Ngoài ra với tương lai là một giáo viên, nghiên cứu đề tài này còn giúp tôi giảng dạy về thơ Nguyễn Công Trứ trong chương trình Ngữ văn phổ thông tốt hơn, từ đó giúp học sinh cảm nhận mộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2011
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận này không trùng với kết quả của một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Vũ Thị Hậu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Việc nghiên cứu khoa học là một thử thách mới đối với bản thân cá
nhân tôi cũng như toàn thể các bạn sinh viên Để thực hiện đề tài này thành
công trước hết tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung
cấp những tri thức, kinh nghiệm cho tôi Đặc biệt là cô luôn động viên, khích
lệ và ủng hộ tôi làm đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, Ban Giám
Hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho tôi hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp này
Vì đây là lần đầu tiên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học, còn thiếu
kinh nghiệm và gặp nhiều thiếu sót, hơn nữa trong khuôn khổ và khả năng có
hạn nên khoá luận sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm và hạn chế Tôi rất
mong nhận được sự đóng ý kiến, sự chỉ bảo tận tình của thầy cô cùng với bạn
đọc để khoá luận tốt nghiệp của tôi tốt hơn
Hà Nội ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Vũ Thị Hậu
Trang 4MỤC LỤC
Trang Mở đầu 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Lịch sử vấn đề 9
3 Mục đích nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp của khoá luận .12
7 Bố cục khoá luận 12
Nội dung 13
Chương 1: Nguyễn Công Trứ, tác giả và tác phẩm 13
1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX .13
2 Tác giả Nguyễn Công Trứ 15
2.1 Tiểu sử Nguyễn Công Trứ .15
2.2 Cuộc đời Nguyễn Công Trứ .15
2.3 Sự nghiệp Nguyễn Công Trứ 18
Chương 2: Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ 21
2.1 Giới thuyết chung về thời gian và không gian nghệ thuật trong văn học 21
2.2 Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ 21
2.2.1 Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ 22
2.2.1.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 22
2.2.1.2 Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ 23
2.2.1.2.1 Thời gian vũ trụ 23
Trang 52.2.1.2.2 Thời gian đời người .33
2.2.1.2.3 Thời gian lịch sử .38
2.2.2 Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ .39
2.2.2.1 Khái niệm không gian nghệ thuật .39
2.2.2.2 Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ .41
2.2.2.2.1 Không gian vũ trụ .41
2.2.2.2.2 Không gian thế sự 51
2.2.2.2.3 Không gian “hành lạc” 60
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 70
Trang 6Người ta biết đến Nguyễn Công Trứ không chỉ với tài chính trị, quân
sự nổi tiếng mà còn quan tâm tới ông với tư cách là một thi sĩ có năng lực thực sự Đương thời thơ của ông không được đánh giá cao, chưa có chỗ đứng trong văn học trung đại Bởi quan niệm cho rằng đó là những thứ thơ đi ngược lại với những giá trị truyền thống, là văn chương khác đời, khác người Tuy nhiên trong thời đại ngày nay với tầm nhìn, tư tưởng hiện đại mới thì người ta nhắc nhiều tới thơ ca của ông nhiều hơn là các tác giả khác
Từ trước tới nay thơ ca chính là hình ảnh của thế giới được phản ánh
Do vậy việc tìm hiểu một tác phẩm suy cho cùng là việc khám phá tài năng cũng như cá tính độc đáo của tác giả
Một tác phẩm văn học luôn là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh bao gồm hai yếu tố nội dung và hình thức Chúng mối quan hệ tác động qua lại, biện chứng với nhau Xét trên một phương diện và ở một khía cạnh nào đó thì hình thức có tác động và chi phối tới nội dung Như Bêlinxki từng nhận xét:
“trong tác phẩm nghệ thuật tư tưởng và hình thức phải thống nhất với nhau một cách hữu cơ như linh hồn và thể xác Nếu hủy diệt hình thức thì cũng có
ý là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy” Chính vì thế khi chúng ta nhắc đến hình thức của tác phẩm văn học ta không thể không xét đến hai yếu tố đó
Trang 7là thời gian và không gian nghệ thuật Đây là cầu nối giúp cho bạn đọc – tác giả đồng sáng tạo có thể cảm thụ về thế giới thông qua tác phẩm một cách tốt nhất
Xuất hiện với tư cách là một nhà thơ có phong cách “ngông” Con người, cuộc đời, sự nghiệp kể cả tư tưởng phức tạp của Nguyễn Công Trứ
đã từng là nguồn gốc của những nhận định, đánh giá khác nhau Nghiên cứu
về ông có nhiều nhưng tìm hiểu về yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ ông từ trước đến nay ít được các nhà phê bình hay nghiên cứu chú ý tới
Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ là một đề tài hấp dẫn Hơn nữa đây còn là thành tựu nghiên cứu của ngành thi pháp học – một ngành khoa học trẻ hứa hẹn với nhiều triển vọng trong tương lai
Ngoài ra với tương lai là một giáo viên, nghiên cứu đề tài này còn giúp tôi giảng dạy về thơ Nguyễn Công Trứ trong chương trình Ngữ văn phổ thông tốt hơn, từ đó giúp học sinh cảm nhận một cách sâu sắc về con người cũng như cuộc đời của nhà thơ
2 Lịch sử vấn đề
Việc tiếp cận tác phẩm văn chương có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau Có người đi từ nội dung để rút ra hình thức của tác phẩm, có người lại thông qua hình thức của tác phẩm để suy ra nội dung Dù nghiên cứu văn chương theo góc độ nào thì mỗi hướng tiếp cận đều có nét độc đáo và cái hay riêng của nó Đối với sự cảm nhận cá nhân tôi thì việc nghiên cứu tác phẩm đi từ hình thức đến nội dung khá hay, đặc biệt là việc thông qua tìm hiểu yếu tố thời gianvà không gian mà có thể hiểu được tư tưởng của tác phẩm và tư tưởng của chính tác giả
Trang 8Đối với Nguyễn Công Trứ - một người có vị trí khá đặc biệt trong lịch
sử văn học Việt Nam, sáng tác của ông không quá lớn về số lượng nhưng lại chứa đựng nhiều vấn đề quan trọng, lý thú và phức tạp, và đã từng là nguồn gốc của những ý kiến đánh giá không thống nhất Bên cạnh là một thi sĩ tài tử Nguyễn Công Trứ còn là một nhà hoạt động xã hội, một nhà tư tưởng, một nhân vật văn hoá Cuộc đời hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của ông khiến cho hậu thế là chúng ta phải quan tâm suy nghĩ, luận bàn Tiếp tục tìm hiểu con người, cuộc đời và tư tưởng của ông là công việc đã và đang thu hút trí tuệ của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau Nếu không kể những ý kiến của đương thời nói về Nguyễn Công Trứ thì lịch sử nghiên cứu về ông đã có gần một thế kỷ, bắt đầu chính thức với công trình biên khảo của giáo sư Lê Thước 1928 Tuy nhiên việc nghiên cứu
về ông chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về con nguời, cuộc đời, sự lí giải những mâu thuẫn trong lí tưởng, sự nghiệp văn thơ Còn việc tìm hiểu về yếu tố thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ ông rất ít, hầu như chưa trở thành
hệ thống, sâu sắc
Năm 1998, Trần Đình Sử với bài nghiên cứu văn học Con người cá
nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ trong thơ văn Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) và Cao Bá Quát (1809 - 1854) có tìm hiểu về con người cá
nhân trong thơ của Nguyễn Công Trứ Qua quá trình phân tích cuối cùng tác giả đi đến khẳng con người cá nhân trong Nguyễn Công Trứ được biết đến với ba phạm trù: “công danh, cái nhàn, hưởng lạc và cái ta hơn người”
Năm sau (1999) Trần Đình Vượng trong Nhà nho tài tử và văn học Việt
Nam cũng có một bài nghiên cứu về con người của Nguyễn Công Trứ Đó là
việc lí giải về “chí nam nhi”, “đầu đội trời chân đạp đất” của nhà thơ
Năm 2003, Trần Nho Thìn trong cuốn sách Nguyễn Công Trứ về tác
gia tác phẩm có tập hợp tất cả những bài viết nghiên cứu về cuộc đời cũng
Trang 9như về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ Cuốn sách gồm hai phần chính: Phần một gồm một số tư liệu lịch sử liên quan đến Nguyễn Công Trứ Phần hai là những công trình nghiên cứu tiêu biểu qua các thời kỳ của thế hệ
các nhà khoa học Chúng tôi xin lấy ví dụ điển hình bài viết Tâm lý và tư
tưởng Nguyễn Công Trứ của Nguyễn Bách Khoa Ông đã có cách lí giải rất
hay và sâu sắc những yếu tố liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Công Trứ Trong đó ông có đặt vấn đề lí giải về chí nam nhi, về cái nghèo, về chữ nhàn và quan niệm hành lạc qua thơ văn của nhà thơ Cuối cùng sau khi đứng trên quan điểm duy vật biện chứng ông đã đưa ra bốn định luật về Nguyễn Công Trứ và khẳng định “Tâm lý và tư tưởng cũng như văn thơ của Nguyễn Công Trứ là những sản vật phong kiến”
Hay trong bài viết Nét riêng của Nguyễn Công Trứ trong việc sử dụng
thi liệu dân gian của Nguyễn Xuân Kính Tác giả chỉ ra những nét riêng, độc
đáo của nhà thơ trong việc sử dụng các chất liệu dân gian khi đưa vào trong thơ của mình Qua đó ông cũng chứng minh được rằng việc Nguyễn Công Trứ sử dụng những thi liệu, những bài ca dao không chỉ đơn thuần là câu chuyện hình thức, là vấn đề kĩ thuật, mà còn là sự chứng tỏ, sự thể hiện quan niệm thẩm mĩ độc lập, gần dân và tấm lòng nhân đạo đẹp đẽ của thi sĩ Và nhiều bài viết khác của Vương Trí Nhàn hay của Phạm Vĩnh Cư… Tất cả những bài viết đó đều tìm hiểu về cuộc đời, thái độ hành xử của Nguyễn Công Trứ, nghệ thuật trong thơ… Còn việc đả động tới vấn đề thời gian và không gian trong thơ ông thì rất ít Có duy nhất trong một bài viết về, không gian
trong cuốn Thi pháp văn học trung đại của Trần Đình Sử có đề cập một chút
tới thời gian trong thơ Nguyễn Công Trứ Đó là sự ý thức của nhà thơ về thời gian hiện tại Tuy nhiên nó chưa phải là một hệ thống hoàn chỉnh nghiên cứu
sâu sắc về mảng đó trong thơ của Nguyễn Công Trứ
Trang 10Nhưng mặc dù vậy những bài viết này có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Công Trứ Nó được coi là mở đường, định hướng cho các bài nghiên cứu về sau này Dựa trên cơ sở đó, đề tài của tôi xin được tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn, mà cụ thể là cảm thức
về thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ ông
3 Mục đích nghiên cứu
- Có cái nhìn khái quát, hệ thống và cũng không kém phần sâu sắc khi tìm hiểu về thơ văn của Nguyễn Công Trứ
- Tiếp cận với một phương diện mới khi tìm hiểu tác phẩm văn chương
Đó là tìm hiểu yếu tố thời gian và không gian trong tác phẩm Qua đó có thể hiểu được một phần con người cũng như nét tài hoa trong phong cách nghệ thuật của tác giả
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là toàn bộ tác phẩm thơ của Nguyễn Công Trứ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn tìm hiểu về thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp bình giảng văn học, phân tích, chứng minh
6 Đóng góp của khoá luận
Việc khám phá hệ thống thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ góp phần làm nổi bật con người, cũng như nét cá tính độc đáo của nhà thơ
Trang 117 Bố cục của khoá luận
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Nguyễn Công Trứ, tác giả – tác phẩm
Chương 2: Thời gian và không gian nghệ thật trong thơ Nguyễn Công Trứ
Kết luận
Trang 12
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÁC GIẢ - TÁC PHẨM NGUYỄN CÔNG TRỨ
1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) ông ra đời khi nhà Lê sắp bị lật đổ và trưởng thành khi nhà Nguyễn đang trên đà chiến thắng Nhà thơ sống trọn vào khoảng cuối Lê đầu Nguyễn, tức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Đây được đánh giá là giai đoạn vừa rối ren và cũng bước đầu ổn định của chế độ xã hội phong kiến Việt Nam “Một đặc điểm mà chúng ta cần chú ý là Nguyễn Công Trứ đã lớn lên giữa bản lề của hai thế kỷ, sinh ra và lớn lên ở cuối thế kỷ XVIII và hoạt động trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn Nguyễn Công Trứ có 25 tuổi đời sống với thế kỷ đã qua trước khi Gia Long dựng lên triều Nguyễn, một giai đoạn kỳ lạ có thể nói là có một không hai trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta”(Nguyễn Nghiệp) Hoàn cảnh lịch sử
xã hội mà Nguyễn Công Trứ sống có tác động rất lớn đối với tư tưởng cũng như sự nghiệp của ông về sau này
Năm 1778, Nguyễn Ánh (Gia Long) khởi binh đánh Tây Sơn
Năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm toàn bộ Bắc Hà, lên ngôi vua là bước ngoặt của chặng đường ấy Tuy nhiên nhà Nguyễn không phải tiêu biểu cho một lực lượng mới cho xã hội Đây là một chính quyền chuyên chế lỗi thời
“Có thể nói, chưa một giai đoạn nào trong lịch sử chế độ phong kiến ở nước
ta, vua lại nắm toàn bộ quyền hành như giai đoạn này” [6, tr.529] Mặt khác nhà Nguyễn lại dùng những chính sách cai trị tàn bạo Chẳng hạn đối với nhà Tây Sơn, Gia Long ra lệnh xử cực hình như chém bêu đầu, phanh thây, xé xác, quấn vải tẩm dầu đốt làm đuốc…rất dã man
Năm 1818, Gia Long lại lại ra bộ Hoàng triều nhật lệ cực kỳ phản động làm cơ sở cho việc áp bức bóc lột… tuy nhiên để củng cố chính quyền
Trang 13một cách vững chắc hơn, nhà Nguyễn đã nâng vị thế của Nho giáo lên giữ vị trí độc tôn Nó được dùng trong cai trị chính quyền, thi cử và nhất là trong sáng tác văn học
Về phương diện kinh tế do chính sách của nhà Nguyễn bảo thủ nên kinh tế hết sức đình đốn, đời sống của nhân dân hết sức khổ cực Trước thực trạng đó liên tiếp diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân Tiêu biểu là những cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Nùng Văn Vân, Cao Bá Quát… Để bảo vệ ngai vàng và đàn áp các phong trào khởi nghĩa, nhà Nguyễn đã tạo mọi điều kiện cho sự cho sự xâm lược của thực dân Pháp vào nước ta sau này
Trên đây là tình trạng thối nát và tàn bạo của chính quyền nhà Nguyễn, tuy nhiên sự chuyên chế đó không được bộc lộ ngay từ đầu “Một chính quyền dù phản động đến đâu, lúc đầu cũng phải tỏ ra ít nhiều tiến bộ mị dân
để che mắt, đánh lừa quần chúng” [6, tr.650] Và triều Nguyễn cũng vậy
Năm 1788, sau khi lấy được chính quyền Nguyễn Ánh tuyên bố mong muốn mọi người đóng góp ý kiến về chính trị, miễn thuế cho những vùng bị thiên tai hạn hán…
Sau hàng trăm năm chiến tranh loạn lạc, đói nghèo treo “lơ lửng” trên đầu, con người khao khát thái bình việc thành lập của chính quyền nhà Nguyễn làm cho xã hội có vẻ ổn định Chính điều đó đã gây một số ảo tưởng cho một lớp người sống trong xã hội đặc biệt là những nho sĩ đương thời Họ đem hết sức mình phục vụ cho triều đại Thêm vào đó, việc dùng thi cử để đào tạo quan liêu dưới thời nhà Nguyễn như mở ra trước mắt họ triển vọng trong tương lai Một số không nhỏ quan lại của nhà Nguyễn là những người thuộc tầng lớp này, và Nguyễn Công Trứ cũng là một Thực tế chứng minh Nguyễn Công Trứ đã hăm hở đi học đi thi đỗ đạt ra làm quan, dốc hết sức phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn Tuy nhiên khi đã bước chân vào chốn công danh nhà thơ mới thực sự nhận ra xã hội tưởng chừng như ổn định tốt
Trang 14đẹp đó chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài Chính vì thế mà dẫn đến thái độ sống chua chát, chán chường sẽ được gửi gắm trong những vần thơ của ông về sau này Đây như là một sự trả giá đắt cho sự ảơ tưởng lầm đường của ông
Trên đây là những lí do cơ bản góp phần hình thành lên phong cách của một nhà thơ “ngông” Nguyễn Công Trứ
2 Tác giả Nguyễn Công Trứ
2.1 Tiểu sử Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ (1778-1859) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là
Ngô Trai, biệt hiệu Hy Văn
Quê: làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Gia đình: Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình quan lại, có
truyền thống thơ văn
Cha: Nguyễn Công Tấn, đỗ đạt cử nhân và từng giữ nhiều chức quan
Mẹ: con gái của quan quản Nội cảnh nhạc bá, họ Nguyễn người xã Phụng Dục, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam
Gia đình của Nguyễn Công Trứ có sáu anh em, ba trai và ba gái
Ông có một bà vợ họ Đặng và 12 người vợ lẽ, cả thảy có 12 người con trai và 14 người con gái
Nhà thơ từ bé đã sống trong cảnh hàn vi vì gia sản bị chiến tranh tàn phá Vì vậy đây cũng là một yếu tố khá ám ảnh trong các sáng tác văn chương của ông về sau này
2.2 Cuộc đời Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ là một người thông minh Ngay từ thuở hàn vi ông
đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh sự nghiệp giúp dân, giúp nước:
Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông
Trang 15Tương truyền rằng, một lần có việc đi xa vì trời rét Nguyễn Công Trứ vào quán uống nước bên đường để nghỉ chân, đúng lúc đó gặp đại binh của
tả quân Lê Văn Duyệt đi tập về Mọi người sợ hãi nép vào một góc, riêng ông vẫn đắp chiếu nằm trên ổ rơm ngủ thấy vậy quân lính đánh thức ông dậy Lê Văn Duyệt thấy ông là học trò nho nhã liền bảo Nguyễn Công Trứ thử vịnh cảnh “nằm ổ rơm đắp chiếu” nếu hay sẽ tha Ông ứng khẩu đọc:
Ba vạn anh hùng đè xuống dưới Chín lần thiên tử dội lên trên
Ý chỉ “rơm” là anh hùng rơm, “chiếu” với chiếu chỉ của vua Lê Văn Duyệt khen hay thưởng tiền và thả cho đi
Khác với phần đông các danh nhân dưới thời phong kiến, Nguyễn Công Trứ là người thành danh khá muộn màng Vốn là một người thông minh hiếu học song sau nhiều lần thi trượt, phải đến năm 1918, khi đã ngoài bốn mươi tuổi lứa tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”, đã từng trải trường đời và định hình chí hướng Ông quả là con người “lắm tài mà cũng nhiều tật” (4 - tr177) Cái tài của ông bộc lộ qua việc ông được thăng thưởng và thể hiện qua các chặng đường sau:
2.2.1 Thời hàn vi (bạch diện thư sinh): từ khi ra đời đến 1819
Vốn là một người thông minh, hiếu học song nhiều lần thi trượt, phải đến năm 1918 ông mới thi đậu giải nguyên và được bổ đi làm quan
2.2.2 Thời hiển đạt (hoạn hải ba đào): 1820-1847
Nội dung giai đoạn này có thể được thâu tóm trong hai câu thơ sau:
Lại mang lấy lợi danh, vinh nhục Cuộc đời kia lắm lúc bi hoan
Đây cũng là thời kì được đánh giá là “lên voi xuống chó” trong cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ:
1820: ông giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán
Trang 161823: ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương 1824: giữ chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám
1825: ông giữ chức quan trong phủ Thừa Thiên
1826: Tham tán quan vụ, rồi thăng thị lang bộ hình
1828: Nguyễn Công Trứ thăng Hữu tham tri bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang
1832: ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương cùng năm thăng Tham tri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An…
Con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ dưới triều Nguyễn cũng trầy trật, nhiều phen khốn khó Trong hai mươi tám năm làm quan, ông bị giáng chức và cách chức cả thảy đến năm lần Cụ thể là:
1831: vì đề cử một người làm huyện thừa huyện Tiền Hải Thái Bình không đúng thủ tục, Nguyễn Công Trứ bị giáng xuống làm tri huyện
1834: đi đánh Nùng Văn Vân ở Thái Nguyên, Nguyễn Công Trứ bị khiển trách là chậm trễ,“đáng lẽ phải cách chức” nhưng sau khi “chiếu cố” chỉ
1843: viên Tổng đốc An Giang Hà Tiên vu cáo Nguyễn Công Trứ cho thuyền đi buôn lậu, ông bị cắt chức, và bị bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy
ở Quảng Ngãi
1845: Nguyễn Công Trứ lại được phục chức cho làm chi sự Bộ hình 1846: làm quyền Án sát Quảng Ngãi được hai tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa Thiên
Trang 171847: ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy
2.2.3 Thời nghỉ hưu (ngoài vòng cương toả) 1848 - 1858
1848 Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu và lần này ông được về hẳn
Từ lúc được về hưu, nhà thơ còn sống thêm hơn mười năm nữa Ông mất ngày 14 tháng 11 năm Tự Đức thứ 12 (tức ngày 7 tháng 2 năm 1859) thọ
81 tuổi
Tóm lại Nguyễn Công Trứ gặp nhiều sóng gió trong hiển hoạn là vì chế
độ chính trị đương thời hủ lậu, đế quyền thì bị đại hoàn cảnh xã hội làm cho khuynh bại, còn phần số hoàng phái và quý tộc quan liêu thì mất hết nhân cách, tiến bộ không còn đóng vai trò quản trị đắc lực được nữa “Cụ Nguyễn Công Trứ là một anh hùng hào kiệt… một nhà chính trị có tài kiến thiết, có chí kinh luân Tiếc thay sinh phải thời đại bế tắc, ở vào cái hoàn cảnh hẹp hòi vua thì nghi kỵ, dưới các quan thì phần nhiều là bọn dung tục chẳng có tư tưởng gì cao thượng, kiến thức gì sâu xa, đã không tán thành cho cụ lại đem lòng ghen ghét kiếm cách mà bắt kẻ gièm pha để trở ngại công việc cụ” (Lê Thước)
1827: dẹp khởi nghĩa Phan Bá Vành
1833: dẹp khởi nghĩa Nông Văn Vân
Trang 181835: dẹp giặc khách
Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858) khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn dâng sớ lên nhà vua, tha thiết xin được tòng quân đánh giặc: “Dù tôi như cái màn, cái lọng rách cũng không nỡ tự nản chí Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay…”
2.3.2 Kinh tế
Ông có nhiều sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình)
Vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hoá Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương của nhà thơ
“Thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con nguời hoạt động, lại vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn, vừa ca tụng Nho giáo lại vừa ca tụng Đạo giáo, vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng; vừa tự khẳng định mình lại vừa phủ định mình Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn” [6, tr.528]
Trang 19Nhìn một cách tổng quát, thơ văn Nguyễn Công Trứ tập trung vào 3 chủ đề chính sau:
- Những bài thơ xoay quanh chí nam nhi
- Những bài thơ xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình
- Những bài thơ xoay quanh triết lí cầu nhàn hưởng lạc
Đời ông đầy giai thoại, nó cho thấy bản lĩnh sống, trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc Có thể nói thơ Nguyễn Công Trứ sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng lại vô cùng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi: “Nguyễn Công Trứ có điều kiện đi nhiều, trải nghiệm,
đã gắng gỏi hết sức luôn luôn chú trọng nhập cuộc đời sống hiện thực, bằng tất cả năng lực và chí nguyện mà không quá so đo, tính toán điều lợi hại Ví như ông biết khuôn phép, biết giữ lời, biết kìm nén, thậm chí thêm một chút xuôi chiều, thì con đường hoạn lộ của ông đâu đến nỗi ba chìm bảy nổi Vậy
mà trước sau ông vẫn giữ nguyên cái tư chất đầy bản lĩnh, đầy tự tin và cũng đầy năng lượng quyết đoán [4, tr.180]
Trang 20CHƯƠNG 2 THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
2.1 Giới thuyết chung về thời gian và không gian nghệ thuật trong văn học
Không có gì có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian Do vậy mà mọi sự cảm nhận về tồn tại của con người đều gắn liền với sự cảm nhận không gian và thời gian Thông qua sự vận động của thời gian mà con người nhận ra sự đổi thay trong chính mình: “Nếu hiểu thơ là sự cảm nhận thế giới
và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người” (Trần Đình Sử)
Hay theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao: “thời gian,
không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật Mối quan hệ giữa thời gian, không gian trong tác phẩm là nội dung của vấn đề thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật” [5, tr.287]
Do vậy trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào thì hai yếu tố thời gian
và không gian luôn đi liền với nhau Suy cho cùng việc tìm hiểu thời gian, không gian của một hiện tượng văn học chính là cách tìm hiểu cuộc sống một cách có nghệ thuật và thẩm mỹ Thông qua đó cảm nhận về thế giới và con người mang tính đa chiều hơn
2.2 Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ
Trang 212.2.1 Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ
2.2.1.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật
Mọi sự vật hiện tượng đều gắn với tọa độ không gian và thời gian Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật
Sự phối hợp hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước
lệ chỉ có trong “thế giới nghệ thuật” Vậy thời gian nghệ thuật là gì?
Nói tới khái niệm này nhiều nhà nghiên cứu có các cách định nghĩa
khác nhau Như Trần Đình Sử trong Thi pháp học có nhận xét: “Thời gian
nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai” [5, tr.77]
Hay trong Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì: “Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật” “Là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” [3, tr.273]
Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể bị đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay tới tương lai xa xôi “Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông xa ngọn
cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về (Truyện Kiều), có thể dồn nén một khoảng thời gian chốc lát “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê” (Truyện Kiều), lại có thể kéo dài chốc lát thành vô tận “Khắc dài đằng đẵng như niên” (Chinh
phụ ngâm) Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau
Bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác… tạo nên nhịp điệu trong tác
Trang 22phẩm Như vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật
Thời gian có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm Nó dùng được làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời sống, thể hiện cảm xúc và tư tưởng của tác phẩm văn học
2.2.1.2 Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ
2.2.1.2.1 Thời gian vũ trụ
Nói tới thời gian vũ trụ tức là nói tới thời gian trong mối quan hệ biện
chứng với không gian Với tư cách là thời gian vũ trụ, thời gian nghệ thuật ít
bị đóng khung trong hiện tại mà có xu hướng lan tỏa tới quá khứ và vươn xa tới tương lai
Thực tế qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy những bài thơ thuộc kiểu thời gian vũ trụ chiếm khoảng 23% trong thơ của Nguyễn Công Trứ Đó là kiểu thời gian:
- Thời gian tự nhiên khách quan
- Thời gian theo mùa
2.2.1.2.1.1 Thời gian tự nhiên khách quan
Đó là dòng thời gian khách quan, vận động theo quy luật sáng, trưa, chiều, tối (đêm) Khoảng thời gian này luôn trôi chảy theo đúng quy luật vốn
có của mình Mỗi khoảnh khắc thường mang những ấn tượng và xúc cảm khác nhau Nguyễn Công Trứ nhắc tới thời gian tự nhiên khách quan không đơn thuần là đơn vị biểu thị thời gian mà nó còn mang một ý nghĩa, biểu đạt
tâm trạng của nhân vật trữ tình Đọc những bài thơ Cảnh xa nhà, Vịnh hậu
Xích Bích, Gánh gạo đưa chồng ta sẽ thấy rõ điều đó Thời khắc ban đêm tĩnh
lặng gắn liền với hình ảnh tâm trạng của nhân vật trữ tình là điểm chung nhất giữa ba bài thơ đó Tuy nhiên mỗi bài thời gian lại được diễn tả với những cung bậc cảm xúc khác nhau
Trang 23Bài thơ Cảnh xa nhà là tâm trạng của một người nhớ quê hương khôn
xiết khi nghe thấy:
Đâu ngành mấy tiếng chim kêu gió Trước điếm năm canh chó sủa giăng Phảng phất lòng quê khôn nén được
Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng Đêm gà eo óc, trời chưa rạng
Thời gian ban đêm ở đây được cụ thể hóa bằng thời khắc “năm canh”, bằng âm thanh của “tiếng chim kêu gió; của “chó sủa giăng” và đặc biệt là
“tiếng gà eo óc” Đây là những âm thanh vỗn dĩ hết sức quen thuộc đối với bất cứ làng quê nào Có lẽ vì nỗi nhớ quê đã vốn thường trực trong lòng của nhân vật trữ tình rồi nên khi màn đêm buông xuống nỗi nhớ đó càng trở nên
da diết hơn Thời gian trong bài thơ vận động tương đối chậm Nếu như mở đầu bài thơ, hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình là âm thanh của “tiếng chim kêu gió” thì kết thúc bài thơ lại là âm thanh “eo óc” của tiếng gà báo trời chưa rạng Sự vận động chậm chạp của thời gian cũng chính là sự vận động nặng nề trong tâm trạng của con người Với thủ pháp lấy động tả tĩnh, hình ảnh của nhân vật trữ tình trong tâm trạng khắc khoải nhớ quê càng được bộc
lộ rõ hơn Khi không ngủ chỉ biết “mần răng” nỗi buồn chỉ có thể thốt lên một câu: “Tình tự này ai biết cho chăng?” Một câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tìm
sự đồng cảm chia sẻ với tâm trạng nhớ quê của nhân vật Phải chăng đó là lúc nỗi nhớ dâng cao độ là lúc con người thấy cô đơn và trống trải nhất
Khoảng thời khắc ban đêm không chỉ được diễn tả cụ thể bằng những
âm thanh mà còn được nhắc tới thông qua những hình ảnh:
Sông Xích Bích vừng trăng vặc Thầy Tô tìm thú cũ qua chơi Bóng quang âm là đã mấy mươi
Trang 24Mà no nước dễ xui lòng cảm kích Thi thành nhất bức thiên sơn tịch
Cô hạc hành giang lược tiểu chu Suốt năm canh bên gối mơ hồ Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt
Đã từ lâu hình ảnh vầng trăng được dùng như là một phương tiện để chuyển tải tâm tư, tình cảm của con người Nói đến ánh trăng là nói tới thời gian, thông qua ánh trăng mà nói hộ lòng người Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh “vầng trăng vằng vặc”, “bóng quang âm”, “chiếc thuyền bóng nguyệt”,
“năm canh” Đây là những tín hiệu báo hiệu thời gian đã thời đã vào buổi đêm khuya Đó cũng là lúc con người sống thật với lòng mình nhất Cũng
giống như tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Cảnh xa nhà, nhân vật
trong bài thơ này cùng trong tình trạng “Suốt năm canh bên gối mơ hồ”
Không có âm thanh là tiếng gà gáy “eo óc”, nhưng lại là hình ảnh của hạc mà lại là trong thế cô đơn, có hình ảnh thuyền nhưng mà lại là “luống đi
về trong bóng nguyệt” Tất cả đều ở trong cảnh cô đơn lẻ loi Qua đó nhằm diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng đang ở trạng thái buồn
Thời gian trong bài thơ này vận động khá nặng nề Mở đầu hình ảnh
“vầng trăng vằng vặc” có nghĩa là lúc trăng tỏ, trăng đẹp và sáng nhất Nó cũng đồng nghĩa với việc là thời gian đang ở đầu buổi đêm thì cuối bài thơ lại
là hình ảnh “bóng nguyệt”, thời gian đã muộn hơn Thời gian có trôi, nhưng rất chậm Điều này chứng tỏ được tâm trạng của nhân vật trữ tình đang rất
“nặng” Nỗi buồn của nhân vật càng được tăng lên khi nó được gắn với các hình ảnh “cô hạc” và “bóng nguyệt” Thường thì đứng trước không gian người ta thường bị choáng ngợp, còn nhà thơ đứng trước thời gian mà không kìm nén được lòng mình
Trang 25Dùng thời gian làm phương tiện biểu đạt nghệ thuật Nó không chỉ được dùng để diễn tả nỗi buồn mà nó còn là phương tiện để biểu đạt niềm thương của người vợ:
Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất Thương cái cò lặn lộ bờ sông Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồ Ngoài nghìn dặm bâng khuâng từng bước Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh
(Gánh gạo đưa chồng)
Nguyễn Công Trứ đã dùng mô típ quen thuộc là hình ảnh con cò để nói lên thân phận cũng như cuộc đời của người phụ nữ thời phong kiến Đó là người phụ nữ tần tảo “một nắng hai sương” cả cuộc đời hi sinh cho chồng cho con Người phụ nữ trong bài thơ này cũng vậy Công việc của nàng là gánh gạo đưa chồng, nhưng không phải là ban ngày ngày mà là ban đêm Thời gian buổi đêm ở đây cũng giống như các bài thơ trên đều là thời khắc của năm canh - một khoảng thời gian quen thuộc, lúc tâm hồn con người ta lắng đọng nhất Người phụ nữ này đang trong tâm trạng buồn mà “bâng khuâng từng bước”, chính vì thế khi nghe tiếng quyên, âm thanh quen thuộc nơi làng quê
mà trở nên “khắc khoải” “Khắc khoải” một từ láy tượng hình gợi cho nguời đọc thấy được tâm trạng rất nặng nề, thậm chí có thể là u uất của người thiếu phụ Tại sao nàng lại có tâm trạng như vậy? Có lẽ nàng đang tức tối một điều
gì đó? Một nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là do xã hội phong kiến gây nên Thời phong kiến loạn lạc là thời mà mọi trai tráng, mọi người đàn ông trong nhà đều phải dứt áo, từ biệt gia đình mà ra đi Chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm “chảy máu” và nước mắt của bao nhiêu người, cướp đi hạnh
Trang 26phúc của nhiều gia đình Nỗi lòng của người thiếu phụ trong bài thơ này cũng chính là nỗi buồn của bao người phụ nữ sống trong xã hội xưa Nguyễn Công Trứ là người đã thấu được hoàn cảnh mà thay họ nói lên nỗi niềm Qua đó cho thấy tình cảm yêu mến và cảm thông của nhà thơ đối với người phụ nữ
Việc sử dụng quy luật của thời gian để nói lên tâm trạng của con người
là một điều quen thuộc đối với mỗi nhà thơ Tuy nhiên tùy theo từng tâm trạng, theo lòng người mà việc sử dụng khoảng thời gian nào là đắt nhất Điều này cũng lí giải vì sao trong thơ Nguyễn Công Trứ khoảng thời gian vào buổi đêm lại được sử dụng nhiều đến như vậy Vì đó là lúc con người có thể bộc lộ con người thật của mình
Trong thơ Nguyễn Công Trứ bên cạnh việc dùng thời gian gắn liền với tâm trạng thì thời gian trong thơ ông đơn thuần chỉ là kể sự việc:
Đêm khuya một chiếc thuyền nan Một cô gái Huế một quan đại thần Ban ngày quan lớn như thần Ban đêm quan lớn tần mần Ban ngày quan quan lớn như cha Ban đêm quan lớn rầy rà như con
Và (Đặc sản Huế)
Mồng một tết mồng hai tết ờ tết Buổi sáng say, buổi trưa say, buổi chiều say, cho say Thời gian được nhắc tới trong bài thơ có đêm khuya có ngày, có sáng,
có trưa có chiều Khoảng thời gian vận động tự nhiên khách quan trong một ngày Tuy nhiên khoảng thời gian này không gắn liền với tâm trạng của nhân vật trữ tình như mấy bài thơ trên, mà việc lặp lại thời gian này chỉ đơn thuần
Trang 27mang tính chất là kể về sự đời, sự việc mà nhà thơ được chứng kiến trong
xã hội
2.2.1.2.1.2 Thời gian theo mùa
Khoảng thời gian này giống như thời gian vận động tự nhiên, nó thuộc khách quan, tồn tại bên ngoài con người và vận hành theo quy luật của chu niên đều có đủ “xuân hạ thu đông”, để cho vạn vật “xuân sinh, hạ trưởng, thu hiểm, đông tàn theo quy luật thành, thịnh, suy, hủy” Mặc dù đây không phải
là khoảng thời gian được tính theo đơn vị như thời gian tự nhiên khách quan, tuy nhiên con người vẫn có thể nắm bắt và cảm nhận được
Trong thơ của Nguyễn Công Trứ khoảng thời gian theo mùa này được thể hiện hết sức rõ nét, song bao trùm chủ đạo vẫn là mùa xuân - mùa của sự sinh sôi Và bốn bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên là đại diện tiêu biểu cho khoảng thời gian này
Cũng giống như những nhà thơ khác khi tả mùa xuân, trong thơ Nguyễn Công Trứ mùa xuân cũng mang những tín hiệu đặc trưng:
Xuân sang hoa cỏ đua tươi Khoe màu quốc sắc trẻ mùi thiên Đầm ấm thủa tin xuân phút bắn Khi phát sinh rải rác trên cành Thử tập bay bướm mới uốn mình Muốn học nói oanh còn lựa tiếng Liễu hoàn cục lựu oanh do tĩnh Đào thỉ tân hồng điệp vị tri Đám tàn tuyết đầu non trắng xóa Buổi hòa hú khí trời êm ả
Mái đông phong mày liễu xanh rì Hội đạp thanh xa mà dập dìu
Trang 28“Hoa cỏ đua tươi”, liễu xanh rì” và đặc biệt là hình ảnh “hội đạp thanh dập dìu” là những tín hiệu quen thuộc của mùa xuân Đây là mùa đẹp nhất trong năm, mùa của sự sống, của hạnh phúc Do thế mà xuân sang cũng khiến lòng người xốn xang mà tưng bừng với lễ hội “đạp thanh dập dìu” Nhờ có mùa xuân mà con người như được trải với lòng mình, muốn sống trọn vẹn và
ý nghĩa hơn:
Ngày xuân thong thả tính thờ ơ Thấy chúng trăn trâu đánh cũng ưa Tưởng làm ba chữ mà chơi vậy Bỗng chốc lên quan đã sướng chưa?
(Thua bạc)
Xuân sang không chỉ đem lại sự sống cho cảnh vật mà còn đem lại niềm vui cho con người Và nhất là làm cho tâm hồn con người trở nên trẻ trung hơn rất nhiều:
Ai xuân anh cũng chơi xuân với
Chung đỉnh ơn vua tháng ngày nhiều
(Tết nhà nghèo)
Vì mùa xuân là mùa của đất trời, là thời khắc của mọi sự giao hoà, giao hòa giữa thiên nhiên - thiên nhiên, thiên nhiên - con người, và con người - con người Chính vì thế mà nhà thơ đã khẳng định:
Lần nữa tiết xuân dương có mấy
Mùa xuân có vai trò và vị trí quan trọng đối với tạo vật và con người Nếu như thiếu đi mùa xuân con người sẽ thiếu đi mùa hạnh phúc, và cảnh vật
sẽ lụy tàn
Nguyễn Công Trứ viết nhiều về mùa xuân, đó là tình cảm của ông đối với thiên nhiên Tuy nhiên nhiều lúc ông viết về nó như là một phương tiện để trút bầu tâm sự:
Trang 29Cuối tết mới hay rằng sớm muộn Giữa vời sao đã biết nông sâu Hãy xem trời đất thời liền rõ Dầu nắng dầu mưa có mãi đâu
(Thế tình đen bạc)
Dùng thời gian là mùa xuân để thể hiện sự lạc quan tin tưởng của con người vào cuộc đời, đó chính là điều mà nhà thơ muốn nhắn nhủ trong bài thơ này Mùa xuân đến dù cuộc đời có thế nào thì vẫn phải lạc quan mà sống Vì
đã biết mùa xuân là mùa của sự sống, của sự tồn tại và giao hoà
Cũng như thời điểm của bức tranh mùa xuân, mùa hạ cũng có:
Quanh tường lửa lựu phun hồng Trên mặt nước tiền sen nẩy lục Trì đường tịnh trưởng ông tôn trúc
Ly lạc tề khai tỷ muội hoaBuổi thời huân mấy khúc cầm ca Với trời đất cũng sinh sinh trưởng trưởng
Hé mành ngọn nam phong thoang thoảng
(Vịnh mùa hạ)
Mùa hạ là thời điểm nóng bức nhất trong năm Ở đây tác giả đã nhận thấy được cái đặc trưng nhất của tiết trời mùa hè: đó là “tàn lửa cao” Dường như điều này khiến cho mọi thứ trở nên không dễ chịu cho lắm Mùa hè đã nóng và nó càng trở nên oi ả hơn khi được tô điểm thêm bởi “lửa lựu phun hồng”, của “tiền sen nẩy lục” Đây là những hình ảnh quen thuộc và đặc trưng của mùa hè Với việc sử dụng gam màu nóng cộng thêm việc sử dụng động từ mạnh “phun, nẩy” đã khiến cho bức tranh mùa hè thêm phần thú vị hơn, và cũng vì thế mà nóng hơn Đọc những dòng thơ trên người đọc như bị cuốn và sống chung với mùa hè Cái nóng đến ngột ngạt, mang lại cảm giác thật khó chịu và nhanh chóng được xoa dịu đi bởi ngọn gió “nam phong thoang
Trang 30thoảng” Chính ngọn gió này đã làm cho con người thấy thật khoan khoái Cảm giác của mùa hè mang lại cho con người thật đa dạng Người ta có thể dễ ghét nó và cũng không thể quên được Đó chính là nét đặc sắc khó phai của mùa hè
Từ trước đến nay mùa thu đã trở thành mùa của thi ca, mùa của lãng mạn Trước thời gian đẹp đó, Nguyễn Công Trứ cũng tỏ lòng mình:
Sang thu tiết heo may lạnh lẽo Cụm sen già lã chã phai hương Sương giầy giậu cúc đoá hoa vàng Son nhuốm non đào cành lá đỏ
(Vịnh mùa thu)
Tạo vật xung quanh con người luôn biến đổi theo qui luật của mình Cái nóng của mùa hạ giờ đã trở thành gió heo may heo hắt Tiết trời đã se lạnh, cảnh vật đang thay áo cho mình Cái se lạnh của đất trời, đã tràn vào cảnh vật và cũng vì thế mà ùa luôn cả vào lòng người Đọc những câu thơ này người đọc như cảm được cái tiết trời hiu lạnh của mùa thu thực sự Mùa thu vốn đã đẹp và còn đẹp hơn khi có sự kết hợp hài hoà cảnh sắc của trời, nước
“biếc biếc nước xanh xanh một vẻ” Nguyễn Công Trứ như được đắm mình trong thời khắc của mùa thu, cảnh sắc tuyệt vời khiến lòng ông không khỏi bồi hồi mà khẳng định: “một năm được mấy mùa thu” Chính vì thế mà bao nhà thơ đứng trước thời khắc của mùa thu đã không khỏi bồi hồi xao xuyến Như cùng thời với Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến có bài thơ tả rất hay
về mùa thu:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Trang 31Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Thấp thoáng bóng ngư câu tuyết
(Vịnh mùa đông)
Bài thơ khá hay khi đã lột tả được cái thần sắc của cảnh vật đang khi ở
độ đông về Nó được đánh giá với hai điểm đáng ghi nhận Một là: chính tác giả cho biết là ông trở về với thiên nhiên để tìm hiểu học hỏi về âm dương, thiên nhiên Trong cái lạnh của mùa đông ông đã nhìn thấy điều hứa hẹn là cái ấm áp của mùa xuân trở lại Đó là điểm đáng chú ý thứ hai
Nguyễn Công Trứ quả là một người hết sức tinh tế khi cảm nhận được những cảnh sắc đặc trưng của mùa đông Đó là âm thanh của tiếng nhạn, là hình ảnh ngoài trời tuyết thấy thấp thoáng bóng ngư ông, cây tùng không sợ lạnh, khóm cúc vẫn nở vàng Mùa đông lạnh giá nhưng nó đã không làm lạnh
đi được cảnh vật và lạnh trong lòng người Mọi thứ vẫn sinh trưởng theo đúng qui luật vì biết trước sự ấm áp của mùa xuân sẽ tới Đó là những gì mà mùa đông mang lại cho con người
Tóm lại khoảng thời gian vũ trụ là điểm tựa đưa con người vượt qua được thời gian hiện tại để thể sống lại với những khoảnh khắc Mỗi thời khắc đều như được diễn ra tuần tự theo đúng vòng tuần hoàn của nó Đó là qui luật bất biến của vũ trụ Gắn liền với những qui luật đó là cảnh vật đặc trưng của
Trang 32từng thời Qua đó cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương của nhà thơ khi đứng giữa đất trời
2.2.1.2.2 Thời gian đời người
Trong văn học trung đại thời gian đời người đã được ý thức trước thực
tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của con người Và nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng vậy Tuy nhiên trong thực tế cảm quan thời gian trong thơ ông có sự khác biệt, ta chỉ thấy ông coi trọng thời gian hiện tại:
Năng đắc kỉ thời khai khẩu tiếu
Cư chư hoàn phụ thử quang âm
(Nợ phong lưu)
Mỗi người nghệ sĩ lại có quan niệm riêng về thời gian Thời gian trong văn học trung đại cũng có những nét riêng và độc đáo Các nhà nho thường lấy con người làm chủ với tinh thần trách nhiệm tiến thủ, nhà nho luôn cảm thấy lo lắng bối rối trước thời gian trôi nhanh vô tình Với họ thiên nhiên vũ trụ là vĩnh hằng, vô hạn, vô thủy, vô chung, còn con người muôn vật đều ngắn ngủi, hữu hạn Trước sự trôi chảy của thời gian đó con ngưòi phải làm gì? Con người tìm cách hoà mình vào thiên nhiên, vũ trụ, có người lại sống vội vàng gấp gáp vội cống hiến, hưởng thụ
Đối với Nguyễn Công Trứ ý thức thời gian trong thơ ông là cảm quan chật hẹp trong một đời người Vì xem hành lạc và hành đạo như những cuộc chơi nên hình tượng con người trong thơ ông cũng khao khát sống, sống hối
hả, hết mình, thời gian vô hạn đối nghịch với lòng người hữu hạn Con người hăng hái nhập thế hành động, muốn khẳng định vai trò cá nhân trong cuộc đời, chứ không để tiêu phí cuộc đời mình trong những cái tăm tối và tầm thường, mà lụi tàn như cỏ cây
Để chiến thắng thời gian, tồn tại với nó, buộc con người phải hành động, lập nên chiến công hiển hách, phải tạo dựng sự nghiệp để lưu danh
Trang 33muôn đời Chính vì thế khi nói về kiếp người, các tác giả thường dùng cụm từ
“trăm năm”
Trăm năm trong cõi người ta
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trăm năm còn có gì đâu
(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoắt
Quan niệm về thời gian của Nguyễn Công Trứ có sự khác biệt so với nhà thơ Hồ Xuân Hương Nếu thời gian trong thơ bà chúa thơ Nôm là khoảng thời gian tuần hoàn, trôi đi một cách nặng nề “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”
để thấy mình cô độc trong cuộc đời:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
(Tự tình)
Trang 34Thì khoảng thời gian trong thơ Nguyễn Công Trứ trôi đi rất nhanh nhưng lại rất nhẹ nhàng:
Bốn mùa ví những xuân đi cả Góc núi ai hay sức lão tùng
Chính vì ý thức được thời gian “quang âm” nên Nguyễn Công Trứ muốn cảm nhận tranh thủ từng giây từng khắc Từ đó ông đã đưa ra hẳn một triết lý “hành lạc” Theo ông sống là phải tranh thủ hưởng thụ:
Ngẫm cho kĩ đến bất nhân là tạo vật
Đã sinh người lại hạn lấy năm
Kể chi thằng lên bẩy, đứa lên năm Dẫu ba vạn sáu nghìn ngày làm mấy chốc
Thế nên ông mới cho rằng:
Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy Cuộc hành lạc bao nhiêu lãi đấy Nêu không chơi thiệt ấy ai bù?
Nghề chơi cũng lắm công phu
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)
Hay: Bóng quang âm chơi lấy kẻo già
Trăm năm trong cõi người ta Xốc sổ tính ngày chơi đà được mấy
(Trong trần mấy mặt làng chơi)
Thời gian luôn trôi đi và không thể lấy lại được, dẫu biết “Qua ngày mai lại có ngày mai” Nhưng ngày mai của năm trước sẽ không phải là ngày mai của hiện tại, là ngày mai của năm sau Nguyễn Công Trứ biết rất rõ điều này Chính vì vậy mà ông phải “xốc sổ tính ngày” phải lấy tuổi để mà chơi lấy” Ông cho rằng nếu không chơi sẽ “thiệt lấy ai bù”, và “kẻo già đi mất” Đọc những câu thơ này ta thấy có phần khó tin? Liệu quan niệm sống này có
Trang 35nghiêng về quá hưởng thụ? Điều dĩ nhiên là không Bởi lẽ nhà thơ là một người cống hiến nhiều cho xã hội Cả cuộc đời nhà thơ lúc nào cũng lo cho được “chí nam nhi” Do vậy giờ ông ý thức được thời gian ông cũng cần có khoảng trời riêng của mình Khoảng thời gian “trăm năm” là hữu hạn đối với một đời người, nó trôi đi rất nhanh “đà được mấy” Vì vậy mà phải tranh thủ thời gian mà sống mà hưởng thụ Nguyễn Công Trứ luôn tìm cách làm chủ thời gian, hiểu sự hư huyễn của đời người:
Xáo trời đất cổ kim, kim cổ Mảnh hình hài không có, có không
(Vịnh nhàn)
Thế nhưng vẫn:
Này phút chốc kim rồi lại cổ
Có hẹn gì sau chẳng bằng nay
(Kiếp nhân sinh)
Nguyễn Công Trứ ý thức thời gian, ông cho rằng thời gian hiện tại là quan trọng hơn cả Vì thế giờ còn chút xuân thì phải hưởng thụ, phải hành lạc tiêu dao Xuất phát từ quan niệm này mà trong thơ ông xuất hiện cả một không gian “hành lạc” với những thú chơi của nhà nho tài tử Đó là thú “cầm
kỳ thi tửu”, là thú hát ả đào Có thể nói đó là thú chơi dùng để quên đi hiện thực, quên đi cảm giác mình đã già rồi Vậy mà có lúc cũng phải đứng dừng lại khi hiện thực bỗng thoáng trong ông:
Nhật đối nhi tảo tự giải di, Kim ngô bắt tự cổ ngô thì Tuỳ cơ khối lỗi cung nhân tiếu Trực ký niên hoa giới cổ hy Lão thực bất kham trang diện mục Anh hoa an dụng nhiễm tu tì