Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ

Một phần của tài liệu Cảm thức thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ nguyễn công trứ (Trang 38)

2. Tác giả Nguyễn Công Trứ

2.2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ

2.2.2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật.

Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lý giải về không gian như sau: “không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống con người” [12, tr.633].

Trước khi có định nghĩa hoàn chỉnh về không gian như trên trong tư tưởng của người phương Đông xưa đã quan niệm cấu trúc không gian vũ trụ với mô hình “tam tài” và “ngũ hành.”

Xét về bản chất của những từ “thế giới, vũ trụ” thì đó đều là khái niệm chỉ tổng thể không gian – thời gian.

Thế giới gồm có thế và đời (thời gian) và giới cõi (không gian). Như vậy thế giới được hiểu là cõi đời. Nghĩa là nó bao trùm cả không gian thời gian. Mà con người cũng là tổng thể không gian và thời gian nghĩa là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, một tiểu thế giới trong đại thế giới.

Có thể nói không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật với những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu. Vậy không gian nghệ thuật là gì?

Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, tôi xin được viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học: “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [3, tr.160].

Cùng nói về không gian nghệ thuật giáo sư Trần Đình Sử cũng lý giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”. Ông còn khẳng định “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó và không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về đời sống” [9, tr.108 - 109].

Hay trong Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính: “Không gian nghệ thuật là môi trường hoạt động của nhân vật” [5, tr.289].

Như vậy không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật và sự miêu tả trần thuật. Bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn ta xác định được vị trí của chủ thể trong không gian thể hiện ở phưong hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Chẳng hạn trong đoạn trích Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích đã diễn tả tâm trạng của nàng Kiều bị choáng ngợp trước không gian lớn của:

Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Đọc những câu thơ này người đọc có thể xác định được vị trí của Thuý Kiều đang đứng. Nàng đứng trên lầu Ngưng Bích trông ra xa chỉ thấy không gian rộng lớn với “bốn bề bát ngát”, với “cát vàng cồn nọ”. Đứng trước không gian bao la, rộng lớn đó khiến nàng không thể thoát khỏi tâm trạng buồn, cô đơn. Từ không gian đó là nàng nghĩ về mình về gia đình, chàng Kim với bao niềm xót xa, tủi phận.

Tóm lại không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. “Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại” [3, tr.161].

2.2.2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ. 2.2.2.2.1. Không gian vũ trụ. 2.2.2.2.1. Không gian vũ trụ.

Đó là không gian của tự nhiên, là không gian tồn tại khách quan, của sông, núi… là tất cả những gì con người có thể quan sát tới:

Mây gió trăng hoa tuyết núi sông.

Không gian tồn tại khách quan là mảng không gian quen thuộc trong văn học trung đại. Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam

đã từng khẳng định: “cuộc sống nông nghiệp thói quen quan sát thiên văn thành phố và công nghiệp chưa phát triển đã để lại dấu ấn sâu đậm trong cảm thụ không gian thời trung đại: không gian vũ trụ chiếm ưu thế” [9, tr.215]. Chính vì lẽ đó mà đọc thơ Nguyễn Công Trứ ta thấy không gian vũ trụ chiếm khá nhiều trong không gian tồn tại khách quan. Nó là một phương tiện đặc biệt để thể hiện sức mạnh tâm hồn.

Người xưa thường nói “hùng tâm đại chí chí lớn gắn với không gian lớn. Không gian đó có tác dụng giải phóng tầm nhìn của con người. Nhà nho mượn thường mượn không gian lớn để nâng cao tinh thần tiến thủ, còn Đạo gia mượn không gian bao la để bộc lộ cảm giác tự do cá nhân” [9, tr.216].

Không gian trong thơ Nguyễn Công Trứ thường mang tính chất rộng lớn và được đặt trong tương quan vũ trụ. Đó là điều dễ nhận thấy nhất khi đọc thơ ông. Bởi lẽ vì sao? Vì Nguyễn Công Trứ là một con người đa tài, học rộng hiểu nhiều. Là một đấng nam nhi quân tử, do vậy ông cũng như bao người anh hùng khác muốn lập công và lập danh để lại tiếng thơm cho đời. Hơn ai hết ông ý thức rất rõ về bổn phận của kẻ sĩ. Vì vậy mà đọc thơ thơ ông “chí khí anh hùng”, “chí làm trai” luôn được gắn liền với “vũ trụ” với “đất trời”: Vũ trụ nội mạc phi phận sự. (Bài ca ngất ngưởng) Vũ trụ chức phận vội. (Gánh trung hiếu) Vũ trụ giai ngô phận sự. (Nợ tang bồng)

“Vũ trụ” là khoảng không gian rộng lớn, Nguyễn Công Trứ luôn đặt mình trong khoảng không đó để tự khẳng định mình, ông đã từng nói:

Thiên phú ngôn địa tải ngô

Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý. (Trời che ta, đất chở ta

Trời đất sinh ra ta là có ý).

Nguyễn Công Trứ đặt mình trong không gian vũ trụ để nói lên bổn phận trách nhiệm của mình với cuộc đời. Chỉ ở không gian bao la rộng lớn đó con người mới có thể toả được tầm vóc vũ trụ của mình.

Không gian vũ trụ trong thơ Nguyễn Công Trứ được hình thành từ không gian của trời đất và núi sông. Đây cũng được coi là phương tiện quan trọng để thể hiện “chí nam nhi”:

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.

(Chí làm trai)

“Giang sơn” và “đất trời” là những khoảng không gian vô cùng thiêng liêng và quý báu đối với mỗi dân tộc. Do vậy ngay từ khi nước Nam được thành lập nhà thơ Lý Thường Kiệt đã có một bài thơ khẳng định rõ về vị trí, lãnh thổ của nước mình:

Núi sông Nam Việt vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia sứ sở.

(Nam quốc sơn hà)

Lãnh thổ không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc mà còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản lĩnh của con người, đặc biệt là những bậc nam nhi quân tử. Đó chính là khoảng không để nuôi dưỡng ước mơ, để làm lên nghiệp lớn “đầu đội trời chân đạp đất”. Nguyễn Công Trứ cũng vậy, ông luôn cho rằng “chí tang bồng hồ thỉ”, “chí xẻ núi lấp sông”… của mình có thể “vấy vùng phỉ sức” trong không gian rộng lớn ở bên ngoài ông. Đó là không gian “giang sơn, trời đất, vũ trụ”:

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

Không gian bao la của trời đất được hợp bởi bằng những không gian nhỏ hơn. Đó là không gian của bốn phương và bốn bể. Không gian rộng đó sẽ làm cho chí làm trai thoả sức vẫy vùng, ngang dọc mà thực hiện cho được cái “nợ tang bồng”. Đặt mình vào khoảng không đó con người như được nâng lên cao hơn sánh ngang với vũ trụ. Từ đó khẳng định bản lĩnh anh hùng của quân tử.

Một trong những đặc điểm ta dễ nhận thấy trong không gian vũ trụ của Nguyễn Công Trứ là sự xuất hiện khá nhiều hai từ “giang sơn” và “núi sông”:

Giang sơn bất thiểu anh hùng khách Thiên phú ngô, địa tái ngô

Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý Dã thị giang sơn chung tú khí.

(Nợ công danh).

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thà nát với cỏ cây.

(Phận sự làm trai).

Hay: Riêng thú vui giang sơn phong nguyệt.

(Thoát vòng danh lợi)

Giang sơn sấm dậy tiếng tùng tùng.

(Trống đại cổ)

Từ giang sơn, núi sông, ở mỗi một tác phẩm chúng lại có một vai trò khác nhau, nhưng cùng chung một ý nghĩa là thể hiện được bản lĩnh của đấng nam nhi khi đứng giữa đất trời. Hai từ “giang sơn” và “núi sông” xuất hiện nhiều như vậy là có ý gì? Ta phải hiểu như thế nào cho thậy đúng về khoảng không này? Nó đơn thuần chỉ là từ chỉ trời, đất, núi, sông?

Đọc thơ Nguyễn Công Trứ ta có thể khẳng định một điều trong thơ ông rất ít lần dùng từ đất nước:

Của trời trăng gió kho vô tận Cầm hạc tiêu dao đất nước này.

(Thú ẩn dật)

Còn phần lớn nhà thơ dùng từ “giang sơn”. Bởi lẽ trong quan niệm của tác giả giang sơn là lâu bền, vĩnh cửu. Nó chỉ dửng dưng trước những hưng vong của mọi triều đại:

Cỏ hoa đã trải bao phen thay đổi

Giang sơn cười thầm những cuộc hưng vong.

Ngoài việc dùng không gian của trời đất để nói lên chí lớn của mình. Nguyễn Công Trứ còn nói đến nước Việt với bao vẻ đẹp của hồn thiêng sông núi:

Nước non một dải hữu tình

Giời Nam Việt trước gây nhiều đố kị.

(Vịnh cảnh Hà Nội)

Nước Việt là một dải hữu tình, một không gian đẹp với sự kết hợp hài hoà của vẻ đẹp sông và núi non hùng vĩ. Đó là vẻ đẹp của những gì mà thiên nhiên đã mang lại khiến cho nhiều nước đã phải đố kị mà nhòm ngó:

Trăng soi trước mặt, ngỡ chân bước Gió thổi bên tai ngỡ miệng trào Một nước một non một người ngà.

(Tương tư)

Gió trăng chứa một thuyền đầy Một con thuyền với một túi thơ.

(Vịnh tiền Xích Bích)

Đọc những dòng thơ này người đọc như được lẩn khuất vào một không gian hoàn toàn thư thái, hữu tình với cảnh: “trăng soi, thuyền đầy”. Chính không gian đẹp này đã khiến cho bao thi nhân phải “tức cảnh sinh tình”. Và

nhà thơ cũng là người như vậy. Trăng thanh gió mát khiến con người thấy mình như thoải mái mà quên đi hết muộn phiền, lo lắng trong cuộc sống.

“Nguyễn Công Trứ là một người anh hùng. Do vậy cái tôi tồn tại trong ông là cái tôi anh hùng, nó luôn được đặt trong tương quan với không gian rộng lớn của đất trời. “Nó luôn mang tính chất động chứ không phải là tĩnh. Nó khác hẳn cái tôi trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du đầy ưu tư, sầu muộn, lặng im, trầm ngâm trong những không gian ảm đạm. Cái tôi của Nguyễn Công Trứ luôn vẫy vùng, hành động thật tự tin, phóng túng, ngạo nghễ” [10, tr.28].

Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ

Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong Chí làm trai xẻ núi lấp sông

Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.

(Chí khí anh hùng)

Trong không gian ấy, con người có thể tự do vùng vẫy hành động mà không bị tan biến. “Nhà thơ đã hành động và không có thời gian ngồi trầm ngâm tư lự dưới trăng, trong đêm khuya để mà buồn vì xa nhà, buồn vì những câu chuyện bất bình trong chốn quan trường, vì nhân cách bị chà đạp như bao nhà nho lịch sử” [10, tr.29].

Giữa vời sao đã biết nông sâu Hãy xem trời đất thời liền rõ Dầu nắng dầu mưa có mãi đâu.

(Thế tình đen bạc).

Nói tới không gian của trời đất, giang sơn mà không nói tới không gian của hang động, sông, núi thì quả thật là một điều thiếu sót.

Nguyễn Công Trứ viết khá nhiều về các địa danh nổi tiếng ở trong nước cũng như nước ngoài đã được ghi danh vào sử sách. Đó là những khoảng không gian rất đẹp gắn liền với những chiến công hiển hách:

So tài tam kiệt ai bằng Hàn Tín Một tay thu muôn dặm nước non Thái Sơn như lệ, Hoàng Hà như đai Hạp tảo Ngũ Hồ song Phạm Lãi

Khước lưu tam kiệt độc Trương Lương Đầm Vân Mộng phải mắc mưu con trẻ Thời Ngũ Hồ một lá cho xong.

(Vịnh Hàn Tín)

Bằng tài năng của mình Nguyễn Công Trứ đã đưa chúng ta tới một không gian của núi sông, đầm bên Trung Quốc thời xưa. Đó là núi Thái Sơn tình cao như cha, sông Hoàng Hà nổi tiếng, đó còn là đầm Vân Mộng lịch sử. Đây là những địa danh nổi tiếng mà người đời đã từng ca ngợi:

Công cha như núi Thái Sơn.

(Ca dao)

Đầm Vân Mộng thây chất đầy nội.

(Bạch đằng giang phú – Trương Hán Siêu)

Một không gian hùng vĩ nhưng cũng rất hữu tình khi có sự kết hợp của cả vẻ đẹp của núi sông, đầm nội. Tuy nhiên đây cũng là không gian của lịch sử ghi dấu tích nên rất thiêng liêng.

Nhắc tới vẻ đẹp của con sông hùng vĩ Nguyễn Công Trứ không chỉ nhắc tới dòng sông Hoàng Hà, mà còn có cả Xích Bích và dòng Mịch La

- Sông Xích Bích vừng trăng vằng vặc - Mà non nước dễ xui lòng cảm kích Thi thành nhất bức thiên sơn tịch

Cô hạc hoành giang lược tiểu chu”

(Vịnh hậu Xích Bích)

Và:

Dòng Mịch La dù đục đục trong trong Đèn bất dạ hãy soi người thiên cổ Bát ngát buổi giang thiên dục mộ.

(Vịnh Khuất Nguyên) Sông Xích Bích và dòng Mịch La là những địa danh vô cùng nổi tiếng ở Trung Quốc. Nó đã từng gắn với những chiến công hiển hách lừng danh trong lịch sử. Đó là trận Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốc, là dòng sông lịch sử khi nhà thơ Khuất Nguyên đã trẵm mình xuống đó để thể hiện tấm lòng của mình. Do vậy đây không những là dòng sông của thời gian mà nó còn là không gian của lịch sử, của những chí chí anh hùng. Nguyễn Công Trứ đặt bản thân vào trong không gian thiêng liêng đó nhằm chứng tỏ bản lĩnh “anh hùng đâu đấy tỏ” của mình.

Có thể nói rằng không gian tồn tại khách quan trong thơ Nguyễn Công Trứ rất đa đạng và rộng lớn. Nó còn đa dạng hơn khi được điểm thêm nét đẹp của không gian thiên nhiên. Vẻ đẹp của không gian này được thể hiện qua đặc trưng của bức tranh toàn cảnh tứ bình.

Đó là không gian của mùa xuân, một không gian của sự sống của sự căng tràn cảm xúc:

Thử tập bay bướm với uốn mình Muốn học nói oanh còn lựa tiếng Liễu hoàn cựu lạc oanh do tĩnh Đào thỉ tan hồng điệp vị tri Mái đông phong mày liễu xanh rì Đám tanh tuyết đầu non trắng xoá

Buổi hoà hú khí trời êm ả.

(Vịnh mùa xuân)

Đọc những dòng thơ này nhà thơ đã đưa ta đến không gian của mùa xuân với cảnh sắc thật tuyệt vời. Đó là không gian của sự sống, của cảnh sắc, của lòng người. Người đọc như bị cuốn theo cảnh vật với tiếng oanh kêu liễu biếc, cảnh sắc đua tươi và đặc biệt là hương thơm của “thiên hương”. Chính hương thơm này đã làm tăng thêm vẻ quyến rũ của mùa xuân. Mọi cảnh sắc của thiên nhiên đều mang những nét đặc trưng khó phai của mùa. Có lẽ chính màu sắc xanh, trắng của thiên nhiên, và hình ảnh của con bướm uốn lượn tập bay đã làm cho mùa xuân thêm phần duyên dáng hơn. Vì thế mà con người từ già đến trẻ đều cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, và dường như thấy yêu đời hơn lúc nào hết. Đúng là một “khắc xuân đáng giá ngàn vàng”.

Nếu như không gian của mùa xuân mang lại cho người ta thấy sự thoải mái, yêu đời thì không gian của mùa hạ lại cố tình lấy đi những cảm giác đó:

Quanh ngọn tường lửa lựu phun hồng Trên mặt nước tiền sen nẩy lục Trì đường tịnh trưởng ông tôn trúc Buổi thời huân mấy khúc cầm ca.

(Vịnh mùa hạ)

Hạ sang là mùa của “lửa lựu lập loè đâm bông”, là mùa của sen thơm ngát, của đóa hoa hải đường đầy màu sắc. Không gian này ta đã bắt gặp khá

Một phần của tài liệu Cảm thức thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ nguyễn công trứ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)