. Khi nhận được tấm áo bông của vợ gửi cho, ông đã cảm động trước tình yêu thương của vợ trong từng đường kim mũi chỉ:
“Trước đèn thư mở, lệ muôn hàng, Hồn gửi phòng the luống vấn vương! Kiếp hận, ai xui thêu chữ gấm. Đêm suông ta những ngóng gà vàng. Áo mềm, ủ ấm bao tình tứ.
Bút mới dầm tan mọi thảm thương!”
Nhà thơ nhớ đến vợ, nhớ đến phòng the, nhớ đến “gà vàng” những
khung cảnh thơ mộng, nơi lưu giữ những kỉ niệm êm ấm của gia đình ông. Ngồi trước chiếc đèn nhỏ, tưởng tượng ra ngày sum họp gia đình, nhớ đến
những kỉ niệm ... người vợ lại “lệ muôn hàng”. Người vợ chính là “kỉ vật” là
điều quý giá nhất mà cuộc sống ban tặng cho ông. Đi đâu, làm gì ông cũng nhớ đến không gian gia đình - những ngày vợ chồng bên nhau vui vẻ.
Thương vợ sống trong cảnh nghèo khổ, phải đi giã gạo thuê cho hàng xóm lúc nào ông cũng trầm tư day dứt. Nhìn đôi vợ chồng người Anh trìu mến nhau, người chồng nâng niu rót sữa cho vợ uống, ông không hề lên cao
giọng đạo đức phong kiến để phê phán mà còn: “Các người yêu nhau đâu biết
ta ở cảnh biệt li”. Như thế, nhà thơ rất chung thủy và đề cao điều ấy.
Cao Bá Quát có rất nhiều bài thơ hết sức xúc động viết về vợ con; về anh em, chị em, về cha mẹ, về học trò, về hàng xóm láng giềng,... Ông dành cho những đứa con của mình một tình yêu đặc biệt và sâu sắc. Xa nhà nhìn những đứa con của người khác líu ríu dắt nhau đi chơi, ông nhớ đến con ông và hồi tưởng lại quá khứ:
“ Đôi trẻ nhà ai đó. Thỏ thẻ bước khoan thai. Quên tình nào mấy kẻ? Ta nhớ con ta hoài! Khi quấy mẹ kêu đói. Lúc học ông chào người. Trước nhà nay nửa vắng. Tưởng nhớ vì con ai!”
Nhà thơ lại nhớ đến những kỉ niệm với đứa con yêu dấu, khi quấy mẹ kêu đói, lúc học ông chào người. Những không gian về gia đình lại trở về trong ông. Nhà thơ tự hỏi như tự trách: có ai có kẻ nào mà nỡ quên tình máu
mủ ruột già? “Trước nhà” nay đã không có mặt ông trong đó. Đi xa lúc nào ông cũng “ta nhớ con ta hoài”.
Khi chiêm bao thấy đứa con gái đã mất hiện về, quần áo tiều tụy, vẻ mặt buồn rầu, nước mắt ông giàn giụa:
Nhớ con hằng nén xót chua nghẹn ngào. Đêm qua bỗng thấy chiêm bao.
Gặp con, giọt lệ tuôn trào như mưa. Áo đơn lạnh lẽo xác xơ.
Ủ ê nét mặt, bơ phờ hình dung. Tuy nghèo dưa muối đủ dùng.
Đắng cay con hãy trở về cùng cha”.
- Mộng vong nữ -
Nhà ta nghèo thật nhưng vẫn có dưa muối để ăn, vẫn còn tình thương yêu của cha mẹ luôn dành cho con. Nhớ đến vợ, nhớ đến con, nhiều lúc Cao Bá Quát còn dành tình cảm chân thành mà sâu sắc tới những người bạn:
“Trên gác Nguyên long vẫn tính ngông, Tình nhiều bệnh lắm chẳng ngồi không. Xót thân, lòng mấy hồi tan nát,
Vắng bạn ngày trăm lượt nhớ mong.”
Gia đình, nguồn cội, “nơi chôn rau cắt rốn”, nơi nuôi dưỡng tâm hồn
những người con xa quê - luôn là bến đậu tâm hồn của nhà thơ. Ông có một tấm lòng yêu quý đặc biệt với quê hương. Ông luôn dành sự quan tâm của mình đến nhân dân, đặc biệt là những người thiếu thốn, đói rét, những người đi ở bị đòn, hay cả những người hàng xóm khi mất con. Nhiều đêm nằm không ngủ, ông trở dậy lấy chiếu đắp cho chú tiểu đồng, rồi lại tiếp tục suy nghĩ.
Nhà thơ lúc nào cũng canh cánh bên lòng một nỗi nhớ quê da diết, một nỗi khắc khoải mong về. Chỉ một tiếng sáo vẳng lên trên sông cũng làm cho ông tưởng như có tiếng ai gọi mình bên gối:
“Đầu sông sớm mai, ca chèo tuôn Bên sông, chiều xuống, sáo ngân buồn. Tiếng sáo thầm thì, quẩn bên gối. Lữ khách trong mơ về quê hương.”
- Văn địch -
Quê hương Phú Thị luôn theo ông trong mỗi bước đường đời. Không gian ấy giường như rất quen thuộc: “Đầu sông, bên sông, tiếng sáo …” tất cả
khiến người “lữ khách” phải “mơ về quê hương”. Không gian này từng thấy
phảng phất đâu đó trong ca dao:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.”
Hay:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”
Hay trong “Truyện kiều” của Nguyễn Du nàng Thuý Kiều dù lưu lạc
thì vẫn luôn nhớ về cha mẹ và các em trong gia đình:
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa.
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Nghe tiếng tu hú kêu, bỗng ông náo nức nghĩ đến mùa vải chín hồng ở quê nhà nỗi nhớ ấy khiến ông khắc khoải:
“Một tiếng tu hú kêu trong rèm
Đánh thức người khách tha hương dậy, nằm gục đầu trên gối. Không biết ở quê nhà phong vật như thế nào?
( Có lẽ ) mùa xoài chín vàng tiếp theo mùa vài chín đỏ.”
“Ở nhà phong vật như thế nào” như một câu hỏi xoáy sâu vào tâm
trạng khắc khoải bồn chồn và lo lắng ở nhà thơ. Không gian phong cảnh, cảnh vật có gì thay đổi khi ông còn ở nhà hay không? Chắc là mùa xoài chín vàng vừa qua thì mùa vải chín đỏ lại tới. Đó là một khung cảnh quen thuộc, một không gian tươi đẹp mà khi ở quê ông luôn được tận mắt chứng kiến.
Khi có dịp được về nhà, nhà thơ bồn chồn lo lắng. Đi đường bộ đến Đông Dư, quê làng không còn xa mấy, bỗng dưng ông thấy bối rối, bước chân tự nhiên ngập ngừng không nhích lên được phải nghỉ lại:
“Đầu sông đứng ngắm quê hương Quê hương đâu phải dặm trường xa xôi Cớ sao mãi chẳng tới nơi
Vừa đi vừa đứng bồi bồi tại sao? …
Thà im, im bặt nói ra ngoài lời Trời Tây bóng đã xế rồi
Vẫn còn nấn ná quê người một thân”.
- Sa hành để Đông Dư, ký mộ lưu túc -
Nhà thơ chọn thế đứng ở đầu sông để nhìn về quê hương - khoảng cách địa lí dường như rất gần, thế nhưng bước chân của người lữ khách tha hương mãi chẳng đến được. Đó là không gian vào buổi chiều, một thời khắc vô cùng đặc biệt trong ngày, đó là thời gian sum họp trở về với mái ấm gia đình. Trong khoảng không gian ấy nỗi đau buồn khắc khoải chiếm trọn tâm trí nhà thơ. Sắp về đến làng, từ xa nhìn thấy ngọn cây gạo, rồi thấy điếm cây gạo, tâm hồn nhà thơ lại càng xúc động. Và xúc động nhất là khi ông gặp lại bà mẹ già cùng những người quen biết cũ:
“Bạn hàng xóm bất thình lình gặp nhau sửng sốt hỏi thăm dồn dập Mẹ già chợt trông thấy con mừng mừng tủi tủi”
- Để gia-
Không gian gia đình nguồn cội luôn xuất hiện trong thơ ông. Trong bài
thơ “Quy cố trạch”, ông ghi lại một cách chân thực và sinh động tâm trạng
của nhà thơ trong một lần về thăm lại quê, sau nhiều năm xa cách:
“Chợt thấy nơi quê cũ. Lòng khập khởi bước mau. Xóm chợ người đông đúc. Tre làng xanh một màu. Ngõ sâu tiếp đường cái.
Cổng tre lên tiếng chào. Hàng xóm trẻ ngõ trộm. Chó đàn sủa tranh nhau. Ngồi đoạn mới cởi áo. Rửa chân dạo vườn sau. Ao cạn nghề già mọc. Ngách tường rễ ăn sâu. Người quen thấy cười hỏi. Cầm tay như bạn bầu.”
Và:
“Bà con đổ tới viếng. Ân cần trò chuyện lâu. Cảm tạ lòng bạn cũ. Còn nhớ không bỏ nhau.”
Trong bài thơ chúng ta thấy xuất hiện nhiều không gian quen thuộc: Xóm chợ tre làng, ngõ sâu, đường cái, cổng tre, vườn sau, ao cạn, ngách tường… Nhà thơ đã liên tiếp nhắc đến những gì thân thuộc nhất, nhiều nơi gắn bó sâu nặng với nhà thơ. Cảnh chợ đông đúc người chen lấn mua bán tập nập, quanh làng là dãy tre xanh ngát,… Cánh cổng tre trước nhà như mời gọi, trong vườn rau xanh nhà thơ đã tiến dạo và rửa chân.
Không gian, hình ảnh quê hương cội nguồn trong thơ Cao Bá Quát là hình ảnh không gian một cuộc sống giản dị, hết sức quen thuộc: xóm chợ, bờ tre, bụi cây, ao cá,…
Tình cảm quê hương của ông đồng thời cũng là tình cảm đối với gia đình, người thân, bạn bè, làng xóm,… hay những người nghèo khổ. Chính điều đó làm ta hiểu tại sao thơ chữ Hán Cao Bá Quát lại có thể biến đổi với
những niềm vui hiếm hoi trong cuộc đời lam lũ của họ, cũng như nặng trĩu đau buồn trước những đau buồn triền miên của họ.
Không gian gia đình, nguồn cội cũng là một mảng lớn trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát và có thể coi nó như một tất yếu. Phải chăng nó xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử thời đại mà nhà thơ sống, hay hoàn cảnh gia đình, hay xuất phát từ chính tâm hồn của nhà thơ. Trong một xã hội mà cuộc sống của con người luôn bị những tai hoạ rình rập và có thể ập xuống bất cứ lúc nào thì gia đình, quê hương chính là nơi che chở, là nơi đảm bảo cho sự an toàn, yên ổn và những giá trị chuẩn mực của con người. Cao Bá Quát đã hướng tới những người thân yêu và quan trọng nhất là cuộc sống của mình - tâm hồn nhà thơ luôn khắc khoải, canh cánh hình ảnh làng quê Phú Thị yêu dấu - nơi cất cánh những ước mơ, những kỉ niệm một thời.
Tâm hồn nhà thơ như đồng điệu cùng cha ông ta xưa và nay:
“Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày. …
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.,,
- Đỗ Trung Quân